Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu hiệu quả quản lý khu bảo tồn biển ở khánh hòa...

Tài liệu Nghiên cứu hiệu quả quản lý khu bảo tồn biển ở khánh hòa

.PDF
100
179
51

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ------------------o0o------------------ TRẦN KHÁNH NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ QUẢN LÝ KHU BẢO TỒN BIỂN Ở KHÁNH HÒA LUẬN VĂN THẠC SĨ Nha Trang - 2008 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ------------------o0o------------------ TRẦN KHÁNH NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ QUẢN LÝ KHU BẢO TỒN BIỂN Ở KHÁNH HÒA Chuyên ngành: Kinh tế Thủy sản Mã số: 60.31.13 LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Kim Anh Nha Trang - 2008 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực, nội dung trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Nha Trang, tháng 10 năm 2008 Tác giả luận văn Trần Khánh ii LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập, nghiên cứu tài liệu và điều tra thu thập thông tin, đến nay ý tưởng trong luận văn tốt nghiệp cao học với đề tài: “Nghiên cứu hiệu quả quản lý khu bảo tồn biển ở Khánh Hòa” đã được thực hiện thành công. Có được kết quả này là nhờ công ơn to lớn của toàn thể quý thầy cô, gia đình và bạn bè đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Đặc biệt, tôi xin chân thành gửi lời cám ơn sâu sắc đến: PGS.TS Nguyễn Thị Kim Anh, người đã dìu dắt hướng dẫn tôi từ những bước đi đầu tiên làm đề cương cho đến khi hoàn thành luận văn cao học. Đồng thời cũng là người động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc điều tra thu thập số liệu từ cộng đồng dân cư địa phương ở Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang, tạo điều kiện cho tôi được tham gia các chương trình điều tra, nghiên cứu để có thể thu thập, xử lý tốt bộ dữ liệu của mình. Cộng đồng dân cư tại 04 khóm đảo: Bích Đầm, Hòn Một, Đầm Báy và Vũng Ngán thuộc phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang, với vai trò là người trực tiếp trả lời những cuộc phỏng vấn của tác giả, mang lại kết quả nghiên cứu chính của luận văn. Ban quản lý Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang đã giúp đỡ tôi trong việc nắm bắt tình hình phân bố dân cư của cộng đồng dân cư trong vùng cũng như các số liệu thứ cấp khác. Nha Trang, tháng 10 năm 2008 Học viên Trần Khánh iii MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... v DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .................................................................................. vi DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ vi DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC ................................................................................. vii BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................ viii MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ..................................................................... 1 2. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 4 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài............................................................................. 4 3.1. Mục tiêu chung .................................................................................................. 4 3.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 4 5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 4 6. Những đóng góp của đề tài ................................................................................... 4 7. Kết cấu của đề tài.................................................................................................. 5 CHƯƠNG 1 – LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ KHU BẢO TỒN BIỂN 6 1.1. Lý thuyết về khu bảo tồn biển ........................................................................... 6 1.1.1. Các định nghĩa ................................................................................................ 6 1.1.2. Mục đích của KBTB ....................................................................................... 7 1.1.3. Các tiêu chuẩn lựa chọn vùng tiến hành KBTB ............................................. 7 1.1.4. Phân loại các KBTB ....................................................................................... 7 1.2. Lý thuyết về hiệu quả quản lý KBTB................................................................ 8 1.2.1. Hiệu quả quản lý KBTB là gì? ....................................................................... 8 1.2.2. Các chỉ tiêu về hiệu quả quản lý KBTB ......................................................... 10 1.2.3. Quy trình đánh giá hiệu quả quản lý KBTB ................................................... 11 1.3. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................................ 27 1.3.1. Các nghiên cứu trong nước............................................................................. 27 1.3.2. Các nghiên cứu nước ngoài ............................................................................ 28 CHƯƠNG 2 – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................... 31 2.1. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 31 2.2. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................ 31 iv 2.2.1. Nguồn số liệu .................................................................................................. 31 2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin ..................................................................... 32 2.3. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................. 35 CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 37 3.1. Những kết quả đạt được của khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang, Khánh Hòa ... 37 3.1.1. Giới thiệu khái quát về Khánh Hòa ................................................................ 37 3.1.2. Giới thiệu khái quát về KBTB vịnh Nha Trang, Khánh Hòa ......................... 38 3.1.3. Tình hình kinh tế - xã hội của cộng đồng địa phương trong các Khóm đảo .. 40 3.1.4. Đa dạng sinh học ở KBTB vịnh Nha Trang ................................................... 41 3.1.5. Nuôi trồng thủy sản ở KBTB vịnh Nha Trang ............................................... 44 3.2. Giới thiệu đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................ 45 3.2.1. Khóm đảo Vũng Ngán .................................................................................... 46 3.2.2. Khóm đảo Bích Đầm ...................................................................................... 47 3.2.3. Khóm đảo Đầm Báy ....................................................................................... 47 3.2.4. Khóm đảo Hòn Một ........................................................................................ 48 3.3. Các thông tin chung của người được phỏng vấn ............................................... 48 3.4. Các thông tin của hộ gia đình được phỏng vấn. ................................................ 50 3.5. Phân tích sự thành công của KBTB .................................................................. 52 3.6. Phân tích sự ủng hộ KBTB. ............................................................................... 53 3.7. Nguồn lợi thủy sản và chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương ......... 54 3.8. Phân tích các nhân tố thành công ...................................................................... 56 3.9. Phân tích một số nhân tố quan trọng đối với sự thiết lập và quản lý KBTB..... 58 3.10. Kết quả nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý KBTB ................ 62 3.11. Nhận xét và kết luận chương 3. ....................................................................... 66 CHƯƠNG 4 -KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................... 69 4.1. Kết luận.............................................................................................................. 69 4.2. Khuyến nghị ...................................................................................................... 69 4.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................ 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 76 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 80 v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Các chỉ tiêu về hiệu quả quản lý KBTB ...................................................... 10 Bảng 1.2: Biểu mẫu bảng danh sách những mục đích và mục tiêu của KBTB ........... 13 Bảng 1.3: Xem xét những người đánh giá bên trong hay bên ngoài. ........................... 16 Bảng 1.4: Truyền đạt thông tin một chiều và hai chiều ............................................... 26 Bảng 2.1: Mối quan hệ giữa tổng thể và kích cỡ mẫu .................................................. 34 Bảng 3.1: Tỷ lệ phân bố số hộ năm 2002 và năm 2007 ............................................... 45 Bảng 3.2: Độ tuổi, số năm trung bình sống trong vùng và trình độ văn hóa của người được phỏng vấn ............................................................................................................ 49 Bảng 3.3: Số người trong hộ gia đình .......................................................................... 50 Bảng 3.4: Những thành công của KBTB...................................................................... 52 Bảng 3.5: Những thất bại của KBTB ........................................................................... 52 Bảng 3.6: Tỷ lệ ủng hộ khu bảo tồn biển .................................................................... 53 Bảng 3.7: Kết quả đo lường một số nhân tố quan trọng đối với sự thiết lập và quản lý KBTB............................................................................................................................ 58 Bảng 3.8: Kết quả phân tích mô tả các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý KBTB ...... 62 vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ mẫu ở từng khóm đảo .................................................................... 34 Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ phân bố mẫu và phân bố số hộ gia đình ở từng khóm đảo ............. 35 Biểu đồ 3.1: Số hộ ở từng khóm đảo năm 2002, 2005 và 2007 ................................... 45 Biểu đồ 3.2: Nghề nghiệp của người được phỏng vấn ................................................. 48 Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ giới tính của người được phỏng vấn ............................................... 49 Biểu đồ 3.4: Tình trạng hôn nhân của người được phỏng vấn ..................................... 49 Biểu đồ 3.5: Phân bố mẫu theo kích thước hộ gia đình ............................................... 50 Biểu đồ 3.6: Hai nguồn thu nhập chính của hộ gia đình .............................................. 51 Biểu đồ 3.7: Lý do ủng hộ KBTB từ khi KBTB bắt đầu thành lập .............................. 54 Biểu đồ 3.8: Lý do ủng hộ KBTB sau này ................................................................... 54 Biểu đồ 3.9: Sự sẵn có của thủy sản ............................................................................. 55 Biểu đồ 3.10: Nguyên nhân thay đổi nguồn lợi thủy sản ............................................. 55 Biểu đồ 3.11: Chất lượng cuộc sống ............................................................................ 56 Biểu đồ 3.12: Nguyên nhân thay đổi chất lượng cuộc sống ......................................... 56 Biểu đồ 3.13: Nhân tố thành công của KBTB .............................................................. 57 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Biển Khánh Hòa ........................................................................................... 37 Hình 3.2: Bản đồ Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang ................................................... 39 vii DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phiếu điều tra chính ..................................................................................... 80 Phụ lục 2: Phiếu phỏng vấn sâu .................................................................................... 85 Phụ lục 3: Kết quả phân tích thống kê mô tả chỉ tiêu kế sinh nhai và an ninh lương thực thực phẩm ............................................................................................................. 86 Phụ lục 4: Kết quả phân tích thống kê mô tả chỉ tiêu mâu thuẫn về việc sử dụng nguồn lợi và những mâu thuẫn của KBTB .............................................................................. 86 Phụ lục 5: Kết quả phân tích thống kê mô tả chỉ tiêu việc tham gia vào quản lý KBTB và sự ảnh hưởng lên quản lý KBTB ............................................................................. 87 Phụ lục 6: Kết quả phân tích thống kê mô tả chỉ tiêu an ninh trật tự và tội phạm ....... 87 Phụ lục 7: Kết quả phân tích thống kê mô tả chỉ tiêu sự mâu thuẫn ở mức độ làng và sự phục tùng/tuân thủ ........................................................................................................ 88 Phụ lục 8: Kết quả phân tích thống kê mô tả chỉ tiêu sức khỏe sinh thái và đa dạng sinh học ................................................................................................................................ 88 BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT IUCN: Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế KBTB: Khu bảo tồn biển NGO (Non Government Organization): Tổ chức phi chính phủ NTTS: Nuôi trồng thủy sản UBND: Ủy ban nhân dân UNICEF (United Nations Children’s Fund): Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Theo Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF), biển đang bị con người phá hủy hơn bao giờ hết: 10% san hô của thế giới bị phá huỷ không có khả năng phục hồi, 60% trong số 200 nguồn cá có giá trị trên toàn thế giới đang bị đánh bắt quá mức... Việt Nam quốc gia xếp thứ 16 trong số các nước có đa dạng sinh học phong phú nhất trên thế giới cũng đang có một bức tranh ảm đạm về suy thoái môi trường biển. [23] Nguồn lợi hải sản Việt Nam phong phú đa dạng và có tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Việt Nam, với bờ biển có chiều dài 3.260 km và trải dài trên 15 vĩ độ từ Bắc vào Nam giữa những vĩ độ 6000N - 21000N. Việt Nam, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, vùng biển đặc quyền kinh tế có diện tích rộng trên 1.000.000 km2, rộng gấp 3 lần vùng lãnh thổ trên đất liền (329.566 km2). Việt Nam, có trên 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, có một hệ thống đảo tiền tiêu nhỏ: Cô Tô, Cát Bà, Bạch Long Vỹ, Cù Lao Chàm, Cù Lao Thu, Côn Đảo, Phú Quốc, Trường Sa…có tiềm năng phát triển để trở thành những trung tâm dịch vụ hậu cần cho nghề cá. Cảnh quan vùng gần bờ rất đa dạng là vùng nhạy cảm với các hệ sinh thái nhiệt đới, điển hình như: khu vực ven bờ có nhiều vũng, vịnh, rạn san hô và các cửa sông với khoảng 250.000 ha rừng ngập mặn, 100.000 ha đầm phá, vịnh kín và 290.000 ha bãi triều. Trung bình cứ 20km bờ biển có một cửa sông và có khoảng gần 2.000.000 ha mặt nước nội địa, trong đó khoảng 1.400.000 ha mặt nước dành cho nuôi trồng thủy sản. Từ các kết quả nghiên cứu cho thấy, biển Việt Nam có khoảng 2.030 loài cá, 19 loài cá Voi, 15 loài cá Nóc, 225 loài tôm, 653 loài tảo, 55 loài mực, 5 loài rùa, 21 loài rắn biển, 642 loài thực vật phù du, 657 loài động vật phù du và 6.377 loài động vật đáy. Ngoài ra còn có nhiều loài hải sản quý giá như tu hài, bào ngư, trai ngọc, sò huyết, san hô màu, chim biển. Với điều kiện tự nhiên như vậy, vùng biển Việt Nam có năng suất sinh học tương đối cao. Tuy nhiên, trong những năm qua do việc khai thác nguồn lợi không có quy hoạch, vùng ven bờ biển Việt Nam diện tích chỉ chiếm 11% diện tích vùng đặc quyền kinh tế nhưng lại tập trung hơn 80% lực lượng tàu thuyền khai thác, cộng vào đó sự gia tăng quá nhanh về dân số vùng ven biển gây sức ép về đời sống và việc làm, trong khi một bộ phận ngư dân chưa ý thức được ý nghĩa quan trọng của việc bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản. [21] 2 Khu bảo tồn biển (KBTB) vịnh Nha Trang là Khu bảo tồn biển đầu tiên ở Việt Nam được quản lý và phát triển một cách toàn diện, bao gồm vùng biển và 9 đảo trong vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Mục tiêu của KBTB nhằm “Bảo tồn một mô hình điển hình về đa dạng sinh học biển có tầm quan trọng quốc tế và đang bị đe dọa” và đạt được các mục tiêu “giúp các cộng đồng dân cư tại các đảo nâng cao đời sống và cộng tác với các bên liên quan khác để bảo vệ và quản lý có hiệu quả đa dạng sinh học biển tại Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang, tạo nên một mô hình hợp tác quản lý cho các Khu bảo tồn biển của Việt Nam” [4]. Với diện tích khoảng 13.000 ha, KBTB vịnh Nha Trang có đa dạng sinh học biển điển hình, đặc biệt là các hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn… Trong đó, Hòn Mun nằm ở phía nam vịnh Nha Trang là nơi phong phú nhất. Kết quả khảo sát đa dạng sinh học và nơi sinh cư cho thấy Hòn Mun là nơi có rạn san hô phong phú và đa dạng nhất Việt Nam. Nó có tầm vóc quốc tế vì có số loài tương tự như ở trung tâm thế giới về đa dạng san hô ở khu vực Ấn Độ- Thái Bình Dương. Trong những hang động đá đen của Hòn Mun Hòn Mun hàng năm có chim yến về làm tổ. Do địa thế của đảo rất gần với dòng hải lưu nóng từ phía xích đạo đưa tới nên thích hợp với điều kiện phát triển của san hô và nhiều loại sinh vật biển nhiệt đới cũng về đây quần tụ, đáy biển vùng Hòn Mun là một tập hợp quần thể sinh vật biển phong phú, đa dạng, là nơi quan sát, nghiên cứu rất lý thú, bổ ích cho các nhà nghiên cứu sinh vật biển, hải dương học và du khách muốn tìm hiểu về biển. [25] Từ năm 2001 cho đến năm 2005, hoạt động của KBTB vịnh Nha Trang được tài trợ bởi dự án KBTB Hòn Mun. Dự án này được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo công văn số 1177/CP-QHQT ngày 20/12/2000. Dự án có tổng vốn đầu tư gần 2.200.000 USD, trong đó Ngân hàng Thế giới/Quỹ môi trường toàn cầu (WB/GEF) hỗ trợ gần 975.000 USD, Cơ quan phát triển quốc tế Đan Mạch hỗ trợ gần 830.000 USD, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế hỗ trợ gần 53.000 USD, còn lại là vốn đối ứng của Việt Nam. Từ khi kết thúc chương trình thí điểm KBTB Hòn Mun, ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang được thành lập theo quyết định số 150 /2004/QĐ-UB ngày 24 tháng 6 năm 2004 của UBND tỉnh Khánh Hòa, với các nhiệm vụ cụ thể sau: tiếp tục 3 triển khai thực hiện dự án thí điểm KBTB Hòn Mun; bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học biển, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bảo vệ tài nguyên biển, môi trường biển; kiểm tra, kiểm soát các hoạt động nhằm bảo vệ cảnh quan, môi trường và đa dạng sinh học biển; tổ chức lực lượng và trang thiết bị cần thiết cho các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học và cảnh quan Vịnh; tiến hành các hoạt động nghiên cứu về bảo tồn biển; và tổ chức thu phí bảo tồn biển theo quy định. Về kinh tế - xã hội, theo báo cáo của KBTB vịnh Nha Trang, cộng đồng dân cư địa phương trong KBTB này chủ yếu là ở 6 khóm đảo thuộc phường Vĩnh Nguyên: Bích Đầm, Đầm Báy, Hòn Một, Vũng Ngán, Vũng Me và Trí Nguyên. Đến cuối năm 2005, tổng số hộ của 6 khóm đảo khoảng 1.138 hộ, trong đó có đến 76% số hộ làm nghề đánh bắt hải sản và 6% số hộ làm nghề nuôi trồng hải sản [20]. Nhìn chung, nghề khai thác hải sản của cộng đồng dân cư địa phương ở KBTB này chủ yếu là nghề khai thác nhỏ, ngư dân chưa có đủ phương tiện, kinh nghiệm và trình độ kỹ thuật sử dụng các phương tiện đánh bắt có năng suất cao, hiệu quả kinh tế lớn [7]. Cho nên nhu cầu cấp thiết hiện nay là sự hỗ trợ cho cộng đồng dân cư địa phương tìm kiếm sinh kế thay thế bền vững, góp phần cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội đồng thời bảo vệ và phục hồi môi trường biển. Như đã trình bày trên, vịnh Nha Trang là nơi có rạn san hô phong phú và đa dạng nhất Việt Nam, người ta đã tìm thấy 340 trong tổng số hơn 800 loài san hô cứng trên thế giới. Cộng đồng dân cư địa phương ở KBTB này có tới hơn 80% số hộ dân sống bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng hải sản. Việc thành lập KBTB vịnh Nha Trang có ý nghĩa rất quan trọng đối với đa dạng sinh học biển cũng như tình hình kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư địa phương. Vì vậy các nhà quản lý và hoạch định chính sách cần phải định kỳ đánh giá hiệu quả quản lý để xem xét sự tồn tại của KBTB vịnh Nha Trang có đạt được mục tiêu của nó hay không. Đề tài “Nghiên cứu hiệu quả quản lý khu bảo tồn biển ở Khánh Hòa” với dữ liệu được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp cộng đồng dân cư địa phương ở KBTB này cho phép thực hiện đánh giá những khía cạnh trên. 4 2. Câu hỏi nghiên cứu Các mục tiêu đặt ra của KBTB ở Khánh Hòa có đạt được? Cụ thể, đa dạng sinh học biển có tầm quan trọng quốc tế ở KBTB Khánh Hòa có được bảo tồn và phát triển? Đời sống của cộng đồng dân cư ở các đảo có được nâng cao nhờ sự tồn tại của KBTB? 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục tiêu chung Với những vấn đề được trình bày ở trên, mục tiêu nghiên cứu của đề tài tập trung vào nghiên cứu hiệu quả quản lý KBTB ở Khánh Hòa và đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý KBTB ở Khánh Hòa. 3.2. Mục tiêu cụ thể Mục tiêu nghiên cứu cụ thể của đề tài là: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về hiệu quả quản lý KBTB. - Đánh giá hiệu quả quản lý KBTB ở Khánh Hòa. - Đưa ra kết luận và đề xuất những khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý KBTB ở Khánh Hòa. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu về hiệu quả quản lý KBTB ở Khánh Hòa. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu chủ yếu của đề tài được giới hạn bởi những khía cạnh sau: Phạm vi nghiên cứu: Do giới hạn về thời gian và chi phí nghiên cứu nên tác giả chỉ tập trung nghiên cứu ở KBTB vịnh Nha Trang. Đối tượng nghiên cứu: là các hộ gia đình sống ở 4 khóm đảo: Bích Đầm, Đầm Báy, Hòn Một và Vũng Ngán. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn này, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp chuyên gia. - Phương pháp điều tra xã hội học. - Phương pháp thống kê mô tả kết hợp với so sánh. 6. Những đóng góp của đề tài Đề tài góp phần đưa ra một bức tranh cụ thể về hiệu quả quản lý KBTB vịnh Nha Trang tỉnh Khánh Hòa, việc quản lý KBTB vịnh Nha Trang có hiệu quả hay không, những nguyên nhân nào tạo nên sự thành công của KBTB, từ đó làm cơ sở khoa học 5 giúp cho ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang tham khảo điều chỉnh lại hoạt động quản lý của mình, góp phần trong công tác xây dựng và phát triển các KBTB ở Khánh Hòa nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Đề tài góp phần bổ sung vào bộ dữ liệu thống kê về quản lý KBTB ở Khánh Hòa. Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng có thể là tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên cứu tiếp theo về quản lý KBTB và cho các nghiên cứu khác có liên quan đến KBTB ở Khánh Hòa nói riêng và Việt Nam nói chung. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, nội dung của đề tài được trình bày trong 4 chương: Chương 1: Lý thuyết về hiệu quả quản lý KBTB. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Kết quả nghiên cứu. Chương 4: Kết luận và khuyến nghị. 6 CHƯƠNG 1 – LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ KHU BẢO TỒN BIỂN 1.1. Lý thuyết về khu bảo tồn biển 1.1.1. Các định nghĩa Bảo tồn là quản lý việc sử dụng sinh quyển của con người để thu được hiệu quả kinh tế bền vững cao nhất cho thế hệ hiện nay đồng thời duy trì, bảo vệ và phát triển nguồn lợi cho tương lai [30]. Bảo quản là quá trình quản lý nhằm gìn giữ môi trường sống của sinh vật ở tình trạng ban đầu bằng cách tránh hay bảo vệ môi trường khỏi các tác động của con người [30]. Theo IUCN (Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế), Khu Bảo tồn Biển được xác định là bất kỳ khu vực nào nằm trong vùng triều hoặc dưới triều bao gồm toàn bộ phần mặt nước phía trên cùng với các hệ động thực vật và các di sản văn hóa và lịch sử liên đới được lưu giữ bởi luật pháp và các phương thức hữu hiệu khác nhằm bảo vệ một phần hoặc toàn bộ môi trường liên quan. [5] KBTB theo định nghĩa của chính phủ Hoa Kỳ là: “Bất kỳ khu vực môi trường biển nào được gìn giữ bởi luật pháp hay quy chế của chính quyền liên bang, các bang, địa hạt, bộ tộc hay địa phương nào nhằm bảo vệ lâu dài một phần hay toàn bộ các nguồn tài nguyên thiên nhiên hay tài nguyên văn hóa bao gồm trong đó”. [5] Định nghĩa KBTB theo Chính phủ Úc là: “KBTB là một vùng biển đặc biệt chỉ định cho việc bảo vệ và duy trì đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hoá đi kèm, và được bảo vệ thông qua luật pháp hoặc các phương thức hiệu quả khác. Các công viên biển, khu dự trữ thiên nhiên và các KBTB khác có thể bao gồm các rạn san hô, các bãi cỏ biển, các bãi tàu đắm, các khu vực khảo cổ, các đầm phá ảnh hưởng bởi thuỷ triều, các bãi lầy, đầm lầy ngập mặn, rừng ngập mặn, các khu vực dưới nước ở vùng ven biển và đáy biển sâu”. [5] Theo Kenchington và Ch'ng, KBTB bao gồm một vùng biển (thường gồm những vùng đất và những vùng ven biển) được quản lý thông qua một hệ thống pháp lý và những phương tiện quản lý hiệu quả khác nhằm bảo vệ và bảo tồn đa dạng sinh học và hoặc nguồn lợi tự nhiên và các giá trị về văn hóa trong vùng. [2] Theo nghị định số 27 của Chính phủ Việt Nam hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thủy sản, KBTB được định nghĩa như sau: KBTB là vùng biển được xác định 7 (kể cả đảo có trong vùng biển đó) có các loài động vật, thực vật có giá trị và tầm quan trọng quốc gia hoặc quốc tế về khoa học, giáo dục, du lịch, giải trí được bảo vệ và quản lý theo quy chế của Khu Bảo tồn. 1.1.2. Mục đích của KBTB Mục đích của các KBTB thường bao gồm: - Duy trì hệ sinh thái bằng cách không để cho các khu vực trong KBTB bị hủy hoại hay thoái hóa (giữ gìn các hoạt động môi trường). - Bảo vệ tính đa dạng của loài. - Duy trì sử dụng bền vững nguồn lợi cho hệ sinh thái tự nhiên. - Bảo vệ nét đặc trưng của thiên nhiên và văn hóa. - Tạo điều kiện để phát triển các hoạt động giáo dục và nghiên cứu. - Các KBTB phải được lựa chọn theo tiêu chuẩn riêng đảm bảo rằng KBTB vừa được quản lý tốt vừa đáp ứng được mục đích của các KBTB. [30] 1.1.3. Các tiêu chuẩn lựa chọn vùng tiến hành KBTB - Điều kiện tự nhiên. - Tầm quan trọng về mặt sinh địa. - Tầm quan trọng về mặt sinh thái. - Sự toàn vẹn. - Tầm quan trọng về mặt kinh tế. - Tầm quan trọng về khía cạnh xã hội. - Giá trị khoa học. - Tầm quan trọng quốc tế hay quốc gia. - Tính thực tiễn và tính khả thi. [30] 1.1.4. Phân loại các KBTB Theo nghị định số 27 của Chính phủ Việt Nam hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thủy sản, các KBTB được phân loại thành 3 loại: - Vườn quốc gia. - Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh. - Khu dự trữ tài nguyên thiên nhiên thủy sinh. Tiêu chuẩn phân loại KBTB: • Vườn Quốc gia có đủ các tiêu chuẩn sau: 8 9 Là khu vực tự nhiên có hệ sinh thái điển hình, là môi trường sống, sinh trưởng của các loài động thực vật quý hiếm, có nguồn gen đa dạng, có giá trị và tầm quan trọng quốc gia hoặc quốc tế về khoa học, giáo dục, du lịch, giải trí; 9 Là vùng có diện tích đủ rộng để duy trì và phát triển một hay nhiều hệ sinh thái; 9 Là vùng được bảo vệ nghiêm ngặt. • Khu Bảo tồn loài, sinh cảnh có đủ các tiêu chuẩn sau: 9 Là khu vực tự nhiên, là môi trường sống, sinh trưởng và phát triển của các loài động thực vật biển, có giá trị và tầm quan trọng quốc gia hoặc của địa phương về khoa học, giáo dục, giải trí; 9 Là vùng có diện tích đủ rộng phù hợp với yêu cầu về môi trường sống của các loài, sinh cảnh được bảo vệ; 9 Là vùng được bảo vệ chặt chẽ. • Khu dự trữ tài nguyên thiên nhiên thủy sinh có đủ các tiêu chuẩn sau: 9 Là vùng có ít nhất hai phần ba diện tích còn trong trạng thái tự nhiên, có nhiều loài động thực vật biển sinh trưởng và phát triển, được bảo vệ để duy trì trạng thái tự nhiên đó; 9 Là vùng có diện tích đủ rộng để bảo vệ không gây hại đến giá trị tự nhiên. 1.2. Lý thuyết về hiệu quả quản lý KBTB 1.2.1. Hiệu quả quản lý KBTB là gì? Hiệu quả là gì? Theo lý thuyết phương pháp quản trị toàn diện doanh nghiệp [2], hiệu quả là tỷ số giữa kết quả đạt được so với mục tiêu đề ra qua một hoạt động cụ thể nào đó. eV = A O Trong đó: eV : chỉ tiêu hiệu quả A : kết quả thực tế đạt được ( sản phẩm – dịch vụ, sản lượng) O : mục tiêu Hiệu quả quản lý KBTB là gì? Theo lý thuyết về quản lý khu bảo tồn biển của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN - The World Conservation Union). Nhìn chung, thuật ngữ hiệu quả quản lý bao gồm ba thành phần chính: ™ Thiết kế đưa ra có quan hệ với cả những địa điểm riêng biệt và với cả những 9 hệ thống của khu bảo tồn. ™ Sự thích hợp của những tiến trình và những hệ thống quản lý. ™ Sự phân bố những mục tiêu của khu bảo tồn. Những thành phần của hiệu quả quản lý Thiết kế: Bao gồm việc thiết kế của những khu bảo tồn riêng biệt và của cả một hệ thống khu bảo tồn. Những yếu tố quan trọng của việc thiết kế gồm: kích thước và hình dạng của những khu bảo tồn riêng biệt; thực trạng và sự quản lý của những vùng đệm và những vùng liên kết của các khu bảo tồn; sự đại diện về sinh thái; và sự thích hợp của những khu bảo tồn để đạt được những mục tiêu đã định của chúng. Những thất bại của thiết kế có thể là kích thước của các khu bảo tồn quá nhỏ đến nổi không có hiệu quả, sự chia tách và sự cô lập, bảo tồn một môi trường với số lượng những phí tổn cao hơn so với những nơi khác và sự thay đổi vị trí của KBTB để thích nghi với sự thay đổi của môi trường. Sự phân tích những chỗ thiếu sót là một trong những kỹ xảo rất cần thiết để giúp đánh giá sự thành công của thiết kế. Sự thích hợp: Xem xét việc quản lý được thực hiện như thế nào và phản ứng như thế nào với những thách thức, bao gồm: những khía cạnh về hoạch định, đào tạo, khả năng xây dựng, những quan hệ xã hội và việc thực hiện. Sự thích hợp ở đây có nghĩa là: việc quản lý có được thực hiện đầy đủ hay không? tiến trình và việc thực hiện quản lý có thích hợp không? Do đó, những thất bại của quản lý được xếp thứ tự từ thiếu hoàn toàn sự thực hiện (gọi là “paper parks”) đến những lỗi về chiến lược như việc xác định trọng tâm của những nỗ lực và quản lý được điều khiển như thế nào? Những bài học được chia sẻ từ các KBTB khác là đặc biệt quan trọng cho sự thành công của KBTB chúng ta. Sự phân bố: Việc đánh giá dựa vào những khu bảo tồn có đạt được những mục tiêu đã định hay không. Để đánh giá, chúng ta phải đo lường những chỉ tiêu về những yếu tố sinh vật (như là những loài trọng tâm - key species có đang sống sót, đang được cứu sống hoặc đang bị suy tàn) và những khía cạnh xã hội (như là việc sử dụng các thú tiêu khiển hoặc những thái độ của cộng đồng dân cư địa phương đối với khu bảo tồn). Một khu bảo tồn được thiết kế tốt với đội ngũ nhân viên được đào tạo và cống hiến cũng sẽ không đạt được những mục tiêu của nó nếu những người xâm phạm đang khai thác cạn kiệt các loài cần bảo tồn hoặc sự ô nhiễm không khí đang đang gây tổn hại đến những thực vật và động vật nhạy cảm. [29] 10 Còn theo quan điểm mới nhất của Robert S. Pomeroy, John E. Parks và Lani M. Watson thì hiệu quả quản lý chính là mức độ đạt được những mục đích và mục tiêu đã đề ra của khu bảo tồn nhờ vào các hoạt động quản lý (management actions). Đây là quan điểm mà tác giả lựa chọn để phân tích hiệu quả quản lý ở KBTB Khánh Hòa. [31] 1.2.2. Các chỉ tiêu về hiệu quả quản lý KBTB Các chỉ tiêu về hiệu quả quản lý KBTB được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1.1: Các chỉ tiêu về hiệu quả quản lý KBTB Nhóm Các chỉ tiêu 9 Nguồn lợi biển được bảo tồn hoặc bảo vệ 1. Các chỉ tiêu về sinh thái 9 Đa dạng sinh học được bảo tồn 9 Các loài đặc trưng được bảo tồn 9 Môi trường sống được bảo vệ 9 Những khu vực bị suy thoái được phục hồi. 9 An toàn thực phẩm được gia tăng hoặc được duy trì 9 Kế sinh nhai được gia tăng hoặc duy trì 2. Các chỉ tiêu về 9 Lợi ích xã hội ngoài tiền tệ được gia tăng hoặc duy trì kinh tế - xã hội 9 Lợi ích từ KBTB được phân phối công bằng 9 Sự thích hợp giữa quản lý và văn hóa địa phương là tối đa 9 Nhận thức và kiến thức về môi trường được gia tăng. 9 Những cấu trúc và chiến lược hiệu quả quản lý được duy trì 9 Sự tham gia và đại diện một cách có hiệu quả của các đối 3. Các chỉ tiêu về quản lý tượng liên quan phải được đảm bảo 9 Sự tuân thủ kế hoạch quản lý của người sử dụng nguồn lợi phải được gia tăng 9 Những mâu thuẫn trong việc sử dụng nguồn lợi phải được quản lý và giảm xuống. Nguồn: Robert S. Pomeroy, John E. Parks and Lani M. Watson [31] 11 1.2.3. Quy trình đánh giá hiệu quả quản lý KBTB [31] LỰA CHỌN NHỮNG CHỈ TIÊU HOẠCH ĐỊNH VIỆC ĐÁNH GIÁ BẮT ĐẦU Bước 1-1: Nhận biết mục đích và mục tiêu của KBTB Bước 1-2: Thích hợp hóa những chỉ tiêu có quan hệ với nhau với mục đích và mục tiêu của KBTB Bước 2-1: Đưa thông tin những nhu cầu nguồn lực cần cho việc đo lường những chỉ tiêu đánh giá Không Đủ nguồn lực không? Không Có Bước 1-3: Xem lại và ưu tiên những chỉ tiêu đã nhận biết Bước 2-2: Xác định những độc giả, người sẽ nhận kết quả của việc đánh giá Có khả thi để thực hiện tất cả Không Ưu tiên những chỉ tiêu bố trí phụ Bước 2-3: Xác định những người tham gia vào quá trình đánh giá Có Bước 1-4: Nhận biết những chỉ tiêu được lựa chọn liên hệ với những chỉ tiêu khác như thế nào Xây dựng 1 kế hoạch cho nguồn lực an toàn cần thiết Bước 2-4: Xây dựng một lịch trình và một kế hoạch hành động cho việc đánh giá Hoạch định nguồn lực an toàn? Có Triển khai kế hoạch và đảm bảo những nguồn lực cần
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan