Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp sử dụng đất lâm nghiệp sau khi giao t...

Tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp sử dụng đất lâm nghiệp sau khi giao tại xã hòa bình huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên

.PDF
94
39
98

Mô tả:

1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG NGỌC HÀ NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP SAU KHI GIAO TẠI Xà HÒA BÌNH - HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Chuyên nghành: Lâm nghiệp Mã số: 60.62.60 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Lý Văn Trọng THÁI NGUYÊN, 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Lý Văn Trọng. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn của tôi hoàn toàn trung thực và chưa hề công bố hoặc sử dụng để bảo vệ học vị nào. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2008 Tác giả Hoàng Ngọc Hà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo giảng dạy Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Đại học Lâm nghiệp Xuân Mai Uỷ ban nhân dân huyện Đồng Hỷ, Uỷ ban nhân dân xã Hoà Bình, các ngành có liên quan, đặc biệt sự quan tâm giúp đỡ của cơ quan, các đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn TS. Lý Văn Trọng đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn tới Khoa Sau đại học Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh, chi cục Kiểm lâm tỉnh, trung tâm Khí tượng thuỷ văn tỉnh Thái Nguyên, cán bộ nhân dân xã Hoà Bình, phòng Thống kê, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đồng Hỷ, các thầy, cô giáo, các bạn đồng nghiệp và gia đình đã động viên giúp tôi hoàn thành đề tài này. Do hạn chế về mặt thời gian và điều kiện nghiên cứu, nên luận văn này của tôi chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của các nhà khoa học, các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn này được hoàn thiện hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 10 năm 2008 Tác giả Hoàng Ngọc Hà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt i Danh mục các bảng, biểu ii Danh mục các hình iii MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5 1.1. Giao đất giao rừng và quản lý tài nguyên rừng có tham gia trên thế giới 5 1.2. Ở Việt Nam 9 1.2.1. Giao đất giao rừng và quản lý tài nguyên rừng có tham gia ở VN 10 1.2.2. Tình hình giao đất giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân 18 1.3. Luật và chính sách của nhà nước liên quan đến cách thức quản lý rừng và đất lâm nghiệp có sự tham gia 20 1.4. Những nghiên cứu liên quan đến giao và sử dụng rừng, đất lâm nghiệp ở Việt Nam 24 1.5. Giao đất giao rừng, quản lý rừng và đất rừng tại tỉnh Thái Nguyên 25 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, MỤC TIÊU, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28 2.1. Đối tượng nghiên cứu 28 2.2. Mục tiêu nghiên cứu 28 2.3. Phạm vi nghiên cứu 28 2.4. Nội dung nghiên cứu 29 2.4.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội 29 2.4.2. Những nhân tố ảnh hưởng sử dụng đất lâm nghiệp sau Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 khi giao 29 2.4.3. Nghiên cứu tình hình giao đất lâm nghiệp trên địa bàn 29 2.4.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp trên phương diện kỹ thuật 29 2.4.5. Phân tích hiệu quả sử dụng đất sau khi giao, nhận 29 2.4.6. Đề xuất các giải pháp 29 2.5. Phương pháp nghiên cứu 30 2.5.1. Phương pháp thu thập số liệu 30 2.5.2. Phương pháp điều tra chuyên đề 31 2.5.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu (nội nghiệp) 32 Chƣơng 3. ĐIỀU KIÊN TỰ NHIÊN, KTXH 33 3.1. Điều kiện tự nhiên 33 3.2. Điều kiện kinh tế 35 Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39 4.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất lâm nghiệp 39 4.1.1. Nhân tố bên trong 39 4.1.2. Nhân tố bên ngoài 42 4.2. Quá trình thực hiện công tác giao đất giao rừng tại xã Hoà Bình 44 4.3. Kết quả sử dụng rừng và đất lâm nghiệp sau khi giao 46 4.4. Kết quả nghiên cứu về quá trình giao, nhận và sử dụng rừng và đất lâm nghiệp 50 4.4.1. Kết quả quan sát, ghi nhận từ phía giao: cấp bộ cấp tỉnh, huyện, xã 50 4.4.2. Kết quả quan sát từ phía người dân nhận đất, nhận rừng sau khi giao 60 4.5. Kết quả nghiên cứu 66 4.6. Một số đề xuất 69 4.6.1. Giải pháp về đất đai 69 4.6.2. Giải pháp về kỹ thuật 70 4.6.3. Giải pháp về chính sách đầu tư, vốn 70 4.6.4. Giải pháp về môi trường 71 Chƣơng 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 72 5.1. Kết luận 72 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 5.2. Tồn tại 73 5.3. Đề nghị 74 TµI LIÖU THAM KH¶O PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 LTQD Lâm trường quốc doanh Hvn Chiều cao vút ngọn D1,3 Đường kính thân cây tại vị trí 1,3m OTC Ô tiêu chuẩn GĐGR Giao đất giao rừng HTX Hợp tác xã HĐBT Hội đồng Bộ trưởng BV&PTR Bảo vệ và phát triển rừng ĐTĐT Đất trống đồi trọc FAO ( Food Agriculture Oganization) - Tổ chức Nông Lương thế giới TW Trung ương NLKH Nông lâm kết hợp QLBVR Quản lý bảo vệ rừng UBND Uỷ ban nhân dân HGĐ Hộ gia đình LSPG Lâm sản phi gỗ ĐHLN Đại học Lâm nghiệp ĐHNN Đại học Nông nghiệp DANH MỤC CÁC HÌNH, ẢNH Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 Nội dung Hình Trang 2.1 Cơ cấu đất lâm nghiệp đã được giao và chưa giao 17 2.2 Diện tích đất lâm nghiệp giao cho các đối tượng 17 2.3 Cơ cấu đất lâm nghiệp theo khu vực kinh tế 18 Ảnh 4.01 Rừng Keo lai tuổi 7 xóm Tân Đô 47 Ảnh 4.02 Rừng tự nhiên xóm Trung Thành 48 Ảnh 4.03 Rừng tự nhiên phố Hích 49 4.1 4.2 4.3 Các đợt giao đất, giao rừng có hiệu quả, thích hợp nhất Những giai đoạn (đợt) khác nhau về GĐGR 51 52 Những dự án chương trình liên quan, hỗ trợ sau GĐGR 53 4.4 Nhu cầu, thị trường gỗ và lâm sản tại huyện........... 53 4.5 Sự khác nhau trong các đợt giao 54 4.6 Sự cần thiết về thay đổi trong GĐGR 55 4.7 Sự khác nhau giữa các nhóm, dân tộc về sử dụng rừng, đất 56 4.8 Nhu cầu nhận và quản lý đất, rừng 57 4.9 Thay đổi chính sách GĐGR 58 4.10 Thay đổi trong nhận thức của người dân về GĐGR 59 4.11 Việt Nam gia nhập WTO và sự thay đổi trong sử dụng đất, rừng. 60 4.12 Giai đoạn (đợt) giao phù hợp, hiệu quả 61 4.13 Hình thức giao phù hợp 62 4.14 Quy hoạch sử dụng 62 4.15 Hiệu quả của các chương trình dự án có liên quan 63 4.16 Nhu cầu tiếp tục nhận đất, rừng (nếu còn quỹ đất) 64 4.17 Nguyên nhân quản lý, sử dụng rừng hiện nay chưa có hiệu quả 65 DANH MỤC BIỂU Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 TT Bảng Nội dung Trang 1 1.1 Tài nguyên rừng thế giới thèng kª ®Õn n¨m 2000 5 2 1.2 Diện tích rừng toàn quốc đến ngày 31/12/2007 9 3 1.3 4 1.4 Thống kê diện tích đất đã giao cho các đối tượng 1.5 Diễn biến cơ cấu rừng dưới các phương thức quản lý ở 5 Tình hình quản lý đất lâm nghiệp có rừng qua các năm ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam. khu vực miền núi phía Bắc Kết quả trồng rừng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 15 16 16 6 1.6 7 1.7 8 3.1 Một số chỉ tiêu khí hậu của khu vực nghiên cứu 34 9 3.2 C¬ cÊu sö dông ®Êt ®ai x· Hoµ B×nh 35 10 3.3 11 3.4 DiÔn biÕn ®é che phñ rõng x· Hoµ B×nh tõ 2003 - 2007 38 12 4.2 Phân tích vai trò và ảnh hưởng của các tổ chức cộng đồng 42 13 4.3 Kết quả về giao đất lâm nghiệp và cơ cấu sử dụng đất đai 45 14 4.4 Diện tích rừng và đất rừng đã được giao cho hộ gia đình 45 15 4.5 16 4.6 17 4.8 Các đối tượng tham gia phía GĐGR. 50 18 4.9 Các đối tượng người nhận đất, rừng 60 2003 - 2007 Thống kê diện tích giao đất lâm nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2000 T×nh h×nh nh©n khÈu vµ lao ®éng khu vùc nghiªn cøu Tổng hợp kết quả tính toán các chỉ tiêu bình quân ( ÔTC 1) Tổng hợp kết quả tính toán các chỉ tiêu bình quân (ÔTC 2) 26 27 36 47 48 MỞ ĐẦU Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 1.1. Đặt vấn đề Rừng là tài nguyên quý báu của mọi quốc gia, đất nước, là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền với đời sống nhân dân và sự sống còn của dân tộc. Tuy nhiên, do sinh kế và nhiều lý do khác nhau trên thế giới mỗi năm mất 7,3 triệu ha rừng. Trước đây, thế giới có 17,6 tỷ ha rừng tự nhiên, hiện nay chỉ còn khoảng 4 tỷ ha trong đó Brazin, Canada, Trung quốc, Nga và Mỹ chiếm phần lớn. Trong hơn một thập kỷ qua đã có 3% diện tích rừng bị tàn phá [15]. Nước ta, tổng diện tích đất lâm nghiệp được thống kê đến năm 2005 19.134.66 ha chiếm 58,2% diện tích đất tự nhiên, trong đó: diện tích rừng tự nhiên là 9.865.020 ha chiếm 51,56%, diện tích rừng trồng là 1.919.568 ha chiếm 10,03%, diện tích đất trống đồi núi trọc chưa có rừng là 7.350.081 ha chiếm 38,41% diện tích đất lâm nghiệp. Trong hai thập kỷ vừa qua, Đảng và Chính phủ đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách để thực hiện mục tiêu bảo vệ và phát triển vốn rừng. Những nỗ lực này đã được nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế nhìn nhận và có những hỗ trợ thiết thực, hiệu quả [4]. GĐGR là một trong những chiến lược quan trọng để pháp triển tổng hợp bền vững tài nguyên rừng đã được triển khai thực hiện trong nhiều năm qua với nhiều hình thức, phương pháp khác nhau. Luật đất đai năm 1993 và các văn bản như Nghị định 64/CP, NĐ 01/CP, NĐ 02/CP… là những nền tảng pháp lý đầu tiên cho giao rừng và đất lâm nghiệp, có tác dụng bước đầu thúc đẩy phát triển kinh tế lâm nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái. Cho đến nay, hầu hết các tỉnh đã thực hiện cơ bản việc đất lâm nghiệp cho người dân. Theo số liệu thống kê đến năm 2005, trong tổng số diện tích đất lâm nghiệp được quy hoạch là 14,6 triệu ha, đã giao cho các đối tượng sử dụng được 11,266 triệu ha, chiếm tỷ lệ 77% đất lâm nghiệp, chưa giao 3,41 triệu ha chiếm 23%. Một thực tế vẫn đang thu hút sự quan tâm chú ý là, sau khoán 100 và khoán 10 trong nông nghiệp, đất nước ta thoát khỏi nạn thiếu lương thực triền miên lâu dài trước đó và cũng ngay lập tức Việt Nam trở thành một Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 trong những nước xuất khẩu gạo chủ yếu của thế giới. Nghành lâm nghiệp cũng đã thực hiện giao đất, giao rừng cho hộ gia đình từ trên hai mươi năm nay. Tuy nhiên, nhiều đánh giá cho rằng cách đi đối với giao đất lâm nghiệp không tạo được những bước ngoặt như nông nghiệp, hoặc có một số chuyển biến tích cực nhưng chậm. Mặt khác giá trị sản xuất toàn ngành lâm nghiệp tăng với tốc độ thấp và không ổn định: giai đoạn 1992-1995 tăng bình quân mỗi năm 1,2%; giai đoạn 1996-2000 tăng 0,4%; giai đoạn 2001-2005 tăng 0,94%, tốc độ tăng này chậm hơn nhiều so với tăng cao và ổn định của nông nghiêp [5]. Chính vì vậy, câu hỏi Tại sao? đất nông nghiệp và lâm nghiệp có những gì khác nhau… Một loạt yếu tố cần xem xét một cách khoa học, khách quan để trả lời các câu hỏi này, nhất là quá trình giao đất, rừng cũng như những chính sách liên quan trong khi và sau khi giao đến hộ, nhóm hộ gia đình để có sự sử dụng hiệu quả, ổn định, bền vững, vì vậy vẫn cần có những nghiên cứu, thử nghiệm, kiểm chứng để tìm câu trả lời thoả đáng. Nếu xem xét chi tiết, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp sau khi được giao là một vấn đề lớn, quyết định những yếu tố hết sức quan trọng đối với người nhận như tăng thu nhập cải thiện đời sống hàng ngày, hoặc ở mức độ lớn hơn như phát triển kinh tế trang trại, lâm sản ngoài gỗ, bảo vệ môi trường sinh thái… Hơn thế nữa, điều đặc biệt quan trọng là sự thay đổi trong nhận thức, hành vi của người dân, những thay đổi về quan hệ xã hội, cũng như hiệu quả của việc thực thi pháp luật, chính sách của Nhà nước tại địa phương trong việc quản lý tài nguyên rừng nói riêng và tài nguyên thiên nhiên nói chung. Nhìn một cách tổng thể về vấn đề trên, một số yếu tố chính của cả quá trình giao và nhận đất, rừng cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, khoa học để rút ra một số bài học về sử dụng đất lâm nghiệp và rừng sau khi được giao. Những yếu tố chính trong thực tế là rất nhiều, đa dạng, nhưng có thể được chia thành hai nhóm khi xem xét từ hai phía: phía giao và phía nhận. Về phía giao: từ những năm 1986 đến nay công tác giao đất giao rừng đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, gắn với những thay đổi nhất định về Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 chính sách, luật đất đai…và sau đó là cơ quan chủ quản và cơ quan phối hợp trong quá trình giao. Phương thức, hình thức, qui trình giao, quy hoạch trước và trong khi giao, đặc biệt là sự tham gia của người dân và các tổ chức quần chúng trong mọi giai đoạn giao nhận đều có những điểm khác nhau đáng kể ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng là sử dụng đất và rừng. Ngoài ra, các yếu tố như: chính sách hỗ trợ sau khi giao, thị trường gỗ và lâm sản trong nước và thế giới, các dự án chương trình phát triển nông lâm nghiệp, các tổ chức khuyến nông lâm, kiểm lâm… đã có những ảnh hưởng rõ ràng tới việc sử dụng đất và rừng được giao. Về phía nhận: chủ thể nhận có thể là cá nhân hay cả cộng đồng, nhóm hộ, tổ chức… cũng có những sự khác nhau đáng kể về các mặt: nhận thức, đặc biệt là những hiểu biết về quyền lợi và trách nhiệm của chủ rừng, chủ đất, khả năng đầu tư, văn hoá, truyền thống, kinh nghiệm canh tác… là những yếu tố quyết định đến việc sử dụng đất và rừng. Những nhân tố có nguồn gốc từ cả hai phía và qua các thời kỳ khác nhau nêu trên đã có những ảnh hưởng rõ rệt tới hiệu quả sử dụng đất và rừng sau khi được giao theo những mối liên hệ nhất định. Xã Hoà Bình, huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên là nơi công tác giao đất giao rừng được tiến hành tương đối sớm. Tuy nhiên thực tế hiện nay những sai sót, bất cập từ trong quá trình giao vẫn đang có tác động làm cho hiệu quả sử dụng rừng và đất lâm nghiệp có sự khác nhau rõ rệt ngay cả trên địa bàn chỉ một xã… Một nghiên cứu về sử dụng đất, rừng sau khi đã được giao tại xã này là cần thiết để xem xét một cách khoa học, khách quan, để phân tích, đánh giá sự phụ thuộc giữa hiện trạng sử dụng đất, rừng và các nhân tố liên quan đến giao nhận đất rừng, nhằm rút ra được những mối quan hệ hữu cơ, những bài học hữu ích. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài „‟ “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp sử dụng đất lâm nghiệp sau khi giao tại xã Hòa Bình, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ” 1.2. Ý nghĩa của đề tài * Ý nghĩa khoa học Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13 - Nghiên cứu nhằm bổ sung thêm kiến thức thực tế, nhất là phương pháp nghiên cứu các vấn đề có tính chất cả kỹ thuật và xã hội học, cả tính chất định tính lẫn định lượng. - Kết quả nghiên cứu cũng sẽ là tài liệu tham khảo cần thiết giúp cho cán bộ khoa học, các sinh viên có cách nhìn nhận vấn đề giao nhận đất, rừng một cách tổng quát hơn, nhất là mối liên hệ hữu cơ có thể, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp tại khu vực trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam * Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho các nhà làm quyết định, chính quyền địa phương, người nhận rừng, tham khảo trong xây dựng kế hoạch, giám sát và đánh giá việc sử dụng đất, rừng sau khi giao có tính thực tế hơn. - Những đề xuất từ nghiên cứu này, hy vọng cũng sẽ giúp cho các cán bộ trực tiếp đang và sắp thực hiện quá trình GĐGR có những nhìn nhận kỹ lưỡng và đề xuất tới các phía liên quan trong khi giao và nhận những thay đổi cần thiết, để tránh được những thiếu sót, bất cập và đạt mục tiêu quản lý sử dụng tài nguyên rừng hiệu quả, bền vững. Chƣơng 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Giao đất giao rừng và quản lý tài nguyên rừng có sự tham gia trên thế giới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 14 Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP) cho biết trong 5 năm qua tốc độ phá rừng tăng nhanh, nhất là tại các nước Đông Nam Á, đe dọa môi trường sống của con người cũng như sự tồn tại của nhiều loài động, thực vật. Theo tài liệu của Tổ chức Nông Lương liên hiệp quốc (FAO) thế giới hiện đang sử dụng 1,476 tỷ ha đất nông nghiệp, trong đó đất dốc là 973 triệu ha chiếm 65,9% [3]. Theo số liệu công bố tại Hội nghị thế giới về rừng lần thứ 12 tổ chức tại thành phố Kuebec, Canada năm 2002 với chủ đề “ Rừng, nguồn sống của con người” trên thế giới đã có gần 500 vụ thảm họa lớn, làm hơn 10.000 người chết, 600 triệu người bị ảnh hưởng, gây thiệt hại về vật chất lên tới 55 tỷ USD nguyên nhân chính là do nạn phá rừng [4] . Bảng 1.1.Tài nguyên rừng thế giới thèng kª ®Õn n¨m 2000 Vùng l·nh thæ Diện tích tự Tổng nhiên tích rừng (1.000 ha) (1.000 ha) diện Độ che phủ Diện tích rừng bình quân đầu ( %) ngƣời Châu Phi 2.978.394 649.866 21,8 0,8 Châu Á 3.084.746 547.793 17,8 0,2 Châu Âu 2.259.957 1.039.251 46,0 1,4 Bắc & Trung Mỹ 2.136.966 549.304 25,7 1,1 Châu Đại Dương 849.096 197.623 23,3 6,6 Nam Mỹ 1.754.741 885.618 50,5 2,6 Toàn cầu 13.063.900 3.869.455 29,6 0,6 ( Nguồn FAO: State of the World Forests, Rome, 2003) [3]. Châu Á là nơi có độ che phủ thấp nhất và bình quân ha rừng trên người thấp nhất. Đất đai bị thoái hóa cũng là vấn đề rất nghiêm trọng, không những làm mất đi độ mầu mỡ mà còn kéo theo sự mất nước, sự sa mạc hóa và đồng thời gây ra hàng loạt những hậu quả như lũ lụt, hạn hán và sụt lỡ. Hàng 100 triệu người đang phải đối mặt với hậu quả của tình trạng sa mạc hóa và đất đai suy thoái ngày càng trầm trọng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 15 Để quản lý lâu dài, bền vững tài nguyên rừng thì theo FAO, một trong những biện pháp cần tập trung là thành lập các đối tác liên khu và xuyên quốc gia trên cơ sở cùng có lợi. Theo FAO ( 2007) cho biết trong những năm đầu thế kỷ 21, nạn cháy rừng đang có nguy cơ tăng nhanh mạnh, với phạm vi toàn cầu làm cho hàng triệu ha rừng bị tàn phá, gây thiệt hại hàng tỷ USD. Nguyên nhân của những vụ cháy rừng chủ yếu, xét cho cùng là do con người gây ra [3]. GÇn ®©y, FAO ®· đánh giá cao nỗ lực của các nước Châu Á- Thái Bình Dương trong việc cải cách các điều luật liên quan tới rừng, đặc biệt là chính sách giao đất rừng và rừng cho các hộ gia đình và các tổ chức xã hội, những nỗ lực này đã khẳng định những cam kết chính trị của các n-íc trong khu vực đối với quá trình bảo vệ và phát triển bền vững [4]. Trên thế giới, khoa häc vÒ sử dụng rừng và đất rừng theo h-íng l©m sinh được phát triển từ rất sớm nhưng phần lớn ít chú trọng đến thùc chÊt vấn đề quản lý bảo vệ rừng và đất rừng mà chỉ chú trọng tới việc lợi dụng khai thác lâm sản. Tình trạng mất rừng ở nhiều quốc gia cũng chính là do việc quản lý tài nguyên rừng và đất rừng chưa đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của người dân, nhÊt lµ nh÷ng c- d©n sèng gÇn rõng vµ dùa vµo rõng. Sau những bài học đắt giá, hiện nay và xu thế chung hiện nay về quản lý tài nguyên rừng trên thế giới là áp dụng các hình thức quản lý rừng và tài nguyên có sự tham gia. Các nghiên cứu về Chương trình phát triển lâm nghiệp cộng đồng địa phương (gọi tắt là ELCDP) thực hiện bởi sự tài trợ của FAO/SIDA với 13 nghiên cứu chuyên đề tại nhiều nước khác nhau đã khẳng định rằng, nguồn lợi chủ yếu từ quản lý rừng hay các hoạt động từ rừng cần thuộc về các cá nhân hay nhóm của các cộng đồng tham gia. Các nghiên cứu này đã tìm cách mô tả và phân tích các loại hình quản lý tài nguyên rừng có sự tham gia của nhiều nước khác nhau. Các vấn đề về tài liệu hoá, đào tạo đã được triển khai từ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 16 những năm 1985. Những trọng tâm về vấn đề xã hội liên quan đến quản lý rừng đã được nhấn mạnh, như: nếu những cây hoặc rừng không do người địa phương quan tâm và cơ chế hành chính (thể chế) không cho phép người dân tiếp cận tới lợi ích từ quản lý nó thì các dự án không bao giờ thực hiện được[39] . Tại Ấn Độ, hình thức điển hình phổ biến nhất là những sự kết hợp thích hợp giữa quản lý từ phía chính phủ và những cá nhân hay những nhóm điển hình thông qua những hình thức kết hợp hết sức đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, có hai hình thức chủ yếu, điển hình, đó là Rừng cộng quản (viết tắt tiếng Anh là JFM) và Rừng cộng quản có sự tham gia (JPFM). Sự thay đổi có tính chất chiến lược của Ấn Độ về quản lý tài nguyên rừng nói riêng và tài nguyên thiên nhiên nói chung là xuất phát từ chiến lược của Chính phủ đó là việc coi trọng những nhu cầu cơ bản của người dân sống gần kề với rừng như là chất đốt, thức ăn gia súc, gỗ làm nhà... và vai trò của họ trong gìn giữ và bảo tồn tài nguyên. Luật đất đai đã tạo điều kiện gây nên động lực cho cá nhân và cộng đồng trồng cây phân tán, trồng rừng tập trung và quản lý bảo vệ rừng hiện có, đặc biệt đối với những thổ dân có truyền thống, tập tục riêng biệt[38]. Tại Bangladesh, lâm nghiệp Cộng đồng được phát triển như là một hợp phần của giải pháp canh tác và phát triển nông thôn tổng hợp đã đòi hỏi đến việc thay đổi chính sách cũng như luật pháp trong nghành lâm nghiệp, trọng tâm là quản lý rừng có sự tham gia, đặc biệt coi trọng vai trò của phụ nữ. Các giải pháp cung cấp dịch vụ kỹ thuật, hỗ trợ khuyến nông và các nghiên cứu định hướng theo nhu cầu, đơn đặt hàng là những yếu tố thúc đẩy cho sự thành công cho hình thức quản lý đó[34]. Tại Ghana, một cơ chế khá cân bằng giữa khuyến khích lợi ích vật chất và qui luật cung cầu hài hoà giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa người sử dụng và người quản lý tài nguyên rừng đã được thử nghiệm. Cơ chế này đã khuyến khích việc quản lý tài nguyên rừng hướng tới sự bền vững về sinh học, sự Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 17 công bằng về xã hội và hiệu quả về mặt kinh tế. Cơ chế rừng cộng quản đã được thực hiện đến cấp huyện. Các khuyến khích về chính sách có thể được sử dụng để tăng cường hiệu lực cho việc hỗ trợ sự hài hoà và đảm bảo giữa quyền lợi và trách nhiệm cho những nhóm sử dụng đặc biệt trong hệ thống quản lý sinh học, đặc biệt các địa phương, các loài nhất định [41]. Tại Indonesia, các nghiên cứu về Lâm nghiệp xã hội do FAO và các trường Đại học Gadjah Mada và Đại học Wageningen đã làm rõ những thay đổi của chính phủ nhằm hỗ trợ giải pháp lâm nghiệp xã hội thông qua việc vận dụng những kinh nghiệm của các nước khác và thử nghiệm bằng điều kiện thực tế của đất nước mình. Nghiên cứu và đào tạo về quản lý rừng có sự tham gia đã rất được coi trọng tại Indonesia[40] . Tại Nepal, một loạt các nghiên cứu sâu sắc và có hệ thống của ICIMOD đã làm rõ các hình thức quản lý rừng dựa vào cộng đồng thành công của Nepal, đặc biệt là hình thức Nhóm sử dụng rừng (User groups) tiêu biểu từ 3 vùng đại diện : Sankhawasabha, Dhankuta và Ilam. Các nghiên cứu chuyên đề này đã đề xuất cho phạm vi toàn quốc những cơ chế và quá trình cần hoàn thiện trong quản lý tài nguyên rừng có hiệu quả hơn tại Nepal[36] . Tại SriLanka, đất nước này cũng đã thử nghiệm hình thức quản lý rừng có sự tham gia dựa trên kinh nghiệm của các nước lân cận. Tuy nhiên, do thiếu sự tham gia thích hợp, do khung pháp lý chưa hoàn thiện nên thử nghiệm đã không thành công trong những năm đầu. Các nghiên cứu đã đề xuất có sự thay đổi chính sách và luật cần có những sự cải cách, đồng thời cũng cần có sự hoàn thiện về việc thực hiện hệ thống cộng quản tài nguyên rừng [35]. Tại Thailand, các nghiên cứu của trường Đại học Kasetsat, và Đại học Chulalongkorn... đã làm rõ sự quan tâm của Chính phủ, đặc biệt là Vụ Lâm nghiệp Hoàng Gia Thái về vai trò của rừng và đất rừng đối với thôn bản và cộng đồng dân cư sống gần rừng. Các hình thức kết hợp giữa quản lý của chính phủ và quản lý cấp cộng đồng về tài nguyên rừng đã tỏ ra rất hiệu quả, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 18 đặc biệt đối với rừng ngập mặn ven biển và những nơi xa xôi, hẻo lánh có các dân tộc ít người sinh sống[37] . 1.2. Ở Việt Nam Gần 60 năm qua, tài nguyên rừng ở Việt Nam liên tục giảm sút (xem biểu ), xét trên tất cả các phương diện: diện tích, chất lượng, trữ lượng gỗ... cho đến hiện nay, tình trạng rừng bị chặt phá, cháy, khai thác bừa bãi... vẫn chưa bị chặn đứng, diện tích rừng bị giảm liên tục từ năm 1943 đến năm 1995 bình quân 1 năm giảm 0,79% diện tích rừng tự nhiên. Tỷ lệ giảm diện tích rừng tự nhiên lớn nhất là giai đoạn từ năm 1980- 1985 ( bình quân một năm là 2,2%). Giai đoạn 1990 đến 1995 tỷ lệ mất rừng chỉ còn 0,42% năm. Từ năm 1995 đến nay, diện tích rừng tự nhiên được phục hổi và tăng 3,15%/năm[8]. Theo quyết định số 2159/QĐ- BNN - KL ngày 17/7/2008 về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2007như sau: Bảng 1.2. Diện tích rừng toàn quốc đến ngày 31/12/2007 Đơn vị tính: ha Loại rừng Tổng diện tích Phân theo chức năng Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất Diện tích có rừng 12.837.333 2.078.265 4.979.188 5.779.88 1. Rừng tự nhiên 10.283.965 2.002.335 4.363.541 3.918.089 2. Rừng trồng 2.553.369 75.930 615.648 1.861.791 ( Nguồn Bộ NNN& PTNT năm 2003,2005) [1]. Để khắc phục tình hình trên, Chính phủ đã thực thi một loạt những giải pháp, trong đó giải pháp quản lý rừng và đất rừng có sự tham gia là một chiến lược quan trọng. 1.2.1. Giao đất giao rừng và quản lý tài nguyên rừng có sự tham gia ở Việt Nam Giao đất giao rừng đã được coi là một trong những hình thức có tính hiệu quả, bền vững trong quản lý tài nguyên rừng tại Việt Nam, trong khi các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 19 nước trong vùng và thế giới có những hình thức đặc thù như rừng cộng quản, nhóm sử dụng, rừng làng bản... Giao rừng và đất lâm nghiệp ở Việt Nam được phản ánh rõ nét trong 3 giai đoạn chủ yếu, phù hợp với những thay đổi cơ bản về đường lối và chủ trương của Đảng và Nhà nước về quản lý đất đai. * Giai đoạn năm 1968 - 1986 + Ở cấp Trung ương: giai đoạn này tuy vẫn duy trì cơ chế quản lý tập trung bao cấp nhưng đã bắt đầu hình thành khung pháp lý về giao đất lâm nghiệp. Đặc điểm của cơ chế này được tóm tắt như sau: - Chỉ có 2 thành phần kinh tế là quốc doanh và tập thể. Cụ thể trong ngành lâm nghiệp và lâm trường quốc doanh (LTQD) và hợp tác xã (HTX) có hoạt động nghề rừng. - Kế hoạch hóa tập trung ở mức độ cao, theo kiểu “ cấp phát - giao nộp”. - Gỗ và lâm sản là vật tư do Nhà nước thống nhất quản lý. - Về khung pháp lý quản lý đất đai và giao đất lâm nghiệp, trong giai đoạn này: Chính phủ ban hành nhiều chính sách liên quan đến quản lý đất đai: Quyết định số 184/HĐBT ngày 6/11/1982 của Hội đồng Bộ trưởng về đẩy mạnh giao đất giao rừng cho tập thể và nhân dân trồng cây gây rừng [22]. Nội dung cơ bản được tóm tắt như sau: - Đối tượng giao đất giao rừng được mở rộng hơn trước, bao gồm: HTX, tập đoàn sản xuất, hộ gia đình, cơ quan, xí nghiệp, trường học và quân đội. - Trong giai đoạn đầu chủ yếu giao đất trồng và đồi trọc, rừng nghèo và các rừng chưa giao. - Không ấn định diện tích rừng và đất rừng giao cho các đơn vị tập thể. Mỗi hộ ở các tỉnh miền núi, trung du được nhận 2000m2/ lao động. Các hộ gia đình có thể ký hợp đồng với một đơn vị Nhà nước để trồng cây trên đất đồi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 20 trọc. Có trợ cấp nhất định cho các đơn vị tập thể và cá nhân nhận đất và rừng để trồng và cải tạo rừng. + Ở cấp địa phương Trong giai đoạn này tại các cấp địa phương chuyển biến đầu tiên là các HTX bắt đầu tham gia vào hoạt động lâm nghiệp nhờ chính sách của Nhà nước về giao đất giao rừng cho HTX. Hoạt động của HTX vào nghề rừng có 3 loại hình: * Hợp tác xã quản lý rừng: Tại các vùng trung du và miền núi phía Bắc, đối với những tỉnh có tiềm năng sản xuất tốt, có thị trường tiêu thụ sản phẩm và có thể đảm bảo tự cung cấp lương thực thì các HTX trực tiếp sản xuất, quản lý và sử dụng rừng. Ví dụ như: Quảng Ninh chuyển sản xuất gỗ trụ má, Thanh Hoá chuyên sản xuất Tre, Luồng... Tuy nhiên chủ trương giao đất giao rừng cho các đơn vị ngoài quốc doanh (như HTX) vẫn còn mới mẻ, chưa thực sự đi vào cuộc sống nên số lượng các HTX tham gia nhóm này không nhiều. Ví dụ: tỉnh Quảng Ninh chỉ có 28 trong số 93 HTX; Lạng Sơn có 29 trong số 200 HTX tham gia nhận đất nhận rừng. * Hợp tác xã làm việc theo hợp đồng: Các HTX này mặc dù được giao đất giao rừng nhưng chưa đảm bảo tự kinh doanh nên phải hợp đồng khoán trồng rừng hoặc khai thác lâm sản cho LTQD trên diện tích đất và rừng được giao. Ví dụ như: huyện Bạch Thông (Bắc Thái cũ), một số huyện ở tỉnh Quảng Ninh và Nghệ Tĩnh, LTQD chịu trách nhiệm cung cấp giống cây, tiền công, đầu tư sản xuất... sau khi trồng, các HTX chịu trách nhiệm bảo vệ và quản lý rừng trồng. Nhìn chung, rừng được bảo vệ tốt hơn trước. * Các HTX tham gia khai thác rừng tự nhiên: các HTX thuộc loại này thường đã nhận đất rừng nhưng chỉ đơn thuần để giữ rừng, khai thác gỗ, củi và các lâm sản khác, đặc biệt vào những năm thiếu lương thực. Tóm lại: trong thời kỳ này, nghành lâm nghiệp đã quy hoạch lại đất lâm nghiệp thành 3 loại rừng: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất. Hệ thống các LTQD đã được tổ chức lại vào năm 1985 và diện tích họ trực tiếp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng