Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển hệ thống cây xanh ở phường...

Tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển hệ thống cây xanh ở phường thanh bình thành phố hải dương

.PDF
59
127
51

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH – KTNN -------------------TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH - KTNN -----------------NGUYỄN THỊ THU HẰNG NGÔ THỊ MAI NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CÂY XANH Ở PHƢỜNG THANH BÌNH Chuyên ngành: Thực Vật Học THÀNH PHỐ HẢI DƢƠNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lê Đồng Tấn TS. Hà Minh Tâm KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Thực vật học Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Hà Minh Tâm HÀ NỘI, 2016 LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đến thầy giáo TS. Hà Minh Tâm ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo và tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành khóa luận này. Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội 2 cùng các thầy cô giáo khoa Sinh - Kĩ thuật nông nghiệp đã giúp đỡ em trong quá trình học tập và tạo điều kiện thuận lợi cho em đƣợc thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Cuối cùng tôi xin cảm ơn tới những ngƣời thân, bạn bè đã luôn ở bên động viên, giúp đỡ và khích lệ tôi hoàn thành khóa luận này Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2016 Sinh viên Nguyễn Thị Thu Hằng LỜI CAM ĐOAN Để đảm bảo tính trung thực của khóa luận tôi xin cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển hệ thống cây xanh ở phƣờng Thanh Bình thành phố Hải Dƣơng” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Hà Minh Tâm. Các kết quả nghiên cứu của khóa luận này là trung thực và các thông tin trích dẫn trong khóa luận này đều đƣợc ghi rõ nguồn gốc. Hà Nội, tháng 5 năm 2016 Sinh viên Nguyễn Thị Thu Hằng BẢNG CHÚ THÍCH CHỮ VIẾT TẮT Nxb : Nhà xuất bản Cs : Cộng sự Tr : Trang KHTN & CN : Khoa học tự nhiên và công nghệ Tp : Thành phố KH & KT : Khoa học và kĩ thuật MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................... 3 4. Điểm mới của đề tài: ................................................................................. 3 5. Bố cục của khóa luận: ............................................................................... 3 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4 1.1. Trên thế giới ........................................................................................... 4 1.2. Ở Việt Nam............................................................................................. 5 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................... 9 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................. 9 2.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 9 2. 3. Thời gian nghiên cứu ........................................................................... 10 Từ tháng 7/2015 đến tháng 5/2016 .......................................................... 10 2.4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 10 2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 10 2.5.1. Nghiên cứu tài liệu......................................................................... 10 2.5.2. Nghiên cứu thực địa....................................................................... 11 2.5.3. Đánh giá chất lƣợng cây ngoài thực địa dựa vào hình thái của thân và trạng thái tán lá.................................................................................... 12 Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 14 3.1. Hiện trạng các loài cây bóng mát ở phƣờng Thanh Bình .................... 14 3.1.1. Danh lục các loài ........................................................................... 14 3.1.2. Đặc điểm phân loại của 1 số cây bóng mát đƣợc ở phƣờng Thanh Bình .............................................................................................. 16 3.1.3. Đa dạng về các đơn vị phân loại .................................................... 35 3. 1. 4. Đa dạng về nguồn tài nguyên ...................................................... 36 3. 1. 5. Đa dạng về dạng sống .................................................................. 38 3.2.Đánh giá chất lƣợng cây bóng mát tại phƣờng Thanh Bình ................. 39 3.3. Biện pháp phát triển hệ thực vật nhằm phát triển kinh tế và bảo vệ môi trƣờng ................................................................................................... 43 3.3.1. Nguyên tắc bố trí cây trồng ........................................................... 43 3.3.2. Giải pháp khoa học và công nghệ.................................................. 44 3.3.3. Biện pháp trồng, chăm sóc và quản lý cây xanh ........................... 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 49 PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Danh lục các loài cây cảnh, cây bóng mát tại Phƣờng Thanh Bình ........ 14 Bảng 3.2. Đa dạng ở mức độ ngành ................................................................ 35 Bảng 3.3. Đa dạng ở mức độ họ và chi ........................................................... 35 Bảng 3.4. 10 loài có nhiều cá thể nhất ............................................................ 36 Bảng 3.51). Giá trị sử dụng của các cây xanh tại Phƣờng Thanh Bình ........... 36 Bảng 3.6. Các dạng sống của cây xanh tại Phƣờng Thanh Bình ............................. 39 Bảng 3.7. Chất lƣợng một số cây bóng mát tại Phƣờng Thanh Bình ............. 42 Bảng 3.8. Kích thƣớc cây theo chiều rộng hè phố .......................................... 45 DANH MỤC ẢNH Ảnh 1. Juniperus chinensis L. ........................................................................ 16 Ảnh 2. Cycas revoluta Thunb. ......................................................................... 17 Ảnh 3. Pinus kesiva Royle ex Gordon............................................................. 17 Ảnh 4. Allospondias lakonensis (Pierre) Stapf. .............................................. 18 Ảnh 5. Dracontomelum duperreanum Pierre . ................................................ 18 Ảnh 6. Mangifera indica L. ............................................................................. 19 Ảnh 7. Alstonia scholaris (L.) R.Br. ............................................................... 19 Ảnh 8. Syngonium podophyllum.L. ................................................................. 20 Ảnh 9. Ruellia tuberosa C.Wright. .................................................................. 20 Ảnh 10. Areca catechu L. ......................................................................................... 21 Ảnh 11 .Chrysalidocarpus lutescens H. Wendl. ............................................. 21 Ảnh 12. Livistona chinensis (Jacq.) R. Br. ...................................................... 22 Ảnh 13. Roystonea regia (H.B.K.) Cook. ....................................................... 22 Ảnh 14. Terminalia catappa L. ....................................................................... 23 Ảnh 15. Acacia auriculiformisA.Cunn.ex Benth. ............................................ 23 Ảnh 16. Delonix regia (Bojer ex Hook.) Raf. ................................................. 23 Ảnh 17. Peltophorum pterocarpum (DC.) K.Heyne. ...................................... 24 Ảnh 18. Cassia fistula L. ................................................................................. 24 Ảnh 19. Cinnamonum camphora (L.) J. S. ..................................................... 25 Ảnh 20. Persea Americana Mill. ..................................................................... 25 Ảnh 21. Barringtonia acutangula (L.) Gaertn. ............................................... 26 Ảnh 22. Lagerstroemia speciosa (L.) Pers. ..................................................... 26 Ảnh 23. Michelia alba DC. ............................................................................. 27 Ảnh 24. Khaya senegalensis A. Juss. .............................................................. 27 Ảnh 25. Chukrasia tabularis A. Juss............................................................... 28 Ảnh 26. Artocarpus heterophyllus Lamk. ....................................................... 28 Ảnh 27. Ficus microcarpa L. .......................................................................... 29 Ảnh 28. Ficus elastic Roxb. Ex. Horn............................................................. 29 Ảnh 29. Ficus benjamina L. ............................................................................ 30 Ảnh 30. Ficus racemosa L. ............................................................................. 30 Ảnh 31. Muntingia calabura L. ....................................................................... 31 Ảnh 32. Bougainvillea spectabilis Willd......................................................... 31 Ảnh 33. Bambusa vulgaris Schrad. ................................................................. 32 Ảnh 34. Citrus grandis (L.) Osb. .................................................................... 32 Ảnh 35. Dimocarpus longan Lour................................................................... 33 Ảnh 36. Chrysophyllum cainito L. .................................................................. 33 Ảnh 37. Lantana camara.L ............................................................................. 34 Ảnh 38. Camellia amplexicaulis (Pit.) ............................................................ 34 Ảnh 39. Rễ cây ăn phá hỏng mặt đƣờng .................................................................. 41 Ảnh 40. Cây xanh ảnh hƣởng đến hệ thống cột điện và đƣờng dây điện ................ 41 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phƣờng Thanh Bình là một phƣờng ở thành phố Hải Dƣơng, nằm ở phía Tây thành phố Hải Dƣơng và là một trong những phƣờng có diện tích lớn. Thanh Bình giáp các phƣờng Tứ Minh, Việt Hòa, Cẩm Thƣợng, Phạm Ngũ Lão, Lê Thanh Nghị, Hải Tân và xã Thạch Khôi.Phƣờng Thanh Bình bao gồm các phố chính: Nguyễn Lƣơng Bằng, Nguyễn Thị Duệ, Đức Minh, Ngô Quyền, Nguyễn Chí Thanh, Bình Lâu, Vũ Hựu. Phƣờng Thanh Bình hiện tại không còn diện tích đất nông nghiệp mà đã đƣợc chuyển đổi thành đất thổ cƣ và đất Công nghiệp. Nhiều trƣờng học, doanh nghiệp lớn đang đóng trên địa phận của phƣờng nhƣ: Trƣờng Đại học Kỹ Thuật Y Tế TW1, Đại học sƣ phạm kỹ thuật Hƣng Yên, Cao đẳng Dƣợc, Cao Đẳng Sƣ Phạm Hải Dƣơng... Hiện tại Phƣờng Thanh Bình có 1 khách sạn tiêu chuẩn 4 sao đó là khách sạn Nacimex (Nam Cuong Hotel). Một loạt các khách sạn khác nhƣ Tiến Thành Hotel, Đông Phƣơng hotel... là những khách sạn có chất lƣợng tƣơng đƣơng 3 sao. Điều này chứng tỏ phƣờng Thanh Bình đang thay da, đổi thịt, phát triển theo quy luật chung của xã hội. Bên cạnh việc đầu tƣ phát triển về hạ tầng một vấn đề lớn đƣợc đảng bộ chính quyền tại phƣờng quan tâm đó là vấn đề ngăn chặn và hạn chế suy thoái ô nhiễm môi trƣờng để ngƣời dân đƣợc sống và làm việc trong bầu không khí trong lành thì phải có sự tham gia của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực với các biện pháp khác nhau. Để bảo vệ môi trƣờng và cải thiện không gian sống, ngoài các biện pháp giảm thiểu nguồn ô nhiễm thì việc sử dụng cây xanh có vai trò vô cùng quan trọng. Cây xanh có tác dụng cải thiện khí hậu vì chúng có khả năng ngăn chặn và lọc bức xạ mặt trời, ngăn chặn quá trình bốc hơi nƣớc, giữ độ ẩm đất và độ ẩm không khí thông qua việc hạn chế bốc hơi nƣớc, kiểm soát gió, mƣa, bảo vệ mặt đƣờng, chống xói mòn đất và bảo vệ các công trình kiến trúc khác. 1 Cây xanh hút khí CO2 và cung cấp O2, ngăn giữ các chất khí bụi độc hại và hạn chế tiếng ồn. Cây xanh có vai trò quan trọng trong kiến trúc và trang trí cảnh quan. Những tính chất của cây xanh nhƣ: Hình dạng (tán lá, thân cây), màu sắc (lá, hoa, thân cây, trạng mùa của lá...) là những yếu tố trang trí làm tăng giá trị thẩm mỹ của công trình kiến trúc cũng nhƣ cảnh quan chung. Ngoài chức năng trang trí, tăng thêm vẻ đẹp thẩm mỹ cây xanh còn có tác dụng kiểm soát giao thông. Việc kiểm soát giao thông bao gồm cả xe cơ giới và ngƣời đi bộ. Hàng cây bên đƣờng có tác dụng định hƣớng, nhất là vào ban đêm sự phản chiếu của các gốc cây đƣợc sơn vôi trắng là những tín hiệu chỉ dẫn cho ngƣời đi đƣờng. Vậy nên cây xanh là một phần không thể thiếu trong đời sống con ngƣời, nó không những mang đến nhiều giá trị về tinh thần, đƣa con ngƣời xích gần lại với thiên nhiên hơn mà còn mang lại giá trị kinh tế, bảo vệ, cải thiện môi trƣờng. Tuy nhiên việc đô thị hóa đã làm thay đổi môi trƣờng sinh thái theo hƣớng mất cân bằng. Để giải quyết vấn đề trên, chính quyền các cấp đã đề ra nhiều giải pháp, trong đó có việc phủ xanh đƣờng phố bằng nhiều loại cây trồng khác nhau, nhƣng kết quả vẫn không nhƣ mong đợi vì thiếu đồng bộ và không vận động đƣợc ngƣời dân tham gia. Từ thực tế nêu trên, tôi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển hệ thống cây bóng mát tại Phƣờng Thanh Bình”. 2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá thực trạng cây bóng mát, từ đó đề xuất giải pháp phát triển hệ thống cây bóng mát tại Phƣờng Thanh Bình, thành phố Hải Dƣơng, nhằm giữ cân bằng sinh thái, tạo cảnh quan và phát triển kinh tế địa phƣơng. 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn  Ý nghĩa khoa học: Góp phần bổ sung vốn kiến thức cho chuyên ngành Sinh thái học và là cơ sở khoa học cho những nghiên cứu về hệ thống cây xanh đô thị, tài nguyên thực vật, đa dạng sinh học.  Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài phục vụ trực tiếp việc phát triển hệ thống cây bóng mát tại phƣờng Thanh Bình, thành phố Hải Dƣơng. 4. Điểm mới của đề tài: Cung cấp một số thông tin về hệ thống cây bóng mát tại phƣờng Thanh Bình, thành phố Hải Dƣơng. 5. Bố cục của khóa luận: Gồm 50 trang, 40 ảnh, 8 bảng, đƣợc chia thành các phần chính nhƣ sau: Mở đầu (3 trang), chƣơng 1 (Tổng quan tài liệu - 5 trang), chƣơng 2 (Đối tƣợng, phạm vi, thời gian, phƣơng pháp nghiên cứu - 5 trang), chƣơng 3 (Kết quả - 33 trang), kết luận, kiến nghị - 2 trang, tài liệu tham khảo - 2 trang, phụ lục - (không đánh số trang). 3 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU Đa dạng sinh học là một trong những tài nguyên quý giá mà không thể lấy các giá trị khác thay thế đƣợc, đa dạng sinh học đã trở thành cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của con ngƣời. Nhận thức đƣợc giá trị tài nguyên thiên nhiên, thiên nhiên của đa dạng sinh học, loài ngƣời cũng nhận thức đến sự cần thiết phải bảo tồn đa dạng sinh học, tăng cƣờng và phát triển nguồn tài nguyên đa dạng sinh học nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của con ngƣời trong thời hiện đại. Để làm đƣợc chuyện đó khoa học về đa dạng sinh học càng ngày càng phát triển. 1.1. Trên thế giới Vấn đề đa dạng sinh vật nói chung và đa dạng thực vật nói riêng, cũng nhƣ bảo tồn chúng, đã trở thành một chiến lƣợc quan trọng trên toàn thế giới. Nhiều tổ chức quốc tế đã ra đời để hƣớng dẫn, giúp đỡ và tổ chức việc đánh giá, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh vật trên phạm vi toàn thế giới. Đó là Hiệp hội quốc tế bảo vệ thiên nhiên (IUCN), Chƣơng trình môi trƣờng liên hợp quốc (UNEP), Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF), Viện Tài nguyên Di truyền quốc tế (IPGRI),... Để tránh sự phá huỷ tài nguyên và duy trì sự sống một cách bền vững trên trái đất, Hội nghị thƣợng đỉnh bàn về môi trƣờng và đa dạng sinh vật đã đƣợc tổ chức tại Rio de Janeiro (Brazil) tháng 6/1992 và 150 quốc gia đã ký vào Công ƣớc về Đa Dạng sinh vật và bảo vệ chúng. Từ đó nhiều cuộc hội thảo đƣợc tổ chức và nhiều cuốn sánh chỉ dẫn ra đời. Năm 1990, WWF xuất bản sách về tầm quan trọng của đa dạng sinh vật; IUCN, UNEP và WWF đƣa ra chiến lƣợc bảo tồn thế giới; IUCN và WWF xuất bản cuốn Bảo tồn đa dạng sinh vật thế giới; IUCN và UNEP xuất bản sách Chiến lƣợc đa dạng sinh vật và chƣơng trình hành động; ... Tất cả các công trình đó nhằm hƣớng dẫn và đề xuất phƣơng pháp để bảo tồn đa dạng 4 sinh vật, làm nền tảng cho công tác bảo tồn và phát triển trong tƣơng lai. WCMC (1992) công bố công trình đánh giá đa dạng sinh vật toàn cầu, cung cấp tƣ liệu về đa dạng sinh vật của các nhóm sinh vật khác nhau, ở các vùng khác nhau trên toàn thế giới làm cơ sở cho việc bảo tồn có hiệu quả. Cùng với các công trình đó, đã có hàng ngàn cuộc hội thảo khác nhau đƣợc tổ chức nhằm thảo luận về quan điểm, phƣơng pháp, cùng các kết quả đạt đƣợc ở khắp mọi nơi trên toàn thế giới. Tất cả tình hình trên đây chứng tỏ tầm quan trọng vô cùng to lớn của vấn đề đa dạng sinh học nói chung và da dạng thực vật nói riêng đối với toàn thế giới, đối với mỗi quốc gia và đối với mỗi vùng lãnh thổ địa phƣơng trong mỗi nƣớc, đặc biệt là các Khu du lịch sinh thái, Vƣờn Quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên,... và sự cần thiết phải nghiên cứu đánh giá đa dạng sinh học, trong đó có thực vật phục vụ cho mục đích bảo tồn và phát triển bền vững. 1.2. Ở Việt Nam Việt Nam đƣợc coi là nƣớc có đa dạng sinh học cao, là một trong 10 trung tâm đa dạng sinh học quan trọng của thế giới. Có hệ thực vật rất phong phú và đa dạng, với nhiều giống loài có giá trị khoa học và kinh tế cao, loài đặc hữu, nhiều nguồn gen quý hiếm. Theo các tài liệu đã công bố, Việt Nam có khoảng 17000 loài Thực vật, trong đó ngành tảo có khoảng 2200 loài, ngành Rêu 480 loài, ngành Khuyết lá Thông có 1 loài, ngành Thông đất có 55 loài, ngành Cỏ tháp bút có 2 loài, ngành Dƣơng xỉ có 700 loài, ngành Hạt trần có 70 loài, ngành Hạt kín có 13000 loài. [2,3,7,9,10]. Việc nghiên cứu, điều tra, đánh giá về đa dạng thực vật Việt Nam đã đƣợc tiến hành hơn 2 thế kỉ, nhƣng các công trình mới chỉ công bố nhiều ở khoảng 50 năm trở lại đây. Ngay từ cuối thế kỉ 18, nhà Thực vật học ngƣời Pháp J.Louseiro (1970) đã biên soạn cuốn sách đầu tiên về đa dạng thực vật Nam Bộ. Nửa đầu thế kỉ 5 20 các nhà thực vật Pháp dƣới sự chủ biên của H. Lecomte (1907-1952) đã lần lƣợt xuất bản bộ sách “Thực vật chí đại cƣơng Đông Dƣơng” gồm 7 tập với 7004 loài, 1850 chi, 289 họ, trong đó: Ngành Hạt kín có 3366 loài, 1727 chi, 239 họ; ngành Dƣơng xỉ có 599 loài, 205 chi, 42 họ; ngành Hạt trần có 39 loài, 18 chi, 8 họ là nền tảng cho đánh giá đa dạng thực vật đến tận ngày nay [16, tr6]. Những năm từ 1969 đến 1976 dƣới sự chủ biên của Lê Khả Kế, nhiều nhà nghiên cứu thực vật nhƣ Võ Văn Chi, Phan Nguyên Hồng,… đã công bố 7 tập bộ “Cây cỏ thƣờng thấy ở Việt Nam”. Trong khi đó từ năm 1970 đến 1972 Giáo sƣ Phạm Hoàng Hộ đã công bố bộ “Cây cỏ miền Nam Việt Nam” gồm 2 tập, đã thống kê đƣợc 5326 loài [16, tr5]. Tiếp sau đó (1991-1993, 1999-2000) Giáo sƣ Phạm Hoàng Hộ lại công bố tiếp 3 tập của bộ “Cây cỏ Việt Nam” với số lƣợng loài khá đầy đủ, phục vụ tốt cho việc tra cứu và định loại. Tuy tác giả chủ yếu đi sâu vào việc mô tả, nhƣng ông cũng đã đề cập đến công dụng làm thuốc của 1559 loài [15]. Trong cuốn sách “Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi gồm 6 tập (1962-1965) đã trình bày khoảng 430 loài cây thuốc, thuộc 116 họ, 51 vị thuốc động vật và 19 vị thuốc khoáng vật. Đến nay đã tái bản bổ sung tới 9 lần (năm 1999) với gần 800 cây và vị thuốc [26]. Tác giả Võ Văn chi (1999) đã công bố cuốn sách “Từ điển cây thuốc Việt Nam” giới thiệu 3200 loài thực vật có khả năng làm thuốc. Tác giả đã mô tả chi tiết từng cây, có kèn theo hình vẽ minh họa, nơi phân bố, thành phần hóa học, công dụng, liều dùng. [10]. Cũng trong năm 1999, các tác giả Võ Văn Chi, Trần Hợp bắt đầu cho ra mắt bộ sách “Cây cỏ có ích ở Việt Nam” đây là bộ sách chuyên khảo lớn, giới thiệu 6000 loài thực vật bậc cao có mạch với các đặc điểm về hình thái, phân bố, sinh thái, công dụng [2],[3]. 6 Trong cuốn “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” đã giới thiệu 920 loài cây và 80 động vật đƣợc lựa chọn từ hơn 4.000 cây thuốc và 400 loài động vật làm thuốc đã biết. Bên cạnh cách giới thiệu hấp dẫn và đa dạng các cây con thuốc, cuốn sách còn minh họa từng cây từng con thuốc với những hình vẽ rất chi tiết và sống động để đọc giả có thể dễ dàng hình dung và nhận biết ra chúng [5],[6]. Để hoàn thiện chính xác về danh pháp của các loài thực vật, phân bố của chúng ở Việt Nam và trên thế giới, cũng nhƣ 1 số đặc điểm sinh thái, hình thái không thể không nhắc đến cuốn “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” gồm 3 tập. Tập 1 do Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trƣờng, Đại học Quốc gia Hà Nội biên tập, nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội năm 2001. Các tập tiếp theo (tập 2, tập 3) do Giáo sƣ Nguyễn Tiến Bân là chủ biên soạn. Bộ sách đã thống kê đƣợc 368 loài vi khuẩn lam, 2.200 loài Nấm, 2.176 loài Tảo, 481 loài Rêu, 1 loài Quyết lá thông, 53 loài Thông đất, 2 loài Cỏ tháp bút, 691 loài Dƣơng xỉ, 69 loài Hạt trần và 13.000 loài thực vật Hạt kín [4]. Trong cuốn “Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật” Nguyễn Nghĩa Thìn còn nêu nên những phƣơng pháp nghiên cứu đa dạng loài sau khi đã tập hợp các nguồn tƣ liệu từ các nƣớc và cả những tổ chức bảo tồn thiên nhiên, hoạt động xung quanh lĩnh vực đa dạng sinh học (IVCN), và cả những thành quả của các tác giả Việt Nam. Cùng với các công trình mang tính chất chung về taxon hay vùng lãnh thổ cả nƣớc, còn rất nhiều công trình về kết quả nghiên cứu Đa dạng thực vật của mỗi khu vực và các Vƣờn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, nhƣ Đa dạng thực vật các Vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng (Ninh Bình), Hoàng Liên - Sa Pa (Lào Cai), Ba Bể (Bắc Kạn), Cát Bà (Hải Phòng), Pù Mát (Nghệ An), Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Cát Tiên (Đồng Nai), Yok Đôn (Đắk Lắk), Xuân Sơn (Phú Thọ), Bạch Mã (Thừa Thiên -Huế), Tam Đảo (Vĩnh 7 Phúc), Mũi Cà Mau (Cà Mau), Đa dạng thực vật các Khu bảo tồn nhiên nhiên Khau Ca (Hà Giang), Na Hang (Tuyên Quang), Chạm Chu (Tuyên Quang), Hữu Liên (Lạng Sơn), Pù Huống (Nghệ An), Yên Tử (Quảng Ninh). Các khu vực Tây Bắc; vùng núi đá vôi Hoà Bình, Sơn La; vùng ven biển Phong Điền (Thừa Thiên -Huế); Khu Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long; Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh,...[16]. Các công trình nghiên cứu đa dạng thực vật thể hiện ở bộ mẫu thực vật đƣợc điều tra thu thập bảo quản bền vững, lâu dài ở các phòng Tiêu bản thực vật ở trong và ngoài nƣớc nhƣ: Bảo tàng quốc gia lịch sử tự nhiên Paris (Pháp), Vƣờn Thực vật Hoàng Gia Anh- Kew (Anh), Vƣờn Thực vật New York (Hoa Kỳ), Viện thực vật Komarốp (Nga), Phòng tiêu bản thực vật viên Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (HN) với hơn 1 triệu mẫu tiêu bản, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên (HNU) với khoảng 1 triệu mẫu,....[12]. 8 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu là các loài cây đƣợc trồng làm cảnh, làm bóng mát ở phƣờng Thanh Bình, thành phố Hải Dƣơng, tỉnh Hải Dƣơng dựa trên cơ sở mẫu vật và tài liệu. Tài liệu: Các tài liệu về đa dạng các loài cây trên thế giới và của Việt Nam và các tài liệu khác có liên quan. Mẫu vật: Các mẫu vật thực vật đƣợc trồng làm cây cảnh, cây bóng mát ở phƣờng Thanh Bình, thành phố Hải Dƣơng, tỉnh Hải Dƣơng, đƣợc thu thập trong các chuyến đi thực địa. Tổng số mẫu nghiên cứu là 754 mẫu. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Tại các tuyến đƣờng của phƣờng Thanh Bình: + Đƣờng Nguyễn Lƣơng Bằng + Đƣờng Vũ Hựu + Đƣờng Đức Minh + Đƣờng Ngô Quyền + Đƣờng Nguyễn Thị Duệ Phƣờng Thanh Bình nằm ở phía Tây thành phố Hải Dƣơng và là một trong những phƣờng có diện tích lớn nhất. Thanh Bình giáp các phƣờng Tứ Minh, Việt Hòa, Cẩm Thƣợng, Phạm Ngũ Lão, Lê Thanh Nghị, Hải Tân và xã Thạch Khôi. Phƣờng Thanh Bình hiện tại không còn diện tích đất nông nghiệp mà đã đƣợc chuyển đổi thành đất thổ cƣ và Công nghiệp. Nhiều trƣờng học, doanh nghiệp lớn đang đóng trên địa phận của trƣờng nhƣ: Trƣờng Đại học Kĩ thuật Y tế TW1. Đại học Sƣ phạm Kĩ thuật Hƣng Yên, Cao đẳng Dƣợc, Cao đẳng 9 Sƣ phạm Hải Dƣơng…Hiện tại phƣờng Thanh Bình có 1 khách sạn tiêu chuẩn 4 sao đó là khách sạn Nacimex (Nam Cuong hotel). Một loạt các khách sạn khác nhƣ Tiến Thành Hotel, Đông Phƣơng Hotel… là những khách sạn có chất lƣợng tƣơng đƣơng 3 sao. 2. 3. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 7/2015 đến tháng 5/2016 2.4. Nội dung nghiên cứu + Nghiên cứu xây dựng danh lục các loài cây bóng mát tại phƣờng Thanh Bình (thuộc thành phố Hải Dƣơng, tỉnh Hải Dƣơng). + Đánh giá tính đa dạng thực vật, sự đa dạng về giá trị tài nguyên. + Đánh giá chất lƣợng hệ thống cây trồng làm bóng mát tại khu vực nghiên cứu. + Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất biện pháp khai thác và phát triển hệ thực vật, phục vụ mục đích bảo vệ môi trƣờng và phát triển kinh tế. 2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để nghiên cứu tôi đã sử dụng phối hợp các phƣơng pháp nghiên cứu phổ biến hiện nay, theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1997 và 2007) [9,10]. Công tác ngoại nghiệp: Đƣợc thực hiện trong các chuyến đi thực địa nhằm thu thập mẫu vật, chụp ảnh, quan sát và ghi chép các đặc điểm của mẫu ở trạng thái tƣơi, quan sát về phân bố, môi trƣờng sống và các đặc điểm khác. Công tác nội nghiệp: Phân loại để xác định đƣợc tên khoa học, chỉnh lí về danh pháp, thành phần loài, phân tích và tổng hợp số liệu,... 2.5.1. Nghiên cứu tài liệu Tổng hợp, phân tích các tài liệu trong và ngoài nƣớc về lĩnh vực nghiên cứu thuộc đề tài, từ đó: Lựa chọn hệ thống phân loại phù hợp cho việc xác định vị trí, giới hạn và cách sắp xếp các lĩnh vực nghiên cứu. Giới hạn của 1 taxon sẽ ảnh hƣởng 10 đến vị trí và cách sắp xếp taxon đó trong hệ thống phân loại, cho nên ảnh hƣởng đến danh lục các loài tại nơi nghiên cứu. Kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các tác giả nghiên cứu trƣớc đó, nhằm hiểu rõ khu vực nghiên cứu, thành phần và tính chất hệ động thực vật nơi nghiên cứu, nhất là lĩnh vực thuộc đề tài sẽ nghiên cứu. Đây đƣợc xem là cơ sở dữ liệu rất quan trọng. 2.5.2. Nghiên cứu thực địa Thu thập số liệu ngoài thực địa đƣợc thực hiện theo phƣơng pháp điều tra tuyến. Tuyến điều tra: Dựa trên bản đồ hành chính của phƣờng Thanh Bình để xác định các hƣớng tuyến điều tra. Tuyến điều tra là các trục đƣờng chính của phƣờng Thanh Bình. Thu thập số liệu: Thu thập số liệu nghiên cứu về thành phần thực vật: Dọc theo tuyến điều tra, ghi chép tất cả các loài xuất hiện ở hai bên tuyến. Các số liệu đƣợc ghi chép theo mẫu sau: Biểu 01 Biểu 01: Điều tra thực vật theo tuyến Số hiệu tuyến……………….. Ngƣời điều tra…………… Bắt đầu từ………. đến……… Ngày điều tra……………. Chiều dài tuyến……………... TT Tên họ Tên loài (khoa học - Việt Nam) (khoa học Dạng sống - Công dụng Số cá thể Việt Nam) 01 02 Những loài cây chƣa biết tên khoa học hoặc còn nghi ngờ thì tham khảo ý kiến các chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực mình quan tâm. Để nghiên cứu xác định thành phần các loài, tôi dựa vào phƣơng pháp nghiên cứu của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997 và 2007) [13]. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Năng lượng gió...
130
78479
145