Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải côn...

Tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụ, tỉnh thái nguyên

.PDF
93
34
136

Mô tả:

Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ, tỉnh Thái Nguyên Đồng Thị Phương Liên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Luận văn ThS ngành: Khoa học môi trường; Mã số: 60 85 02 Người hướng dẫn: TS. Trần Văn Quy Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Khảo sát hiện trạng sản xuất của Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ. Điều tra, đánh giá hiện trạng phát sinh và xử lý nước thải tại Công ty. Đánh giá công nghệ xử lý nước thải sản xuất đang vận hành tại Công ty. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nước thải sản xuất cho Công ty. Keywords: Xử lý nước thải; Khoa học môi trường; Nước thải Content Trong công cuộc đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng cả về kinh tế và xã hội. Cùng với nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao nhiều vấn đề môi trường cấp bách đang đặt ra, nếu không được giải quyết thoả đáng và kịp thời thì sẽ cản trở, làm chậm lại tốc độ tăng trưởng kinh tế và nảy sinh nhiều vấn đề xã hội, đe dọa nghiêm trọng sự phát triển bền vững của đất nước. Trong những năm gần đây, các ngành công nghiệp Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò rất quan trọng, trong đó có ngành công nghiệp sản xuất giấy. Song song với những thuận lợi còn rất nhiều những khó khăn, thách thức mà ngành giấy Việt Nam cần phải đối mặt trong thời kì hội nhập: công nghệ lạc hậu, sản lượng thấp, lực lượng lao động cồng kềnh và trình độ thấp, thiếu nguồn nguyên liệu, vốn, cạnh tranh tăng cao và đặc biệt là ô nhiễm môi trường. Do đặc trưng của ngành là sử dụng lượng lớn nguyên liệu thô, năng lượng, nước và các hóa chất trong quá trình sản xuất nên tạo ra một lượng lớn chất thải (nước thải, khí thải và chất thải rắn) có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nếu không được xử lý. Đặc biệt là nước thải có hàm lượng các chất ô nhiễm cao và khó xử lý. Hiện nay, môi trường ở các cơ sở sản xuất giấy này ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, đòi hỏi cần phải có các biện pháp giải quyết hơn bao giờ hết. Tại các nước tiên tiến, để bảo vệ rừng và môi trường sinh thái, Chính phủ các nước khuyến khích sử dụng nguồn nguyên liệu thứ cấp và coi đó là nguồn nguyên liệu rất có giá trị. Trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đã và đang sản xuất giấy từ giấy loại (giấy tái chế), trong đó có Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ tỉnh Thái Nguyên. Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ trải qua quá trình hoạt động từ khi thành lập cho đến nay đã có nhiều lần nâng công suất và cải tiến công nghệ trong dây chuyền sản xuất cũng như xử lý chất thải. Bên cạnh những giá trị kinh tế - xã hội mà Công ty đem lại thì vẫn tồn tại một số vấn đề gây tác động xấu đến môi trường do các nguồn thải phát sinh, đặc biệt là nước thải. Xuất phát từ thực tiễn trên của ngành giấy nước ta nói chung và của Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ nói riêng, tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ, tỉnh Thái Nguyên” với mục tiêu đánh giá hiện trạng hệ thống xử lý nước thải của Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ, trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải của Công ty nhằm đảm bảo xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải ra sông Cầu và giảm thiểu tác động tới môi trường nước sông Cầu. Nội dung nghiên cứu bao gồm: - Khảo sát hiện trạng sản xuất của Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ; - Điều tra, đánh giá hiện trạng phát sinh và xử lý nước thải tại Công ty; - Đánh giá công nghệ xử lý nước thải sản xuất đang vận hành tại Công ty; - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nước thải sản xuất cho Công ty; - Tính toán sơ bộ các công trình xử lý và thiết bị đáp ứng yêu cầu xả thải cho phương án được đề xuất. CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan ngành công nghiệp giấy 1.1.1. Tình hình sản xuất của ngành giấy trong những năm gần đây (từ năm 2006 đến nay) 1.1.2. Công nghệ sản xuất giấy và bột giấy 1.1.3. Sản xuất giấy từ giấy loại (giấy tái chế) 1.1.3.1. Phân loại giấy a/ Giấy tái chế được b/ Giấy không tái chế 1.1.3.2. Lợi ích của giấy tái chế 1.1.3.3. Tái chế giấy ở các nước trong khu vực và ở Việt Nam a/ Trung Quốc b/ Nhật Bản c/ Đài Loan d/ Hàn Quốc e/ Việt Nam 1.2. Đặc tính nƣớc thải ngành công nghiệp giấy và các biện pháp giảm thiểu, xử lý 1.2.1. Các nguồn phát sinh nước thải và đặc tính nước thải ngành công nghiệp giấy 1.2.2. Các biện pháp giảm thiểu và xử lý nước thải trong công nghiệp giấy 1.2.2.1. Các biện pháp giảm thiểu nước thải trong công nghiệp giấy [17] 1.2.2.2. Các biện pháp xử lý nước thải trong công nghiệp giấy[17] a/ Phương pháp lắng b/ Phương pháp đông keo tụ hóa học c/ Phương pháp sinh học 1.2.2.3. Một số dây chuyền công nghệ xử lý nước thải giấy a/ Xử lý nước thải của công ty Roemond – Hà Lan b/ Xử lý nước thải nhà máy sản xuất giấy thuộc Công ty DIANA – Khu Công nghiệp Tiên Du tỉnh Bắc Ninh CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Nước thải sản xuất và hệ thống xử lý nước thải hiện tại của Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu 2.2.2. Phương pháp khảo sát ngoài thực địa 2.2.3. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu 2.2.4. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm 2.2.5. Phương pháp xử lý, đánh giá số liệu 2.2.6. Phương pháp đánh giá công nghệ xử lý nước thải 2.2.7. Phương pháp tính toán theo công thức thực nghiệm CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khái quát chung về Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ 3.1.1. Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 3.1.2. Thực trạng hoạt động sản xuất của Công ty 3.1.2.1. Sản phẩm - Giấy bao gói xi măng: 10.500 tấn/năm. - Giấy bao gói chất lượng cao: 3.000 tấn/năm. 3.1.2.2. Nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu và hóa chất - Lề nhập ngoại: OCC, NDLK: 15.000 tấn/năm - Lề hòm hộp nội địa: 2.000 tấn/năm. Ngoài ra, còn sử dụng 1 số loại hóa chất là phèn nhôm, nhựa thông và phẩm màu. 3.1.2.3. Các trang thiết bị chính phục vụ sản xuất 3.1.2.4. Quy trình công nghệ sản xuất Nước thu hồi Giấy nguyên liệu Nước + bột thu hồi Pha loãng Thanh nan, giấy loại Nghiền thủy lực Lọc cát thô, sàng tách rác Bể chứa thô Phẩm Nghiền đĩa Bể chứa tinh Phèn, keo nhựa Xeo giấy Sấy Cắt, cuộn lại Sản phẩm nhập kho Hình 1. Quy trình công nghệ sản xuất giấy của Công ty 3.2. Hiện trạng phát sinh nƣớc thải và hệ thống thu gom, xử lý nƣớc thải của Công ty 3.2.1. Các nguồn phát sinh nước thải của Công ty - Nước thải sản xuất phát sinh chưa tính đến lượng tuần hoàn khoảng 1.272m3/ngày. - Nước thải sinh hoạt phát sinh khoảng 2m3/ngày. Ngoài ra, còn một lượng nước mưa chảy tràn kéo theo các chất ô nhiễm trên mặt đất vào dòng thải chung (dòng thải này không thường xuyên). 3.2.2. Hiện trạng hệ thống thu gom, xử lý nước thải của Công ty 3.2.2.1. Đối với nước sinh hoạt Nước thải sinh hoạt được xử lý sơ bộ qua hệ thống bể phốt sau đó đổ vào hệ thống thoát nước chung của khu vực. 3.2.2.2. Đối với nước mưa chảy tràn Nước mưa sau khi được thu gom theo hệ thống mương rãnh trong phạm vi Công ty sẽ đổ vào hệ thống thoát nước chung của khu vực. 3.2.2.3. Đối với nước thải sản xuất Nước thải sản xuất được thu gom đưa vào hệ thống xử lý nước thải, nước thải sau xử lý được bơm tuần hoàn lại cho sản xuất. Tuy nhiên hiện tại nước chỉ được tuần hoàn trong công đoạn sản xuất còn hệ thống máy bơm tuần hoàn nước sau xử lý cho sản xuất đang bị hỏng nên toàn bộ nước thải sau xử lý được xả ra sông Cầu. - Hệ thống thu gom, tuần hoàn nước thải và hệ thống bể tuyển nổi sau công đoạn xeo - Hệ thống xử lý nước thải hiện tại của Công ty Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải được thể hiện ở Hình 1. ơ Nước dư trong Nước thải từ máy xeo 3 Thải bùn 1 Nước thải ra sông Cầu sản xuất 5 2 7 4 6 9 8 10 Cấp bột 11 Hình 2. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải hiện tại của Công ty Chú thích: 1- Bể lắng cát; 2- Bể điều hòa 2 ngăn; 3- Hố bơm; 4- Bể bột; 5- Bể phản ứng; 6- Bể trộn 1; 7- Bể Aeroten; 8- Xeo thủ công; 9- Bể lắng; 10- Sân phơi bùn; 11- Hồ sinh học. Kết quả phân tích mẫu nước thải sau khi qua hệ thống xử lý của Công ty được thể hiện trong Bảng 2. Bảng 2. Kết quả đo, phân tích nước thải sau xử lý thải ra ngoài môi trường của Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ QCVN Kết quả St t 1 2 3 4 5 Tên chỉ tiêu Đơn vị 12:2008/ Đợt 1/20 Đợt Đợt Đợt Đợt 2/201 3/201 4/201 1/201 2/201 3/201 4/201 BTNMT Kq = 0,9 Kf = 1,1 0 0 1 1 1 1 (B1) 6,5 7,1 7,4 7,1 7,2 7,3 7,7 7,5 5,5-9 5,5-9 <5 <5 <5 <5 <5 <5 <5 <5 100 100 37,8 26,3 78,8 62,8 86,5 104,5 54 55,7 50 49,5 57,6 154 123,3 160,7 230,7 98,6 88,5 200 198 3,5 13,1 16,6 21,1 45,7 100 99 Độ Pt- màu Co BO mg/ D5 L CO mg/ 104, D L 5 L Đợt 0 - mg/ Đợt 10 pH TSS Đợt Cmax 24,9 10,1 72 (Nguồn: Kết quả báo cáo giám sát môi trường định kỳ Công ty Cổ phần giấy Hoàng văn Thụ từ đợt 1/2010 đến đợt 4/2011 do Trung tâm Quan trắc và Công nghệ môi trường Thái Nguyên thực hiện) Từ bảng kết quả đo, phân tích nước thải sau xử lý thải ra ngoài môi trường của Công ty từ đợt 1/2010 đến đợt 4/2011 thấy rằng: Chỉ có đợt quan trắc 1 và 2/2010 có hàm lượng các chất ô nhiễm đạt mức cho phép, còn lại các đợt quan trắc sau này chất lượng nước không đáp ứng QCVN 12:2008/BTNMT (B1). Nhìn chung, hệ thống xử lý nước thải hiện tại của Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ hoạt động chưa hiệu quả. Nước thải sau xử lý có giá trị của thông số BOD5, COD cao hơn QCVN 12:2008/BTNMT (B1). 3.2.3. Đánh giá công nghệ xử lý nước thải 3.2.3.1. Đánh giá công nghệ xử lý nước thải về mặt kỹ thuật (48/60)  Hiệu quả xử lý của hệ thống (điểm10/15)  Giải pháp xử lý chất thải thứ cấp (điểm 10/10)  Chất lượng các sản phẩm hữu ích từ quá trình xử lý (điểm 5/5)  Mức độ cơ khí hóa, tự động hóa (điểm 3/5)  Mức độ phù hợp (điểm 12/15)  Khả năng thay thế, cải tiến thiết bị, mở rộng quy mô (điểm 4/5)  Thuận tiện trong quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa (điểm 4/5) 3.2.3.2. Đánh giá công nghệ xử lý nước thải về mặt kinh tế (điểm 18/20) 3.2.3.3. Đánh giá công nghệ xử lý nước thải về mặt môi trường (điểm 17/20)  Thân thiện với môi trường (điểm 10/10)  Các giải pháp giảm thiểu tác động xấu đến kinh tế, văn hóa cộng đồng và cảnh quan sinh thái (điểm 3/5)  Các giải pháp phòng ngừa khắc phục sự cố (điểm 4/5) Tóm lại: Với tổng điểm đánh giá công nghệ xử lý nước thải sản xuất đang vận hành tại Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ, đạt 83/100 điểm và điểm trung bình của mỗi chỉ tiêu không thấp hơn 1/2 số điểm tối đa của các tiêu chí, có thể coi công nghệ này là tương đối phù hợp. Tuy nhiên, hiệu quả xử lý của hệ thống chưa đáp ứng được yêu cầu về xả thải ra nguồn tiếp nhận sông Cầu. Vì vậy cần có giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý của hệ thống. 3.3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nƣớc thải Trên cơ sở các số liệu phân tích, kết quả đánh giá công nghệ và nguyên nhân về hiệu quả xử lý, thấy rằng, để nâng cao hiệu quả xử lý của các giai đoạn trong hệ thống xử lý nước thải của Công ty, cần giải pháp khắc phục công đoạn tuyển nổi, sao cho hiệu suất thu hồi xơ bột cao nhất. Có thể đề xuất 2 phương án sau. Xeo carton lạnh Bể tuyển nổi sơ bộ Bể điều hòa Không khí Tuyển nổi áp lực Bể Aerote n Bùn NT từ máy xeo và các công đoạn khác Song chắn rác Hóa chất Bể chứa bột giấy Nước rích hoàn lưu Phƣơng án 1: Sản Tuần hoàn xuất Bể lắng Hồ sinh học Nước ra Sân phơi đạt tiêu bùn, máy chuẩn ép bùn Bán hoặc chôn lấp Sản xuất NT từ máy xeo và các công đoạn khác Song chắn rác Xeo carton lạnh Bể lắng cát Bể điều hòa Hóa chất Không khí Tuần hoàn Phƣơng án 2: Tuyển nổi áp lực Bể SBR Hồ sinh học Nước ra đạt tiêu chuẩn Bể nén bùn Bể chứa bột giấy Nước rích Sân phơi bùn, máy ép bùn Lựa chọn phƣơng án Bán hoặc chôn lấp Yêu cầu cần thiết của hệ thống xử lý nước thải là: + Quy trình công nghệ đơn giản, dễ vận hành; + Tận dụng tối đa các hạng mục công trình cũng như trang thiết bị hiện có; + Chi phí vận hành và bảo dưỡng hệ thống thấp; + Nước thải sau xử lý đạt QCVN 12:2008/BTNMT (cột A). Từ kết quả so sánh 2 phương án, thấy rằng phương án 2 có nhiều ưu điểm hơn và hệ thống xử lý phù hợp với đặc tính nước thải của Công ty cũng như hiện trạng hệ thống và thiết bị hiện có. Để nâng cao hiệu quả xử lý và giảm chi phí vận hành thì phương án chọn có thể tận dụng lại tối đa các thiết bị theo công nghệ hiện có, tuy nhiên có thể thay đổi tính năng một số hạng mục cho phù hợp với công nghệ mới và đạt hiệu quả cao nhất. Cụ thể như sau: - Tăng cường hạng mục bể tuyển nổi áp lực thay thế cho cụm bể trộn và bể phản ứng để nâng cao hiệu suất tách xơ sợi và giảm thiểu các chất ô nhiễm. - Mặt khác, để giảm chi phí đầu tư và vận hành, có thể cải tạo bể Aeroten 2 ngăn hiện có thành 2 bể SBR hoạt động luân phiên. Nhờ đó sẽ xử lý hiệu quả không những BOD5, COD mà còn khử được triệt để nitơ và phốt pho có nhiều trong nước thải. - Bên cạnh đó, tại hồ sinh học xử lý cuối cùng của hệ thống được thiết kế 2 ngăn, mỗi ngăn có dung tích 1.000m3; như vậy với lưu lượng nước thải phát sinh thực tế thì chỉ cần dùng 1 ngăn của hồ sinh học có thả bèo góp phần làm cho chất lượng nước tốt hơn, ngăn còn lại dùng để chứa nước sau xử lý sử dụng tuần hoàn lại cho quá trình sản xuất. Để sử dụng hiệu quả máy bơm nước tuần hoàn cho sản xuất (hiện nay không sử dụng) cần kiểm tra, sửa chữa lại hoặc đầu tư cụm máy bơm mới cho phù hợp. - Ngoài ra, hệ thống tuyển nổi thu hồi bột giấy tại phân xưởng xeo hiện tại hoạt động vẫn chưa hiệu quả (theo tính toán hiệu suất thu hồi bột xơ sợi của bể tuyển nổi là 60%). Vì vậy, luận văn đề xuất phương án lắp đặt thêm hệ thống thu và gạt bột giấy mới theo cơ cấu quay tự động thu bột bề mặt, đồng thời lắp đặt thêm hệ thống phân phối khí đáy bể hỗ trợ cho công tác thổi bọt khí kéo theo bột giấy nổi lên trên nhằm tăng khả năng thu hồi bột giấy và giảm tải trọng cho hệ thống xử lý nước thải. - Đối với các hạng mục và trang thiết bị khác vẫn hoạt động khá tốt, vì vậy sẽ tận dụng lại toàn bộ cho hệ thống xử lý. 3.4. Tính toán các công trình xử lý nƣớc thải theo phƣơng án chọn Các thông số cần thiết cho việc tính toán, thiết kế: * Các thông số đầu vào: Bảng 3. Các thông số chính đầu vào và yêu cầu đặc tính nước thải đầu ra của hệ thống xử lý nước thải cần thiết kế Đầu ra Đơn vị Đầu vào QCVN 12:2008/BTNMT (A) STT Tên chỉ tiêu 1 pH - 6,2 6-9 2 Độ màu Pt-Co 199,8 50 3 BOD5 mg/L 256 30 4 COD mg/L 465 80 5 TSS mg/L 277,6 50 * Các thông số của Công ty: Tổng lưu lượng nước thải đưa vào hệ thống xử lý: 1.274 m3/ngày. Tuy nhiên, do hệ thống hiện tại được thiết kế với công suất 1.300m3/ngày. Để thống nhất trong toàn bộ hệ thống chọn lưu lượng thiết kế cho hệ thống là 1.300m3/ngày. Do cơ sở sản xuất hoạt động 3 ca liên tục (số giờ xả thải của Công ty là 24h) nên ta có lưu lượng trung bình theo giờ là: Qtb    QT 1300m3/ngày   54,17 m3 / h  15(l / s) 24h / ngày 24h / ngày Lưu lượng nước thải không đều nhau giữa các giờ trong ngày và thường dao động với lưu lượng trung bình giờ. → Qmax= Qtb x K0 max = 54,17(m3/h) x 2,0 = 108,34(m3/h)  0,03(m3/s) → Qmin= Qtb x K0 min = 54,17(m3/h) x 0,48 = 26,0016 (m3/h)  0,007(m3/s) 3.4.1. Song chắn rác Lưu lượng nước thải lớn nhất là 0,03m3/s. Song chắn rác cũ có các thông số sau: - Số thanh chắn: 21 thanh; - Chiều rộng song chắn: 0,54m; - Chiều dài mương đặt song chắn: 1,7m; - Chiều sâu mương đặt song chắn: 0,36m; Như vậy, có thể tận dụng song chắn rác của hệ thống hiện tại. 3.4.2. Bể lắng cát và bể điều hòa Kích thước của bể lắng cát là: 7 x 0,83 x 0,5m. Kích thước của bể điều hòa 2 ngăn là: 16 x 12 x 3,5m. Như vậy, với lưu lượng nước thải lớn nhất 0,03m/s thì hệ thống mới vẫn tận dụng lại bể lắng cát và để điều hòa của hệ thống hiện tại. 3.4.3. Hệ thống bể tuyển nổi Bảng 4. Kết quả tính toán bể tuyển nổi STT Hạng mục Thông số 1 2 3 Thể tích (m3) 35,2 Bán kính (m) 1,9 Chiều cao (m) 3,0 Diện tích bề mặt (m2) 11,7 Áp lực nén (kPa) 327,4 Lưu lượng khí cần cung cấp (lít/phút) 10,95 Thể tích (m3) 4,07 Đường kính (m) 1,6 Chiều cao (m) 2,0 Thể tích (m3) 6,0 Đường kính (m) 2,0 Bể tuyển nổi Bình tạo áp lực Bể chứa dung dịch bọt nổi Chiều cao (m) 2,0 3.4.4. Bể Aeroten theo mẻ kế tiếp (SBR) Bể Aeroten hiện có gồm 2 ngăn có kích thước: 26,7 x 11,6 x 3,5m. Thể tích mỗi ngăn Vn= 542m3. Trên cơ sở hệ thống hiện tại, luận văn đề xuất phương án cải tạo 2 ngăn của bể Aeroten hiện có thành 2 bể Aeroten hoạt động theo mẻ, luân phiên nhau. Thể tích mỗi bể bằng thể tích mỗi ngăn: Vb = Vn = 542 (m3). Để đảm bảo cho hệ thống hoạt động ổn định, cần xây thêm chiều cao bảo vệ là 0,5m. Kích thước xây dựng hệ thống bể SBR: 26,7 x 11,6 x 4 (m). 3.4.5. Bể nén bùn Bể nén bùn được tận dụng từ bể lắng, có kích thước D = 9,6m, h = 3,5m, F = 72,35 m2, V = 253,2 m3. 3.4.6. Bể chứa bùn và sân phơi bùn Thể tích bùn rút ra sau khi nén: 30,2m3. Bể chứa bùn hiện tại có kích thước: 5 x 4 x 3,5 m, thể tích 70m3. Sân phơi bùn hiện tại có kích thước: 15 x 10 x 0,8 m, diện tích 150m2. Như vậy, có thể tận dụng bể chứa bùn và sân phơi bùn hiện tại cho hệ thống mới. 3.4.7. Hồ sinh học Hồ sinh học hiện tại có 2 ngăn, thể tích mỗi ngăn 1000m3 và hồ được thả bèo. Với lưu lượng nước thải sau xử lý đưa vào hồ xấp xỉ 1.300m3/ngày. Như vậy, có thể tận dụng lại hồ sinh học hiện tại. Để tránh tình trạng bèo già chết và bị sâu ăn phân hủy làm tái ô nhiễm nước như thực tế đã xảy ra, cần thường xuyên kiểm tra tình trạng bèo trong hồ để kịp thời vớt bỏ. Đồng thời với 2 ngăn chứa nước, chỉ thả bèo 1 ngăn, ngăn còn lại chỉ để ổn định và lưu chứa nước trong sử dụng bơm về tuần hoàn cho sản xuất. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận 1. Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ đang chuyên sản xuất giấy bao gói xi măng và giấy bao gói công nghiệp chất lượng cao từ nguồn nguyên liệu giấy tái chế. Sản lượng 13.500 tấn/năm, đạt 90% công suất thiết kế; 2. Công nghệ xử lý nước thải hiện tại của Công ty được đánh giá đạt 83/100 điểm và điểm trung bình của mỗi chỉ tiêu không thấp hơn 1/2 số điểm tối đa của các tiêu chí. Như vậy, hệ thống xử lý nước thải tại Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ có công nghệ tương đối phù hợp; 3. Hiệu quả xử lý của hệ thống hiện tại chưa đáp ứng được yêu cầu về xả thải ra nguồn tiếp nhận sông Cầu. So sánh với QCVN 12:2008/BTNMT (B1), với giá trị hệ số lưu lượng nguồn nước tiếp nhận nước thải Kq = 0,9 và giá trị hệ số lưu lượng nguồn thải Kf = 1,1 thì chỉ tiêu BOD5 trong nước thải đầu ra tại hầu hết các đợt quan trắc có giá trị vượt giới hạn cho phép từ 1,09 đến 2,11 lần; 4. Đã đề xuất giải pháp cải tạo lại một số hạng mục trong hệ thống, để đảm bảo hiệu quả xử lý nước thải đạt QCVN 12:2008/BTNMT loại A, cụ thể: - Thay thế cụm bể trộn và bể phản ứng bằng bể tuyển nổi áp lực, để nâng cao hiệu suất tách xơ sợi và giảm thiểu các chất ô nhiễm; - Cải tạo bể Aeroten 2 ngăn hiện có thành 2 bể SBR hoạt động luân phiên; - Cải tạo hồ sinh học thành 2 ngăn, mỗi ngăn có dung tích 1.000m3; 1 ngăn lưu nước thải sau xử lý có thả bèo và ngăn còn lại chứa nước sau xử lý để bơm tuần hoàn cho quá trình sản xuất; - Lắp đặt thêm hệ thống thu và gạt bột giấy theo cơ cấu quay tự động thu bột bề mặt, đồng thời lắp đặt thêm hệ thống phân phối khí đáy bể hỗ trợ cho công tác thổi bọt khí kéo theo bột giấy nổi lên trên nhằm tăng khả năng thu hồi bột giấy và giảm tải trọng cho hệ thống xử lý nước thải. Khuyến nghị - Cần nghiên cứu và thử nghiệm để có thể sớm triển khai thực hiện phương án đã đề xuất; - Thường xuyên vận hành công trình xử lý nước thải đúng theo yêu cầu kỹ thuật; - Cần quan tâm đào tạo đội ngũ nhân viên kỹ thuật vận hành hệ thống xử lý nước thải và có chế độ sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ máy móc, thiết bị; - Cần duy trì chế độ kiểm tra, giám sát định kỳ chất lượng nước thải sau xử lý, để đảm bảo chất lượng nước trước khi thải ra nguồn tiếp nhận hoặc tuần hoàn cho sản xuất. References Tiếng Việt 1. Vũ Ngọc Bảo (2009), "Tái chế giấy giúp bảo vệ môi trường", Tạp chí công nghiệp giấy tháng1/2009, Hiệp hội Giấy và bột giấy Việt Nam, Hà Nội. 2. Công ty Cổ phần giấy An Bình (2011), "Ngành giấy- Nhìn lại và suy ngẫm", Tin sự kiện về giấy, http://www.anbinhpaper.com/Nganh-giay--Nhin-lai-va-suy- ngam_C14_D30.htm 3. Công ty Cổ phần giấy An Bình (2011), "Xuất khẩu giấy và các sản phẩm từ giấy của Việt Nam 7 tháng năm 2011", Tin kinh tế thị trường, http://anbinhpaper.com/UserFiles/file/TinCongTy/Xuat-khau-giay-va-cac-sanpham-tu-giay-cua-Viet-Nam-7-thang-nam-2011-_C16_D102.htm 4. Công ty Cổ phần Đông Á (2011), "Tổng quan ngành giấy thế giới năm 2011", http://donga.khatoco.com/CTTin/tabid/1131/id/1648/Default.aspx 5. Công ty Cổ phần giấy Hoàng văn Thụ (2010), Báo cáo kết quả xử lý ô nhiễm triệt để theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg, Thái Nguyên. 6. Công ty Cổ phần giấy Hoàng văn Thụ (2011), Hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, Thái Nguyên. 7. Nguyễn Thị Hà, Đặng Văn Lợi (2007), Bài giảng đánh giá công nghệ và thẩm định công nghệ môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội. 8. Trần Đức Hạ (2006), Xử lý nước thải đô thị, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 9. Hoàng Văn Huệ, Trần Đức Hạ (2002), Thoát nước tập II: Xử lý nước thải, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 10. Nguyễn Trung Hưng (2009), "Tái chế giấy đã sử dụng: Càng nghèo càng hoang", http://www.baomoi.com/Tai-che-giay-da-su-dung-Cang-ngheo-canghoang/45/3641930.epi 11. Vi Thị Mai Hương (2007), Đánh giá hiện trạng môi trường Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ, Thiết kế hệ thống xử lý nước thải và đề xuất định hướng cải tạo hệ thống xử lý nước thải hiện có của Công ty, Luận văn thạc sĩ khoa học, Viện Khoa học và Công nghệ môi trường, Trường Đại học Bách khoa, Hà Nội. 12. Hiệp hội Giấy Việt Nam (2004), Lịch sử ngành giấy Việt Nam, Hà Nội. 13. Hiệp hội Giấy và bột giấy Việt Nam (2008), Báo cáo tóm tắt ngành giấy Việt Nam, Hà Nội. 14. Trịnh Xuân Lai (2008), Tính toán các công trình xử lý và phân phối nước cấp, NXB Xây dựng, Hà Nội. 15. Trịnh Xuân Lai (2009), Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải, NXB Xây dựng, Hà Nội. 16. Nguyễn Ngọc Lân (2009), Thuyết minh Dự án cải tạo hệ thống xử lý nước thải Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ, Viện Khoa học và Công nghệ môi trường, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Hà Nội. 17. Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga (2006), Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 18. Tổng Công ty giấy Việt Nam (2011), "Tình hình ngành giấy 6 tháng đầu năm 2011 ", http://www.vinapaco.com.vn/newsview.aspx?cate=31&id=147 19. Lâm Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân (2004), Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp, tính toán thiết kế công trình, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh. 20. Trung tâm Đào tạo ngành nước và môi trường (2006), Sổ tay xử lý nước tập 2, NXB Xây dựng, Hà Nội. 21. Trung tâm Quan trắc và Công nghệ môi trường Thái Nguyên (2010), Báo cáo kết quả quan trắc giám sát môi trường Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ đợt 1, 2, 3 và 4 năm 2010, Thái Nguyên. 22. Trung tâm Quan trắc và Công nghệ môi trường Thái Nguyên (2011), Báo cáo kết quả quan trắc giám sát môi trường định kỳ Công ty Cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ đợt 1, 2, 3 và 4 năm 2011, Thái Nguyên. Tiếng Anh 23. Habets, L.H and J.H Knelissen (1996), Application of UASB-reator for Anaerobic Treatment of Paper and Boardmill Effluent Proceeding of EWPCA, Amsterdam, p 154 - p 160. 24. Mobius.C.H (1989), Genmeinsame Behandlung von Papierfbrikabwasser mit kommunalen Abwasser, Germany. VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ !
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng