Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu hệ sinh thái miệt vườn ở cù lao thới sơn tỉnh tiền giang để phát tr...

Tài liệu Nghiên cứu hệ sinh thái miệt vườn ở cù lao thới sơn tỉnh tiền giang để phát triển du lịch sinh thái bền vững

.PDF
175
170
130

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Võ Thị Ánh Vân NGHIÊN CỨU HỆ SINH THÁI MIỆT VƯỜN Ở CÙ LAO THỚI SƠN - TỈNH TIỀN GIANG ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Võ Thị Ánh Vân NGHIÊN CỨU HỆ SINH THÁI MIỆT VƯỜN Ở CÙ LAO THỚI SƠN - TỈNH TIỀN GIANG ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG Chuyên ngành : Sinh thái học Mã số : 60 42 60 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRẦN HỢP Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu, hình ảnh thu thập và phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với công trình nghiên cứu khoa học nào. Các số liệu và tài liệu tham khảo hoặc trích dẫn trong luận văn tôi đều chú thích nguồn rõ ràng, chính xác. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến : PGS.TS. Trần Hợp đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài, cảm ơn thầy đã không quản công khó khăn, dành nhiều thời gian và công sức chỉ bảo cho tôi. TS. Phạm Văn Ngọt cùng các Thầy cô Khoa Sinh trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh cũng như các giảng viên đã truyền đạt cho tôi những kiến thức khoa học quý báu trong suốt khóa học. Gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và thực hiện đề tài. Phòng Khoa học công nghệ và sau Đại học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi theo học và làm luận văn. Cục Thống kê, Sở Tài nguyên môi trường, Sở văn hoá thể thao và du lịch tỉnh Tiền Giang. Ủy ban nhân dân xã Thới Sơn. Các chủ hộ nhà vườn, các cơ sở dịch vụ du lịch trên các cù lao nghiên cứu đã nhiệt tình giúp đỡ, và cung cấp những số liệu cần thiết để tôi thực hiện đề tài này. Các tác giả của những tài liệu mà tôi dùng tham khảo hoặc trích dẫn trong luận văn. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................................... 3 12T 12T LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................................. 4 12T T 2 1 MỤC LỤC ...................................................................................................................................... 5 12T T 2 1 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... 10 12T T 2 1 MỞ ĐẦU ......................................................................................................................................... 1 12T T 2 1 1. Đặt vấn đề ................................................................................................................................ 1 12T T 2 1 3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................................... 2 12T 12T 4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................................... 2 12T 12T 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 2 12T 12T 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ................................................................ 2 12T T 2 1 7. Thời gian nghiên cứu : ............................................................................................................. 2 12T 12T Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................................... 3 12T 12T 1.1. Tài liệu nước ngoài................................................................................................................ 3 12T 12T 1.2. Tài liệu trong nước ................................................................................................................ 3 12T 12T 1.3. Cơ sở lí luận chung................................................................................................................ 5 12T 12T 1.3.1. Một số khái niệm liên quan ............................................................................................ 5 T 2 1 12T 1.3.1.1. Hệ sinh thái ............................................................................................................. 5 T 2 1 12T 1.3.1.2. Hệ sinh thái vườn nhà ............................................................................................. 6 T 2 1 12T 1.3.1.3. Khái niệm du lịch sinh thái...................................................................................... 6 T 2 1 T 2 1 1.3.1.4. Các đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái [24] ...................................................... 7 T 2 1 T 2 1 1.3.1.5. Những nguyên tắc cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái ...................................... 8 T 2 1 T 2 1 1.3.2. Tài nguyên du lịch sinh thái ........................................................................................... 8 T 2 1 12T 1.3.2.1. Khái niệm về tài nguyên du lịch sinh thái ................................................................ 8 T 2 1 T 2 1 1.3.2.2. Những đặc điểm cơ bản của tài nguyên du lịch sinh thái ......................................... 9 T 2 1 T 2 1 1.3.3. Du lịch sinh thái với phát triển bền vững ....................................................................... 9 T 2 1 T 2 1 1.3.4. Các khái niệm cơ bản về du lịch nông thôn [21] ........................................................... 11 T 2 1 T 2 1 1.3.4.1.Định nghĩa du lịch nông thôn ................................................................................. 11 T 2 1 T 2 1 1.3.4.2.Các thành phần cơ bản của du lịch nông thôn ......................................................... 15 T 2 1 T 2 1 1.3.4.3. Các khái niệm khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh du lịch nông thôn ...... 24 T 2 1 T 2 1 1.3.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch nông thôn .............................. 25 T 2 1 T 2 1 1.3.4.5. Vai trò của các chủ thể trong việc phát triển du lịch nông thôn .............................. 25 T 2 1 T 2 1 1.3.5. Khái niệm du lịch miệt vườn [20] ................................................................................ 25 T 2 1 T 2 1 1.3.5.1. Định nghĩa ............................................................................................................ 25 T 2 1 12T 1.3.5.2. Phân biệt du lịch miệt vườn và du lịch nhà vườn ................................................... 26 T 2 1 T 2 1 Chương 2 : ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 29 12T T 2 1 2.1. Địa điểm nghiên cứu của đề tài............................................................................................ 29 12T 12T 2.2. Phương tiện hỗ trợ nghiên cứu............................................................................................. 29 12T 12T 2.3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài ..................................................................................... 29 12T T 2 1 2.3.1. Thực địa ....................................................................................................................... 29 T 2 1 12T 2.3.2. Ở phòng thí nghiệm ...................................................................................................... 30 T 2 1 12T Chương 3 : ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÙ LAO THỚI SƠN ........ 31 12T T 2 1 3.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................................... 31 12T 12T 3.2. Đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã hội ..................................................................................... 35 12T T 2 1 3.2.1. Tình hình chung [Bảng 3.1] .......................................................................................... 35 T 2 1 12T 3.2.2. Đời sống kinh tế [Bảng 3.2] ......................................................................................... 36 T 2 1 12T 3.2.3. Giao thông [Bảng 3.3] .................................................................................................. 37 T 2 1 12T 3.2.4. Môi trường [Bảng 3.4] ................................................................................................. 38 T 2 1 12T 3.2.5. Văn hóa thể dục thể thao [Bảng 3.5]............................................................................. 39 T 2 1 T 2 1 3.2.6. Y tế - dân số [Bảng 3.6] ............................................................................................... 41 T 2 1 12T 3.2.7. Giáo dục [Bảng 3.7] ..................................................................................................... 42 T 2 1 12T 3.2.8. Quốc phòng – An ninh [Bảng 3.8] ................................................................................ 43 T 2 1 T 2 1 3.2.9. Các tổ chức chính trị xã hội [Bảng 3.9] ........................................................................ 44 T 2 1 T 2 1 3.2.10. Công tác chính sách – Xã hội [Bảng 3.10] .................................................................. 45 T 2 1 T 2 1 3.3. Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn trên cù lao Thới Sơn ................ 46 12T T 2 1 3.3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên .......................................................................................... 46 T 2 1 12T 3.3.1.1. Khí hậu, thời tiết ................................................................................................... 46 T 2 1 12T 3.3.1.2. Đất đai .................................................................................................................. 49 T 2 1 12T 3.3.1.3. Địa hình, địa chất .................................................................................................. 51 T 2 1 12T 3.3.1.4. Nguồn nước – Thủy văn ........................................................................................ 51 T 2 1 12T 3.3.1.5. Tài nguyên sinh vật ............................................................................................... 51 T 2 1 12T 3.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn......................................................................................... 53 T 2 1 12T 3.3.2.1. Ẩm thực ................................................................................................................ 53 T 2 1 12T 3.3.2.2. Đờn ca tài tử ......................................................................................................... 53 T 2 1 12T 3.3.2.3. Làng nghề ............................................................................................................. 54 T 2 1 12T Chương 4 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................................................. 56 12T T 2 1 4.1. Diện tích các vườn nhà, vườn nhà kết hợp du lịch sinh thái ở cù lao Thới Sơn .................... 56 12T T 2 1 4.2. Cấu trúc vườn ...................................................................................................................... 57 12T 12T 4.2.1. Thành phần loài cây trồng và hoang dại ở trong các vườn nhà...................................... 57 T 2 1 T 2 1 4.2.2. Cấu trúc vườn nhà ........................................................................................................ 58 T 2 1 12T 4.2.2.1. Vườn nhà thuần loại .............................................................................................. 58 T 2 1 12T 4.2.2.2. Vườn nhà trồng xen .............................................................................................. 59 T 2 1 12T 4.3. Mô tả vườn nhà, vườn nhà kết hợp du lịch sinh thái ............................................................ 60 12T T 2 1 4.3.1. Mô tả vườn nhà ............................................................................................................ 60 T 2 1 12T 4.3.2. Vườn nhãn thuần loại ................................................................................................... 62 T 2 1 12T 4.3.3. Vườn Măng cụt và Sầu riêng ........................................................................................ 64 T 2 1 12T 4.3.4. Vườn Nhãn – Măng cụt ................................................................................................ 66 T 2 1 12T 4.3.5.1. Du lịch miệt vườn ở cù lao Thới Sơn .................................................................... 68 T 2 1 T 2 1 4.3.5.2. Vườn nhà ở nhà hàng Thới Sơn 1 .......................................................................... 71 T 2 1 T 2 1 4.3.5.3. Vườn nhà của hộ chú tư Đàng ............................................................................... 80 T 2 1 T 2 1 4.3.5.4. Vườn nhà của anh Triệu Văn Sơn ......................................................................... 86 T 2 1 T 2 1 4.4. Tình hình ô nhiễm môi trường và ý thức của người dân trong canh tác vườn nhà, vườn nhà 12T kết hợp du lịch sinh thái. ............................................................................................................ 92 12T 4.4.1. Tình hình sử dụng các loại thuốc diệt cỏ dại ................................................................. 92 T 2 1 T 2 1 4.5. Hiện trạng phát triển du lịch sinh thái ở cù lao Thới Sơn ..................................................... 92 12T T 2 1 4.5.1. Các loại hình du lịch đặc thù ........................................................................................ 92 T 2 1 12T 4.5.2. Khách du lịch ............................................................................................................... 93 T 2 1 12T 4.5.3. Doanh thu từ du lịch ..................................................................................................... 97 T 2 1 12T 4.5.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật ................................................................................................. 97 T 2 1 12T 4.5.5. Lao động phục vụ du lịch ............................................................................................. 98 T 2 1 12T 4.6. Hiệu quả kinh tế của vườn nhà kết hợp du lịch sinh thái ở cù lao Thới Sơn năm 2009 ......... 98 12T T 2 1 4.6.1. Tổng thu ....................................................................................................................... 98 T 2 1 12T 4.6.2. Tổng chi phí của mỗi điểm nhà vườn/ năm ................................................................. 100 T 2 1 T 2 1 4.6.3. Các khoản chi khác .................................................................................................... 101 T 2 1 12T 4.6.4. Lợi ích trên chi phí của một hộ nhà vườn làm điểm du lịch ........................................ 102 T 2 1 T 2 1 4.7. Các vấn đề ảnh hưởng đến phát triển du lịch miệt vườn ở cù lao Thới Sơn ........................ 103 12T T 2 1 4.7.1. Vấn đề kinh tế ............................................................................................................ 103 T 2 1 12T 4.7.2. Vấn đề chính trị.......................................................................................................... 103 T 2 1 12T 4.7.3. Vấn đề văn hóa – xã hội ............................................................................................. 104 T 2 1 12T 4.7.4. Vấn đề tự nhiên .......................................................................................................... 105 T 2 1 12T 4.7.5. Vấn đề kỹ thuật – công nghệ ...................................................................................... 109 T 2 1 12T 4.7.6. Vấn đề cạnh tranh ...................................................................................................... 109 T 2 1 12T 4.7.7. Vấn đề khách hàng ..................................................................................................... 110 T 2 1 12T 4.7.8. Vấn đề cung ứng ........................................................................................................ 111 T 2 1 12T 4.7.9. Vấn đề chăm sóc vườn cây ăn trái và tiếp đón khách của điểm nhà vườn ................... 112 T 2 1 T 2 1 4.8. Nhận xét đánh giá chung về tình hình du lịch ở cù lao Thới Sơn ....................................... 113 12T T 2 1 4.9. Định hướng phát triển du lịch sinh thái bền vững ở cù lao Thới Sơn ................................. 115 12T T 2 1 4.9.1. Thuận lợi.................................................................................................................... 115 T 2 1 12T 4.9.2. Khó khăn.................................................................................................................... 117 T 2 1 12T 4.9.3. Quan điểm phát triển du lịch sinh thái ở cù lao Thới Sơn ........................................... 117 T 2 1 T 2 1 4.9.4. Qui hoạch phát triển du lịch sinh thái ở cù lao Thới Sơn ............................................ 118 T 2 1 T 2 1 4.9.5. Định hướng phát triển bền vững ...................................................................................... i T 2 1 T 2 1 4.9.5.2. Các định hướng ........................................................................................................ i T 2 1 12T 4.9.5.3. Công tác cụ thể ........................................................................................................ i T 2 1 12T KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .......................................................................................................... vii 12T 12T TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................... xiii 12T 12T PHỤ LỤC.............................................................................................................................. 151xvii 12T T 2 1 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT B : Hướng Bắc. BCN : Ban chủ nhiệm CSHT : Cơ sở hạ tầng DLST : Du lịch sinh thái. Đ : Hướng Đông ĐV : Động vật. ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long. ESE : East South East (Đông Đông Nam) GAP : Good Agricultural Practices (Thực hành nông nghiệp tốt). HST : Hệ sinh thái. HV : Hội viên IUCN : International Union for Conservation of Nature (Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới). K : Không N : Hướng Nam NE : North East (Đông Bắc) NN : Nông Nghiệp NNE : North North East (Đông Đông Bắc) SE : South East (Đông Nam) SW : South West (Tây Nam) T : Hướng Tây THPT : Trung học phổ thông. Tmax : Nhiệt độ cao nhất. T min : Nhiệt độ thấp nhất. : Nhiệt độ trung bình TNDLST : Tài nguyên du lịch sinh thái. TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh. TV : Thực vật. UBND : Ủy Ban Nhân Dân. VNAH : Việt Nam anh hùng. W : West (Tây) WSW : West South West (Tây Tây Nam) WTTC : World Travel and Tourism Council (Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới). WTO : World Tourism Organisation (Tổ chức Du lịch Thế giới). WTO : World Trade Organisation (Tổ chức Thương mại Thế giới). R R R R T tb R R X : Thu nhập/Diện tích đất canh tác. Yy : Year (Năm) MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Nền kinh tế của nước ta ngày càng phát triển, nhất là từ khi Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO). Phát triển du lịch đã và đang là một lợi thế to lớn và góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là miền sông nước Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bởi nhiều yếu tố: Cảnh quan đẹp, đa dạng sắc tộc, nhiều lễ hội văn hóa và ẩm thực phong phú… Tiền Giang là tỉnh thuộc vùng ĐBSCL, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trải dọc trên bờ Bắc sông Tiền (một nhánh của sông Mê Kông) có chiều dài 120km.Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, sông nước, khí hậu nhiệt đới, đất đai màu mỡ nên rất thích hợp với nhiều loại cây trồng như: Nhãn, Bưởi, Cam, Sầu riêng, Măng cụt, Xoài…các loại thuỷ sản nước ngọt có giá trị kinh tế cao như cá tai tượng, cá điêu hồng, tôm càng xanh, cá tra và tài nguyên thiên nhiên phong phú. Cù lao Thới Sơn trực thuộc thành phố Mỹ Tho có vườn cây xanh mướt, đầy trái ngọt và hệ thống sông, rạch nhiều tôm cá, những bài đờn ca tài tử,… tạo hấp dẫn cho du khách bằng hình thức du lịch sinh thái (DLST) miệt vườn, du lịch mang nét độc đáo của vùng sông nước. Phát triển du lịch sinh thái miệt vườn góp phần giúp người dân tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình, đây cũng là động lực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, đặc biệt là phong trào cải tạo vườn tạp thay thế những vườn cây ăn trái đặc sản, giá trị kinh tế cao, đáp ứng quanh năm nhu cầu của du khách. Lâu nay, du lịch sinh thái vùng sông nước ĐBSCL có hiệu quả hoạt động chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Đặc biệt, chưa phát huy hết vai trò của các hộ gia đình hay trang trại trồng cây ăn trái trong hoạt động phát triển du lịch. Hơn nữa, du lịch miệt vườn còn là bước phát triển cao của du lịch sinh thái vì có sự tham gia hoạt động của người dân như hái trái cây, trồng cây,…đặc biệt trong sự giao lưu văn hóa (đờn ca tài tử) với du khách. Vì vậy việc “Nghiên cứu hệ sinh thái miệt vườn ở cù lao Thới Sơn- tỉnh Tiền Giang để phát triển du lịch sinh thái bền vững” là cần thiết góp phần mang lại hiệu quả trong kinh doanh du lịch sinh thái sông nước miệt vườn – một loại hình du lịch mang tính cộng đồng cao, nhằm phục vụ khách được tốt nhất, đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hiện trạng hệ sinh thái (HST) miệt vườn ở cù lao Thới Sơn - tỉnh Tiền Giang. - Hiện trạng phát triển du lịch sinh thái ở cù lao Thới Sơn - tỉnh Tiền Giang. - Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch sinh thái miệt vườn bền vững ở cù lao Thới Sơn - tỉnh Tiền Giang. 3. Đối tượng nghiên cứu - Những vườn nhà, các hộ gia đình, các trang trại…ở cù lao Thới sơn. - Kết hợp làm du lịch sinh thái giữa người dân vườn cây với du khách ở cù lao Thới sơn. 4. Nội dung nghiên cứu - Tìm hiểu một số điều kiện tự nhiên ở cù lao Thới Sơn tỉnh Tiền Giang có ảnh hưởng đến HST miệt vườn. - Phân tích hiện trạng các kiểu sinh thái miệt vườn ờ cù lao: diện tích, hiệu quả kinh tế của các vườn. - Phân tích hiện trạng du lịch sinh thái và quản lí ở cù lao và đóng góp ý kiến cho sự phát triển bền vững. 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Chú trọng nghiên cứu hệ sinh thái vườn cây ăn trái, phân tích hiệu quả kinh tế các mô hình vườn cây ăn trái, trong đó chú trọng hiệu quả kinh tế vườn kết hợp dịch vụ du lịch sinh thái. - Khảo sát đánh giá tài nguyên và thực trạng phát triển du lịch và nghiên cứu một số nét chính cơ bản về HST vườn cây ăn trái ở cù lao có liên quan đến phát triển loại hình DLST miệt vườn đặc trưng của tỉnh Tiền Giang. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn kiến thức thông tin tham khảo bổ ích để ngành du lịch Tiền Giang nói chung, xã cù lao nói riêng điều chỉnh các hoạt động du lịch địa phương nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách mang lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao mức sống cộng đồng địa phương, bảo vệ môi trường và đảm bảo sự phát triển theo hướng bền vững. 7. Thời gian nghiên cứu : từ tháng 11 năm 2010 đến tháng 09 năm 2011. Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tài liệu nước ngoài - Soemarwoto và các cộng tác viên, 1975, đã khảo sát vườn nhà. Tác giả nhấn mạnh sự phân biệt vườn nhà và sự kết hợp vườn nhà với trồng trọt, chăn nuôi. [3] - Karyono,1990, đã khảo sát cấu trúc vườn nhà trên đất nông thôn của lưu vực Citarum của Indonesia. Tác giả mô tả sự phân bố các loài thực vật, sự phân tầng trong không gian, hệ thống canh tác... Ông đã nêu lên ba kiểu canh tác nông lâm cổ truyền là: Vườn, vườn nhà và vườn rừng. [34] - Long, Chun Lin, 1990, đã khảo sát về hệ sinh thái nông nghiệp và các dạng vườn nhà ở Xishuangbana của Trung Quốc. Tác giả đã nghiên cứu và giới thiệu, mô tả vườn nhà dựa trên thành phần, cấu trúc và những thay đổi đã xảy ra của vườn nhà. [35] - Inskeep, 1991, nhấn mạnh vai trò của các hoạt động du lịch đối với môi trường và kinh tế. Tác giả đề ra những mục đích phải đạt được để phát triển du lịch bền vững: Tối ưu hóa các lợi ích kinh tế xã hội, bảo tồn môi trường và tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, xã hội và khai thác có hiệu quả các tài nguyên này, bảo vệ và khai thác có hiệu quả các giá trị bản địa truyền thống. [33] - M.Mowforth và I.Munt, 1998, đề cập đến phát triển du lịch bền vững và đưa ra một số nguyên tắc bền vững trong du lịch như: Bền vững sinh thái, bền vững văn hóa, bền vững kinh tế, có sự tham gia của cộng đồng địa phương. [36] Các công trình nghiên cứu về vườn chủ yếu mô tả, chưa đi sâu phân tích cấu trúc, chức năng, hiệu quả kinh tế của vườn cũng như tiềm năng của vườn cây ăn trái trong hoạt động du lịch. Chưa có nghiên cứu đề cập kết hợp vườn với phát triển DLST để tăng nguồn thu nhập cho người dân nông thôn. 1.2. Tài liệu trong nước - Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, 1992, nghiên cứu HST vườn nhà ĐBSCLvà thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt chú trọng về vườn cây ăn trái vùng ĐBSCL. [1] - Trần Thế Tục, 1995, đã nêu hiện trạng vườn gia đình, phương pháp cải tạo hợp lí, đầu tư đúng mức, khai thác tốt mảnh vườn nhằm tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội và mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình. [28] - Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, 1996, nghiên cứu một số mô hình vườn nhà ở ĐBSCL và thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt phân tích đặc điểm kinh tế xã hội, hiệu quả kinh tế và điều kiện tự nhiên nhằm có cơ sở đề xuất một số biện pháp xử lý và phương hướng phát triển mô hình vườn cho thích hợp. [2] - Năm 1997, bài viết “A study on the home garden ecosystem in the Mekong river delta and the Ho Chi Minh city” của Nguyễn Thị Ngọc Ẩn đã đề cập tới các yếu tố của vườn nhà ở miền Nam Việt Nam, cấu trúc phân tầng trong vườn, các loại đất, động vật và thực vật trong vườn và chỉ ra vai trò của vườn về văn hóa, xã hội, kinh tế. [37] - Đường Hồng Dật, 1999, trong cuốn “Nghề làm vườn – cơ sở khoa học và hoạt động thực tiễn” đã lí giải một số vấn đề của hoạt động làm vườn, phân biệt vườn với ruộng, phân biệt vườn nhà với các loại vườn khác, phân tích các mối liên hệ giữa các thành phần trong hệ sinh thái vườn, chủ yếu là vườn nhà và kết luận vườn là một HST nông nghiệp tạo ra năng suất kinh tế cao. [12] - Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, 2000, tác giả đã trình bày các biện pháp khảo sát các mô hình vườn, đặc biệt là các vườn rau cùng với môi trường nước, các dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn động trên rau. [4] - Pablo B. Eyzaguirre và các cộng sự L.N. Trinh, J.W. Watson, N.N.Hue, N.N.De, N.V.Minh, P.Chu, B.R.Sthapit (2002), đã nghiên cứu về sự phát triển ở vườn nhà ở Việt Nam, nêu tầm quan trọng về các mặt xã hội và văn hóa của vườn nhà, cấu trúc vườn nhà ở Việt Nam, sự phân bố các loài ở một số vùng, kích thước các vườn khảo sát. [38] - Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, 2004, đã trình bày một cách chi tiết những kiến thức cơ bản về đa dạng sinh học cũng như những mối đe dọa đối với đa dạng sinh học, nguyên tắc bảo tồn ở cấp loài, cấp quần thể, quần xã, trong đó có nêu một số nét liên quan đến vườn. [5] - Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, 2006, đã nêu lên khái niệm, cấu trúc, hệ sinh thái vườn, tầm quan trọng và vai trò của vườn đối với đời sống con người. [8] - Trần Thế Tục, 2008, nêu khái niệm và phân loại vườn tạp, những tiến bộ kỹ thuật có thể áp dụng để cải tạo vườn tạp mang lại hiệu quả kinh tế cao. [28] - Phạm Trung Lương, Đăng Duy Lợi, Vũ Tuấn Cảnh, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Ngọc Khánh, 2000, đã nghiên cứu những vấn đề về tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, phát triển du lịch bền vững trong mối quan hệ tài nguyên và môi trường. [24] - Trần Văn Mậu, 2001, cung cấp những khái niệm cơ bản và nghiên cứu về văn minh du lịch, nội dung và phương pháp tổ chức cung cấp các loại hàng hóa, dịch vụ cho du khách. [25] - Phạm Trung Lương, Hoàng Hoa Quân, Nguyễn Ngọc Khánh, Nguyễn Văn Lanh, Đỗ Quốc Thông, 2002, nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiển về phát triển DLST. [24] - Thế Đạt, 2003, giới thiệu những vấn đề lý luận cơ bản nói chung và các loại hình du lịch ở Việt Nam trong đó có đề cập đến đặc điểm, nhiệm vụ của DLST. [13] - Lê Huy Bá, Thái Nguyên Lê, 2006, đã trình bày những vấn đề như: ô nhiễm môi trường trong hoạt động DLST, tài nguyên cảnh quan, sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong phát triển DLST, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam. [9] - Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long, 2007, đã cung cấp những vấn đề lý luận và bức tranh chung về tài nguyên du lịch Việt Nam, giới thiệu tiềm năng du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia Việt Nam. [31] - Lê Văn Thăng, Trần Anh Tuấn, Bùi Thị Thu, 2008, nêu lên những mối quan hệ giữa du lịch và môi trường, tầm quan trọng của tài nguyên môi trường tự nhiên và xã hội đối với sự hình thành và phát triển du lịch, cùng với những quan điểm về du lịch và phát triển bền vững. [27] - Nguyễn Thanh Vũ, Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, 2009, nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở các xã cù lao thuộc tỉnh Vĩnh Long. - Nguyễn Bích Liên, 2010, nghiên cứu hệ sinh thái vườn nhà ở thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững. Như trên đã có các công trình nghiên cứu về vườn, về du lịch và du lịch sinh thái, nhưng nhìn chung, các tác giả ít chú ý đến hệ sinh thái vườn cây ăn trái trên các cù lao, và chưa có công trình nào nghiên cứu mô hình vườn kết hợp với các dịch vụ du lịch sinh thái ở cù lao Thới Sơn - tỉnh Tiền Giang. 1.3. Cơ sở lí luận chung 1.3.1. Một số khái niệm liên quan 1.3.1.1. Hệ sinh thái Hệ sinh thái được nghiên cứu từ lâu, vì thế khái niệm này đã có từ thế kỉ XIX dưới các tên khác nhau như “Sinh vật quần lạc”(Dukachaev,1846; Mobius, 1877). Sukachaev (1944) mở rộng khái niệm “Sinh vật quần lạc” thành khái niệm “Sinh vật địa quần lạc” (biogeocenose). Khái niệm “Hệ sinh thái “ (ecosystem) được Tansley nêu ra vào năm 1935 và trở thành phổ biến, được sử dụng rộng rãi nhất vì nó không chỉ bao hàm các hệ sinh thái tự nhiên mà cả các hệ sinh thái nhân tạo, kể cả con tàu vũ trụ. [22] Hệ sinh thái là một tập hợp của quần xã sinh vật với môi trường vật lí xung quanh nơi mà quần xã đó tồn tại, trong đó các sinh vật, môi trường tương tác với nhau để tạo nên chu trình vật chất và sự chuyển hóa năng lượng. Nói cách khác, hệ sinh thái bao gồm các loài sinh vật và các điều kiện tự nhiên (môi trường vật lí) như ánh sáng, nước, nhiệt độ, không khí… Điều quan trọng là tất cả các nhân tố hữu sinh (biotic component) và nhân tố vô sinh (abiotic component) tác động tương hỗ với nhau và giữa chúng luôn xảy ra quá trình trao đổi năng lượng, vật chất và thông tin. [22] Các hệ sinh thái có thể có những qui mô lớn nhỏ khác nhau. Tansley (1935) đã đưa ra các khái niệm về hệ sinh thái cực bé (microecosystem) như một bể nuôi cá chẳng hạn; đến các hệ sinh thái vừa (middleecosystem) như một hồ chứa nước; một cánh rừng trồng và một hệ sinh thái lớn (macroecosystem) như một đại dương, một châu lục. [19] 1.3.1.2. Hệ sinh thái vườn nhà Theo Đường Hồng Dật (1999) thì hệ sinh thái vườn nhà bao gồm các thành phần cấu tạo như sau : [22] - Sinh vật trung tâm : loài cây trồng, vật nuôi được gieo trồng hoặc nuôi dưỡng. - Các thành tố sinh vật : các loài sinh vật cùng tồn tại trong hệ sinh thái. Trong đó có các loài gây hại cho sinh vật trung tâm, có các loài có ích, các loài cộng sinh, các loài bổ sung. - Các thành tố không phải sinh vật : đất, nước, ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ, không khí,… 1.3.1.3. Khái niệm du lịch sinh thái Năm 1987, Hector Ceballos – Lascurain đưa ra khái niệm: “DLST là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: Nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được khám phá” [24] Năm 1991, Tổ chức Du lịch Sinh thái Quốc tế có khái niệm: “DLST là loại du lịch lữ hành có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên, bảo tồn được môi trường và mang lại phúc lợi lâu dài cho người dân địa phương” [27] Năm 1993, Allen Koszowski đưa ra khái niệm: “DLST được phân biệt với các loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên khác về mức độ giáo dục cao đối với môi trường và sinh thái, thông qua những hướng dẫn viên có nghiệp vụ lành nghề. DLST tạo ra mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên hoang dã cùng với ý thức được giáo dục để bản thân du khách trở thành những người đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường. Phát triển DLST sẽ làm giảm thiểu tác động của khách du lịch đến văn hóa và môi trường, đảm bảo cho địa phương được hưởng nguồn lợi tài chính do du khách mang lại và chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc bảo tồn thiên nhiên”. [24] Năm 1994, Buckley quan niệm: “Chỉ có du lịch dựa vào thiên nhiên, được quản lý bền vững, hổ trợ bảo tồn, và có giáo dục môi trường mới được xem là DLST” Năm 1996, Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN): “DLST là loại hình du lịch có trách nhiệm với môi trường tại những khu thiên nhiên còn tương đối hoang sơ với mục đích để thưởng ngoạn thiên nhiên và các giá trị văn hóa kèm theo của quá khứ và hiện tại, thúc đẩy công tác bảo tồn, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội cho nhân dân địa phương”. [27] Năm 1998, Hiệp hội du lịch sinh thái Hoa Kỳ: “DLST là du lịch có mục đích với các khu vực tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi trường, không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ hội để phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương”. [9] Năm 1999, Tổng cục du lịch Việt Nam: “DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nổ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”. [9] Năm 2000, Lê Huy Bá: “DLST là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triển môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững” [9] Những đặc điểm cơ bản nhất của khái niệm về DLST được Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) tóm tắt lại như sau: [24] - DLST bao gồm tất cả những hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên mà ở đó mục đích chính của du khách là tham quan tìm hiểu về tự nhiên cũng như những giá trị văn hóa truyền thống ở các vùng thiên nhiên đó. - DLST phải bao gồm những hoạt động giáo dục và diễn giải về môi trường. - DLST diễn ra ở mức độ nhỏ với số lượng hạn chế của du khách và được điều hành bởi các công ty du lịch vừa và nhỏ. - DLST hạn chế đến mức thấp nhất các tác động đến môi trường tự nhiên và văn hóa – xã hội. - DLST hổ trợ cho hoạt động bảo tồn thiên nhiên. - Tập trung vào sự tham gia, quyền sở hữu, và các cơ hội kinh doanh của địa phương, đặc biệt cho cư dân ở nông thôn. 1.3.1.4. Các đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái [24] - Tính đa ngành, tính đa thành phần, đa mục tiêu, tính liên vùng, tính mùa vụ, tính chi phí và tính xã hội. - Tính giáo dục cao về môi trường. - Góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì tính đa dạng sinh học. - Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương. - Người hướng dẫn viên phải có kiến thức về tài nguyên thiên nhiên và văn hóa bản địa. 1.3.1.5. Những nguyên tắc cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái - Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết của du khách về môi trường, qua đó có các ý thức tham gia vào các công tác bảo tồn. - Bảo vệ môi trường và duy trì HST. Đây được xem là một trong những nguyên tắc cơ bản, quan trọng vì: + Việc bảo vệ môi trường và duy trì các hệ sinh thái chính là mục tiêu hoạt động của DLST. + Sự tồn tại của DLST gắn liền với môi trường tự nhiên và các hệ sinh thái điển hình. Sự xuống cấp của môi trường, sự suy thoái của các hệ sinh thái đồng nghĩa với sự đi xuống của hoạt động du lịch sinh thái. [47] - Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng. [30] - Tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương. Đây vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu hướng tới của du lịch sinh thái. [30] 1.3.2. Tài nguyên du lịch sinh thái 1.3.2.1. Khái niệm về tài nguyên du lịch sinh thái Năm 1999, Pháp lệnh Du lịch Việt Nam đưa ra khái niệm: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch” [30] TNDLST gồm các thành phần và các tổng thể tổng hợp tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa gắn với một hệ sinh thái cụ thể được khai thác, sử dụng để tạo ra các sản phẩm du lịch sinh thái, phục vụ cho mục đích phát triển du lịch nói chung, du lịch sinh thái nói riêng. [24] Tài nguyên du lịch sinh thái rất đa dạng và phong phú. Một số loại tài nguyên du lịch sinh thái chủ yếu thường được nghiên cứu khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch như: [30] - Các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, đặc biệt là nơi có tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm (các Vườn Quốc Gia, các khu bảo tồn thiên nhiên…) - Các hệ sinh thái nông nghiệp như: Vườn cây ăn trái, trang trại, làng hoa cây cảnh… - Các giá trị văn hóa bản địa hình thành và phát triển gắn liền với sự tồn tại của hệ sinh thái tự nhiên như phương thức canh tác, các lễ hội, sinh hoạt truyền thống gắn với các truyền thuyết…của cộng đồng dân cư địa phương. 1.3.2.2. Những đặc điểm cơ bản của tài nguyên du lịch sinh thái - TNDLST phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều tài nguyên đặc sắc có sức hấp dẫn lớn. - TNDLST thường rất nhạy cảm với các tác động của con người. - TNDLST có thời gian khai thác khác nhau. Có loại tài nguyên sinh thái được khai thác quanh năm, song cũng có loại ít nhiều phụ thuộc vào mùa vụ. - TNDLST thường nằm xa các khu dân cư, ít được quản lí nên dễ bị biến đổi, suy giảm do những tác động trực tiếp của người dân như chặt cây, săn bắn… và thường được khai thác tại chổ để tạo ra các sản phẩm nhằm thỏa mãn những nhu cầu của du khách. - TNDLST có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài dựa trên khả năng tự phục hồi, tái tạo của tự nhiên. Tuy nhiên, thực tế nhiều TNDLST đặc sắc như các loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm có thể bị mất đi do những tai biến tự nhiên hoặc tác động của con người. [24] 1.3.3. Du lịch sinh thái với phát triển bền vững Năm 1995, Hội nghị chính thức về phát triển du lịch bền vững được tổ chức tại Lanzarota, Tây Ban Nha. Hội nghị đã đưa ra một Hiến chương về du lịch bền vững. Năm 1997, trong báo cáo “Chương trình nghị sự 21 trong ngành công nghiệp du lịch và lữ hành: Hướng đến sự phát triển bền vững về môi trường” WTO và WTTC đã xác định du lịch bền vững là: “Sự phát triển du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu của du khách và cộng đồng địa phương trong hiện tại trong khi vẫn duy trì và nâng cao những cơ hội đó cho các thế hệ tương lai. Du lịch bền vững dựa trên sự quản lý tất cả các tài nguyên theo cách mà các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ được thỏa mãn trong khi vẫn duy trì sự hợp nhất về văn hóa, sự đa dạng sinh học, các quá trình sinh thái cơ bản và các HST. Các sản phẩm du lịch bền vững là những sản phẩm được quản lý trong sự hài hòa với môi trường, cộng đồng và các nền văn hóa địa phương để chúng có thể trở thành những phúc lợi lâu dài của sự phát triển du lịch”. [27] Như vậy về lâu dài, sự phát triển của du lịch phải gắn liền với việc bảo tồn các giá trị môi trường, xã hội và sinh thái trong khi vẫn duy trì hoặc nâng cao hiệu quả của các hoạt động du lịch. Vì vậy, các hệ thống quản lý phải chú ý đảm bảo giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực của phát triển du lịch đến với môi trường. [30]
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan