Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu hành vi tiêu dùng thịt bò của hộ gia đình tại phường mường thanh,thàn...

Tài liệu Nghiên cứu hành vi tiêu dùng thịt bò của hộ gia đình tại phường mường thanh,thành phố điện biên phủ,tỉnh điện biên

.DOC
139
338
102

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN -------›š ------- NGHIÊN CỨU HÀNH VI TIÊU DÙNG THỊT BÒ CỦA HỘ GIA ĐÌNH TẠI PHƯỜNG MƯỜNG THANH, THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ, TỈNH ĐIỆN BIÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Hà Nội TÓM TẮT KHÓA LUẬN 1.Mở đầu Thịt bò là một nguyên liệu giàu dinh dưỡng ,có lợi cho sự phát triển cơ thể,là một loại hấp dẫn và cao cấp được chế biến thành những món ăn với hương vị đặc biệt cung cấp lượng đạm lớn cho con người,nó xuất hiện trong các bữa ăn hằng ngày. Phường Mường Thanh là khu vực hiện nay có nền kinh tế phát triển mạnh.Tuy nhiên không phải tất cả mọi người đều được đáp ứng nhu cầu về thit bò do bị chi phối nhiều yếu tố như giá cả,thu nhập,quy mô hộ gia đình,nghề nghiệp và tình hình dịch bệnh hay sở thích của hộ gia đình.Với mong muốn tìm hiểu hành vi tiêu dùng thịt bò và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thịt bò để có căn cứ khoa học giúp địa phương xây dựng kế hoạch chăn nuôi bò trong thời gian tới đáp ứng nhu cầu thị trường.Từ thực tiễn đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “nghiên cứu hành vi tiêu dùng thịt bò của hộ gia đình tại Phường Mường Thanh,Thành phố Điện Biên Phủ,Tỉnh Điện Biên” là đề tài thực tập tốt nghiệp. Các mục tiêu của đề tài Mục tiêu chung: Phân tích hành vi tiêu dùng thịt bò của hộ gia đình tại phường Mường Thanh.Từ đó đưa ra giải pháp thịt bò an toàn ra thị trường nhằm đáp ứng tốt nhu cầu hộ gia đình và đảm bảo lợi nhuận cho người cung cấp trong thời gian tới. Mục tiêu cụ thể: - Nghiên cứu hành vi tiêu dùng thịt bò của hộ gia đình tại Phường Mường Thanh - Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thịt bò của hộ gia đình tại Phường Mường Thanh - Đề xuất một số giải pháp đưa thịt bò an toàn ra thị trường nhằm đáp ứng tốt nhu cầu hộ gia đình và đảm bảo lợi nhuận cho người cung cấp i Để thực hiện các mục tiêu này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu:Phương pháp chọn điểm nghiên cứu,phương pháp thu thập số liệu(thu thập số liệu thứ cấp,số liệu sơ cấp),phương pháp phân tích số liệu (Phương pháp phân tổ tài liệu,phương pháp thống kê mô tả),phương pháp khảo sát thực địa,phương pháp thang đo và công cụ điều tra. 2.Kết quả nghiên cứu * Thông tin chung về hộ điều tra Người tiêu dùng trên địa bàn Phường Mường Thanh chủ yếu là người làm công nhân viên chức nên mức thu nhập bình quân hộ của người dân ở nơi đây cũng khá cao là 18,67 triệu đồng/hộ/tháng.Quy mô hộ chủ yếu là nhóm có quy mô từ 3-5 người/hộ. *Thực trạng tiêu dùng thịt bò -Mức tiêu dùng bình quân của người dân trên địa bàn là 0,33 kg/người/tháng,theo kết quả thống kê thì người dân ở đây chủ yếu sử dụng thịt thăn 86,67% và rẻ sườn 76,66% người tiêu dùng Mức tiêu dùng bình quân theo quy mô hộ:Mức tiêu dùng thịt bò ở những nhóm hộ khác nhau thì khác nhau.Mức tiêu dùng thịt bò bình quân kg/người/tháng giảm dần khi quy mô hộ tăng,nhưng mức tiêu dùng thịt bò bình quân của hộ gia đình tăng khi quy mô hộ tăng lên.Nhóm quy mô hộ < 3 người có mức tiêu dùng thịt bò bình quân là 0,8 kg/người/tháng,hộ có quy mô trung bình từ 3-5 người có mức tiêu dùng thịt bò bình quân 0,31 kg/người/tháng và hộ có quy mô >5 người có mức tiêu dùng thịt bò bình quân 0,21kg/người/tháng. Mức tiêu dùng bình quân thịt bò bình quân theo thu nhập bình quân của hộ.Mức tiêu dùng bình quân kg/người/tháng cũng tăng lên khi thu nhập bình quân của hộ tăng,tuy nhiên thu nhập bình quân hộ cao tới một mức nhất định nào đó thì mức tiêu dùng thịt bò nó sẽ giảm khi thu nhập tăng do khi thu nhâp tăng thì nhu cầu tiêu dùng những thực phẩm xa xỉ hơn.Nhóm hộ có thu nhập trung bình ≤ 15 triệu đồng/hộ/tháng tiêu dùng 0,96kg/người/tháng và những hộ ii thu nhập > 15 triệu đồng/hộ/tháng tiêu dùng 1,3kg/người/tháng thịt bò và những hộ này thuộc ba nhóm thu nhập thường sử dụng thịt thăn,rẻ sườn cho bữa ăn hằng ngày. Mức tiêu dùng thịt bò bình quân theo nghề nghiệp:Nghề nghiệp cũng ảnh hưởng khá lớn đến hành vi tiêu dùng thịt bò,đối với những người tiêu dùng được hỏi là nông nghiệp thì có mức tiêu dùng thịt bò bình quân là 0,28 kg/người/tháng,nhóm người tiêu dùng làm nghề công chức thì mức tiêu dùng bình quân là 0,33 kg/người/tháng,đối với những người làm buôn bán thì có mức tiêu dùng thịt bò bình quân là 0,29 kg/người/tháng,nhóm người tiêu dùng làm lao động công ty có mức tiêu dùng bình quân là 0,2 kg/người/tháng,nhóm người tiêu dùng làm ngành nghề khác có mức tiêu dùng bình quân thịt bò là 0,33 kg/người/tháng. -Sự hiểu biết của người tiêu dùng về thịt bò an toàn còn thấp và họ chỉ phân biệt được thịt bò an toàn bằng những kinh nghiệm truyền thống vốn có của họ mà chưa có nhận thức sâu. -Thói quen tiêu dùng của người dân trên địa bàn chủ yếu là mua thịt ở chợ thường xuyên là 86,67% và thích tiêu dùng thịt bò ở dạng tươi sống là chủ yếu,mặt hàng được các hộ sử dụng để thay thế cho thịt bò là cá chiếm 40,00% trong số người được phỏng vấn. * Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thịt bò tại Phường Mường Thanh -Giá bán lẻ thịt bò ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thịt bò:Nếu giá thịt bò tăng người dân sẽ giảm tiêu dùng thịt bò trong bữa ăn hằng ngày chiếm tới 73,33% trên tổng người phỏng vấn được hỏi. -Đối với hàng hóa thay thế thì giá các thực phẩm thay thế không thể hiện rõ ràng tới tiêu dùng thịt bò.Tiêu dùng thịt bò của người dân trên địa bàn có thể không bị ảnh hưởng bởi biến động của giá thịt lợn và thịt gia cầm. iii -Các yếu tố định tính như nghề nghiệp và sở thích của người tiêu dùng chưa thể hiện rõ tầm ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thịt bò vì không có ý nghĩa thống kê. -Niềm tin của người tiêu dùng cũng là một nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thịt bo 3.Giải pháp -Giải pháp nâng cao chất lượng thịt.Tập trung lai tạo con giống chất lượng cao;hỗ trợ người chăn nuôi trong công tác thú y,kiểm dịch;quản lý và quy hoạch khu giết mổ,hỗ trợ vốn cho người chăn nuôi phát triển đàn,vận động nâng cao ý thức của người chăn nuôi phát triển đàn,vận động nâng cao ý thức của người nông dân -Ổn định cung cầu và giá sản phẩm;biện pháp phát triển kinh tế,nâng cao thu nhập;xây dựng lòng tin đối với người tiêu dùng. -Định hướng tiêu thụ:Hướng người tiêu dùng với thịt đông lạnh và thịt đã qua chế biến;phát triển hệ thống siêu thị;cửa hàng thực phẩm sạch... iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................i LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................ii TÓM TẮT KHÓA LUẬN....................................................................................iii MỤC LỤC...........................................................................................................vii DANH MỤC BẢNG............................................................................................ix DANH MỤC HÌNH, HỘP....................................................................................x DANH MỤC VIẾT TẮT......................................................................................xi PHẦN I.ĐẶT VẤN ĐỀ.........................................................................................1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.......................................................................3 1.2.1 Mục tiêu chung.............................................................................................3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể.............................................................................................3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu.........................................................................................3 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................4 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu...................................................................................4 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu......................................................................................4 PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU...........................................5 2.1 Cơ sở lý luận....................................................................................................5 2.1.1 Một số khái niệm..........................................................................................5 2.1.2.Mô hình nghiên cứu hành vi tiêu dùng.........................................................7 2.1.3 Các dạng hành vi tiêu dùng..........................................................................9 2.1.4 Yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng....................................................10 2.1.5 Đặc điểm của thịt bò...................................................................................14 2.2 Cơ sở thực tiễn..............................................................................................15 2.2.1 .Tình hình tiêu dùng thịt bò trong nước.....................................................15 2.2.2 .Tình hình tiêu dùng thịt bò trên thế giới....................................................17 2.2.3 Thị hiếu người tiêu dùng............................................................................18 2.3 Các nghiên cứu liên quan đến đề tài..............................................................19 v PHẦN 3. NỘI DUNG.........................................................................................24 3.1 Đặc điểm địa bàn...........................................................................................24 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên......................................................................................24 3.2 Phương pháp nghiên cứu...............................................................................35 3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu..........................................................35 3.2.2 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu...........................................................35 3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu.....................................................................36 3.2.4 Phương pháp phân tích tổng hợp và xử lý số liệu......................................37 3.2.5 Phương pháp phân tích số liệu...................................................................38 3.2.6 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu...............................................................39 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................41 4.1 Thực trạng hành vi tiêu dùng thịt bò của người dân tại phường Mường Thanh,Thành phố Điện Biên Phủ,Tỉnh Điện Biên..............................................41 4.1.1 Thông tin cơ bản về hộ điều tra..................................................................41 4.1.2 Thông tin chung của hộ được điều tra........................................................42 4.1.3 Thực trạng tiêu dùng..................................................................................44 4.1.4 Những hiểu biết về thịt bò an toàn và tiêu chí mua thịt bò........................54 4.1.5.Ứng xử của người tiêu dùng.......................................................................73 4.1.6 Thói quen của người tiêu dùng khi mua thịt bò.........................................90 4.2.2 Các yếu tố khác..........................................................................................96 4.3 Giải pháp tăng cường và nâng cao hiểu biết về tiêu dùng thịt bò đảm bảo VSATTP trên đia bàn Phường Mường Thanh,Thành phố Điện Biên Phủ,tỉnh Điện Biên.............................................................................................................97 PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................103 5.1 Kiến luận.....................................................................................................103 5.2 KIẾN NGHỊ................................................................................................105 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................106 PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG vi Bảng 4.1 Thông tin cơ bản về những người được phỏng vấn về giới tính,tuổi...41 Bảng 4.2 Nghề nghiệp của người được phỏng vấn theo giới tính.......................42 Bảng 4.3 Số nhân khẩu trung bình và thu nhập bình quân của hộ điều tra năm 2015- Phường Mường Thanh..............................................................................43 Bảng 4.4 :Mức độ mua thịt bò tại các địa điểm..................................................44 Bảng 4.5 Mức tiêu dùng thịt bò bình quân theo quy mô hộ gia đình..................46 Bảng 4.6.Mức tiêu dùng thịt bò theo thu nhập hộ gia đình.................................47 Bảng 4.7 Mức tiêu dùng thịt bò bình quân theo nghề nghiệp của người nội trợ.48 Bảng 4.8 Thực phẩm được lựa chọn đầu tiên thay thế thịt bò............................50 Bảng 4.9.Cách sơ chế thịt bò của người tiêu dùng..............................................51 Bảng 4.10 Cách bảo quản thịt bò trong tủ lạnh của hộ gia đình.........................52 Bảng 4.11 Sự hiểu biết về thịt bò VSATTP trong thịt bò....................................55 Bảng 4.12 Những hiểu biết về chất tồn dư trong sản phẩm thịt bò.....................58 Bảng 4.13 Mức độ quan tâm về dư lượng thuốc kháng sinh tồn dư trong thịt bò......62 Bảng 4.14 Hiểu biết của người tiêu dùng về những loại bệnh............................64 Bảng 4.15.Mức độ tin tưởng thịt bò đã qua kiểm dịch của hộ gia đình..............66 Bảng 4.16 Tiêu chí chọn cửa hàng của người tiêu dùng trên địa bàn Phường....68 Bảng 4.17 Nguồn thông tin đánh giá thịt bò an toàn và biết về VSATTP của............71 Bảng 4.18 Phản ứng của ngươi tiêu dùng khi có dịch bệnh................................74 Bảng 4.19 Thái độ của người tiêu dùng khi mua phải thịt kém chất lượng........77 Bảng 4.20.Mức sản sàng chi trả giá cao của người tiêu dùng thịt bò..................79 Bảng 4.21 Ưu tiên quan trọng của người tiêu dùng khi chọn mua thịt bò..........81 Bảng 4.22 Ứng xử của người tiêu dùng khi giá thịt bò tăng 10%.......................83 Bảng 4.24 Ứng xử của người tiêu dùng khi thu nhập giảm 10%........................87 Bảng 4.25 Ứng xử của người tiêu dùng khi thu nhập tăng 10%.........................89 Bảng 4.26 Xếp hạng sở thích của gia đình về các thực phẩm………………….86 Bảng 4.27 Số ưa thích của hộ về chế biến và bảo quản thịt bò...........................93 vii DANH MỤC HÌNH, HỘP Hình 2.1.Mô hình đơn giản về hành vi tiêu dùng..................................................8 Hình 2.2.Nhập khẩu bò úc tăng nhanh qua các năm...........................................16 Hình 3.1 Vị trí địa lý của phường Mường Thanh................................................24 Hộp 4.1.Hiểu biết của người tiêu dùng về thịt bò vệ sinh an toàn thực phẩm....57 Hộp 4.2 Khả năng nhận biết chất tồn dư trong thịt bò........................................60 Hộp 4.3 Khả năng nhận biết bệnh sán của người tiêu dùng................................65 Hộp 4.4 Khả năng nhận biết thịt bò an toàn của người tiêu dùng.......................68 viii DANH MỤC VIẾT TẮT VSATTP ATTP VĐV BCH NN LĐCT CLC Vệ sinh an toàn thực phẩm An toàn thực phẩm Vận động viên Ban chấp hành Nông nghiệp Lao động công ty Chất lượng cao ix PHẦN I.ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Thịt bò là một nguyên liệu giàu dinh dưỡng,có lợi cho sự phát triển cơ thể,là một loại hấp dẫn và cao cấp được chế biến thành những món ăn với hương vị đặc biệt cung cấp lượng đạm lớn cho con người. Với sự phát triển ngày càng cao của xã hội thì nhu cầu tiêu dùng thịt bò ngày càng tăng.Tuy nhiên vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề được quan tâm trong sinh hoạt hằng ngày của mỗi hộ gia đình.Theo Thống kê của Cục quản lý cạnh tranh ( 2014) cho thấy đã có 200 vụ ngộ độc thực phẩm với 5.000 người phải nhập viện trong đó có 40 người chết.Ngoài ra,trong những năm qua cùng với sự bùng phát của dịch cúm gia cầm,dịch bệnh tai xanh,lở mồm nong móng ở gia súc,dịch tiêu chảy cấp, H5N1, đường ruột khác xuất hiện và lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật ngày càng lan rộng vượt quá tầm kiểm soát đã ảnh hưởng không ít đến tâm lý của người tiêu dùng. Theo Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam ( 2012),Việt Nam mới nhập khẩu 3.000 bò Úc nhưng đến năm 2013,số lượng bò từ nước này nhập về Việt Nam đã tăng lên 70.000 con.Chỉ trong nửa năm 2014,lượng bò Úc về Việt Nam đã tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái lên 72.000 con Dự báo ,đến hết năm nay sẽ có đến 150.000 con bò Úc được nhập về Việt Nam chưa kể lượng thịt đông lạnh vượt qua cả Trung Quốc.Việt Nam trở thành thị trường nhập khẩu bò Úc đứng thứ hai trên thế giới sau Indonesia. Có nhiều lý do để bò Úc tiêu thụ mạnh tại Việt Nam.Đó là do nhu cầu dùng thịt bò trong dân còn lớn.Hiện trong khẩu phần ăn của người Việt,thịt bò chỉ mới chiếm 6% trong khi con số trung bình của thế giới là 23%.Yếu tố này quan trọng không kém là giá cả và chất lượng thịt.Giá thịt bò tại Úc và nhiều nước rẻ hơn rất nhiều so với ở Việt Nam. 1 Theo cơ quan thú y vùng 6 nhận xét, “bò Úc ít dịch bệnh hơn bò Đông Nam Á.Úc là nước có nền chăn nuôi phát triển và là vùng an toàn dịch bệnh vì vậy giá thịt khi nhập khẩu về đến Việt Nam cũng chỉ nhỉnh hơn giá thịt bò trong nước không đáng kể.” Điện Biên với tổng diện tích 9.562,9 Km2 với dân số trung bình 527,3 nghìn người,là tỉnh đang trong giai đoạn phát triển mạnh về tốc độ kinh tế dẫn đến nhu cầu tiêu dùng của các hộ gia đình tương đối cao.Trong những năm gần đây cũng với quá trình hội nhập,phát triển kinh tế đã làm cho chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao và cải thiện rõ rệt,cùng với sự phát triển đó dẫn đến nhu cầu tiêu dùng đặc biệt là tiêu dùng thịt bò càng cao. Phường Mường Thanh là phường kinh tế trọng điểm với 32 tổ dân phố có tiềm năng phát triển lớn trong các lĩnh vực của xã hội,là phường đang vươn lên trong thời kì hội nhập,với kinh tế phát triển mạnh bởi những dự án kinh tế.Đời sống nhân dân nhân dân được nâng cao ,nhu cầu được cải thiện rõ rệt,xu hướng tiêu dùng các sản phẩm thịt trong các bữa ăn tăng lên đáng kể.Trong đó thịt bò là một sản phẩm được người dân tiêu dùng trong các bữa ăn tương đối nhiều.Tuy nhiên ,không phải tất cả mọi người đều được đáp ứng nhu cầu về thịt bò do bị chi phối bởi nhiều yếu tố như giá,thu nhập,quy mô hộ gia đình,nghề nghiệp,sở thích hay tình hình dịch bệnh.Với mong muốn tìm hiểu hành vi và các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu dùng thịt bò. Từ đó cần phải đưa ra những giải pháp nhằm mở rộng thị trường , nhập khẩu những mặt hàng thịt bò từ các nước trong nước và ngoài nước như sản phẩm thịt bò của Úc… Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu hành vi tiêu dùng thịt bò của hộ gia đình tại Phường Mường Thanh-Thành Phố Điện Biên Phủ-Tỉnh Điện Biên” 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích hành vi tiêu dùng thịt bò của hộ gia đình tại phường Mường Thanh.Từ đó đưa ra giải pháp thịt bò an toàn ra thị trường nhằm đáp ứng tốt nhu cầu hộ gia đình và đảm bảo lợi nhuận cho người cung cấp trong thời gian tới. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu hành vi tiêu dùng thịt bò của hộ gia đình tại Phường Mường Thanh - Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thịt bò của hộ gia đình tại Phường Mường Thanh - Đề xuất một số giải pháp đưa thịt bò an toàn ra thị trường nhằm đáp ứng tốt nhu cầu hộ gia đình và đảm bảo lợi nhuận cho người cung cấp 1.3. Câu hỏi nghiên cứu - Hành vi tiêu dùng là gì?Các tiêu chí trong việc lựa chọn thịt bò chất lượng cao -Tình hình tiêu dùng thịt bò tại Phường Mường Thanh đang hoạt động như thế nào? - Các đặc điểm hành vi tiêu dùng? - Nhu cầu về tiêu dùng thịt bò của của hộ gia đình ở mức độ nào? - Các thực phẩm thay thế thịt bò hộ gia đình tiêu dùng là gì? - Cách sơ chế,chế biến và bảo quản thịt bò như thế nào? - Người tiêu dùng có thói quen mua “thịt bò” trong các siêu thị,chợ như thế nào? (mua để làm gì,mua những loại nào,mua ở đâu,mua với số lượng như thế nào) - Người tiêu dùng tìm hiểu các thông tin về sản phẩm thịt bò sạch cũng như các loại sản phẩm thịt bò khác được bán trên thị trường như thế nào?Mức độ quan tâm của họ tới các tiêu chí ảnh hưởng đến việc mua thịt bò? - Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thịt bò,tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến người tiêu dùng 3 - Người tiêu dùng đánh giá sự hài lòng của mình về sản phẩm thịt bò tại thị trường như siêu thị,chợ như thế nào?họ có mong muốn ,kiến nghị hay đề xuất gì? - Cần có những giải pháp gì nâng cao hiệu quả sản phẩm thịt bò đến tay người tiêu dùng? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu - Các tác nhân tham gia hành vi tiêu dùng thịt bò: hộ gia đình,người nội trợ 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi nội dung:Nghiên cứu hành vi tiêu dùng thịt bò của hộ gia đình tại phường Mường Thanh-Thành phố Điện Biên Phủ-Tỉnh Điện Biên + Phạm vi không gian:Đề tài được nghiên cứu tại khu vực Phường Mường Thanh- Thành phố Điện Biên Phủ-Tỉnh Điện Biên + Phạm vi thời gian của số liệu: 2015-2016 Thời gian nghiên cứu đề tài: từ ngày 16/06/2015 đến ngày 1/12/2015 4 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Một số khái niệm 2.1.1.1 Khái niệm về hành vi người tiêu dùng Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ,(AMA) “Hành vi tiêu dùng chính là sự tác động qua lại giữa các yếu tố kích thích của môi trường với nhận thức và hành vi của con người mà qua sự tương tác đó,con người thay đổi cuộc sống của họ”.Hay nói cách khác,hành vi tiêu dùng bao gồm những suy nghĩ và cảm nhận mà con người có được và những hành động mà họ thực hiện trong quá trình tiêu dùng.Những yếu tố như ý kiến từ những người tiêu dùng khác,quảng cáo,thông tin về giá cả,bao bì,bề ngoài sản phẩm…đều có thể tác động đến cảm nhận ,suy nghĩ và hành vi của khách hàng Theo Philip Kotler( 1999): “ Hành vi tiêu dùng là những hành vi cụ thể của một cá nhân khi thực hiện các quyết định mua sắm,sử dụng và vứt bỏ sản phẩm hay dịch vụ “Hành vi tiêu dùng là một tiến trình,cho phép một cá nhân hay một nhóm người lựa chọn ,mua sắm,sử dụng hoặc loại bỏ một sản phẩm/dịch vụ ,những suy nghĩ đã có,kinh nghiệm hay tích lũy,nhằm thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn của họ” ( Solomon Micheal ,1992) Hành vi tiêu dùng là toàn bộ những hoạt động liên quan trực tiếp tới quá trình tìm kiếm,thu thập,mua sắm,sở hữu,sử dụng ,loại bỏ sản phầm/dịch vụ.Nó bao gồm cả những quá trình ra quyết định diễn ra trước và sau các hành động đó” ( James F.Engel ,Roger D.Blackwell,Paul W.Miniard,1993) Hành vi người tiêu dùng là một tiến trình cho phép cá nhân hay một nhóm người lựa chọn ,mua,sử dụng hay loại bỏ đi một sản phẩm hay một dịch vụ 5 ,những suy nghĩ đã có hay kinh nghiệm tích lũy ,nhằm thỏa mãn những nhu cầu hay ước muốn của họ. 2.1.1.2.Khái niệm về Vệ sinh an toàn thực phẩm Vệ sinh an toàn thực phầm (VSATTP) hay an toàn thực phẩm hiểu theo nghĩa hẹp là một môn khoa học dùng để mô tả việc xử lý,chế biến,bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa,phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra.Vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm một số thói quen,thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh nguy cơ sức khỏe tiềm năng quan trọng Hiểu theo nghĩa rộng,VSATTP là toàn bộ những vấn đề cần xử lý liên quan đến việc bảo đảm vệ sinh đối với thực phẩm nhằm đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng.Đây là một vấn đề nguy cơ rất lớn mà các nước đang phát triển đã và đang phải đối mặt như Việt Nam,Trung Quốc.... Theo định nghĩa của Tổ chức Lương-Nông thế giới (FAO) và tổ chức y tế thế giới (WHO) thì “vệ sinh an toàn thực phẩm là việc đảm bảo thực phẩm không gây hại cho sức khỏe ,tính mạng người sử dụng ,đảm bảo thực phẩm không bị hỏng,không chứa các tác nhân vật lý,hóa học ,sinh học hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép,không phải là sản phẩm của động vật ,thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe người sử dụng” “ Vệ sinh an toàn thực phẩm” là tất cả điều kiện,biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất,chế biến,bảo quản,phân phối,vận chuyển cũng như sử dụng,nhằm đảm bảo cho thực phẩm sạch sẽ,an toàn,không gây hại cho sức khỏe,tính mạng người tiêu dùng.Vì vậy vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành,nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm như nông nghiệp,thú y,cơ sở chế biến thực phẩm,y tế,người tiêu dùng. Theo Luật ATTP được quy định tại Điều 2 về khái niệm An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại cho sức khỏe,tính mạng của con người 6 “ An toàn thực phẩm” (Food Safety) là khái niệm chỉ ra thực phẩm sẽ không gây nguy hại cho người tiêu dùng khi được chế biến và dùng theo đúng mục đích sử dụng dự kiến.An toàn thực phẩm liên quan đến sự có mặt của các mối nguy hại về an toàn thực phẩm mà không bao gồm các khía cạnh khác liên quan đến sức khỏe con người như thiếu dinh dưỡng” 2.1.1.3.Khái niệm về hộ gia đình “Hộ gia đình” hay còn gọi đơn thuần là hộ là một đơn vị xã hội bao gồm một hay một nhóm người ở chung (cùng chung hộ khẩu) và ăn chung (nhân khẩu).Đối với những hộ có từ 2 người trở lên,các thành viên trong hộ có thể có hay không có quỹ thu chi chung hoặc thu nhập chung.Hộ gia đình không đồng nhất với khái niệm gia đình,những người trong hộ gia đình có thể có hoặc không có quan hệ huyết thống,nuôi dưỡng hoặc hôn nhân hoặc cả hai. Điều 106 Bộ luật Dân sự năm 2005 định nghĩa “hộ gia đình là chủ thể của quan hệ dân sự khi các thành viên trong một gia đình có tài sản chung,cùng có quyền chiếm hữu sử dụng,định đoạt và cũng có trách nhiệm dân sự đối với khối tài sản đó.Như vậy,hộ gia đình nhất thiết phải có mối quan hệ về huyết thống,quan hệ hôn nhân và quan hệ về nuôi dưỡng(quan hệ về cha mẹ nuôi và con nuôi)” Theo quy định tại Khoản 1,Điều 7 Thông tư 76/2014/TT-BTC của Bộ tài chính được hiểu là những thành viên trong hộ khẩu hay là các thành viên được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 2.1.2.Mô hình nghiên cứu hành vi tiêu dùng Trong thời gian đầu tiên,những người làm Marketing có thể hiểu được người tiêu dùng thông qua những kinh nghiệm bán hàng cho họ hằng ngày.Thế nhưng sự phát triển về quy mô của các công ty và thị trường đã làm cho nhiều nhà quản trị Marketing không còn điều kiện tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nữa. Ngày càng nhiều những nhà quản trị đã phải đưa vào việc nghiên cứu khách hàng để trả lời những câu hỏi chủ chốt sau đây về mọi thị trường: 7 Những ai tạo nên thị tường đó?Khách hàng Thị trường đó mua những gì? Đối tượng Tại sao thị trường đó mua? Mục tiêu Những ai tham gia vào việc mua sắm? Tổ chức Thị trường đó mua sắm như thế nào? Hoạt động Khi nào thị trường đó mua sắm? Đợt mua hàng Thị trường đó mua hàng ở đâu? Cửa hàng bán lẻ Điểm xuất phát để hiểu được người mua là mô hình tác nhân phản ứng được thể hiện trong hình 1. Marketing và những tác nhân của môi trường đi vào ý thức của người mua. Những đặc điểm và quá trình quyết định của người mua dẫn đến những quyết định mua sắm nhất định. Nhiệm vụ của người làm Marketing là hiểu được điều gì xảy ra trong ý thức của người mua giữa lúc các tác nhân bên ngoài bắt đầu tác động và lúc quyết định mua. Ta sẽ tập trung vào hai câu hỏi sau: + Những đặc điểm của người mua, văn hóa, xã hội, cá nhân và tâm lý, ảnh hưởng như thế nào đến hành vi mua sắm? + Người mua thông qua quyết định mua sắm như thế nào? Hình 2.1. Mô hình đơn giản về hành vi tiêu dùng Nguồn: Theo Phillip Kotler ,1999 8 2.1.3 Các dạng hành vi tiêu dùng * Hành vi tiêu dùng phức tạp Người tiêu dùng thực hiện hành vi mua phức tạp khi có nhiều người cũng tham gia vào tiến trình ra quyết định mua và họ nhận thức rõ ràng sự khác biệt giữa các nhãn hiệu.Hành vi tiêu dùng thường xảy ra khi sản phẩm được cân nhắc mua là sản phẩm đắt tiền,nhiều rủi ro trong tiêu dùng và có giá trị thể hiện cao cho người sử dụng. * Hành vi tiêu dùng thỏa hiệp Hành vi tiêu dùng xảy ra với những sản phẩm đắt tiền ,nhiều rủi ro ,và mua không thường xuyên nhưng lại không có sự khác biệt giữa các nhãn hiệu trên thị trường .Trong trường hợp này ,do tính dị biệt giữa các nhãn hiệu không quá cao ,người mua có thể đưa ra quyết định mua một cách tương đối nhanh chóng,sự lựa chọn của họ lúc này đôi lúc được quyết định do một mức giá phù hợp,các dịch vụ hỗ trợ,các chương trình khuyến mãi ,hoặc tính tiện lợi trong quá trình mua. * Hành vi tiêu dùng theo thói quen Hành vi mua này xảy ra khi sản phẩm được cân nhắc mua là những sản phẩm có giá trị thấp ,tiêu dùng hàng ngày và sự khác biệt giữa các nhãn hiệu bày bán trên thị trường là rất thấp.Khi có nhu cầu người tiêu dùng chỉ việc ra cửa hàng và chọn một nhãn hiệu.Nếu như việc lựa chọn này lặp đi lặp lại với một nhãn hiệu thì thường là do thói quen hơn là sự trung thành vì trong quá trình tiêu dùng họ khó nhận thấy tính ưu việt hay sự khác biệt giữa các nhãn hiệu * Hành vi tiêu dùng nhiều lựa chọn Người tiêu dùng thực hiện hành vi mua này khi họ mua những sản phẩmdịch vụ có giá trị thấp ,tiêu dùng hàng ngày những nhãn hiệu có nhiều sự khác biệt.Đối với những loại sản phẩm này ,sự chuyển dịch nhãn hiệu trong tiêu dùng là rất lớn.Người tiêu dùng có thể quyết định lựa chọn nhãn hiệu này vào một thời điểm cụ thể nhưng vào một thời điểm cụ thể khác dưới sự tác động của các tác nhân Marketing họ sẽ chuyển sang nhãn hiệu khác.Sự chuyển dịch này 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng