Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu giao thức pim -sm và ứng dụng trong iptv tại vnpt...

Tài liệu Nghiên cứu giao thức pim -sm và ứng dụng trong iptv tại vnpt

.PDF
26
393
148

Mô tả:

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG --------------------------------------- VŨ TRỌNG SƠN NGHIÊN CỨU GIAO THỨC PIM – SM VÀ ỨNG DỤNG TRONG IPTV TẠI VNPT Chuyên ngành: Kỹ thuật viễn thông Mã số: 60.52.02.08 TÓM TĂT LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI – 2013 Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Minh Dân Phản biện 1: ……………………………… Phản biện 2: …………………………………… Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Vào lúc: ..... giờ ...... ngày .... tháng .... . năm 2013 Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 1 I. MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu chung Multicast là phương pháp truyền dữ liệu từ điểm tới nhiều điểm, trong đó một nguồn gửi sẽ gửi lưu lượng tới một nhóm nguồn nhận thông qua địa chỉ nhóm multicast. Trong phương pháp multicast có các giao thức cho phép các máy tính có thể gia nhập vào nhóm để nhận dữ liệu hay rời bỏ nhóm một cách dễ dàng, các giao thức định tuyến cũng được xây dựng cho phép các ứng dụng có thể gửi dữ liệu một cách hiệu quả trên mạng. Khi một luồng âm thanh, hình ảnh cần được truyền tới các máy tính nằm phân tán trên mạng IPTV, lưu lượng này phải được gửi đi theo cách hiệu quả nhất, nghĩa là dùng càng ít băng thông càng tốt. Giao thức PIM – SM của phương thức Multicast là một trong những công nghệ và tiêu chu n tiêu biểu cho phép truyền dẫn đa điểm-đa điểm, ho c truyền dẫn điểm-đa điểm. PIM-SM là một trong nhiều giao thức định tuyến IP Multicast. Với ưu điển nổi trội của nó là chỉ truyền lưu lượng khi có yêu cầu. Điều này đã làm tiết kiệm đáng kể băng thông. Việc truyền tải lưu lượng IP Multicast bằng cách sử dụng giao thức PIM-SM đã được sử dụng trong mạng IPTV hiện nay, song cần nghiên cứu sâu thêm để hiểu, và thấy được các vấn đề còn tồn tại. Phục vụ cho việc hoàn thiện, thiết lập các công cụ hỗ trợ. Việc ứng dụng công nghệ IP multicast đem lại cho ta nhiều hiệu quả to lớn. PIM – SM được sử dụng trong truyền hình giao thức Internet (IPTV) đã mở ra một hướng đi mới cho các nhà cung cấp dịch vụ băng thông rộng tại Việt Nam, trong việc truyền dẫn dữ liệu hiệu quả, tối ưu băng thông. M t khác đó là một xu hướng tất yếu khi tích hợp các công nghệ khác nhau trên nền IP. Tạo tiền đề cho mạng NGN. 2 2. Mục tiêu của đề tài. Mục đích nghiên cứu trình bày trong luận văn này nhằm giải quyết một “khía cạnh nhỏ” trong một mục tiêu dài hạn là cải tiến và bổ xung cho công nghệ Multicast “đưa vấn đề quản lý và sử dụng tối ưu tài nguyên vào mạng IPTV hiện có”. Mục tiêu trước mắt xác định được đ c tính của giao thức trong mạng IPTV từ đó chỉ ra vấn đề còn tồn tại và đưa ra giải pháp, đây chính là mục đích nghiên cứu được trình bày trong luận văn. Nhiệm vụ cụ thể nhằm thực hiện mục đích trên bao gồm: a) Tìm hiểu và phân tích đ c điểm của mạng IPTV, trên cơ sở đó thấy được cơ chế phân phối dữ liệu, truyền tải nào phù hợp. Đồng thời chỉ ra phương thức phân phối Multicast phù hợp trong việc phân phối dữ liệu. b) Tìm hiểu các thành phần cơ bản của quá trình truyền dữ liệu multicast gồm: địa chỉ multicast, cây multicast. c) Tìm hiểu hoạt động của giao thức PIM-SM và ứng dụng của giao thức trong IPTV tại VNPT. 3. Đối tƣợng nghiên cứu. Tiếp nối đồ án đại học về mạng IPTV “ Nghiên cứu công nghệ IPTV và triển khai MyTV trong mạng VNPT”, và nguyên cứu sâu thêm về giao thức PIM – SM đặc trƣng trong chế độ phân phối dữ liệu Multicast. Mạng IPTV đã được triển khai tại Viêt Nam chưa lâu. Cơ chế phân phối dữ liệu truyền tải dữ liệu được thực hiện hiệu quả qua phương thức truyền dẫn Multicast mà trong đó giao thức PIM – SM được sử dụng để truyền tải theo cơ chế cây phân phối trong mạng. Trong đó đối tượng nghiên cứu là:  Tìm hiểu về mạng IPTV, từ cơ bản đến thực tế tại VNPT  Tìm hiểu về Multicast và các giao thức sử dụng trong Multicast. Trong đó giao thức đ c trưng tiêu biểu PIM – SM (Protocol Independent Multicast) 3 4. Phƣơng pháp nghiên cứu. Trên cơ sở mô hình IPTV, với mục tiêu là tìm hiểu giao thức PIM-SM trong Multicast, luận văn được tiếp cận theo hướng tập trung nghiên cứu các phương thức hoạt động của giao thức, tìm hiểu ứng dụng tại VNPT khi triên khai thiết bị cấu hình giao thức. Bằng thực tiễn đáp ứng chỉ tiêu kĩ thuật chỉ ra hiệu quả của giao thức, và vấn đề còn tồn tại. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Trên cơ sở lý thuyết, cách phân tích cụ thể, những nhiệm vụ nghiên cứu đề ra đã được thực hiện và có ý nghĩa sau: 5.1 Ý nghĩa khoa học. Ngoài giải pháp thay đổi cơ chế hoạt động, Có thể cải tiến giao thức để tối ưu hóa các thông số khác nhau của mạng: Thông lượng, độ trễ... luận văn tìm hiểu cơ chế kết hợp định tuyến liên tầng và mã mạng để tiết kiệm nguồn tiêu thụ của thiết bị và ứng dụng hiệu quả tài nguyên trong hệ thống. 5.2 Ý nghĩa thực tiễn. Giúp định hướng xây dựng mạng IPTV, đầu tư thiết bị với cấu hình và giao thức ứng dụng phù hợp khi triển khai áp dụng trên hệ thống có hiệu quả và tiết kiệm băng thông của mạng và phù hợp với mạng kỹ thuật hiện có. 6. Bố cục của luận văn. Luận văn tập trung nghiên cứu giao thức định tuyến Multicast PIM – SM được sử dụng chủ yếu trong cơ chế phân phối lưu lượng của mạng IPTV. Trong đó đi sâu vào tìm hiểu đ c tính tham số kỹ thuật giúp sử dụng tối ưu tài nguyên mạng hiện có. Luận văn được trình bày thành 3 chương như sau: 4 Chương 1. Tổng quan về IPTV Giới thiệu chung về mạng IPTV, những khả năng và kiến trúc hệ thống trong quá trình phân phối lưu lượng mạng IPTV. Giao thức trong PIM – SM trong Multicast phù hợp trong IPTV. Chương 2. Các giao thức sử dụng trong IPTV Nghiên cứu giao thức Multicast, cơ chế đánh địa chỉ. Các giao thức thường dùng trong nhóm Multicast. Chương 3. Giao thức PIM-SM và Ứng dụng trong IPTV tại VNPT (giao thức định tuyến multicast –chế độ phân tán) Trong chương này, luận văn nghiên cứu việc kết hợp chế độ hoạt động của giao thức tạo ra cây phân phối dữ liệu. Đồng thời ứng dụng của giao thức trong hệ thống mạng của VNPT. Cuối chương là đề xuất một số giải pháp nhằm cải tiến, tăng tính linh hoạt của giao thức. 5 II. NỘI DUNG Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ IPTV Chương 1 giới thiệu tổng quan về mạng bao gồm cấu trúc, các loại dịch vụ được triển khai, kiến trúc của hệ thống phân phối dữ liệu qua đó chỉ ra được phương thức phân phối phù hợp cho mạng IPTV. 1.1 Khái niệm IPTV hệ thống mà dịch vụ truyền hình số được cung cấp thông qua mạng IP. Định nghĩa một cách tổng quan thì IPTV là một phương thức truyền hình, thay vì sử dụng phương thức quảng bá và cáp truyền thống, sử dụng công nghệ dựa trên hệ thống mạng máy tính. 1.2 Các thành phần cơ bản. Giới thiệu hệ thống IPTV, trong đó giới thiệu chức năng của từng khối trong hệ thống. Trung tâm dữ liệu nhà cung cấp dịch vụ IPTV (Headend) Mạng truy cập băng rộng IPTVCDs Mạng người dùng Hình 1.1: Sơ đồ khối đơn giản của hệ thống IPTV đầu cuối Các thành phần cơ bản gồm có: Trung tâm dữ liệu IPTV: nơi tiếp nhận nội dung từ mọi nguồn, quản lý thuê bao theo hồ sơ, tính cước. Mạng truyền tải băng rộng: bao gồm các cấu trúc hạ tầng mạng hiện có. Thiết bị khách hàng: thường g p như gateway của mạng người dung, Settopbox hay máy chủ phương tiện. 6 Mạng người dùng: là thiết bị số trong khu vực địa lý nhỏ, góp phần cải thiện việc chia sẻ tài nguyên số. 1.3 Kiến trúc hệ thống Hệ thống truyền tải, phân phối video được chia thành các lớp mạng. Như mạng lõi, mạng truy nhập, mạng người dùng. Hình 1.2: Kiến trúc truyền tải video cho IPTV 1.4 Sự cần thiết sử dụng Multicast trong IPTV Các kiểu truyền thông hiện được sử dụng: Unicast Broadcast Multicast 7 1.4.1 Các yêu cầu truyền lưu lượng trên mạng Yêu cầu truyền thông trên mạng có hai dạng: Dạng tĩnh (Staic): Còn gọi là off-line, trong đó một tập các yêu cầu kết nối đã được biết trước và mục tiêu là thiết lập các kết nối để thỏa mãn yêu cầu này với chi phí thấp nhất. Vì bài toán là offline, nên các giao thức cho dạng này không quan tâm nhiều về thời gian thực hiện mà quan tâm nhiều đến độ chính xác. Dạng động (dynamic): Còn gọi là on-line, trong đó các yêu cầu kết nối đến và rời khỏi mạng một cách ngẫu nhiên nào đó. Do các yêu cầu là on-line, nên các giao thức cho dạng này khác với dạng tĩnh là yêu cầu về thời gian thực hiện nhanh. 1.4.2 Các kiểu truyền thông trên mạng Có 3 loại truyền thông giữa các hệ thống trong mạng IP: a, Truyền dẫn Unicast: hay còn gọi là truyền dẫn điểm - điểm. Địa chỉ đơn hướng (Unicast Address): là địa chỉ dùng để nhận dạng từng nút (node). Nút là tập hợp các thiết bị chuyển mạch thường nằm ở trung tâm, ví dụ như Router. b, Truyền dẫn Broadcast: Kiểu truyền dẫn này cho phép truyền gói tin từ một địa điểm tới tất cả các host trên một mạng con mà không quan tâm đến việc một số host không có nhu cầu nhận nó. 8 c, Truyền dẫn Multicast:. Có các loại ứng dụng đòi hỏi sự phân phối thông tin tới một nhóm người dùng đã được định sẵn. IP multicast được phát triển để gán địa chỉ cho những yêu cầu đó. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ việc tối ưu băng thông cho việc truyền thông giữa một nguồn và nhiều đích đến phía xa. Các ứng dụng Multicast bao gồm: datacasting, phân phối dữ liệu tài chính thời gian thực, truyền hình giải trí số trên mạng IP (IPTV thương mại), Internet radio, hội nghị truyền hình đa điểm, giáo dục từ xa, các ứng dụng truyền thông luồng… Những kỹ thuật IP Multicast cho phép phân phối các luồng dữ liệu, âm thanh, video một cách hiệu quả tới khu vực dân cư rộng lớn. Các kỹ thuật này bản thân chúng đã bao hàm khả năng mở rộng, điều mà mang tính quyết định đối với những ứng dụng loại này. Truyền tải unicast truyền thống S Truyền multicast S R R R R R R S = Nguồn R = Nơi thu Hình 1.5: Lợi ích về băng thông của IP Multicast. Dễ thấy rằng cả hai phương pháp trên đều gây nên những sự lãng phí tài nguyên mạng. 9 d, Ví dụ truyền phát sử dụng giao thức PIM – SM trong ứng dụng IPTV Tổng đài khu vực 1 tivi STB Gateway Thiết bị truy cập mạng băng rộng tivi STB Router biên 1 Gateway Mạng lõi IP băng rộng PC Gateway Server nội dung IPTV Router phân phối Router biên 2 tivi Trung tâm dữ liệu IPTV STB Gateway Thiết bị truy cập mạng băng rộng tivi Tổng đài khu vực 2 STB Gateway Hình 1.6: Truyền dẫn IPTV bằng công nghệ multicast Trong truyền thông trong mạng IP có các cơ chế truyền như Unicast, Broadcast, Multicast. Trong đó Multicast phù hợp với cơ chế phân phối đa điểm cho mạng IPTV. 1.5 Kết luận chƣơng 1 Chương 1 của luận văn này đã giới thiệu tổng quan về mạng IPTV. Chương này giới thiệu tổng quan về hệ thống cung cấp dịch vụ IPTV, ưu nhược điểm của hệ thống này so với các hệ thống truyền hình Internet. Mô tả các thành phần cơ bản của hệ thống IPTV. Tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn thách thức về m t công nghệ cần giải quyết như topo mạng thay đổi, vấn đề tiết kiệm năng lượng của các node, lựa chọn giao thức định tuyến phù hợp… Xét thấy vấn đề định tuyến trong mạng IPTV là vấn đề rất đáng quan tâm vì nó quyết định đến hiệu năng của mạng, vấn đề đó đã đã làm định hướng cho việc nghiên cứu các chương tiếp theo. 10 Chƣơng 2: CÁC GIAO THỨC SỬ DỤNG TRONG IPTV Chương 2 giới thiệu các thành phần cơ bản của quá trình truyền dữ liệu multicast gồm: địa chỉ multicast, cây multicast. Multicast và các giao thức sử dụng trong Multicast. Trong đó giao thức đặc trưng tiêu biểu PIM – SM 2.1 Địa chỉ Multicast Để thực hiện quá trình phân phối hiệu quả, phải kể đến cơ chế cấp địa chỉ của Multicast. Địa chỉ đa hướng (Multicast Address): Là địa chỉ dùng để định danh một tập hợp các nút. Cụ thể là một gói tin mang địa chỉ đích là địa chỉ đa hướng sẽ được chuyển tới tất cả các nút trong tập hợp nút mang địa chỉ đa hướng đó. Các ứng dụng multicast luôn luôn dùng địa chỉ multicast. Địa chỉ multicast này tượng trưng cho các ứng dụng multicast và còn được gọi là các nhóm. Không giống như trong địa chỉ unicast (một địa chỉ tượng trưng cho một host), một địa chỉ multicast được dùng như một địa chỉ đích trên một gói tin IP chỉ ra rằng gói tin đang mang lưu lượng cho một ứng dụng multicast. 2.2.1 Địa chỉ liên kết cục bộ Một số địa chỉ IP multicast được dành riêng cho mục đích đ c biệt. Địa chỉ nằm trong dải 224.0.0.0 – 224.0.0.255 được dành riêng cho các giao thức trên một phần mạng cục bộ. 2.2.2 Địa chỉ có phạm vi toàn cầu Dải địa chỉ từ 224.0.1.0 tới 238.255.255.255 được gọi là địa chỉ có phạm vi toàn cầu. Những địa chị này được sử dụng để truyền thông tin multicast qua Internet và giữa các tổ chức. Trong đó chia ra là địa chỉ cục bộ, địa chỉ phạm vi toàn cầu. Cơ chế đánh địa chỉ của quốc tế được khuyến nghị. 11 2.2 Chuyển tiếp lƣu lƣợng qua Multicast Thực hiện chuyển tiếp lưu lượng tới phía thu, trên một hệ thống mạng, trên mạng Lan hay giữa các mạng khác nhau như thế nào? Phần này sẽ trình bày các cơ chế được sử dụng trong IP multicast để truyền tải lưu lượng tới bên thu; gồm có: multicasting trên mạng LAN và quan trọng hơn là trên một cấu trúc hạ tầng định tuyến nhiều bước nhảy (multihop). 2.4.1 Multicasting trên mạng LAN Như ta đã biết ở phần trước, khi truyền tải lưu lượng multicast, tiến trình xử lý tại nguồn sẽ xây dựng một luồng gói tin (datagram) cùng với một địa chỉ đích IP multicast riêng. Trình điều khiển mạng của nguồn đóng gói datagram cùng với một khung Ethernet, khung này bao gồm địa chỉ Ethernet nguồn và một ho c n địa chỉ Ethernet đích phù hợp. Trong chuyển tiếp lưu lượng IP unicast, việc đóng gói gói tin IP multicast vào một khung Ethernet với địa chỉ MAC của thiết bị nhận sử dụng giao thức phân giải địa chỉ (ARP). Nguồn Địa chỉ multicast được Host sử dụng bởi nguồn A 224.11.8.6 A0-0B-07-C1-32-11 192.1.1.1 (E0-0B-08-06) Địa chỉ MAC thực tế Địa chỉ IP thực tế Gói dữ liệu multicast A0-0B-07-C1-32-11 01-00-5E-0B-08-06 192.1.1.1 224.11.8.6 ... SA Multicast DA IP nguồn IP multicast C2-1B-32-11-07-07 192.1.1.2 Địa chỉ MAC thực tế Địa chỉ IP thực tế 2.4.2 Multicasting giữa các mạng khác nhau Các giao thức định tuyến multicast được phát triển để truyền những gói tin băng qua mạng định tuyến, đồng thời tránh những 12 đoạn định tuyến l p vòng (loop). Có hai chức năng được yêu cầu để hỗ trợ truyền multicast qua mạng định tuyến:  Xác định các thành viên tham gia multicast  Xác định giới hạn multicast (biên multicast): trường TTL trong gói tin multicast được sử dụng để xác định giới hạn của một quá trính truyền. Giá trị bao hàm trong trường này được giảm đi một đơn vị tại mỗi router mà nó đi qua. 2.3 Giao thức quản lý nhóm Internet (IGMP) Hai mục đích quan trọng nhất của IGMP là:  Thông báo cho router multicast rằng có một máy muốn nhận lưu lượng multicast của một nhóm cụ thể.  Thông báo cho router rằng một có một máy muốn rời một nhóm multicast (nói cách khác, có một máy không còn quan tâm đến việc nhận lưu lượng multicast nữa). 2.3.1 IGMPv1 2.3.2 IGMPv2 2.3.3 IGMPv3 Giao thức quản lý nhóm Internet cũng thực hiện chức năng thông báo cho các router thực hiện truyền lưu lượng. Các giao tiếp thuê bao muốn rời khỏi nhóm nhận lưu lượng. 2.4 Các giao thức định tuyến multicast trong IPTV 13 2.4.1 Các giao thức thường dùng PIM định nghĩa một tập nhỏ các giao thức định tuyến multicast được dùng dể truyền tải các loại hình dịch vụ khác nhau. Có 2 loại PIM khác nhau: Hình 2.14: Các giao thức Multicast đƣợc sử dụng trong một mạng IPTV điển hình 2.4.2 PIM – SM Các PIM phân tán-Mode (PIM-SM) là giao thức giao thức triển khai rộng rãi nhất cho IPTV dịch vụ mạng. PIM-SM tạo ra một cây multicast duy nhất bắt nguồn từ một điểm hẹn lõi (RP) cho tất cả các thành viên trong nhóm multicast trong một miền. 2.4.3 PIM – DM PIM-DM cũng sử dụng thông tin định tuyến unicast lớp dưới dựa vào việc phát đi các datagram multicast tới tất cả các router (không có cơ chế nhận dạng topo mạng thường được sử dụng ở giao thức định tuyến unicast). 14 2.5 Kết luận chƣơng 2 Các giao thức sử dụng trong IPTV giúp truyền tải lưu lượng IP multicast. Các giao thức định tuyến là kỹ thuật phổ biến được sử dụng trong các kênh TV quảng bá trực tiếp. Với một mạng IPTV multicast, chỉ có một bản sao của mỗi kênh video được truyền tải qua mạng mà không cần quan tâm tới lượng người dùng đang xem kênh. Các thiết bị IGMP khách hàng chịu trách nhiệm đưa ra các bản tin để xem và rời khỏi một kênh quảng bá. Các Router multicast có khả năng quản lý các cây phân phối, xử lý các giao thức multicast và quản lý các bản tin IGMP. Địa chỉ đích của một gói tin IP multicast luôn nằm trong dải 224.0.0.0 – 239.255.255.255. 15 Chƣơng 3- Giao thức PIM – SM và Ứng dụng trong IPTV tại VNPT (PIM- SM giao thức định tuyến multicast –phân tán) Chương 3 đi sâu nghiên cứu giao thức PIM-SM bao gồm đặc điểm và phương thức hoạt động. Các chế độ tham gia cây phân phối nâng cao hiệu suất của giao thức, chỉ tiêu kỹ thuật đạt được trong truyền dẫn Multicast. Ứng dụng hiện có của giao thức trong IPTV tại VNPT 3.1 Giới thiệu giao thức PIM-SM Protocol Independent Multicast (PIM) Là giao thức định tuyến được sử dụng để chuyển lưu lượng multicast. PIM hoạt động độc lập với bất kì các giao thức định tuyến IP cụ thể, vì vậy nó không cần phải giữ 1 bảng định tuyến multicast riêng. PIM – SM giao thức multicast độc lập chế độ phân tán được ứng dụng để phân phát lưu lượng khi được yêu cầu. Điều này làm giảm lãng phí băng thông. 3.1.1 Đặc điểm của router multicast PIM-SM dùng cơ chế hello để tìm ra láng giềng. Khi router bắt đầu khởi động tiến trình định tuyến PIM-SM trên một cổng nào đó thì nó sẽ gửi một gói hello ra cổng đó và tiếp tục gửi hello theo định kỳ. Giao thức Hello đưa ra các nguyên tắc quản lý việc trao đổi các gói Hello. Ở Lớp 3 của mô hình OSI, gói hello mang địa chỉ multicast 224.0.0.5, địa chỉ này chỉ đến tất cả các Multicast router. 3.2 Các chế độ hoạt động cơ bản của PIM-SM 3.2.1 Chế độ tham gia rõ ràng của PIM-SM PIM – SM tuân theo mô hình dạng phân tán nơi mà lưu lượng multicast chỉ được gửi tới địa điểm của mạng khi được yêu cầu. 16 3.2.2 Tham gia cây chia sẻ Hoạt động của PIM – SM tập trung quanh một cây chia sẻ đơn hướng và riêng lẻ; cây này có nút gốc được gọi là điểm giao nhau RP. và khi không còn cần lưu lượng của nhóm multicast, nó sẽ tự tách ra khỏi cây chia sẻ. 3.2.3 Tách khỏi cây chia sẻ PIM – SM sử dụng cơ chế tham gia rõ ràng để xây dựng các cây phân phối khi cần thiết. Ngoài ra nó cũng dùng các cơ chế Prunes để cắt đứt các cây khi chúng không còn cần thiết. 3.2.4 Tham gia vào cây có đường đi ngắn nhất 3.2.5 Tách khỏi cây có đường đi ngắn nhất 3.2.6 Làm mới trạng thái 3.2.7 Đăng ký nguồn a, Các bản tin PIM Register 3.3 Ứng dụng trong IPTV tại VNPT Hiện nay, trong môi trường IPTV có một lượng rất lớn các kênh video cần phải chuyển tiếp đến nhiều nơi trong cùng một thời gian. Cùng thời điểm đó, các dịch vụ gia tăng có một lượng lớn truy nhập và thống kê tính cước trong cùng một ngày. Các yêu cầu cần thiết để triển khai ứng dụng: 3.3.1 Hệ thống IPTV của VNPT Hệ thống IPTV được xây dựng hoàn toàn trên nền tảng IP. Hệ thống có thể cung cấp được các dịch vụ: 17  Dịch vụ truyền hình quảng bá (BTV) với 150 kênh.  Dịch vụ video theo yêu cầu (VoD).  Các dịch vụ video tương tác (Interactive Video). Hệ thống có cung cấp dịch vụ với số lượng thuê bao trên toàn quốc với tín hiệu BTV phát tập trung tại đầu Hà Nội và Hồ Chí Minh đưa vào mạng lõi, tín hiệu VoD đ t phân tán tại các tỉnh, kết nối trực tiếp vào PE qua giao diện 10 Gb, dịch vụ Interactive Video tùy nhu cầu kết nối VPN nội tỉnh ho c qui mô toàn quốc. 3.2.1 Mô hình triển khai VNPT Cấu trúc mạng như hình 3.1. Tất cả các lưu lượng từ trung tâm IPTV đều được định tuyến đến thiết bị Router biên phía nhà cung cấp PE M20 của Công ty Viễn thông Liên tỉnh (VTN). Các lưu lượng dich vụ sau đó đi qua mạng core đến BRAS tại các tỉnh thành. Từ BRAS, các lưu lượng được đ y xuống các access switch lớp 2, DSLAM, và cuối cùng tới thuê bao. 18 RR2 RR1 ASBR HNI HNI HCM ASBR HCM VDC1 HPG MAN-E HPG PoP HNI NDH MAN-E VDC2 HCM CTO PoP HPG DNG CTO HPG DNG CTO CTO MAN-E NDH PoP ASBR DNG VDC3 Hình 3.1 Kết nối hệ thống IPTV với mạng lƣới của VNPT 3.2.2 Cấu hình của giao thức trong hệ thốngVNPT Giao thức PIM -SM được cấu hình tại các thiết bị mạng như hình dưới đây. Hình 3.3 Lƣu lƣợng multicast cho dịch vụ boardcast TV
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan