Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu giải pháp xử lý nước thải khai thác và chế biến khoáng sản chì, kẽm ...

Tài liệu Nghiên cứu giải pháp xử lý nước thải khai thác và chế biến khoáng sản chì, kẽm tại tỉnh bắc kạn

.PDF
175
12
120

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Lê Sỹ Chính NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP XỬ LÝ NƢỚC THẢI KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN CHÌ, KẼM TẠI TỈNH BẮC KẠN LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG NĂM 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Lê Sỹ Chính NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP XỬ LÝ NƢỚC THẢI KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN CHÌ, KẼM TẠI TỈNH BẮC KẠN Chuyên ngành: Môi trường đất và nước Mã số: 62440303 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TS. Mai Trọng Nhuận 2. PGS.TSKH. Nguyễn Xuân Hải NĂM 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực từ kết quả tham gia thực hiện đề tài nghiên cứu và luận án. Để thực hiện luận án, tôi đã trực tiếp tham gia vào đề tài nghiên cứu và được chủ nhiệm đề tài đồng ý cho sử dụng kết quả phục vụ trong luận án như là sản phẩm đào tạo của đề tài. Một số kết quả đã được chúng tôi công bố trên tạp chí khoa học chuyên ngành với sự đồng ý của đồng tác giả phù hợp với các quy định hiện hành. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này và các kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án của mình. Tác giả luận án NCS. Lê Sỹ Chính LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới GS.TS Mai Trọng Nhuận, PGS.TSKH Nguyễn Xuân Hải đã giao đề tài và tận tình hướng dẫn về khoa học, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phép tôi hoàn thành bản luận án này. Đề tài luận án tiến sĩ của tôi không thể hoàn thành nếu không có sự hỗ trợ kinh phí từ Đề tài KHCN-TB.02C/13-18 doTS. Nguyễn Thị Hoàng Hà làm chủ nhiệm thuộc Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2013-2018 “Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc”. Tôi xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ cần thiết đó. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ và ủng hộ nhiệt tình của cán bộ thuộc Phòng thí nghiệm trọng điểm Địa Môi trường và Ứng phó biến đổi khí hậu, trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là HVCH. Đặng Ngọc Thăng và Nguyễn Thị Hải đã phối hợp cùng tôi tiến hành các thí nghiệm trong suốt quá trình thực hiện đề tài tại Phòng thí nghiệm trọng điểm Địa môi trường và Ứng phó biến đổi khí hậu cấp Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo trong Khoa Môi trường – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã dạy dỗ, giúp đỡ và bồi dưỡng cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình nghiên cứu tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Tôi xin gửi lời cảm ơn Ban lãnh đạo Trường Đại học Hồng Đức đã ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được tham gia học tập, nghiên cứu tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn ở bên tôi, quan tâm, giúp đỡ, động viên và khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... 2 LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... 3 MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 1. Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1 2. Mục tiêu ................................................................................................................ 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................... 2 4. Những đóng góp mới của đề tài............................................................................. 2 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 2 1.1. Hiện trạng khai thác và chế biến khoáng sản chì, kẽm ....................................... 3 1.1.1. Hiện trạng khai thác và chế biến chì, kẽm trên thế giới ................................. 3 1.1.2. Hiện trạng khai thác và chế biến chì, kẽm ở Việt Nam ................................. 4 1.1.3. Hiện trạng khai thác và chế biến chì, kẽm khu mỏ Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn ... 4 1.2. Vật liệu trong xử lý ô nhiễm kim loại nặng ...................................................... 13 1.2.1. Cơ chế hấp phụ của vật liệu......................................................................... 13 1.2.2. Một số vật liệu được sử dụng trong xử lý ô nhiễm môi trường nước .......... 15 1.2.3. Các phương pháp nâng cao hoạt tính của vật liệu hấp phụ .......................... 26 1.3. Thực vật trong xử lý ô nhiễm kim loại nặng..................................................... 36 1.3.1. Khái quát về sử dụng thực vật xử lý ô nhiễm .............................................. 36 1.3.2. Sử dụng bãi lọc trồng cây ............................................................................ 38 1.3.3. Một số kết quả nghiên cứu khả năng xử lý kim loại bằng thực vật.............. 39 1.3.4. Khả năng xử lý kim loại nặng của cây Sậy .................................................. 42 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................................................... 44 2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 44 2.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 44 2.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 44 2.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 44 2.4.1. Phương pháp kế thừa, chọn lọc và tổng hợp tài liệu .................................... 44 2.4.2. Khảo sát thực địa và lấy mẫu nghiên cứu .................................................... 45 2.4.3. Phương pháp xử lý mẫu và phân tích mẫu................................................... 47 2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................... 48 2.5. Phương pháp thực nghiệm ................................................................................ 48 2.5.1. Chế tạo và đánh giá khả năng xử lý của vật liệu hấp phụ ............................ 48 2.5.2. Đánh giá khả năng xử lý kim loại nặng của thực vật Sậy ............................ 59 2.5.3. Nghiên cứu giải pháp kết hợp vật liệu và thực vật quy mô 50l/ngày đêm ... 62 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 66 3.1. Đánh giá ô nhiễm môi trường nước tại khu mỏ chì, kẽm Chợ Đồn .................. 66 3.1.1. pH, TSS, COD, BOD5 trong môi trường nước ............................................ 66 3.1.2. Hàm lượng kim loại trong môi trường nước ................................................ 68 3.2. Nghiên cứu chế tạo vật liệu và đánh giá khả năng xử lý kim loại nặng ............ 75 3.2.1. Đặc tính của bùn thải mỏ sắt Bản Cuôn, tỉnh Bắc Kạn ................................ 75 3.2.2. Nghiên cứu độ bền vật liệu biến tính chế tạo từ bùn thải mỏ sắt ................ 78 3.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng thủy tinh lỏng đến đặc tính vật liệu ........................ 80 3.2.4. Nghiên cứu hấp phụ dạng mẻ của vật liệu biến tính .................................... 84 3.2.5. Nghiên cứu hấp phụ cột của vật liệu biến tính............................................. 94 3.3. Đánh giá khả năng lắng tự nhiên và xử lý kim loại nặng của thực vật ........... 102 3.3.1. Khả năng lắng tự nhiên của kim loại nặng trong nước .............................. 102 3.3.2. Khả năng xử lý kim loại nặng trong nước thải của thực vật ...................... 102 3.3.3. Khả năng tích lũy kim loại nặng trong thực vật......................................... 109 3.4. Nghiên cứu xây dựng giải pháp kết hợp vật liệu và thực vật .......................... 112 3.4.1. Cơ sở khoa học lựa chọn vật liệu kết hợp với thực vật .............................. 112 3.4.2. Đánh giá khả năng áp dụng giải pháp kết hợp vật liệu và thực vật ............ 113 3.4.3. Cơ chế xử lý nước thải của hệ vật liệu – thực vật ...................................... 118 3.5. Nghiên cứu áp dụng giải pháp kết hợp vật liệu và thực vật xử lý nước thải khai thác và chế biến khoáng chì, kẽm tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn .................... 120 3.5.1. Đánh giá sự sinh trưởng và phát triển cử cây Sậy ....................................... 14 3.5.2. Đánh giá kết quả áp dụng giải pháp kết hợp vật liệu và thực vật quy mô 5m3/ngày đêm ................................................................................................... 123 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 129 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 131 PHỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT KLN: Kim loại nặng KT&CBKS: Khai thác và chế biến khoáng sản CB: Chế biến TSS: Tổng chất rắn lơ lửng BOD5: Nhu cầu oxy sinh hóa COD: Nhu cầu oxy hóa học QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Các công nghệ và cơ chế xử lý ô nhiễm bằng thực vật............................ 37 Bảng 2.1. Điểm khảo sát thực địa khu mỏ chì, kẽm Chợ Đồn ................................. 46 Bảng 2.2. Số lượng mẫu lấy tại khu mỏ chì, kẽm Chợ Đồn .................................... 46 Bảng 2.3. Các thông số hệ thống hấp phụ 2 và 3 (mg/l) .......................................... 57 Bảng 2.4. Hàm lượng kim loại trong nước nghiên cứu với thực vật (mg/l) ............. 60 Bảng 2.5. Nước thải pha chế trong thí nghiệm giải pháp kết hợp (mg/l) ................. 63 Bảng 3.1. Thành phần khoáng vật của mẫu bùn thải mỏ sắt .................................... 77 Bảng 3.2.Thành phần hóa học của bùn thải mỏ sắt.................................................. 78 Bảng 3.3. Kết quả phân tích FTIR mẫu bùn thải mỏ sắt .......................................... 78 Bảng 3.4. Theo dõi độ bền trong nước của vật liệu SBC2-5S ................................. 79 Bảng 3.5. Theo dõi độ bền trong nước của vật liệu SBC2-10S ............................... 79 Bảng 3.6. Theo dõi độ bền trong nước của vật liệu SBC2-15S ............................... 80 Bảng 3.7. Các vật liệu biến tính dạng hạt được chế tạo ........................................... 80 Bảng 3.8. Thành phần khoáng vật của vật liệu biến tính (%) .................................. 81 Bảng 3.9. Diện tích bề mặt và mật độ điện tích bề mặt của vật liệu biến tính ......... 81 Bảng 3.10. Kết quả phân tích FTIR mẫu bùn thải mỏ sắt ........................................ 81 Bảng 3.11. Độ bền của vật liệu hấp phụ với tỷ lệ thủy tinh lỏng khác nhau ............ 82 Bảng 3.12. Mô hình động học hấp phụ .................................................................... 90 Bảng 3.13. Mô hình đẳng nhiệt hấp phụ .................................................................. 94 Bảng 3.14. Các tham số trong phương trình động học hấp phụ Thomas ............... 101 Bảng 3.15. Khả năng phát triển của cây Sậy sau 1 tháng ...................................... 122 Bảng 3.16. Khả năng phát triển của cây Sậy sau 2 tháng ...................................... 122 Bảng 3.17. Khả năng phát triển của Sậy cây sau 3 tháng ...................................... 122 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Sơ đồ công nghệ chế biến chì, kẽm ......................................................... 10 Hình 1.2. Sơ đồ hiện trạng công nghệ xử lý nước thải khu mỏ chì, kẽm Chợ Đồn . 11 Hình 1.3. Bãi tập kết quặng và bãi thải chì, kẽm tại mỏ Pù Sáp gần ngay lòng suối Tủm Tó (Nam Chợ Đồn) ......................................................................................... 12 Hình 1.4. Bãi tập kết quặng và bãi thải chì, kẽm tại khu mỏ Bằng Lãng (Nam Chợ Đồn) ........................................................................................................................ 12 Hình 1.5. Hình thái và cấu trúc của khoáng sét kaolinit .......................................... 16 Hình 1.6. Hình thái và cấu trúc của khoáng sét montmorillonit .............................. 17 Hình 1.7. Cấu trúc lập thể của zeolit ....................................................................... 23 Hình 1.8. Hình thái của zeolit analcime (a) và chabazit (b) ..................................... 24 Hình 1.9. Sự thay đổi CEC trong quá trình hoạt hóa axit ........................................ 28 Hình 1.10. Quá trình tái cấu trúc bentonit ở các giai đoạn xử lý ............................. 29 Hình 1.11.Ảnh chụp SEM oxit silic không phủ bọc (a) và phủ bọc (b) ................... 30 Hình 1.12. Lớp cơ sở của montmorillonit được chèn bởi các chuỗi ankyl .............. 32 Hình 1.13. Quá trình hòa tan, tái kết tinh zeolit ....................................................... 33 Hình 1.14. Các hạt zeolit phát triển trên bề mặt diatomit hoạt hóa với CTAB ........ 36 Hình 1.15. Hệ thống bãi lọc trồng cây ..................................................................... 39 Hình 1.16. Cây Sậy mọc ven suối khu mỏ chì kẽm Chợ Đồn.................................. 43 Hình 2.1. Sơ đồ vị trí lấy mẫu khu mỏ chì, kẽm Chợ Đồn ...................................... 45 Hình 2.2. Mỏ Nà Bốp .............................................................................................. 45 Hình 2.3. Mỏ Pù Sáp ............................................................................................... 45 Hình 2.4. Mỏ Đèo An .............................................................................................. 45 Hình 2.5. Lấy mẫu nước mặt ................................................................................... 47 Hình 2.6. Mẫu nước thải khu chế biến Lũng Váng .................................................. 47 Hình 2.7. Mẫu trước khi sấy .................................................................................... 49 Hình 2.8. Mẫu sau khi sấy ....................................................................................... 49 Hình 2.9. Máy nghiền MRC .................................................................................... 49 Hình 2.10. Mẫu sau khi nghiền................................................................................ 49 Hình 2.11. Chế tạo vật liệu hấp phụ ........................................................................ 50 Hình 2.12. Các dạng hấp phụ đẳng nhiệt ................................................................. 54 Hình 2.13. Sơ đồ hấp phụ dạng cột của vật liệu ...................................................... 56 Hình 2.14. Đường cong thoát cột hấp phụ ............................................................... 58 Hình 2.15. Thí nghiệm hấp phụ cột ......................................................................... 59 Hình 2.16. Hệ thống trồng cây Sậy (Phragmites australis) ..................................... 61 Hình 2.17. Hệ thống trồng cây Mộc tặc trãi (Equisetum diffusum).......................... 61 Hình 2.18. Cột vật liệu ............................................................................................ 63 Hình 2.19. Thí nghiệm sử dụng vật liệu và thực vật của hệ thống dòng chảy mặt – dòng chảy ngầm ...................................................................................................... 64 Hình 2.20. Thiết kế hệ thống dòng chảy mặt và dòng chảy ngầm ........................... 65 Hình 3.1. Giá trị BOD5 trong nước khu vực mỏ Nam Chợ Đồn .............................. 67 Hình 3.2. Giá trị BOD5 trong nước khu vực mỏ Bắc Chợ Đồn ............................... 67 Hình 3.3. Giá trị COD trong nước khu vực mỏ Nam Chợ Đồn ............................... 68 Hình 3.4. Giá trị COD trong nước khu vực mỏ Bắc Chợ Đồn ................................. 68 Hình 3.5. Hàm lượng As trong nước khu chế biến Bằng Lũng ............................... 68 Hình 3.6. Hàm lượng As trong nước khu vực mỏ Nam Chợ Đồn ........................... 69 Hình 3.7. Hàm lượng As trong nước khu vực mỏ Bắc Chợ Đồn ............................. 69 Hình 3.8. Hàm lượng Pb trong nước khu chế biến Bằng Lũng ................................ 70 Hình 3.9. Hàm lượng Pb trong nước khu vực mỏ Nam Chợ Đồn............................ 70 Hình 3.10. Hàm lượng Pb trong nước khu vực mỏ Bắc Chợ Đồn ........................... 70 Hình 3.11. Hàm lượng Zn trong nước khu chế biến Bằng Lũng.............................. 72 Hình 3.12. Hàm lượng Zn trong nước khu vực mỏ Nam Chợ Đồn ......................... 72 Hình 3.13. Hàm lượng Zn trong nước khu vực mỏ Bắc Chợ Đồn ........................... 72 Hình 3.14. Hàm lượng Mn trong nước khu chế biến Bằng Lũng ............................ 73 Hình 3.15. Hàm lượng Mn trong nước khu vực mỏ Nam Chợ Đồn ........................ 73 Hình 3.16. Hàm lượng Mn trong nước khu vực mỏ Bắc Chợ Đồn .......................... 73 Hình 3.17. Hàm lượng Cd trong nước khu chế biến Bằng Lũng ............................. 74 Hình 3.18. Hàm lượng Cd trong nước khu vực mỏ Nam Chợ Đồn ......................... 75 Hình 3.19. Hàm lượng Cd trong nước khu vực mỏ Bắc Chợ Đồn ........................... 75 Hình 3.20. Khảo sát và lấy mẫu bùn thải mỏ sắt Bản Cuôn..................................... 77 Hình 3.21. Sơ đồ nhiễu xạ tia X mẫu bùn thải khu chế biến sắt Bản Cuôn (SBC2) 77 Hình 3.22. Điểm điện tích không của vật liệu ......................................................... 82 Hình 3.23. Dung lượng và hiệu suất hấp phụ của vật liệu biến tính ........................ 84 Hình 3.24. Diễn biến theo khối lượng đến khả năng hấp phụ Zn của vật liệu ......... 85 Hình 3.25. Diễn biến theo khối lượng đến khả năng hấp phụ Cd của vật liệu ......... 85 Hình 3.26. Diễn biến theo khối lượng đến khả năng hấp phụ Mn của vật liệu ........ 86 Hình 3.27. Diễn biến theo khối lượng đến khả năng hấp phụ Pb của vật liệu ......... 86 Hình 3.28. Diễn biến theo khối lượng đến khả năng hấp phụ As của vật liệu ......... 87 Hình 3.29. Diễn biến theo thời gian đến khả năng hấp phụ Zn của vật liệu ............ 87 Hình 3.30. Diễn biến theo thời gian đến khả năng hấp phụ Cd của vật liệu ............ 88 Hình 3.31. Diễn biến theo thời gian đến khả năng hấp phụ Mn của vật liệu ........... 88 Hình 3.32. Diễn biến theo thời gian đến khả năng hấp phụ Pb của vật liệu ............. 88 Hình 3.33. Diễn biến theo thời gian đến khả năng hấp phụ As của vật liệu ............ 89 Hình 3.34. Diễn biến theo nồng độ đến khả năng hấp phụ Zn của vật liệu .............. 91 Hình 3.35. Diễn biến theo nồng độ đến khả năng hấp phụ Cd của vật liệu ............. 91 Hình 3.36. Diễn biến theo nồng độ đến khả năng hấp phụ Mn của vật liệu............. 92 Hình 3.37. Diễn biến theo nồng độ đến khả năng hấp phụ Pb của vật liệu .............. 92 Hình 3.38. Diễn biến theo nồng độ đến khả năng hấp phụ As của vật liệu .............. 93 Hình 3.39. Diễn biến hấp phụ cột vật liệu đối với Mn trong hệ thống 2 .................. 96 Hình 3.40. Diễn biến hấp phụ cột của vật liệu đối với Zn trong hệ thống 2 ............ 96 Hình 3.41. Diễn biến hấp phụ cột của vật liệu đối với Cd trong hệ thống 2 ............ 97 Hình 3.42. Diễn biến hấp phụ cột của vật liệu đối với Pb trong hệ thống 2............. 97 Hình 3.43. Diễn biến hấp phụ cột của vật liệu đối với As trong hệ thống 2 ............ 98 Hình 3.44. Diễn biến hấp phụ cột vật liệu đối với Mn trong hệ thống 3 .................. 98 Hình 3.45. Diễn biến hấp phụ cột của vật liệu đối với Zn trong hệ thống 3 ............ 99 Hình 3.46. Diễn biến hấp phụ cột của vật liệu đối với Cd trong hệ thống 3 ............ 99 Hình 3.47. Diễn biến hấp phụ cột của vật liệu đối với Pb trong hệ thống 3........... 100 Hình 3.48. Diễn biến hấp phụ cột của vật liệu đối với As trong hệ thống 3 .......... 100 Hình 3.49. Hàm lượng kim loại trong nước đối sánh WR2 ................................... 102 Hình 3.50. Hàm lượng kim loại trong nước đối sánh WR3 ................................... 102 Hình 3.51. Diễn biến hàm lượng Mn trong nước trồng cây Sậy ............................ 103 Hình 3.52. Hiệu suất xử lý kim loại Mn của thực vật Sậy ..................................... 103 Hình 3.53. Diễn biến hàm lượng Zn trong nước trồng cây Sậy ............................. 104 Hình 3.54. Hiệu suất xử lý kim loại Zn của thực vật Sậy ...................................... 104 Hình 3.55. Diễn biến hàm lượng Cd trong nước trồng cây Sậy ............................. 104 Hình 3.56. Hiệu suất xử lý kim loại Cd của thực vật Sậy ...................................... 104 Hình 3.57. Diễn biến hàm lượng Pb trong nước trồng cây Sậy ............................. 105 Hình 3.58. Hiệu suất xử lý kim loại Pb của thực vật Sậy ...................................... 105 Hình 3.59. Diễn biến hàm lượng As trong nước trồng cây Sậy ............................. 106 Hình 3.60. Hiệu suất xử lý kim loại As của thực vật Sậy ...................................... 106 Hình 3.61. Diễn biến hàm lượng Mn trong nước trồng cây Mộc tặc trãi ............... 106 Hình 3.62. Hiệu suất xử lý kim loại Mn của thực vật Mộc tặc trãi ........................ 106 Hình 3.63. Diễn biến hàm lượng Zn trong nước trồng cây Mộc tặc trãi ................ 107 Hình 3.64. Hiệu suất xử lý kim loại Zn của thực vật Mộc tặc trãi ......................... 107 Hình 3.65. Diễn biến hàm lượng Cd trong nước trồng cây Mộc tặc trãi ................ 108 Hình 3.66. Hiệu suất xử lý kim loại Cd của thực vật Mộc tặc trãi ......................... 108 Hình 3.67. Diễn biến hàm lượng Pb trong nước trồng cây Mộc tặc trãi ................ 108 Hình 3.68. Hiệu suất xử lý kim loại Pb của thực vật Mộc tặc trãi ......................... 108 Hình 3.69. Diễn biến hàm lượng As trong nước trồng cây Mộc tặc trãi ................ 109 Hình 3.70. Hiệu suất xử lý kim loại As của thực vật Mộc tặc trãi ......................... 109 Hình 3.71. Hàm lượng Mn, Zn, Cd, Pb và As tích lũy trong cây Sậy .................... 110 Hình 3.72. Hàm lượng Mn, Zn, Cd, Pb và As tích lũy trong Mộc tặc trãi ............. 111 Hình 3.73. Diễn biến hàm lượng Mn trong mô hình kết hợp vật liệu – thực vật ... 115 Hình 3.74. Hiệu suất xử lý Mn trong mô hình kết hợp vật liệu – thực vật............. 115 Hình 3.75. Diễn biến hàm lượng Zn trong mô hình kết hợp vật liệu – thực vật .... 115 Hình 3.76. Hiệu suất xử lý Zn trong mô hình kết hợp vật liệu – thực vật .............. 115 Hình 3.77. Diễn biến hàm lượng Pb trong mô hình kết hợp vật liệu – thực vật..... 116 Hình 3.78. Hiệu suất xử lý Pb trong mô hình kết hợp vật liệu – thực vật .............. 116 Hình 3.79. Diễn biến hàm lượng As trong mô hình kết hợp vật liệu – thực vật .... 117 Hình 3.80. Hiệu suất xử lý As trong mô hình kết hợp vật liệu – thực vật .............. 117 Hình 3.81. Diễn biến hàm lượng Cd trong mô hình kết hợp vật liệu – thực vật .... 117 Hình 3.82. Hiệu suất xử lý Cd trong mô hình kết hợp vật liệu – thực vật.............. 117 Hình 3.83. Lượng KLN mất đi trong dung dịch so với lượng tích lũy cột vật liệu 118 Hình 3.84. Hàm lượng Mn, Zn, Cd, Pb và As tích lũy trong cây Sậy của mô hình119 Hình 3.85. Hệ số tích lũy kim loại của cây Sậy ..................................................... 120 Hình 3.86. Hệ số vận chuyển kim loại của cây Sậy ............................................... 120 Hình 3.87. Cây Sậy trồng sau 7 ngày và 1 tháng của hệ pilot 5m3/ngày đêm ........ 121 Hình 3.88. Cây Sậy trồng sau 2 và 3 tháng của hệ pilot 5m3/ngày đêm ................ 121 Hình 3.89. Diễn biến hàm lượng Mn trong nước tại các mô đun........................... 124 Hình 3.90. Diễn biến hàm lượng Mn trung bình trong nước tại các mô đun ......... 124 Hình 3.91. Diễn biến hàm lượng Zn trong nước tại các mô đun............................ 125 Hình 3.92. Diễn biến hàm lượng Zn trung bình trong nước tại các mô đun .......... 125 Hình 3.93. Diễn biến hàm lượng As trong nước tại các mô đun............................ 126 Hình 3.94. Diễn biến hàm lượng As trung bình trong nước tại các mô đun .......... 126 Hình 3.95. Diễn biến hàm lượng Cd trong nước tại các mô đun ........................... 127 Hình 3.96. Diễn biến hàm lượng Cd trung bình trong nước tại các mô đun .......... 127 Hình 3.97. Diễn biến hàm lượng Pb trong nước tại các mô đun ............................ 128 Hình 3.98. Diễn biến hàm lượng As trung bình trong nước tại các mô đun .......... 128 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Khu mỏ Pb-Zn thuộc phạm vi tỉnh Bắc Kạn chiếm tới 80% trữ lượng Pb-Zn trong cả nước, trong đó mỏ chì, kẽm Chợ Đồn là một trong những tụ khoáng chì, kẽm lớn của nước ta đã và đang được khai thác đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị mà nguồn khoáng sản đem lại là vấn đề ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản gây ra. Một trong những quan ngại lớn nhất về môi trường tại khu mỏ chì, kẽm Chợ Đồn là ô nhiễm môi trường nước. Các kim loại nặng thải ra trong quá trình khai thác và chế biến khoáng sản xâm nhập vào môi trường nước mặt, nước ngầm gây ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái và sức khỏe con người. Nghiên cứu môi trường nước tại khu vực mỏ chì, kẽm Chợ Đồn cho thấy có hiện tượng ô nhiễm kim loại nặng trong nước. Như vậy, khu mỏ chì, kẽm Chợ Đồn được lựa chọn để nghiên cứu chi tiết nhằm đề xuất và thử nghiệm giải pháp xử lý nước thải dựa trên các tiêu chí: tính đại diện cho mỏ Pb-Zn tại tỉnh Bắc Kạn, môi trường nước bị ô nhiễm và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Vấn đề được đặt ra chính là nghiên cứu, xây dựng và áp dụng công nghệ đáp ứng các mục tiêu: (1) xử lý hiệu quả ô nhiễm môi trường; (2) giảm chi phí xử lý ô nhiễm; (3) thân thiện với môi trường. Hiện nay, có rất nhiều công nghệ được nghiên cứu và triển khai rộng rãi nhằm xử lý kim loại nặng trong nước như: kết tủa, trao đổi ion, điện phân và sinh học. Công nghệ hấp phụ được coi là một giải pháp có hiệu quả và thân thiện với môi trường trong việc xử lý kim loại nặng. Một số nguyên liệu tự nhiên đã được nghiên cứu cho xử lý nước thải, bao gồm bentonit, bùn thải, diatomit và đá ong. Sử dụng thực vật để xử lý ô nhiễm và hệ thống bãi lọc trồng cây cũng được nghiên cứu và đánh giá là công nghệ có hiệu quả về chi phí xử lý và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, hầu hết các loài thực vật có thể chống chịu và thích nghi tốt với nồng độ trung bình của các kim loại trong nước. Trong khi đó, vật liệu hấp phụ có khả năng xử lý nước có hàm lượng kim loại nặng cao. Do đó, sự kết hợp giữa vật liệu hấp phụ và thực vật có thể là giải pháp khả thi trong xử lý nước thải bị ô nhiễm kim loại nặng với tải lượng đầu vào khác nhau. Các nghiên cứu về sự kết hợp của cả hai là vật liệu hấp phụ và thực vật trên thế giới còn hạn chế, với Việt Nam đây là công nghệ mới và chưa được triển khai nghiên cứu. 1 Vì vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu giải pháp xử lý nước thải khai thác và chế biến khoáng sản chì, kẽm tại tỉnh Bắc Kạn” để thực hiện nhằm cung cấp cơ sở khoa học của việc kết hợp vật liệu và thực vật địa phương để xử lý ô nhiễm kim loại nặng trong nước. 2. Mục tiêu - Chế tạo được vật liệu dạng hạt hấp phụ biến tính từ bùn thải khu chế biến sắt; - Lựa chọn được thực vật địa phương có khả năng xử lý tốt KLN trong nước; - Xây dựng được giải pháp sử dụng kết hợp vật liệu và thực vật địa phương để xử lý kim loại nặng trong nước; - Áp dụng giải pháp nói trên quy mô pilot 5m3/ngày đêm tại khu chế biến Lũng Váng thuộc khu mỏ chì, kẽm Chợ Đồn, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Giải pháp kết hợp vật liệu và thực vật để xử lý nước thải khai thác và chế biến khoáng sản chì kẽm được đề xuất dựa trên cơ sở tận dụng bùn thải từ hoạt động chế biến khoáng sản và thực vật địa phương. Kết quả thí nghiệm và triển khai thử nghiệm thực tế giải pháp này tại Lũng Váng (Chợ Đồn, Bắc Kạn) cho thấy tính hiệu quả về xử lý và chi phí, thân thiện với môi trường. Nhu cầu ngày càng tăng cao của việc xử lý nước thải khai khoáng, nguồn cung cấp dồi dào bùn thải từ các mỏ chế biến sắt và sự phân bố rộng rãi, tính thích nghi tốt với môi trường của cây Sậy là cơ sở cho thấy ứng dụng của giải pháp này vào thực tế Việt Nam có rất nhiều triển vọng. 4. Những đóng góp mới của đề tài - Đã chế tạo được vật liệu biến tính từ bùn thải chế biến sắt Bản Cuôn bằng phương pháp biến tính nhiệt và kết hợp thuỷ tinh lỏng. - Đã đánh giá được khả năng xử lý tốt các kim loại nặng (Mn, As, Cd, Pb, Zn) trong nước thải khu chế biến chì kẽm Lũng Váng (Chợ Đồn - Bắc Kạn) sử dụng mô hình kết hợp giữa vật liệu biến tính đã nêu và bãi lọc trồng cây (Sậy Phragmites)) dòng chảy ngầm. 2 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Hiện trạng khai thác và chế biến khoáng sản chì, kẽm 1.1.1. Hiện trạng khai thác và chế biến chì, kẽm trên thế giới Trên thế giới, 80% các mỏ kẽm được khai thác hầm lò, 8% được khai thác lộ thiên, còn lại là kết hợp giữa hai dạng trên. Các hình thức chế biến chì, kẽm trên thế giới hiện nay bao gồm: - Nung và thiêu kết: Trước khi thu hồi kẽm kim loại bằng phương pháp thủy luyện kim hoặc hỏa luyện kim, cần thiết phải tách bỏ lưu huỳnh ra khỏi tinh quặng bằng cách nung và thiêu kết. Theo phương pháp này, tinh quặng được nung nóng tới nhiệt độ trên 9000C, khi đó, sunfua kẽm (ZnS) chuyển hóa thành oxit kẽm (ZnO). Đồng thời, lưu huỳnh kết hợp với oxi tạo thành dioxit lưu huỳnh, sau đó chuyển hóa thành axit sulfuric, một sản phẩm phụ quan trọng có giá trị thương mại. - Phương pháp thủy luyện kim: Trong giai đoạn ngâm chiết, oxit kẽm được chiết tách từ các sản phẩm nung khác nhờ axit sulfuric. Lượng kẽm được hòa tan bằng axit sulfuric, tuy nhiên, dung dịch đã hòa tan còn chứa một lượng tạp chất cần phải loại bỏ nhằm đạt được sản phẩm kẽm có chất lượng cao. Quá trình tinh chế được thực hiện bằng cách pha thêm một lượng bột kẽm vào trong dung dịch, khi đó các ion kim loại khác bị kết tủa. Sau đó, dung dịch này sẽ tham gia vào một quá trình điện phân với anot (cực dương) là hợp kim chì và các catot (cực âm) nhôm. Dòng điện truyền qua chất điện phân nhờ việc tạo ra sự chênh lệch điện áp 3,3V - 3,5V giữa anot và catot khiến cho kẽm bám vào các catot nhôm. Lượng kẽm kết tủa này được gỡ ra, sấy khô, nấu luyện và đúc thành các thanh kẽm. Các thanh kẽm này có thể khác nhau về chủng loại: loại chất lượng cao có 99,95% kẽm và loại chất lượng đặc biệt cao có 99,99% kẽm. - Phương pháp hỏa luyện kim: Phương pháp này tiêu thụ năng lượng cao nên khi giá nhiên liệu tăng, hiệu quả sẽ giảm. Hiện nay, các lò nấu luyện áp dụng phương pháp này đang hoạt động tại Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Ba Lan. 3 1.1.2. Hiện trạng khai thác và chế biến chì, kẽm ở Việt Nam Khoáng sản chì, kẽm thuộc nhóm khoáng sản kim loại. Các mỏ chì, kẽm vùng Đông Bắc Bộ phân bố theo đứt gãy sâu phân đới, các đứt gãy chủ yếu có phương Tây Bắc - Đông Nam, đóng vai trò như những kênh dẫn quặng, tạo thành các mỏ, điểm quặng phân bố ở các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Cao Bằng và Hà Giang [12]. Sự gia tăng nhu cầu nguyên liệu khoáng đối với Pb-Zn (đặc biệt là các nguyên tố có ích đi kèm trong tinh quặng chì, kẽm như Ag, Cd, In, Ge…) trong những năm gần đây là động lực thúc đẩy mạnh hoạt động khai thác các loại mỏ này. Số lượng mỏ và điểm quặng được đưa vào khai thác ngày càng tăng. Trình độ chế biến khoáng sản ở nước ta hiện nay vẫn còn hạn chế, chưa thể tận thu các nguyên tố quý hiếm đi kèm. Ở các mỏ Pb-Zn, người ta mới tiến hành thu hồi tinh quặng Pb và Zn (hàm lượng 55-60%), các kim loại khác như Fe, Mn, Cu, As, Cd, In, Ga, Sb… đều bị đưa vào bãi thải gây nguy cơ ô nhiễm KLN và các chất độc hại khác trong môi trường xung quanh. 1.1.3. Hiện trạng khai thác và chế biến chì, kẽm khu mỏ Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn 1.1.3.1. Khái quát khu mỏ chì, kẽm Chợ Đồn Khu mỏ Chợ Đồn cung cấp quặng chì, kẽm có chất lượng tốt nhất và trữ lượng lớn nhất nước ta, đã được tìm kiếm thăm dò và khai thác ở các mức độ khác nhau. Khu mỏ chì, kẽm Chợ Đồn gồm hai vùng là Nam Chợ Đồn và Bắc Chợ Đồn (Chợ Điền). Trong đó, khu vực Nam Chợ Đồn gồm 4 mỏ chính Nà Tùm, Pù Sáp, Ba Bồ, Nà Bốp và khu chế biến Lũng Váng thuộc thị trấn Bằng Lũng và xã Bằng Lãng huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn với diện tích 67,95 ha. Tổng tài nguyên của tụ khoáng Chợ Đồn là 2,374 triệu tấn chì, kẽm quặng sulfur với hàm lượng 9,61% Pb+Zn và 593.000 tấn quặng oxit với hàm lượng 6,18% Pb+Zn. Địa hình: Khu vực Chợ Đồn thuộc kiểu địa hình núi cao trung bình và núi thấp. Nhìn chung, địa hình thấp dần về phía nam. Ở phía Đông có 2 dãy núi kéo dài gần theo phương bắc nam từ Bằng Lũng qua Nà Khắt và từ Bản Lắc đến Nà Ruồng, ở phía Tây có hàng loạt đỉnh núi (Nà Quan, Nà Moon) có độ cao từ 300-657m. Khí hậu: Khu vực mỏ chì, kẽm Chợ Đồn nằm trong vùng khí hậu miền núi đặc trưng. Được hình thành từ một nền nhiệt cao của đới chí tuyến và sự thay thế của các hoàn lưu lớn theo mùa, kết hợp với điều kiện địa hình nên có hai mùa chính 4 trong năm. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, mưa nhiều với tổng lượng mưa 100600mm/tháng; nhiệt độ lớn nhất 31-36ºC; độ ẩm từ 76-88%. Mùa khô từ đầu tháng 10 cho đến hết tháng ba năm sau; lượng mưa chỉ trong khoảng 8-22mm/tháng ; nhiệt độ trung bình khoảng 13-15ºC, độ ẩm trung bình 30-45%. Lượng mưa trung bình năm khoảng 1.822mm [16]. Địa chất thủy văn: Khu vực mỏ Chợ Đồn có hệ thống sông suối khá dày đặc nhưng đa số là các nhánh thượng nguồn sông Cầu, sông Năng, sông Phó Đáy, sông Bình Trung đặc điểm là sông đầu nguồn, lòng sông ngắn, dốc, thủy chế thất thường. Đặc điểm địa chất: Mỏ quặng chì, kẽm Chợ Đồn là một trong bốn vùng mỏ quặng nằm trong cấu trúc uốn nếp Lô Gâm- Phú Ngữ. Trong cấu trúc này, các thành tạo địa chất chứa khoáng hóa chì, kẽm là trầm tích carbonat, lục nguyên carbonat được phân bố rộng rãi các mỏ và điểm quặng Pb-Zn, chiếm 80% trữ lượng Pb-Zn kim loại ở Việt Nam, đồng thời cũng là nguồn cung cấp có triển vọng nhiều nguyên tố hiếm và quý hiếm như In, Cd, Ag, Bi, Te. Khu mỏ Chợ Đồn phân bố ở phía đông cấu trúc Lô Gâm, cách vùng quặng Lang Hích khoảng 50km về phía Bắc. Các tụ khoáng Pb-Zn chủ yếu phân bố trong tầng lục nguyên- carbonat tuổi Devon sớm hệ tầng Mia Lé (D1ml)và Pia Phương (D1pp) và chỉ ít tụ khoáng phân bố trong trầm tích lục nguyên hệ tầng Phú Ngữ (О3-S1 pn). Chiếm ưu thế trong các hệ tầng này là đá phiến thạch anh – sericit và phiến sét, vôi sét với các tập đá vôi, đá vôi silic và vôi sét xen kẹp quarzit, tuff albitophyr và tuff cát kết. Các đá bị biến vị thành các nếp uốn ngắn và chia cắt với các phá hủy kiến tạo có phương khác nhau. Quặng hóa Pb-Zn tập trung chủ yếu trong các trầm tích carbonat Devon, trong các nút giao cắt của các cấu trúc phương kinh tuyến với phương đông bắc- tây nam. Đới quặng hóa phân bố trong các tập đá vôi màu xám xen lớp với bột kết, phiến sét và cát kết. Các thành tạo magma ít phát triển, ở khu mỏ lộ ra một số thân xâm nhập nông với thành phần axit và á kiềm được xếp vào phức hệ Phia Bioc chủ yếu gồmgranit biotit sẫm màu dạng porphyr với các tinh thể feldspat lớn, đôi chỗ chuyển sang granit biotitvà phức hệ Chợ Đồn thân nhỏ dạng thấu kính, các mạch, các thể tường sienit và sienit thạch anh. 5 Đặc điểm khoáng vật và địa hóa mỏ quặng tại mỏ chì, kẽm Chợ Đồn: Thành phần hóa học và hàm lượng nguyên tố trong tạp chất trong quặng từ các mỏ khu vực Chợ Đồn cho thấy ngoài các nguyên tố quặng chính Pb, Zn chúng khá giàu In, Sd, Cd, Cu, Ag, Bi, Sb, As. Trong tinh quặng chì, ngoài Pb (60,5%) và Zn (2,0%) còn xác định được Cu (4300 ppm), Ag (140 ppm), Sb (388 ppm), Bi (831 ppm) và As (8340 ppm). Tinh quặng kẽm (Zn - 59,52%) chứa Pb (0,7%), In (588 ppm), Sn (1457 ppm), Cd (1270 ppm), Cu (5658 ppm), Ag (178 ppm), Ga (83 ppm), Se (19 ppm), As (2000 ppm). Trong đuôi thải tuyển nổi ghi nhận được hàm lượng các nguyên tố Zn - 0,7%; Pb - 0,9% và As - 1,3%, chứng tỏ lượng thất thoát các nguyên tố này không lớn. Tuy nhiên hàm lượng In (14,98ppm) và Ag (33,55ppm) trong đuôi thải là rất đáng quan tâm. Hàm lượng các nguyên tố đất hiếm và phóng xạ trong quặng cũng như các sản phẩm tuyển không vượt quá giá trị Clark. Sự tích tụ chủ yếu các nguyên tố tạp chất trong tinh quặng chì, kẽm rõ ràng chứng minh cho mối liên quan của chúng với các khoáng vật quặng chính- sphalerit và galenit. Một phần các nguyên tố này có thể tham gia vào thành phần khoáng vật quặng chính dưới dạng đồng hình, phần khác tạo thành các pha khoáng độc lập, tổ hợp chặt chẽ với khoáng vật quặng chính hoặc khoáng vật quặng chính khác. Tổ hợp phong phú các pha khoáng độc lập- sphalerit (ZnS), galenit (PbS), pyrit (FeS2), arsenopyrit (FeAsS), chalcopyrit (CuFeS2), pyrotin (FeS), stanin (Cu2FeSnS4), tetraedrit (Cu,Zn,Ag)3(Sb,As)S3, cassiterit (SnO2), bismuth tự sinh (Bi). Các thân quặng bị oxy hóa yếu có gặp quặng sulfide chì, kẽm hoặc phần lớn là quặng thứ sinh, ở độ sâu10-16m là quặng sulfide tàn dư. Hiện nay tại mỏ Pù Sáp đang khai thác quặng phong hóa chì, kẽm ở dạng mỏ lộ thiên. Quặng phong hóa tập trung trên sườn đồi, thành phần chủ yếu là quặng oxid chì, carbonat chì, kẽm và sulfar chì. Về hình thái các thân quặng phía nam Chợ Đồn phổ biến 2 dạng là giả tầng phần trên mặt, xuống sâu chuyển sang dạng mạch xuyên cắt.Thân quặng nằm trong tầng đá vôi bị hoa hóa, dolomit hóa khá mạnh mẽ. Biến đổi gần quặng đặc trưng là dolomit hóa, clorit hóa, thạch anh hóa và calcit hóa. Tại mỏ Nà Bốp, bề dày thân quặng khá ổn định 10-18m. Hàm lượng Pb-Zn trong thân quặng I thay đổi khá lớn từ 5,5% (Pb+Zn) đến 20,58%. Hiện tượng biến đổi cạnh mạch khá phổ biến, chủ yếu là pyrit hóa, dolomit hóa, thạch anh hóa và clorit hóa [2]. 6 Thành phần khoáng vật nguyên sinh: thành phần khoáng vật của các mỏ chì, kẽm Chợ Đồn khá giống nhau, với các khoáng vật quặng chính gồm có: sphalerit, galenit, pyrit, marcasite, pyrotin, arsenopyrit, chalcopyrite, hiếm gặp hơn là quặng đồng xám (tetraedit); các khoáng vật thứ sinh ở đới biểu sinh gồm có: hydroxyt sắt (geotit, limonit) anglerit, cerusit, smitsonit, số còn lại là các khoáng vật của đá vây quanh quặng: dolomit, calcit thạch anh, sericit, clorit, granat…. Các tổ hợp cộng sinh khoáng vật nguyên sinh gồm có:1) Carbonat– Sphalerit- pyrit cầu (loại keo kết tinh) đặc trưng cho giai đoạn tạo khoáng nhiệt dịch- trầm tích. Loại quặng này thường bị dập vỡ, phân lớp và bị uốn nếp; 2) Thạch anh – pyrit- arsenopyrit –pyrotin là tổ hợp cộng sinh đặc trưng cho giai đoạn khoáng hóa nhiệt dịch sớm hình thành chủ yếu do lấp đầy khe nứt và biến chất trao đổi giữa đá carbonat bị đolomit hóa và dung dịch nhiệt dịch cũng như các khoáng vật quặng giai đoạn nhiệt dịch cũng như các khoáng vật quặng giai đoạn nhiệt dịch trầm tích và dung dịch nhiệt dịch; 3) Tổ hợp galenit–sphalerit–pyrit–pyrotin– chalcopyrit-quặng đồng xám là giai đoạn tạo quặng công nghiệp của thân quặng, thường chồng gối lên quặng của giai đoạn tạo quặng nhiệt dịch phun trào trầm tích; 4) Tổ hợp calcit-thạch anh-pyrit là giai đoạn kết thúc quá trình khoáng hoá nhiệt dịch, các mạch thạch anh calcit - pyrit nhỏ xuyên cắt các quặng giai đoạn trước. Thành phần khoáng vật thứ sinh: Sản phẩm oxy hóa quặng sulfide ở khu mỏ Chợ Đồn phát triển trên các thân quặng sulfide tạo ra đới oxy hóa mà trên cùng là mũ sắt. Ngoài ra còn có một số khoáng vật thứ sinh như: 1) Geotit và hydrogeotitphát triển trong quặng có chứa nhiều pyrit, chúng phát triển ven rìa các hạt pyrit tạo kiến trúc gặm mòn thay thế, dạng ngưng keo, vô định hình, đôi khi thay thế hoàn toàn khoáng này tạo kiến trúc tàn dư; 2) Scorodit chỉ gặp ven rìa các hạt arsenopyrit bị dập vỡ; 3) Anglesit và cerusit hình thành ven rìa các hạt galenit dưới dạng đường riềm hay ngưng keo và; 4) Smitsonit chỉ gặp ở ven rìa một số hạt sphalerit dạng keo vô định hình. 1.1.3.2. Công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản Khu mỏ chì, kẽm Chợ Đồn đang tồn tại 2 phương thức khai thác khoáng sản gồm có khai thác lộ thiên và khai thác hầm lò. Công tác khai thác được cơ giới hóa với mức độ thấp chủ yếu là bán cơ giới và thủ công. 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan