Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kỹ thuật - Công nghệ Kiến trúc xây dựng Nghiên cứu giải pháp quản lý tiến độ thi công luồng tàu thủy vào cảng hạ long qu...

Tài liệu Nghiên cứu giải pháp quản lý tiến độ thi công luồng tàu thủy vào cảng hạ long quảng ninh

.PDF
104
57
133

Mô tả:

BẢN CAM KẾT Đề tài luận văn cao học “Nghiên cứu giải pháp quản lý tiến độ thi công luồng tàu thủy vào cảng Hạ Long – Quảng Ninh” của tác giả đã được giao theo quyết định số 3336/QĐ-ĐHTL ngày 26/12/2016 của của Hiệu trưởng Trường Đại học Thuỷ Lợi. Tác giả xin cam kết là đã tự nghiên cứu và thực hiện đề tài này. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào trước đây. Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2017 Người cam kết Đinh Ngọc Hà i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của PGS.TS. Nguyễn Trọng Tư, TS. Đinh Thế Mạnh và những ý kiến về chuyên môn của các Giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ trong khoa Công trình – Trường Đại học Thủy lợi và Khoa Xây dựng Cảng - Đường thủy, Trường Đại học Xây dựng cũng như sự tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp số liệu của Cục Hàng hải Việt Nam, Công ty Tư vấn thiết kế Cảng - Đường thủy, Công ty cổ phần Xi măng Hạ Long, Công ty Cổ phần thi công cơ giới - Tổng Công ty xây dựng đường thủy và các cơ quan khác. Tôi xin được cảm ơn Lãnh đạo Trường Đại học Thuỷ lợi, Lãnh đạo Khoa Công trình; cảm ơn các thầy, cô giáo đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Tuy nhiên, dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do kiến thức, kinh nghiệm và thời gian còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi có thiếu sót. Tôi kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các các nhà khoa học, các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để tôi có thể thực hiện tốt hơn trong quá trình học tập, công tác và nghiên cứu sau này. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2017 Tác giả Đinh Ngọc Hà ii MỤC LỤC BẢN CAM KẾT .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN… ......................................................................................................... ii CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ CÔNG TRÌNH LUỒNG TÀU THỦY.................................................................................... 4 1.1 Tình hình chung về các công trình luồng tàu thủy .............................................. 4 1.1.1 Phân loại luồng tàu thủy ................................................................................... 5 1.1.2 Phân cấp luồng tàu thủy ................................................................................... 6 1.1.3 Các tuyến luồng tàu chính tại Việt Nam ........................................................... 6 1.2 Vai trò của công trình luồng tàu thủy .................................................................. 8 1.2.1 Vai trò của giao thông đường thủy trong nền kinh tế quốc dân ........................ 8 1.2.2 Đặc điểm của luồng tàu thủy trong kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy .. 10 1.3 Tình hình chung về công tác quản lý tiến độ trong thi công luồng tàu thủy ..... 11 1.3.1 Công tác đầu tư xây dựng các công trình luồng tàu – cảng biển.................... 11 1.3.2 Hiện trạng công tác lập và quản lý tiến độ thi công của nhà thầu .................. 12 1.3.3 Công tác giám sát thực hiện tiến độ của tư vấn giám sát ............................... 13 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................................... 15 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH LUỒNG TÀU THỦY................................................ 16 2.1 Cơ sở khoa học trong công tác quản lý tiến độ, chất lượng công trình ............. 16 2.1.1 Ý nghĩa của kế hoạch tiến độ thi công ........................................................... 16 2.1.2 Vai trò của việc lập kế hoạch tiến độ thi công ............................................... 18 2.1.3 Các nguyên tắc khi lập tiến độ kế hoạch thi công .......................................... 19 2.1.4 Các bước lập tiến độ ....................................................................................... 22 2.1.5 Các phương pháp lập kế hoạch tiến độ........................................................... 24 2.2 Vai trò của công tác quản lý tiến độ xây dựng công trình................................ 28 2.2.1 Vai trò của công tác quản lý tiến độ ............................................................... 28 2.2.2 Ảnh hưởng của tiến độ đến chất lượng và chi phí công trình ......................... 28 2.2.3 Các hình thức sản xuất trong xây dựng .......................................................... 29 2.2.4 Các phương pháp kiểm tra tiến độ.................................................................. 32 2.3 Quy định pháp luật về trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong công tác quản lý tiến độ, chất lượng các công trình luồng tàu thủy ................................................ 35 2.3.1 Trách nhiệm của Chủ đầu tư ........................................................................... 36 iii 2.3.2 Trách nhiệm của các Cảng vụ Hàng hải .......................................................... 36 2.3.3 Trách nhiệm của Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải ............................. 37 2.3.4 Trách nhiệm của các đơn vị tư vấn có liên quan ............................................ 39 2.3.5 Trách nhiệm của nhà thầu thi công................................................................. 39 2.4 Các yếu tố ảnh hưởng tiến độ, chất lượng công trình luồng tàu thủy ............... 41 2.4.1 Yếu tố 1: Tính đặc thù của công tác thi công nạo vét luồng tàu thủy ............ 41 2.4.2 Yếu tố 2: Các thủ tục pháp lý ......................................................................... 41 2.4.3 Yếu tố 3: Điều kiện tự nhiên thi công công trình ............................................ 42 2.4.4 Yếu tố 4: Công tác lập và quản lý tiến độ, chất lượng thi công công trình .... 43 2.4.5 Yếu tố 5: Điều kiện về thiết bị thi công nạo vét hiện có ................................. 44 2.4.6 Xác định các yếu tố ảnh hưởng để lập kế hoạch tiến độ thi công .................. 47 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................... 48 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ CÔNG TRÌNH LUỒNG TÀU VÀO CẢNG HẠ LONG – QUẢNG NINH……………. ................................................................................................... 49 3.1 Giới thiệu về công trình và chuẩn tắc thiết kế luồng tàu vào cảng Hạ Long ..... 49 3.1.1 Giới thiệu về công trình .................................................................................. 49 3.1.2 Chuẩn tắc thiết kế luồng tàu vào cảng Hạ Long............................................. 53 3.2 Đánh giá thực trạng về công tác quản lý tiến độ thi công công trình luồng tàu ở các đơn vị thi công nạo vét ....................................................................................... 62 3.2.1 Hiện trạng công tác lập và quản lý tiến độ thi công của nhà thầu .................. 62 3.2.2 Mô hình quản lý thi công của Cty cổ phần tàu cuốc – Chi nhánh Hà Nội ...... 63 3.2.3 Mô hình quản lý thi công của Cty cổ phần thi công cơ giới và dịch vụ......... 65 3.3 Đề xuất giải pháp quản lý tiến độ công trình luồng tàu vào cảng Hạ Long Quảng Ninh............................................................................................................... 67 3.3.1 Giải pháp 1: Đánh giá đúng các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thi công ....... 67 3.3.2 Giải pháp 2: Nâng cao chất lượng công tác thiết kế tổ chức thi công ............ 69 3.3.3 Giải pháp 3: Hoàn thiện mô hình quản lý thi công công trình luồng tàu ....... 78 3.3.4 Giải pháp 4: Thực hiện tốt các giải pháp đảm bảo tiến độ và chất lượng…. . 83 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................... 92 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 96 iv DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Bảng phân cấp luồng tàu ………………………………………………...6 Bảng 1.2 Một số tuyến luồng tàu thủy nội địa ..........................................................7 Bảng 1.3 Một số tuyến luồng tàu biển chính ở Việt Nam .........................................8 Bảng 1.4 Tỷ trọng vận chuyển giữa các loại hình giao thông .................................10 Bảng 2.1 Tổng hợp thời gian dừng thi công tại luồng Cửa Lò ...............................43 Bảng 3.1 Các thông số chuẩn tắc cơ bản của luồng và khu quay trở tàu .................57 Bảng 3.2 Tổng hợp khối lượng nạo vét theo khu vực ..............................................57 Bảng 3.3 Các thông số chính của phao thiết kế.......................................................60 Bảng 3.4 Danh mục thiết bị thi công nạo vét PA1 ..................................................69 Bảng 3.6 Danh mục thiết bị thi công nạo vét PA 2 .................................................70 Bảng 3.6 Các thiết bị vận chuyển đất nạo vét và phục vụ PA2................................70 Bảng 3.7 Bố trí phương tiện thi công nạo vét cho các khu vực PA 1 .....................71 Bảng 3.8 Bảng tiến độ thi công PA1 ........................................................................72 Bảng 3.9 Bố trí phương tiện nạo vét cho các khu vực PA2 ....................................73 Bảng 3.10 Tiến độ thi công của các thiết bị nạo vét PA2 ........................................74 Bảng 3.11 Tính toán tiến độ thi công đúc, thả phao rùa...........................................74 Bảng 3.11 Bảng tiến độ thi công PA 1 (Phương án loại) ........................................76 Bảng 3.12 Bảng tiến độ thi công PA 2 (Phương án chọn) ......................................77 Bảng 3.13 Các thông số kiểm tra chất lượng công trình sau khi đo đạc ..................86 v DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Bản vẽ phối cảnh Luồng tàu và khu cảng Đông Hồi – Nghệ An ...............4 Hình 1.2 Vận chuyển hàng hóa và hành khách qua cảng Đà Nẵng ..........................9 Hình 1.3 Luồng - cảng Cái Lân – Cụm cảng Quảng Ninh ......................................12 Hình 2.1 Đường lũy tích vốn đầu tư xây dựng công trình theo các phương án sắp xếp kế hoạch tiến độ khác nhau .......................................................................20 Hình 2.2 Biểu đồ cung ứng nhân lực .......................................................................21 Hình 2.3 Sơ đồ các bước lập tiến độ .......................................................................23 Hình 2.4 Cấu tạo sơ đồ ngang (sơ đồ Gantt) ...........................................................24 Hình 2.5 Cấu trúc mô hình tiến độ xiên ..................................................................26 Hình 2.6 Tổ chức sản xuất theo phương pháp tuần tự ............................................30 Hình 2.7 Tổ chức sản xuất theo phương pháp song song ........................................31 Hình 2.8 Tổ chức sản xuất theo phương pháp dây chuyền .....................................32 Hình 2.9 Kiểm tra tiến độ bằng đường tích phân ....................................................33 Hình 2.10 Kiểm tra tiến độ bằng đường phần trăm .................................................34 Hình 2.11 Biểu đồ nhật ký công việc ......................................................................35 Hình 2.12 Tàu cuốc biển nhiều gầu TC 91 ...............................................................45 Hình 2.13 Tàu hút xén thổi Beaver 5014C ..............................................................45 Hình 2.14 Máy đào gầu dây đang thi công nạo vét ..................................................46 Hình 2.15 Tàu hút bụng tự hành Long Châu 02 .......................................................46 Hình 3.1 Vị trí xây dựng luồng tàu vào cảng Hạ Long ............................................49 Hình 3.2 Luồng tày thủy vào cảng Hạ Long ...........................................................53 Hình 3.3 Mặt bằng luồng tàu thủy vào cảng Hạ Long .............................................57 Hình 3.4 Mặt cắt đại diện khu quay trở và khu đậu tàu ...........................................58 Hình 3.5 Mặt cắt đại diện luồng tàu đoạn mở rộng ..................................................58 Hình 3.6 Bình đồ khảo sát tính toán khối lượng thi công ........................................58 Hình 3.7 Phao báo hiệu an toàn khu nước cảng .......................................................62 Hình 3.8 Phao báo hiệu giới hạn luồng bên phải .....................................................62 Hình 3.9 Mô hình quản quản lý thi công của Cty cổ phần Tàu Cuốc ......................63 Hình 3.10 Mô hình quản quản lý thi công của Cty Thi công cơ giới và dịch vụ .....66 Hình 3.11 Mặt bằng bố trí thiết bị thi công ..............................................................73 Hình 3.12 Quy trình thi công nạo vét luồng tàu Hạ Long PA2 (PA chọn) .............75 Hình 3.13 Hoàn thiện mô hình quản lý thi công công trình luồng tàu ....................82 Hình 3.14 Ví dụ mặt cắt không đạt yêu cầu thiết kế ...............................................86 Hình 3.15 Biện pháp thi công thả phao, rùa BTCT .................................................87 vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ATLĐ : An toàn lao động. Bộ GTVT : Bộ giao thông vận tải. CV : ChevauxVapeur - mã lực DWT : Deadweight tonnage, là đơn vị đo năng lực vận tải an toàn của tàu thủy tính bằng tấn GPRS : General Packet Radio Service, là một dịch vụ dữ liệu di động thuộc Hệ thống thông tin di động toàn cầu HĐXD : Hợp đồng xây dựng. KCS : Kiểm tra chất lượng sản phẩm QLDA : Quản lý dự án PCCC : Phòng cháy chữa cháy SB, SI, SII : Thiết bị thi công trong sông, hạn chế các cấp B, 2 và 3 TEDI : Transport Engineering Design – Tổng công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải TT- BXD : Thông tư - Bộ xây dựng VHF : Dải tần số vô tuyến VRH I, II, III: : Thiết bị thi công biển hạn chế các cấp 1, 2 và 3 vii PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là đất nước có lợi thế về giao thông đường thủy với bờ biển dài 3.260 km và vùng biển rộng lớn tới hơn 1 triệu km2. Được đánh giá là một trong những nước có lợi thế về biển hàng đầu thế giới, Việt Nam đã xây dựng khoảng trên 30 luồng và cảng biển, trong đó có những hệ thống luồng và cảng hàng đầu thế giới như Cảng Cửa ngõ Quốc tế Lạch Huyện, cảng Cam Ranh, cảng Vân Phong, Tân cảng Sài Gòn... Đường bờ biển dài và có tới 114 cửa sông, lưu lượng sông ngòi kéo dài với vài chục nghìn km và chảy qua hầu hết các trung tâm kinh tế. Hầu như tỉnh ven biển nào cũng có tới vài cửa sông, đó là lợi thế đặc biệt không phải nước nào cũng có. Giao thông thủy mặc dù có tốc độ di chuyển chậm nhưng chi phí đầu tư xây dựng, chi phí khai thác vận hành và chi phí vận tải cho loại hình này rẻ hơn nhiều so với các loại hình vận tải khác nên hiệu quả kinh tế cao. Thêm vào đó lại ít ô nhiễm hơn, ít xảy ra tai nạn hơn so với đường bộ. Thời gian gần đây, Nhà nước, các tập đoàn kinh tế và các Nhà đầu tư nước ngoài đã và đang đầu tư xây dựng mới, mở rộng nâng cấp rất nhiều tuyến luồng, cảng biển mới nhằm đáp ứng sự tăng trưởng của nền kinh tế. Trong quá trình triển khai đầu tư xây dựng, tuy các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương, chủ đầu tư, tư vấn giám sát, nhà thầu thi công … đã có nhiều nỗ lực nhằm sớm đưa công trình vào khai thác nhưng có một thực tế đang xảy ra là phần lớn các tuyến luồng thi công chậm tiến độ, chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng. Với mong muốn nghiên cứu, phân tích, đánh giá các nguyên nhân và đề xuất phương án tổ chức thi công, giải pháp quản lý tiến độ để góp phần giải quyết một phần những tồn tại trên, tác giả xin lựa chọn đề tài “Nghiên cứu giải pháp quản lý tiến độ thi công luồng tàu thủy vào cảng Hạ Long - Quảng Ninh” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thi công, từ đó đề xuất được các giải pháp 1 quản lý tiến độ thi công công trình luồng tàu thủy vào cảng Hạ Long - Quảng Ninh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu: Công trình giao thông đường thủy (luồng tàu). b. Phạm vi nghiên cứu: Tiến độ thi công trong xây dựng công trình luồng tàu thủy vào cảng Hạ Long - Quảng Ninh. 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cách tiếp cận: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã dựa trên các cách tiếp cận sau: - Tiếp cận và ứng dụng các những quy định hiện hành của hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực này bao gồm: Luật; nghị định; thông tư; quyết định và các văn bản hướng dẫn khác. - Tiếp cận từ các cơ sở lý luận về khoa học quản lý xây dựng. - Tiếp cận thực tiễn từ nhiều công trình luồng tàu thủy được xây mới và nâng cấp. 4.2. Phương pháp nghiên cứu: Trong luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu: - Sử dụng phương pháp thu thập, phân tích và kế thừa những nghiên cứu đã có; - Ngh�ên cứu cơ sở khoa học công tác quản lý t�ến độ xây dựng công trình; - Phương pháp khảo sát, đánh giá, thống kê, qua chuyên gia và một số phương pháp liên quan khác. - Ngoà� phân tích, đánh g�á, tính toán từ thực tế, luận văn cũng sử dụng phép phân tích duy vật b�ện chứng để phân tích, đề xuất các g�ả� pháp. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài a. Ý nghĩa khoa học: Những kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hệ thống hoá các cơ sở lý luận cơ bản về quản lý tiến độ công trình, từ đó tìm ra tìm ra một số giải pháp 2 nhằm hoàn thiện công tác quản lý tiến độ dự án. b. Ý nghĩa thực tiễn : Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho Công ty cổ phần xi măng Hạ Long, Công ty tư vấn thiết kế Cảng – Đường thủy và Ban chỉ huy công trường Nạo vét luồng tàu vào cảng Nhà máy Xi măng Hạ Long. Ngoài ra, còn là tài liệu tham khảo khả thi cho các đơn vị quản lý, giám sát, nhà thầu thi công các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường thủy. Tác giả hy vọng những nghiên cứu này sẽ góp phần nâng cao chất lượng, tiến độ thi công nạo vét, xây dựng công trình luồng tàu thủy ở một mức độ nhất định. 6. Dự kiến kết quả đạt được Phân tích, đánh giá được thực trạng về công tác quản lý tiến độ các công trình xây dựng luồng tàu thủy. Đề xuất một số giải pháp quản lý xây dựng có cơ sở khoa học và phù hợp với yêu cầu hiện nay nhằm nâng cao tiến độ và chất lượng công trình xây dựng áp dụng cho Dự án đầu tư xây dựng luồng cho tàu thủy vào cảng Hạ Long - Quảng Ninh. 7. Nội dung của luận văn Ngoài Phần mở đầu, kết luận - kiến nghị, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về công tác quản lý tiến độ và chất lượng công trình luồng tàu thủy. Chương 2: Cơ sở khoa học và pháp lý trong công tác quản lý tiến độ và chất lượng công trình luồng tàu thủy. Chương 3: Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp về quản lý tiến độ và chất lượng công trình luồng cho tàu vào cảng Hạ Long - Quảng Ninh. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ CÔNG TRÌNH LUỒNG TÀU THỦY 1.1 Tình hình chung về các công trình luồng tàu thủy Trong ngành giao thông vận tải hiện có các loại hình giao thông: Đường bộ, đường sắt, đường không và đường thủy. Cơ sở hạ tầng giao thông đường thủy bao gồm các hạng mục: Luồng tàu, vũng quay tàu, khu nước trước bến và bến cảng. Ngoài ra, tại một số địa điểm đặc biệt còn có thêm hạng mục đê chắn sóng, chắn cát, kè chỉnh trị dòng...Các hạng mục chính của một cảng biển có thể hình dung thông qua bản vẽ phối cảnh của cảng Đông Hồi, tỉnh Nghệ An (Hình 1.1). Hình 1.1 Bản vẽ phối cảnh Luồng tàu và khu cảng Đông Hồi – Nghệ An [1] Giao thông đường thủy với ưu thế chi phí đầu tư xây dựng, chi phí khai thác vận hành, chi phí vận tải thấp, hiệu quả kinh tế cao và đóng góp nhiều cho phát triển kinh tế xã hội như thế nhưng trong những năm vừa qua, hiệu quả khai thác chưa đạt yêu cầu vì những vấn đề sau: Một là, hệ thống sông, kênh còn khai thác chủ yếu trong điều kiện tự nhiên. Hai là, mức đầu tư chưa tương xứng với sự phát triển của nhu cầu vận tải thuỷ. Ba là, hệ thống cảng biển, bến luồng tàu và các cơ sở sửa chữa, đóng mới phát triển 4 tràn lan, phân tán, không phát huy hết năng lực do chưa có một quy hoạch đồng bộ. Tuy giao thông đường thủy có nhiều ưu thế đến như vậy, nhưng đường thủy mới chỉ chiếm khoảng 18% thị phần vận tải hàng hóa toàn ngành giao thông vận tải. Đầu tư cũng rất ít, chỉ chiếm khoảng 2,5% trong tổng đầu tư toàn ngành. Chúng ta đã bỏ một lượng vốn khổng lồ cho đầu tư vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không mà ít đầu tư cho ngành giao thông đường thủy [2] Nhận biết được tầm quan trọng của ngành giao thông thủy như trên, ngày 26/08/2014 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 1517/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” và ngày 10/12/2015, Bộ GTVT có quyết định số 4360/QĐ-BGTVT về việc “Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung một số nội dung chi tiết thuộc Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” với mục tiêu quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển, hệ thống luồng tàu biển một cách đồng bộ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. 1.1.1 Phân loại luồng tàu thủy Giao thông đường thủy được phân thành hai loại: Đường thủy nội địa (đường sông) và đường biển (hàng hải). Theo phân cấp quản lý Nhà nước thì có: Luồng, cảng và phương tiện thủy nội địa do Cục Đường thủy nội địa và các Sở giao thông vận tải/Sở giao thông công chính quản lý. Luồng, cảng biển và phương tiện Hàng hải do Cục Hàng Hải Việt Nam quản lý toàn bộ. Luồng, cảng biển đặc thù: do các lực lượng quân đội như Hải quân, Cảnh sát biển, Biên Phòng quản lý, khai thác phục vụ yêu cầu an ninh quốc phòng. Ngoài ra còn có các tuyến luồng, cảng chuyên dùng do các Tập đoàn kinh tế, các nhà đầu tư khác xây dựng để vận chuyển than, khoáng sản, xi măng, sắt thép, dầu...nhưng việc giám sát, kiểm tra, cấp phép, thông báo hàng hải, hoa tiêu....đều do các Cục Hàng hải Việt Nam, Cục đường thủy nội địa hoặc Sở giao thông vận tải quản lý theo phân loại. 5 1.1.2 Phân cấp luồng tàu thủy Tuyến luồng do các Cục quản Hàng hải, Cục đường thủy nội địa quản lý được gọi là các tuyến luồng trung ương. Tuyến luồng do các Sở giao thông vận tải/Sở giao thông công chính quản lý gọi là các tuyến luồng địa phương. Công trình luồng tàu được phân cấp theo bề rộng và độ sau nước chạy tàu đã được Bộ Xây dựng quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng như bảng 1.1 dưới đây. Bảng 1.1 Bảng phân cấp luồng tàu [3] Cấp luồng Đặc biệt Cấp I Cấp II Cấp III Cấp IV I.4.5.5 Đường thủy có bề rộng (B) và độ sâu (H) chạy tàu: a) Trên sông, hồ, vịnh và đường ra đảo b) Trên kênh đào Bề rộng B (m) và độ sâu H (m) nước chạy tàu Bề rộng B (m) và độ sâu H (m) chạy tàu B > 120 H> 5 B = 90 ÷ < 120 H=4÷5 B = 70 ÷ < 90 H=3÷<4 B = 50 ÷ < 70 H=2÷<3 B < 50 H<2 B > 70 H> 5 B = 50 ÷ < 70 H=4÷5 B = 40 ÷ < 50 H=3÷<4 B = 30 ÷ < 40 H=2÷<3 B < 30 H<2 50 < B ≤ 80 và 5 ≤ H ct < 8 B ≤ 50 và H ct < 5 50 < B ≤ 80 và 5 ≤ H ct < 8 B ≤ 50 và H ct < 5 I.4.6.3 Luồng hàng hải có bề rộng (B) và độ sâu (H ct ) chạy tàu a) Luồng 140 < B ≤ 80 < B ≤ tàu ở cửa B > 190 190 140 biển, cửa Bề rộng và và và vịnh hở, luồng B H ct ≥ 16 14 ≤ H ct < 16 8 ≤ H ct < 14 trên biển (m) và b) Luồng Chiều sâu chạy tàu trong B > 190 140 < B ≤ 80 < B ≤ H (m) ct sông, và 190 140 vịnh kín, kênh đào H ct ≥ 16 và và 14 ≤ H ct < 16 8 ≤ H ct < 14 1.1.3 Các tuyến luồng tàu chính tại Việt Nam Đối với luồng tàu thủy nội địa, theo phân luồng của Bộ Giao thông vận tải năm 2009 6 [4], luồng tàu thủy nội địa có 19 tuyến luồng chính với tổng số chiều dài 6.658 km như bảng 1.2 dưới đây. Bảng 1.2 Một số tuyến luồng tàu thủy nội địa [4] STT Tên sông kênh Điểm đầu Điểm cuối Chiều dài (Km) 1 Sông Hồng Ngã ba Nậm Thi Phao số 0 Ba Lạt 544 2 Hồ Hòa Bình Đập Hòa Bình Tạ Bú 203 3 Sông Lô Ngã ba Lô Gâm Ngã ba Việt Trì 115 4 Sông Luộc Ngã ba Cửa Luộc Quý Cao 72 5 Sông Đáy Cảng Vân Đình Phao số 0 Cửa Đáy 163 6 Sông Cầu Hà Châu Ngã ba Lác 104 7 Sông Lam Đô Lương Bến Thủy 200m 96.5 8 Phá Tam Giang Vân Trình Cửa Tư Hiền 74 9 Sông Đồng Nai Ngã ba sông Bé Rạch Ông Nhiêu 98 10 Sông Sài Gòn Hạ lưu đập Hạ lưu cầu Sài Gòn 11 Sông Vàm Cỏ Đông Cảng Bến Kéo Ngã ba sông 131 12 Sông Vàm Cỏ Tây Kênh Hồng Ngự Ngã ba sông 162.8 13 Sông Tiền Biên giới Thượng lưu cảng 237.5 14 Kênh Tháp Mười Ngã ba sông Tiền Sông Vàm Cỏ Tây 90.5 15 Sông Hàm Luông Ngã ba sông Tiền Cửa Hàm Luông 16 Sông Cổ Chiên Ngã ba sông Tiền Cửa Cổ Chiên 133.8 17 Sông Hậu Biên giới Vàm rạch Ô Môn 173.2 18 Kênh Rạch Giá Đầm Hà Tiên Rạch Giá 80.8 19 Quản Lộ Phụng Hiệp Ngã bảy Cà Mau 105 126.2 86 Đối với luồng tàu biển, theo Cục hàng Hải Việt Nam hiện có 31 tuyến luồng Hàng hải đang hoạt động phục vụ vận tải hàng hóa, hành khách nội địa và quốc tế. Bảng 1.3 thống kê một số luồng chính. 7 Bảng 1.3 Một số tuyến luồng tàu biển chính ở Việt Nam [4] STT Tên luồng Dài (km) Rộng (m) Sâu (m) 1 Luồng Hải Phòng- Đoạn Lạch Huyện 17 100 -7.2 2 Hòn Gai - Cái Lân (Quảng Ninh) 31 130 -10 3 Luồng vào cảng Ba Ngòi (Khánh Hoà) 13 200 -10,2 4 Luồng Thị Vải (từ luồng Sài Gòn đến Phú Mỹ ) 36,5 150 -10,0 5 Luồng Soài Rạp - Hiệp Phước ( Đoạn Soài Rạp) 65,9 200 -9,2 6 Luồng sông Tiền 74 80 -4,8 7 Luồng Định An - Cần Thơ 120 100 -3,2 8 Đà Nẵng (đoạn Tiên Sa) 6.3 110 -11 1.2 Vai trò của công trình luồng tàu thủy 1.2.1 Vai trò của giao thông đường thủy trong nền kinh tế quốc dân Giao thông vận tải có một tầm quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Bản thân giao thông vận tải không tạo ra được giá trị vật chất song nó đảm nhận quá trình đưa nguyên vật liệu đến nơi sản xuất, đưa sản phẩm đến nơi tiêu thụ và vận chuyển hành khách trên cả các loại hình: Đường bộ, đường sắt, đường không và đường thủy. Giao thông bằng đường thủy có ưu thế nổi bật so với các loại hình khác: giá thành vận tải rẻ, hạ tầng cơ sở đơn giản, có thể vận chuyển hàng hóa với khối lượng lớn, ít ô nhiễm môi trường, độ an toàn cao. Tuy nhiên, có nhược điểm là tốc độ vận chuyển chậm. Trong hình 1.1 dưới đây là ví dụ về mô hình cảng Đà Nẵng với công năng vận chuyển cả hàng hóa và hành khách. Cảng Đà Nẵng hiện là một cảng biển tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (cảng loại I) nằm trong nhóm cảng Trung Trung Bộ Việt Nam, song đang được Chính phủ Việt Nam quy hoạch để trở thành một cảng cửa ngõ quốc tế (cảng loại IA) trong tương lai. Hiện nay, cảng Đà Nẵng có ba khu bến: Tiên Sa- Sơn Trà , Liên Chiểu và Thọ Quang [5]. 8 Tiên Sa- Sơn Trà là khu bến chính và là bến cảng tổng hợp có luồng vào dài 8 km, độ sâu -12 m, có khả năng tiếp nhận tàu từ 10.000 đến 30.000 DWT, tàu container tới 4.000 TEU và tàu khách du lịch tới 10 vạn GRT. Cảng có tổng diện tích bãi là 160.000 m2 và kho chứa hàng là 20.290 m2. Theo quy hoạch của Chính phủ, khu bến này sẽ được nâng cấp để có thể đón nhận tàu tới 50.000 DWT vào năm 2020. Sau khi cảng Liên Chiểu hoàn thành thì cảng Tiên Sa- Sơn Trà có khả năng sẽ được chuyển công năng sang cảng phục vụ du lịch. Liên Chiểu hiện nay là khu bến chuyên dùng gắn liền với khu công nghiệp Liên Chiểu, có khả năng tiếp nhận tàu tới 10.000 DWT. Trong tương lai sẽ được nâng cấp thành khu bến tổng hợp và thay khu bến Tiên Sa làm khu bến chính, có thể nhận tàu tới 80.000 DWT vào năm 2020, có khả năng thông qua đến 46 triệu tấn/năm. Thọ Quang là khu bến nhằm phục vụ nhu cầu khai thác của khu bến cảng cá Thọ Quang và các cảng của Nhà máy quân sự trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và tiếp nhận tàu trọng tải cho đến tàu 10.000DWT và nâng cao năng lực chung cho toàn bộ tuyến luồng về công tác dân sự, quân sự tại khu vực này. Hình 1.2 Vận chuyển hàng hóa và hành khách qua cảng Đà Nẵng (Nguồn Internet) Tại Việt Nam, có lợi thế để phát triển giao thông thủy do vị trí địa lý, đặc điểm địa hình và điều kiện tự nhiên. Hơn nữa, khi phát triển giao thông đường thủy sẽ làm giảm áp lực lên giao thông đường bộ hiện nay đang quá tải: Tắc nghẽn, ô nhiễm và tai nạn giao thông, theo nhiều báo cáo thì hiện đang thuộc hàng đứng cao nhất thế giới. 9 Bảng 1.4 Tỷ trọng vận chuyển giữa các loại hình giao thông [6] Đơn vị tính: 1.000 Tấn, Hành khách Tháng 3 năm 2013 Chỉ tiêu Quý I năm 2013 Tỷ trọng quý I (%) Vận Luân Vận Luân Vận Luân chuyển chuyển chuyển chuyển chuyển chuyển Khối lượng vận tải hàng hóa Đường sắt 955.1 331.7 1 909.1 847.3 Đường biển 3 044.4 8 419.9 9 350.1 25 638.6 Đường sông 14 589.6 1 187.9 42 714.0 3 677.5 18.88% Đường bộ 56 890.1 2 732.9 172 223.7 8 560.1 76.12% 22.04% 13.2 37.8 43.3 119.2 0.02% 0.31% Hàng không 0.84% 2.18% 4.13% 66.01% 9.47% Khối lượng vận tải hành khách Đường sắt 608.3 346.8 2338.2 938 0.30% 2.77% Đường biển 532.3 30.3 1534.9 90 0.20% 0.27% Đường sông 17 188.9 377.8 50 440.2 1 106.8 6.54% 3.26% 241 043.2 8 638.8 712 995.1 25 316.3 92.44% 74.68% 1 370.2 2 132.1 4 026.0 6 449.4 0.52% 19.02% Đường bộ Hàng không Qua bảng thống kê trên, ta nhận thấy khối lượng vận chuyển hàng hóa và hành khách bằng đường thủy (cả đường sông và biển) chiếm tỷ trọng rất thấp so với các loại hình vận tải, hiện mới đạt tương ứng 23% và 6,75% so với tổng nhu cầu vận tải và áp lực vận tải trên đường bộ rất lớn với khối lượng vận chuyển hàng hóa và hành khách tương ứng là 76.12% và 92.44%. 1.2.2 Đặc điểm của luồng tàu thủy trong kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy Luồng tàu thủy là một hạng mục công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy và được xây dựng nhằm đảm bảo an toàn cho các tàu lưu thông, hành hải. Luồng cho tàu thủy được xác định bằng các thông số: Chiều rộng, chiều sâu, mái dốc, các 10 đoạn cong chuyển hướng, khu quay trở, khu neo đậu tàu và được tính toán theo Qui trình thiết kế kênh biển [7], cụ thể: Chiều rộng chạy tàu của luồng được xác định phụ thuộc vào chế độ thông tàu trên luồng, các đặc tính của tàu tính toán. Chiều rộng luồng tàu được xác định phụ thuộc vào chiều rộng dải hoạt động của tàu ở cao độ chiều sâu chạy tàu, khoảng dự phòng chiều rộng giữa dải hoạt động của tàu và mái dốc luồng, khoảng dự phòng chiều rộng do sa bồi trên luồng và khoảng dự phòng chiều rộng giữa các giải hoạt động của hai tàu – thường lấy bằng bề rộng tàu lớn nhất. Chiều sâu luồng tàu được xác định bằng mớn nước đầy tải của tàu tính toán, dự phòng cho độ lệch của tàu gây ra do chất hàng không cân đối hoặc do bẻ lái đột ngột, dự phòng chiều sâu chạy tàu bé nhất cần thiết để đảm bảo lái được tàu, dự phòng cho sóng để mũi tàu chìm thêm khi có sóng và dự phòng về tốc độ cho sự thay đổi mớn nước của tàu khi chạy trên nước tĩnh so với mực nước của tàu khi đứng yên - thường lấy bằng chiều sâu lớn nhất. Mái dốc luồng tàu được xác định trên cơ sở cấu tạo địa chất khu vực luồng tàu và khu quay trở tàu. Tại những đoạn cong luồng tàu được mở rộng, được xác định bằng tỷ số giữa bán kính đoạn luồng cong và chiều dài tàu tính toán. Khu quay trở tàu được xác định trên cơ sở chiều dài của đội tàu tính toán. 1.3 Tình hình chung về công tác quản lý tiến độ trong thi công luồng tàu thủy 1.3.1 Công tác đầu tư xây dựng các công trình luồng tàu – cảng biển Theo tính toán của Bộ GTVT, tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 cho riêng ngành Hàng hải là 68.000 tỷ đồng và đường thủy nội địa hơn 33.000 tỷ đồng [8]. Nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế của đất nước, tận dụng các ưu thế của giao thông đường thủy nói chung và giảm áp lực vận tải trên giao thông đường bộ trong thời gian gần đây Nhà nước, các tập đoàn kinh tế và Nhà đầu tư nước ngoài đã và đang đầu tư xây dựng mới, mở rộng nâng cấp rất nhiều tuyến luồng, cảng biển mới. Các dự án đã và đang triển khai xây dựng như: 11 Luồng cho tàu biển 10.000DWT vào cảng Nhà máy xi măng Hạ Long (gọi tắt là cảng Hạ Long); Dự án xây dựng luồng cho tàu biển có trọng tải lớn vào Sông Hậu; luồng vào cảng Cái Lân (hình 1.3); cảng Hải Phòng; Dự án hai tuyến đường thủy phía Nam; tuyến kênh Chợ Gạo – Tiền Giang; Dự án phát triển giao thông vận tải khu vực đồng bằng Bắc bộ; cảng nước sâu Cái Mép; Cảng Lạch Huyện; Tân Cảng Sài – Gòn, cảng Đà Nẵng, Luồng vào cảng dầu khí, nhiệt điện Nghi Sơn, Luồng nhiệt điện Vĩnh Tân 1,2,3,4; Luồng nhiệt điện Nam Định, nhiệt điện Vũng Áng .... Hình 1.3 Luồng - cảng Cái Lân – Cụm cảng Quảng Ninh (Nguồn Internet) 1.3.2 Hiện trạng công tác lập và quản lý tiến độ thi công của nhà thầu Trong thời gian vừa qua, mặc dù công tác lập và quản lý tiến độ xây dựng các công trình luồng tàu biển của các nhà thầu thi công có nhiều cố gắng nhưng tuy nhiên vẫn còn nhiều công trình thi công nạo vét luồng tàu chậm tiến độ, cụ thể như: Dự án đầu tư xây dựng luồng cho tàu có trọng tải lớn vào Sông Hậu tiến độ theo hợp đồng số 486/2009/MPMU3-HĐXD ký ngày 10/12/2009 giữa Ban QLDA Hàng Hải III và Liên danh Nhà thầu thi công là 17 tháng nhưng tiến độ thực tế là 84 tháng. Công tác thi công mái dốc, đáy luồng thi công chưa đạt yêu cầu thiết kế, phải thi công lại nhiều lần. Riêng khối lượng bồi lắng trở lại luồng tàu lên đến hơn 1.000.000 m3. P 12 P Dự án Duy tu luồng và vũng quay tàu Cảng Tiên Sa – Đà Nẵng theo hợp đồng số 17/2010/HĐKT ngày 20/04/2010 giữa Công ty Bảo đảm an toàn Hàng Hải I với Nhà thầu thi công có tiến độ là 02 tháng, nhưng tiến độ thi công thực tế là 06 tháng. Thi công đáy luồng chưa đạt chuẩn tắc dẫn đến phải sửa chữa mất nhiều thời gian và khi mùa lũ đến, khối lượng bồi lại rất nhiều. Dự án đầu tư nâng cấp luồng cho tàu biển 10.000 DWT đầy tải vào cảng Cửa Lò theo hợp đồng số 25/2014/HĐXD-8 ngày 25/09/2014 giữa Ban quản lý dự án các công trình Hàng Hải với Nhà thầu thi công về việc thực hiện Gói thầu số 8 "Thi công nạo vét luồng tàu và phao tiêu báo hiệu", theo tiến độ là 04 tháng, nhưng thời gian thi công thực tế là 07 tháng. Khối lượng phát sinh do đất, cát rò rỉ từ xà lan vận chuyển từ trong ra làm bồi lắng phía cửa luồng. Dự án đầu tư nâng cấp cảng Quy Nhơn – xây dựng cầu tàu 30.000 DWT theo hợp đồng số 157/HĐKT ký ngày 15/07/2002 giữa Ban QLDA Cảng Quy Nhơn với Nhà thầu, tiến độ 560 ngày kể từ ngày thông báo kết quả đúc cọc đại trà nhưng tiến độ thực tế thi công là hơn 700 ngày. Chậm do thủ tục pháp lý và công tác đóng cọc thử chưa đạt yêu cầu kỹ thuật. Nhiều dự án duy tu luồng Hàng hải, với đặc thù khối lượng ít, biện pháp thi công đơn giản và chỉ được phép thi công trong thời gian tối đa từ 1 đến 2 tháng nhưng thực tế tiến độ đã kéo dài từ năm trước sang năm sau, ví dụ : Thi công nạo vét Luồng Cửa Lò năm 2011; Luồng Thuận An năm 2013, Luồng Nghi Sơn năm 2015… 1.3.3 Công tác giám sát thực hiện tiến độ của tư vấn giám sát Trong công tác giám sát thực hiện tiến độ công trình thì có hai đơn vị giám sát, đó là tư vấn giám sát do Chủ đầu tư thành lập và giám sát do tự nhà thầu thi công thành lập để kiểm tra tiến độ, chất lượng công trình. Giám sát do Chủ đầu tư có thể là do chính lực lượng của Chủ đầu tư (khi Chủ đầu tư có đủ chức năng) hoặc Chủ đầu tư ký hợp đồng với đơn vị có đủ tư cách pháp nhân để thực hiện. Trong các dự án xây dựng luồng tàu thủy thì các đơn vị như Viện kỹ thuật công trình của Đại học thủy lợi, Công ty Tư vấn xây dựng cảng đường thủy, Ban QLDA Hàng Hải 3, Công ty tư vấn phát triển cảng Việt Nam, Công ty cổ phần kỹ 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan