Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu đối chiếu cấu trúc cụm động từ trong tiếng hàn và tiếng việt...

Tài liệu Nghiên cứu đối chiếu cấu trúc cụm động từ trong tiếng hàn và tiếng việt

.PDF
94
2034
93

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH HOA NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU CẤU TRÚC CỤM ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG HÀN VÀ TIẾNG VIỆT LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÂU Á HỌC HÀ NỘI - 4/2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH HOA NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU CẤU TRÚC CỤM ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG HÀN VÀ TIẾNG VIỆT Chuyên ngành: Châu Á học Mã số: 60 31 50 LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÂU Á HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRỊNH CẨM LAN HÀ NỘI - 4/2013 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Ý nghĩa của luận văn................................................................................... 3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 3 4. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 4 5. Bố cục của luận văn..................................................................................... 4 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................. 6 1.1. Các quan hệ ngữ pháp trong ngôn ngữ.................................................. 6 1.1.1. Khái niệm ............................................................................................... 6 1.1.2. Các kiểu quan hệ ngữ pháp trong ngôn ngữ ...................................... 9 1.1.2.1. Quan hệ đẳng lập ................................................................................ 9 1.1.2.2. Quan hệ chính – phụ ........................................................................ 11 1.1.2.3. Quan hệ chủ - vị ................................................................................ 14 1.2. Khái niệm đoản ngữ ............................................................................... 15 1.3. Khái niệm cụm động từ trong tiếng Hàn và tiếng Việt ...................... 19 1.3.1. Cụm động từ trong tiếng Hàn ............................................................ 21 1.3.2. Cụm động từ trong tiếng Việt ............................................................ 23 1.4. Nghiên cứu đối chiếu trong ngôn ngữ và nghiên cứu đối chiếu tiếng Hàn – tiếng Việt ............................................................................................. 24 1.4.1. Nghiên cứu đối chiếu trong ngôn ngữ ............................................... 24 1.4.2. Nghiên cứu đối chiếu tiếng Hàn và tiếng Việt .................................. 26 CHƢƠNG 2: CẤU TẠO CỤM ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG HÀN VÀ TIẾNG VIỆT......................................................................................... 30 2.1. Cụm động từ tiếng Hàn ......................................................................... 30 2.1.1. Trật tự chung và việc xác định trung tâm, thành tố phụ trong cụm động từ tiếng Hàn .......................................................................................... 32 2.1.2. Trung tâm cụm động từ tiếng Hàn .................................................... 33 2.1.3. Thành tố phụ của cụm động từ tiếng Hàn ........................................ 34 2.1.3.1. Thành tố phụ là từ ............................................................................ 34 2.1.3.2. Thành tố phụ là phụ tố ..................................................................... 39 2.2. Cụm động từ tiếng Việt.......................................................................... 51 2.2.1. Trật tự chung và việc xác định trung tâm, thành tố phụ trong cụm động từ tiếng Việt .......................................................................................... 51 2.2.2. Trung tâm cụm động từ tiếng Việt .................................................... 56 2.2.2.1. Thành tố chính là một động từ. ........................................................ 56 2.2.2.2. Thành tố chính là hai hoặc hơn hai động từ................................... 58 2.2.2.3. Thành tố chính là một kết cấu khứ hồi............................................ 59 2.2.3. Thành tố phụ của cụm động từ tiếng Việt ........................................ 60 2.2.3.1. Thành tố phụ trước ........................................................................... 60 2.2.3.2. Thành tố phụ sau .............................................................................. 62 CHƢƠNG 3: ĐỐI CHIẾU CỤM ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG HÀN VÀ TIẾNG VIỆT ................................................................................................... 69 3.1. Những nét tƣơng đồng và dị biệt về cấu trúc chung ........................... 69 3.1.1. Điểm tƣơng đồng ................................................................................. 69 3.1.2. Điểm dị biệt .......................................................................................... 69 3.2. Những nét tƣơng đồng và dị biệt về thành tố trung tâm cụm động từ ....... 71 3.2.1. Điểm tƣơng đồng ................................................................................. 71 3.2.2. Điểm dị biệt .......................................................................................... 72 3.3. Những nét tƣơng đồng và dị biệt về thành tố phụ trƣớc.................... 74 3.3.1. Điểm tƣơng đồng ................................................................................. 74 3.3.2. Điểm dị biệt .......................................................................................... 75 KẾT LUẬN .................................................................................................... 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 88 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cùng với xu hƣớng toàn cầu hóa và giao lƣu quốc tế, các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam và Hàn Quốc đã, đang và sẽ mở rộng mối quan hệ giao lƣu hợp tác lẫn nhau trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội trong đó có cả ngôn ngữ. Kể từ khi mối quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc đƣợc thiết lập vào năm 1992 thì tiếng Hàn bắt đầu đƣợc đƣa vào giảng dạy chính thức tại các trƣờng Đại học của Việt Nam. Các trung tâm nghiên cứu Hàn Quốc tại Việt Nam cũng bắt đầu đƣợc manh nha hình thành. Tiêu biểu là sự thành lập khoa Đông Phƣơng học với các chuyên ngành đào tạo trong đó có ngành Hàn Quốc học của trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội (1995, 1993 đào tạo thử nghiệm), trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh (1993), trƣờng Đại học Đà Lạt (2004), trƣờng Đại học Đà Nẵng (2007), trƣờng Đại học Huế (2008),… và các trung tâm nghiên cứu văn hóa Hàn Quốc tại Hà Nội, tại Đà Lạt, tại thành phố Hồ Chí Minh cũng góp phần minh chứng cho sự phát triển ngành Hàn Quốc học nói chung, ngành tiếng Hàn nói riêng ở Việt Nam. Ngày nay, cùng với xu hƣớng giao lƣu và hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực thì nghiên cứu so sánh đối chiếu các ngôn ngữ của các quốc gia khác nhau đang trở thành một vấn đề cần thiết. “Trong thời đại của cách mạng Khoa học kỹ thuật, thời đại của các dân tộc trên thế giới nói bằng các thứ tiếng khác nhau đi vào cuộc giao lƣu tiếp xúc ngày càng nhiều với những hình thức phong phú, đa dạng thì rõ ràng việc nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ là cực kỳ cấp bách” (18; 20). Trong khi, các công trình nghiên cứu đối chiếu tiếng Việt với các ngôn ngữ khác đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể thì việc nghiên cứu đối chiếu tiếng Việt và tiếng Hàn lại còn khá khiêm tốn. Xuất phát từ sự cần thiết nêu trên, việc nghiên cứu so sánh đối chiếu tiếng Hàn với tiếng Việt nói chung, so sánh đối chiếu cụm động từ trong tiếng Hàn và tiếng Việt nói riêng sẽ có ý nghĩa rất lớn. Đối với những ngƣời học tập, nghiên cứu về Việt Nam và Hàn Quốc thì việc hiểu đƣợc một số điểm giống, khác nhau cơ bản giữa cụm động từ giữa tiếng Hàn – tiếng Việt sẽ là một thuận lợi. Nhìn nhận những điểm giống và khác giữa hai ngôn ngữ một cách có hệ thống sẽ giúp chúng ta có đƣợc cái nhìn toàn diện hơn. Theo đó, việc sử dụng tiếng nƣớc ngoài cũng sẽ dễ dàng hơn. Việc làm chủ một ngoại ngữ là hành trang quan trọng và cần thiết cho tất cả những ai muốn tồn tại và phát triển trong môi trƣờng hội nhập và cạnh tranh. Tiếng Hàn là một ngôn ngữ mà xã hội đang rất cần vì hiện tại nguồn cung cấp chƣa đáp ứng đủ nhu cầu. Quan hệ giữa Hàn Quốc và Việt Nam trên các phƣơng diện kinh tế, văn hóa, xã hội đã và đang phát triển rất nhanh với một tƣơng lai mở rộng và tƣơi sáng. Hàn Quốc đang là quốc gia nằm trong top đứng đầu về đầu tƣ ở Việt Nam, cơ hội tìm đƣợc việc làm tốt trong các công ty Hàn Quốc hoặc công ty du lịch rất cao nếu bạn làm chủ đƣợc tiếng Hàn. Tại Việt Nam, các trƣờng Đại học cũng nhƣ các trung tâm có đào tạo tiếng Hàn ngày càng đƣợc mở rộng và thu hút ngƣời học với số lƣợng tăng qua mỗi năm. Tình hình đó đòi hỏi phải có những nghiên cứu giữa hai ngôn ngữ Hàn – Việt nhằm chỉ ra những tƣơng đồng và dị biệt để khắc phục những lỗi chuyển di tiêu cực cho ngƣời sử dụng. Và đặc biệt, hiện nay, ngƣời Việt học tiếng Hàn và những ngƣời Hàn học tiếng Việt đang gặp phải một số vấn đề khó khăn đó là trên thực tế họ thuộc và viết đƣợc rất nhiều từ mới nhƣng khi sử dụng những từ đó để nói hoặc viết thành một câu hoàn chỉnh thì đôi khi vẫn gặp một số lỗi sai. Đó chính là lý do chọn đề tài luận văn của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng rằng nghiên cứu đối chiếu cấu trúc cụm động từ trong tiếng Hàn – tiếng Việt sẽ phần nào đóng góp vào việc nâng cao chất lƣợng dạy và học tiếng Hàn và tiếng Việt nhƣ là một ngoại ngữ cho mọi ngƣời quan tâm. 2. Ý nghĩa của luận văn 2.1. Về mặt lý luận Nhà triết học ngƣời Đức, Wilhelm Von Humboldt (22/6/176708/08/1835) đã nhận định rằng “ngôn ngữ là linh hồn (spirit) của dân tộc, ngôn ngữ phản ánh cách tƣ duy của mỗi dân tộc dùng nó”, chính vì vậy trong ngôn ngữ, ta sẽ thấy những nét đặc thù của văn hóa và cách tƣ duy của dân tộc sử dụng ngôn ngữ đó. Tùy theo loại hình văn hóa và loại hình ngôn ngữ mà ngôn ngữ của dân tộc đó có những nét đặc thù riêng. Nghiên cứu cấu trúc ngữ pháp là một nội dung quan trọng bậc nhất khi nghiên cứu mọi ngôn ngữ. Việc nghiên cứu ngữ pháp là cơ sở tốt để tiếp cận những ngôn ngữ khác, trong đó có tiếng Hàn và tiếng Việt. Trật tự từ là vấn đề quan trọng của cấu trúc ngữ pháp và là một trong những phƣơng thức ngữ pháp đã đƣợc nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên việc đối chiếu giữa hai ngôn ngữ Hàn – Việt trong lĩnh vực này còn chƣa đƣợc đề cập đến nhiều, và chƣa mang tính chất hệ thống. Bởi vậy nghiên cứu đề tài này là hết sức cần thiết, kết quả của nghiên cứu sẽ giúp làm sáng tỏ những đặc điểm loại hình của tiếng Hàn và tiếng Việt, hai ngôn ngữ mang tính phân tích ở những mức độ khác nhau. 2.2. Về mặt thực tiễn Thông qua việc đối chiếu hai ngôn ngữ về trật tự từ, chủ yếu trên bình diện cấu trúc và một phần trên bình diện ngữ nghĩa của các thành tố trong động ngữ, chúng tôi mong muốn góp phần vào việc đào tạo tiếng Hàn cũng nhƣ đào tạo tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là trật tự từ trong cụm động từ của hai ngôn ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt. Trong khi nghiên cứu, chúng tôi sẽ mô tả và xây dựng mô hình cụm động từ của mỗi ngôn ngữ, đồng thời tiến hành so sánh, đối chiếu những mô hình cấu trúc đó, các thành tố cấu tạo nên mô hình đó, tìm hiểu sự biến đổi cấu trúc sẽ dẫn đến sự biến đổi về ý nghĩa nhƣ thế nào và cuối cùng sẽ đƣa ra những nhận xét trên cơ sở những kết quả nghiên cứu mà chúng tôi đạt đƣợc. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn thuộc loại nghiên cứu miêu tả và so sánh đối chiếu, do vậy, luận văn sử dụng các phƣơng pháp chủ yếu dƣới đây: - Phƣơng pháp phân tích thành tố: Để phân tích cấu tạo của cụm động từ trong hai ngôn ngữ. - Phƣơng pháp miêu tả: Đƣợc dùng để miêu tả đặc điểm, cấu tạo cụm động từ trong hai ngôn ngữ. - Phƣơng pháp so sánh – đối chiếu: Đƣợc dùng để tìm ra những điểm giống và khác biệt trong cấu trúc cụm động từ của hai ngôn ngữ. Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng một số tài liệu của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới cũng nhƣ các nhà Việt ngữ học. Đồng thời, chúng tôi cũng trích dẫn những ví dụ minh họa từ các tác phẩm văn học bằng bản ngữ của các tác giả Hàn Quốc, Việt Nam. Một điều nữa cần giới thiệu đó là khi dịch các ví dụ minh họa từ tiếng Hàn sang tiếng Việt và ngƣợc lại, chúng tôi dịch đúng và sát nghĩa chứ không chú ý đến việc diễn đạt trau chuốt câu chữ theo lối văn dịch nhằm mục đích tìm ra những điểm giống và khác nhau về trật tự từ trong cấu trúc cụm động từ giữa tiếng Hàn và tiếng Việt. 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn đƣợc chia làm ba chƣơng. Trong chƣơng 1, chúng tôi nghiên cứu cơ sở lý thuyết. Nội dung của chƣơng này tập trung phân tích các khái niệm về đoản ngữ, cụm động từ nói chung và đoản ngữ, cụm động từ trong tiếng Hàn, tiếng Việt nói riêng. Nghiên cứu cấu trúc cụm động từ trong tiếng Hàn và tiếng Việt là nội dung chính của chƣơng 2. Trong chƣơng này, chúng tôi đi sâu tìm hiểu cấu trúc cụm động từ của tiếng Hàn, tiếng Việt để làm cơ sở cho phần so sánh đối chiếu đƣợc trình bày ở chƣơng 3. Chƣơng 3 nêu bật những điểm giống và khác nhau trong cấu trúc cụm động từ của tiếng Hàn với tiếng Việt, bên cạnh đó đề cập đến một số vấn đề cần lƣu ý cho ngƣời học khi thực hành hai ngôn ngữ trên. CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Các quan hệ ngữ pháp trong ngôn ngữ Trong ngôn ngữ, mỗi đơn vị đều là tổng hòa các mối quan hệ của nó với các đơn vị khác. Theo Leonard Bloomfield, nhà ngôn ngữ học ngƣời Mỹ, câu là một hình thức ngôn ngữ độc lập, không bị bao gồm vì bất cứ một kết cấu ngữ pháp nào trong một hình thức ngôn ngữ lớn hơn. Câu là đơn vị lớn nhất của miêu tả ngữ pháp (13; 278). Câu “về phƣơng diện cấu trúc, là cái phạm vi lớn nhất của những mối quan hệ ngữ pháp chính danh. Tất cả quan hệ ngữ pháp có thể có đƣợc đều chỉ có trong phạm vi câu. Trong những ngôn từ hay văn bản gồm hai câu trở lên, giữa câu này với câu kia có thể có nhiều mối quan hệ về đề tài, về ý tứ, nhƣng không thể có những mối quan hệ ngữ pháp” (8; 12). Nhiều nhà ngôn ngữ học khi nghiên cứu về quan hệ ngữ pháp cũng quan niệm đó là “quan hệ hình tuyến giữa các từ tạo ra những tổ hợp từ”... (5; 253) hoặc là “quan hệ giữa các thành tố của cụm từ và quan hệ giữa các thành phần câu”... (20; 199). Chúng còn đƣợc gọi là quan hệ cú pháp hay quan hệ cú pháp học và đƣợc quan niệm gồm ba kiểu: quan hệ đẳng lập, quan hệ chính phụ, quan hệ chủ-vị. Các nhà nghiên cứu cho rằng quan hệ ngữ pháp trong từ đƣợc gọi là “quan hệ từ pháp”. Quan hệ giữa các từ hoặc giữa các cụm từ trong câu đƣợc gọi là “quan hệ cú pháp”. (23; 90). “Ngữ pháp” ở đây đƣợc hiểu là toàn bộ các quy tắc biến đổi và kết hợp từ để tạo ra câu nói và ngữ pháp học có nhiệm vụ nghiên cứu chức năng của các từ trong cấu trúc của câu. 1.1.1. Khái niệm Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt, là phƣơng tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất của các thành viên trong một cộng đồng ngƣời. Ngôn ngữ đồng thời cũng là phƣơng tiện phát triển tƣ duy, truyền đạt truyền thống văn hóa – lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác. Toàn bộ hoạt động của hệ thống ngôn ngữ đƣợc thể hiện trên hai trục: trục tuyến tính (hay trục ngang) và trục liên tƣởng (hay trục dọc). Hơn nữa trong ngôn ngữ, mỗi đơn vị đều là tổng hòa của các mối quan hệ của nó đối với những đơn vị khác. Nhƣ vậy, “quan hệ ngữ pháp là quan hệ hình tuyến giữa các từ tạo ra những tổ hợp từ có khả năng đƣợc vận dụng độc lập, đƣợc xem nhƣ là dạng rút gọn của một kết cấu phức tạp hơn, và có ít nhất một thành tố có khả năng đƣợc thay thế bằng từ nghi vấn”. (5; 253) Để hiểu rõ hơn về quan hệ ngữ pháp, chúng ta cần tìm hiểu từng mối quan hệ. Đó là mối quan hệ trên trục liên tƣởng và mối quan hệ trên trục tuyến tính. a) Mối quan hệ trên trục liên tưởng (còn gọi là mối quan hệ trên trục dọc hoặc trục đối vị) là mối quan hệ xác định giá trị tự thân của từng đơn vị. Ví dụ: Nghĩa của từ “의자” (uija – ghế) trong tiếng Hàn đƣợc xác định trên cơ sở đối chiếu nó với hàng loạt từ khác nhƣ “긴 의자” (kin uija- ghế dài, đi văng, trƣờng kỷ), “잠자는 의자” (jamjanun uija – ghế bành), “팔걸이 있는 의자” (p’alkoli uija- ghế đẩu), “등이 있는 의자” (dungi itnun uija- ghế tựa), 앆락의자 (anrakuija – ghế có tay vịn)... So với tiếng Hàn, trong tiếng Việt từ “ghế” rộng hơn nghĩa của từ “의자” nhiều, do trong tiếng Hàn không tồn tại những từ đồng nghĩa nhƣ tiếng Việt để hạn chế nghĩa của “ghế”. b) Mối quan hệ trên trục hình tuyến (trƣớc – sau) (còn gọi là trục ngang) là mối quan hệ xác định chức năng của đơn vị. Ví dụ: - Cây này rất cao. (Từ “cây” có quan hệ với các từ “này”, “cao” để xác định chức năng chủ ngữ của từ “cây”). - Nó trồng cây này. (Từ “cây” có quen hệ với từ “trồng” để xác định chức năng bổ ngữ trong câu). Trong tiếng Hàn cũng tƣơng tự nhƣ vậy. [1.1] 이 나무가 아주 높아요. (I namuka aju nop’ayo) [Này – cây(ka) – rất – cao] (Cây này rất cao) Từ “나무” (namu-cây) có quan hệ với các từ “이” (i-này, đại từ chỉ định) và “높아요” (nop’ayo-cao) để xác định chức năng chủ ngữ của từ “나무” (namu-cây). Tuy nhiên chức năng chủ ngữ, ngoài trật tự cú pháp đó, còn đƣợc biểu thị bằng tiểu từ chức năng “가”(ka). [1.2] 그가 이 나무를 심어요. (Kuka I namurul simoyo). [Nó (ka) – này – cây(rul) – trồng] (Nó trồng cây này) Từ “나무” (namu-cây) có quan hệ với từ “심어요” (simoyo-trồng) để xác định chức năng bổ ngữ, do nó có vị trí đặt trƣớc động từ giữ vai trò trung tâm trong vị ngữ, nó lại còn đƣợc xác định nhờ có tiểu từ chức năng “를” (rul). Nhƣ vậy, mỗi vị trí cú pháp trong tiếng Hàn không những đƣợc xác định bằng trật tự nhƣ trong tiếng Việt, mà còn đƣợc quy định bởi những tiểu từ chức năng nhƣ tiểu từ chủ ngữ (이-i/가-ka), tiểu từ bổ ngữ (을-ul/를-rul)… Những tiểu từ nhƣ thế luôn có vị trí đứng ở cuối của từ giữ vai trò trung tâm. Một vấn đề đặt ra là cần tìm những dấu hiệu hình thức cho phép nhận biết các mối quan hệ ngữ pháp trong câu. Khi hai từ trong câu đƣợc coi là có quan hệ ngữ pháp với nhau nếu tổ hợp mà chúng tạo nên có những đặc điểm sau: - Có thể đƣợc sử dụng độc lập vào các ngữ cảnh khác nhau. Ví dụ: + Ghế này rất đẹp. + Nó đóng ghế này. + Ghế này, nó đóng hôm qua. + Gỗ của ghế này rất tốt. Tổ hợp “ghế này” là một tổ hợp có khả năng đƣợc vận dụng độc lập, không bị gắn chặt ở một vị trí cố định trong một kết cấu nhất định nào. - Có thể đƣợc coi là dạng rút gọn của một cấu trúc phức tạp hơn. Ví dụ: + Những chiếc ghế bằng gỗ mới mang đến này Tổ hợp “ghế này” có thể đại diện cho một kết cấu phức tạp hơn nhƣ trên. - Có ít nhất một thành tố đƣợc thay bằng từ nghi vấn. Ví dụ: + Ghế này rất đẹp Tổ hợp “ghế này” có thể đƣợc thay bằng từ nghi vấn, so sánh: Ghế nào? 1.1.2. Các kiểu quan hệ ngữ pháp trong ngôn ngữ Quan hệ ngữ pháp giữa các từ tuy đa dạng nhƣng có thể đƣợc phân loại thành ba kiểu chính. Đó là quan hệ đẳng lập, quan hệ chính - phụ và quan hệ chủ - vị. 1.1.2.1. Quan hệ đẳng lập Quan hệ đẳng lập là quan hệ giữa các thành tố không phụ thuộc vào nhau, trong đó chức vụ cú pháp của các thành tố chỉ đƣợc xác định khi đặt toàn bộ tổ hợp do chúng tạo nên vào một kết cấu lớn hơn. Ví dụ, các tổ hợp “sách và vở”, “thông minh và tích cực”, “mát và ngọt”… đƣợc xây dựng trên cơ sở quan hệ đẳng lập. Đây là trƣờng hợp kết hợp một cách cơ giới những từ có vai trò nhƣ nhau ở trong tổ hợp. Vai trò nhƣ nhau thể hiện ra ở chỗ những trung tâm này thƣờng có “đặc trƣng ngữ pháp giống nhau và thƣờng có thể dễ dàng thay đổi trật tự cho nhau ở trong câu nói”. “Sách” là từ chỉ đồ vật, “vở” cũng là từ chỉ đồ vật, có thể nói “sách và vở” hoặc cũng có thể nói “vở và sách”. “Thông minh” là từ chỉ đặc điểm, “tích cực” cũng là từ chỉ đặc điểm, có thể dùng “thông minh và tích cực” mà cũng có thể dùng “tích cực và thông minh”. Quan hệ đẳng lập gồm bốn kiểu quan hệ. a) Quan hệ liên hợp Trong tiếng Việt, các thành tố có quan hệ liên hợp với nhau có thể nối kết trực tiếp với nhau hoặc nối kết nhờ các liên từ “và, cùng, với, cùng với, cũng nhƣ, lẫn, …”. Tổ hợp từ kiểu này mang tính chất liệt kê sự vật, sự việc, tính chất… Ví dụ: - Sông xuân nƣớc lẫn màu trời thêm xuân. - Tre giữ làng, giữ nƣớc, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. b) Quan hệ lựa chọn Mỗi thành tố trong tổ hợp kiểu này nêu ra một khả năng có thể có trong hiện thực. Trong tiếng Việt, các thành tố có quan hệ lựa chọn bắt buộc phải nối kết với nhau bằng các liên từ “hay”, “hoặc”, “hay là”, “hoặc là"… Ví dụ: - Tôi hoặc anh sẽ phải đi công tác. - Nếu làm thì tất cả chúng ta hoặc là không ai cả. c) Quan hệ giải thích Mỗi thành tố trong kiểu tổ hợp này là một tên gọi khác nhau của cùng một sự vật; thành tố đứng sau giải thích cho thành tố đứng trƣớc. Trong tiếng Việt, các thành tố có quan hệ giải thích có thể nối kết trực tiếp với nhau hoặc nối kết bằng hệ từ “là”. Ví dụ: - Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ ngƣời già, ngƣời trẻ... - Những quyển sách, quyển vở này là đồ quyên góp cho trẻ em vùng cao. d) Quan hệ qua lại Tổ hợp kiểu này chỉ có hai thành tố. Chúng có quan hệ logic chặt chẽ với nhau và đƣợc nối kết bằng các cặp liên từ “tuy…nhƣng…”, “vì…nên…”, “nếu…thì…”…. Ví dụ: - Nó xấu ngƣời nhƣng đẹp nết. - Nắng nhiều nên đồng ruồng khô cạn. 1.1.2.2. Quan hệ chính – phụ Quan hệ chính – phụ (hay còn gọi là quan hệ hạn định, quan hệ phụ thuộc, quan hệ một chiều) là quan hệ phụ thuộc một chiều giữa một thành tố chính với một thành tố phụ, trong đó chức vụ cú pháp của thành tố chính chỉ đƣợc xác định khi đặt toàn bộ tổ hợp chính – phụ vào một kết cấu lớn hơn, còn chức vụ của thành tố phụ có thể đƣợc xác định mà không cần điều kiện đấy. Đây là trƣờng hợp có một trung tâm đứng làm nòng cốt và bên cạnh ghép thêm một hay vài thành tố có vai trò thứ yếu, dùng để bổ sung cho trung tâm. Quan hệ chính phụ là cơ sở của ngữ (đoản ngữ). Ngoài thành tố chính (trung tâm, hạt nhân), căn cứ vào vị trí có thể phân biệt các thành tố phụ trƣớc và các thành tố phụ sau. Trong thực tế hoạt động, cụm từ chính phụ hay đoản ngữ có thể có nhiều dạng tồn tại: có thể có cả thành tố chính, thành tố phụ trƣớc và thành tố phụ sau hoặc chỉ có thành tố chính với thành tố phụ trƣớc hoặc thành tố phụ sau. * Trƣờng hợp đoản ngữ có thành tố chính, thành tố phụ trƣớc và thành tố phụ sau: - Đang xem phim hoạt hình. (Trong đó “đang” là thành tố phụ trƣớc, “xem” là thành tố trung tâm, “phim hoạt hình” là thành tố phụ sau). * Trƣờng hợp đoản ngữ chỉ có thành tố chính với thành tố phụ trƣớc hoặc thành tố phụ sau: - Xem phim. (chỉ có thành tố chính: “xem” và thành tố phụ sau: “phim”) - Vẫn đang ngủ. (chỉ có thành tố chính: “ngủ” và thành tố phụ trƣớc: “vẫn, đang”). Không cần đặt tổ hợp này vào một kết cấu lớn hơn chúng ta cũng dễ dàng biết “phim” là bổ ngữ cho “xem”. Nhƣng muốn xác định chức vụ của các thành tố chính thì ta phải căn cứ vào những bối cảnh cụ thể mà tổ hợp ấy xuất hiện. + Xem phim là sở thích của tôi. (“Xem” là chủ ngữ) + Chúng tôi xem phim. (“Xem” là vị ngữ) - Sinh viên xuất sắc. (trong đó “sinh viên” là thành tố chính, “xuất sắc” là thành tố phụ sau có chức năng làm định ngữ) - Chạy ầm ầm. (trong đó “chạy” là thành tố chính, “ầm ầm” là thành tố phụ sau có chức năng làm bổ ngữ) Quan hệ chính – phụ đƣợc chia thành các kiểu sau đây: a) Quan hệ giữa thực từ với hư từ. Ví dụ: rất đẹp, đẹp lắm… Thực từ là từ thuộc các loại động từ, tính từ, danh từ nhƣ “sách”, “đi”, “đẹp”... Hƣ từ là những từ biểu hiện các ý nghĩa ngữ pháp và làm dấu cho các quan hệ ngữ pháp của các thực từ trong câu, không tiêu biểu cho sự vật, hành động hoặc không có đối tƣợng nhƣ “nếu”, “bèn”, “vậy”, “đã”, “sẽ”, “đang”... và chỉ biểu thị những mối quan hệ giữa các thực từ trong câu. Hƣ từ đứng trƣớc hay đứng sau thực từ cũng đều đƣợc xem là thành tố phụ. Các hƣ từ làm thành tố phụ cho danh từ, số từ đƣợc gọi là định ngữ. Còn các hƣ từ làm thành tố phụ cho động từ, tính từ đƣợc gọi là trạng ngữ. Có các loại hƣ từ sau: Hƣ từ hình thái: là các hƣ từ biểu hiện các ý nghĩa hình thái đi kèm các thực từ hay đi kèm theo các câu: - Chỉ mệnh lệnh: Hãy, đừng, chớ .... (Ví dụ: Hãy giữ kỷ luật./ Đừng bơi quá xa./ Chớ lấy của ngƣời). - Chỉ thời gian: Đã, sẽ, đang, vừa, tới... (Ví dụ: Tôi vừa ăn cơm rồi./ Xe đang đi trên đƣờng./ Tôi sẽ rút kinh nghiệm làm việc). - Chỉ sự phủ định hay khẳng định: Không, chƣa, chẳng, có... (Ví dụ: Tôi chƣa xem phim này./ Họ có vài mảnh đất ở ngoại thành./ Một cánh én chẳng làm nên mùa xuân). - Chỉ mức độ: Rất, hơi, quá, lắm... (Ví dụ: Canh hơi mặn./ Con bé thích món đồ chơi đó lắm./ Hắn hành động rất kỳ cục). - Chỉ sự tiếp diễn đồng nhất: Vẫn, cứ đều, cũng, còn... (Ví dụ: Giá xăng vẫn tăng trong tháng sau./ Tôi còn phải đi mấy lần nữa./ Nó cũng có một chiếc giống nhƣ thế). - Chỉ ý nghĩa số lƣợng: Những, các, mọi, mỗi... (Ví dụ: Những chai rƣợu này là hàng giả./ Mỗi ngƣời có sở thích khác nhau). - Chỉ ý nghĩa xác định hay không xác định: Con, cái, chiếc... (Ví dụ: Cái này mua từ bao giờ?/ Tôi có vài chiếc bút bi). - Biểu hiện thái độ, tình cảm: à, ừ, nhỉ, nhé... (Ví dụ: Nóng nhỉ?/ Ừ, thì đi). Hƣ từ đóng vai trò quan trọng về mặt biểu hiện các ý nghĩa ngữ pháp, đƣợc sử dụng với tần số cao. Ví dụ: Tôi đã học. (hƣ từ “đã”) b) Quan hệ giữa thực từ với thực từ. Ví dụ: cặp da, áo vải, xem phim... Trong tiếng Việt, trật tự thông thƣờng của tổ hợp chính – phụ giữa thực từ với thực từ là thành tố chính đứng trƣớc, thành tố phụ đứng sau. Quan hệ chính – phụ giữa thực từ với thực từ bao gồm: - Quan hệ giữa danh từ với định ngữ của nó. Ví dụ: tivi màu, gà mái mơ, sinh viên chăm chỉ... - Quan hệ giữa động từ hay tính từ với bổ ngữ của nó. Mỗi nhóm động từ, tính từ lại có một loại bổ ngữ riêng. Ví dụ: đọc sách, đá bóng, lái xe, gần trƣờng... - Quan hệ giữa động từ hay tính từ với trạng ngữ của nó. Khác với bổ ngữ, trạng ngữ là loại thành tố phụ không bắt buộc và không gắn với riêng nhóm động từ nào hay nhóm tính từ nào. Ví dụ: ốm vì việc, học chăm chỉ, đến bƣu điện, đi chợ... 1.1.2.3. Quan hệ chủ - vị Quan hệ chủ - vị hay còn gọi là quan hệ tƣờng thuật. Đây là trƣờng hợp kết hợp một cách hữu cơ hai trung tâm hỗ trợ, ràng buộc lấy nhau. Trung tâm sau nêu lên một sự tƣờng thuật, trung tâm trƣớc thì lại nêu lên chủ đề của sự tƣờng thuật. Hai thành tố phụ thuộc lẫn nhau, trong đó chức vụ cú pháp của cả hai đều có thể đƣợc xác định mà không cần đặt tổ hợp do chúng tạo nên vào một kết cấu nào lớn hơn. Ví dụ: - Chúng tôi là du học sinh Việt Nam. - Hoa héo. Chức vụ chủ ngữ của “chúng tôi”, “hoa” và chức vụ vị ngữ của “du học sinh Việt Nam”, “héo” đƣợc xác lập ngay trong bản thân tổ hợp mà chúng tạo nên. Các cơ sở phân loại quan hệ chủ - vị và tổ hợp chủ - vị nhƣ sau: a) Căn cứ vào bản chất từ loại của vị ngữ, có thể phân biệt trường hợp vị ngữ là động từ với trường hợp vị ngữ là danh từ. Ví dụ: - Tôi là sinh viên. - Sinh viên đang làm thí nghiệm. b) Căn cứ vào vị trí các thành tố có thể phân biệt trường hợp chủ ngữ đứng trước với trường hợp chủ ngữ đứng sau vị ngữ. Ví dụ: - Hắn đã trộm xe máy của tôi. => chủ ngữ đứng trƣớc vị ngữ - Lom khom dƣới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà => Chủ ngữ đứng sau vị ngữ. c) Căn cứ vào quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành tố có thể phân biệt trường hợp có ý nghĩa chủ động với trường hợp có ý nghĩa bị động. Ví dụ: - Bác ba Phi chặt con cá ra làm 3 khúc. => mang ý nghĩa chủ động - Con cá bị bác ba Phi chặt ra làm 3 khúc => mang ý nghĩa bị động 1.2. Khái niệm đoản ngữ “Đoản ngữ” là một trong những đơn vị ngôn ngữ có cấu trúc phức tạp, tần số sử dụng cao, đặc biệt là đoản ngữ đẳng lập, kết cấu nội tại của chúng có tính cân xứng. Trong tiếng Việt, thuật ngữ này lần đầu tiên đã đƣợc Nguyễn Tài Cẩn sử dụng để miêu tả cấu trúc của danh ngữ tiếng Việt. Ông cho rằng đoản ngữ là một loại tổ hợp tự do, kết hợp theo quan hệ chính phụ bao gồm một trung tâm nối liền với các thành tố phụ bằng quan hệ chính phụ. (2; 148). Ví dụ: “Sách hay”. Đây là trƣờng hợp có một trung tâm đứng làm nòng cốt và bên cạnh ghép thêm một hay một vài thành tố có vai trò thứ yếu, dùng để bổ sung cho trung tâm. Ở trong hệ thống các tổ hợp tự do, đoản ngữ chiếm một vị trí riêng biệt, có các đặc điểm sau: - Gồm một thành tố trung tâm và một hay một số thành tố phụ quây quần xung quanh trung tâm đó để bổ sung thêm một số chi tiết thứ yếu về mặt ý nghĩa. Ví dụ: + Sách hay + Sách hay này + Tất cả những quyển sách hay này - Quan hệ giữa trung tâm và thành tố phụ có nhiều kiểu loại chi tiết rất khác nhau, nhƣng nói chung đều thuộc vào loại quan hệ chính phụ. - Toàn đoản ngữ có tổ chức phức tạp hơn, có ý nghĩa đầy đủ hơn một mình trung tâm nhƣng nó vẫn giữ đƣợc các đặc trƣng ngữ pháp của trung tâm: + Trung tâm thuộc vào từ loại nào thì toàn đoản ngữ cũng vẫn giữ các đặc trƣng của từ loại đó. Vì vậy có thể căn cứ vào trung tâm để phân loại đoản ngữ thành đoản ngữ của danh từ (danh ngữ), đoản ngữ của động từ (động ngữ), tính từ (tính ngữ)… + Trung tâm có thể giữ một chức vụ gì trong một tổ hợp khác thì toàn đoản ngữ thƣờng thƣờng cũng có thể đảm nhiệm đƣợc các chức vụ đó. Nói cách khác, đoản ngữ chƣa gắn liền với một chức vụ nào cho sẵn, nhất định. Vì vậy có thể tách riêng đoản ngữ ra mà nghiên cứu một cách độc lập với chức năng cú pháp. Trong tiếng Việt, đoản ngữ có cấu trúc nhƣ sau: Phần đầu Phần trung tâm Phần cuối (Tôi) vẫn chƣa học Bài (Anh ta) còn đang uống rƣợu Trong hai ví dụ trên “học” và “uống” là những động từ làm trung tâm của đoản ngữ, “vẫn”, “ chƣa”, “còn”, “đang” là các thành tố phụ trƣớc, “bài” và “rƣợu” là các thành tố phụ sau.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan