Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu điều tra tuyển chọn các lâm phần tốt cho loài keo tai tượng ở vùng tr...

Tài liệu Nghiên cứu điều tra tuyển chọn các lâm phần tốt cho loài keo tai tượng ở vùng trung tâm bắc bộ

.PDF
35
38
80

Mô tả:

BỘ CÔNG THƯƠNG TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM VIỆN NGHIÊN CỨU CÂY NGUYÊN LIỆU GIẤY -------------------------------- BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI CẤP BỘ NĂM 2009 TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU, ĐIỀU TRA TUYỂN CHỌN CÁC LÂM PHẦN TỐT CHO LOÀI KEO TAI TƯỢNG Ở VÙNG TRUNG TÂM BẮC BỘ ĐỂ CHUYỂN HÓA THÀNH RỪNG GIỐNG Cơ quan chủ quản: BỘ CÔNG THƯƠNG Cơ quan chủ trì: VIỆN NGHIÊN CỨU CÂY NGUYÊN LIỆU GIẤY Chủ nhiệm đề tài: KS. Hoàng Ngọc Hải Mục lục 7741 01/3/2010 Phú Thọ, năm 2009 1 Mục lục TÓM TẮT………………………………………………………………………………………….…….. 3 PHẦN I: TỔNG QUAN………………………………………………….…………………………. 5 1.1. Cơ sở pháp lý………………………………………………………………….………………..… 5 1.2. Tính cấp thiết của đề tài…………………….……………………………………………….. 6 1.3. Địa điểm, đối tượng, mục tiêu và nội dung nghiên cứu…………………………. 7 1.3.1. Địa điểm nghiên cứu……………………………………………….…………………… 8 1.3.2. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………….…………….. 9 1.3.3. Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………………………….……… 9 1.3.4. Nội dung nghiên cứu…………………………………………………………….……… 10 1.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu…………………………………………………………. 10 1.4.1. Trên thế giới…………………………………………………….......................................... 10 1.4.2. Ở Việt Nam………………………………………………………………………….…….. 11 PHẦN II: THỰC NGHIỆM………………………………………………………………….…… 12 2.1. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………………….. 12 2.1.1. Một số hạt giống chọn để khảo nghiệm …………………..………………… 12 2.1.2. Kiểm nghiệm chất lượng hạt giống 12 2.1.3. So sánh sinh trưởng của cây con ở giai đoạn vườn ươm 12 2.1.4. Thí nghiệm rừng trồng với các nguồn hạt giống khác nhau 2.1.5. Tính toán, xử lý số liệu …………………..………………………………………… 12 2.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận…………………………………………………………. 13 2.2.1. Một số thông tin về hạt giống chọn để khảo nghiệm …………………… 13 2.2.2. Kiểm nghiệm chất lượng hạt giống …………………..…………………..…… 14 2.2.3. So sánh sinh trưởng của cây con ở giai đoạn vườn ươm ……….…….. 16 2.2.4. Thí nghiệm rừng trồng với các nguồn hạt giống khác nhau…………. 2.2.4.1. Kết quả sinh trưởng rừng trồng sau trồng 04 tháng tuổi ……… 17 2.2.4.2. Kết quả sinh trưởng rừng trồng sau trồng 06 tháng tuổi……… 13 17 18 2 2.2.4.3. Chất lượng rừng trồng của các nguồn hạt ………………………….. 21 PHẦN III: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ………………………………….... 21 3.1. Kết luận……………………………..………………………………………………………………. 22 3.2. Tồn tại…………………..………………………………………………………………………….... 23 3.3. Kiến nghị…………………………………………………………………………………………… 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………….……… 24 PHỤ LỤC ……………………………………………………………………………………………..… 25 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT df: Dg: Hvn : N: W%: Bậc tự do Đường kính gốc Chiều cao vút ngọn Dung lượng mẫu Hệ số biến động DANH MỤC BẢNG 15 Bảng 01: Kết quả kiểm nghiệm hạt giống năm 2009……..………………...… Bảng 02: Chiều cao trung bình của các nguồn hạt ở giai đoạn vườn ươm…..… 16 Bảng 03: Kiểm tra sinh trưởng chiều cao sau khi gieo 04 tháng tuổi ………… Bảng 04: Số liệu sau trồng 04 tháng tuổi, tại hai điểm thí nghiệm…….………… 17 Bảng 05: Số liệu sau trồng 06 tháng tuổi, tại hai điểm thí nghiệm………………. 18 Bảng 06: Tăng trưởng đường kính gốc và chiều cao trên hai điểm thí nghiệm 19 Bảng 07: Kiểm tra sự sai khác về chất lượng của các nguồn hạt………………… 16 21 3 TÓM TẮT BÁO CÁO Được sự quan tâm giúp đỡ của Bộ Công Thương, năm 2006, 2008 và 2009, Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy đã được Bộ giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học về việc thực hiện đề tài: “Nghiên cứu, điều tra tuyển chọn các lâm phần tốt cho loài keo tai tượng ở vùng trung tâm Bắc Bộ để chuyển hoá thành rừng giống”. Mặc dù đến năm 2008, công việc điều tra tuyển chọn, chuyển hóa đã được công nhận thành công, xong một câu hỏi đặt ra là sinh trưởng, năng suất của nguồn hạt giống mới này khi trồng trên diện rộng ra sao? Để trả lời cho những băn khoăn trên và để kết nối liên hoàn cho chương trình chuyển hóa rừng giống được liên tục, Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy đã trình Bộ Công thương và được Bộ phê duyệt cho đề tài được tiếp tục triển khai trồng thử nghiệm nguồn hạt giống mới này để kiểm tra sinh trưởng, năng suất của chúng trên hai địa điểm Hà Giang và Tuyên Quang. Cùng trồng thử nghiệm với hạt giống của rừng giống chuyển hóa mới được công nhận tại Hà Giang có các nguồn hạt trong nước để so sánh như: 9 Hạt từ rừng giống chuyển hóa tại Đông Hà – Quảng Trị. 9 Hạt từ rừng giống chuyển hóa tại Hàm Yên – Tuyên Quang. 9 Hạt từ rừng giống chuyển hóa tại Trạm Thản – Phù Ninh – Phú Thọ. Bốn nguồn hạt này được kiểm nghiệm hạt giống, theo dõi trên vườn ươm sau đó đem trồng thử nghiệm cùng thời điểm. Kết quả sau trồng 06 tháng tuổi cho thấy tỷ lệ sống của bốn nguồn hạt này đều đạt > 90% ở cả hai địa điểm. Tuy hai địa điểm khác nhau về địa lý, khí hậu, lượng mưa, nhưng các chỉ tiêu sinh trưởng và chất lượng cây trồng… bước đầu đều cho thấy có sự khác nhau rõ rệt và theo quy luật ( cây của nguồn hạt nào tốt ở điểm này đều tốt ở điểm kia, kém ở điểm kia thì cũng kém ở điểm này). Kết quả đáng quan tâm là cây từ hạt giống của rừng giống mới được chuyển hóa tại Hà Giang cho kết quả rất khả quan, có triển vọng hơn so với cùng xuất xứ của chúng ở cả hai điểm thí nghiệm. Đây là thành công của đề tài trong việc tuyển chọn, chuyển hóa rừng giống đạt hiệu quả, có khả năng áp dụng vào thực tiễn cao. Cụ thể xin được chứng minh ở phần kết quả nghiên cứu và thảo luận của báo cáo./. Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy 4 Phần 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở pháp lý: Đề tài “Nghiên cứu, điều tra tuyển chọn các lâm phần tốt cho loài Keo tai tượng ở vùng trung tâm Bắc Bộ để chuyển hoá thành rừng giống” là một trong các đề tài, nhiệm vụ khoa học cụng nghệ được Bộ Công Thương phê duyệt và giao cho Viện nghiên cứu cây NLG thực hiện theo "Quyết định về việc giao kế hoạch khoa học và công nghệ năm 2009 số: 1999/QĐ-BCT ngày 03 thỏng 12 năm 2007”. Đề tài thực hiện trên khuân khổ "Hợp đồng đặt hàng sản xuất và cung cấp dịch vụ sự nghiệp nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ số: 084.09RD/HĐ-KHCN" ký ngày 04 tháng 3 năm 2009 giữa Bộ Công Thương và Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy. Đề tài giao cho chủ nhiệm đề tài chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện theo "Quyết định của Viện trưởng Viện nghiên cứu cây NLG về việc giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ số:10/VNC-QĐ.KHTH" ký ngày 05 tháng 03 năm 2009. Tuân thủ theo các văn bản về giống lâm nghiệp như: Pháp lệnh giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/3/2004 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. Quyết định số 89/2005QĐ-BNN, ngày 29 tháng 12 năm 2005 về việc ban hành quy chế giống cây trồng lâm nghiệp của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT. Tiêu chuẩn nghành 04 TCN 147 – 2006, kèm theo Quyết định số 4108 / QĐ BNN – KHCN ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Quy trình kỹ thuật kiểm nghiệm hạt giống và gieo ươm một số loài cây rừng của Công ty giống và phục vụ trồng rừng (Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội - 1995). Căn cứ vào khả năng cung cấp giống và thực trạng về nhu cầu giống Keo tai tượng cho trồng rừng nguyên liệu giấy. 5 1.2. Tính cấp thiết của đề tài: Theo quyết định của Bộ trưởng Bộ NN & PTNN Về việc phê duyệt Chiến lược phát triển giống cây lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020, Số: 62/2006/QĐBNN, ngày 16 tháng 8 năm 2006 đã nêu rõ: Mục tiêu của Chiến lược: a) Mục tiêu tổng quát: Xây dựng ngành giống lâm nghiệp hiện đại, đảm bảo cung cấp đủ giống có chất lượng cao phục vụ nhu cầu trồng rừng; áp dụng khoa học công nghệ mới theo hướng sử dụng ưu thế lai, từng bước áp dụng công nghệ sinh học trong lai tạo giống, giữ được tính đa dạng sinh học; hình thành hệ thống sản xuất và dịch vụ giống cây lâm nghiệp được quản lý chặt chẽ, phù hợp với cơ chế thị trường. b) Mục tiêu cụ thể: - Mục tiêu về cung cấp giống: đến năm 2010 bảo đảm cung cấp 60% giống từ nguồn giống được công nhận, trong đó 40% giống từ nhân giống sinh dưỡng cho trồng rừng; đến năm 2015 bảo đảm cung cấp 80% giống từ nguồn giống được công nhận, trong đó 50% giống từ nhân giống sinh dưỡng cho trồng rừng. - Mục tiêu về quản lý giống: đến hết năm 2006 xây dựng và hoàn thiện đầy đủ các văn bản có liên quan đến quản lý giống cây lâm nghiệp, đến hết năm 2008 cơ bản hoàn thành các tiêu chuẩn kỹ thuật về giống cây lâm nghiệp; hoàn thiện bộ máy và công cụ quản lý đủ để kiểm soát chất lượng giống cây lâm nghiệp theo thủ tục giám sát chuỗi hành trình giống đối với các loài cây trồng chính vào năm 2007. - Mục tiêu về nghiên cứu giống: chọn tạo được nhiều giống mới có năng suất cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh hại và các điều kiện bất lợi. Đảm bảo rừng được trồng từ sau năm 2020, đối với cây mọc nhanh năng suất bình quân 30m3/ha/năm, cây gỗ lớn đạt 15m3/ha/năm. Đối với trồng rừng nguyên liệu giấy: 9 Về nguồn hạt giống 6 Bình quân một Công ty lâm nghiệp trong Tổng Công ty giấy cần 10 -15 kg hạt giống/năm, Tổng số hạt giống cho trồng rừng khoảng 200-240 kg/năm cho 16 Công ty lâm nghiệp. Trong khi đó, lượng hạt giống hàng năm chỉ có khoảng 150 kg/ năm thu được tại rừng giống Hàm Yên. Nhưng sản lượng này ngày một giảm vì rừng giống này tuổi ngày một cao. Cân đối số lượng hạt của rừng giống nói trên cho thấy cung không đủ cầu, chưa kể nhân dân tự trồng và các vùng khác như các tỉnh Sơn La, miền trung, miền nam cũng đang rất cần những giống năng suất cao. Chính vì nguyên nhân trên, năm 2003 - 2005 Tổng Công ty Giấy Việt Nam đã phải cho nhập thêm hàng trăm kg hạt giống Keo tai tượng từ Úc về để gieo ươm cho trồng rừng. Giá cả cao gấp 10 – 12 lần giá trong nước, hơn nữa ta không chủ động được nguồn giống. 9 Về năng suất rừng So với 10 năm trước đây, nhờ có nghiên cứu chọn - tạo giống, nay năng suất về trữ lượng cây đứng trên rừng của Tổng Công ty Giấy Việt nam đã tăng lên đáng kể, từ năng suất 10 – 15 m3/ha/năm lên 17 – 20 m3/ha/năm về trữ lượng. Cá biệt có những lô đạt sản lượng gỗ nguyên liệu 160,0 m3/ha/8 năm, tương đương với 20,0 m3/ha/năm về sản lượng hoặc 25,0 m3/ha/năm về trữ lượng cây đứng (Tỷ lệ lợi dụng gỗ 79%). Để bảo toàn năng suất ổn định, vững chắc và ngày một phát triển theo Mục tiêu của chiến lược về giống lâm nghiệp đã đề ra chúng ta cần phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển giống, trong đó có các công việc như chuyển hóa rừng giống, xây dựng rừng giống, vườn giống, khảo nghiệm giống mới nhằm chọn tạo được nhiều giống mới có năng suất cao hơn, có khả năng chống chịu sâu bệnh hại và các điều kiện bất lợi khác của tự nhiên, từng bước nâng cao năng suất trong trồng rừng là việc cần làm cần thiết và thường xuyên. 1.3. Địa điểm, đối tượng, mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài 1.3.1. Địa điểm nghiên cứu của đề tài Địa điểm trồng và bố trí thí nghiệm Địa điểm trồng: 7 • Điểm 1: Bắc Quang – Hà Giang. Diện tích khu thí nghiệm 1.6 ha. Sơ lược về điều kiện khí hậu đất đai, lịch sử rừng trồng ở khu vực thí nghiệm: Điểm đặt thí nghiệm tại thôn Ngần Trung, xã Tân Thành, huyện Bắc Quang – Hà Giang, nơi đây có độ cao trung bình 200m so với mực nước biển. - Lượng mưa: Điểm thí nghiệm nằm trong khu vực có lượng mưa cao nhất cả nước lên tới > 4000mm/năm. - Đất đai: Đất Feralit màu xám vàng phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét. Điểm thí nghiệm có đá lộ đầu đường kính 40 – 60 cm. Tỷ lệ đá lẫn > 15%. Độ sâu tầng A+B mỏng, < 70 cm. - Thực bì chủ yếu là ba soi, cỏ rác, cỏ chỉ xen nứa tép phát triển tốt. - Lịch sử trên đất này trước khi trồng khảo nghiệm đã trồng Keo tai tượng, năng suất đạt 80 m3/ha/8 năm, thuộc loại khá so với năng suất của khu vực này. * Đặc thù điểm này có lượng mưa rất lớn, xuất hiện đá lộ đầu, đất nhiều đá lẫn, tầng đất mỏng nên nhiều hố không cuốc đạt tiêu chuẩn, cây sinh trưởng chậm hơn so với ở Hàm yên. • Điểm 2: Hàm Yên – Tuyên Quang. Diện tích khu thí nghiệm 1.5 ha. Sơ lược về điều kiện khí hậu đất đai, lịch sử rừng trồng ở khu vực thí nghiệm: Điểm đặt thí nghiệm tại Km 37, thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên – tỉnh Tuyên Quang, nơi đây có độ cao trung bình 130m so với mực nước biển. - Lượng mưa trung bình 1900 - 2000mm/năm. - Đất đai: Đất Feralit màu đỏ vàng phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét. Không có đá lộ đầu, tỷ lệ đá lẫn < 5%. Độ sâu tầng A+B > 70 cm. - Thực bì chủ yếu là cỏ ba cạnh, ba soi, cỏ rác, cỏ chỉ phát triển tốt. Lịch sử trên đất này trước khi trồng khảo nghiệm đã trồng thông, năng suất rất thấp đạt 50-70 m3/ha/15 năm. * Nhìn chung điểm này rất thuận lợi cho việc triển khai thí nghiệm, cây trồng sinh trưởng tốt hơn điểm Hà Giang. Bố trí thí nghiệm: 8 • Tại Hàm Yên, Diện tích 1.5 ha; 4 nguồn hạt từ 4 rừng giống khác nhau được coi là 4 công thức. Mỗi công thức là một ô thí nghiệm, mỗi ô gồm 7 cây x 7 hàng , các ô được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, lặp lại 4 lần. • Tại Bắc Quang, Diện tích 1.6 ha; cũng có 4 nguồn hạt là 4 công thức. Mỗi công thức là một ô thí nghiệm, mỗi ô gồm 7 cây x 7 hàng. Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, lặp lại 6 lần. Phương pháp trồng áp dụng như Quy trình trồng rừng nguyên liệu giấy, thông tin cơ bản như sau: Phát đốt dọn thực bì, cuốc hố toàn diện. Mật độ 1333 cây / ha, tương đương cự ly hàng x hàng = 3,0m; cây x cây = 2,5m. Hố cuốc 40 x 40 x 40 cm. Bón 0,2 kg phân NPK/hố. Cây được trồng đúng thời vụ 5/2009. Thí nghiệm được chăm sóc 2 lần/năm và bảo vệ chu đáo. 1.3.2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Trong bốn nguồn hạt Keo tai tượng từ các rừng giống chuyển hóa đem trồng thử nghiệm trên hai điểm thí nghiệm nhằm đánh giá sinh trưởng của rừng trồng từ hạt mới chuyển hóa tại Hà Giang so với cây trồng từ hạt cùng xuất xứ tại rừng giống chuyển hóa ở Hàm yên – Tuyên quang và rừng giống chuyển hóa ở Đông Hà – Quảng Trị, hoặc rừng giống chuyển hóa ở Trạm Thản – Phú Thọ. 1.3.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu Khoa học- Công nghệ - Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của rừng trồng bằng nguồn hạt từ rừng giống mới được công nhận tại Hà Giang so với nguồn hạt ở một số rừng giống trong nước. - Bổ sung thêm nguồn giống mới cho bộ giống Keo tai tượng của Việt Nam. Đảm bảo tính ổn định lâu dài, tạo được nguồn gen mới cho nghiên cứu tiếp theo. Mục tiêu kinh tế - xã hội Qua đánh giá có triển vọng, hạt từ rừng giống mới được công nhận tại Hà Giang sẽ góp phần cung cấp hạt giống rộng rãi cho các vùng trồng rừng phù hợp với loài keo này trong cả nước. 9 Nguồn giống mới được khẳng định, tạo thêm nguồn thu nhập, năng suất rừng trồng được ổn định, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội nói chung, cho ngành giấy nói riêng. 1.3.4. Nội dung nghiên cứu của đề tài 1.3.4.1.Kiểm nghiệm chất lượng hạt giống: Đánh giá cho từng loại hạt giống. 1.3.4.2.So sánh, đánh giá tỷ lệ sống, các chỉ tiêu sinh trưởng như đường kính, chiều cao, năng suất, sâu bệnh hại...,của các giống đem khảo nghiệm trên vườn ươm và trên mỗi điểm thí nghiệm. 1.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước 1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Keo tai tượng (Acacia mangium) phân bố tự nhiên ở phía Bắc Australia, Papua New Guinea, Đông Indonesia. Vùng phân bố chính rộng nhưng không liên tục từ vĩ tuyến 8 – 180 Nam. Thường phân bố ở những nơi có độ cao rất thấp từ 10 – 400 m và không vượt quá 800m. Loài này đã được đem trồng thành công ở Sabah (Malaysia), Philippines, Hawii, Costa Rica và nhiều nơi khác. Nghiên cứu chọn và chuyển hoá các lâm phần rừng trồng thành rừng sản xuất giống đã được thực hiện thành công ở nhiều nước trên thế giới. Để đáp ứng nhu cầu hạt giống cho trồng rừng trước mắt, trong khi chưa có nguồn giống đã được cải thiện, chất lượng cao từ các vườn giống, người ta thường chọn lọc các rừng trồng tốt để chuyển hoá thành rừng giống tạm thời. Hạt thu hái từ các rừng giống tạm thời này tuy chưa được cải tạo, song chất lượng đã được nâng cao hơn rất nhiều so với hạt giống thu hái xô bồ. Họ đã chọn tuyển các lâm phần rừng trồng chuyển hoá thành rừng giống mang lại hiệu quả cao. Ví dụ như: năm 1961 ở Philipin (Cooling 1965) . Guldager (1972). Hueber (1965). Geary và Williamson (1974)..vv Đặc biệt ở Thái Lan rừng giống thông sau khi chuyển hoá xong mật độ còn lại 100-200cây/ha đã thu được 100kg hạt/ha với chất lượng hạt được cải thiện rất cao. Tiếp đó họ cũng có những thử nghiệm để theo dõi, đánh giá sinh trưởng, chất lượng rừng ví dụ như hình thức trồng rừng chọn lọc nhiều lần để cho những rừng giống chất lượng cao. 10 1.4.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Từ 1985 đến 1995 chương trình hợp tác lâm nghiệp Việt Nam-Thuỵ Điển đã nhập hạt Keo từ Australia đưa vào nước ta để trồng rừng. Keo tai tượng được đưa vào trồng tập trung ở vùng nguyên liệu giấy trung tâm (Vĩnh Phú – Hà Tuyên – Hoàng Liên Sơn) để cung cấp nguyên liệu giấy cho nhà máy giấy Bãi Bằng. Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp Phù Ninh nay là Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy đã nhập hạt Keo tai tượng từ chương trình, dự án trên vào nghiên cứu khảo nghiệm các xuất xứ khác nhau trên nhiều lập địa ở vùng Trung tâm Bắc Bộ. Kết quả cho thấy Acacia mangium với xuất xứ từ vùng Cardwell, bang Queensland của Australia tỏ ra có tỷ lệ sống cao và sinh trưởng khá nhanh trên đất đồi ở Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang và Hà Giang (Huỳnh Đức Nhân, Nguyễn Quang Đức. 1993, Tập san Lâm nghiệp số 3/93). Những năm đó có rừng trồng năm 1987 tại Hàm Yên – Tuyên Quang, năm 1997 rừng này được chuyển hóa, và được Bộ NN&PTNT công nhận rừng giống Quốc gia. Từ năm 1997 đến nay, hạt giống từ rừng giống chuyển hóa tại Hàm Yên của Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy thường xuyên cung cấp hạt giống cho trồng rừng vùng nguyên liệu giấy vùng Trung tâm và nhiều vùng trên cả nước. Những rừng trồng từ nguồn hạt này thường cho năng suất khá cao, ít bị sâu bệnh. Tháng 12/2005, Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy đã triển khai khảo sát tình hình sinh trưởng của các khu rừng trồng giai đoạn từ 1999-2004. Kết quả cho thấy đã có 6.452,0 ha rừng trồng bằng hạt từ rừng giống này. Năng suất rừng trồng xấp xỉ 20 m3/ha/năm, tuỳ theo lập địa và kỹ thuật thâm canh. Tuy nhiên đến nay rừng giống này bị thu hẹp do bão gãy chỉ còn dưới 10,0 ha, sản lượng hạt bình quân từ 120 – 150 kg/năm. Mỗi năm 16 Công ty lâm nghiệp trồng khoảng 4000 - 5000 ha, tỷ lệ trồng keo tai tượng khoảng 80%, Keo lai 12% và 8% là Bạch đàn mô hom. Việc tuyển chọn lâm phần tốt, tỉa thưa cây xấu chuyển hóa thành rừng có chất lượng tốt và trồng khảo nghiệm hậu thế để chọn giống cho trồng rừng chúng ta cũng đã thực hiện ở nhiều nơi như rừng giống tại Ba Vì, Đồng Nai, Quảng Trị 11 ( Viện Khoa học lâm nghiệp ); Phú Thọ (Công ty giống ), Tuyên Quang ( Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy)..v.v. Kết quả đã khẳng định được giống qua tuyển chọn, cung cấp giống đảm bảo chất lượng cho thị trường, năng suất rừng ngày một cải thiện. 1.4.3. Tiêu chí tuyển chọn loài Keo tai tượng làm rừng giống Qua những nghiên cứu và thực tế trồng rừng đến nay cho thấy Keo tai tượng Acaciamangium thích nghi trên nhiều vùng đất đồi ở Việt Nam. Keo tai tượng thích hợp, luân sinh trưởng tốt những nơi có độ cao < 800 m so với mực nước biển, tầng đất A+B dày > 50 cm, lượng mưa > 1800mm/năm và nhiệt độ tối thấp không quá lạnh < 0oC (nếu lạnh quá các tế bào ở ngọn non bị phá vỡ, ngọn cây bị thâm đen và chết). Hiện nay Keo tai tượng được coi là cây chủ lực để trồng rừng làm nguyên liệu giấy ở Việt Nam cũng như vùng Trung tâm Bắc Bộ. Giống Keo này dễ trồng, năng suất về trữ lượng bình quân hiện nay ở vùng trung tâm xấp xỉ 20 m3/ha/8 năm. Nhưng nếu chọn được giống tốt, kết hợp thâm canh cao năng suất của nó có thể đạt 22-25 m3/ha/8 năm hoặc cao hơn nữa nếu mật độ cho chúng là tối ưu. Do vậy tiêu chí cơ bản đặt ra đối với loài Keo tai tượng khi tuyển chọn, tạo giống là: - Rừng giống tuyển chọn phải ở nơi có điều kiện sinh thái phù hợp để phát huy khả năng ra hoa, đậu quả tốt, ít bị sâu bệnh. - Rừng giống tuyển chọn phải đạt chất lượng mức khá trở lên, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. - Rừng giống tuyển chọn, công nhận xong phải được trồng thử nghiệm để kiểm tra hậu thế của chúng. Nếu đạt được mục tiêu đề ra mới được cung cấp hạt giống cho trồng rừng. Qua tuyển chọn và đánh giá, rừng giống Keo tai tượng chuyển hóa mới được công nhận tại Hà Giang thuộc diện rừng cho sinh trưởng tốt nhất khi điều tra trong vùng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được trồng nơi có điều kiện khí hậu đất đai rất phù hợp, địa thế bằng phẳng, cách ly xa với các lô khác cùng loài. Rừng này được tỉa thưa bài bản theo Quy định chuyển hóa rừng giống nên có 12 chất lượng tốt. Tuy nhiên, việc trồng thử nghiệm kiểm tra hậu thế của chúng là cơ sở khoa học để các nhà quản lý chỉ đạo sản xuất là việc làm cần thiết. 1.4.4. Giới hạn của đề tài Trong khuân khổ đăng ký đề cương với bên A, đề tài chủ yếu nghiên cứu, đánh giá sinh trưởng, năng suất, khả năng phát triển giống này cho trồng rừng trên diện rộng hay không? So sánh với xuất xứ gốc của chúng (nơi cung cấp hạt để trồng rừng giống này là rừng giống chuyển hóa tại Hàm Yên – Tuyên Quang) và so sánh thêm với một số giống trội tại rừng giống tại Đông Hà – Quảng Trị; rừng giống tại Trạm Thản – Phù Ninh – Phú Thọ. Vì vậy chưa có điều kiện nghiên cứu sâu hơn ở nhiều vùng khác và nhiều giống khác. Phần 2 THỰC NGHIỆM 1.1. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm 2.1.1 Một số hạt giống chọn để khảo nghiệm Công thức n: Hạt từ rừng giống chuyển hóa tại Đông Hà - Quảng Trị. Công thức o: Hạt từ rừng giống chuyển hóa tại Quang Bình - Hà Giang. Công thức p: Hạt từ rừng giống chuyển hóa tại Hàm Yên – Tuyên Quang. Công thức q: Hạt từ rừng giống chuyển hóa tại Phù Ninh – Phú Thọ. Trong đó: - Công thức 2 và 3 có cùng xuất xứ Cardwell của Úc; Rừng giống Hàm Yên được trồng năm 1987, do viện Nghiên cứu chuyển hóa năm 1997. Rừng giống Hà Giang có nguồn gốc từ hạt của rừng giống Hàm Yên, Rừng giống Hà Giang được trồng năm 2002, được chuyển hóa năm 2008. Hai công thức này có hạt thử nghiệm được lấy ngẫu nhiên trong lô hạt giống thu hái năm 2008. - Công thức 1 và 4: Là hạt thu của một số cây trội thu hái năm 2008 tại rừng giống chuyển hóa. 13 2.1.2. Kiểm nghiệm chất lượng hạt giống cho những lô hạt giống đem thử nghiệm - Lấy mẫu hạt; Kiểm nghiệm độ thuần; Trọng lượng 1000 hạt. - Kiểm tra tỷ lệ nảy mầm; Thế nảy mầm của hạt. 2.1.3. So sánh sinh trưởng cây con của các giống ở giai đoạn vườn ươm. - Các hạt giống được gieo cùng thời gian/cùng địa điểm, cùng chế độ chăm sóc như nhau. Thiết lập các ô tiêu chuẩn ngẫu nhiên, cố định ô theo dõi cho từng loại hạt gieo. Đo đếm sinh trưởng chiều cao cho cây con trước khi đảo bầu lần thứ nhất. 2.1.4. Thí nghiệm rừng trồng với các công thức hạt giống khác nhau. Trồng 4 nguồn hạt từ 4 xuất xứ rừng giống khác nhau, bố trí ngẫu nhiên, lặp lại ít nhất 4 lần / cùng lập địa cho mỗi điểm. Thiết lập rừng trồng thí nghiệm trên 2 điểm khác nhau ở vùng trung tâm Bắc bộ, mỗi điểm 1,5 – 1,6 ha. - Hàng năm thu thập số liệu đánh giá tỷ lệ sống, các chỉ tiêu sinh trưởng như đường kính, chiều cao, năng suất, sâu bệnh hại..., tính toán, so sánh, phân tích thống kê. Báo cáo kết quả. 2.1.5. Tính toán, xử lý số liệu Tính toán các chỉ tiêu, phân tích số liệu, kiểm tra nhờ sự trợ giúp của phần mềm SPSS 13.0 (Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi) và chương trình EXCEL5.0 trong máy tính. Cụ thể như sau: Số liệu sau khi thu thập, được xử lí và phân tích theo các quy trình ứng dụng SPSS ( Statistical Products for social Services), một phương pháp xử lý số liệu đang được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu lâm nghiệp. Quy trình các bước thực hiện như sau: ¾ Bước 1: Tạo biểu đồ hộp để thăm dò dữ liệu về luật phân bố: Analyze/ Descriptive Statistics / Explo…/Ok. ¾ Bước 2: Kiểm định tiêu chuẩn Levene về tính đồng nhất phương sai và phân tích phương sai ANOVA: Analyze/Compare…/ One-Way Anova: Khai các biến Hvn, Doo vào biến phụ thuộc và Công thức vào biến ảnh hưởng.Vào Option / Homogeneity of Variance. 14 ¾ Bước 3: Tìm công thức ảnh hưởng trội nhất: Analyze/Compare…/ One-Way Anova / Post hoc / BonFerroni / Tukys/ Contune / Ok. 1.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 2.2.1. Một số thông tin về những lô hạt giống đem thử nghiệm Lô thứ 1: Hạt Keo tai tượng (Acacia mangium – Pongaki) từ rừng giống chuyển hóa tại Đông Hà – Quảng Trị. Lô hạt số 00118. Hạt của 30 cây trội/400 cây của rừng giống này. Nơi cung cấp: Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng thuộc Viện KHLN Việt Nam. Lô thứ 2: Hạt Keo tai tượng (Acacia mangium – Card Well), xuất xứ phái sinh từ rừng giống chuyển hóa tại Hàm yên – Tuyên Quang. Sau đó được trồng năm 2002, tại xã Tân Trịnh – Quang Bình – Hà Giang. Rừng giống này được công nhận chuyển hóa tháng 10 năm 2008 bằng nguồn vốn ngân sách cho đề tài do Bộ Công Thương cấp. Hạt kiểm nghiệm được thu ngẫu nhiên trong rừng giống khi đang chuyển hóa. Lô thứ 3: Hạt Keo tai tượng (Acacia mangium – Card Well, bang Qeensland – Australia. Rừng giống chuyển hóa theo QĐ số 29/QĐ –NN-KHCN ngày 11/01/1997 của Bộ NN&PTNT ) được thu từ rừng giống chuyển hóa tại Hàm Yên – Tuyên Quang, thuộc quản lý của Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy. Lô thứ 4: Hạt Keo tai tượng (Acacia mangium – xuất xứ Phù Ninh) được thu từ 25 gia đình trội của rừng giống chuyển hóa tại Trạm Thản – Phù Ninh – Phú Thọ, thuộc quản lý của Công ty cổ phần gống lâm nghiệp vùng Bắc Bộ ( lâm trường 97 cũ ). 2.2.2. Kiểm nghiệm chất lượng hạt giống Phương pháp rút mẫu kiểm nghiệm theo quy trình kiểm nghiệm hạt giống của Quy trình kỹ thuật kiểm nghiệm hạt giống và gieo ươm một số loài cây rừng của Công ty giống và phục vụ trồng rừng (Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội – 1995). Kết quả kiểm nghiệm như sau: 15 Bốn lô hạt này xử lý cùng thời điểm: Trong cùng điều kiện nhiệt độ nước sôi ngâm/1 phút vớt ra. Ủ bằng giấy thấm sạch trên cùng loại đĩa thí nghiệm. Mỗi đĩa 100 hạt. Mỗi lô hạt được làm lặp lại 4 lần (4 mẫu). Hàng ngày một lần mở ra đếm hạt nảy mầm, sau đó rửa chua, đạy lại và bổ sung nước để duy trì độ ẩm. Sau 14 ngày kết quả cho được bảng sau: Bảng 01: Kết quả kiểm nghiệm hạt giống năm 2009 Thời gian kiểm nghiệm: 27/6 – 10/7/2009 Tên lô hạt Kí hiệu mẫu Khối lượng 1000 hạt (g) Số hạt /kg Độ thuần (%) Số hạt/mẫu kiểm nghiệm Tỷ lệ % nảy mầm Số hạt còn lại chưa nảy Thế nảy mầm (%) Hà Giang HG1 HG2 HG3 HG4 13.0 11.0 12.0 11.0 76.923 90.909 83.333 90.909 100 100 100 100 96.0 94.0 93.0 95.0 4 6 7 5 30.0 36.0 20.0 36.0 11.75 85.106 100 94.5 5.5 30.5 11.0 11.0 11.0 11.0 90.909 90.909 90.909 90.909 100 100 100 100 91.0 92.0 96.0 92.0 9 8 4 8 31.0 17.0 25.0 25.0 11,0 90.909 100 92.75 7.25 24.5 11.2 11.5 11.0 11.7 89.286 86.957 90.909 85.470 100 100 100 100 94.0 93.0 94.0 96.0 6 7 6 4 30.0 19.0 35.0 35.0 11.35 88.106 100 94.25 5.75 29.8 10.5 11,0 11,0 10,0 95.238 90.909 90.909 100.000 100 100 100 100 94.0 95.0 96.0 91.0 6 5 4 9 35.0 19.0 42.0 22.0 10.625 94.118 87 91 90 92 87 – 92 92 90 90 93 90 – 93 90 92 91 90 90 – 92 90 89 90 90 89 – 90 100 94,0 6 29.5 Trung bình Viện NC cây NL Giấy HY1 HY2 HY3 HY4 Trung bình Viện KH LN VN VKH1 VKH2 VKH3 VKH4 Trung bình LT 97 Trung bình 97A 97B 97C 97D Vì hạt nó quá nhỏ, còn nhiều yếu tố nội tại và khách quan dẫn đến sai số không kiểm soát nổi, nên ở đây đề tài chỉ nhận xét trên số liệu trung bình, không đi vào phân tích thống kê cho các mẫu của các lô hạt này. 16 Nhìn vào trị số trung bình ở bảng trên ta thấy: Trọng lượng 1000 hạt của lô hạt Hà Giang nhỉnh hơn dẫn đến số hạt / kg của nó cũng ít hơn, trung bình ngưỡng 85000 hạt/kg. Còn lại các hạt khác đạt từ 88000 – trên 90000 hạt/kg. Nhưng hạt to, hay hạt nhỏ chưa khẳng định được tỷ lệ nảy mầm cao hay thấp, nhìn chung tỷ lệ nảy mầm dao động từ 93-94%. Thế nảy mầm (là số hạt nảy mầm trong 1/3 quá trình nảy mầm của mẫu hạt kiểm nghiệm) cũng không đồng đều trong cùng loại hạt, mẫu này cao, mẫu kia lại thấp. Điều này có thể do nhiều yếu tố: Chất lượng hạt, vị trí của hạt... giá trị trung bình về thế nảy mầm của các lô hạt chỉ ở mức tương đương từ 29,5 – 30,5. Nhìn chung các lô hạt đem kiểm nghiệm để trồng khảo nghiệm đều có chất lượng tốt, tỷ lệ nảy mầm cao, trên 90%. 2.2.3. So sánh sinh trưởng của cây con ở giai đoạn vườn ươm Các hạt giống được gieo cùng thời gian/cùng địa điểm và trên cùng luống gieo, cùng chế độ chăm sóc như nhau. Ô đo đếm là các ô điều tra ngẫu nhiên sau đó theo dõi cố định trên luống ươm cho 4 loại hạt. Mỗi loại hạt đo 3 ô tiêu chuẩn (tương đương với lặp lại 3 lần), mỗi ô đo 33 cây. Thời điểm đo trước khi đảo bầu lần đầu tiên. Kết quả như sau. Bảng 02: Chiều cao trung bình của các nguồn hạt ở giai đoạn vườn ươm Sau khi gieo hạt 04 tháng tuổi Nguồn hạt Viện KHLN Hà Giang Viện NLG LT 97 Total TLS (%) Hvn Trung bình Mean (mm) Hệ số biến động (%) 95% những cây có trị số trung bình G.Hạn G.Hạn Dưới trên 97,0 130.6 27.8 123.3 95,0 121.4 22.3 96,0 124.3 99,0 387.0 Trị số nhỏ nhất (mm) Trị số lớn nhất (mm) 137.9 10,0 251,0 115.8 127.0 30,0 205,0 27.2 117.4 131.1 55,0 200,0 134.4 26.2 127.3 141.4 60,0 245,0 127.8 25.88 124.4 131.1 10,0 251,0 17 Sau khi xử lý, tra hạt 4 tháng tuổi, kết quả kiểm tra tại vườn ươm cho thấy các nguồn hạt đều có tỷ lệ sống từ 95% trở lên. Hệ số biến động riêng của Hà Giang nhỏ nhất chỉ 22,3%, còn lại từ 26,2 đến 27,8%. Tuy nhiên trị số lớn nhất của hạt giống của Viện KHLN và LT 97 có những cây sinh trưởng chiều cao vượt trội, điều này gợi mở có thể do giống tốt hơn, nên xuất hiện những cây trội hơn. Giống nào tốt hơn ngay tại vườn ươm ? ta có thể kiểm tra bằng tiêu chuẩn của Duncan(a,b) hai nhân tố bằng phần mềm SPSS cho thấy: Bảng 03: Kiểm tra sinh trưởng chiều cao của các nguồn hạt sau khi gieo 04 tháng tuổi Nguồn hạt TLS (%) Duncan(a,b) (Tân Trịnh-Quang Bình) Hà Giang (Hàm Yên-Tuyên Quang) Viện NLG (Đông Hà- Quảng Trị) Viện KHLN (Trạm Thản -Phú Thọ) LT 97 Sig. Sai số với alpha = .05 1 95 96 97 99 121.37 124.26 130.62 0.069 2 130.62 134.37 0.436 Sai số với alpha =0.05, cho thấy xuất hiện hai tập con (hai cột) riêng rẽ. chứng tỏ sinh trưởng chiều cao đã có sự phân hóa khác nhau rõ rệt. Nhóm 1 gồm có nguồn hạt Hà Giang, Viện NLG, Viện KHLN có giá trị thấp hơn. Trội hơn hẳn là nguồn hạt của LT 97, nhưng hạt của Viện KHLN lại đứng cùng cả hai cột: có trị số lớn nhất ở cột 1 và cùng tốp với cột 2 và không sai khác với hạt của LT 97. Những giống này sẽ được trồng khảo nghiệm trên hiện trường tại hai điểm khác nhau sẽ cho kết quả rõ hơn sau đây. 2.2.4. Thí nghiệm rừng trồng với các nguồn hạt giống khác nhau Hàng năm thu thập số liệu đánh giá tỷ lệ sống, các chỉ tiêu sinh trưởng như đường kính, chiều cao, năng suất, sâu bệnh hại..., tính toán, so sánh, phân tích thống kê. Riêng năm đầu 2009, đề tài đo 2 lần: Giai đoạn 4 tháng tuổi và 6 tháng tuổi. 18 2.2.4.1. Kết quả sinh trưởng rừng trồng sau trồng 04 tháng tuổi, tại hai điểm thí nghiệm Bảng 04: Số liệu sau trồng 04 tháng tuổi, tại hai điểm thí nghiệm Số liệu xếp theo thứ tự tăng dần của trị số chiều cao và đường kính Điểm TN VNCNLG Hà Giang LT 97 VKHLN TLS (%) 90,0 93,4 98,5 95,4 Hvn (m) 1,02 1,14 1,28 1,41 Wh (%) 23,0 22,0 23,0 20,2 Do cm 1,32 1.40 1,65 1,79 Wd (%) 33,0 29,0 27,0 26,0 Chất lượng %Tốt %T.B %Xấu 88,0 7,0 5,0 89,0 8,0 3,0 82,0 10,0 8,0 88,0 8,0 4,0 Ghi chú Từ RG Hàm yên CầuHam Phú Thọ Đông Hà VNCNLG Hà Giang Bắc LT 97 Quang VKHLN 90,0 91,0 95,0 86,2 0,78 0,83 0,99 1,03 24,7 26,3 25,2 23,5 0,80 0,89 1,12 1,09 36,0 34,0 35,7 33,0 86,0 90,0 85,0 90,0 Hàm yên CầuHam Phú Thọ Đông Hà Hàm Yên Nguồn hạt 8,0 6,0 10,0 8,0 6,0 4,0 5,0 2,0 Ghi chú: TLS(%): Tỷ lệ sống theo phần trăm; Hvn: Chiều cao vút ngọn; W(%): Hệ số biến động trong chiều cao của từng loại hạt; Do: Đường kính gốc; Wd(%): Hệ số biến động trong đường kính gốc của từng loại hạt. Nhận xét: Sau trồng 4 tháng tuổi, cả hai địa điểm thí nghiệm đều có tỷ lệ sống khá cao > 90%. Riêng hạt từ rừng giống của Viện KHLN tại Bắc Quang đạt 86,2%, nhưng không ảnh hưởng lớn đến kết quả thí nghiệm. Sinh trưởng chiều cao, đường kính gốc có vẻ tuân theo quy luật: giống nào tốt hơn thì điểm nào cũng tốt hơn và luân theo thứ tự, Trị số trung bình nhỏ nhất đến lớn nhất lần lượt là: Viện NLG – Hà Giang – LT97 – Viện KHLN. Nhưng hệ số biến động và chất lượng tương đương nhau. 2.2.4.2. Kết quả sinh trưởng rừng trồng sau trồng 06 tháng tuổi, tại hai điểm thí nghiệm Bảng 05: Số liệu sau trồng 06 tháng tuổi, tại hai điểm thí nghiệm Chỉ tiêu Nguồn hạt TLS (%) Trung bình (Mean) Đường kính VKHLN LT 97 95.4 98.5 3.15 2.69 Sai tiêu chuẩn (Std. Hệ số (S%) Cây có trị số nhỏ nhất (Mini mum) Cây có trị số lớn nhất (Maxi mum) 17.1 22.4 1.8 1.0 4.6 4.3 biến động Deviation) 0.5379 0.6021 19 Doo (cm) Chiều cao Hvn (m) Đường kính tán (m) Đường kính Doo (cm) Chiều cao Hvn (m) Đường kính tán (m) Hà Giang VNLG VKHLN LT 97 93.4 90.0 95.4 98.5 2.39 2.20 2.33 2.01 0.5492 0.6021 0.3315 0.3816 23.0 27.4 14.2 19.0 1.0 0.9 1.4 0.7 3.7 3.8 3.2 3.2 Hà Giang VNLG VKHLN LT 97 Hà Giang VNLG VKHLN LT 97 Hà Giang VNLG VKHLN LT 97 Hà Giang VNLG VKHLN LT 97 Hà Giang VNLG 93.4 90.0 95.4 98.5 93.4 90.0 86.2 95.4 91.0 90.0 86.2 95.4 91.0 90.0 86.2 95.4 91.0 90.0 1.79 1.57 1.38 1.37 1.20 1.15 1.79 1.73 1.45 1.30 1.47 1.39 1.18 1.10 1.05 1.06 0.90 0.85 0.402 0.3448 0.2005 0.2692 0.2823 0.315 0.3599 0.4025 0.3978 0.3685 0.2462 0.25 0.2565 0.2439 0.3073 0.3078 0.3137 0.3036 22.5 22.0 14.5 19.6 23.5 27.4 20.1 23.3 27.4 28.3 16.7 18.0 21.7 22.2 29.3 29.0 34.9 35.7 0.6 0.7 0.7 0.5 0.4 0.4 1.0 0.8 0.9 0.9 0.9 0.8 0.7 0.3 0.3 0.3 0.3 0.3 2.7 2.8 2.0 1.9 1.7 1.7 2.8 3.0 2.6 2.6 2.5 2.2 1.9 1.9 1.7 2.2 1.6 1.8 Ghi chú: Trồng 2/5/2009 đo22/10/2009 = đo tại thời điểm 06 tháng tuổi Nhận xét Cũng như số liệu sau trồng 4 tháng; Số liệu sau trồng 6 tháng đều có tỷ lệ sống không thay đổi. Qua kiểm tra thống kê (phụ biểu): Cả hai điểm thí nghiệm đều cho thấy sinh trưởng đường kính gốc, chiều cao vút ngọn và đường kính tán luân tuân theo quy luật của nó, dòng nào tốt ở điểm này thì cũng tốt ở điểm kia, hệ số biến động của những dòng tốt thường nhỏ hơn cả. Sinh trưởng tốt nhất vẫn là 2 nguồn hạt từ VKHLN (Viện khoa học lâm nghiệp) và từ LT97 ( Lâm trường 97 cũ, nay là Công ty cổ phần giống lâm nghiệp vùng Bắc Bộ). Bảng06: Tăng trưởng đường kính gốc và chiều cao của các nguồn hạt trên hai điểm thí nghiệm. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng