Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu điều kiện lao động và sức khỏe thủy thủ tàu ngầm...

Tài liệu Nghiên cứu điều kiện lao động và sức khỏe thủy thủ tàu ngầm

.DOC
202
285
78

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y NGUYỄN HOÀNG LUYẾN NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG VÀ SỨC KHỎE THỦY THỦ TÀU NGẦM LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC HÀ NỘI, NĂM 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y NGUYỄN HOÀNG LUYẾN NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG VÀ SỨC KHỎE THỦY THỦ TÀU NGẦM Chuyên ngành: Sức khỏe nghề nghiệp Mã số: 62 72 01 59 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN LUẬN ÁN: PGS. TS NGUYẾN TÙNG LINH HÀ NỘI, NĂM 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng để bảo vệ ở bất kỳ học vị nào. Phần số liệu vi khí hậu tàu ngầm là một phần số liệu trong đề tài có tên “Nghiên cứu ảnh hưởng của trang bị quân sự mới đến sức khỏe bộ đội” mà tôi là một thành viên. Tôi đã được Chủ nhiệm đề tài và nhóm nghiên cứu đồng ý cho phép sử dụng phần số liệu đó vào trong luận án tiến sỹ của tôi. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận án Nguyễn Hoàng Luyến LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tâ âp và hoàn thành luâ ân văn này, tôi đã nhâ ân được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các Thầy Cô, các nhà khoa học, các bộ môn, các cơ quan đơn vị. Tôi xin trân thành cảm ơn Đảng ủy và Ban Giám đốc, Bộ môn Nội dã chiến, các bộ môn liên quan, Phòng Sau Đại học – Học viện Quân y đã cho phép và tạo điều kiện để tôi được học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Đại tá PGS.TS. Nguyễn Tùng Linh, người thầy đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án tốt nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn Đại tá PGS.TS. Nguyễn Hoàng Thanh cùng toàn thể các bác sỹ, điều dưỡng viên, nhân viên Khoa Bệnh máu – Độc xạ và Sức khỏe nghề nghiệp / Bệnh viện 103 đã hướng dẫn chỉ bảo, tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Thiếu tướng GS.TS Đỗ Quyết – Chủ tịch Hội đồng và các GS, PGS, TS trong hô âi đồng chấm luâ ân văn đã cho tôi những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luâ ân án. Xin cảm ơn Bộ Tư lệnh Hải quân, Cục Hậu cần Hải quân, Phòng Quân y Hải quân, Viện Y học Hải quân, Lữ đoàn M9 và các thủy thủ tàu ngầm đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong công tác, học tập và hoàn thành luận án. Xin cảm ơn các thế hệ Bác sỹ Quân y Hải quân đã là tấm gương cho tôi trong công tác, chia sẻ kinh nghiệm và nhiệt huyết vì chuyên ngành Y học Hải quân. Xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng chí, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi học tập, hoàn thành luận án tốt nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn và kính chúc các Thầy Cô trong Hội đồng, các thủ trưởng, quý vị đại biểu, cùng toàn thể các bạn bè đồng nghiệp sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt ! Tác giả luận án Nguyễn Hoàng Luyến MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC HÌNH ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN.............................................................................3 1.1. ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TRONG TÀU NGẦM.......................................3 1.1.1. Một số thông số cơ bản của tàu ngầm diesel.....................................3 1.1.2. Một số yếu tố môi trường trong tàu ngầm ảnh hưởng đến sức khỏe của thủy thủ................................................................................4 1.1.3. Đặc điểm điều kiện lao động quân sự của thủy thủ tàu ngầm......14 1.2. TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CỦA THỦY THỦ TÀU NGẦM......................18 1.2.1. Công tác tuyển chọn sức khỏe thủy thủ tàu ngầm.........................18 1.2.2. Phân loại bệnh tật của thủy thủ tàu ngầm......................................20 1.2.3. Những bệnh lý, tai nạn có thể xảy ra trong huấn luyện.................23 1.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM TRONG CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO THỦY THỦ TÀU NGẦM...................................25 1.3.1. Stress tâm lý ở thủy thủ tàu ngầm và một số chức năng tâm lý liên quan .............................................................................................................25 1.3.2. Môi trường không khí và sức khỏe thủy thủ tàu ngầm.................37 1.3.3. Vấn đề thính lực của thủy thủ tàu ngầm.........................................39 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............42 2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU.........................42 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................42 2.1.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu........................................................42 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................................43 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu...........................................................................43 2.2.2. Các chỉ số nghiên cứu, phương tiện và phương pháp xác định .............................................................................................................45 2.2.3. Tổ chức nghiên cứu...........................................................................61 2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................63 2.2.5. Đạo đức nghiên cứu...........................................................................63 2.2.6. Một số hạn chế của nghiên cứu........................................................64 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................65 3.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG CỦA THỦY THỦ TÀU NGẦM.....................................................65 3.1.1. Các yếu tố môi trường trong tàu ngầm...........................................65 3.1.2. Các yếu tố tổ chức lao động, chế độ dinh dưỡng, chất lượng giấc ngủ.........71 3.1.3. Đánh giá chủ quan của thủy thủ về điều kiện lao động trong tàu ngầm.......73 3.2. THỰC TRẠNG SỨC KHỎE VÀ SỰ THAY ĐỔI MỘT SỐ CHỈ SỐ HUYẾT HỌC, SINH HÓA MÁU CỦA THỦY THỦ TÀU NGẦM SAU MỘT QUÁ TRÌNH HUẤN LUYỆN VỚI TÀU NGẦM TẠI VIỆT NAM..................................................................................................75 3.2.1. Một số chỉ số thể lực của thủy thủ tàu ngầm..................................75 3.2.2. Một số chỉ số chức năng sinh lý ở thủy thủ tàu ngầm....................77 3.2.3. Phân loại bệnh tật của thủy thủ tàu ngầm diesel............................92 3.2.4. Sự thay đổi một số chỉ số huyết học, sinh hóa máu sau một quá trình huấn luyện................................................................................94 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN.............................................................................100 4.1. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TRONG TÀU NGẦM DIESEL ĐẾN SỨC KHỎE THỦY THỦ TÀU NGẦM..............100 4.1.1. Ảnh hưởng của môi trường trong tàu ngầm diesel......................100 4.1.2. Đặc điểm lao động quân sự tác động đến sức khỏe thủy thủ tàu ngầm......111 4.1.3. Cảm giác chủ quan của thủy thủ tàu ngầm...................................115 4.2. THỰC TRẠNG SỨC KHỎE VÀ SỰ THAY ĐỔI MỘT SỐ CHỈ SỐ HUYẾT HỌC, SINH HÓA MÁU CỦA THỦY THỦ TÀU NGẦM SAU MỘT QUÁ TRÌNH HUẤN LUYỆN VỚI TÀU NGẦM TẠI VIỆT NAM................................................................................................116 4.2.1. Đặc điểm thể lực của thủy thủ tàu ngầm diesel............................117 4.2.2. Một số chỉ số chức năng tâm sinh lý..............................................118 4.2.3. Phân loại bệnh tật của thủy thủ tàu ngầm....................................130 4.2.4. Sự thay đổi một số chỉ số huyết học, sinh hóa máu, trạng thái tâm lý của thủy thủ tàu ngầm sau một quá trình huấn luyện ...........................................................................................................132 KẾT LUẬN....................................................................................................141 KIẾN NGHỊ...................................................................................................143 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN PHỤ LỤC TT 1. 2. CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT Phần viết tắt Phần viết đầy đủ Alanin transaminase ALT AST Aspartat transaminase 3. 4. 5. 6. 7. 8. BC BMI CĐ-TM CSCT ĐK GHQ12 9. 10. 11. 12. 13. 14. HATT HATTr HC HCT HGB HPA 15. 16. HRV MCH 17. MCHC 18. 19. 20. 21. 22. 23. 24. 25. 26. 27. 28. MCV QY-HH RLĐKNT TC TCVSLĐ TKTHNT TSNT TT-RĐ VKH VK-NL WBGT Bảng Bạch cầu Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể) Nhóm ngành cơ điện, thợ máy Chỉ số căng thẳng Nhóm ngành điều khiển tàu General Health Questionnaire 12 (Trắc nghiệm tâm lý sức khỏe tổng hợp) Huyết áp tâm thu Huyết áp tâm trương Hồng cầu Hematocrit Huyết sắc tố Hypothalamic Pituitary Adrenocortical (Hệ thống dưới đồi- tuyến yên- tuyến thượng thận) Heart Rate Variability (Biến thiên nhịp tim) Mean Corpuscular Hemoglobine (Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu ) Mean Corpuscular Hemoglobine Concentration (Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu) Mean Corpuscular Volume (Thể tích trung bình hồng cầu) Nhóm ngành quân y – hóa học – hậu cần Rối loạn điều khiển nhịp tim Tiểu cầu Tiêu chuẩn vệ sinh lao động Thống kê toán học nhịp tim Tần số nhịp tim Nhóm ngành thông tin – ra đa – sô na Vi khí hậu Nhóm ngành vũ khí – ngư lôi Wet Buble Global Temperature (Nhiệt độ tổng hợp) DANH MỤC BẢNG Tên bảng Trang 1.1. Cơ cấu bệnh tật trong cứu chữa trên biển của lực lượng tàu ngầm Hoa Kỳ........................................................................................................................21 2.1. Tiêu chuẩn vệ sinh lao động về khí hậu...................................................46 2.2. Phân loại chỉ số BMI theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới...........50 2.3. Phân loại huyết áp theo Hội tim mạch Việt Nam....................................51 2.4. Đánh giá cân bằng thần kinh thực vật, điều khiển nhịp tim...................53 2.5. Phân loại thính lực theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới...............55 2.6. Phân loại nhân cách.................................................................................57 2.7. Phân loại mức độ lo âu theo thang điểm Spielberger.............................57 2.8. Phân loại mức độ trầm cảm theo thang điểm Beck rút gọn...................58 2.9. Đánh giá các phẩm chất tâm lý...............................................................59 2.10. Giới hạn bình thường tối đa của chỉ số huyết học, sinh hóa máu theo giá trị tham chiếu của máy xét nghiệm tự động...............................................61 Bảng Tên bảng Trang 3.1. Kết quả đo vi khí hậu trong tàu ngầm hoạt động tại cảng.....................65 3.2. Mức áp suất âm thanh trong tàu ngầm hoạt động tại cảng....................66 3.3. Độ chiếu sáng trong tàu ngầm.................................................................67 3.4. Vận tốc rung sàn tàu ngầm khi hoạt động tại cảng................................68 3.5. Nồng độ khí oxy trong tàu ngầm khi hoạt động trên mặt nước..............69 3.6. Nồng độ khí oxy, CO2 trong tàu ngầm trong quá trình lặn....................70 3.7. Lịch bố trí ca kíp của thủy thủ tàu ngầm.................................................71 3.8. Đặc điểm khẩu phần dinh dưỡng của thủy thủ tàu ngầm.......................72 3.9. Chất lượng giấc ngủ của thủy thủ tàu ngầm (n=85)..............................73 3.10. Đánh giá chủ quan của thủy thủ về điều kiện lao động (n=112)...........73 3.11. Một số dấu hiệu của mệt mỏi, căng thẳng sau ca làm việc (n=112)......74 3.12. Phân bố tuổi theo nhóm ngành................................................................75 3.13. Các chỉ số thể lực của thủy thủ tàu ngầm (n=132).................................76 3.14. Phân loại theo chỉ số BMI (n=132).........................................................77 3.15. Tần số mạch và huyết áp của thủy thủ tàu ngầm ( ± SD).......................77 3.16. Phân loại huyết áp của thủy thủ tàu ngầm (n=128)...............................78 3.17. Kết quả điện tim của thủy thủ tàu ngầm (n=127)...................................78 3.18. Kết quả phân tích thống kê toán học 100 nhịp tim (n=62).....................79 3.19. Tỷ lệ thủy thủ có căng thẳng chức năng tim mạch ở mức cao...............79 3.20. Phân loại hoạt động thần kinh thực vật theo TKTHNT..........................80 3.21. Phân loại giảm thính lực của thủy thủ tàu ngầm....................................80 3.22. Ngưỡng nghe trung bình của thủy thủ theo 2 nhóm ngành....................81 3.23. Ngưỡng nghe của thủy thủ tàu ngầm ở các tần số (n=73).....................82 3.24. Kết quả khảo sát căng thẳng tâm lý với GHQ12 (n=97)........................83 3.25. Đặc điểm khí chất của thủy thủ tàu ngầm (n=100)................................84 3.26. Phân loại nhân cách của thủy thủ tàu ngầm (n=100)............................84 Bảng Tên bảng Trang 3.27. Mức độ lo âu ở thủy thủ tàu ngầm theo nhóm ngành (n=123)...............85 3.28. Mức độ lo âu theo phân loại nhân cách (n=98).....................................86 3.29. Mức độ trầm cảm của thủy thủ tàu ngầm theo nhóm ngành và theo thang điểm Beck (n=126)..................................................................................87 3.30. Mức độ trầm cảm theo phân loại nhân cách (n=100)............................88 3.31. Tương quan giữa các điểm trắc nghiệm tâm lý.......................................89 3.32. Đánh giá các phẩm chất tâm lý của thủy thủ tàu ngầm (n=115)...........90 3.33. Nồng độ cortisol huyết tương của thủy thủ tàu ngầm (n=30)................91 3.34. Nồng độ catecholamin huyết thanh của thủy thủ tàu ngầm (n=40).......91 3.35. Phân loại bệnh tật của thủy thủ tàu ngầm...............................................92 3.36. Dấu hiệu tai biến sau 1 lần kiểm tra khả năng chịu áp suất 4 ata (n=118)...............................................................................................................93 3.37. Số thủy thủ có dấu hiệu tai biến sau kiểm tra khả năng chịu áp suất 4 ata (n=118).........................................................................................................93 3.38. Nồng độ cortisol huyết tương của thủy thủ tàu ngầm sau 5 ngày huấn luyện trên biển (n=30).......................................................................................94 3.39. Các chỉ số dòng hồng cầu của thủy thủ tàu ngầm (n=90)......................96 3.40. Các chỉ số dòng bạch cầu, tiểu cầu của thủy thủ tàu ngầm (n=90).......97 3.41. Một số chỉ số sinh hóa máu của thủy thủ tàu ngầm................................98 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Tên biểu đồ Trang 1.1. Biểu đồ khả năng làm việc liên quan đến mức độ stress.........................26 3.1. Biểu đồ nồng độ khí oxy và CO2 trong quá trình lặn..............................70 3.2. Biểu đồ phân bố tuổi của thủy thủ tàu ngầm...........................................76 3.3. Biểu đồ tương quan giữa ngưỡng nghe và tuổi (n=73)...........................81 3.4. Thính lực đồ đường khí của thủy thủ tàu ngầm (n=73)...........................82 3.5. Biểu đồ nồng độ cortisol huyết tương của thủy thủ (n=30).....................95 4.1. Thính lực đồ của giảm thính lực do xơ hóa tai giữa..............................122 DANH MỤC HÌNH Hình Tên hình Trang 1.1. Sức khỏe người lao động trong mối quan hệ với yếu tố nghề nghiệp.......4 1.2. Sơ đồ nguồn gây tiếng ồn và rung xóc trong tàu ngầm diesel...................9 1.3. Sơ đồ phản ứng với stress theo thời gian và phương pháp đánh giá.......30 1.4. Sơ đồ nghiên cứu......................................................................................44 2.1. Máy đo nhiệt độ tổng hợp QUESTemp34.................................................46 4.1. Sơ đồ tác động của một số yếu tố đến nồng độ cortisol.........................134 4.2. Cơ chế liên quan giữa thiếu oxy ngắt quãng và rối loạn chuyển hóa....138 4.3. Chuyển hóa purine và thiếu oxy.............................................................140 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Lực lượng tàu ngầm là một trong các lực lượng quân sự mới, đặc biệt tinh nhuệ và hiện đại, đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền Tổ Quốc Việt Nam trên hướng biển, đảo. Làm việc trong tàu ngầm là một dạng lao động đặc biệt, thủy thủ tàu ngầm phải đối mặt với nhiều yếu tố bất lợi: không gian chật hẹp, thiếu oxy, nhiều khí có thể gây độc như CO, CO2; nhiều trang bị, khí tài phát sóng điện từ, tiếng ồn có hại lớn, môi trường biệt lập với thế giới bên ngoài, đồng giới, căng thẳng tâm lý, hoạt động đơn điệu [67], [170]. Đặc biệt, khi tàu ngầm hoạt động độc lập dưới mặt nước, các yếu tố bất lợi trên tác động thường xuyên, mang tính tích lũy ảnh hưởng đến sức khỏe thủy thủ tàu ngầm. Nhiều khi, các yếu tố này vượt giới hạn cho phép và chạm ngưỡng giới hạn chịu đựng của cơ thể, gây biến đổi từ rối loạn cơ năng đến tổn thương thực thể, dẫn đến quá trình bệnh lý, hậu quả là làm giảm khả năng sẵn sàng chiến đấu, giảm chất lượng huấn luyện, thậm chí đe dọa an toàn sinh mạng cho cả kíp tàu. Trong quá trình huấn luyện lặn, huấn luyện thoát hiểm, thủy thủ tàu ngầm phải tiếp xúc với môi trường nước, làm biến đổi nhiều chức năng sinh lý quan trọng của cơ thể, từ những biến đổi sớm nhất là rối loạn nhịp tim, đến những tai biến phức tạp như nghẽn mạch do khí, bệnh giảm áp, chấn thương khí áp, ngừng tim [20]. Sức khỏe là một trong những yếu tố quyết định kết quả hoàn thành nhiệm vụ của lực lượng tàu ngầm, là kết quả của các quá trình tuyển chọn, nuôi dưỡng, huấn luyện và chăm sóc bảo vệ sức khỏe. Trên thế giới, có trên 40 nước sở hữu lực lượng tàu ngầm. Tuy nhiên, tàu ngầm thuộc lĩnh vực quân sự nhạy cảm nên các nước đều hạn chế tiết lộ kết quả nghiên cứu của mình. Mặt khác, nếu công bố những bất lợi, tác động xấu của điều kiện lao động 2 trong tàu ngầm có thể ảnh hưởng đến công tác tuyển chọn thủy thủ. Một số nghiên cứu được công bố đều khẳng định môi trường lao động cô lập trên biển, căng thẳng thần kinh là những yếu tố chính ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát sinh bệnh tật. Tác giả Horn W.G. và cs. phỏng vấn 122 thủy thủ tàu ngầm trong chuyến hành trình 101 ngày trên biển thấy những vấn đề sức khỏe mà thủy thủ tàu ngầm mắc phải nhiều nhất là viêm mũi họng, khó ngủ, đau lưng [92]. Hiện nay, chưa có tác giả nào công bố kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường nồng độ oxy thấp trong thời gian dài đến thay đổi chỉ số huyết học, ảnh hưởng của tiếng ồn đến thính lực, ảnh hưởng của quá trình huấn luyện trên biển đến nồng độ stress hormon, liên quan giữa nhân cách và mức độ căng thẳng cảm xúc của thủy thủ tàu ngầm... Vì vậy, việc nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện lao động đến sức khỏe thủy thủ tàu ngầm là có ý nghĩa thiết thực nhằm bảo đảm sức khỏe, nâng cao sức mạnh chiến đấu của lực lượng tàu ngầm Hải quân. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài nhằm các mục tiêu sau: 1. Đánh giá một số yếu tố điều kiện lao động của thủy thủ tàu ngầm diesel Việt Nam. 2. Xác định tình trạng sức khỏe và bước đầu nghiên cứu sự thay đổi một số chỉ số huyết học, sinh hóa máu của thủy thủ tàu ngầm sau một quá trình huấn luyện với tàu ngầm tại Việt Nam. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TRONG TÀU NGẦM 1.1.1. Một số thông số cơ bản của tàu ngầm diesel Tầu ngầm là tàu chiến đấu có khả năng lặn và hoạt động thời gian dài dưới nước để tiêu diệt các loại tàu của đối phương trên biển, phá hủy các mục tiêu trên bờ trong lãnh thổ của đối phương và thực hiện các nhiệm vụ khác (trinh sát, đổ bộ các nhóm biệt kích…) [15]. * Kích thước và lượng giãn nước - Chiều dài thân vỏ lớn nhất: 73,8m. - Chiều rộng lớn nhất: 9,9m. - Lượng giãn nước tiêu chuẩn: 2350m3 khi nổi. - Độ sâu lặn tối đa: 300m. - Tàu ngầm được chia thành 6 khoang: khoang ngư lôi (I), khoang trung tâm (II), khoang ở của thủy thủ (III), khoang động cơ diesel (IV), khoang động cơ điện (V), khoang đuôi (VI, động cơ phụ). 15 * Tính chất chiến thuật cơ bản của tàu ngầm [ ] - Hoạt động bí mật. - Hoạt động dài ngày xa căn cứ. - Ít phụ thuộc điều kiện khí tượng thủy văn. - Thực hiện đòn đánh tên lửa mạnh. 4 Khi hoạt động trên mặt nước, tàu ngầm chạy bằng năng lượng động cơ diesel và nạp điện vào các bình ắc- quy. Khi lặn, tàu ngầm sử dụng năng lượng điện của các bình ắc – quy. 1.1.2. Một số yếu tố môi trường trong tàu ngầm ảnh hưởng đến sức khỏe của thủy thủ Môi trường lao động là khoảng không gian lao động của con người, được hình thành do điều kiện lao động sản xuất của trang thiết bị, kỹ thuật công nghệ, diễn ra trong quá trình lao động, kết hợp với các yếu tố của môi trường tự nhiên về thời tiết, khí hậu tại nơi lao động [44]. Trong suốt thời gian hoạt động trên biển, con tàu vừa là nơi lao động, vừa là nơi ở, sinh hoạt, vui chơi giải trí 24/24 giờ trong ngày của thủy thủ tàu ngầm. Vì vậy, thủy thủ tàu ngầm phải chịu đồng thời nhiều tác động của môi trường trong tàu đến sức khoẻ khi lao động, nghỉ ngơi và cả trong giấc ngủ [67], [124]. Các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, xã hội tác động thường xuyên lên cơ thể thủy thủ tàu ngầm, tương tác lẫn nhau về cường độ và tác động sinh lý [35]. Yếu tố tâm sinh lý lao động: ca kíp, stress, quan hệ lao động, cường độ, tính chất lao động Yếu tố cá nhân: tuổi, giới, thể chất, ý thức kỷ luật, thói quen Yếu tố hóa học: hóa chất vô cơ, hữu cơ, dung môi,… Tình trạng sức khỏe, bệnh tật, tai nạn lao động Yếu tố sinh học: vi khuẩn, nấm mốc, ký sinh trùng Yếu tố gây tai nạn chấn thương: tốc độ, ánh sáng, điện, cháy nổ, hóa chất Yếu tố vật lý: vi khí hậu, áp suất không khí, tiếng ồn, rung xóc, ánh sáng, bức xạ 5 Hình 1.1. Sức khỏe người lao động trong mối quan hệ với yếu tố nghề nghiệp * Nguồn: Bùi Thanh Tâm, Nguyễn Thúy Quỳnh (2008) [44]. Việc đánh giá về mặt vệ sinh của tất cả các yếu tố của điều kiện lao động trong tàu ngầm gặp nhiều khó khăn về phương pháp, phương tiện, công cụ đánh giá. Vì vậy, trên thực tế, người ta chỉ nghiên cứu các yếu tố cơ bản mà nếu không duy trì nó thì không thể đảm bảo sức khỏe và khả năng làm việc của kíp thủy thủ tàu ngầm khi đi biển [35]. 1.1.2.1. Yếu tố vi khí hậu Môi trường vi khí hậu gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió và bức xạ nhiệt. Những yếu tố này có ảnh hưởng lớn, thường xuyên đến sức khoẻ người lao động và thay đổi rất nhiều khi chuyển từ chế độ đi nổi sang lặn dưới nước. Tàu ngầm kín hoàn toàn khi lặn, không khí trong tàu ngầm được lưu thông bởi một số máy thông gió, điều hòa. Tùy theo thời gian lặn, nồng độ oxy mà chỉ huy tàu quyết định sử dụng bộ hấp thu CO2 và tái sinh oxy. Nếu không sử dụng bộ hấp thu CO2, nồng độ CO2 sẽ tăng dần đồng thời với giảm oxy, đến một ngưỡng giới hạn, tàu ngầm phải nổi lên để thông khí. Khi tàu hoạt động trên mặt nước hoặc hoạt động ở độ sâu kính tiềm vọng, không khí được bổ sung, thay mới bằng ống thông hơi. Đỉnh ống thông hơi có van tự động, khi nhô lên khỏi mặt nước van sẽ tự động mở ra, khi bị ngập nước van tự động sẽ đóng lại [24], [67]. * Nhiệt độ hiệu lực. Cảm giác nóng lạnh, dễ chịu hay khó chịu về nhiệt của cơ thể do tác dụng tổng hợp của tất cả các yếu tố vi khí hậu trong cùng một thời điểm nhất 6 định. Nhiệt độ tổng hợp là chỉ số tổng hợp về nhiệt dưới tác dụng phối hợp của 4 yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến cảm giác nhiệt của con người là nhiệt độ không khí, độ ẩm tương đối của không khí, tốc độ chuyển động không khí (m3/phút), bức xạ nhiệt [22], [67]. Các nghiên cứu của Hải quân Hoa Kỳ cho thấy nhiệt độ tổng hợp thích hợp đo bằng chỉ số Yaglou đối với thủy thủ tàu ngầm là không vượt quá 35,5oC; thủy thủ có thể ngủ nghỉ, sinh hoạt được ở nhiệt độ hiệu lực dưới 35,5oC và lao động nhẹ ở nhiệt độ tối đa là 36,5oC; khi nhiệt độ tổng hợp tăng đến 39,5oC sẽ gây tăng nhẹ nhiệt độ cơ thể và không thể làm việc hiệu quả được; khi nhiệt độ tổng hợp tăng đến 42,3 oC thì sẽ gây tình trạng say nóng cho thủy thủ [67]. * Thông gió Các tàu ngầm có hệ thống thông gió nội bộ. Nếu không khởi động các hệ thống hấp thu CO2, hệ thống tái sinh oxy, thì thủy thủ chỉ thở bằng thể không khí trong tàu ngầm (thể tích khí của tàu ngầm diesel Oberon là 950 m 3; của tàu ngầm diesel Victoria là 1.129 m 3). Khi lao động trong buồng máy, nơi nhiệt độ, độ ẩm cao kết hợp với hơi dầu mỡ càng làm ảnh hưởng nhiều đến sức chịu đựng và khả năng làm việc của thủy thủ [143], [144]. 1.1.2.2. Yếu tố vật lý * Áp suất Trên mặt đất, cơ thể người chịu áp lực khí quyển gần như không đổi bằng 1 atmosphe (1ata; tương đương 760 mmHg). Áp suất trong tàu ngầm không thay đổi nhiều so với áp lực khí quyển. Khi tàu ngầm phóng ngư lôi, có thể áp suất sẽ tăng nhẹ nhưng hệ thống thu khí áp suất cao sẽ làm cho áp suất trong tàu ngầm nhanh chóng trở về bình thường [67]. Chỉ khi có sự cố ngập nước thì áp lực trong tàu ngầm mới tăng lên do cân bằng áp lực tại độ sâu nước biển. Trong trường hợp đặc biệt, khi tàu hoạt động ở độ sâu giới hạn, 7 kíp tàu có thể chủ động tăng áp suất trong tàu để tránh bị phá hủy thân vỏ hoặc cấu trúc khác của tàu. Trong một số trường hợp, cơ thể thủy thủ tàu ngầm phải chịu tác động của áp lực cao như huấn luyện lặn, huấn luyện thoát hiểm huấn luyện trong buồng áp suất. Khi ở dưới nước, cơ thể con người chịu thêm áp lực của cột nước, cứ xuống sâu thêm 10 mét nước, áp lực tăng thêm 1 ata [20]. * Tiếng ồn Tiếng ồn là loại tiếng động không mong muốn. Cảm giác về độ ồn tăng chậm so với tăng áp lực âm thanh: áp lực âm thanh tăng 10 lần thì cảm giác ồn tăng 1 lần [22]. Tiêu chuẩn vệ sinh lao động (TCVSLĐ) ban hành theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT về tiếng ồn là mức áp suất âm thanh liên tục không quá 85dB (decibel) trong 8 giờ làm việc [3]. Trong các tàu Hải quân, nơi có tiếng ồn lớn nhất là khoang động cơ [164]. Cường độ tiếng ồn phụ thuộc tốc độ động cơ và vị trí trong tàu ngầm [67] (hình 1.2). Tiếng ồn có hại gây ra tác động xấu đến cơ thể về sinh lý và bệnh lý. Các yếu tố quyết định tác hại của tiếng ồn bao gồm bản chất vật lý của tiếng ồn, thời gian tiếp xúc, tính cảm thụ của từng cá nhân [8], [22]. Tiếng ồn làm giảm độ tập trung, hiệu quả công việc, gây ra sai sót, rối loạn cảm xúc (bực bội, cáu gắt, lo âu, sợ hãi, ám ảnh), mất ngủ, gây tăng huyết áp, căng cơ [101]. Tiếng ồn lớn gây kích thích và làm cho mệt mỏi sớm với hiệu ứng tăng chuyển hóa, kích thích hệ thần kinh giao cảm, biểu hiện bằng các triệu chứng: khô miệng, khó tiêu (giảm tiết nước bọt, giảm nhu động ruột) [67]. Theo Hume L.E. và cs., tiếng ồn gây giảm thính lực tùy thuộc cường độ, thời gian tiếp xúc, loại tiếng ồn, tần số và mức độ cảm nhiễm của từng cá nhân phơi nhiễm. Tiếng ồn 85 dB với thời gian phơi nhiễm 8 giờ/ngày và 40 giờ/tuần hoặc tương đương được coi là giới hạn mức độ nguy hiểm, nhưng một người phải tiếp xúc với tiếng ồn một thời gian mới bị giảm thính lực.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan