Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu đề xuất một số mô hình nông lâm kết hợp có hiệu quả tại xã cát thịnh ...

Tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số mô hình nông lâm kết hợp có hiệu quả tại xã cát thịnh huyện văn chấn

.PDF
106
56
136

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM –––––––––––––––––––––––– NGUYỄN MẠNH HÙNG NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP CÓ HIỆU QUẢ TẠI XÃ CÁT THỊNH – HUYỆN VĂN CHẤN TỈNH YÊN BÁI THÁI NGUYÊN – 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN MẠNH HÙNG NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP CÓ HIỆU QUẢ TẠI XÃ CÁT THỊNH – HUYỆN VĂN CHẤN TỈNH YÊN BÁI : 60.62.02.01 LUẬN VĂN THẠC Người hướng dẫn khoa học: 1.GS.TS. Đặng Kim Vui 2. PGS. TS. Trần Quốc Hƣng THÁI NGUYÊN – 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu nghiên cứu này đều đƣợc tiến hành tại Văn Chấn tỉnh Yên Bái, kết quả trong luận văn là trung thực và đƣợc thực hiện bởi chính tác giả cùng nhóm nghiên cứu của trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Tác giả Nguyễn Mạnh Hùng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Luận văn này đƣợc hoàn thành theo chƣơng trình đào tạo theo chƣơng trình đào tạo Cao học Lâm nghiệp khoá 21, giai đoạn 2013 – 2015 của Trƣờng Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên. Để hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi của tập thể thầy cô giáo Khoa Lâm Nghiệp, Phòng Đào tạo bộ phận Quản lý Sau Đại học và lãnh đạo trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Đối với địa phƣơng, tác giả đã nhận đƣợc những sự giúp đỡ của ban quản lý hạt kiểm lâm Văn Chấn, Ủy ban nhân dân xã Cát Thịnh huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái nơi mà tác giả đã đến thu thập số liệu đề tài. Nhân dịp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đối với sự giúp đỡ quý báu đó. Kết quả của luận văn này không thể tách rời sự chỉ dẫn của thầy giáo hƣớng dẫn khoa học là GS.TS. Đặng Kim Vui và PGS.TS Trần Quốc Hƣng đã nhiệt tình chỉ báo hƣớng dẫn để tôi hoàn thành luận văn này. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy hƣớng dẫn. Xin đƣợc cảm ơn sự khuyến khích, giúp đỡ của gia đình cùng bạn bè và đồng nghiệp xa gần, đó là nguồn khích lệ và cổ vũ to lớn đối với tác giả trong quá trình thực hiện và hoàn thành công trình này. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2015 Học viên Nguyễn Mạnh Hùng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... I LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... II MỤC LỤC ........................................................................................................... III DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ........................................................... V DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................. VI DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................VII MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1 2. Mục đích ..................................................................................................................... 3 3. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 3 4. Ý nghĩa. ....................................................................................................................... 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................... 5 1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu ................................................................ 5 1.1.1. Các khái niệm.................................................................................................... 5 1.1.2. Đặc điểm các mô hình Nông lâm kết hợp ...................................................... 6 1.2. Tình hình nghiên cứu về NLKH trên thế giới ...................................................... 6 1.3. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc ........................................................................ 24 1.3.1 Lịch sử nghiên cứu về nông lâm kết hợp ở Việt Nam ................................. 24 1.3.2 Phân loại hệ thống NLKH ở Việt Nam ......................................................... 26 1.3.3 Một số chính sách của nhà nƣớc về phát triển sản suất Nông lâm nghiệp . 27 1.3.4 Thực tế sản xuất nông lâm kết hợp ở Việt Nam ........................................... 28 1.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu ........................................................................... 33 1.4.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................................... 33 1.4.2. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội .............................................................. 39 CHƢƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 42 2.1.Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 42 2.2. Nội dung ................................................................................................................ 42 2.2.1. Đánh giá và tổng hợp các dạng mô hình NLKH hiện có ở địa phƣơng .... 42 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iv 2.2.2. Nghiên cứu về quy mô và kết cấu của các dạng mô hình NLKH điển hình ................................................................................................................... 42 2.2.3. Đánh giá hiệu quả các dạng mô hình ............................................................ 42 2.2.4. Đánh giá các thuận lợi, khó khăn và các tổ chức ảnh hƣởng tới phát triển mô hình NLKH tại địa bàn nghiên cứu ................................................................... 42 2.2.5. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nhằm phát triển mô hình NLKH tại địa bàn nghiên cứu ........................................................................................................... 42 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................... 42 2.3.1. Công tác ngoại nghiệp .................................................................................... 43 2.3.2. Phƣơng pháp nội nghiệp - Phƣơng pháp xử lý số liệu ................................ 44 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH THẢO LUẬN ........................... 46 3.1. Đánh giá và phân các dạng mô hình NLKH hiện có ở xã Cát Thịnh ............ 46 3.2. Nghiên cứu về quy mô và kết cấu của các dạng mô hình NLKH điển hình..... 50 3.3. Đánh giá hiệu quả các dạng mô hình .................................................................. 55 3.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình NLKH tại xã Cát Thịnh ............... 55 3.3.2. Đánh giá hiệu quả về môi trƣờng .................................................................. 76 3.3.3. Đánh giá hiệu quả về xã hội........................................................................... 77 3.4. Đánh giá những khó khăn, thuận lợi trong phát triển mô hình NLKH tại xã Cát Thịnh....................................................................................................................... 78 3.4.1. Vai trò của các tổ chức ................................................................................... 78 3.4.2. Những thuận lợi và khó khăn cho phát triển NLKH ................................... 81 3.5. Đề xuất một số giải pháp góp phần đẩy mạnh sản xuất nông lâm kết hợp trong toàn xã ........................................................................................................................... 84 3.5.1. Giải pháp chung .............................................................................................. 84 3.5.2. Giải pháp cụ thể .............................................................................................. 85 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 88 1. Kết luận ..................................................................................................................... 88 2. Tồn tại ....................................................................................................................... 89 3. Kiến nghị................................................................................................................... 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 91 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn v DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT NLKH : Nông lâm kết hợp ICRAF : Trung tâm Quốc tế về nghiên cứu Nông lâm kết hợp PRA : Phƣơng pháp đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia R - Rg – C : Rừng - Ruộng - Chuồng Rg - C - Chè : Ruộng - Chuồng – Chè R - Rg - Chè : Rừng -Ruộng – Chè R - Rg - Ao : Rừng - Ruộng – Ao R - Rg - Ao – C- V : Rừng - Ruộng - Ao - Chuồng- Vƣờn Rg - Ao - Chè : Ruộng - Ao – Chè R – Rg : Rừng - Ruộng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Các loại đất của xã Cát Thịnh............................................................. 36 Bảng 1.2: Hiện trạng sử dụng đất........................................................................ 37 Bảng 3.1: Các dạng mô hình NLKH tại các xóm của xã Cát Thịnh ................... 49 Bảng 3.2: Phân loại các dạng hệ thống NLKH tại xã Cát Thịnh ........................ 50 Bảng 3.3: Kết cấu mô hình NLKH của các hộ đƣợc điều tra ............................. 57 Bảng 3.4: Thu nhập từ các thành phần và tỉ trọng của mỗi thành phần trong các mô hình điều tra .................................................................... 58 Bảng 3.5: Phân bố số hộ NLKH theo diện tích ................................................... 60 Bảng 3.6: Phân bố số hộ NLKH theo mức thu chi/ha......................................... 61 Bảng 3.7: Tỷ lệ % tổng thu nhập sản phẩm của các loại hệ thống ..................... 62 Bảng 3.8: Tỷ lệ % tổng chi phí sản phẩm của các loại hệ thống ........................ 62 Bảng 3.9 Giá trị các loại rừng hiện có trên địa bàn xã Cát Thịnh ...................... 63 Bảng 3.10: Dự kiến hiệu quả kinh tế của các mô hình sau 5 năm (2019) .......... 64 Bảng 3.11. Cơ cấu sử dụng đất của hộ gia đình .................................................. 67 Bảng 3.12. Cơ cấu sử dụng đất của hộ gia đình .................................................. 70 Bảng 3.13. Cơ cấu sử dụng đất của hộ gia đình .................................................. 73 Bảng 3.14: Kết quả phân tích vai trò của các tổ chức xã hội đến vấn đề phát triển các hệ thống NLKH tại xã Cát Thịnh ................................... 79 Bảng 3.15: Sơ đồ SWOT cho sự phát triển các mô hình NLKH ........................ 83 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Lát cắt thẳng đứng mô hình 1 ............................................................. 51 Hình 3.2. Sơ đồ mặt nằm ngang của mô hình 1 .................................................. 52 Hình 3.3. Lát cắt thẳng đứng mô hình 2 ............................................................. 53 Hình 3.4. Sơ đồ mặt nằm ngang của mô hình 2 .................................................. 53 Hình 3.5. Lát cắt thằng đứng mô hình 3 ............................................................. 54 Hình 3.6. Sơ đồ mặt nằm ngang của mô hình 3 .................................................. 54 Hình 3.7: Sơ đồ lát cắt hệ thống R – Rg- Ao- C ................................................. 69 Hình 3.8: Sơ đồ lát cắt hệ thống R – Rg – C....................................................... 72 Hình 3.9: Sơ đồ lát cắt mô hình R- Rg- Ao ........................................................ 75 Hình 3.10: Sơ đồ Venn thể hiện mối quan hệ giữa các tổ chức với phát triển các mô hình NLKH ......................................................................... 80 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam với tổng số diện tích đất tự nhiên là 330.000km2, trong đó trên 70% diện tích là đất dốc, chính vì vậy hiện tƣợng xói mòn, rửa trôi và thoái hoá đất ở vùng đất dốc xảy ra thƣờng xuyên và ngày càng có tính chất nghiêm trọng. Đặc biệt trong giai đoạn gần đây dƣới sức ép của dân số, nguồn đất dự trữ ở đồng bằng đã sử dụng hết, bình quân diện tích đất tự nhiên trên đầu ngƣời chỉ 0,46 ha (Nguyễn Văn Bích, 1983), để đảm bảo nhu cầu về lƣơng thực ngƣời dân đã mở rộng diện tích đất canh tác bằng việc khai phá rừng, cho nên nạn chặt phá rừng ngày càng xảy ra mạnh mẽ, dẫn đến suy thoái tài nguyên rừng và môi trƣờng nhƣ: Độ che phủ rừng cả nƣớc giảm từ 40,7% (1940) xuống chỉ còn 27,7% (1993) (NXB chính trị quốc gia, 2005), các diện tích rừng còn lại phần lớn là rừng nghèo kiệt, trữ lƣợng gỗ thấp và ít loài cây có giá trị kinh tế. Mất rừng kéo theo nhiều hậu quả nghiêm trọng, gây lũ lụt hạn hán, mất đi sự đa dạnh sinh học... [2], [11]. Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tƣ liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần hàng đầu của môi trƣờng sống, là một trong những điều kiện không thể thiếu cho hoạt động sản xuất và đời sống của con ngƣời. Việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất đai có ý nghĩa vô cùng to lớn không chỉ trƣớc mắt mà còn cả lâu dài. Trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc, việc sử dụng đất hợp lý có hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế - xã hội , giữ vững an ninh quốc phòng tránh gây lãng phí hạn chế sự hủy hoại đất và tránh phá vỡ môi trƣờng sinh thái. Ngành lâm nghiệp có tác dụng rất lớn đối với ngành kinh tế có nhiều mặt không chỉ cung cấp đặc sản rừng mà còn tác dụng giữ đất, điều tiết nguồn nứơc, chống ô nhiễm môi trƣờng, điều hòa khí hậu, phòng hộ bảo về môi trƣờng sinh thái, đa dạng sinh học và các giá trị cảnh 2 quan, du lịch , văn hóa…Vậy mà những năm qua dƣờng nhƣ con ngƣời đã lãng quên ý nghĩa quan trọng đó, chỉ tập trung khai thác triệt để thỏa mãn nhu cầu trƣớc mắt của mình. Đầu tiên là khai thác kiệt quệ những loài gỗ quý có giá trị cao về mặt kinh tế và thẩm mỹ, làm giảm tính đa dạng sinh học, mất đi nguồn gen sinh vật quý và những giá trị văn hóa tồn tại trong nó mà còn làm xuất hiện hàng loạt các biến đổi tiêu cực của khí hậu nhƣ hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ozon hay sự xuất hiện của lũ quét, lũ ống gay thiệt hại nặng nề về ngƣời và của. Nƣớc ta là một nƣớc nông nghiệp với dân số khoảng 90,5 triệu ngƣời (năm 2014) trong đó có trên 75% dân số sống dựa vào nông nghiệp nên đời sống còn nhiều khó khăn, đặc biệt ở nông thôn và miền núi thu nhập của họ từ nông lâm nghiệp. Ở nƣớc ta nói chung và miền núi nói riêng thì ngành nông lâm nghiệp còn kém phát triển, hoạt động sản xuất còn nhiều khó khăn, trình độ canh tác chƣa cao nên năng suất lao động thấp. Hơn nữa nhiều nơi việc sử dụng đất đai còn bất hợp lý, việc sử đụng đất mới chỉ dừng lại ở việc lợi dụng mà chƣa có biện pháp cải tạo đất, nâng cao chất lƣợng dinh dƣỡng trong đấtnhằm sử dụng đất một cách bền vững. Do vậy, để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, góp phần nâng cao năng suất cây trồng . Việc quy hoạch sử dụng đất khu vực miền núi là việc làm cần thiết góp phần cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân khi vực miền núi. Cát Thịnh là xã miền núi, vùng cao. Cát Thịnh là xã vùng ngoài huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Cách trung tâm huyện lỵ Văn Chấn khoảng 20km, cách thành phố Yên Bái khoảng 50km. Có tổng diện tích theo ranh giới hành chính là 16.912,28 ha.Trong đó diện tích đất nông nghiệp: 15883,13 ha chiếm 93,9% diện tích đất tự nhiên của toàn xã, diện tích đất phi nông nghiệp:160,6ha chiếm 1% diện tích đất toàn xã. Diện tích đất chƣa sử dụng: 868,54ha, chiếm 5,1% diện tích đất toàn xã.Với 26 xóm và có 11 dân tộc anh 3 em cùng sinh sống đó là: Kinh, Tày, Nùng, H Mông,… Do trình độ đân trí chƣa cao nên sản xuất còn manh mún, đời sống nhan dân còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng còn kém phát triển. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên nên tôi đã chọn xã Cát Thịnh để thực hiện đề tài này: “Nghiên cứu đề xuất một số mô hình Nông lâm kết hợp có hiệu quả tại xã Cát Thịnh huyện Văn Chấn” đề tài này sẽ góp phần cho xã có thêm tài liệu để phát triển các mô hình nông lâm kết hợp có tiềm năng và bền vững, môi trƣờng sinh thái sẽ đƣợc cải thiện, sức khỏe cộng đồng sẽ đƣợc đảm bảo. 2. Mục đích Đánh giá hiệu quả của một số hệ thống NLKH điển hình, góp phần phát triển các hệ thống NLKH bền vững trên đất dốc, nâng cao đời sống ngƣời dân và bảo vệ môi trƣờng sinh thái miền núi nói chung và tại xã Cát Thịnh nói riêng. Nghiên cứu các mô hình NLKH hiện có tại địa phƣơng trên cơ sở đánh giá hiệu quả để từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng và phát triển kinh tế bằng nông lâm nghiệp tại địa phƣơng. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định, phân loại đƣợc . - Đánh giá đƣợc Văn Chấn tỉnh Yên Bái. - Đề xuất đƣợc các giải pháp phát triển sản xuất NLKH có hiệu - Đề xuất đƣợc giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của một số hệ quả. thống NLKH tại địa phƣơng, góp phần sử dụng đất bền vững. 4 - Nhằm đánh giá phân loại đƣợc các phƣơng thức NLKH tại xã Cát Thịnh từ đó đánh giá đƣợc hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trƣờng mà các mô hình này đem lại 4. Ý nghĩa. - Các giải pháp mà đề tài đề xuất sẽ đƣợc ứng dụng vào thực tiễn sản xuất đẻ góp phần phát triển các hệ thống NLKH theo hƣớng sử dụng đất bền vững, cho hiệu quả kinh tế cao, ổn định đời sống ngƣời dân nông thôn miền núi. - Phân loại và đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình NLKH tại xã. - Tìm ra những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển NLKH từ đó đƣa ra một số giải pháp khắc phục những khó khăn và phát huy những thuận lợi nhằm phát triển kinh tế tại xã. 5 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Các khái niệm Nông lâm kết hợp là một lĩnh vực khoa học mới đƣợc đề xuất vào thập niên 1960 bởi King (1969). Lịch sử phát triển về khái niệm mô hình NLKH đƣợc các nhà nghiên cứu diễn tả và phát triển nó [30]. Nông lâm kết hợp là một hệ thống quản lý đất đai vững bền làm gia tăng sức sản xuất tổng thể của đất đai, phối hợp sản xuất các loại hoa màu (kể cả cây trồng lâu năm), cây rừng hay với gia súc cùng lúc hay kế tiếp nhau trên một diện tích đất và áp dụng các kỹ thuật canh tác tƣơng ứng với các điều kiện văn hoá xã hội của dân cƣ địa phƣơng [21]. Nông lâm kết hợp là một hệ thống quản lý đất đai trong đó các sản phẩm rừng và trồng trọt đƣợc sản xuất cùng lúc hay kế tiếp nhau trên các diện tích thích hợp để tạo ra các lợi ích kinh tế, xã hội và sinh thái cho cộng đồng dân cƣ tại địa phƣơng (PCARRD, 1979) (dẫn theo Phạm Xuân Hoàn 1994)[9]. Nông lâm kết hợp là một hệ thống sử dụng đất trong đó phối hợp cây lâu năm với hoa màu và/hay vật nuôi một cách thích hợp với điều kiện sinh thái và xã hội, theo hình thức phối hợp không gian và thời gian, để tăng sức sản xuất tổng thể của thực vật trồng và vật nuôi một cách bền vững trên một đơn vị diện tích đất, đặc biệt trong các tình huống có kỹ thuật thấp và trên các vùng đất khó khăn [34]. Nông lâm kết hợp là tên chung của những hệ thống sử dụng đất trong đó các cây lâu năm (cây gỗ, cây bụi, cọ, tre, hay cây ăn quả, cây công nghiệp...) đƣợc trồng có suy tính trên cùng một đơn vị diện tích quy hoạch đất 6 với hoa màu và/hoặc với vật nuôi dƣới dạng xen theo không gian hay theo thời gian. Trong các hệ thống nông lâm kết hợp có mối tác động hỗ tƣơng qua lại về cả mặt sinh thái lẫn kinh tế giữa các thành phần của chúng [33]. Nông lâm kết hợp là một hệ thống quản lý tài nguyên đặt cơ sở trên đặc tính sinh thái và năng động nhờ vào sự phối hợp cây trồng lâu năm vào nông trại hay đồng cỏ để làm đa dạng và bền vững sự sản xuất cho gia tăng các lợi ích về xã hội, kinh tế và môi trƣờng sinh thái của các mức độ nông trại kinh tế hộ nhỏ đến "kinh tế trang trại". Một cách đơn giản, Nông lâm kết hợp là trồng cây trên nông trại (ICRAF, 1997)[19]. 1.1.2. Đặc điểm các mô hình Nông lâm kết hợp Với định nghĩa của trên của ICRAF, một hệ thống canh tác sử dụng đất đƣợc gọi là nông lâm kết hợp có đặc điểm sau: - Kỹ thuật nông lâm thƣờng bao gồm hai hay nhiều hơn hai loại thực vật (hay động vật và thực vật) trong đó ít nhất phải có một loại cây thân gỗ đa niên. - Có ít nhất hai hay nhiều hơn sản phẩm từ hệ thống. - Chu kỳ sản xuất thƣờng dài hơn là một năm. - Đa dạng hơn về sinh thái (cấu trúc và nhiệm vụ) và về kinh tế so với canh tác độc canh. - Cần có một mối quan hệ hỗ tƣơng có ý nghĩa giữa thành phần cây gỗ và các thành phần khác [19]. 1.2. Tình hình nghiên cứu về NLKH trên thế giới Các vấn đề trong phát triển nông thôn miền núi Ở các quốc gia Đông Nam Á, khu vực đất nông thôn và miền núi chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ và là nơi sinh sống của một bộ phận lớn dân cƣ 7 của quốc gia. Ở Việt Nam, đất đồi núi chiếm khoảng 2/3 diện tích và là vùng sinh sống của hơn 1/3 dân số cả nƣớc (Jamieson và cộng sự, 1998; Chu Hữu Quý, 1995; Rambo, 1995) [29]. Tính chất mong manh và dễ bị tổn thương của đất và rừng nhiệt đới Rừng và đất là hai nguồn tài nguyên cơ bản của vùng nhiệt đới ẩm. Khi không bị tác động, các hệ sinh thái rừng nhiệt đới vốn ổn định nhờ vào sự đa dạng cao độ của các loài cây và con, đƣợc gắn kết với nhau thông qua các chu trình dinh dƣỡng gần nhƣ khép kín (Warner, 1991). Theo Richard (1977) sự ổn định của hệ sinh thái vùng nhiệt đới chính là sự thể hiện khả năng chống đỡ các biến đổi thất thƣờng của khí hậu và các yếu tố khác của môi trƣờng tự nhiên. Trong đó, các loài thực vật thân gỗ đóng vai trò chủ đạo trong việc quyết định cấu trúc, chức năng và tính bền vững của hệ sinh thái rừng (daanx theo bởi Warner, 1991)[45]. Tuy nhiên sự ổn định này chỉ có thể tồn tại trong khuôn khổ quá trình diễn thế tự nhiên. Dƣới tác động của con ngƣời, rừng và đất nhiệt đới trở nên rất dễ bị tan vỡ. Chính các nhân tố đa dạng, phức tạp và chu trình dinh dƣỡng khép kín vốn có khả năng duy trì hệ sinh thái rừng nhiệt đới trong bối cảnh không bị tác động đã tạo nên các đặc tính dễ bị tan vỡ khi tiếp xúc với con ngƣời (Warner, 1991). Ở rừng mƣa nhiệt đới, do tính chất chuyên biệt cao độ của từng loài thực vật đã dẫn đến khả năng phục hồi thấp khi có tác động trên qui mô lớn của con ngƣời (Goudic, 1984 - dẫn theo Warner, 1991). Do phần lớn chất dinh dƣỡng trong hệ sinh thái đƣợc dự trữ trong sinh khối, nên một khi rừng bị chặt phá đi thì xẩy ra hiện tƣợng thiếu chất dinh dƣỡng để duy trì tăng trƣởng mới của các loài cây. Thêm vào đó do lƣợng mƣa lớn, trong điều kiện không có cây che phủ, các quá trình rửa trôi và xói mòn diễn ra mạnh mẽ làm đất đai bị thoái hóa nhanh chóng. Nhƣ vậy sự bền vững của đất rừng 8 nhiệt đới hoàn toàn phụ thuộc vào lớp che phủ thực vật có cấu trúc phức tạp, đa dạng mà trong đó các loài cây thân gỗ đóng vai trò chủ đạo. Hiện tƣợng thiếu chất dinh dƣỡng trong đất cũng nhƣ vai trò quyết định của thảm thực vật rừng đến sự bền vững về sức sản xuất của đất cho thấy về cơ bản thì đất nhiệt đới không phù hợp với các phương thức sản xuất nông nghiệp độc canh [45]. Lược sử hình thành và phát triển nông lâm kết hợp Lịch sử phát triển nông lâm kết hợp thế giới Canh tác cây thân gỗ cùng với cây trồng nông nghiệp trên cùng một diện tích là một tập quán sản xuất lâu đời của nông dân ở nhiều nơi trên thế giới. Theo King (1987), cho đến thời Trung cổ ở châu Âu, vẫn tồn tại một tập quán phổ biến là "chặt và đốt" rồi sau đó tiếp tục trồng cây thân gỗ cùng với cây nông nghiệp hoặc sau khi thu hoạch nông nghiệp. Hệ thống canh tác này vẫn tồn tại ở Phần Lan cho đến cuối thế kỷ 19, và vẫn còn ở một số vùng của Đức đến tận những năm 1920. Nhiều phƣơng thức canh tác truyền thống ở châu Á, Châu Phi và khu vực nhiệt đới châu Mỹ đã có sự phối hợp cây thân gỗ với cây nông nghiệp để nhằm mục đích chủ yếu là hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp và tạo ra các sản phẩm phụ khác khác nhƣ: gỗ, củi, đồ gia dụng, v.v [30]. Sự phát triển của hệ thống Taungya Vào cuối thế kỷ 19, hệ thống taungya bắt đầu phát triển rộng rãi ở Myanmar dƣới sự bảo hộ của thực dân Anh. Trong các đồn điền trồng cây gỗ tếch (Tectona grandis), ngƣời lao động đƣợc phép trồng cây lƣơng thực giữa các hàng cây chƣa khép tán để giải quyết nhu cầu lƣơng thực hàng năm. Phƣơng thức này sau đó đƣợc áp dụng rộng rãi ở Ấn Độ và Nam Phi. Các nghiên cứu và phát triển các hệ thống kết hợp này thƣờng hƣớng vào mục 9 đích sản xuất lâm nghiệp, đƣợc thực hiện bởi các nhà lâm nghiệp với việc luôn cố gắng đảm bảo các nguyên tắc - Giảm thiểu hoặc không gây tổn hại đến các loài cây rừng trồng là đối tƣợng cung cấp sản phẩm chủ yếu trong hệ thống - Sinh trƣởng của cây rừng trồng không bị hạn chế bởi cây nông nghiệp - Tối ƣu hóa về thời gian canh tác cây trồng nông nghiệp sẽ đảm bảo tỉ lệ sống và tốc độ sinh trƣởng nhanh của cây trồng thân gỗ. - Loài cây rừng trồng có khả năng cạnh tranh với các loài cây nông nghiệp - Tối ƣu hóa mật độ để đảm bảo sự sinh trƣởng liên tục của cây trồng thân gỗ. Chính vì vậy mà các hệ thống này chƣa đƣợc xem xét nhƣ là một hệ thống quản lý sử dụng đất có ý nghĩa cho phát triển nông nghiệp (Nair, 1993) [35]. Các nhân tố làm tiền đề cho sự phát triển của nông lâm kết hợp trên phạm vi toàn cầu Nhiều nhân tố phát triển trong thập niên 70 của thế kỷ 20 đã tạo điều kiện cho việc công nhận nông lâm kết hợp là một hệ thống quản lý sử dụng đất có khả năng áp dụng cho cả trong nông nghiệp (trên nông trại) và lâm nghiệp (trên đất rừng). Các nhân tố này bao gồm: - Sự đánh giá lại chính sách phát triển của Ngân hàng Thế giới (WB); - Sự tái thẩm định các chính sách lâm nghiệp của Tổ chức Lƣơng Nông (FAO) thuộc Liên Hiệp Quốc; - Sự thức tỉnh các mối quan tâm khoa học về xen canh và hệ thống canh tác; - Tình trạng thiếu lƣơng thực ở nhiều vùng trên thế giới; 10 - Sự gia tăng nạn phá rừng và suy thoái về môi trƣờng sinh thái; - Cuộc khủng hoảng năng lƣợng trong thập niên 70 của thế kỷ 20 và sau đó là sự leo thang về giá cả và thiếu phân bón; - Trung tâm Nghiên cứu phát triển Quốc tế (IDRC) của Canada thiết lập dự án xác định các ƣu tiên nghiên cứu về lâm nghiệp nhiệt đới. - Các thay đổi về chính sách phát triển nông thôn Trong vòng 2 thập niên 60 và 70 của thế kỷ 20, dƣới sự bảo trợ của Nhóm tƣ vấn về Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế (CGIAR), nhiều trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế đƣợc thành lập ở nhiều khu vực trên thế giới nhằm nghiên cứu nâng cao năng suất của các loại cây trồng và vật nuôi chủ yếu ở vùng nhiệt đới. Việc phát triển các giống cây trồng ngũ cốc năng suất cao và các kỹ thuật thâm canh liên quan nhờ vào nỗ lực của một số Trung tâm và các chƣơng trình quốc gia có liên quan đã tạo nên một sự thay đổi lớn về năng suất nông nghiệp mà thƣờng đƣợc gọi là Cách mạng Xanh (Green Revolution) (Borlaug và Dowswell, 1988). Tuy nhiên các nhà quản lý và phát triển đã sớm nhận thấy rằng các kỹ thuật thâm canh mới đã làm tăng nhu cầu phân bón và các chi phí đầu vào khác trong khi đó vẫn còn một bộ phận lớn nông dân nghèo nằm ngoài tầm ảnh hƣởng tích cực của cuộc cách mạng trên. Phần lớn các Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế và các chƣơng trình phát triển nông nghiệp quốc gia trong thời gian này chỉ mới tập trung nghiên cứu các loại cây trồng riêng rẽ trong khi thực tế nông dân lại canh tác một cách tổng hợp: trồng xen các loại cây nông nghiệp khác nhau, cây ngắn ngày với cây gỗ dài ngày, v.v. Sự thiếu sót này đã đƣợc nhiều nhà quản lý và hoạch định chính sách nhận ra [22]. Từ đầu thập niên 70, chính sách phát triển của Ngân hàng Thế giới đã bắt đầu chú ý hơn các vùng nông thôn nghèo cùng với sự tham gia của nông 11 dân vào các chƣơng trình phát triển nông thôn. Trong chƣơng trình Lâm nghiệp xã hội của WB trong những năm 1980 không chỉ chứa đựng nhiều yếu tố của nông lâm kết hợp mà còn thiết kế trợ giúp nông dân thông qua gia tăng sản xuất lƣơng thực thực phẩm, bảo vệ môi trƣờng và phát huy các lợi ích truyền thống của rừng. Trong thời gian này, bên cạnh phát triển nông nghiệp, FAO đặc biệt chú trọng nhấn mạnh vai trò quan trong của lâm nghiệp trong phát triển nông thôn, khuyến cáo nông dân và nhà nƣớc nên chú trọng đặc biệt đến các ích lợi của rừng và cây thân gỗ đến sản xuất nông nghiệp, khuyến cáo các nhà quản lý sử dụng đất kết hợp cả nông nghiệp và lâm nghiệp vào hệ thống canh tác của họ. Nhiều khái niệm mới về lâm nghiệp nhƣ lâm nghiệp cộng đồng, lâm nghiệp xã hội đã đƣợc hình thành và áp dụng ở nhiều nƣớc mà nông lâm kết hợp thƣờng đƣợc xem là một phƣơng thức sử dụng đất nhiều tiềm năng, đem lại những lợi ích trực tiếp cho cộng đồng địa phƣơng và toàn xã hội. - Nạn phá rừng và tình trạng suy thoái môi trường Cuối thập niên 70 và các năm đầu thập niên 80, sự suy thoái tài nguyên môi trƣờng toàn cầu, nhất là nạn phá rừng, đã trở thành mối quan tâm lo lắng lớn của toàn xã hội. Sự phát triển của nông nghiệp nƣơng rẫy đi kèm với áp lực dân số, sự phát triển nông nghiệp thâm canh hóa học, độc canh trên qui mô lớn và khai thác lâm sản là những nguyên nhân chủ yếu gây ra sự mất rừng, suy thoái đất đai và đa dạng sinh học. Theo ƣớc tính của FAO (1982), du canh là nguyên nhân tạo ra hơn 70% của tổng diện tích rừng nhiệt đới bị mất ở châu Phi; diện tích đất rừng bỏ hóa sau nƣơng rẫy chiếm 26,5% diện tích rừng khép tán còn lại ở châu Phi, khoảng 16% ở châu Mỹ Latin và 22,7% ở khu vực nhiệt đới của châu Á.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan