Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên nước trong bối cảnh biế...

Tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại huyện văn quan, tỉnh lạng sơn nghiên cứu thí điểm tại thị trấn văn quan và xã tràng sơn

.PDF
102
28
80

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH TRIỆU TUYẾT MAI HƯƠNG NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN NƯỚC TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI HUYỆN VĂN QUAN, LẠNG SƠN: NGHIÊN CỨU THÍ ĐIỂM TẠI THỊ TRẤN VĂN QUAN VÀ XÃ TRÀNG SƠN LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI - 2018 ĐAI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH TRIỆU TUYẾT MAI HƯƠNG NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN NƯỚC TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI HUYỆN VĂN QUAN, LẠNG SƠN: NGHIÊN CỨU THÍ ĐIỂM TẠI THỊ TRẤN VĂN QUAN VÀ XÃ TRÀNG SƠN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Trương Quang Học HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của cá nhân được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TSKH Trương Quang Học, trong đó có một số hoạt động dự án được thực hiện bởi tác giả và các đồng nghiệp của Hội chữ thập đỏ Đức, Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam và Hội chữ thập đỏ tỉnh Lạng Sơn. Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn. Tác giả Triệu Tuyết Mai Hương i LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn khoa học, Thầy giáo GS.TSKH Trương Quang Học là người đã nhiệt tình hướng dẫn, góp ý, chỉnh sửa và động viên trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, lãnh đạo và cán bộ Khoa Các khoa học liên ngành - Đại học Quốc Gia Hà Nội đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức, tạo điều kiện và hướng dẫn hoàn thành chương trình học tập và thực hiện luận văn. Tôi xin cảm ơn sâu sắc tới Hội chữ thập đỏ Đức- văn phòng tại Việt Nam là nơi đã hỗ trợ về thời gian và kinh phí học tập cũng như tạo điều kiện tốt nhất để tôi thực hiện nghiên cứu này tại địa bàn dự án của Hội. Tôi cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các lãnh đạo và cán bộ Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Lạng Sơn, UBND huyện Văn Quan, Hội chữ thập đỏ huyện Văn Quan, lãnh đạo và người dân thị trấn Văn Quan và xã Tràng Sơn (tỉnh Lạng Sơn) – những người đã cung cấp thông tin giúp tôi hoàn thiện luận văn này. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè và người thân luôn động viên, khích lệ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn! ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii MỤC LỤC.................................................................................................................. iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. vi DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ viii DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... ix MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................... 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 4 4.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 4 4.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 5 5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu ..................................................................... 5 5.1. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 5 5.2. Giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................... 6 6. Ý nghĩa của Luận văn ....................................................................................... 6 6.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................................. 6 6.2. Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................................. 6 7. Cấu trúc của luận văn ....................................................................................... 6 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC .................................................. 7 1.1. Một số khái niệm ............................................................................................. 7 1.2. Tổng quan về tác động của biến đổi khí hậu tới tài nguyên nước trên thế giới9 1.2.1. Quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng ................................................ 10 1.2.2. Thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng ...................................... 13 1.2.3. Hệ sinh thái - xã hội ....................................................................................... 13 1.2.4. Cách tiếp cận dựa trên hệ sinh thái ................................................................ 16 1.3. Tổng quan về biến đổi khí hậu và tài nguyên nước tại Việt Nam .................. 18 1.3.1. Quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng ................................................ 18 1.3.2. Cơ sở pháp lý cho quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng ở Việt Nam 19 iii 1.3.3. Đánh giá chung về quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng ở Việt Nam20 1.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu ...................................................................... 22 1.4.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn .............................. 22 1.4.2. Đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Văn Quan .............................................. 23 1.4.3. Đặc điểm tài nguyên nước của huyện Văn Quan .......................................... 24 1.4.4. Đặc điểm chung của xã Tràng Sơn, huyện Văn Quan ................................... 26 1.4.5. Đặc điểm chung của thị trấn Văn Quan, huyện Văn Quan ............................ 26 CHƯƠNG 2. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC........................................................................... 27 2.1. Cách tiếp cận ................................................................................................... 28 2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 30 2.3. Cân nhắc về đạo đức nghiên cứu .................................................................... 35 CHƯƠNG 3. TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI HUYỆN VĂN QUAN .............................................................................................. 36 3.1. Hiện trạng sử dụng tài nguyên nước ở thị trấn Văn Quan và xã Tràng Sơn . 36 3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu-xã hội học của đối tượng khảo sát ............................... 36 3.1.2. Hiện trạng khai thác và sử dụng nước sạch, nước sinh hoạt ......................... 37 3.1.3. Hiện trạng khai thác và sử dụng nước phục vụ cho nông, lâm nghiệp .......... 39 3.1.4. Hiện trạng khai thác và sử dụng nước phục vụ cho các ngành tiểu thủ công nghiệp/công nghiệp và dịch vụ khác.............................................................. 39 3.1.5. Các nguồn gây ô nhiễm nguồn nước ............................................................. 39 3.1.6. Hiện trạng quản lý tài nguyên nước ............................................................... 40 3.2. Tác động của Biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước tại địa bàn nghiên cứu. 42 3.2.1. Những biểu hiện của Biến đổi khí hậu........................................................... 42 3.2.2. Xu thế biến động tài nguyên nước mặt .......................................................... 49 3.2.3. Nhu cầu khai thác, sử dụng và khả năng đáp ứng tài nguyên nước mặt ....... 53 3.3 Đề xuất các giải pháp quản lý và sử dụng tài nguyên nước trong bối cảnh Biến đổi khí hậu theo hướng phát triển xanh ................................................. 55 3.3.1. Căn cứ để đề xuất các giải pháp ..................................................................... 55 3.3.2. Đề xuất các giải pháp đối với huyện Văn Quan ............................................ 55 iv 3.3.3. Đề xuất các giải pháp đối với xã Tràng Sơn và thị trấn Văn Quan ............... 57 3.4. Thảo luận ......................................................................................................... 67 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................... 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 72 PHỤ LỤC ...................................................................................................................... Phụ lục 1. CÂU HỎI THẢO LUẬN NHÓM VÀ PHỎNG VẤN SÂU ....................... Phụ lục 2. BẢNG HỎI ĐIỀU TRA HỘ GIA ĐÌNH .................................................... Phụ lục 3. DANH SÁCH PHỎNG VẤN HỘ GIA ĐÌNH ............................................ v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng phát triển Châu Á (The Asia Development Bank) BĐKH Biến đổi khí hậu Cap-Net Mạng lưới quốc tế về Nâng cao năng lực trong quản lý bền vững tài nguyên nước (Capacity Development in Sustaninanle Water Management) CBA Thích ứng dựa vào cộng đồng (Community-based CBD Adaptation) Công ước về đa dạng sinh học (Convention on Biological Diversity) CBWRM Quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng (Communitybased Water Resources Management) COP Hội nghị các bên về BĐKH (Conference of Parties) CPWC Chương trình Hợp tác về Nước và Biến đổi khí hậu EBA Thích ứng dựa trên hệ sinh thái (Ecosystem based approach) EPA Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (US Environmental Protection Agency) GPPN Mạng lưới chính sách công toàn cầu (Global Pulic Policy Network) GWP Quan hệ đối tác toàn cầu về Nước (Global Water Parnership) HST Hệ sinh thái IPCC Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel on Climate Change) IUCN Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (the International Union for Conservation of Nature) MEA Chương trình Đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ (The Millennium Ecosystem Assessment) vi NOAA Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia của Hoa Kỳ (National Oceanic and Atmospheric Administration) PTBV Phát triển bền vững TNN Tài nguyên nước UN Liên Hiệp quốc (The United Nation) USAID Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (The United States USACE Agency for International Development) Quân đoàn kỹ sư Hoa Kỳ (The United States Army Corps of Engineers ) USGS Cục Khảo sát địa chất Hoa Kỳ (The United States Geological Survey) vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Biến đổi khí hậu và tài nguyên nước ....................................................... 10 Bảng 1.2. Các hình thức tham gia của cộng đồng .................................................... 12 Bảng 1.3. Đặc điểm khí tượng các tháng trong năm tại Lạng Sơn .......................... 24 Bảng 3.1. Các đặc điểm nhân khẩu-xã hội học của đối tượng khảo sát .................. 36 Bảng 3.2. Thay đổi lượng mưa (%) trong 57 năm qua (1958-2014) ở các vùng khí hậu ........................................................................................................... 45 Bảng 3.3. Tổng lượng mưa trung bình tháng nhiều năm giai đoạn từ 2005 -2015 tại các trạm trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ........................................................ 45 Bảng 3.4. Bảng phân tích chi phí lợi ích của các công trình nước .......................... 60 viii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ tương tác giữa các hợp phần ảnh hưởng tới tính chống chịu của Hệ sinh thái-xã hội (A); Sơ đồ các mối liên quan trong phân tích tính chống chịu trong hệ sinh thái-xã hội (B)............................................................ 16 Hình 1.2. Mối liên quan giữa các dịch vụ hệ sinh thái và các thành tố của cuộc sống thịnh vượng (A); Sở đồ cách tiếp cận liên ngành phục vụ phát triển bền vững và ứng phó với BĐKH (B) ............................................................. 18 Hình 1.3. Bản đồ hành chính tỉnh Lạng Sơn ............................................................ 23 Hình 1.4. Bản đồ hành chính huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn ............................. 27 Hình 2.1. Khung lý thuyết của vấn đề nghiên cứu .................................................. 30 Hình 2.2. Khảo sát thực địa tại xã Tràng Sơn và thị trấn Văn Quan, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn ........................................................... 32 Hình 2.3. Thảo luận nhóm các hộ dân cộng đồng tại xã Tràng Sơn, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn ............................................................................... 33 Hình 2.4. Mẫu phỏng vấn tại thị trấn Văn Quan và xã Tràng Sơn, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn ......................................................................................... 34 Hình 2.5. Phỏng vấn hộ gia đình tại xã Tràng Sơn và thị trấn Văn Quan, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn ............................................................ 35 Hình 3.1. Tỉ lệ hộ sử dụng nước sạch và nước chưa qua xử lý tại xã Tràng Sơn và thị trấn Văn Quan (huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn) ........................... 38 Hình 3.2. Chuẩn sai nhiệt độ (0C) trung bình năm (A) và nhiều năm (B) .............. 43 Hình 3.3. Thay đổi lượng mưa năm (%) thời kỳ 1958-2014 ................................... 44 Hình 3.4. Diễn biến độ ẩm, lượng mưa, số giờ nắng trung bình tại Lạng Sơn qua các năm từ 2005-2015 ............................................................................ 46 Hình 3.5. Xu thế biến động dòng chảy năm tại các trạm thủy văn ......................... 51 Hình 3.6. Xu thế biến động dòng chảy mùa kiệt tại các trạm thủy văn .................. 53 Hình 3.7. Nhu cầu sử dụng nước của các ngành tại huyện Văn Quan ................... 54 Hình 3.8. Mô hình Hệ thống nước tự chảy ............................................................. 62 Hình 3.9. Mô hình cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống nước tự chảy .... 62 Hình 3.10. Hệ thống cấp nước sạch tại xã Tràng Sơn, huyện Văn Quan (hạng mục bể nước/trụ bể và giếng khoan) ............................................. 64 ix Hình 3.11. Hệ thống cấp nước sạch tại xã Tràng Sơn, huyện Văn Quan (hạng mục hệ thống đồng hồ chia nước cụm hộ gia đình) .................... 64 Hình 3.12. Mô hình hệ thống thu hứng nước mưa .................................................. 64 Hình 3.13. Mô hình bể lọc dân gian ........................................................................ 65 Hình 3.14. Mô hình bể lọc cát sinh học .................................................................. 66 Hình 3.15. Bình lọc gốm ...................................................................................... ...67 x MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam được đánh giá là một trong số những quốc gia chịu hậu quả tác động nặng nề nhất của Biến đổi khí hậu (BĐKH). BĐKH tác động nghiêm trọng tới tất cả các vùng, miền, các lĩnh vực về tài nguyên, môi trường và kinh tế-xã hội, trong đó tài nguyên nước (TNN), nông nghiệp, y tế, sức khỏe, an ninh môi trường, v.v sẽ chịu tác động mạnh mẽ nhất. Trong những thập niên qua, việc khai thác tài nguyên nước và công tác phòng, chống tác hại do nước gây ra đã có những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, trong một thời gian dài chúng ta đã chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của nước đối với đời sống, sức khoẻ và môi trường, chưa chú trọng quản lý và bảo vệ tài nguyên nước, dẫn đến tài nguyên nước ở nước ta đã có những biểu hiện suy thoái cả về số lượng lẫn chất lượng; tình trạng ô nhiễm nguồn nước, thiếu nước, khan hiếm nước đã xuất hiện ở nhiều nơi và đang có xu hướng gia tăng; tình trạng sử dụng nước lãng phí, kém hiệu quả, thiếu quy hoạch, thiếu tính liên ngành còn khá phổ biến. Trong khi đó, nhu cầu dùng nước của các ngành kinh tế không ngừng gia tăng về số lượng và đòi hỏi cao hơn về chất lượng, cân bằng nước giữa cung và cầu nhiều lúc, nhiều nơi không bảo đảm và đã trở thành áp lực lớn đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong điều kiện dân số gia tăng, khí hậu toàn cầu diễn biến ngày một phức tạp. Tình hình đó đòi hỏi phải đổi mới mạnh mẽ và sâu sắc công tác quản lý tài nguyên nước. Chính vì vậy, Chiến lược Quốc gia về cấp nước và vệ sinh nông thôn đến năm 2020 và Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020 là những ưu tiên hàng đầu trong chương trình phát triển của chính phủ Việt Nam. Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, có dân số khoảng 751,200 người, diện tích tự nhiên là 8.320.8 km2 , địa hình khá phức tạp, trên 40% diện tích là đồi núi có độ dốc lớn hơn 25%. Lạng Sơn có khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm chịu ảnh hưởng trung bình từ 3-5 cơn bão, lượng mưa trung bình năm phổ biến từ 1200 mm -1600 mm. Mật độ lưới sông trung bình từ 0,6-1,2 km/km2, toàn tỉnh có 3 hệ thống sông chảy qua: sông Kỳ Cùng (hệ thống 1 sông Tây Giang); sông Thương, sông Hóa, sông Trung và sông Lục Nam (hệ thống sông Thái Bình); sông Phố cũ, sông Đồng Quy (thuộc hệ thống sông ngắn Quảng Ninh). Theo kết quả tính toán, đánh giá tiềm năng nguồn nước của Hội đồng Quốc gia Tài nguyên nước và các nghiên cứu có liên quan thì các hệ thống sông thuộc vùng Đông Bắc (Bắc Giang, Bắc Khê, Kỳ Cùng…) nói chung, cũng như tỉnh Lạng Sơn nói riêng có chỉ số tiềm năng nguồn nước và tỷ lệ dung tích trữ so với tổng lượng nước tự nhiên trên lưu vực lần lượt có điểm số là 5 và 3 trên tổng số 16 lưu vực sông được đánh giá điểm số và xếp hạng (nằm trong nhóm 5 lưu vực có điểm thấp nhất trong tổng số các lưu vực). Tổng lượng nước mặt nội sinh trong tỉnh Lạng Sơn khoảng 4,98 tỷ m3 và lượng nước quá cảnh khoảng 1,08 tỷ m3. Với đặc điểm địa lý là tỉnh nằm ở vị trí thượng nguồn của các con sông lớn nên Lạng Sơn ít được hưởng lợi từ nguồn nước quá cảnh. Hiện toàn tỉnh có mức đảm bảo cấp nước tự nhiên bình quân đầu người trên 8.000 m3/người/năm, thấp hơn so với mức bình quân của cả nước (9.608 m3/người/năm), đây là một trong những điểm hạn chế về tài nguyên nước của tỉnh. Mặt khác, do đặc điểm phân bố không đều theo không gian và thời gian của tài nguyên nước trong bối cảnh nhu cầu sử dụng nước cho các ngành kinh tế - xã hội không ngừng gia tăng cùng với các nguy cơ cao về ô nhiễm nguồn nước và những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu đang từng ngày làm suy giảm khả năng đáp ứng của nguồn nước, dẫn tới nguy cơ tiềm tàng là thiếu nước sạch cho các nhu cầu sản xuất và đời sống; thiếu nguồn nước để đảm bảo duy trì hệ sinh thái thủy sinh và bảo tồn đa dạng sinh học; ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân và sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn, (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn, 2015) Tính đến nay, toàn tỉnh có gần 5,000 công trình cấp nước sinh hoạt, trong đó bao gồm cả giếng đào, giếng khoan, bể chứa nước tập trung... để cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân. Tỉnh Lạng Sơn đã dành trên 31 tỷ đồng cho chương trình Mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn năm 2014 và trên 48 tỷ đồng để đầu tư xây mới, nâng cấp các công trình nước sạch vệ sinh môi trường vào năm 2015. Tuy nhiên, việc đầu tư mới dừng lại ở việc tìm ra nguồn nước, còn xác định trữ lượng, chất lượng và định hướng khai thác, bàn giao cho địa phương quản lý, mức độ đầu tư cho công tác cấp nước sạch đến người dân là rất ít. Trong 11 huyện, thành phố của tỉnh, trừ thành phố Lạng Sơn với khoảng 75% dân 2 số được cấp nước, còn lại tỷ lệ người được hưởng nước sạch rất khác nhau, trong đó cao nhất là huyện Cao Lộc đạt 37% và thấp nhất là huyện Văn Quan chỉ đạt 21%. Trong bối cảnh tác động của BĐKH ngày càng gia tăng, những giải pháp can thiệp mà tỉnh Lạng Sơn đang áp dụng đòi hỏi phải được đầu tư kinh phí lớn và cần nhiều thời gian. Vì vậy, vấn đề đặt ra là có giải pháp/cách thức nào chủ động và khả thi để có thể bảo đảm sử dụng TNN bền vững trong bối cảnh của biến đổi khí hậu? Phải chăng, trong hiện tại và tương lai, tỉnh Lạng Sơn nói chung cũng như huyện Văn Quan sẽ phải ưu tiên nhiều hơn cho cách ứng xử “thích ứng”, tận dụng các cơ hội, nguồn lực tại chỗ, trong đó cộng đồng được coi là nguồn nhân lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, quản lý tài nguyên nước và thích ứng với BĐKH tại mỗi địa phương? Xuất phát từ những lý do trên, học viên chọn đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại huyện Văn Quan, Lạng Sơn: nghiên cứu thí điểm tại thị trấn Văn Quan và xã Tràng Sơn. Nghiên cứu được thực hiện chủ yếu ở một thị trấn có đông dân cư và một xã vùng sâu vùng xa đặc biệt khó khăn với mong muốn đánh giá hiện trạng khai thác TNN và tác động của BĐKH đến TNN trong tương lai tại huyện Văn Quan thuộc khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam. Qua đó, sẽ đưa ra được những kiến nghị, đề xuất giải pháp sử dụng nguồn nước cho phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế -xã hội bền vững lâu dài. Đề tài đề xuất phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của tỉnh Lạng Sơn (Ban hành theo Quyết định số 545/QĐ-TTg ngày 09/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ), Quy hoạch tài nguyên nước của tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1380/QĐ-UBND ngày 10/8/2015 của UBND tỉnh Lạng Sơn) và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2016-2020 của huyện Văn Quan (ban kèm theo Nghị quyết số 06/2015/NQ-HĐND ngày 18/12/2015). Mục tiêu nghiên cứu 2. - Đánh giá được hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước của huyện Văn Quan (tỉnh Lạng Sơn); 3 - Đánh giá được tác động của BĐKH đối với tài nguyên nước tại địa bàn nghiên cứu; và - Đề xuất được các giải pháp thích hợp về quản lý và sử dụng tài nguyên nước trong bối cảnh BĐKH theo hướng phát triển xanh; Nhiệm vụ nghiên cứu 3. Nội dung 1 : Đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng nước của huyện Văn Quan, thực hiện thí điểm tại thị trấn Văn Quan và xã Tràng Sơn Nghiên cứu sẽ đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước mặt của ba lĩnh vực chính của thị trấn Văn Quan và xã Tràng Sơn: sinh hoạt, nông lâm nghiệp, công nghiệp/tiểu thủ công nghiệp và các dịch vụ khác; xác định tình trạng khan hiếm nước sinh hoạt và sản xuất hiện tại của các nhóm dễ bị tổn thương và chỉ ra đến năm 2020 nhu cầu sử dụng nước sẽ vượt quá sức cung sẵn có và hệ thống hiện nay chỉ có thể đáp ứng chưa đến 50% lượng cung cần thiết vào năm 2020. Nội dung 2 : Đánh giá tác động của BĐKH đối với tài nguyên nước tại địa bàn nghiên cứu Phân tích thông tin thứ cấp (rà soát và phân tích báo cáo, số liệu) về khí hậu trong quá khứ, sau đó so sánh với hiện tại (báo cáo, nghiên cứu khoa học…), sử dụng kịch bản BĐKH để dự tính cho tương lai; tham vấn ý kiến cộng đồng (phỏng vấn nhóm mục tiêu) và thực hiện phỏng vấn sâu các cán bộ địa phương cấp tỉnh, huyện, xã và hộ gia đình để có được cái nhìn đa chiều trong các vấn đề liên quan tới BĐKH. Nội dung 3 : Đề xuất các giải pháp về quản lý và sử dụng tài nguyên nước trong bối cảnh BĐKH theo hướng phát triển xanh Dựa trên kết quả của nội dung 1 và 2, đề xuất các nhóm giải pháp phù hợp với thể chế, hệ thống, tác nhân và nguồn lực của địa phương. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên nước mặt trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Theo đó, đối tượng khảo sát là: - Hệ thống : Nghiên cứu sẽ xem xét các hệ sinh thái và hệ thống hạ tầng phục vụ cho tiếp cận với nguồn nước sạch của huyện Văn Quan (tỉnh Lạng Sơn). 4 - Tác nhân : Trong quá trình nghiên cứu sẽ có sự tương tác, học hỏi và chia sẻ với các tổ chức, cá nhân có hoạt động phụ thuộc vào nguồn nước cấp (từ các hộ gia đình, cơ quan, nhà máy, khách sạn…) nhằm nâng cao nhận thức và xác định chiến lược về nhu cầu để tăng cường khả năng thích ứng của những tác nhân và thể chế này. - Thể chế : Nghiên cứu sẽ phân tích thể chế, chính sách hiện có quá trình ra quyết định và tính linh hoạt trong quản lý. 4.2. Phạm vi nghiên cứu a. Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại thị trấn Văn Quan và xã Tràng Sơn, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn. b. Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 6/2016 đến tháng 12/2017. Thời gian của chuỗi số liệu: trong vòng 40 năm trở lại đây. c. Phạm vi chuyên môn: - Biến đổi khí hậu: được phân tích dựa trên các biểu hiện chính: nhiệt độ trung bình năm và tính bất thường của thời tiết tăng; Diễn biến BĐKH được phân tích từ quá khứ (40 năm trở lại đây), hiện tại và trong tương lai. - Đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước trong sinh hoạt, phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ khác; đánh giá tác động của BĐKH đối với TNN tại địa bàn nghiên cứu; đánh giá năng lực thích ứng thể hiện qua các nguồn lực, chính sách và tổ chức. - Giải pháp thích ứng về quản lý và sử dụng TNN trong bối cảnh BĐKH theo hướng phát triển xanh, tập trung vào các giải pháp có sự tham gia của cộng đồng. 5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 5.1. Câu hỏi nghiên cứu - Đặc điểm hiện trạng khai thác và sử dụng TNN phục vụ cho sinh hoạt, nông lâm nghiệp, công nghiệp/tiểu thủ công nghiệp và các dịch vụ khác tại địa bàn nghiên cứu là gì? Các vấn đề nổi cộm liên quan đến hiện trạng phân bổ nguồn nước là gì? - Các nguy cơ tác động của Biến đổi khí hậu đến nguồn nước như thế nào? - Những giải pháp sử dụng bền vững TNN nào phù hợp với bối cảnh BĐKH tại địa phương? (Về nguồn lực, tác nhân, hệ thống, thể chế?) 5 5.2. Giả thuyết nghiên cứu BĐKH đang ngày càng hiện hữu và tác động rõ rệt tới tài nguyên nước ở huyên Văn Quan. Nếu sử dụng cách tiếp cân hệ thống, liên ngành và kết hợp Trên xuống – Dưới lên thì có thể đánh giá được tác động của BĐKH tới tài nguyên nước và nguồn lực ứng phó của địa phương, và theo đó có thể đề xuất được những giải pháp sử dụng bền vững TNN trong bối cảnh BĐKH trong tương lai cho địa bàn nghiên cứu. 6. Ý nghĩa của Luận văn 6.1. Ý nghĩa khoa học Đóng góp vào sự phát triển cách tiếp cận hệ thống, liên ngành/dựa trên hệ sinh thái trong ứng phó với BĐKH nhằm phát triển bền vữngtài nguyên nước ở một địa bàn miền núi, vùng sâu vùng xa. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Các kết quả của đề tài góp phần vào phát triển bền vững tài nguyên nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay của địa phương và các vùng miền có điều kiện tương tự. 7. Cấu trúc của luận văn PHẦN MỞ ĐẦU: lý do chọn đề tài, mục tiêu, đối tượng, phạm vi, câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu, ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Chương 1. Tổng quan tài liệu Chương 2. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 6 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC Trong Chương này Luận văn tổng quan các tài liêu liên quan tới các nội dung: i) Tác động của BĐKH tới tài nguyên nước; ii) Quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng; iii) Thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng; iv) Hệ sinh thái -xã hội và cách tiếp cận dựa trên hệ sinh thái; v) tổng quan khu vực nghiên cứu. 1.1. Một số khái niệm Những khái niệm chính được lựa chọn và phân tích có mối liên hệ logic và hệ thống với nhau nhằm tập trung giải quyết các nội dung nghiên cứu của luận văn. - Biến đổi khí hậu (climate change): sự biến đổi về trạng thái của khí hậu có thể được nhận biết qua sự biến đổi trong giá trị trung bình và/hoặc sự biến đổi thuộc tính của nó, được duy trì trong thời gian dài, điển hình là vài thập kỷ hoặc lâu hơn. Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hệ thống khí hậu hoặc do tác động thường xuyên của con người, đặc biệt tăng hiệu ứng nhà kính làm thay đổi thành phần cấu tạo của khí quyển (IPCC, 2012, trang 450). - Giảm nhẹ BĐKH (mitigation of climate change): là sự can thiệp của con người làm giảm nguồn và cải thiện bể chứa các khí nhà kính. Giảm nhẹ là việc giảm tốc độ của biến đổi khí hậu thông qua việc quản lý các tác nhân của nó (phát thải khí nhà kính từ quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, từ nông nghiệp, từ thay đổi sử dụng đất, từ sản xuất xi măng, v.v) (IPCC, 2012 trang 36). - Khả năng chống chịu (resilience): là khả năng của một hệ thống và các hợp phần của nó có thể phán đoán, hấp thụ, điều chỉnh và vượt qua những ảnh hưởng của một hiện tượng nguy hiểm một cách kịp thời và hiệu quả kể cả khả năng giữ gìn, hồi phục và tăng cường các cấu trúc và chức năng cơ bản quan trọng của hệ thống đó (IPCC, 2012 trang 34, Trương Quang Học, 2013). - Năng lực thích ứng (aqdaptive capacity): Sự kết hợp của tất cả các điểm mạnh, thuộc tính, và nguồn lực sẵn có cho một cá nhân, cộng đồng, xã hội, hoặc tổ chức có thể được sử dụng để chuẩn bị và thực hiện các hành động để giảm tác động xấu, giảm thiệt hại hoặc tận dụng các cơ hội có lợi. Năng lực thích ứng đề cập đến khả năng dự đoán và thay đổi cơ cấu, chức năng, hoặc tổ chức để tồn tại tốt hơn trước các hiểm họa (IPCC, 2012 trang 72). 7 - Tính dễ bị tổn thương (vulnerability): đề cập đến khuynh hướng của các yếu tố nhạy cảm với hiểm họa như con người, cuộc sống của họ, tài sản bị ảnh hưởng bất lợi khi bị tác động bởi những các hiểm họa (IPCC, 2012 trang 69). Tính dễ bị tổn thương là kết quả của nguồn tài lực xã hội, điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, thể chế, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện môi trường và các quy trình (IPCC, 2012 trang 31). - Thích ứng với BĐKH (adaptation to climate change): sự điều chỉnh trong hệ thống tự nhiên hoặc nhân tạo để ứng phó với các tác nhân khí hậu hiện tại và tương lai, như làm giảm (những) thiệt hại hoặc tận dụng các cơ hội có lợi (IPCC, 2007, IPCC 2012 trang 36). - Hệ sinh thái (ecosystem): một tổ hợp hoạt động của quần xã thực vật, động vật, vi sinh vật, và các điều kiện môi trường vô sinh xung quanh trong sự tương tác lẫn nhau như một đơn vị chức năng thông qua các dòng năng lượng và các chu trình vật chất (Trương Quang Học, 2008b, 2011c, 2013). - Hệ sinh thái - xã hội (Socio-ecological system): một biến thể của hệ sinh thái nhân văn, nhấn mạnh yếu tố xã hội của loài người và được định nghĩa khái quát là một hệ gồm cả con người và tự nhiên, một đơn vị Sinh - Vật - Địa và các yếu tố xã hội, thể chế kèm theo. Hệ sinh thái - xã hội là hệ thống phức tạp nhất, trong đó, tùy theo góc độ và phạm vi nghiên cứu mà các đặc trưng khác nhau được nhấn mạnh. - Tài nguyên nước: Theo “Thuật ngữ thuỷ văn và môi trường nước”, tài nguyên nước là lượng nước trên một vùng đã cho hoặc lưu vực, biểu diễn ở dạng nước có thể khai thác (nước mặt và nước dưới đất) mà con người sử dụng hoặc có thể sử dụng vào những mục đích khác nhau. TNN bao gồm tài nguyên nước ngọt (nước mặt, dòng chảy ngầm, nước ngầm) và tài nguyên nước mặn (tài nguyên biển). - Nước mặt: bao gồm nước lưu thông hoặc chứa trên bề mặt lục địa. Nước mặt có nguồn gốc từ lớp nước dưới sâu mà sự xuất hiện của nó tạo nên các sông, suối, ao, hồ.. Chúng được hợp lại thành dòng nước đặc trưng bằng một mặt tiếp xúc nước – khí quyển và chuyển động với tốc độ đáng kể. Nước mặt có thể được chứa vào các bể chứa tự nhiên ( sông, ao, hồ..) hoặc nhân tạo ( các đập nước) được đặc trưng bằng bề mặt trao đổi nước – khí quyển, hầu như bất động có chiều sâu đáng kể và thời gian dừng lại khá lớn. Việc dự trữ nước mặt tại các bể chứa, đập để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau trong đó có xử lý nước sinh hoạt. 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan