Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu đề xuất giải pháp đảm bảo an ninh môi trường xã hà thượng, huyện đại ...

Tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp đảm bảo an ninh môi trường xã hà thượng, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên

.PDF
88
83
138

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH *** *** *** ĐINH HOÀNG ANH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH MÔI TRƢỜNG XÃ HÀ THƢỢNG, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS) Hà Nội - 2019 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH *** *** *** ĐINH HOÀNG ANH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH MÔI TRƢỜNG XÃ HÀ THƢỢNG, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Quản trị An ninh phi truyền thống Mã số: 8900201.05QTD LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS) NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ HOÀNG HÀ Hà Nội - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Hà Nôi, ngày … tháng … năm …. Học viên Đinh Hoàng Anh i LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học cao học và làm luận văn tốt nghiệp, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn giúp đỡ quý báu của các thầy cô trong Khoa Quản trị và Kinh doanh - Đại học Quốc gia Hà Nội. Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Khoa và các thầy cô đã tận tình giảng dạy trong quá trình theo học. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Hoàng Hà đã rất tận tình quan tâm, hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Tôi xin cảm ơn Đề tài “Nghiên cứu sự tích lũy kim loại nặng trong thực vật xung quanh khu mỏ đa kim Núi Pháo, tỉnh Thái Nguyên” (Mã số 105.992017.313) do Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) tài trợ đã cho phép sử dụng thông tin, dữ liệu và kết quả nghiên cứu của đề tài để thực hiện luận văn. Cùng với sự giúp đỡ từ nhiều phía, tôi cũng đã rất nỗ lực để hoàn thành luận văn một cách tốt nhất nhưng do những hạn chế nhất định về kiến thức, thời gian, thông tin nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự cảm thông, đóng góp và bổ sung của các thầy cô và bạn đọc để luận văn hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................. v DANH MỤC BẢNG .................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH .................................................................................... vii MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ AN NINH MÔI TRƢỜNG ..... 6 1.1. Tổng quan về an ninh môi trƣờng ........................................................ 6 1.1.1. Khái niệm chung về an ninh phi truyền thống:...................................... 6 1.1.2. An ninh môi trường............................................................................... 7 1.2. Tổng quan về an ninh môi trƣờng khu vực khai thác và chế biến khoáng sản .................................................................................................. 11 1.2.1. Khái niệm về khoáng sản, mỏ khoảng sản .......................................... 11 1.2.2. Ảnh hưởng của việc mất an ninh môi trường khu vực khai thác khoáng sản................................................................................................................ 12 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG AN NINH MÔI TRƢỜNG XÃ HÀ THƢỢNG ................................................................................................... 19 2.1. Giới thiệu chung về xã Hà Thƣợng .................................................... 19 2.1.1 Đặc điểm về kinh tế xã hội .................................................................. 21 2.1.2 Hoạt động khai thác khoảng sản tại khu mỏ Núi Pháo ........................ 22 2.2. Tiêu chí đánh giá an ninh môi trƣờng xã Hà Thƣợng ....................... 24 2.3. Đặc điểm đối tƣợng tham gia khảo sát ............................................... 29 2.4. Đánh giá định tính các tiêu chí an ninh môi trƣờng xã Hà Thƣợng . 32 2.4.1. Đánh giá mức độ an toàn, ổn định môi trường và phát triển bền vững 32 2.4.2. Đánh giá chi phí liên quan đến đảm bảo an ninh môi trường ............. 45 2.4.3. Đánh giá chung hiện trạng an ninh môi trường xã Hà Thượng .......... 51 iii CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN NINH MÔI TRƢỜNG XÃ HÀ THƢỢNG .................................................................... 57 3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ....................................................................... 57 3.2. Giải pháp góp phần đảm bảo an ninh môi trƣờng xã Hà Thƣợng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ............................................................... 59 3.2.1. Nhóm giải pháp về chính sách, quản lý............................................... 59 3.2.2. Nhóm giải pháp về tuyên truyền, giáo dục .......................................... 61 3.2.3. Giải pháp nguồn vốn và đầu tư ........................................................... 61 3.2.4. Nhóm giải pháp về khoa học – công nghệ ........................................... 62 KẾT LUẬN ................................................................................................. 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 69 PHỤ LỤC 1................................................................................................... 1 iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ÔNMT Ô nhiễm môi trường ANQG An ninh quốc gia PTBV ANPTT ANTT Phát triển bền vững An ninh phi truyền thống An ninh truyền thống ANMT LHQ BĐKH BTNMT An ninh môi trường Liên Hợp Quốc Biến đổi khí hậu Bộ Tài nguyên môi trường DN Doanh nghiệp NLĐ UBND Người lao động Uỷ ban nhân dân QCVN KLN Quy chuẩn Việt Nam Kim loại nặng BYT Bộ Y tế BVMT Cd As Bảo vệ môi trường Cadimi Asen Pb Zn Chì Kẽm v DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 So sánh an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống ............... 6 Bảng 1.2 Tỷ lệ mắc một số bệnh thường gặp ở người trưởng thành sống quanh khu vực khai thác mỏ Thái Nguyên ................................................... 15 Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2012 tại xã Hà Thượng...................... 20 Bảng 2.2. Bảng xây dựng tiêu chí đánh giá hiện trạng an ninh môi trường xã Hà Thượng ................................................................................................... 24 Bảng 2.3. Ước tính lượng ô nhiễm khí thải do đốt nhiên liệu và nổ mìn trong các hoạt động khai thác mỏ tuyển của Núi Pháo ........................................... 39 Bảng 2.4 Đánh giá định lượng thực trạng an ninh môi trường xã Hà Thượng ..................................................................................................................... 52 Bảng 3.1 Một số loài thực vật có khả năng tích luỹ kim loại nặng cao........................................................................................................................ 66 Bảng 3.2 Một số loài thực vật cho sinh khối nhanhcó thể sử dụng để xử lý kim loạị nặng trong đất............................................................................................... vi 67 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Giới tính của người tham gia phỏng vấn ....................................... 30 Hình 2.2. Trình độ học vấn của người tham gia phỏng vấn .......................... 30 Hình 2.3. Độ tuổi của người tham gia phỏng vấn ......................................... 31 Hình 2.4. Nghề nghiệp của người tham gia phỏng vấn ................................. 31 Hình 2.5. Nguồn nước sử dụng cho ăn uống tại các hộ gia đình được phỏng vấn ............................................................................................................... 32 Hình 2.6. Hàm lượng Cd trong đất nông nghiệp xã Hà Thượng (mg/kg) ...... 33 Hình 2.7. Hàm lượng As trong đất nông nghiệp xã Hà Thượng (mg/kg) ...... 33 Hình 2.8. Hàm lượng Pb trong đất nông nghiệp xã Hà Thượng (mg/kg) ...... 34 Hình 2.9. Hàm lượng Zn trong đất nông nghiệp xã Hà Thượng (mg/kg) ...... 34 Hình 2.10. Số hộ đánh giá mức độ hài lòng về chất lượng môi trường đất .... 35 Hình 2.11. Số hộ đánh giá mức độ hài lòng về chất lượng nước uống .......... 36 Hình 2.12. Số hộ đánh giá mức độ hài lòng về chất lượng nước sinh hoạt .... 37 Hình 2.13. Số hộ đánh giá mức độ hài lòng về chất lượng nước tưới tiêu ..... 37 Hình 2.14. Số hộ đánh giá hệ thống xử lý nguồn nước ................................. 38 Hình 2.15. Số hộ đánh giá mức độ hài lòng về chất lượng không khí ........... 40 Hình 2.16. Số hộ đánh giá mức độ hài lòng về chất thải rắn ......................... 40 Hình 2.17. Số hộ đánh giá mức độ ổn định môi trường đất ........................... 41 Hình 2.18. Số hộ đánh giá mức độ ổn định môi trường nước........................ 42 Hình 2.19. Số hộ đánh giá mức độ ổn định môi trường khí .......................... 42 Hình 2.20. Số hộ đánh giá mức độ ổn định lượng phát thải chất thải rắn ...... 43 Hình 2.21. Số hộ đánh giá khả năng tiếp cận nguồn nước sạch..................... 43 Hình 2.22. Số hộ đánh giá chính sách chiến lược đảm bảo an ninh môi trường của địa phương ............................................................................................. 44 Hình 2.23. Số hộ đánh giá tiềm lực đảm bảo an ninh môi trường ................. 45 Hình 2.24. Số hộ đánh giá chi phí quản lý môi trường .................................. 46 vii Hình 2.25. Số hộ đánh giá chi phí quan trắc và xử lý môi trường ................. 46 Hình 2.26. Số hộ đánh giá chi phí mất khi ô nhiễm môi trường đất .............. 47 Hình 2.27. Số hộ đánh giá chi phí mất khi ô nhiễm môi trường nước ........... 47 Hình 2.28. Số hộ đánh giá chi phí mất khi ô nhiễm môi trường khí .............. 48 Hình 2.29. Số hộ đánh giá chi phí mất do phát thải chất thải rắn .................. 48 Hình 2.30. Số hộ đánh giá chi phí mất khi xảy ra xung đột giữa người dân và chính quyền về môi trường ........................................................................... 49 Hình 2.31. Số hộ đánh giá chi phí mất khắc phục ô nhiễm môi trường đất ... 49 Hình 2.32. Số hộ đánh giá chi phí mất khắc phục ô nhiễm môi trường nước 50 Hình 2.33. Số hộ đánh giá chi phí mất khắc phục ô nhiễm môi trường khí ... 50 Hình 2.34. Số hộ đánh giá chi phí mất khắc phục ô nhiễm môi trường ......... 51 Hình 2.35. Số hộ đánh giá chi phí giải quyết xung đột giữa người dân và chính quyền về vấn đề môi trường................................................................ 51 Hình 3.1 Sơ đồ hệ thống xử lý hệ thống nước ngầm hộ gia đình....................69 viii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Đảm bảo an ninh môi trường từ trước đến nay vẫn luôn là vấn đề quan tâm của toàn thế giới, cần sự hợp tác chia sẻ giữa các quốc gia. An ninh môi trường là một trong những nguy cơ lớn đe dọa an ninh con người và an ninh quốc gia. Việc đảm bảo an ninh môi trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng đảm bảo an ninh quốc gia trong thời đại mới, đặc biệt trong bối cảnh biến động toàn cầu. Tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên khoáng sản nói riêng có đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội. Một số mỏ khoáng sản lớn có thể thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo việc làm cho người dân khu vực, doanh thu cho chính phủ, thu nhập ngoại hối, thúc đẩy các ngành khác phát triển. Tuy nhiên, việc khai thác khoáng sản đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, hệ sinh thái, sức khỏe người dân địa phương cũng như sự phát triển bền vững. Hiện nay, cả nước có tới hơn 5000 quặng tụ, tụ khoáng của 60 loại khoáng sản khác nhau, tuy nhiên phần lớn có trữ lượng vừa và nhỏ. Thái Nguyên là một tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối phong phú với 34 loại hình khoáng sản, phân bố tập trung ở các huyện Đồng Hỷ, Võ Nhai, Phú Lương, Đại Từ. Mỏ đa kim Núi Pháo (W-F-Cu-Au-Bi) là mỏ có trữ lượng vonfram lớn thứ hai thế giới. Năm 2004, công ty Núi Pháo được thành lập và được cấp giấy phép khai thác vào năm sau đó; trong đó tỷ lệ % nắm giữ của Tibron Canada và Việt Nam tương ứng là 70% và 30%. Cuối tháng 4/2013, dự án khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo hoàn thành và đi vào sản xuất. Ngay sau đó, Masan Group đã ký thỏa thuận với Tập đoàn H.C. Starck - doanh nghiệp chế biến khoáng sản công nghiệp hàng đầu của Đức, thành lập Công ty TNHH Tinh luyện Vonfram Núi Pháo - H.C. Starck. Hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản tại khu mỏ Núi Pháo một mặt đã tạo ra 1 nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương, thu nhập cho tỉnh, và nhà nước; tuy nhiên, hoạt động này cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề môi trường, sinh thái và sức khỏe của người dân địa phương. Hà Thượng là xã bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản khu mỏ Núi Pháo. Do đó, việc đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp đảm bảo an ninh môi trường xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên là một trong những ưu tiên hàng đầu của địa phương hiện nay. Chính vì vậy, học viên đã lựa chọn “Nghiên cứu đề xuất giải pháp đảm bảo an ninh môi trường xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Các khía cạnh an ninh môi trường đã được đề cập đến trong một số nghiên cứu trên thế giới. Hertel và Baldos (2016) thông qua nghiên cứu của mình đã đánh giá vai trò của đảm bảo an ninh môi trường trong kỷ nguyên toàn cầu hóa. Penn và nnk (2017) đã thể hiện rõ vai trò của an ninh nguồn nước gắn liền với quan hệ ngoại giao cũng như các xung đột và phát triển tại các nước Nam Á. Grenade và nnk (2016) đã làm sáng tỏ mối quan hệ giữa nguồn nước năng lượng và lương thực từ đó cho chúng ta thấy vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh môi trường. Bên cạnh đó, nghiên cứu khác cũng đã đề xuất các giải pháp đảm bảo an ninh môi trường ven biển khu vực Địa Trung Hải (Obhodas và nnk, 2010). Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến vấn đề khai thác và chế biến khoáng sản như nghiên cứu tại khu mỏ (Zhuang và nnk, 2014) về môi trường đất nông nghiệp gần các mỏ ở phía Nam Trung Quốc. Trong nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra tác động của hoạt động khai thác mỏ ảnh hưởng đến ô nhiễm kim loại nặng trong đất nông nghiệp. Nghiên cứu của Jo và Koh (2004) cũng cho kết quả về mức độ tích lũy kim loại nặng trong đất do ô nhiễm nước thải, và đặc biệt các khu vực gần khu vực khai thác khoáng sản thì mức độ nhiễm kim loại nặng càng cao. Nghiên cứu của Qu và nnk (2012) tại mỏ Pb-Zn ở Giang Tô cho thấy mức độ 2 nhiễm kim loại nặng trong rau và cây trồng mọc xung quanh khu mỏ, từ đó tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân quanh khu vực khai thác khoáng sản. Tại Việt Nam, một số nghiên cứu đã được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng môi trường và một số tác động đến sức khỏe liên quan đến hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản. Trần Viết Khanh (2005) nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản đến du lịch sinh thái ở lưu vực Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. Phạm Hồng Hạnh (2012) nghiên cứu những vấn đề môi trường đã, đang và sẽ nảy sinh do hoạt động mỏ kẽm chì Làng Hích, Thái Nguyên. Hoàng Thị Mai Anh (2014) nghiên cứu xử lý ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường đất bằng cây sậy tại một số khu vực khai thác khoáng sản tỉnh Thái Nguyên. Hà Xuân Sơn (2015) nghiên cứu áp dụng giải pháp can thiệp giảm thiểu ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sức khỏe cộng đồng dân cư xung quanh xí nghiệp kẽm chì Làng Hích, Thái Nguyên. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa và Nông Thanh Sơn (2003) nghiên cứu hàm lượng Pb - As trong môi trường và trong máu của người sống tiếp giáp với khu chế biến kim loại màu Thái Nguyên. Các nghiên cứu trên mới chỉ đề cập đến hiện trạng môi trường mà chưa có nghiên cứu nào được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng an ninh môi trường khu vực khai thác và chế biến khoáng sản dựa theo phương trình quản trị an ninh phi truyền thống, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo an ninh môi trường tại khu vực này. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Tổng quan các vấn đề lý luận về an ninh môi trường đặt trong vấn đề an ninh phi truyền thống. - Đánh giá hiện trạng an ninh môi trường xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất một số giải pháp góp phần đảm bảo an ninh môi trường xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. 3 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: các hoạt động quản trị an ninh môi trường tại xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Không gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu tại các xóm (3,6,7,8 và 9) thuộc xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp từ Nhà máy Núi Pháo. Thời gian nghiên cứu: Luận văn tập trung thu thập, nghiên cứu và sử dụng các dữ liệu liên quan đến công tác đảm bảo an ninh môi trường tại địa phương và thực hiện khảo sát năm 2018. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu, số liệu: Trên cơ sở mã hóa các thông tin, dữ liệu thu được (an ninh môi trường, báo cáo kinh tế - xã hội xã Hà Thượng, niên giám thống kê huyện Đại Từ…), tác giả sẽ sắp xếp phân loại các dữ liệu theo từng chủ đề, vấn đề. Các thông tin thu được là cơ sở để xây dựng cơ sở lý luận, đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp đảm bảo an ninh môi trường khu vực nghiên cứu. Phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp này được thực hiện vào tháng 2/ 2019 tại xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, bao gồm 2 phương pháp: phỏng vấn sâu và phỏng vấn bằng bảng hỏi. Phỏng vấn sâu được thực hiện đối với cán bộ quản lý cấp xã và một số hộ gia đình. Phỏng vấn bằng bảng hỏi được thực hiện vào tháng 2/2019 đối với 50 hộ gia đình thuộc khu vực nghiên cứu. Tổng số phiếu được thực hiện tại xã Hà Thượng là 50 phiếu, phân bổ theo các xóm. Nội dung phiếu phỏng vấn bao gồm 2 phần như sau (Phụ lục 1): - Phần 1: Thông tin về cá nhân đối tượng được phỏng vấn (tên tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp hiện tại, kinh tế hô gia đình, nguồn nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt); 4 - Phần 2: Một số thông tin nhằm đánh giá hiện trạng an ninh môi trường xã Hà Thượng (đánh giá công tác đảm bảo an toàn, ổn định và phát triển bền vững, đánh giá chi phí đảm bảo an ninh môi trường, ý kiến đóng góp của các hộ dân cho công tác đảm bảo an ninh môi trường xã). Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu môi trường: Một số mẫu đất và mẫu nước được thu thập tại khu vực nghiên cứu nhằm đánh giá sơ bộ hiện trạng môi trường phục vụ đánh giá hiện trạng an ninh môi trường. Các mẫu được phân tích, xác định hàm lượng kim loại nặng bằng phương pháp Quang phổ Hấp thụ Nguyên tử (AAS, Agilent 240FS). Các mẫu được thực hiện tại Phòng thí nghiệm trọng điểm Địa môi trường và Ứng phó Biến đổi khí hậu, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Một số mẫu kiểm định được thực hiện bằng thiết bị ICP-OES (PerkinElmer, 5300DV) tại Viện Khoa học và Công nghệ Gwangju, Hàn Quốc (GIST). Phương pháp xử lý dữ liệu: các số liệu, dữ liệu thu thập từ khu vực nghiên cứu, số liệu phân tích môi trường, phiếu phỏng vấn được nhập, mã hóa và xử lý trong Excel. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần giới thiệu nghiên cứu, lời cam đoan, lời cảm ơn, mục lục, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu, hình vẽ, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Nhận thức chung về an ninh môi trường Chương 2: Thực trạng an ninh môi trường xã Hà Thượng Chương 3: Giải pháp góp phần đảm bảo an ninh môi trường xã Hà Thượng 5 CHƢƠNG 1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ AN NINH MÔI TRƢỜNG 1.1. Tổng quan về an ninh môi trƣờng Tại Việt Nam, Luật An ninh quốc gia năm 2004 (32/2004/QH11) đã xác định An ninh Quốc gia (ANQG) của nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là sự bất khả xâm phạm độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Nội dung cơ bản của ANQG là lấy nhà nước làm trung tâm và loại bỏ các mối đe dọa liên quan đến nó. Trong những năm gần đây thì ANQG đã được mở rộng không chỉ còn xoay quanh vấn đề nhà nước mà nó đã được mở rộng ra bao gồm cả con người lấy con người làm trung tâm như an ninh môi trường, an ninh lương thực an ninh nguồn nước.... đây là các lĩnh vực thuộc ANPTT. Các vấn đề về ANPTT có mối quan hệ mật thiết với ANTT vì nó có thể chuyển hóa thành ANTT. 1.1.1. Khái niệm chung về an ninh phi truyền thống: Bảng 1.1 so sánh an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống AN NINH PHI AN NINH TRUYỀN ĐIỂM CHUNG ĐIỂM MỚI TRUYỀN THỐNG THỐNG ANTT ANTT-ANPTT ANPTT ANPTT TT 1 Khái Là an ninh quốc Là an ninh của Mối quan hệ Khái niệm gia. nhà nước, con biện chứng niệm mới cơ Cách tiếp cận lấy người và doanh Hai mặt của khi hội bản nhà nước làm trung tâm. nghiệp Cách tiếp cận lấy 1 đồng xu nhập toàn cầu Mối quan hệ biện chứng Phát triển theo xu con người làm trung tâm 2 Mục tiêu Ổn định và PTBV của nhà Ổn định và PTBV của nhà chính nước, chế độ, độc nước, con người 6 thế hội AN NINH PHI AN NINH TRUYỀN ĐIỂM CHUNG ĐIỂM MỚI TRUYỀN THỐNG THỐNG ANTT ANTT-ANPTT ANPTT ANPTT TT 3 lập, chủ quyền (cộng đồng) và nhập toàn thống nhất lãnh thổ doanh nghiệp cầu Nhà nước Nhà nước Mối quan hệ Đổi mới thể Con người/Cộng biện chứng nhận thức chính đồng Chủ Doanh nghiệp 4 Công Quân đội Sức mạnh & Mối quan hệ cụ chính Công An Dân quân tự vệ nguồn lực NN Sức mạnh, nguồn biện chứng lực c.đồng Sức mạnh & nguồn lực DN 5 Tác Sự tồn tại của Quốc tế (*VD: Mối quan hệ động trực tiếp Đảng cầm quyền và thể chế nhà nước do Đảng An ninh mạng...) Khu vực (*VD Đói, dịch bệnh..) biện chứng Dialectical Relationship cầm quyền quyết định NN(* tùy tình huống ) Interdependent Con người/Cộng đồng relatiopship Doanh nghiệp Nguồn: Nguyễn Văn Hưởng và nnk, 2015 1.1.2. An ninh môi trường Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam năm 2014 (55/2014/QH13): “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”. 7 An ninh môi trường (ANMT) trong những năm trở lại đây đã được rất nhiều học giả cũng như chính quyền trên thế giới quan tâm. Năm 1972 vấn đề ANMT được đưa vào Chương trình Nghị sự Quốc tế tại Hội nghị Liên Hợp Quốc (LHQ) tại Stockholm (Thụy Điển). Đại hội đồng LHQ lần đầu tiên đề cập tới khái niệm ANMT vào năm 1987 trong một văn bản chính thức: “Quản lý nguồn tài nguyên không hợp lý, lãng phí đều uy hiếp đối với an ninh. Sự biến đổi tiêu cực của môi trường đang uy hiếp đối với sự phát triển… trở thành nguyên nhân của các căng thẳng và tiêu cực xã hội, ảnh hưởng đến nhân loại như đói nghèo, mù chữ, dịch bệnh…”. Năm 1977, Cg LHQ lần đầu tiên đề cập tới khái niệm ANMT vào năm 198m Môi trường đầu tiên trên thế giới nghiên cứu mối liên hệ giữa môi trường và an ninh. Uăm 1977, Cg LHQ lần đầu tiên đề cập tới khái niệm ANMT vào năm 198m Môi trường đầu tiên trên thế giới nghiên cứu mối liên hệ giữa môi trường và an ninh.y hiếp đối với a Đăm 1977, Cg LHQ lần đầu tiên đề cập tới khái niệm ANMT vào năm 198m Môi trường đầu tiên trên thế giới nghiên cứu mối liên hệ giữa môi tr Chính ph, Cg LHQ lần đầu tiên đề cập tới khái niệm ANMT vào năm 198m Môi trường đầu tiên trên thế giới nghiên cứu mốiđề môi trường sẽ ảnh hưởng đến mức độ uy hiếp của môi trường đối với an ninh. Sự phức tạp của các khó khăn mà chúng ta sẽ phải đương đầu trong tương lai sẽ được quyết định bởi các bước đi mà chúng ta thực hiện lúc này” (The White House, 1994). Tại Việt Nam, xuất phát từ những nghiên cứu về ANPTT nói chung: “An ninh môi trường có thể hiểu là trạng thái phản ánh năng lực tiếp cận an toàn, ổn định và bền vững cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người” (Nguyễn Văn Hưởng, 2016). Dựa trên phương trình cơ bản an ninh phi truyền thống của một chủ thể, phương trình quản trị an ninh môi trường được xây dựng bao gồm các hợp phần sau (Nguyễn Thị Hoàng Hà và Hoàng Đình Phi, 2017): 8 QUẢN TRỊ AN NINH MÔI TRƢỜNG = (AN TOÀN + ỔN ĐỊNH + PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG) – (CHI PHÍ QUẢN TRỊ RỦI RO + CHI PHÍ MẤT DO KHỦNG HOẢNG + CHI PHÍ KHẮC PHỤC KHỦNG HOẢNG) hay QTANMT = (S1 + S2 + S3) – (C1 + C2 + C3) Trong đó các hợp phần của phương trình quản trị an ninh môi trường bao gồm các thông số sau: S1 - An toàn môi trường: chất lượng môi trường đất, nước, không khí S2 - Ổn định môi trường: khai thác và sử dụng tài nguyên và môi trường S3 - Phát triển bền vững: biện pháp, công cụ bảo vệ và phát triển các giá trị môi trường (thể chế, chính sách, tiềm lực kinh tế, khoa học công nghệ trong bảo vệ môi trường) C1 - Chi phí quản trị rủi ro: chi phí quản lý, chi phí quan trắc chất lượng môi trường, chi phí xử lý môi trường… C2- Chi phí mất do khủng hoảng: chi phí mất do ô nhiễm môi trường (sức khỏe người dân, hoạt động sản xuất, mất đất canh tác, giảm năng suất…) C3 - Chi phí khắc phục khủng hoảng: chi phí khắc phục ô nhiễm Theo phương trình này ta có thể thấy rõ vai trong rất quan trọng của các nguồn lực Nhà nước, cộng đồng và doanh nghiệp trong việc đảm bảo an toàn ổn định phát triển bền vững ở S3, và chi phí quản trị rủi ro ở C1 và C3. Đảm bảo an ninh môi trường đòi hỏi sự tham gia của 03 chủ thể chính: (i) Nhà nước, (ii) Doanh nghiệp; và (iii) Cộng đồng cùng với sự vận dụng các công cụ chính như: Sức mạnh & nguồn lực Nhà nước; Sức mạnh, nguồn lực cộng đồng; và sức mạnh nguồn lực của doanh nghiệp (Nguyễn Văn Hưởng, 2016). Do đó, việc xác định hiện trạng an ninh môi trường, các yếu tố gây mất 9 an ninh môi trường và đề xuất các nhóm giải pháp góp phần đảm bảo an ninh môi trường tại Việt Nam nói chung và môi trường quanh khu vực khai thác khoáng sản nói riêng. 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến an ninh môi trường ở Việt Nam Theo TrCác yếu tố ảnh hưởng đến an ninh môi trườnchính gây ra tình tr tố ảnh hưởng đến an ninh môi trường ở Việt Nam tố Thy ra tình mhy ra tình tr tố ảnh hưởng đến an nin. Thiên tai là nh ảnh hưởng đến an ninh môi trường ở Việt Nam tố gây mất an ninh môi trường và đề xuất các nhóm giải pháp góp phần đảm bảo an ninh môi trường tại V Biến đổi khí hậu có thể nói là một trong những vẫn đề quan trọng hàng đầu của ANMT. Biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra rất nhiều biến động khiến môi trường, hệ sinh thái chuyển biến theo chiều hướng xấu. Theo đánh giá của các tổ chức thế giới Việt Nam là một trong những quốc gia phải chịu ảnh hưởng của bão biển bão nhiệt đới và áp thấp nhiệt đới. Thiên tai, bão lũ hạn hán, do hiện tượng El_Nino diễn ra ngày cảng mạnh mẽ. Theo “Chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu 2016” Việt Nam là quốc gia xếp thử bảy về rủi ro khí hậu dài hạn trên thế giới (Dabelko, 1995). Theo số liệu của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu cũng cho thấy, trong hơn 30 năm qua, tại Việt Nam, bình quân mỗi năm, thiên tai đã làm chết và mất tích khoảng 500 người, bị thương hàng nghìn người, nền kinh tế thiệt hại bình quân lên tới 1,5% GDP hàng năm (IMHEN và UNDP, 2015). Thứ hai là mất an ninh về môi trường do các hoạt động của con người. Việc con người khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên sẽ dẫn đến nguy cơ cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, mất cân bằng sinh thái và suy thoái môi trường nghiêm trọng. Việc tăng dân số quá mức, việc sử dụng năng lượng không hợp lý, sự khai thác quá độ tài nguyên thiên nhiên, sự phá hoại của quân sự... đều gây mất an ninh về môi trường. M Việc con người khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiêên mất cân bằng sinh thái như việc xây dựng các công trình thủy điện, ô nhiễm môi 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan