Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu đánh giá tai biến trượt lở khu vực các tỉnh miền núi phía bắc và các ...

Tài liệu Nghiên cứu đánh giá tai biến trượt lở khu vực các tỉnh miền núi phía bắc và các giải pháp phòng tránh

.PDF
92
88
52

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ THỊ NGHI TUYỂN CHỌN GIỐNG NGÔ LAI PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN SINH THÁI TẠI HUYỆN PÁC NẶM, TỈNH BẮC KẠN VÀ XÁC ĐỊNH LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN CHO GIỐNG ƯU TÚ Chuyên ngành : Khoa học cây trồng Mã số : 60 62 01 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Thái Nguyên, năm 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ THỊ NGHI TUYỂN CHỌN GIỐNG NGÔ LAI PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN SINH THÁI TẠI HUYỆN PÁC NẶM, TỈNH BẮC KẠN VÀ XÁC ĐỊNH LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN CHO GIỐNG ƯU TÚ Chuyên ngành : Khoa học cây trồng Mã số : 60 62 01 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Nguyễn Hữu Hồng TS. Trần Trung Kiên Thái Nguyên, năm 2014 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, đầy đủ, rõ nguồn gốc và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin, tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn. Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn, trước phòng quản lý sau đại học và nhà trường về các thông tin, số liệu trong đề tài. Thái Nguyên, ngày 15 tháng 09 năm 2014 Tác giả luận văn Lê Thị Nghi ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn, cơ quan chủ quản. Tôi xin chân thành cảm ơn: Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa, đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Hữu Hồng - Trưởng phòng đào tạo và TS. Trần Trung Kiên- Phó giám đốc trung tâm ĐTTNCXH, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, những người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Cảm ơn các thầy cô của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, phòng quản lý đào tạo Sau đại học, khoa Nông học, những người đã truyền thụ cho tôi những kiến thức và phương pháp nghiên cứu quý báu trong thời gian tôi học tập và nghiên cứu tại trường. Và cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, các bạn sinh viên…Những người luôn quan tâm, chia sẻ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ trong thời gian tôi học tập và nghiên cứu vừa qua. Tôi xin trân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 15 tháng 10 năm 2014 Tác giả luận văn Lê Thị Nghi iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................................ii MỤC LỤC ......................................................................................................................... iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG ..............................................................................................vii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................................ix MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 1. Đặt vấn đề..................................................................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài....................................................................................................... 2 3. Yêu cầu của đề tài ........................................................................................................ 3 4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...................................................... 3 4.1. Ý nghĩa khoa học ...................................................................................................... 3 4.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................................... 3 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................. 4 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................................ 4 1.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và ở Việt Nam .............................................. 5 1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới ................................................................ 5 1.2.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam................................................................. 8 1.2.3. Tình hình sản xuất ngô của tỉnh Bắc Kạn .....................................................11 1.2.4. Tình hình sản xuất ngô của huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn .........................13 1.3. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống ngô trên thế giới và ở Việt Nam .............14 1.3.1. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống ngô trên thế giới ...............................14 1.3.2. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống ngô ở Việt Nam ................................17 1.4. Tình hình nghiên cứu phân bón cho ngô trên thế giới và ở Việt Nam................25 1.4.1. Tình hình nghiên cứu phân bón cho ngô trên thế giới..................................25 1.4.2. Tình hình nghiên cứu phân bón cho ngô ở Việt Nam ..................................27 iv Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................34 2.1. Vật liệu nghiên cứu.................................................................................................34 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu..........................................................................34 2.3. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................35 2.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................35 2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.......................................................................35 2.4.2. Quy trình kỹ thuật ...........................................................................................37 2.4.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi, đánh giá ...........................................38 2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu ..............................................................................43 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................44 3.1. Khả năng sinh trưởng và phát triển của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân và vụ Hè Thu 2013 tại huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn ..........................................................44 3.1.1. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của các giống ngô thí nghiệm .................44 3.1.2. Đặc điểm hình thái của các giống ngô tham gia thí nghiệm .......................46 3.1.3 Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống ngô tham gia thí nghiệm......50 3.1.4. Khả năng chống đổ của các giống tham gia thí nghiệm...............................52 3.1.5. Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của các giống ngô trong thí nghiệm vụ Xuân và vụ Hè Thu năm 2013...............................................................52 3.1.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ngô thí nghiệm trong vụ Xuân và vụ Hè Thu 2013 tại Pác Nặm - Bắc Kạn ..................................54 3.1.7. Năng suất thực thu của các giống ngô tham gia thí nghiệm trong vụ Hè Thu 2013 tại Pác Nặm - Bắc Kạn ............................................................................. 58 3.2. Khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống ngô CP555 qua các công thức phân bón vụ Xuân 2014 tại huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn ...................................59 3.2.1. Các giai đoạn sinh trưởng, phát dục của giống ngô CP555 qua các công thức phân bón vụ Xuân 2014 tại huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn...........................59 3.2.2. Các đặc điểm hình thái của giống ngô CP555 qua các công thức phân bón vụ Xuân 2014 tại huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn....................................................61 v 3.2.3. Khả năng chống đổ của giống ngô tham gia thí nghiệm ..............................64 3.2.4.Khả năng chống chịu sâu bệnh của giống ngô tham gia thí nghiệm ............64 3.2.5. Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ che kín bắp của giống ngô tham gia thí nghiệm .66 3.2.6. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống CP555 qua các công thức phân bón khác nhau vụ Xuân 2014 tại Bắc Kạn.............................................68 3.2.7. Ảnh hưởng của các mức phân bón đến hiệu quả kinh tế của giống ngô .....72 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................................................73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................75 vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CD bắp : Chiều dài bắp CIMMYT : Trung tâm cải tạo ngô và lúa mỳ quốc tế CSDTL : Chỉ số diện tích lá CV% : Hệ số biến động ĐK bắp : Đường kính bắp Đ/c : Đối chứng FAO : Tổ chức nông nghiệp và lương thực Liên Hiệp Quốc IPRI : Viện nghiên cứu chương trình lương thực thế giới KL1000 LSD5% : Sự sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức 0,05 M 1000 : Khối lượng 1000 hạt NSLT : Năng suất lý thuyết NSTT : Năng suất thực thu P : Xác suất TGST : Thời gian sinh trưởng vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Sản xuất ngô thế giới giai đoạn 2004 - 2013 ................................................. 5 Bảng 1.2. Sản xuất ngô ở một số châu lục trên thế giới năm 2013 ................................ 6 Bảng 1.3. Sản xuất ngô của một số nước trên thế giới năm 2013 .................................. 7 Bảng 1.4. Sản xuất ngô Việt Nam giai đoạn năm 2004 - 2013 ...................................... 9 Bảng 1.5. Tình hình sản xuất ngô ở các vùng năm 2013 ............................................. 10 Bảng 1.6. Sản xuất ngô của tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2001 - 2013 ................................ 12 Bảng 1.7. Sản xuất ngô của huyện Pác Nặm giai đoạn 2004 - 2012 ............................ 13 Bảng 3.1. Các giai đoạn sinh trưởng và phát dục của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân và vụ Hè thu 2013 tại Pác Nặm - Bắc Kạn .................................. 44 Bảng 3.2. Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của các giống thí nghiệm vụ Xuân và vụ Hè Thu 2013 tại Pác Nặm - Bắc Kạn ..................................... 47 Bảng 3.3. Số lá trên cây và chỉ số diện tích lá của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân và vụ Hè thu 2013 tại Pác Nặm - Bắc Kạn ........................................ 49 Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm sâu bệnh của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân và vụ Hè thu 2013 tại Pác Nặm - Bắc Kạn ............................................................... 50 Bảng 3.5. Tỷ lệ gãy thân, đổ rễ của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân và vụ Hè thu 2013 tại Pác Nặm - Bắc Kạn ............................................................... 52 Bảng 3.6. Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của các giống ngô tham gia thí nghiệm vụ Xuân và vụ Hè Thu 2013 tại Pác Nặm - Bắc Kạn ............... 53 Bảng 3.7. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ngô thí nghiệm trong vụ Xuân 2013 tại Pác Nặm - Bắc Kạn .................................. 55 Bảng 3.8. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ngô thí nghiệm trong vụ Hè Thu 2013 tại Pác Nặm - Bắc Kạn............................... 56 Bảng 3.9. Năng suất thực thu của các giống ngô tham gia thí nghiệm vụ Xuân và vụ Hè Thu 2013 tại Pác Nặm - Bắc Kạn .................................................... 58 viii Bảng 3.10. Ảnh hưởng của phân bón đến các giai đoạn sinh trưởng phát triển của giống ngô CP555 vụ Xuân 2014 tại Bắc Kạn....................................... 60 Bảng 3.11. Ảnh hưởng của phân bón đến chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của giống ngô CP555 vụ Xuân 2014 tại Bắc Kạn....................................... 62 Bảng 3.12. Ảnh hưởng của phân bón đến số lá và chỉ số diện tích lá của giống ngô CP555 vụ Xuân 2014 tại Bắc Kạn ....................................................... 63 Bảng 3.13. Khả năng chống đổ của giống ngô CP555 qua các các công thức phân bón khác nhau vụ Xuân 2014 tại Bắc Kạn ......................................... 64 Bảng 3.14. Ảnh hưởng của phân bón đến tỷ lệ nhiễm sâu bệnh hại của giống ngô CP555 vụ Xuân 2014 tại Bắc Kạn ....................................................... 65 Bảng 3.15. Ảnh hưởng của phân bón đến trạng thái cây, trạng thái bắp, độ che kín bắp của giống ngô CP555 vụ Xuân 2014 tại Bắc Kạn .......................... 67 Bảng 3.16. Ảnh hưởng của phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ngô CP555 vụ Xuân 2014 tại Bắc Kạn ............................... 68 Bảng 3.17. Ảnh hưởng của các mức phân bón đến hiệu quả kinh tế của giống ngô CP888 vụ Xuân 2014 tại Bắc Kạn ....................................................... 72 ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1: Biểu đồ năng suất thực thu của các giống tham gia thí nghiệm vụ Xuân và vụ Hè thu 2013 tại huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn ................... 59 Hình 3.2: Biểu đồ năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của giống CP555 qua các công thức phân bón khác nhau ........................................ 71 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Cây ngô (Zea may L.) là một trong những cây cốc quan trọng nhất cung cấp lương thực cho loài người và thức ăn cho gia súc. Ngô là nguyên liệu cho các nhà máy chế biến lương thực - thực phẩm - dược phẩm và là nguyên liệu lý tưởng để tạo ra năng lượng sinh học. Ngô là mặt hàng nông sản xuất khẩu thu về ngoại tệ cho nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Do có vai trò quan trọng trong nền kinh tế và có khả năng thích ứng rộng với các vùng sinh thái, khả năng chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh bất thuận, sâu bệnh, có tiềm năng năng suất cao nên ngô đã được hầu hết các nước và lãnh thổ trên thế giới gieo trồng và phát triển không ngừng. Năm 1961 diện tích trồng ngô trên thế giới chỉ đạt 105,48 triệu ha với tổng sản lượng là 205,00 triệu tấn, nhưng đến năm 2012 diện tích đã đạt 177,39 triệu ha với sản lượng 872,06 triệu tấn (FAOSTAT, 2014) [53]. Những năm gần đây, sản xuất ngô ở nước ta đã có nhiều thay đổi. Việc sử dụng các giống ngô lai trong sản xuất, đồng thời áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến đã góp phần đưa năng suất và sản lượng ngô tăng cao. Tuy nhiên năng suất ngô trung bình ở nước ta vẫn còn thấp so với trung bình trên thế giới và trong khu vực. Năm 2013 năng suất ngô của Việt Nam đạt 44,3 tạ/ha chỉ bằng 80,25% năng suất ngô của thế giới. (FAOSTAT, 2014) [53]. Ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc, ngô là cây lương thực chính chỉ đứng sau cây lúa. Tuy nhiên việc mở rộng diện tích được tưới chủ động cho cây trồng ở vùng núi cao là vấn đề khó khăn vì địa hình canh tác trên nền đất dốc, nương rẫy và sườn núi, nguồn nước tưới ở xa; nông dân nghèo thiếu vốn đầu tư; chi phí xây dựng công trình tưới nước lớn hơn nhiều so với vùng đồng bằng. Vì vậy, giải pháp tối ưu cho việc nâng cao năng suất và sản lượng ngô ở vùng này là sử dụng các giống ngô lai chịu hạn và áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới. 2 Bắc Kạn là tỉnh miền núi vùng cao phía Bắc. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 4.868,41 km2, chiếm 1,47% diện tích tự nhiên cả nước. Trong đó: Diện tích đất nông nghiệp là 30.509 ha, chiếm 6,3%; diện tích đất lâm nghiệp là 301.722 ha, chiếm 62,1%; diện tích đất chuyên dùng là 8.006 ha, chiếm 1,6%; diện tích đất ở là 2.142 ha, chiếm 0,4%; diện tích đất chưa sử dụng và sông suối đá là 143.360 ha, chiếm 29,6%. Ðịa hình tỉnh Bắc Kạn khá phức tạp, vùng núi chiếm 100% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; điểm cao nhất gần 1.700 m và điểm thấp nhất cũng cao 40 m so với mực nước biển có nhiều dãy núi cao, độ dốc lớn. Nhìn chung, khí hậu của tỉnh có nhiều thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm nghiệp cũng như phát triển một số cây nông phẩm cận nhiệt và ôn đới. Bên cạnh những thuận lợi, Bắc Kạn cũng có nhiều khó khăn do khí hậu như sương muối, mưa đá, lốc... làm ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động kinh tế trong tỉnh. Với điều kiện tự nhiên của tỉnh như vậy, cây lúa và cây ngô có vai trò quyết định đến đời sống của đồng bào các dân tộc. Để đáp ứng nhu cầu về ngô ngày càng tăng của huyện, của tỉnh và các tỉnh khác trong cả nước, cần thiết phải đưa thêm vào sản xuất các giống ngô lai mới có năng suất cao, có thời gian sinh trưởng trung bình để phù hợp với điều kiện sinh thái và cơ cấu mùa vụ của vùng. Đồng thời cần nghiên cứu và áp dụng những biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến như thời vụ, mật độ gieo trồng, phân bón và phòng trừ sâu bệnh… Trong đó việc xác định công thức phân bón thích hợp là cần thiết nhằm tăng năng suất cây trồng nói chung và cây ngô nói riêng. Xuất phát từ những cơ sở khoa học và thực tiễn trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tuyển chọn giống ngô lai phù hợp với điều kiện sinh thái tại huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn và xác định liều lượng phân bón cho giống ưu tú”. 2. Mục tiêu của đề tài Nhằm chọn được giống ngô lai mới phù hợp với điều kiện sinh thái của huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn và xác định công thức phân bón thích hợp cho giống triển vọng để đưa vào cơ cấu cây trồng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất ngô. 3 3. Yêu cầu của đề tài - Theo dõi thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn phát dục, đặc điểm hình thái, khả năng chống chịu, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ngô lai vụ Xuân và vụ Hè Thu năm 2013. - Xác định liều lượng phân bón thích hợp cho giống ngô lai ưu tú vụ Xuân 2014. 4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 4.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho công tác chọn giống ngô lai vùng Trung du và miền núi phía Bắc. - Bổ sung thêm dữ liệu khoa học về các giống ngô lai phù hợp với điều kiện sinh thái vùng Đông Bắc. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đề tài sẽ lựa chọn được 1 giống ngô lai có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, chống chịu tốt, cho năng suất cao và ổn định, thích nghi với điều kiện huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn, góp phần mở rộng diện tích các giống ngô mới làm tăng hiệu quả sản xuất. - Đề tài góp phần chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, tăng năng suất và hiệu quả sản xuất ngô, khai thác tiềm năng đất đai, góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho các hộ nông dân vùng miền núi. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài Trong sản xuất nông nghiệp, giống có vai trò rất quan trọng góp phần nâng cao năng suất và sản lượng cây trồng. Khả năng thích ứng của giống với các điều kiện sinh thái rất khác nhau. Vì vậy, muốn phát huy hiệu quả tối đa của giống, cần tiến hành nghiên cứu và đánh giá khả năng thích ứng cũng như tiềm năng năng suất của các giống mới trước khi đưa ra sản xuất đại trà, từ đó tìm ra những giống thích hợp nhất đối với từng vùng sinh thái. Trong các chế độ canh tác thì việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp sẽ làm nâng cao được năng suất 10 - 15% trong điều kiện tác động. Trong các biện pháp ảnh hưởng rõ rệt tới năng suất cây trồng nói chung và cây ngô nói riêng là chế độ phân bón. Sản xuất nông nghiệp ở nước ta phần lớn chưa đáp ứng đúng nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng, do đó mà năng suất đạt được chưa tương xứng với tiềm năng năng suất của giống. Việc nghiên cứu và thực hiện các biện pháp kỹ thuật như chế độ thời vụ và lượng phân bón hợp lý đối với mỗi loại cây trồng, loại giống, mỗi công thức luân canh trong từng vùng khí hậu đất đai là vấn đề phải được coi trọng. Cùng một vùng sinh thái, cùng một tổ hợp con lai và biện pháp kỹ thuật chăm sóc giống nhau nhưng lượng phân bón khác nhau sẽ biểu hiện khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất khác nhau. Vì vậy, việc lai tạo và khảo sát tổ hợp lai, giống lai nhằm chọn ra những giống ngô lai có năng suất cao và thích ứng với điều kiện sinh thái của vùng là yêu cầu thiết thực và cấp bách nhằm phát triển sản xuất ngô. Đồng thời cần nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, đặc biệt là cần nghiên cứu xác định lượng phân bón phù hợp với điều kiện đất đai và truyền thống canh tác của vùng là vấn đề cần thiết có tính khả thi cao vì hai biện này đơn giản dễ thực hiện, chi phí thấp phù hợp với điều kiện kinh tế của bà con nông dân miền núi mà vẫn cho năng suất cao nên dễ dàng được họ chấp nhận. Xuất phát những cơ sở khoa học trên, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài này. 5 1.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và ở Việt Nam 1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới Ngô là cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, mặc dù chỉ đứng thứ về diện tích sau lúa nước và lúa mì, nhưng ngô lại dẫn đầu về năng suất và sản lượng, là cây trồng có tốc độ tăng trưởng về năng suất cao nhất trong các cây lương thực chủ yếu. Ngô còn là cây điển hình được ứng dụng nhiều thành tựu khoa học về các lĩnh vực di truyền học, chọn giống, công nghệ sinh học, cơ giới hoá, điện khí hoá và tin học... vào công tác nghiên cứu và sản xuất. Do vậy diện tích, năng suất ngô liên tục tăng trong những năm gần đây. Bảng 1.1. Sản xuất ngô thế giới giai đoạn 2004 - 2013 Diện tích Năng suất Sản lượng (triệu ha) (tạ/ha) (triệu tấn) 2004 147,47 49,45 729,21 2005 147,44 48,42 713,91 2006 148,61 47,53 706,31 2007 158,60 49,63 788,11 2008 161,01 51,09 822,71 2009 156,93 50,04 790,18 2010 162,32 51,55 820,62 2011 170,39 51,84 883,46 2012 178,55 48,88 872,79 2013 184,24 55,17 1016,43 Năm Nguồn: Số liệu thống kê của FAOSTAT, 2014[53] Từ bảng 1.1 cho chúng ta thấy, về diện tích năm 2004, diện tích ngô trên toàn thế giới 147,47 triệu ha, thì sau 7 năm con số này đã tăng hơn 13 triệu ha, lên 161,01 triệu ha. Năm 2009 thì lại giảm xuống hơn 4 triệu ha, còn 156,93 triệu ha. Đến năm 2013 so với năm 2004 thì diện tích trồng ngô trên thế giới tăng hơn 36 triệu ha lên 184,24 triệu ha. Năng suất nhìn chung là tăng năm 2004 là 49,45 tạ/ha đến năm 2013 là 55,17 tạ/ha tăng lên hơn 5 tạ/ ha. So sánh giữa sản lượng và diện tích thì ta thấy, từ năm 2004 tới 6 năm 2013 thì diện tích tăng hơn 36 triệu ha, thì sản lượng tăng hơn 287 triệu tấn. Năm 2013 diện tích, năng suất và sản lượng ngô trên thế giới đều tăng so với năm 2012 khi đạt 184,24 triệu ha và 1016,43 triệu tấn. Sản xuất ngô của thế giới ngày càng phát triển nhưng tập trung và phân bố không đều ở các khu vực. Bảng 1.2. Sản xuất ngô ở một số châu lục trên thế giới năm 2013 Diện tích Năng suất Sản lượng (triệu ha) (tạ/ha) (triệu tấn) Châu Á 59,40 51,23 304,32 Châu Mỹ 70,84 73,82 522,90 Châu Âu 18,97 61,92 117,48 Châu Phi 34,93 20,33 71,01 Khu vực Nguồn: FAOSTART, 2014[53] Số liệu bảng 1.2 cho thấy Châu Mỹ là khu vực có diện tích trồng ngô lớn nhất thế giới với 70,84 triệu ha, đồng thời đây cũng là châu lục có năng suất và sản lượng ngô cao nhất. Năm 2013 năng suất ngô đạt 73,82 tạ/ha, năng suất bình quân của thế giới chỉ bằng 74,73% năng suất của châu lục này. Sản lượng đạt 522,90 triệu tấn- chiếm hơn 51% sản lượng ngô trên toàn thế giới. Sau châu Mỹ là châu Á có diện tích trồng ngô lớn thứ 2 với 59,40 triệu ha, nhưng năng suất của khu vực này chỉ đạt 51,23 tạ/ha, thấp hơn so với năng suất trung bình của thế giới, sản lượng của châu Á cũng đứng thứ 2 sau châu Mỹ. Châu Âu đứng thứ 2 trên thế giới về năng suất đạt 61,92 tạ/ha nhưng lại là khu vực có diện tích trồng ngô thấp nhất (chỉ 18,97 triệu ha), châu Phi có diện tích đứng thứ 3 trên thế giới nhưng có năng suất ngô rất thấp, chỉ đạt 20,33 tạ/ ha thấp hơn gần 3 lần so với năng suất bình quân của thế giới, do đó sản lượng ngô của khu vực này cũng thấp nhất. Nguyên nhân của sự phát triển không đồng đều giữa các châu lục trên thế giới là do sự khác nhau rất lớn về trình độ khoa học kỹ thuật, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế chính trị … Ở châu Mỹ có trình độ khoa học phát triển cao trong khi Châu Phi nền kinh tế kém 7 phát triển cộng thêm tinh hình chính trị an ninh không đảm bảo đã làm cho sản xuất nông nghiệp ở khu vực này tụt hậu so với nhiều khu vực trên thế giới (Nguồn FAOSTAT, 2014)[53]. Hiện nay tình hình sản xuất ngô của một số nước trên thế giới cũng đã có nhiều thay đổi, thể hiện cụ thể qua số liệu bảng 1.3. Bảng 1.3. Sản xuất ngô của một số nước trên thế giới năm 2013 Nước Diện tích Năng suất Sản lượng (triệu ha) (tạ/ha) (nghìn tấn) Mỹ 35,48 99,69 353,70 Trung Quốc 35,26 61,75 217,73 Braxin 15,32 52,58 80,54 Mexicô 7,10 31,94 22,66 Ấn Độ 9,50 24,52 23,29 Ý 0,80 80,96 6,50 Đức 0,50 88,28 4,39 Hy Lạp 0,19 115,00 2,18 Israel 0,005 225,56 0,11 Nguồn: Số liệu thống kê của FAOSTAT, 2014[53] Phần lớn các nước phát triển năng suất ngô tăng không đáng kể nhưng năng suất ngô ở Mỹ lại tăng đột biến. Kết quả đó có được là nhờ ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất (trên 90% giống tạo ra bằng phương pháp ứng dụng công nghệ sinh học). Do vậy mà năng suất, sản lượng ngô của Mỹ đạt cao nhất, sau đó đến Trung Quốc, Brazil,... Trung Quốc được xem là cường quốc đứng thứ hai trên thế giới, sau Mỹ, và đứng thứ nhất trong khu vực châu Á trong lĩnh vực sản xuất ngô lai với tốc độ tăng trưởng ngày càng tăng. Hiện nay, Mỹ và Trung Quốc là hai quốc gia có diện tích trồng ngô lớn nhất và cao gấp nhiều lần so với các quốc gia khác trên thế giới. Các nước khác như Ý, Đức, Hy Lạp, Ix-ra-en,.... mặc dù năng suất ngô cao nhưng sản lượng vẫn còn thấp do diện tích trồng ngô chưa được mở rộng. 8 Những quốc gia đi đầu về năng suất ngô như: Israel 225,56 tạ/ha, Hi Lạp 115,00 tạ/ha... Những nước có diện tích trồng ngô lớn là: Mỹ 35,48 triệu ha, Trung Quốc 35,26 triệu ha, Brazil 15,32 triệu ha… (FAOSTAT, 2014) [53]. Các nước này đã đóng góp rất lớn đối với sản lượng ngô của thế giới, trong đó Mỹ là nước có đóng góp lớn nhất và luôn là nước dẫn đầu về sản xuất ngô. Theo số liệu của trường Đại học Tổng hợp Nebraska (2005) lý do năng suất ngô ở Mỹ tăng lên trong 50 năm qua là 50% do cải tạo nền di truyền của các giống lai, 50% do cải thiện chế độ canh tác. Ngoài ra một trong những lý do năng suất ngô ở Mỹ tăng cao là nhờ việc áp dụng ngô chuyển gen vào sản xuất. 1.2.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam Ở nước ta, ngô là cây trồng nhập nội được đưa vào Việt Nam khoảng 300 năm và đã trở thành một trong những cây trồng quan trọng trong hệ thống cây lương thực quốc gia (Ngô Hữu Tình, 1997) [37]. Cây ngô đã khẳng định vị trí trong sản xuất nông nghiệp và trở thành cây lương thực quan trọng đứng thứ hai sau cây lúa đồng thời là cây màu số một, góp phần đáng kể trong việc giải quyết lương thực tại chỗ cho người dân Việt Nam, nhờ những đặc tính sinh học ưu việt như khả năng thích ứng rộng, chịu thâm canh, đứng đầu về năng suất, trồng được ở nhiều vùng sinh thái và ở các vụ khác nhau trong năm, từ đó diện tích trồng ngô nhanh chóng được mở rộng ra khắp cả nước, đặc biệt là các vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Trong hơn mười năm trở lại đây, những thành công trong công tác nghiên cứu và sử dụng các giống ngô lai được coi là cuộc cách mạng thực sự trong ngành sản xuất ngô ở Việt Nam. Những thành tựu nghiên cứu về cây ngô đã thay đổi sâu sắc tập quán trồng ngô ở Việt Nam và đã có những đóng góp nhất định cho mục tiêu phát triển cây ngô ở nước ta. Nếu như năm 1991, diện tích trồng ngô lai ở nước ta chỉ đạt 1% tổng diện tích trồng ngô, nhưng đến năm 2011, giống ngô lai đã chiếm khoảng 95% trong tổng số hơn 1 triệu ha trồng ngô. Trong đó giống được cung cấp do các cơ quan nghiên cứu trong nước chọn tạo và sản xuất chiếm khoảng 50 - 55%, còn lại là của các công ty hạt giống ngô lai hàng đầu thế giới. Một số giống ngô lai được dùng chủ yếu ở vùng núi hiện nay như LVN99, LVN4, LVN61, DK888, DK999, B9698, NK54, NK4300, NK66, NK67, VN8960... 9 Năng suất ngô nước ta tăng nhanh liên tục với tốc độ cao hơn trung bình thế giới trong suốt hơn những năm qua. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô của nước ta được thể hiện qua bảng 1.4. Bảng 1.4. Sản xuất ngô Việt Nam giai đoạn năm 2004 - 2013 Diện tích Năng suất Sản lượng (nghìn ha) (tạ/ha) (nghìn tấn) 2004 991,1 34,6 3.430,9 2005 1.052,6 36,2 3.787,1 2006 1.033,1 37,3 3.854,5 2007 1.096,1 39,3 4.303,2 2008 1.140,2 40,2 4.573,1 2009 1.086,8 40,8 4.431,8 2010 1.126,9 40,9 4.606,3 2011 1.081,0 46,8 4.684,3 2012 1.118,2 42,9 4.803,2 2013 1.172,6 44,3 5.193,5 Năm Nguồn: Tổng cục thống kê, 2014[41] Sản xuất ngô của nước ta tăng nhanh về diện tích, năng suất và sản lượng trong giai đoạn 2004- 2013. Năm 2004 cả nước trồng được 991,1 nghìn ha, năm 2013 là 1.172,6 nghìn ha, tăng hơn 181,5 nghìn ha so với năm 2004. Việc tăng cường sử dụng giống ngô lai cho năng suất cao kết hợp với các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến, áp dụng những thành tựu khoa học đã khiến cho năng suất ngô liên tục tăng trong giai đoạn 2004- 2013 (từ 34,6 tạ/ha lên 44,3 tạ/ha). Sản lượng ngô năm 2013 đã tăng so với năm 2012 lên mức 5.193,5 nghìn tấn. Tuy diện tích, năng suất và sản lượng ngô của chúng ta đều tăng nhanh nhưng so với bình quân chung của thế giới và khu vực thì năng suất ngô của nước ta còn rất thấp (năm 2011 năng suất ngô của Việt Nam 46,8 tạ/ha, bằng 90,27% năng suất bình quân của thế giới, nhưng đến năm 2013 năng suất ngô giảm nhẹ xuống còn 44,3 tạ/ha. Điều này đặt ra cho ngành sản xuất ngô Việt Nam những thách thức và khó khăn to lớn, đặc
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan