Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu đánh giá hiện trạng sản xuất và nhu cầu giống thủy sản nước ngọt tại ...

Tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng sản xuất và nhu cầu giống thủy sản nước ngọt tại thành phố hà nội

.PDF
80
243
132

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG TẠ VĂN SƠN NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ NHU CẦU GIỐNG THỦY SẢN NƯỚC NGỌT TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHÁNH HÒA - 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG TẠ VĂN SƠN NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ NHU CẦU GIỐNG THỦY SẢN NƯỚC NGỌT TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Nuôi trồng thủy sản Mã số: 60620301 Quyết định giao đề tài: 240/QĐ-ĐHNT 23/3/2016 ngày Quyết định thành lập HĐ: 967/QĐ-ĐHNT 08/11/2016 ngày Ngày bảo vệ: 28/11/2016 Người hướng dẫn khoa học: 1: TS. LÊ ANH TUẤN 2: TS. NGUYỄN THANH TÙNG Chủ tịch Hội đồng: PGS.TS. LẠI VĂN HÙNG Khoa sau đại học: KHÁNH HÒA - 2016 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này được hoàn thành dựa trên kết quả nghiên cứu của bản thân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2016 Tác giả luận văn Tạ Văn Sơn iii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo TS. Lê Anh Tuấn và TS. Nguyễn Thanh Tùng đã tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Nội ông Hoàng Tiến Minh và toàn thể cán bộ công nhân viên chi cục, phòng kinh tế các huyện của thành phố Hà Nội, các trại sản xuất giống và hộ nuôi trồng thủy sản đã giúp đỡ tôi trong việc thu thập tài liệu. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo cô giáo trường Đại học Nha Trang đã luôn giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Với lòng biết ơn chân thành nhất, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã luôn động viên và giúp đỡ tôi để hoàn thành luận văn này. iv MỤC LỤC Lời cam đoan…………..………………...........….....……..........……………..iii Lời cảm ơn....…………….…………….……………….................……….………...iv Mục lục……………………………………….........................………................v Danh mục viết tắt………………………………………………..…...............viii Danh mục bảng……………..……………….........................…….……….......ix Danh mục hình……………..…………………....................................………...x Trích yếu luận văn…………………….……………………….….…..………xi MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................. .......…………..…...1 1.2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................... 2 1.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 3 1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn ............................................... 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ......................................................................................4 1.1. Tình hình nghiên cứu và phát triển công nghệ sản xuất giống cá nước ngọt trên thế giới. ......................................................................................................... ...4 1.2.Tình hình sản xuất giống thủy sản nước ngọt tại Việt Nam và tại Hà Nội...........6 1.2.1. Tình hình sản xuất giống thủy sản tại Việt Nam..............................................6 1.2.2. Tình hình sản xuất giống thủy sản tại Hà Nội……………………..........…....8 1.3. Tiềm năng và hiện trạng NTTS thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 – 2015.............................................................................................................................8 1.3.1. Tiềm năng mặt nước nuôi trồng thuỷ sản..........................................................8 1.3.2. Tình hình phát triển nuôi trồng thuỷ sản…………………………….........…...9 1.4. Đặc điểm về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tiềm năng phát triển NTTS của thành phố Hà Nội................................................................................................... 11 1.4.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên..................................................................... 11 1.4.2. Tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt ..................................... 13 CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ........................................................14 2.1. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu........................................... 14 2.1.1. Thời gian nghiên cứu.................................................................................... 14 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu .................................................................................... 14 2.1.3. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 14 2.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 14 v 2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp .......................................................... 14 2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp ........................................................... 14 2.2.3. Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích số liệu.......................................... 17 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..............................................................19 3.1. Thực trạng sản xuất giống thủy sản nước ngọt......................................... 19 3.1.1. Số lượng cơ sở sản xuất giống thuỷ sản ........................................................ 19 3.1.2. Năng lực sản xuất của các trại sản xuất giống.................................................. 20 3.1.3. Công nghệ được áp dụng trong sản xuất giống ở Hà Nội ................................ 24 3.1.4. Mùa vụ sản xuất: .......................................................................................... 25 3.1.5. Lực lượng lao động của các trại sản xuất giống thuỷ sản .............................. 26 3.1.6. Sản lượng giống thuỷ sản được sản xuất nhân tạo ........................................... 27 3.1.7. Hiện trạng ương nuôi giống thủy sản .............................................................. 28 3.1.8. Tổ chức trong sản xuất giống thuỷ sản ............................................................ 28 3.1.9. Hiệu quả kinh tế của các trại giống............................................................... 29 3.1.10. Nhu cầu con giống và khả năng đáp ứng cho nuôi trồng thủy sản................... 31 3.2. Một số vấn đề môi trường, dịch bệnh trong sản xuất giống...................... 32 3.2.1. Hiện trạng môi trường trong sản xuất giống thuỷ sản nước ngọt.. ................. 32 3.2.2. Một số vấn đề về dịch bệnh và thuốc hoá chất trong sản xuất giống ............ .33 3.3. Thực trạng nuôi trồng thủy sản nước ngọt ............................................... 34 3.3.1. Đối tượng nuôi ............................................................................................. 34 3.3.2. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản........................................................................ 35 3.3.3. Năng suất nuôi ............................................................................................. 35 3.3.4. Sản lượng nuôi ............................................................................................. 36 3.3.5. Kỹ thuật NTTS nước ngọt ở cấp độ hộ gia đình............................................ 36 3.4. Đánh giá những thành tựu, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động sản xuất giống thủy sản nước ngọt ......................................................................... 38 3.4.1. Thành tựu của hoạt động sản xuất giống thủy sản nước ngọt............................ 38 3.4.2. Những tồn tại và hạn chế chưa đạt được ....................................................... 39 3.4.3. Những nguyên nhân của sự tồn tại, hạn chế.................................................. 39 3.5. Dự báo nhu cầu giống thủy sản nước ngọt ở thành phố Hà Nội trong thời gian tới.......................................................................................................................40 3.5.1. Về chính sách liên quan đến phát triển giống thủy sản.................................. 40 3.5.2. . Những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn cung cá giống của Thành phố trong thời gian tới .................................................................................................................. 41 vi 3.5.3. Khả năng đáp ứng nguồn giống trong thời gian tới ....................................... 42 3.6. Giải pháp để góp phần nâng cao chất lượng con giống thủy sản nước ngọt tại thành phố Hà Nội................................................................................................... 43 3.6.1. Nhóm giải pháp về tổ chức sản xuất ............................................................. 43 3.6.2. Nhóm giải pháp về chính sách...................................................................... 43 3.6.3. Nhóm giải pháp về kỹ thuật và bảo vệ môi trường........................................ 44 3.6.4.Giải pháp tiêu thụ sản phẩm giống thủy sản..................................................... 45 3.6.5. Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ sản xuất giống……………………………………….…………………………………….….46 3.6.6. Giải pháp về quản lý nhà nước…………………….….………….………….46 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ....................................................48 4.1. Kết luận................................................................................................. ..48 4.2. Khuyến nghị ........................................................................................... 48. TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................49 vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Diễn giải nghĩa 1 ĐBSH Đồng bằng Sông Hồng 2 KH-KT Khoa học kỹ thuật 3 KT- XH Kinh tế - xã hội 4 NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 5 NTTS Nuôi trồng thủy sản 6 Tr.đồng Triệu đồng 7 UBND Ủy ban nhân dân viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3. 1: Diện tích các trại sản xuất giống thuỷ sản thành phố Hà Nội năm 2015 ………………………………………………..………………………..20 Bảng 3. 2: Công suất của các trại sản xuất giống thủy sản đến năm 2015 ......21 Bảng 3. 3: Hệ thống trang thiết bị của các trại sản xuất giống thủy sản nước ngọt ......................................................................................................................21 Bảng 3. 4: khối lượng đàn cá bố mẹ tham gia sinh sản của các trại giống năm 2015 ..............................................................................................................24 Bảng 3. 5: Lao động trong các trại sản xuất giống thuỷ sản ở Hà Nội............26 Bảng 3. 6: Sản lượng cá bột theo đối tượng của các trại giống năm 2015 ......27 Bảng 3. 7: Một số chỉ tiêu kinh tế của các trại giống năm 2015 ....................31 Bảng 3. 8: Diễn biến nhu cầu con giống và khả năng đáp ứng cho NTTS .....32 Bảng 3. 9: Các chỉ tiêu môi trường trung bình ở một số trại giống trong tháng 3, 4, 5 năm 2016................................................................................................33 Bảng 3. 10: Diện tích, năng suất và sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của thành phố Hà Nội qua một số năm.................................................................................35 Bảng 3.11: Mật độ nuôi trung bình tại Hà Nội qua các năm……………..…..42 ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3. 1: Sản lượng con giống thuỷ sản được sản xuất qua các năm............27 Hình 3. 2: Cơ cấu đối tượng thủy sản nước ngọt được sản xuất năm 2015......35 x TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2016, tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng sản xuất và nhu cầu giống thủy sản nước ngọt tại thành phố Hà Nội”. Đề tài tiến hành điều tra toàn bộ các trại sản xuất giống thủy sản nước ngọt trên địa bàn Thành phố, các hộ ương giống thủy sản nước ngọt và các hộ dân tham gia NTTS nước ngọt trên địa bàn Thành phố. Trên cơ sở đánh giá được hiện trạng sản xuất giống của các trại giống, ương giống và nuôi thủy sản ở thành phố Hà Nội, xây dựng các luận chứng khoa học nhằm góp phần nâng cao chất lượng sản xuất giống đáp ứng nhu cầu phát triển NTTS, phục vụ quy hoạch hệ thống sản xuất giống của thành phố Hà Nội. Nội dung cụ thể của đề tài gồm: đánh giá khái quát điều kiện tự nhiên - môi trường- kinh tế- xã hội tại Hà Nội; đánh giá hiện trạng NTTS nước ngọt của thành phố Hà Nội; đánh giá thực trạng nhu cầu và khả năng cung ứng giống cho phát triển NTTS nước ngọt của thành phố Hà Nội; đánh giá thuận lợi, khó khăn, thời cơ và thách thức; đề xuất một số giải pháp cơ bản để góp phần nâng cao chất lượng sản xuất giống đáp ứng nhu cầu phát triển NTTS, phục vụ quy hoạch hệ thống sản xuất giống của thành phố Hà Nội. Kết quả cho thấy, tổng diện tích có khả năng NTTS trên địa bàn thành phố Hà Nội là 30.840 ha; diện tích đưa vào nuôi năm 2011 là 20.550 ha tăng lên 21.131 ha vào năm 2015, đưa tốc độ tăng trưởng bình quân về diện tích là 0,7 %/năm. Sản lượng NTTS toàn Thành phố tăng liên tục trong giai đoạn 2011-2015 (63.200 tấn lên 100.261 tấn) và đạt tốc độ tăng bình quân 14,66 %/năm. Thành phố Hà Nội có truyền thống và có đủ lợi thế về tiềm năng và tiềm lực để phát triển sản xuất giống thuỷ sản nước ngọt. Đến năm 2016, Thành phố có 10 trại sản xuất giống thủy sản nước ngọt, trong đó có 01 trại do nhà nước quản lý và 09 trại do tư nhân quản lý. Nhu cầu con giống thủy sản nước ngọt cho NTTS trên địa bàn thành phố Hà Nội có chiều hướng tăng dần (từ 314,41 triệu cá giống năm 2011 lên 386,69 triệu cá giống năm 2015) và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân năm khoảng 5,74 %/năm. Trong đó, nhu cầu giống cá truyền thống năm 2011 từ 302,31 triệu con lên 364,19 triệu con năm 2015 với tốc độ tăng bình quân 5,1 %/năm; cá Rô phi có nhu cầu tăng từ 12,1 triệu con năm 2011 lên 22,5 triệu con năm 2015. xi Đến năm 2015, sản xuất giống cho NTTS nước ngọt đã đáp ứng 112,13% về cá giống truyền thống và 5,3 % về cá rô phi. Trong đó, có khoảng 80 -85% được sử dụng cho NTTS thuỷ sản trên địa bàn Thành phố, khoảng 15-20 % được xuất bán sang các tỉnh khác nhằm phục vụ NTTS. Dự báo nhu cầu con giống trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020 là 522,0 triệu con giống các loại; khả năng cung ứng tại chỗ đạt 106,9 % nhu cầu. Hầu hết các trại cá giống nước ngọt được xây dựng từ nhiều năm trước đây, cơ sở hạ tầng, trang bị kỹ thuật lạc hậu, xuống cấp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây đã được quan tâm, chỉ đạo của các cấp đã chú trọng đến việc cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cho các trại sản xuất nhằm nâng cao chất lượng con giống. Một số cơ sở sản xuất giống trên địa bàn Thành phố đã làm chủ được công nghệ trong sản xuất giống cá chép V1, rô phi đơn tính (bằng phương pháp sử lý hoá chất). Để NTTS Hà Nội phát triển, cần tạo điều kiện mở rộng diện tích, hỗ trợ đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, hỗ trợ đàn cá bố mẹ cho các trại giống để các trại này nâng cao chất lượng con giống phục vụ cho NTTS. Tăng cường sản xuất giống các đối tượng có giá trị kinh tế và nhu cầu con giống cao trong thời gian tới như: cá rô phi đơn tính theo phương pháp lai xa, cá chép V1. Cần áp dụng và thực hiệc tổng hợp các giải pháp đã đề xuất vào phát triển NTTS trên địa bàn Thành phố. Thành phố cần quan tâm đến công tác đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho các cơ sở sản xuất giống; xây dựng mô hình NTTS tốt (VietGAP) để bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng tới phát triển bền vững. Nhà nước cấn tiếp hỗ cho các cơ sở nghiên cứu, sản xuất giống sạch bệnh; tăng cường công tác quản lý sản xuất con giống, kiểm soát nguồn cung cấp cá giống an toàn cho nuôi thương phẩm, tránh tình trạng mua giống không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch về nuôi. Từ khóa: sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản, trại giống, cá giống, Hà Nội. xii MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, thủy sản là một trong những hướng phát triển kinh tế quan trọng của thành phố Hà Nội, góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và cung cấp nguồn thực phẩm tươi sống cho người dân. Theo Chi cục Thủy sản Hà Nội, tổng diện tích tiềm năng có thể phát triển NTTS hiện nay của Thành phố Hà Nội là 30.840 ha (lớn nhất so với các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng). Các huyện có tiềm năng nuôi thủy sản lớn gồm: Phú Xuyên, Mỹ Đức, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa, Chương Mỹ, Ba Vì, Quốc Oai, Sóc Sơn. Theo Quy hoạch phát triển thủy sản thành phố Hà Nội, mục tiêu NTTS của thành phố Hà Nội đến năm 2020 là: tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất thủy sản đạt 14,3%/năm; đưa diện tích NTTS đạt 22.500 ha, trong đó diện tích vùng NTTS tập trung 10.260 ha (năng suất = 17,5 tấn/ha); sản lượng nuôi đạt 212.000 tấn,... Đến hết năm 2015, diện tích đưa vào NTTS đạt 21.131,6 ha (= 69,3% diện tích tiềm năng) với sản lượng thủy sản đạt 100.261 tấn (đáp ứng 40% nhu cầu tiêu thụ về thực phẩm thủy sản tươi sống của Thành phố). Sản xuất thủy sản bước đầu đã hình thành được một số vùng NTTS tập trung như: Đông Mỹ (Thanh Trì), Thanh Văn (Thanh Oai), Tiên Phương (Chương Mỹ), Chuyên Mỹ (Phú Xuyên), Phương Tú (Ứng Hòa),... với năng suất, hiệu quả kinh tế cao [9]. Những năm qua ngành thủy sản đã nhận được nhiều sự quan tâm của Trung ương cũng như thành phố trên nhiều phương diện như: Kỹ thuật, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi). Thành phố Hà Nội còn là nơi tập trung nhiều trường Đại học, Viện nghiên cứu,... của Trung ương nên rất thuận lợi cho việc ứng dụng và tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thủy sản,... Mặc dù có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi cho phát triển thủy sản, song thủy sản ở Hà Nội còn gặp một số khó khăn và hạn chế, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế sẵn có. Một trong những khó khăn lớn nhất đó là chất lượng, số lượng nguồn con giống được sản xuất tại chỗ (sản xuất tại địa bàn Hà Nội) cung cấp cho NTTS của Thành phố. Năm 2015 trên địa bàn thành phố hiện có 10 cơ sở sản xuất giống (trong đó có 01 Trung tâm giống thủy sản thành phố Hà Nội) và nhiều hộ dân làm công tác ương nuôi, kinh doanh giống. Hàng năm, sản xuất khoảng 1.000-1.100 triệu cá bột, 390 - 400 triệu 1 cá giống các loại với chủng loại các giống chủ yếu là các loài giống cá truyền thống như: Mè, Trôi, Chép, Trắm [9]. Hiện nay, nguồn con giống sản xuất tại chỗ trên địa bàn và con giống của các tỉnh khác lưu thông trên địa bàn Thành phố chưa được kiểm tra, kiểm soát tốt về chất lượng, chưa làm tốt công tác kiểm dịch con giống do địa bàn rộng, lực lượng cán bộ chuyên ngành thủy sản cấp thành phố ít, cấp huyện hầu như không có; các chủ cơ sở sản xuất giống cũng như nuôi thương phẩm chưa chấp hành tốt quy định,... Từ lâu nay, việc báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh và nhu cầu con giống thủy sản trên địa bàn Thành phố chủ yếu thông qua báo cáo từ các phòng ban trực thuộc cấp huyện (phòng kinh tế) không có chuyên môn sâu về thủy sản. Công tác điều tra, đánh giá hiện trạng sản xuất, kinh doanh cũng như nhu cầu giống của người nuôi trồng trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn chưa được triển khai. Vì vậy để có những đánh giá khách quan, cụ thể, chính xác tìm ra những nguyên nhân, hạn chế, khó khăn trong sản xuất giống, nhu cầu giống của người NTTS; đồng thời đề xuất giải pháp phát triển giống thủy sản góp phần thực hiện mục tiêu của thành phố Hà Nội đã đề ra về phát triển thủy sản đến năm 2020 tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng sản xuất và nhu cầu giống thủy sản nước ngọt tại thành phố Hà Nội”. 1.2. Mục tiêu đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá được hiện trạng sản xuất giống của các trại giống, ương giống và nuôi thủy sản ở thành phố Hà Nội, xây dựng các luận chứng khoa học nhằm góp phần nâng cao chất lượng sản xuất giống đáp ứng nhu cầu phát triển NTTS, phục vụ quy hoạch hệ thống sản xuất giống của thành phố Hà Nội. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá hiện trạng sản xuất giống và ương nuôi thuỷ sản nước ngọt tại thành phố Hà Nội. - Đánh giá hiện trạng NTTS và nhu cầu về giống NTTS nước ngọt của thành phố Hà Nội. - Làm rõ các nguyên nhân và các nhân tố ảnh hưởng đến hiện trạng, đề xuất một số giải pháp cơ bản để góp phần nâng cao chất lượng sản xuất giống đáp ứng nhu cầu phát triển NTTS, phục vụ quy hoạch hệ thống sản xuất giống của thành phố Hà Nội. 2 - Góp phần hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá Hệ thống sản xuất giống nước ngọt ở địa bàn cấp Thành phố. - Đề xuất giải pháp phát triển nguồn giống thủy sản nước ngọt cho thành phố Hà Nội trong thời gian tới. 1.3. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá hiện trạng NTTS nước ngọt của thành phố Hà Nội. - Đánh giá thực trạng nhu cầu và khả năng cung ứng giống cho phát triển NTTS nước ngọt của thành phố Hà Nội. - Đánh giá thuận lợi, khó khăn, thời cơ và thách thức trong hoạt động sản xuất giống thủy sản tại Hà Nội. - Đề xuất một số giải pháp cơ bản để góp phần nâng cao chất lượng sản xuất giống đáp ứng nhu cầu phát triển NTTS, phục vụ quy hoạch hệ thống sản xuất giống của thành phố Hà Nội. 1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Đề tài khi hoàn thành đánh giá được hiện trạng công tác sản xuất giống thuỷ sản nước ngọt, xác định được nhu cầu giống và đưa ra một số giải pháp. Đây có thể là cơ sở để tiến hành xây dựng quy hoạch phát triển giống thuỷ sản nước ngọt nói riêng và quy hoạch phát triển giống thuỷ sản tại thành phố Hà Nội nói chung nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên để nghiên cứu và sản xuất giống, đáp ứng được nhu cầu về số lượng giống có chất lượng cao phục vụ cho NTTS của Thành phố và cung cấp cho các tỉnh khác trong vùng. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình nghiên cứu và phát triển công nghệ sản xuất giống cá nước ngọt trên thế giới Theo sổ sách thì nghề nuôi cá đã có từ lâu trước công nguyên. Trước công nguyên 2000 năm, dân vùng Sumer (nam Babylon, địa phận Irắc ngày nay) đã biết nuôi cá thịt trong ao. Năm 1800 trước công nguyên, vua nước Ai cập là Maeris đã nuôi được 20 loài cá khác nhau để giải trí. Ở Trung quốc, người ta đã biết đến nuôi cá từ cuối đời nhà Ân, khoảng 1000 năm trước công nguyên [13]. Năm 460 trước công nguyên, Phạm Nãi, đại thần nước Việt có viết quyển “phép nuôi cá”, trong đó mô tả cách cho cá chép đẻ trong ao. Ông viết: ao rộng 6 mẫu ( 1 mẫu Trung Quốc bằng 1/15 ha) chia làm 9 ô, thả nhiều cỏ nước, bắt 20 con cá chửa, dài khoảng 60 cm, 4 con chép đực dài 3 thước, ngày 7 tháng 2 cho nước vào, để yên tĩnh cá sẽ sinh con. Đó là tài liệu hướng dẫn đầu tiên về kỹ thuật sản xuất giống cá.Trong một thời gian dài, hàng chục thế kỷ không thấy có tài liệu nào về nuôi và sản xuất giống cá. Mãi đến thế kỷ thứ 19, năm 2854 Mongudi đã công bố bài miêu tả những thí nghiệm của tu sỹ Pháp là Penshon thực hiện từ năm 1420. Penshon đã làm những cái thùng hẹp bằng gỗ, đáy thừng được phủ một lớp cát thô, thành được làm bằng cành liễu hoặc lau, sậy. Xếp ở đáy thùng là “trứng cá đã được thụ tinh từ trước”. Tài liệu không nói rõ thế nào là “trứng cá đã được thụ tinh từ trước”, có phải trứng đã được vớt từ bãi đẻ tự nhiên của cá hồi hay chính Penshon đã gieo tinh nhân tạo có kết quả. Thùng được đặt vào nơi nước chảy như suối, sông nhỏ, mương. Nước chảy qua thành bên dễ dàng, trứng cá hồi phát triển tốt, đã nở thành cá bột. Có thể nói đó là công trình ấp trứng cá đầu tiên được thực hiện trên thế giới [13]. 350 năm sau, vào năm 1763 và sau đó 1765, một người Đức là Iacôbi đã thông báo về phát minh gieo tinh nhân tạo trứng cá hồi. Ông đã vuốt trứng cá hồi vào chậu đựng nước sau đó vuốt tinh dịch vào chậu ấy với số lượng đủ để làm cho nước trở nên đục. Iacôbi cúng làm những thí nghiệm như thế với các loài cá khác. Trong tất cả các trường hợp, đều có trứng thụ tinh và được cá bột. Phương pháp do Iacôbi phát minh gọi là phương pháp gieo tinh ướt, do trứng và tinh đã gặp nước trước khi gặp nhau. 4 Phát minh của Iacôbi bị lãng quên đến năm 1842 khi hai người Pháp là Resmi và Jean đã lặp lại phương pháp gieo tinh ướt cho cá hồi ở suối thuộc vùng núi Vôghes. Nhà phôi học J.V. Costa cũng tham gia tích cực trong việc sáng tạo ra phương háp gieo tinh nhân tạo cho trứng cá. Ông đã cố gắng hoàn thiện các phương pháp gây giống nhân tạo, làm cho nó trở nên phổ biến đối với sản xuất có tính công nghiệp. Năm 1852 ở thung lũng sông Rhin đã mọc lên xí nghiệp nuôi cá Huningen có trang bị những máy ấp. Những máy này về sau được dùng rộng rãi trong sản xuất, nhất là để ấp trứng cá hồi [13]. Tiếp theo đó là V.P. Vrassky đã dùng kính hiển vi để nghiên cứu cấu tạo của trứng và sự hoạt động của tinh trùng trong cơ thể cá, sau khi vào nước trong quá trình thụ tinh. Ngay sau khi tiếp xúc với nước, tinh trùng và trứng được hoạt hóa và nhanh chóng mất đi khả năng thụ tinh. Cuối cùng ông phát minh ra phương pháp gieo tinh khô. Trong phương pháp này trứng được thụ tinh đến 90% và hơn nữa [13]. Phương pháp gieo tinh khô còn được cải tiến thành phương pháp nửa khô mà nội dung của nó là thêm nước hoặc dung dịch giao tinh ngay sau khi trứng và tinh gặp nhau và trước khi trộn chúng. Để tạo ra giống những loài cá vốn không đẻ tự nhiên trong ao, song song với những nghiên cứu về sinh thái học nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển tuyến sinh dục và đẻ trong điều kiện nhân tạo, người ta nghiên cứu kích thích sự sinh sản của cá bằng cách tiêm cho chúng những hoạt chất khác nhau. Đầu thế kỷ 20 người ta phát minh ra kích dục tố trên động vật có vú. Kích dục tố là hormon do tuyến yên (trong sinh sản nhân tạo cá thường gọi là não thùy) của động vật có xương sống tiết ra, có ảnh hưởng đến sự phát triển của tuyến sinh dục và sự sinh sản nói chung. Khi nghề nuôi cá chuyển sang chủ động kích thích cá bằng những hoạt chất từ ngoài thì cũng thực sự đứng trước một vấn đề cấp bách. Đó là việc cung cấp chất kích thích sinh sản cá cho nghề nuôi cá. Não thùy ngày càng trở nên khan hiếm trước quy mô của việc sản xuất giống cá ngày càng mở rộng. Năm 1936 Morozova đã thành công khi kích thích cá Perca rụng trứng bằng nước tiểu phụ nữ có thai và HCG. Năm 1958, Trung quốc đã cho các loài cá mè trắng, mè hoa đẻ thành công bằng HCG (13). Ngoài ra, ngày nay người ta dùng phổ biến GnRH (hormon gây tiết kích dục tố) hoặc còn gọi là LH-RH, FSH-RH, Luliberine hay những tên khác có nghĩa tương tự. 5 Trong các công trình thực nghiệm người ta đã tìm được nhiều chất khác có khả năng gây chín và rụng trứng cho cá. Ngoài những thành tựu về những chất kích thích sinh sản, trong nghiên cứu phục vụ sản xuất giống cá còn có những tiến bộ quan trọng như điều khiển giới tính, mẫu sinh nhân tạo, đa bội thể nhân tạo,... Hiện nay, những thành tựu quan trọng trong sản xuất giống trên thế giới có thể kể đến là công nghệ điều khiển giới tính (tạo đàn giống đa bội thể, toàn đực, toàn cái) sử dụng các biện pháp kỹ thuật (sinh hóa, sinh lý, sinh học) để tạo ra các đàn giống đơn tính hoặc thay đổi nhiễm sắc thể có khả năng sinh sản hạn chế, có tốc độ tăng trưởng nhanh, kích thước lớn. Công nghệ này đang được áp dụng trong sản xuất giống cá hồi ở Na Uy, hàu ở Mỹ, Úc, cá rô phi, tôm càng xanh ở Israel, Ai Cập, Đài Loan (Trung Quốc),... Công nghệ này sử dụng các phép lai giữa các đàn bố mẹ có tính trạng ưu việt (tăng trưởng nhanh, kháng bệnh, chất lượng thịt tốt, khả năng sinh sản cao...) để tạo ra đàn giống có chất lượng như mong muốn. Công nghệ này được áp dụng phổ biến cho các đối tượng nuôi trên thế giới như: cá hồi ở Na Uy, Mỹ; tôm thẻ chân trắng ở Mỹ, Ecuador, Singapore, Thailand,...; cá rô phi ở Israel, Ai Cập, Đài Loan (Trung Quốc); hàu ở Mỹ,...[33]. 1.2. Tình hình sản xuất giống thủy sản nước ngọt tại Việt Nam và tại Hà Nội 1.2.1. Tình hình sản xuất giống thủy sản tại Việt Nam Trong lĩnh vực nghiên cứu sinh sản nhân tạo ngay từ những năm đầu của thập kỷ 60, mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn thiếu thốn về cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như các điều kiện khác, những cán bộ khoa học đầu tiên của ngành thuỷ sản đã nghiên cứu và cho sinh sản nhân tạo thành công một số loài cá có giá trị kinh tế cao và được nuôi phổ biến ở nước ta như: cá mè hoa (Aristichtys nobilis) và cá mè trắng (Hypophthaplmichthys molitrix) năm 1963, cá trắm cỏ (Ctenopharyngođon idella) năm 1964, cá trôi Việt Nam (Cirrhinus molitorella) năm 1969, cá tra (Pangasius pangasius), cá trê (Clarias fuscus), cá rô hu (Labeo rohita), cá bống tượng (Oxyeleotris marmoratus), tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii); và đặc biệt công nghệ sản xuất giống tôm sú (Penaeus Monodon). Công nghệ sản xuất giống tôm được nghiên cứu và áp dụng thành công vào nước ta năm 1986 đã mang lại một bộ mặt mới cho nghề nuôi trồng thuỷ sản và sản xuất giống thuỷ sản. 6 Năm 1979, nhóm nghiên cứu thuộc khoa thủy sản trường đại học nông nghiệp Thủ Đức phối hợp với trường trung học nông nghiệp Long Định đã cho ra đời những con cá bột, cá tra hương đầu tiên bằng phương pháp sinh sản nhân tạo. Sau đó nhiều loài cá nuôi khác, dễ thành thục nhưng khó tự sinh sản trong ao như cá tai tượng, he, chài, mè vinh, bống tượng,...cũng đã được kích thích sinh sản thành công bằng các phương pháp sinh lý hoặc sinh thái môi trường. Đầu năm 1995 ở tỉnh An Giang, cá ba sa, một đối tượng nuôi bè quan trọng đã được sinh sản nhân tạo thành công. Những thành công trong việc nghiên cứu và sản xuất nhân tạo giống thuỷ sản đã đóng góp một phần rất lớn vào sự phát triển của nghề NTTS nói chung và sản xuất giống thuỷ sản nói riêng: + Trong lĩnh vực di giống và thuần hoá: Chúng ta đã nhập, nuôi khảo nghiệm, sinh sản nhân tạo thành công và đưa vào sản xuất một cách có hiệu quả một số đối tượng mới có giá trị kinh tế cao như: cá rô phi được nhập từ Indonesia năm 1953, cá mè hoa, cá trắm cỏ từ Trung quốc năm 1958, cá tai tượng từ các nước Đông Nam Á vào miền Nam năm 1962, cá rô phi vằn năm 1972, cá chép Hungari năm 1972, cá rô hu, mrigan từ Ấn Độ năm 1982 và gần đây là cá chim trắng từ Trung Quốc. Ngoài ra, chúng ta đã di nhập thành công một số đối tượng có giá trị kinh tế cao như: cá hồi vân từ Phần Lan, cá tầm từ Nga. Sau ngày giải phóng Miền Nam, ngoài việc nhập nội, chúng ta còn tổ chức việc di giống thuần hoá nội lãnh thổ một số loài cá rất hiệu quả, đặc biệt như một số loài cá thuộc khu hệ cá đồng bằng sông Hồng được đưa vào nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long và ngược lại. Những thành tựu trong lĩnh vực này đã làm cho tập đoàn giống thuỷ sản nước ngọt đang được nuôi hiện nay thêm đa dạng và phong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tận dụng tiềm năng diện tích các loại mặt nước và nâng cao hiệu quả nuôi trồng. + Trong lĩnh vực lai tạo và chọn giống: đã tiến hành lai tạo để tận dụng ưu thế lai và chọn giống một số loài cá có giá trị kinh tế cao như cá chép, cá trê rất có hiệu quả. Bằng con đường lai tạo và chọn lọc đã thành công trong việc tạo được giống cá chép lai ba màu, cá trê lai có tốc độ sinh trưởng nhanh, thịt thơm ngon. + Những năm gần đây, Viện nghiên cứu NTTS I đã thành công công nghệ sản xuất cá rô phi đơn tính đực bằng phương pháp lai xa khác loài đạt tỷ lệ giới tính đực >95%. Cá rô phi đơn tính đực được sản xuất bằng phương pháp này có thể cạnh tranh 7 được so với cá rô phi đơn tính đực sản xuất bằng phương pháp sử dụng hormone, đưa ra thị trường sản phẩm mới và được người tiêu dùng chấp nhận; đồng thời chú ý tới các đối tượng bản địa có giá trị kinh tế cao như cá lăng chấm (Hemibagrus guttatus), cá anh vũ (Semilabeo obscurus), cá dầm xanh (Sinilabeo lemassoni), cá chiên (Bagarius rutilus) [34]. 1.2.2. Tình hình sản xuất giống thủy sản tại Hà Nội Năm 2009, toàn Thành phố có 12 cơ sở sản xuất nhân tạo cá giống, tổng diện tích là 50ha, với 33.990 kg cá bố mẹ các loại (trong đó: mè trắng 6.120 kg; mè hoa 1.244kg; trắm cỏ 7.760kg; trôi ấn 7.140 kg; mrigan 4.195 kg; chép 3.736kg; rô phi 3.795 kg). Sản xuất 650-700 triệu cá bột, 160 - 175 triệu cá giống các loại, đáp ứng 5560 % về số lượng, nhưng chất lượng con giống chưa cao do cá bố mẹ của các cơ sở giống tư nhân trên địa bàn chủ yếu vẫn được tuyển chọn ở tại cơ sở và các ao nuôi thương phẩm nên không tránh khỏi hiện tượng cận huyết, làm giảm chất lượng con giống. Ngoài ra cơ chế thị trường cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng con giống [3]. Đến năm 2015, trên địa bàn thành phố Hà Nội còn 10 cơ sở sản xuất giống nhân tạo. Con giống sản xuất tại chỗ chủ yếu là các đối tượng truyền thống như: cá mè, cá trôi, cá trắm, cá chép. Các giống nuôi mới có khả năng xuất khẩu (như cá rô phi vằn, cá điêu hồng,…) và các loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao (ba ba, cá trắm đen, cá lăng chấm,… ) còn ít, phần lớn phải nhập từ các địa phương khác [9]. 1.3. Tiềm năng và hiện trạng NTTS thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 – 2015 1.3.1. Tiềm năng mặt nước nuôi trồng thuỷ sản Hà Nội có tiềm năng phát triển NTTS lớn với tổng diện tích nuôi trồng mặt nước có khả năng NTTS là 30.840 ha, trong đó: - Ao, hồ nhỏ: 6.706ha; - Hồ chứa mặt nước lớn: 4.327ha; - Ruộng trũng: 19.807ha. Ngoài ra, còn một số con sông có khả năng phát triển nuôi cá lồng bè như sông Đà, sông Hồng, sông Tích, sông Bùi, sông Đáy…Các vùng NTTS tập trung tại một số huyện: Phú Xuyên, Ứng Hoà, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Ba Vì, Thanh Trì, Thanh Oai, Sóc Sơn,... 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất