Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu đặc trưng ngữ âm, từ vựng của vài thổ ngữ ở hà nội, ứng dụng trong vi...

Tài liệu Nghiên cứu đặc trưng ngữ âm, từ vựng của vài thổ ngữ ở hà nội, ứng dụng trong việc giám định nhận dạng tiếng nói

.PDF
133
1567
76

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------- TRẦN QUANG THÀNH NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG NGỮ ÂM, TỪ VỰNG CỦA MỘT SỐ THỔ NGỮ Ở HÀ NỘI, ỨNG DỤNG TRONG VIỆC GIÁM ĐỊNH NHẬN DẠNG TIẾNG NÓI LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội-2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------- TRẦN QUANG THÀNH NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG NGỮ ÂM, TỪ VỰNG CỦA MỘT SỐ THỔ NGỮ Ở HÀ NỘI, ỨNG DỤNG TRONG VIỆC GIÁM ĐỊNH NHẬN DẠNG TIẾNG NÓI Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Kim Bảng Hà Nội-2015 LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành với sự giúp đỡ nhiệt tình của PGS.TS. Vũ Kim Bảng. Em xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy. Nhân đây, em xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy giáo, cô giáo, các cán bộ trong Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội- những người đã dạy dỗ và giúp đỡ em trong suốt thời gian qua. Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn vô hạn tới gia đình, bạn bè và những người thân yêu đã luôn sát cánh, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng luận văn khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp và nhận xét của các thầy giáo, cô giáo và các bạn để tôi có thể phát triển hướng nghiên cứu này ở cấp độ cao hơn. Hà Nội, ngày 25 tháng 6 năm 2015 Học viên Trần Quang Thành LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu của tác giả nào khác. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Ban Chủ nhiệm Khoa Ngôn ngữ học và Ban Giám hiệu Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội). Hà Nội, ngày 25 tháng 6 năm 2015 Học viên Trần Quang Thành BẢNG CHÚ THÍCH KÍ HIỆU VIẾT TẮT 1. PNB: Phương ngữ Bắc 2. PNN: Phương ngữ Nam 3. PNT: Phương ngữ Trung 4. PÂ : phát âm DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH PHỔ Trang BẢNG BIỂU 1. Bảng 1.1 Lược đồ âm tiết tiếng Việt 17 2. Bảng 1.2 Hệ thống phụ âm tiếng Việt 19 3. Bảng 1.3 Bảng biểu diễn các âm vị phụ âm đầu tiếng Việt 20 4. Bảng 1.4 Hệ thống nguyên âm tiếng Việt 21 5. Bảng 1.5 Bảng biểu diễn các nguyên âm tiếng Việt dưới dạng con chữ 21 6. Bảng 2.1 Bảng thống kê về sự biến đổi /l/-/n/ và /n/-/l/ theo hình thức đọc bảng từ ở 5 xã 33 7. Bảng 2.2 Bảng thống kê về hiện tượng nhập thành một /z/-/ʐ/ ở 5 xã 34 8. Bảng 2.3 Bảng thống kê về hiện tượng nhập /ʈ/-/c/ ở 5 xã 35 9. Bảng 2.4 Bảng thống kê về hiện tượng nhập /ʂ/-/s/ ở 5 xã 37 10. Bảng 2.5 Bảng thống kê về hiện tượng phát âm /ɛ/ -> /ɛː/ ở 5 xã 38 11. Bảng 2.6 Bảng thống kê về hiện tượng phát âm /ɔ/ -> /ɔː/ ở 5 39 12. Bảng 2.7 Bảng thống kê về hiện tượng phát âm chưa đúng khác 40 13. Bảng 2.8 Bảng thống kê số lượng từ phát âm chưa đúng theo hình thức phỏng vấn ở xã Kim Lũ- huyện Sóc Sơn 41 14. Bảng 2.9 Bảng thống kê số lượng từ phát âm chưa đúng theo hình thức phỏng vấn ở xã Phương Đình- huyện Đan Phượng 43 15. Bảng 2.10 Bảng thống kê số lượng từ phát âm chưa đúng theo hình thức phỏng vấn ở xã Ngọc Tảo- huyện Phúc Thọ 44 16. Bảng 2.11 Bảng thống kê số lượng từ phát âm chưa đúng theo hình thức phỏng vấn ở xã Cát Quế - huyện Hoài Đức 45 17. Bảng 2.12 Bảng thống kê số lượng từ phát âm chưa đúng theo hình thức phỏng vấn ở xã Canh Nậu- huyện Thạch Thất 47 18. Bảng 3.1 Bảng miêu tả hiện tượng phát âm “l” thành “n” theo hình thức phỏng vấn ở xã Kim Lũ- huyện Sóc Sơn 50 19. Bảng 3.2 Bảng miêu tả hiện tượng phát âm “l” thành “n” theo hình thức phỏng vấn ở xã Phương Đình- huyện Đan Phượng 53 20. Bảng 3.3 Bảng miêu tả hiện tượng phát âm “l” thành “n” theo hình thức phỏng vấn ở xã Ngọc Tảo- huyện Phúc Thọ 56 21. Bảng 3.4 Bảng miêu tả hiện tượng phát âm “l” thành “n” theo hình thức phỏng vấn ở xã Cát Quế - huyện Hoài Đức 59 22. Bảng 3.5 Bảng miêu tả hiện tượng phát âm “l” thành “n” theo hình thức phỏng vấn ở xã Canh Nậu- huyện Thạch Thất 63 23. Bảng 3.6 Hệ thống phụ âm 4 xã thuộc 4 huyện Sóc Sơn, Đan Phượng, Phúc Thọ, Thạch Thất 70 24. Bảng 3.7 Hệ thống phụ âm xã Cát Quế- huyện Hoài Đức 71 25. Bảng 3.8 Bảng miêu tả sự biến đổi nguyên âm /o/, /ɔ/ thành nguyên âm /ɔː/ 74 26. Bảng 3.9 Bảng giá trị trung bình F1 và F2 (nguyên âm đơn) của Vũ Kim Bảng 77 BIỂU ĐỒ 1. Biểu đồ 2.1 Biểu đồ về sự biến đổi /l/-/n/ và /n/-/l/ theo hình thức đọc bảng từ ở 5 xã 33 2. Biểu đồ về hiện tượng nhập làm một các âm /z/-/ʐ/ ở 5 xã 35 3. Biểu đồ 2.3 Biểu đồ về hiện tượng nhập /ʈ/-/c/ ở 5 xã 36 4. Biểu đồ 2.4 Biểu đồ về hiện tượng nhập /ʂ/-/s/ ở 5 xã 37 5.Biểu đồ 2.5 Biểu đồ về hiện tượng phát âm kéo dài /ɛ/ -> /ɛː/ ở 5 xã 38 6. Biểu đồ 2.6 Biểu đồ về hiện tượng phát âm kéo dài /ɔ/ thành /ɔː/ ở 5 xã 40 7. Biểu đồ 3.1 Biểu đồ về hiện tượng lẫn lộn /l/ và /n/ ở 5 xã thuộc 5 huyện ĐỒ THỊ 66 1. Đồ thị 3.1 Đồ thị hệ thống thanh điệu xã Kim Lũ- huyện Sóc Sơn 81 2. Đồ thị 3.2 Đồ thị hệ thống thanh điệu xã Phương Đình-huyện Đan Phượng 86 3. Đồ thị 3.3 Đồ thị hệ thống thanh điệu xã Ngọc Tảo-huyện Phúc Thọ 89 4. Đồ thị 3.4 Đồ thị hệ thống thanh điệu xã Cát Quế- huyện Hoài Đức 93 5. Đồ thị 3.5 Đồ thị hệ thống thanh điệu xã Canh Nậu-huyện Thạch Thất 97 SƠ ĐỒ 1. Sơ đồ 1.1 Sơ đồ về 3 tiêu chí khu biệt cho sáu âm vị thanh điệu 31 HÌNH ẢNH PHỔ 1. Hình ảnh phổ 3.1 66 2. Hình ảnh phổ 3.2 67 3. Hình ảnh phổ 3.3 68 4. Hình ảnh phổ 3.4 68 5. Hình ảnh phổ 3.5 69 6. Hình ảnh phổ 3.6 69 7. Hình ảnh phổ 3.7 76 8. Hình ảnh phổ 3.8 77 9. Hình ảnh phổ 3.9 78 10. Hình ảnh phổ 3.10 79 11. Hình ảnh phổ 3.11 79 12. Hình ảnh phổ 3.12 80 13. Hình ảnh phổ 3.13 80 14. Hình ảnh phổ 3.14 81 15. Hình ảnh phổ 3.15 82 16. Hình ảnh phổ 3.16 83 17. Hình ảnh phổ 3.17 83 18. Hình ảnh phổ 3.18 84 19. Hình ảnh phổ 3.19 84 20. Hình ảnh phổ 3.20 85 21. Hình ảnh phổ 3.21 86 22. Hình ảnh phổ 3.22 87 23. Hình ảnh phổ 3.23 87 24. Hình ảnh phổ 3.24 88 25. Hình ảnh phổ 3.25 88 26. Hình ảnh phổ 3.26 89 27. Hình ảnh phổ 3.27 90 28. Hình ảnh phổ 3.28 91 29. Hình ảnh phổ 3.29 91 30. Hình ảnh phổ 3.30 92 31. Hình ảnh phổ 3.31 92 32. Hình ảnh phổ 3.32 93 33. Hình ảnh phổ 3.33 94 34. Hình ảnh phổ 3.34 94 35. Hình ảnh phổ 3.35 95 36. Hình ảnh phổ 3.36 95 37. Hình ảnh phổ 3.37 96 38. Hình ảnh phổ 3.38 96 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết và mục tiêu của luận văn ................................................................... 1 2. Đối tượng, phạm vi và đóng góp mới của luận văn .................................................. 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 3 5. Nguồn tư liệu và bố cục của luận văn ........................................................................ 5 NỘI DUNG CHƯƠNG 1. MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN .......... 6 1.1 Một số nội dung về lịch sử vấn đề nghiên cứu .......................................................... 6 1.2 Ngôn ngữ toàn dân, phương ngữ và thổ ngữ ............................................................ 9 1.3 Từ và từ địa phương ................................................................................................. 13 1.4 Đặc điểm âm tiết và lược đồ (cấu trúc) âm tiết tiếng Việt..................................... 16 1.5 Đặc điểm của phụ âm, nguyên âm, thanh điệu tiếng Việt ..................................... 18 1.6 Chuẩn ngôn ngữ và một số hiện tượng lệch chuẩn trong tiếng Việt .................... 23 1.7 Giới thiệu tổng quan khu vực Hà Nội mới. Ý nghĩa và tính thời sự của nghiên cứu này ................................................................................................... 25 1.8 Về khái niệm “tiếng Hà Nội” hay “giọng Hà Nội” ................................................. 27 1.9 Tiểu kết chương 1...................................................................................................... 30 CHƯƠNG 2. MÔ TẢ CÁC ĐẶC TRƯNG NGỮ ÂM- TỪ VỰNG CỦA MỘT SỐ THỔ NGỮ Ở HÀ NỘI ......................................................... 32 ............................................................................................................................................... 2.1 Mô tả theo hình thức ghi âm bảng từ ...................................................................... 32 2.2 Mô tả theo hình thức phỏng vấn.............................................................................. 41 2.3 Tiểu kết chương 2...................................................................................................... 48 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ ỨNG DỤNG TRONG VIỆC GIÁM ĐỊNH NHẬN DẠNG TIẾNG NÓI ........................ 50 3.1 Phân tích các đặc trưng ngữ âm khác biệt của một số thổ ngữ ở Hà Nội so với tiếng toàn dân ...................................................... 50 3.1.1 Khác biệt về phụ âm ................................................................................................ 50 3.1.2 Khác biệt về nguyên âm .......................................................................................... 71 3.1.3 Khác biệt về thanh điệu .......................................................................................... 78 3.2 Phân tích các đặc trưng từ vựng khác biệt của một số thổ ngữ ở Hà Nội so với tiếng toàn dân ....................................................................................................................... 97 3.3 Tiểu kết chương 3.................................................................................................... 100 KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 107 PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 110 .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG NGỮ ÂM, TỪ VỰNG CỦA MỘT SỐ THỔ NGỮ Ở HÀ NỘI, ỨNG DỤNG TRONG VIỆC GIÁM ĐỊNH NHẬN DẠNG TIẾNG NÓI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết và mục tiêu của luận văn 1.1 Tính cấp thiết của luận văn Ngày 1/8/2008, địa giới hành chính Hà Nội chính thức được mở rộng. Hà Nội nằm trong số 17 thành phố, thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, hiện nay thành phố Hà Nội rộng 334.470 ha và dân số hiện tại là 6.232.940 người. Hiện nay, những nghiên cứu về văn hóa, ngôn ngữ của Hà Nội mới còn ít. Có thể nói, công trình nghiên cứu tiếng địa phương một số vùng trong khu vực Hà Nội mới, cụ thể là Nghiên cứu các đặc trưng ngữ âm để phân biệt các thổ ngữ Hà Nội, ứng dụng trong giám định nhận dạng tiếng nói là một trong những nghiên cứu đầu tiên về ngôn ngữ của Hà Nội mới hiện nay. Công trình nghiên cứu này sẽ góp phần nhận diện công dân thành phố thông qua giọng nói và phục vụ cho những ứng dụng của ngôn ngữ học về mặt khoa học - hình sự. Trong hoạt động điều tra hình sự, việc thu thập được giọng nói của đối tượng gây án hoặc những người có liên quan phục vụ hoạt động giám định, trên cơ sở đó xác định đối tượng gây án, trách nhiệm hình sự có ý nghĩa quan trọng, cần thiết. Hoạt động giám định nhận dạng giọng nói phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương ngữ, ngữ âm, âm điệu, âm tiết, thổ ngữ vùng miền…của mẫu so sánh cũng như âm thanh giọng nói thu thập được. Để nâng cao hiệu quả phục vụ công tác giám định giọng nói cần thiết phải nghiên cứu, làm rõ các nội dung này. Với nghiên cứu này, chúng tôi cũng muốn tìm hiểu về lời ăn tiếng nói, văn hóa của một số nơi trong khu vực Hà Nội mới, qua đó tìm hiểu về nếp sống sinh hoạt, phong tục tập quán của người Hà Nội hiện nay. Đây cũng sẽ là nguồn tư liệu quý giá giúp các nhà nghiên cứu có thêm những kiến thức mới về Hà Nội hiện nay, đặc biệt là về mặt ngôn ngữ, văn hóa. 1 1.2 Mục tiêu của luận văn - Nghiên cứu đặc trưng âm vị đoạn tính của thổ ngữ ở các huyện Thạch Thất, Sóc Sơn, Đan Phượng, Phúc Thọ, Hoài Đức - Hà Nội. - Nghiên cứu đặc trưng của hệ thống thanh điệu (âm vị siêu đoạn tính) của thổ ngữ ở các huyện Thạch Thất, Sóc Sơn, Đan Phượng, Phúc Thọ, Hoài Đức - Hà Nội. - Nghiên cứu một số đặc điểm về từ vựng của thổ ngữ ở các huyện Thạch Thất, Sóc Sơn, Đan Phượng, Phúc Thọ, Hoài Đức - Hà Nội. - Nghiên cứu các tiêu chí phân vùng thổ ngữ ở Hà Nội mới mở rộng. - Bước đầu thử nghiệm xây dựng hệ thống đặc trưng ngữ âm giúp giám định nhanh thổ ngữ ở Hà Nội mới mở rộng. 2. Đối tượng, phạm vi và đóng góp mới của luận văn 2.1 Đối tượng, phạm vi Đối tượng và phạm vi của luận văn là các đặc trưng ngữ âm và một số đặc trưng từ vựng của thổ ngữ ở các huyện Thạch Thất, Sóc Sơn, Đan Phượng, Phúc Thọ, Hoài Đức - Hà Nội. 2.2 Đóng góp mới của luận văn 2.2.1 Về mặt lí luận - Đóng góp về lí thuyết vào việc nghiên cứu tiếng địa phương của các huyện Thạch Thất, Sóc Sơn, Đan Phượng, Phúc Thọ, Hoài Đức. - Góp phần nhỏ vào việc xây dựng lí luận, phương phương pháp nghiên cứu về tiếng địa phương một số vùng trong khu vực Hà Nội mới theo góc độ ngôn ngữ học. 2.2.2 Về mặt thực tiễn - Công trình nghiên cứu giúp xây dựng cơ sở dữ liệu về các đặc trưng ngữ âm- từ vựng ở một số xã của các huyện các huyện Thạch Thất, Sóc Sơn, Đan Phượng, Phúc Thọ, Hoài Đức - Hà Nội so với tiếng toàn dân. - Việc mô tả và phân tích các đặc trưng ngữ âm khác biệt và một số đặc điểm về từ vựng trong tiếng địa phương của người dân ở một số xã của các huyện các huyện 2 Thạch Thất, Sóc Sơn, Đan Phượng, Phúc Thọ, Hoài Đức - Hà Nội sẽ góp phần nhận diện công dân ở các huyện đó thông qua giọng nói và phục vụ cho những ứng dụng của ngôn ngữ học về mặt khoa học - hình sự, cụ thể là ứng dụng vào việc giám định nhận dạng tiếng nói. - Nghiên cứu có giá trị làm tư liệu tham khảo cho những người làm nghiên cứu khoa học ở các bậc đào tạo khác nhau, giúp họ so sánh, đối chiếu với các khía cạnh ngôn ngữ mà mình quan tâm. - Nghiên cứu cũng có giá trị làm tư liệu cho việc dạy và học các kiến thức về thổ ngữ Hà Nội hiện nay nói riêng và phương ngữ Bắc nói chung cho người học phương ngữ tiếng Việt ở các bậc đào tạo khác nhau. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Chúng tôi đề ra các nhiệm vụ cụ thể như sau: - Lập bảng từ (2000 từ) và lập bảng câu hỏi phỏng vấn phục vụ điều tra điền dã thực địa. - Điều tra điền dã, khảo sát, tìm hiểu, miêu tả các đặc điểm ngữ âm và từ vựng của một số thổ ngữ ở Hà Nội. - So sánh sự khác biệt về đặc điểm ngữ âm và từ vựng của một số thổ ngữ ở Hà Nội so với tiếng phổ thông. - Nghiên cứu thực nghiệm trên cơ sở các tư liệu thu được sau quá trình điều tra điền dã thực địa (băng ghi âm đọc bảng từ và băng ghi âm phỏng vấn), dùng phần mềm trên máy tính phân tích một số âm vị đoạn tính (nguyên âm, phụ âm) và âm vị siêu đoạn tính (các thanh điệu) của thổ ngữ các huyện Thạch Thất, Sóc Sơn, Đan Phượng, Phúc Thọ, Hoài Đức - Hà Nội để tìm ra đặc trưng ngữ âm của thổ ngữ các huyện này. - Nhận xét, đánh giá về đặc trưng ngữ âm- từ vựng của một số thổ ngữ ở Hà Nội và ứng dụng vào trong việc giám định nhận dạng tiếng nói. 4. Phương pháp nghiên cứu 3 * Phương pháp chung Luận văn này được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp nghiên cứu điền dã ngôn ngữ học và nghiên cứu ngữ âm thực nghiệm giám định tiếng nói. Trên cơ sở các kết quả thu được sau quá trình điền dã, chúng tôi sử dụng phương pháp thu thập, lựa chọn, thống kê, phân tích tư liệu để tìm hiểu, khảo sát, nhận định và phân tích các đặc trưng ngữ âm và một số đặc điểm từ vựng của thổ ngữ ở các huyện Thạch Thất, Sóc Sơn, Đan Phượng, Phúc Thọ, Hoài Đức - Hà Nội (nghiên cứu định lượng kết hợp với nghiên cứu định tính ; nghiên cứu thực nghiệm bằng cách dùng máy đo để đo các âm vị đoạn tính và siêu đoạn tính). * Phương pháp cụ thể - Phương pháp điền dã ngôn ngữ học: Để thực hiện phương pháp này, chúng tôi đến từng huyện Thạch Thất, Sóc Sơn, Đan Phượng, Phúc Thọ, Hoài Đức - Hà Nội để thực hiện việc ghi âm tiếng nói của người dân bằng bảng từ và bằng các câu phỏng vấn. Với mỗi huyện, chúng tôi lựa chọn khảo sát 1 hoặc 2 xã có đặc trưng ngữ âm khác biệt so với tiếng toàn dân. Sau đó, chúng tôi thực hiện các bước cụ thể sau: + Lập bảng thống kê các đơn vị từ, ngữ có sự phát âm khác biệt theo hình thức phỏng vấn. + Dùng phần mềm trên máy tính để phân tích các âm vị đoạn tính và siêu đoạn tính. + Mô tả, phân tích, đánh giá và nhận xét về các đơn vị ngôn ngữ mà người dân địa phương có sự phát âm khác biệt so với tiếng toàn dân. - Phương pháp nghiên cứu định lượng: Sau khi thu được các băng ghi âm người dân đọc bảng từ và trả lời phỏng vấn ở các huyện nói trên, chúng tôi phân loại tư liệu rồi thống kê số lượng, tính tỉ lệ % các đơn vị từ, ngữ có sự phát âm khác biệt theo hình thức phỏng vấn. Các kết quả thống kê này sẽ giúp chúng tôi có bằng chứng, căn cứ để thực hiện phân tích định lượng. - Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: Chúng tôi dùng phần mềm phân tích ngữ âm chuyên dụng như: Praat, VoiceworkStation để phân tích các âm vị đoạn tính và siêu đoạn tính trong phần tư liệu thu được ở các băng ghi âm để tìm ra một số sự 4 khác biệt. Từ đó, chúng tôi xây dựng tiêu chí nhận diện đặc trưng ngữ âm của thổ ngữ các huyện đó. - Phương pháp nghiên cứu định tính: Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu định lượng và nghiên cứu thực nghiệm, chúng tôi dùng phương pháp nghiên cứu định tính để đưa ra các nhận xét, đánh giá, bàn luận, lý giải về đặc trưng ngữ âm của thổ ngữ các huyện Thạch Thất, Sóc Sơn, Đan Phượng, Phúc Thọ, Hoài Đức - Hà Nội, từ đó ứng dụng vào việc giám định nhận dạng tiếng nói. 5. Nguồn tư liệu và bố cục của luận văn 5.1 Nguồn tư liệu chủ yếu là các băng ghi âm (+ phần gỡ băng ghi âm) và phần tư liệu ghi tay của những người đi thực hiện ghi âm trực tiếp thổ ngữ ở các huyện Thạch Thất, Sóc Sơn, Đan Phượng, Phúc Thọ, Hoài Đức - Hà Nội theo 2 hình thức là ghi âm bằng bảng từ (khoảng 2000 từ, ngữ) và ghi âm theo hình thức phỏng vấn. Luận văn cũng sẽ tham khảo thêm các quan điểm của các giáo trình, công trình nghiên cứu về phương ngữ tiếng Việt của các tác giả đi trước. 5.2 Bố cục của luận văn Luận văn gồm các phần: mục lục, mở đầu, nội dung, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục. Trong đó, phần Nội dung gồm có 3 chương: Chương 1. Một số cơ sở lí thuyết có liên quan đến luận văn Chương 2. Đặc trưng ngữ âm- từ vựng của một số thổ ngữ ở Hà Nội Chương 3. Một số ứng dụng trong việc giám định nhận dạng tiếng nói 5 NỘI DUNG CHƯƠNG 1. MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN 1.1 Một số nội dung về lịch sử vấn đề nghiên cứu 1.1.1 Ngoài nước Hiện nay, đã có một số công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về tiếng Việt nói chung và về ngữ âm tiếng Việt nói riêng như: Emeneau, M.B. nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt (Studies in Vietnamese Grammar, 1951), Ferlus (1982), Gordina, M.V., Bystrov, S.I. (Về giải thuyết âm vị học những nguyên âm đôi trong tiếng Việt, 1961, tiếng Nga), Gordina, M.V., Bystrov, S.I. (Cơ cấu ngữ âm tiếng Việt, 1984, tiếng Nga), Mkhitarian, T.T. (Ngữ âm tiếng Việt, 1959, tiếng Nga), Haudricourt A.G. (các bài nghiên cứu về ngữ âm tiếng Việt trên tạp chí tiếng Pháp, 1954, 1961)… Các tác giả nói trên đều có những nghiên cứu cụ thể về ngữ âm tiếng Việt. Đặc biệt là, trong số đó còn có những tác giả có ý kiến cụ thể về việc phân vùng phương ngữ tiếng Việt. “Chẳng hạn, H. Maspéro (1912) một học giả Pháp trong công trình Nghiên cứu ngữ âm lịch sử tiếng Việt có ý kiến phân chia tiếng Việt ra thành hai vùng: phương ngữ Bắc và phương ngữ Trung. Theo ông thì người Việt ở miền Nam là người gốc ở miền Bắc mới vào sinh sống không lâu, do đó tiếng miền Nam về cơ bản là giống phương ngữ Bắc cho nên có thể xếp chung một nhóm với phương ngữ Bắc. Còn phương ngữ Trung thì đối lập với phương ngữ Bắc ở điểm còn giữ lại những nét cổ xưa.” (theo [4, 87]). Trong khi đó, “hai nhà Việt ngữ học người Liên Xô M.V. Gordina và I.S. Bystrôv (1970, 203-211) chủ yếu dựa vào hệ thống âm cuối cũng đã chia tiếng Việt thành hai vùng phương ngữ (nhưng khác hai vùng H. Maspéro đã chia), có ranh giới chạy qua phía Nam tỉnh Quảng Trị. Trong cuốn sách cơ cấu ngữ âm tiếng Việt (1984, 192-195), hai tác giả trên có điều chỉnh chút ít, về cơ bản vẫn là hai vùng trên nhưng thêm một vùng thứ ba là phương ngữ Huế có tính cách như một vùng đệm” (theo [4, 88]). “Ngoài ra còn có ý kiến cho rằng không thể phân chia tiếng Việt ra thành các vùng phương ngữ bởi vì nếu chúng ta khảo sát tiếng Việt từ Bắc vào 6 Nam thì sẽ thấy trạng thái chuyển tiếp từ vùng nọ sang vùng kia mà phương ngữ các thành phố lớn như Hà Nội, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn có thể xem là tiêu biểu (L.C, Thompson, 1965)” (theo [4, 90]). Tuy nhiên, trong các tác giả trên, chưa có tác giả nào có một công trình nghiên cứu sâu và cụ thể về thổ ngữ ở Hà Nội, đặc biệt là chưa có tác giả nào nghiên cứu về thổ ngữ của Hà Nội mới. Những công trình của các tác giả nói trên chỉ cung cấp cơ sở nền tảng cho những người nghiên cứu về phương ngữ nói chung, phương ngữ tiếng Việt nói riêng để họ có thể tham khảo, tiến hành những nghiên cứu của riêng mình về phương ngữ tiếng Việt. Từ đó, những người nghiên cứu đi sau có thể dựa vào các lí thuyết về phương ngữ để nghiên cứu về các thổ ngữ trong các phương ngữ đó. 1.1.2 Trong nước Ở Việt Nam có tác giả Đoàn Thiện Thuật đã nghiên cứu ngữ âm tiếng Việt tương đối toàn diện về hệ thống phụ âm, hệ thống nguyên âm, hệ thống âm đệm, hệ thống thanh điệu, các lý thuyết, giả thuyết về âm tiết, các phụ âm, nguyên âm, âm đệm, thanh điệu…trong tiếng Việt. Những nội dung này đã được tác giả Đoàn Thiện Thuật trình bày rất kĩ và rõ ràng trong công trình “Ngữ âm tiếng Việt” [33]. Bên cạnh đó, các khái niệm về phương ngữ xã hội, phương ngữ đã được Nguyễn Văn Khang trình bày trong cuốn “Ngôn ngữ học xã hội- những vấn đề cơ bản” [18]. Tuy thế, khái niệm phương ngữ và các vùng phương ngữ mới chỉ được nghiên cứu một cách tương đối hệ thống, rõ ràng ở công trình của tác giả Hoàng Thị Châu “Phương ngữ học tiếng Việt” [4]. Trong cuốn sách này, tác giả Hoàng Thị Châu cũng có đưa ra khái niệm về thổ ngữ và một số vùng thổ ngữ của Việt Nam. Ở Việt Nam cũng có một số tác giả đã nêu quan điểm về phân vùng phương ngữ tiếng Việt của mình trong các bài trên tạp chí hoặc trong các công trình nghiên cứu như: Phan Kế Bính (1914), Hoàng Phê (1963), Nguyễn Bạt Tụy (1950), Hoàng Thị Châu (1963), Vương Hữu Lễ (1974), Nguyễn Kim Thản (1982). Trong số đó, “Phan Kế Bính (1914; 1990, 316-324) tuy có ý kiến chia tiếng Việt ra làm ba vùng ứng với Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ nhưng cũng nhấn mạnh tính chất trung gian 7 của nhóm phương ngữ ở Trung Bộ.” (theo [4, 88]). “Hoàng Phê (1963) trong khi phát biểu ý kiến về vấn đề thống nhất và chuẩn hóa tiếng Việt cũng chỉ công nhận có hai phương ngữ chủ yếu là tiếng miền Bắc, nơi có thủ đô Hà Nội và tiếng miền Nam, nơi có thành phố Hồ Chí Minh, còn ở Trung Bộ là một chuỗi phương ngữ nhỏ có tính chuyển tiếp” (theo [4, 88]). Ý kiến chung của nhiều nhà nghiên cứu là chia tiếng Việt thành 3 vùng phương ngữ lớn: phương ngữ Bắc, phương ngữ Trung và phương ngữ Nam. Tuy nhiên, có 2 ý kiến hơi khác so với hầu hết các ý kiến đó là ý kiến của Nguyễn Kim Thản (1982) và ý kiến của Nguyễn Bạt Tụy (1961). Tác giả “Nguyễn Kim Thản (1982) chia tiếng Việt thành 4 vùng phương ngữ: phương ngữ Bắc (Bắc Bộ và một phần Thanh Hóa), phương ngữ Trung Bắc (phía nam Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên), phương ngữ Trung Nam (từ Quảng Nam tới Phú Khánh) và phương ngữ Nam (từ Thuận Hải trở vào). Trong khi đó, ông Nguyễn Bạt Tụy (1950) lúc đầu chia tiếng Việt thành 3 phương ngữ, nhưng về sau lại chia thành 5 phương ngữ: phương ngữ miền Bắc (Bắc Bộ và Thanh Hóa), phương ngữ Trung Trên (từ Nghệ An đến Quảng Trị), phương ngữ Trung Giữa (từ Thừa Thiên đến Quảng Ngãi), phương ngữ Trung Dưới (từ Bình Định đến Bình Tuy) và phương ngữ Nam (từ Bình Tuy trở vào) (Nguyễn Bạt Tụy, 1961)” (theo [4, 89]). Tuy đã có nhiều tác giả Việt Nam nghiên cứu về các vùng phương ngữ và phân chia các vùng phương ngữ tiếng Việt nhưng các tác giả đi trước chưa nghiên cứu nhiều về các vùng thổ ngữ ở Hà Nội. Khi mô tả phần vần tiếng Việt, trong đó hệ thống nguyên âm có vai trò quan trọng nhất, các nhà khoa học phần lớn dựa vào phương pháp cảm thụ, chủ quan: Hoàng Tuệ, Lê Cận và Cù Đình Tú 1962; Vương Hữu Lễ, Hoàng Tuệ và Hoàng Minh 1975; Đoàn Thiện Thuật 1980…Tác giả Nguyễn Hàm Dương 1962, Nguyễn Văn Ái 1973, 1974 bước đầu nghiên cứu hệ formant của tiếng Việt nói chung nhưng lại không chỉ rõ được số cộng tác viên thuộc phương ngữ nào. Riêng hệ thống thanh điệu gồm sáu thanh tiếng Hà Nội đã được nhiều tác giả sử dụng phương pháp thực nghiệm để khảo sát và đạt được kết quả tốt: Lê Văn Lý 1948 (dùng Kymograph), Nguyễn Hàm Dương 1962 (dùng Intonograph); Hoàng Cao 8 Cương 1982 (dùng Glottograph); Phạm Hoàng Kỳ 1983, Vũ Kim Bảng 1984 và Vũ Bá Hùng 1986 (đều dùng máy phân tích đa kênh). (theo [2]) Tuy thế, khi địa giới của Hà Nội được mở rộng như hiện nay thì chưa có bất cứ một công trình nào nghiên cứu về đặc điểm của thổ ngữ Hà Nội mới, về các đặc trưng ngữ âm- từ vựng để phân biệt các thổ ngữ của Hà Nội mới mở rộng. Do đó, cũng chưa có công trình nào nghiên cứu về các thổ ngữ của Hà Nội được ứng dụng trong giám định nhận dạng tiếng nói. Vì thế, chúng tôi có thể khẳng định đây là công trình đầu tiên nghiên cứu các đặc trưng ngữ âm- từ vựng để phân biệt các thổ ngữ của Hà Nội mới mở rộng, ứng dụng trong giám định nhận dạng tiếng nói. Đồng thời, chúng tôi cũng dựa trên cơ sở lí thuyết của các công trình nghiên cứu của những tác giả đi trước để tìm hiểu về các vùng phương ngữ tiếng Việt, đặc biệt là vùng phương ngữ Bắc, từ đó khảo sát và nghiên cứu về các thổ ngữ Hà Nội thuộc phương ngữ Bắc. 1.2 Ngôn ngữ toàn dân, phương ngữ và thổ ngữ 1.2.1 Ngôn ngữ toàn dân Theo tác giả Hoàng Thị Châu , “ngôn ngữ toàn dân được dùng làm ngôn ngữ văn học” (vào thời kỳ tư bản phát triển và xã hội chủ nghĩa). “Đồng thời, khái niệm ngôn ngữ văn học cũng thay đổi. Ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ viết trong sách vở, báo chí thuộc mọi lĩnh vực của văn hóa không phải chỉ bó hẹp vào các tác phẩm văn học. Nó còn là ngôn ngữ nói trên sân khấu, điện ảnh, phát thanh, truyền hình trong các hoạt động khoa học kỹ thuật, thương nghiệp, công nghiệp…” [4,53] 1.2.2 Phương ngữ 1.2.2.1 Khái niệm “phương ngữ” Phương ngữ học là một bộ môn của ngôn ngữ học để nghiên cứu một hay nhiều phương ngữ (dialect). Trong cuốn “Phương ngữ học tiếng Việt”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2004, giáo sư Hoàng Thị Châu cho rằng: “Trước đây, trong các sách thường dùng thuật ngữ “phương ngôn” theo cách dùng của Trung Quốc. Nhưng từ “phương ngôn” ở trong tiếng Việt đã được dùng để chỉ “tục ngữ ở địa phương”. (Từ điển Văn Tân – Hà Nội, 1967) cho nên theo quan điểm của một số nhà nghiên 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan