Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng sinh học của hai lo...

Tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng sinh học của hai loài tầm gửi taxillus chinensis (dc.) dans. và macrosolen tricolor(l.) dans..

.PDF
163
765
102

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI VŨ XUÂN GIANG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA HAI LOÀI TẦM GỬI TAXILLUS CHINENSIS (DC.) DANS. VÀ MACROSOLEN TRICOLOR (L.) DANS. LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC HÀ NỘI, NĂM 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI VŨ XUÂN GIANG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA HAI LOÀI TẦM GỬI TAXILLUS CHINENSIS (DC.) DANS. VÀ MACROSOLEN TRICOLOR (L.) DANS. LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC Chuyên ngành: Dược học cổ truyền Mã số: 62.72.04.06 Người hướng dẫn khoa học: GS., TS. PHẠM THANH KỲ HÀ NỘI, NĂM 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của GS., TS. Phạm Thanh Kỳ. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả Vũ Xuân Giang LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành bản luận án này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quý báu của Trường Đại học Dược Hà Nội, các Thầy Cô giáo, các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực cùng đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS., TS. Phạm Thanh Kỳ đã trực tiếp hướng dẫn, hết lòng chỉ bảo tận tình và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Tôi xin chân thành cảm ơn: Các cán bộ Phòng Đào tạo - Trường Đại học Dược Hà Nội. Các Thầy Cô Bộ môn Dược liệu, Bộ môn Thực vật, Bộ môn Dược học cổ truyền và Bộ môn Dược lực - Trường Đại học Dược Hà Nội. Các cán bộ Phòng Đào tạo sau đại học - Trường Đại học Dược Hà Nội. Các cán bộ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Các cán bộ Bộ môn Dược lý - Đại học Y Hà Nội. Đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi khi thực hiện luận án này. Nhân dịp này tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Đại học Dược Hà Nội, các cán bộ các phòng ban, bộ môn trong Trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận án này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới những người bạn, người đồng nghiệp, người thân trong gia đình là bố, mẹ, vợ, anh, chị, em và các con đã luôn kịp thời động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất. Xin trân trọng cảm ơn! Vũ Xuân Giang MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .................................................................................... 3 1.1. VỊ TRÍ PHÂN LOẠI CỦA HỌ TẦM GỬI (LORANTHACEAE) ................ 3 1.1.1. Vị trí phân loại của họ tầm gửi (Loranthaceae) ............................................ 3 1.1.2. Khóa phân loại họ Tầm gửi (Loranthaceae) ................................................. 9 1.2. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, PHÂN BỐ MỘT SỐ LOÀI TẦM GỬI CHI MACROSOLEN VÀ TAXILLUS ............................................................................ 11 1.2.1. Đặc điểm chung của họ Tầm gửi ................................................................. 11 1.2.2. Đặc điểm thực vật và phân bố một số loài tầm gửi chi Taxillus ................ 13 1.2.3. Đặc điểm thực vật và phân bố một số loài tầm gửi chi Macrosolen ......... 14 1.3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI TẦM GỬI CHI TAXILLUS VÀ MACROSOLEN ............................................................................ 16 1.3.1. Thành phần hóa học của một số loài tầm gửi chi Taxillus ......................... 16 1.3.2. Thành phần hóa học của một số loài tầm gửi chi Macrosolen .................. 18 1.4. TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI TẦM GỬI CHI TAXILLUS VÀ MACROSOLEN ................................................................................................ 24 1.4.1. Tác dụng chống oxy hóa của một số loài tầm gửi chi Taxillus và Macrosolen .............................................................................................................. 24 1.4.1.1. Tác dụng chống oxy hóa của một số loài tầm gửi chi Taxillus .............. 25 1.4.1.2. Tác dụng chống oxy hóa của một số loài tầm gửi chi Macrosolen ........ 25 1.4.2. Tác dụng bảo vệ gan của một số loài tầm gửi chi Macrosolen.................. 26 1.4.3. Tác dụng chống viêm của một số loài tầm gửi chi Taxillus....................... 27 1.4.4. Các tác dụng khác của tầm gửi chi Taxillus và Macrosolen ...................... 27 1.4.4.1. Tác dụng chống ung thư ............................................................................ 28 1.4.4.2. Tác dụng giảm đau .................................................................................... 28 1.5. CÔNG DỤNG VÀ MỘT SỐ BÀI THUỐC CÓ VỊ TẦM GỬI ................... 30 1.5.1. Công dụng ..................................................................................................... 30 1.5.2. Một số bài thuốc có vị tầm gửi .................................................................... 31 1.5.2.1. Một số bài thuốc cổ phương ..................................................................... 31 1.5.2.2. Một số bài thuốc nghiệm phương có vị tầm gửi ...................................... 32 CHƯƠNG 2. NGUYÊN VẬT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................................ 35 2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU .......................................................... 35 2.1.1. Nguyên liệu ................................................................................................... 35 2.1.2. Hóa chất......................................................................................................... 35 2.1.3. Dụng cụ và thiết bị........................................................................................ 36 2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ........................................................................ 37 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 37 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm thực vật ............................................... 37 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu thành phần hóa học ............................................ 38 2.3.2.1. Định tính các nhóm chất hữu cơ bằng phản ứng hoá học ...................... 38 2.3.2.2. Định tính bằng sắc ký lớp mỏng ............................................................... 39 2.3.2.3. Định lượng các chất trong phân đoạn ethylacetat .................................. 39 2.3.2.4. Chiết xuất và phân lập các hợp chất từ tầm gửi cây Gạo và cây Na ..... 40 2.3.2.5. Nhận dạng các chất phân lập từ tầm gửi cây Gạo và cây Na ................ 45 2.3.3. Phương pháp xác định độc tính cấp ............................................................. 45 2.3.4. Phương pháp nghiên cứu hoạt tính chống oxy hóa .................................... 45 2.3.5. Phương pháp nghiên cứu tác dụng bảo vệ gan ........................................... 46 2.3.6. Phương pháp nghiên cứu tác dụng chống viêm cấp tính và mạn tính ....... 49 2.3.6.1. Nghiên cứu tác dụng chống viêm cấp tính ............................................... 49 2.3.6.2. Nghiên cứu tác dụng chống viêm mạn tính .............................................. 51 2.3.7. Phương pháp nghiên cứu hoạt tính gây độc tế bào ..................................... 51 2.3.8. Xử lý số liệu .................................................................................................. 53 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 54 3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CỦA TẦM GỬI CÂY GẠO VÀ CÂY NA ....................................................................................... 54 3.1.1. Kết quả nghiên cứu đặc điểm thực vật tầm gửi cây Gạo............................ 54 3.1.1.1. Mô tả hình thái cây và thẩm định tên khoa học của mẫu nghiên cứu .... 54 3.1.1.2. Đặc điểm vi phẫu lá và thân ..................................................................... 56 3.1.1.3. Đặc điểm bột dược liệu ............................................................................. 59 3.1.2. Kết quả nghiên cứu đặc điểm thực vật tầm gửi cây Na .............................. 59 3.1.2.1. Mô tả hình thái cây và thẩm định tên khoa học của mẫu nghiên cứu .... 59 3.1.2.2. Đặc điểm vi phẫu lá và thân ..................................................................... 61 3.1.2.3. Đặc điểm bột dược liệu ............................................................................. 63 3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA TẦM GỬI CÂY GẠO VÀ CÂY NA ....................................................................................... 63 3.2.1. Định tính các nhóm chất hữu cơ bằng phản ứng hoá học của tầm gửi cây Gạo và cây Na ......................................................................................................... 63 3.2.2. Hàm lượng các chất trong phân đoạn chiết ethylacetat từ tầm gửi cây Gạo và cây Na ................................................................................................................. 66 3.2.3. Nhận dạng các hợp chất phân lập được từ tầm gửi cây Gạo và cây Na .... 67 3.2.3.1. Nhận dạng các hợp chất phân lập được từ tầm gửi cây Gạo ................. 67 3.2.3.2. Nhận dạng các hợp chất phân lập được từ tầm gửi cây Na ................... 93 3.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP CỦA TẦM GỬI CÂY GẠO VÀ CÂY NA ......................................................................................................... 101 3.3.1. Kết quả nghiên cứu độc tính cấp của tầm gửi cây Gạo ............................ 101 3.3.2. Kết quả nghiên cứu độc tính cấp của tầm gửi cây Na .............................. 102 3.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA TẦM GỬI CÂY GẠO VÀ CÂY NA ............................................................................ 103 3.4.1. Kết quả nghiên cứu hoạt tính chống oxy hoá............................................ 103 3.4.2. Kết quả nghiên cứu tác dụng bảo vệ gan................................................... 103 3.4.3. Kết quả nghiên cứu tác dụng chống viêm cấp tính ................................... 109 3.4.3.1. Trên mô hình gây phù chân chuột .......................................................... 109 3.4.3.2. Trên mô hình gây tràn dịch màng bụng chuột cống trắng.................... 110 3.4.4. Kết quả nghiên cứu tác dụng chống viêm mạn tính ................................. 112 3.4.5. Kết quả nghiên cứu hoạt tính gây độc tế bào ............................................ 113 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ................................................................................... 114 4.1. VỀ ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT ....................................................................... 114 4.2. VỀ THÀNH PHẦN HOÁ HỌC ................................................................... 116 4.2.1. Về kết quả định tính.................................................................................... 116 4.2.2. Về hàm lượng các chất chiết được bằng ethylacetat ................................ 116 4.2.3. Về kết quả phân lập các hợp chất .............................................................. 117 4.3. VỀ ĐỘC TÍNH CẤP VÀ TÁC DỤNG SINH HỌC ................................... 121 4.3.1.Về độc tính cấp ............................................................................................ 121 4.3.2. Về tác dụng sinh học .................................................................................. 122 4.3.2.1. Về tác dụng chống oxy hóa ..................................................................... 122 4.3.2.2. Về tác dụng bảo vệ gan ........................................................................... 126 4.3.2.3. Về tác dụng chống viêm .......................................................................... 127 4.3.2.4. Về tác dụng gây độc tế bào ..................................................................... 131 4.4. MỐI QUAN HỆ GIỮA THÀNH PHẦN HOÁ HỌC VÀ TÁC DỤNG SINH HỌC ....................................................................................................................... 132 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 134 KIẾN NGHỊ........................................................................................................... 136 CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ABTS : 2,2 '-azino-bis (acid 3-ethylbenzothiazoline-6-sulfonic) COX-2 : Cyclooxygenase-2 CAT : Catalase DPPH : 1,1-diphenyl-2-picryl-hydrazyl DMBA : 7, 12-dimethylbenz [a] anthracene EC50 : Effective Concentration (Nồng độ hiệu quả 50%) FRAP : Ferric ion Reducing Antioxidant Power (Năng lực chống oxy hóa bằng việc khử ion sắt); GSH-Px : Glutathion peroxydase IC50 : Inhibitory Concentration (Nồng độ ức chế 50%) LDL : Low-density lipoprotein (Lipoprotein tỷ trọng thấp) LPS : Lipopolysaccharid MDA : Malonyldialdehyde NADPH : Nicotinamid adenin dinucleotid phosphate PAR : Paracetamol P/ư : Phản ứng RNS : Reactive Nitrogen Species ROS : Reactive oxygen species (các dạng hoạt động của oxygen) SOD : Superoxid dismutase TEAC : Trolox equivalent antioxidant capacity) Khả năng chống oxy hóa tương đương với khả năng chống oxy hóa của Trolox YHCT : Y học cổ truyền DANH MỤC BẢNG TT Tên bảng 1. Bảng 1.1. Các loài tầm gửi cùng có mặt ở Việt Nam và Trung Quốc 2. Bảng 1.2. Thành phần hóa học của bột lá Macrosolen parasiticus (L.) Trang 10 Dans 19 3. Bảng 1.3. Các nhóm chất chính trong chi Taxillus và Macrosolen 21 4. Bảng 2.1. Các hệ dung môi chạy sắc ký lớp mỏng 39 5. Bảng 3.1. Kết quả định tính các nhóm chất chính trong tầm gửi cây Gạo 64 6. Bảng 3.2. Kết quả định tính các nhóm chất chính trong tầm gửi cây Na 65 7. Bảng 3.3. Hàm lượng các chất trong phân đoạn chiết ethylacetat từ bột tầm gửi cây Gạo và cây Na 66 8. Bảng 3.4. Số liệu phổ NMR của hợp chất TGGT1 69 9. Bảng 3.5. Số liệu phổ NMR của hợp chất TGGT2 71 10. Bảng 3.6. Số liệu phổ NMR của hợp chất TGGT3 73 11. Bảng 3.7. Số liệu phổ NMR của hợp chất TGGT5 75 12. Bảng 3.8. Số liệu phổ NMR của hợp chất TGGT7 78 13. Bảng 3.9. Số liệu phổ NMR của TGGT8 80 14. Bảng 3.10. Số liệu phổ NMR của hợp chất TGGT9 82 15. Bảng 3.11. Số liệu phổ NMR của hợp chất TGGT10 85 16. Bảng 3.12. Số liệu phổ NMR của hợp chất TGGT12 87 17. Bảng 3.13. Số liệu phổ NMR của hợp chất TGGT13 ở tầm gửi cây Gạo 91 18. Bảng 3.14. Số liệu phổ NMR của hợp chất MT4A ở tầm gửi cây Na 95 19. Bảng 3.15. Số liệu phổ NMR của hợp chất MT5C1 98 20. Bảng 3.16. Số liệu phổ NMR của hợp chất MT2E1 100 21. Bảng 3.17. Số chuột chết ở các lô uống dịch chiết tầm gửi cây Gạo 102 22. Bảng 3.18. Kết quả nghiên cứu độc tính cấp của dịch chiết tầm gửi cây Na 102 23. Bảng 3.19. Kết quả nghiên cứu hoạt tính chống oxy hoá thông qua phản ứng bao vây gốc tự do (DPPH) của các hợp chất phân lập được từ tầm gửi cây Gạo 103 24. Bảng 3.20. Ảnh hưởng của tầm gửi cây Gạo và cây Na lên trọng lượng gan chuột bị gây độc bằng paracetamol 104 25. Bảng 3.21. Ảnh hưởng cao lỏng tầm gửi cây Gạo và cây Na lên hoạt độ AST huyết thanh chuột bị gây độc bằng paracetamol 104 26. Bảng 3.22. Ảnh hưởng của cao lỏng tầm gửi cây Gạo và cây Na lên hoạt độ ALT huyết thanh chuột bị gây độc bằng paracetamol 105 27. Bảng 3.23. Ảnh hưởng của cao lỏng tầm gửi cây Gạo và cây Na lên hàm lượng MDA gan chuột nhắt bị gây độc bằng paracetamol 106 28. Bảng 3.24. Hình ảnh đại thể gan chuột nhắt trắng bị gây độc bằng paracetamol uống tầm gửi cây Gạo và cây Na 107 29. Bảng 3.25. Hình ảnh vi thể gan chuột nhắt trắng bị gây độc bằng paracetamol uống tầm gửi cây Gạo và cây Na 108 30. Bảng 3.26. Tác dụng chống viêm cấp của tầm gửi cây Gạo và cây Na trên mô hình gây phù chân chuột cống trắng 109 31. Bảng 3.27. Tác dụng của tầm gửi cây Gạo và cây Na lên thể tích dịch rỉ viêm 110 32. Bảng 3.28. Tác dụng của cao lỏng tầm gửi cây Gạo và cây Na lên hàm lượng protein trong dịch rỉ viêm 111 33. Bảng 3.29. Tác dụng của tầm gửi cây Gạo và cây Na lên số lượng bạch cầu trong dịch rỉ viêm 111 34. Bảng 3.30. Tác dụng của tầm gửi cây Gạo và cây Na lên trọng lượng u hạt ở chuột nhắt trắng 112 35. Bảng 3.31. Hoạt tính gây độc tế bào của các hợp chất ở tầm gửi cây 113 Gạo 36. Bảng 4.1. Khóa phân loại của chi Taxillus 115 37. Bảng 4.2. Khóa phân loại của chi Macrosolen 115 DANH MỤC HÌNH TT Tên hình Trang 1. Hình 1.1. Bản đồ phân bố họ Tầm gửi trên thế giới 3 2. Hình 2.1. Sơ đồ phân lập các chất trong tầm gửi cây Gạo 43 3. Hình 2.2. Sơ đồ phân lập các chất trong tầm gửi cây Na 44 4. Hình 2.3. Sơ đồ nghiên cứu tác dụng bảo vệ gan và chống oxy hóa trên mô hình gây tổn thương gan bằng paracetamol 47 5. Hình 2.4. Sơ đồ nghiên cứu tác dụng chống viêm 49 6. Hình 3.1. Một số đặc điểm thực vật của tầm gửi cây Gạo 55 7. Hình 3.2. Mẫu tiêu bản lưu tại Bách thảo thực vật Đại học 56 Khoa học Tự nhiên Hà Nội (A) và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (B) 8. Hình 3.3. Vi phẫu lá tầm gửi cây Gạo 57 9. Hình 3.4. Vi phẫu thân tầm gửi cây Gạo 58 10. Hình 3.5. Đặc điểm bột dược liệu tầm gửi cây Gạo 59 11. Hình 3.6. Một số đặc điểm thực vật của tầm gửi cây Na 60 12. Hình 3.7. Vi phẫu lá tầm gửi cây Na 61 13. Hình 3.8. Vi phẫu thân tầm gửi cây Na 62 14. Hình 3.9. Đặc điểm bột dược liệu tầm gửi cây Na 63 15. Hình 3.10. Công thức hóa học của TGGT1 68 16. Hình 3.11. Công thức hóa học của TGGT2 72 17. Hình 3.12. Công thức hóa học và tương tác HMBC của TGGT3 74 18. Hình 3.13. Công thức hóa học và tương tác HMBC của TGGT5 76 19. Hình 3.14. Công thức hóa học và tương tác HMBC của 79 TGGT7 20. Hình 3.15. Công thức hóa học của TGGT8 81 21. Hình 3.16. Công thức hóa học của TGGT9 84 22. Hình 3.17. Công thức hóa học và tương tác HMBC của TGGT10 86 23. Hình 3.18. Công thức hóa học của TGGT12 90 24. Hình 3.19. Công thức hóa học của TGGT13 93 25. Hình 3.20. Công thức hóa học của MT4A 97 26. Hình 3.21. Công thức hóa học của MT5C1 99 27. Hình 3.22. Công thức hóa học của MT2E1 101 28. Hình 4.1. Cấu trúc hóa học của 13 hợp chất 120 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là quốc gia nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có hệ thực vật phong phú (trên 12000 loài thực vật bậc cao) với nguồn dược liệu dồi dào (gần 4000 loài cây thuốc) và truyền thống sử dụng dược liệu có nguồn gốc tự nhiên từ lâu đời. Đây là một nguồn nguyên liệu vô cùng quý giá cho các nghiên cứu về hợp chất thiên nhiên, cũng như những nghiên cứu về hoạt tính sinh học theo hướng hiện đại. Nguồn dược liệu tự nhiên không chỉ bổ sung thuốc cho hóa trị liệu, mà còn góp phần vào việc khắc phục các tác dụng phụ do các hóa chất tổng hợp gây nên. Nguồn tài nguyên đa dạng của sinh giới kết hợp với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ và tiến bộ của các thiết bị nghiên cứu là cơ sở khoa học giúp con người tìm ra thuốc mới để phòng và chống lại các loại bệnh tật [2], [16], [24]. Họ Tầm gửi là một họ lớn gồm khoảng 40 chi, 1400 loài phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, một số ít ở vùng ôn đới. Thành phần hóa học của họ Tầm gửi có nhiều lớp chất có hoạt tính sinh học như các flavonoid, các hợp chất phenolic và các pentacyclic triterpen, coumarin, saponin, acid hữu cơ, chất béo, đường khử, steroid, polysaccharid…, [53], [56], [84], [90], [117]. Cho đến nay những công bố về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của các loài tầm gửi trên thế giới còn rất ít. Ở Việt Nam, y học cổ truyền thường dùng tầm gửi trên cây dâu (tang ký sinh). Gần đây có một số luận văn cao học bước đầu nghiên cứu tầm gửi trên cây Bưởi, trên cây Dâu tằm và trên cây Trúc đào [26], tầm gửi trên cây Mít [20], [21], [44] và một số khóa luận tốt nghiệp đại học sơ bộ nghiên cứu tầm gửi trên cây Nhãn [25], trên cây Quất hồng bì [38], trên cây Cao su [33]. Để góp phần tìm hiểu thành phần hóa học 2 và một số tác dụng sinh học của một số loài tầm gửi đang được dùng theo kinh nghiệm dân gian ở một số địa phương, đề tài “Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng sinh học của hai loài tầm gửi Taxillus chinensis (DC.) Dans. và Macrosolen tricolor (L.) Dans.” được thực hiện với 3 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm thực vật, thẩm định tên khoa học, xác định đặc điểm vi học loài tầm gửi ký sinh trên cây Gạo (Taxillus chinensis (DC.) Dans.) và loài tầm gửi ký sinh trên cây Na (Macrosolen tricolor (L.) Dans.). 2. Nghiên cứu thành phần hóa học của 2 loài tầm gửi trên. 3. Xác định độc tính cấp và một số tác dụng sinh học (tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ gan, tác dụng chống viêm, tác dụng ức chế một số dòng tế bào ung thư) của 2 loài tầm gửi trên. 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. VỊ TRÍ PHÂN LOẠI CỦA HỌ TẦM GỬI (LORANTHACEAE) 1.1.1. Vị trí phân loại của họ Tầm gửi (Loranthaceae) Họ Tầm gửi (Loranthaceae) thuộc bộ Đàn hương (Santalales), phân lớp Hoa hồng (Rosidae), lớp Ngọc lan (Magnoliopsida), ngành Ngọc lan (Magnoliophyta), thực vật bậc cao (Cormobionta) [27],[34],[35],[46],[47]. Họ Tầm gửi (Loranthaceae) là họ quan trọng nhất trong thực vật bậc cao sống ký sinh. Gồm khoảng 40 chi, 1400 loài phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, một số ít ở vùng ôn đới [11], [62], [69], [96], [97], [102]. Hình 1.1. Bản đồ phân bố họ Tầm gửi trên thế giới (Nguồn: http://www.parasiticplants.siu.edu/Loranthaceae/ [123]) * Theo Đường Hồng Dật (1980) [16], họ Tầm gửi có khoảng 20 chi, 850 loài, phân chia như sau: + Chi Loranthus L. gồm khoảng 400 loài, loài đại biểu: Loranthus incanus Schum. 4 Loranthus lancoleatus Pal. De B. Loranthus chinensis DC. Loranthus pentapetalus Roxb. + Chi Viscum L. gồm khoảng 60 loài, loài đại biểu: Viscum album L. Viscum cruciatum Sieb. Viscum farafanganense Lec. + Chi Pharsdendron Nutt. có khoảng 240 loài, loài đại biểu: Pharsdendron libocedri Nowell. Pharsdendron crassifolium (Pohl.) Eichl. + Chi Arceuthobium Bieb. Arceuthobium chinensis Lec. Arceuthobium minutissimum Hook. + Chi Phthirusa Mort. Phthirusa theobromea Eichl. + Chi Struthanthus Mort. Struthanthus marginatus (Desr.) Blume * Theo Lecomte H. [122], ở thực vật chí Đông Dương họ Tầm gửi có 4 chi Loranthus, Viscum, Ginalloa, Elytranthe. Một số loài tầm gửi hay gặp [10], [27], [121], [122]: + Chi Loranthus Loranthus paciticus (L.) Merr. = Taxillus paraciticus (L.) = Scurrula paraciticus L.= Tầm gửi quả chuỳ. Loranthus chinensis (DC.) = Mộc vệ Trung Quốc. Loranthus yadoriki Siebold = Taxillus chinensis (DC.) Dans.= Tang ký sinh. Loranthus heteranthus Wall. = Tầm gửi khác hoa.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan