Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của cây trà hoa vàng (camelia ch...

Tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của cây trà hoa vàng (camelia chrysantha l) trồng tại huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh

.PDF
78
1214
136

Mô tả:

ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ÐẠI HỌC SƯ PHẠM PHẠM THỊ BÍCH HÒA NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC, SINH THÁI HỌC CỦA CÂY TRÀ HOA VÀNG (CAMELIA CHRYSANTHA L) TRỒNG TẠI HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC THÁI NGUYÊN - 2017 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/ ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ÐẠI HỌC SƯ PHẠM PHẠM THỊ BÍCH HÒA NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC, SINH THÁI HỌC CỦA CÂY TRÀ HOA VÀNG (CAMELIA CHRYSANTHA L) TRỒNG TẠI HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH Chuyên ngành: Sinh thái học Mã số: 60 42 01 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. LƯƠNG THỊ THÚY VÂN THÁI NGUYÊN - 2017 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các tài liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Thái Nguyên, tháng 04 năm 2017 Tác giả luận văn Phạm Thị Bích Hòa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN i http://www. lrc.tnu.edu.vn/ LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ tại khoa Sinh - KTNN Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, tôi đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè. Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến cô giáo TS. Lương Thị Thúy Vân, người đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo khoa Sinh học, bộ phận đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ phòng Hóa phân tích, Viện Hóa học, Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình ông Nịnh Văn Trắng, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn các cán bộ UBND huyện Ba Chẽ, gia đình và bạn bè đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu khoa học. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 04 năm 2017 Tác giả Phạm Thị Bích Hòa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN ii http://www. lrc.tnu.edu.vn/ MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................. ii MỤC LỤC .................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ...............................................iv DANH MỤC CÁC BẢNG ...........................................................................................v DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, HÌNH ..........................................................................vi MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 2 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................4 1.1. Khái quát về chi chè ...........................................................................................4 1.1.1. Vị trí phân loại chi Camellia L. ..................................................................4 1.1.2. Đặc điểm hình thái và phân bố chi Camellia L. ..........................................4 1.2. Đặc điểm thực vật học, sinh thái học và giá trị kinh tế một số loài cây Trà hoa vàng ....................................................................................................................7 1.2.1. Đặc điểm thực vật học, sinh thái học của một số loài Trà hoa vàng .........7 1.2.2. Giá trị của loài trà hoa vàng ......................................................................12 1.3. Tình hình nghiên cứu cây Trà hoa vàng trên thế giới và Việt Nam .................16 1.3.1. Tình hình nghiên cứu cây Trà hoa vàng trên thế giới ............................... 16 1.3.2. Tình hình nghiên cứu cây Trà hoa vàng ở Việt Nam................................ 18 1.4. Giá trị kinh tế và tình hình sản xuất Trà hoa vàng Ba Chẽ .............................. 21 1.4.1. Giá trị kinh tế Trà hoa vàng Ba Chẽ .........................................................21 1.4.2. Tình hình sản xuất Trà hoa vàng Ba Chẽ ..................................................21 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....22 2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................22 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................22 2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................. 22 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN iii http://www. lrc.tnu.edu.vn/ 2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................22 2.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................22 2.3.1. Phương pháp điều tra trong nhân dân .......................................................22 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái, giải phẫu thực vật .............23 2.3.3. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa...................................................24 2.3.4. Phương pháp lấy mẫu, xử lý và phân tích đất ..........................................26 2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu.........................................................................30 Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ........................................................................... 31 3.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 31 3.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................ 31 3.1.2. Địa hình .....................................................................................................31 3.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng .................................................................................32 3.1.4. Khí hậu, tài nguyên nước ..........................................................................35 3.2. Điều kiện kinh tế, xã hội ..................................................................................37 3.2.1. Điều kiện kinh tế .......................................................................................37 3.2.2. Điều kiện xã hội ........................................................................................38 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .....................................41 4.1. Kết quả nghiên cứu đặc điểm thực vật học ......................................................41 4.1.1. Đặc điểm hình thái của Trà hoa vàng Ba Chẽ ..........................................41 4.1.2. Đặc điểm vi phẫu của Trà hoa vàng Ba Chẽ .............................................42 4.2. Kết quả điều tra kiến thức bản địa về khai thác, sử dụng và gây trồng cây Trà hoa vàng...................................................................................................................45 4.2.1. Tình hình khai thác và sử dụng cây Trà hoa vàng ....................................45 4.2.2. Tình hình gây trồng cây Trà hoa vàng ......................................................48 4.3. Tri thức bản địa về sự phân bố sinh thái của cây Trà hoa vàng .......................48 4.4. Thành phần và tính chất đất trồng Trà hoa vàng Ba Chẽ .................................50 4.4.1. Tính chất lý học của đất ............................................................................50 4.4.2. Tính chất hóa học của đất .........................................................................52 4.5. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón khác nhau tới sinh trưởng của cây Trà hoa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN iv http://www. lrc.tnu.edu.vn/ vàng .........................................................................................................................53 4.5.1. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón tới chiều cao và đường kính chồi của cây ................................................................................................................54 4.5.2. Ảnh hưởng của phân bón tới khả năng ra chồi của cây Trà hoa vàng ......55 4.5.3. Kết quả đánh giá mức độ sâu hại của cây Trà hoa vàng ........................... 57 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................................................58 1. Kết luận ...............................................................................................................58 2. Đề nghị ................................................................................................................59 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................60 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN v http://www. lrc.tnu.edu.vn/ DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ STT Chữ viết tắt 1. VN Việt Nam 2. TQ Trung Quốc 3. CT Công thức 4. EGCG Epigalo catechin gallat 5. UBND Ủy ban nhân dân 6. Nxb Nhà xuất bản 7. Cs Cộng sự 8. DPPH 9. TB 1,1-diphenyl-2-picryl-hydrazyl Trung bình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN iv http://www. lrc.tnu.edu.vn/ DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Danh mục các loài Camellia L. có hoa vàng ở Việt Nam ............... 6 Bảng 3.1. Các nguồn tài nguyên đất đai huyện Ba Chẽ .......................... 34 Bảng 4.1. Kết quả điều tra khai thác và sử dụng cây Trà hoa vàng ......... 45 Bảng 4.2. Tình hình khai thác cây Trà hoa vàng qua các thời kỳ............ 46 Bảng 4.3. Tình hình gây trồng cây Trà hoa vàng ................................... 48 Bảng 4.4. Kiến thức bản địa về sự phân bố cây Trà hoa vàng ................ 49 Bảng 4.5. Độ ẩm đất trồng Trà hoa vàng Ba Chẽ ................................... 50 Bảng 4.6. Thành phần cơ giới đất trồng Trà hoa vàng Ba Chẽ ............... 51 Bảng 4.7. Tính chất hóa học của đất ...................................................... 52 Bảng 4.8. Sự tăng trưởng chiều cao trung bình chồi và đường kính chồi của Trà hoa vàng ................................................................... 54 Bảng 4.9. Ảnh hưởng của phân bón tới khả năng ra chồi của cây Trà Hoa vàng ...................................................................................... 56 Bảng 4.10. Mức độ sâu hại cây Trà hoa vàng trong vụ đông xuân 2017 ... 57 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN v http://www. lrc.tnu.edu.vn/ DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, HÌNH ĐỒ THỊ Đồ thị 4.1. Tình hình khai thác cây Trà hoa vàng qua các thời kỳ ................... 46 HÌNH Hình 1.1. Hình ảnh phân bố và hình thái Trà hoa vàng Ba Vì ........................ 7 Hình 1.2. Trạng thái rừng và hình thái Trà hoa vàng Sơn Động .................... 8 Hình 1.3. Trà hoa vàng Cúc Phương ............................................................... 9 Hình 1.4. Trạng thái rừng có 2 loài Trà hoa vàng phân bố ........................... 10 Hình 1.5. Trà hoa vàng Tam Đảo .................................................................. 11 Hình 1.6. Trạng thái rừng có Trà hoa vàng phân bố ..................................... 12 Hình 2.1. Thu mẫu đất ................................................................................... 27 Hình 2.2. Chọn mẫu trung bình .................................................................... 27 Hình 4.1. Đặc điểm hình thái cây Trà hoa vàng............................................ 41 Hình 4.2. Cấu tạo giải phẫu rễ cây ................................................................ 42 Hình 4.3. Cấu tạo giải phẫu thân ................................................................... 43 Hình 4.4. Cấu tạo giải phẫu lá ....................................................................... 44 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN vi http://www. lrc.tnu.edu.vn/ MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trà hoa vàng thuộc chi Camellia là một chi lớn thuộc họ Chè Theaceae. Các loài trong chi Camellia có nhiều tác dụng như làm gỗ, làm đồ gia dụng bền chắc, lá hoa làm đồ uống, làm dược liệu và làm cây cảnh. Ngoài ra, có thể trồng dưới tán cây khác trong các đai rừng phòng hộ chống xói mòn, nuôi dưỡng nguồn nước. Chi Camellia trên thế giới và Việt Nam có rất nhiều loài có hoa đẹp với đủ các màu sắc khác nhau như trắng, đỏ, hồng và nhiều màu sắc lạ mắt, độc đáo được lai tạo đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà chơi cảnh. Trong số đó, các loài trà hoa vàng là loài hiện mới chỉ phát hiện được tại Việt Nam và Trung Quốc. Trà hoa vàng là một loại đồ uống bổ dưỡng cao cấp có tác dụng phòng và chữa bệnh tốt, các ứng dụng khác sử dụng các chất dinh dưỡng trong lá, hoa còn có tác dụng hạ huyết áp, tim mạch, giảm tiểu đường, hạ cholesterol, hạ mỡ máu, chống u bướu, tăng cường hệ miễn dịch nhưng chưa được khai thác, do rất hạn chế về nguồn giống. Ngoài ra đây còn là một loài cây cảnh quan được ưa chuộng do màu vàng của Trà hoa vàng rất đặc trưng, khó có thể tạo ra được bằng phương pháp lai hữu tính. Trà hoa vàng còn có giá trị sử dụng để lấy gỗ, có thể làm cây trồng tầng dưới ở các đai rừng phòng hộ. Ngày nay các nhà thực vật thế giới xem các loài trà hoa vàng là nguồn gen quý hiếm cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Ở Việt Nam, từ những năm 90 của thế kỷ XX Trà hoa vàng được phát hiện ở nhiều nơi ở một số vùng phía Bắc. Trong đó huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh là một trong những nơi có loài thực vật này sinh sống. Đây là nguồn gen vô cùng quý cho hệ thực vật Ba Chẽ nói riêng và của Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, trong những năm qua, tư thương đã thu gom từ rừng tự nhiên rất nhiều hoa Trà để buôn bán, với giá khoảng trên 1.500.000/1kg hoa tươi, thậm chí thu mua cả cây tươi với giá 20.000đ/kg,... Sau đó sẽ được xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Cùng một số nguyên nhân khác làm cho Trà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 1 http://www. lrc.tnu.edu.vn/ hoa vàng ở huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh gần như không còn cá thể nào trong tự nhiên. Vì thế việc nghiên cứu các biện pháp để bảo tồn và phát triển các loài Trà hoa vàng hiện nay ở Ba Chẽ là một việc làm cần thiết. Tuy nhiên cho tới nay những nghiên cứu về các loài Trà hoa vàng còn rất hạn chế. Để góp phần cho công tác phát triển loài cây Trà hoa vàng và ngăn chặn các tổn thất đa dạng sinh học, đồng thời tạo hướng sản xuất hàng hóa loài cây này phục vụ nhu cầu sử dụng cây cảnh, cây dược liệu, tăng thu nhập cho người dân địa phương và giảm áp lực của cộng đồng lên tài nguyên thiên nhiên của huyện Ba Chẽ chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của cây Trà hoa vàng (Camelia chrysantha L) trồng tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Mô tả đặc điểm hình thái, sinh thái, tính chất đất trồng và nhu cầu dinh dưỡng của cây trà hoa vàng ở huyện Ba Chẽ, làm cơ sở khoa học, tư liệu cho công tác quản lý, giảng dạy, bảo tồn và bổ sung tư liệu về nguồn gen cây thuốc tại địa phương. - Đánh giá được điều kiện thích nghi của cây Trà hoa vàng tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh để đề xuất hướng sử dụng, khai thác, nâng cao năng suất cây trồng hợp lý để phát triển bền vững cây Trà hoa vàng. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học - Bổ sung đặc điểm hình thái và sinh thái của cây Trà Hoa vàng tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, làm cơ sở khoa học cho những nghiên cứu về cây Trà hoa vàng trong tương lai. - Kết quả nghiên cứu thu được sẽ là nguồn tư liệu bổ sung cho các nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng phù hợp với cây Trà hoa vàng tuổi 1, đồng thời làm tư liệu bổ sung cho công tác giảng dạy giải phẫu thực vật ở các cấp học. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 2 http://www. lrc.tnu.edu.vn/ Là cơ sở cho các thí nghiệm bổ sung phân bón nhằm góp phần nâng cao năng suất của cây Trà hoa vàng, từ đó mở ra một hướng mới về việc phát triển loài Trà hoa vàng Ba Chẽ thành một loài cây dược liệu và cây cảnh có giá trị kinh tế và thẩm mỹ cao phục vụ cho nhu cầu trong và ngoài nước. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 3 http://www. lrc.tnu.edu.vn/ Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Khái quát về chi chè 1.1.1. Vị trí phân loại chi Camellia L. Theo hệ thống phân loại thực vật của Takhtajan, vị trí phân loại của chi Camellia L. có thể được tóm tắt như sau: Giới: Thực vật (Plantae) Ngành: Ngọc lan (Magnoliophyta). Lớp: Ngọc lan (Magnoliopsida) Phân lớp: Sổ (Dilleniidae) Bộ: Chè (Theales) Họ: Chè (Theaceae) 1.1.2. Đặc điểm hình thái và phân bố chi Camellia L. 1.1.2.1. Đặc điểm hình thái chi Camellia L. Cây bụi hoặc cây nhỏ, thường xanh, cành nhẵn hay có lông. Lá thường có cuống, đơn, mọc so le, không có lá kèm; chóp lá nhọn, có đầu nhọn hoặc kéo dài thành đuôi; gốc lá hình nêm hẹp, nêm rộng, tròn hay hình tim; mép có răng cưa nhọn hoặc tù. Hoa đều, lưỡng tính, kích thước lớn hoặc nhỏ, mọc đơn độc ở nách lá hoặc đầu cành. Hoa màu đỏ, trắng hoặc vàng. Cuống hoa ngắn hoặc gần như không có cuống. Lá bắc 2-10, mọc xoắn trên cuống hoa. Cánh hoa 4-19, hợp một phần ở gốc cùng với vòng nhị ngoài. Nhị nhiều, dính với nhau ở phía gốc, vòng nhị phía trong rời nhau, chỉ nhị dài. Bầu trên, 1-5 ô, vòi nhụy 1-5, dạng sợi, rời hoặc dính nhau; bầu và vòi nhụy nhẵn hay phủ lông mịn. Quả nang, hình cầu dẹt hoặc hình trứng, khi khô chẻ ô từ trên xuống thành 3, 4 hay 5 mảnh; có trụ hay không; vỏ quả dày hay mỏng, hóa gỗ. Hạt 1 đến nhiều hạt trong mỗi ô, hình cầu, nửa cầu hay hình nêm, vỏ hạt màu nâu, nâu hạt giẻ nhạt hoặc nâu hồng, phủ lông hay nhẵn [12], [4], [9], [2]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 4 http://www. lrc.tnu.edu.vn/ 1.1.2.2. Đặc điểm phân bố chi Camellia L. *Trên thế giới Chi Camellia L. có khoảng 280 loài, phân bố chủ yếu ở nhiệt đới và á nhiệt đới, có nguồn gốc ở khu vực miền đông và miền nam châu Á, từ phía đông dãy Himalaya tới Nhật Bản và Indonesia. - Châu Á: Ấn độ, Bangladesh, Đài Loan, Hàn Quốc, Indonesia, Iran, Malaysia, Myanmar, Nepal, Nhật Bản, Sri-lanka, Trung Quốc, Việt Nam. - Châu Phi: Burundi, Ethiopia, Kenya, Maritius, Nam Phi, Uganda. - Nam Mỹ: Argentina, Brazil, Ecuador, Peru. - Châu Đại Dương: Australia, New-Zeland. - Châu Âu: Thổ Nhĩ Kỳ, Liên xô (cũ) Ở Trung Quốc, các loài Camellia đã được quan tâm bảo tồn và phát triển từ khá sớm. Đến nay có nhiều trung tâm bảo tồn và nghiên cứu phát triển Trà, trong đó có Trà hoa vàng. Vườn ngân hàng gen Camellia Nam Ninh là nơi lưu giữ bộ sưu tập lớn nhất Trà hoa vàng (Camellia chrysantha.M.Sealy) trên thế giới. Lưu giữ hơn 20 loài Camellia và 15 thứ trà hoa vàng (Camellia chrysantha) nhằm bảo tồn, nghiên cứu, lai tạo giống và nghiên cứu về trồng trọt. Có 3,000 cá thể được lưu giữ, từ đó tạo ra 7,000 dòng lai từ cây bố mẹ là Trà hoa vàng (Camellia chrysantha.M.Sealy) và các loài khác trong chi Camellia L.. Có 6 loài trong bộ sưu tập được thu từ Việt Nam, gồm: C. chrysantha.M.Sealy, C. ptilosperma S. Ye Liang & Q. T. Chen, C. tunghinensis H.T. Chang, C. murauchii Ninh & Hakoda, C. impressinervis Hung T. Chang & S. Ye Liang và C. amplexicaulis (Pitard) Cohen-Stuart. Ngoài ra, còn nhiều vườn khác lưu giữ các loài và giống Camellia, bao gồm: Guilin Botanic Garden Yanshan - Quảng Tây (20 loài); The Jinhua International Camellia Species Garden - Chiết Giang (25 loài); The Fangcheng Golden Camellia Nature Reserve and Gene Bank - Quảng Tây (28 loài và giống Trà hoa vàng); Kunming Institute of Botany - Vân Nam (25 loài, trong đó có 8 loài từ Việt Nam), bao gồm: C. crassiphylla Ninh & Hakoda; C. cucphuongensis Ninh & Rosmann; C. hakodae.M.Sealy; C. rosmannii Ninh; C. vidalii J.C.Rosmann; C. dongnaiensis Orel; C. luteocerata Orel; C. inusitata Orel, Curry & Luu [14]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 5 http://www. lrc.tnu.edu.vn/ *Ở Việt Nam Việt Nam được các nhà khoa học xác định nằm trong trung tâm đa dạng sinh học của các loài Trà được tìm thấy ở một số khu vực như Tam Đảo, Quảng Ninh, Lâm Đồng, Tuyên Quang, Yên Bái, Cúc Phương… Đến nay đã xác định có 58 loài Camellia L., thuộc các nhóm: Trà, Hải đường, Trà mi, Sở (Trà dầu), trong đó có 27 loài Camellia L. có hoa màu vàng [14] (Bảng 1.1). Bảng 1.1. Danh mục các loài Camellia L. có hoa vàng ở Việt Nam TT Tên Khoa học Tên Việt Nam Phân bố 1. Camellia aurea Hung T. Chang Trà hoa vàng kim VN 2. Camellia crassiphylla Ninh & Hakoda Trà hoa vàng lá dày VN 3. Camellia cucphuongensis Ninh & Rosmann Trà hoa vàng Cúc Phương VN 4. Camellia dalatensis Luong, Tran & Hakoda Trà hoa vàng Đà Lạt VN 5. Camellia dilinhensis Ninh & V.D.Luong Trà hoa vàng Di Linh VN 6. Camellia dormoyana (Pierre) Sealy Trà hoa vàng Đo môi VN 7. Camellia euphlebia .M.Sealy Trà hoa vàng Tiên Yên 8. Camellia flava (Pit.) Sealy Trà hoa vàng nhạt 9. Camellia chrysantha (Hu) Tuyama Trà hoa vàng VN, TQ 10. Camellia gilbertii (A. Chev. ex Gagnep.) Sealy Trà hoa Gilbert VN, TQ 11. Camellia hakodae .M.Sealy Trà hoa vàng Hako VN 12. Camellia hamyenensis .M.Sealy Trà hoa vàng Hàm Yên VN 13. Camellia hirsute Trà hoa vàng nhiều lông VN 14. Camellia huulungensis Rosmann & Ninh Trà hoa vàng Hữu Lũng VN 15. Camellia impressinervis Hung T. Chang & S. Ye Liang Trà hoa vàng gân lõm 16. Camellia kirinoi Ninh Trà hoa vàng Kiri 17. Camellia limonia C.F.Liang & S.L.Mo Trà hoa vàng da cam 18. Camellia murauchii Ninh & Hakoda Trà hoa vàng Murô 19. Camellia megasepala Hung T.Chang & Trin Ninh Trà hoa vàng Ba Bể VN, TQ VN VN, TQ VN VN, TQ VN VN, TQ 20. Camellia petelotii (Merr.) Sealy Trà hoa vàng Petelot VN 21. Camellia phanii Hakoda et Ninh Trà hoa vàng Phan VN 22. Camellia quephongensis Hakoda et Ninh Trà hoa vàng Quế Phong VN 23. Camellia rosmannii Ninh Trà hoa vàng Yên Tử VN 24. Camellia tamdaoensis Ninh et Hakoda Trà hoa vàng Tam đảo VN 25. Camellia thanxaensis Trà hoa vàng Thần Sa VN 26. Camellia tonkinensis (Pit.) Cohen-Stuart Trà hoa vàng Bắc bộ VN 27. Camellia tienii Ninh Hải đường hoa vàng VN Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 6 http://www. lrc.tnu.edu.vn/ 1.2. Đặc điểm thực vật học, sinh thái học và giá trị kinh tế một số loài cây Trà hoa vàng 1.2.1. Đặc điểm thực vật học, sinh thái học của một số loài Trà hoa vàng 1.2.1.1. Trà hoa vàng ở Ba Vì - Hà Nội Trà hoa vàng ở Ba Vì (Camellia tonkinensis) thuộc nhóm cây gỗ nhỏ, cao 3-5m, mọc rải rác trong rừng. Thân tròn, thẳng, có màu trắng nhờ, cành non và ngọn non có màu nâu đỏ. Cây sinh trưởng thường xuyên nhưng tốc độ chậm, có rễ cọc to và dài, ăn sâu. Về hình thái, Trà hoa vàng Ba Vì có lá hình trái xoan dài, đầu lá nhọn, lá dài 9,5-14,5 cm, rộng 3,5-5,0 cm, lá đơn mọc cách không có lá kèm, lá non màu nâu đỏ và mọc chúc xuống rất đặc trưng. Hệ gân lá nổi cả 2 mặt, có 8-9 đôi, gân phụ hợp mép; phiến lá dày, cứng và dài, mép lá có răng cưa. Cây có hoa màu vàng tươi, hoa lưỡng tính, hoa to, đường kính hoa 6-8cm, hoa nở lâu tàn, có thể duy trì được 8-10 ngày. Mùa hoa từ tháng 10 đến tháng 12[14]. A B Hình 1.1. Hình ảnh phân bố và hình thái Trà hoa vàng Ba Vì A. Trạng thái rừng; B. Hình thái Trà hoa vàng (Nguồn: Ngô Thị Minh Duyên và cs)[4] Trà hoa vàng ở Ba Vì (Camellia tonkinensis) sống trong rừng thứ sinh Hoa Tây núi Ba Vì nơi đang phục hồi, chỉ còn lại ở ven một số khe suốib.sườn và lá Trà hoa vàng có độ cao 300-500m so với mặt biển. Trà hoa vàng thường mọc cùng các loài Gội, Long não, Mán đỉa, Máu chó, Nhội, Vàng anh, Xoan nhừ… Trà hoa vàng ở Ba a. Trạng thái rừng có Trà hoa vàng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 7 http://www. lrc.tnu.edu.vn/ Vì sống trong điều kiện khí hậu có nhiệt độ trung bình năm là 23,4 0C, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất (tháng giêng) là 15,7 0C, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất (tháng 7) là 29,10C; lượng mưa trung bình năm là 2166 mm. Về đất đai, Trà hoa vàng ở Ba Vì sống ven khe suối ẩm, độ sâu tầng đất > 60cm, đất có thành phần cơ giới nhẹ (từ thịt nhẹ đến trung bình). Tầng A màu xám đen, tương đối nhiều mùn, đất chuyển lớp rõ, tỉ lệ đá lẫn 5-15%. Đất có độ pH = 5-6,9; lượng mùn (OM) tầng mặt khá 2,3 - 5,4%; lượng đạm tổng số nghèo 0,056 - 0,313%; lượng lân tương đối khá là 9,7 - 15,6 (mgP2O5 /100g); giàu kali 10-30 (mg K2O/100g) [11] 1.2.1.2. Trà hoa vàng ở Sơn Động - Bắc Giang Trà hoa vàng (Camellia euphlebia) phân bố tự nhiên tại Sơn Động là loài cây gỗ nhỏ, vỏ nhẵn màu xám mốc; lá có dạng hình trứng thuôn dài, mép lá có răng cưa dài, mặt trên lá nhẵn bóng, có màu xanh thẫm, mặt dưới xanh nhạt, hơi ráp. Gốc lá hình nêm hay tù, đầu lá hơi nhọn, lá dài bình quân 9-15 cm, rộng 47 cm. Mỗi bên lá có 9-12 gân, gân lá hợp cách mép lá 0,2 - 0,6cm.; Hoa màu vàng tươi, đường kính hoa 5 - 6cm, hoa nở vào tháng 10 đến tháng giêng năm sau; số lượng hoa trên cây nhiều, hoa mọc ở đầu cành hay nách lá [14] A B Hình 1.2. Trạng thái rừng và hình thái Trà hoa vàng Sơn Động A. Trạng thái rừng có Trà hoa vàng; B. Hoa và lá Trà hoa vàng (Nguồn: Ngô Thị Minh Duyên và cs) )[4] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 8 http://www. lrc.tnu.edu.vn/ Trà hoa vàng ở Sơn Động cũng thường mọc ven khe suối, trong rừng thứ sinh nghèo, ở độ cao so với mặt biển là 300- 350m; dưới độ tàn che 0,6-0,7; chiều cao trung bình của rừng là 12,3m. Trà hoa vàng ở Sơn Động thường mọc cùng các loài Kháo, Lim xanh, Sảng, Trám, Máu chó... trong điều kiện khí hậu có nhiệt độ trung bình năm 22,50, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất (tháng 7) là 28,10C, trung bình tháng lạnh nhất (tháng giêng) là 14,90C; lượng mưa trung bình năm là 1560mm, lượng mưa lớn hơn lượng bốc hơi. Trà hoa vàng ở Sơn Động thường mọc ven suối trên đất thịt nhẹ, độ sâu tầng đất tới 80 cm, đất tầng mặt tương đối xốp, có màu nâu hoặc xám đen tỉ lệ đá lẫn 510%, đất ẩm và chuyển lớp rõ. Đất có độ pH là 4,60-6,02 hơi chua, lượng mùn tầng mặt tương đối nghèo 2,28-2,34%; lượng đạm nghèo 0,11-0,15%; nghèo lân 1,60-2,20 (mgP2O5/100g); lượng K2O trung bình khá từ 4,70-12,00 (mgK2O/100g) [11]. 2.1.1.3. Trà hoa vàng ở Cúc Phương - Ninh Bình Trà hoa vàng ở Vườn Quốc gia Cúc Phương gồm 2 loài: Camellia cucphuongensis và Camellia flava. Camellia cucphuongensis là loài cây gỗ nhỏ, cao 3-6m. Lá hình bầu dục dài 6-12cm, rộng 2,5-4,5 cm; đỉnh lá nhọn dài khoảng 1,5cm; gốc lá tròn hay hình nêm rộng; chất lá dày, bóng và dai; gân bên 7-9 cặp. Hoa màu vàng nhạt, có cuống dài 5-7 mm, có lông. Mùa hoa kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau. Loài này ưa ẩm mọc trong các thung lũng của rừng nhiệt đới ở độ cao 300-400 m (khu vực gần hồ Mạc thuộc Vườn Quốc gia Cúc Phương). A B Hình 1.3. Trà hoa vàng Cúc Phương A.Camellia cucphuongensis; B. Camellia flava (Nguồn: Ngô Thị Minh Duyên và cs) )[4] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 9 http://www. lrc.tnu.edu.vn/ Camellia flava là loài cây gỗ nhỏ, cao 3-8 m. Lá hình trứng hay elip dài 6-15 cm, rộng 3-6 cm, có mũi nhọn dài 1,8cm; gốc lá hình tim; gân bên gồm 5-7 cặp; chất lá mỏng, bóng và dai. Hoa màu vàng nhạt, có cuống dài 3-5 mm, có lông. Loài Trà hoa vàng này mọc ở các thung lũng ẩm trong rừng thường xanh trên núi đá vôi ở độ cao 200-400 m (khu vực trung tâm của Vườn Quốc gia Cúc Phương) [14]. Hình 1.4. Trạng thái rừng có 2 loài Trà hoa vàng phân bố (Nguồn: Ngô Thị Minh Duyên và cs) )[4] Trà hoa vàng ở Cúc Phương thường mọc trong trạng thái rừng giàu được bảo vệ nghiêm ngặt; chiều cao trung bình của rừng là 15,9m, độ tàn che là 0,73%. Thành phần cây bụi chủ yếu là Se bắc, Trọng đũa, Thầu dầu, Đom đóm, Chân chim, Ớt sừng,… với chiều cao trung bình là 1,47m. Thảm tươi có thành phần chủ yếu là Dương xỉ, Dứa dại, Giềng gió, Ráy, Thiên niên kiện,… với chiều cao trung bình là 0,8m. Trà hoa vàng Cúc Phương thường mọc cùng các loài Bứa, Cà lồ, Gội, Mạy tèo, Re, Sảng, Vàng anh trong điều kiện khí hậu có nhiệt độ trung bình năm 23,30, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất (tháng 7) là 28,90C, trung bình tháng lạnh nhất (tháng giêng) là 16,30C; lượng mưa trung bình năm là 1856mm, lượng mưa lớn hơn lượng bốc hơi. Trà hoa vàng ở Cúc Phương mọc trên đất thịt nhẹ đến thịt trung bình, độ sâu tầng đất tới 60 cm, đất tầng mặt tương đối xốp, có màu nâu hoặc xám đen tỉ lệ đá lẫn 10-15%, đất ẩm và chuyển lớp rõ. Loài C. cucphuongensis) thường mọc trên đất có độ pH là 5,83-5,86 hơi chua, hàm lượng mùn OM% thấp 0,12-2,30; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 10 http://www. lrc.tnu.edu.vn/
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan