Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và dịch tễ học một số bệnh thường gặp ở tôm hùm ...

Tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và dịch tễ học một số bệnh thường gặp ở tôm hùm bông (panulirus ornatus) nuôi tại xã nhơn hải, thành phố quy nhơn, tỉnh bình định

.DOCX
115
1
147

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN NGUYỄN TIẾN TRỊNH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ DỊCH TỄ HỌC MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TÔM HÙM BÔNG (PANULIRUS ORNATUS) NUÔI TẠI XÃ NHƠN HẢI, THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC NGUYỄN TIẾN TRỊNH Bình Định - Năm 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ DỊCH TỄ HỌC MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TÔM HÙM BÔNG (PANULIRUS ORNATUS) NUÔI TẠI XÃ NHƠN HẢI, THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm Mã số: 60 42 01 14 Người hướng dẫn: PGS.TS. VÕ VĂN NHA Bình Định - Năm 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào. Tác giả luận văn Nguyễn Tiến Trịnh LỜI CẢM ƠN Trước hết, chúng tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa Sinh-KTNN, Phòng Sau đại học, Trường Đại học Quy Nhơn đã tạo điều kiện cho chúng tôi học tập và nghiên cứu trong thời gian qua. Tôi rất cảm ơn PGS.TS. Võ Văn Nha đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ trong suốt thời gian thực hiện đề tài luận văn. Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo Chi cục Thủy sản Bình Định, Phòng Kinh tế thành phố Quy Nhơn, Trạm Khuyến nông thành phố Quy Nhơn, Chi cục Thống kê thành phố, UBND xã Nhơn Hải cùng với bà con nuôi tôm hùm ở xã Nhơn Hải; một số cơ quan và cá nhân khác đã luôn sẵn lòng giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Tôi xin cảm ơn gia đình và người thân đã động viên và hỗ trợ tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu. Cuối cùng xin cảm ơn các bạn lớp Cao học Sinh học thực nghiệm khóa 18 đã đồng hành cùng tôi suốt quá trình học tập. Quy Nhơn, ngày tháng năm 2017 Tác giả Nguyễn Tiến Trịnh MỤC LỤC •• Trang LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................. 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................3 1.1. Vị trí phân loại và một số đặc điểm sinh học của tôm bông ................. 3 1.1.1. Vị trí phân loại............................................................................ 3 1.1.2. Đặc điểm hình thái...................................................................... 3 1.1.3. Đặc điểm sinh học phân bố ........................................................ 5 1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng ................................................................. 9 1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng .......................................................... .....10 1.1.6. Đặc điếm sinh sản....................................................................... 10 1.2. Tình hình nuôi tôm hùm trên thế giới và ở Việt Nam ........................... 11 1.2.1. Tình hình nuôi tôm hùm trên thế giới ........................................ 11 1.2.2. Tình hình nuôi tôm hùm ở Việt Nam ......................................... 13 1.3. Những nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng của tôm hùm trên thế giới và ở Việt Nam ........................................................................................ 18 1.3.1. Trên thế giới ............................................................................... 18 1.3.2. Ở Việt Nam ................................................................................ 20 1.4. Những nghiên cứu về dịch tễ học một số bệnh thường gặp ở tôm hùm trên thế giới và ở Việt Nam.................................................................... 22 1.4.1. Trên thế giới ............................................................................... 22 1.4.2. Ở Việt Nam ................................................................................ 24 Bình Định ...................................................................................................... 27 1.5.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ........................................... 27 1.5.2. Tình hình nuôi tôm hùm ở thành phố Quy Nhơn....................... 30 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................................. 33 2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 33 2.2. Thời gian và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 33 2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 35 2.3.1. Điều tra hiện trạng nghề nuôi tôm hùm tại xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định ............................................................................ 33 2.3.2. Khảo sát sinh trưởng của tôm hùm bông theo thời gian nuôi tại xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.......................................... 33 2.3.3. Khảo sát dịch tễ học một số bệnh thường gặp ở tôm hùm bông tại xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định......................................34 2.3.4. Đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi tôm hùm tại xã Nhơn Hải ........................................................................................................ 35 2.4. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu ............................................................35 2.5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 35 2.5.1. Điều tra hiện trạng nghề nuôi tôm hùm tại xã Nhơn Hải .......... 35 2.5.2. Khảo sát sinh trưởng của tôm hùm bông theo thời gian nuôi ... 33 2.5.3. Khảo sát dịch tễ học một số bệnh thường gặp ở tôm hùm bông...38 2.5.4. Đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi tôm hùm tại xã Nhơn Hải,..............................................................................................40 2.6. Các phương pháp xử lý số liệu ............................................................. 40 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN.......................42 3.1. Hiện trạng nghề nuôi tôm hùm tại xã Nhơn Hải .................................. 42 3.1.1. Biến động số lồng nuôi và số lượng tôm hùm nuôi trên địa bàn xã Nhơn Hải giai đoạn từ năm 2012 đến tháng 6/2017 ..................................... 42 3.1.2. Cơ cấu lao động và cấu trúc độ tuổi của chủ hộ nuôi tôm hùm ... 45 3.1.3. Trình độ học vấn và kinh nghiệm............................................... 46 3.1.4. Thu nhập của nghề nuôi tôm hùm ............................................. 48 3.1.5. Đánh giá thuận lợi và khó khăn ................................................. 49 3.2. Kết quả khảo sát đặc điểm sinh trưởng của tôm hùm bông (Panulirus ornatus) theo thời gian nuôi tại xã Nhơn Hải ........................................ .51 3.2.1. Điều kiện sinh thái vùng nuôi nuôi tôm hùm tại xã Nhơn Hải... 51 3.2.2. Đặc điểm sinh trưởng của tôm hùm bông giai đoạn từ 1-150 ngày nuôi.................................................................................................................52 3.2.3. Kết quả xác định phương trình hồi quy tuyến tính giữa dài thân và khối lượng tôm hùm bông..............................................................................56 3.2.4. Kết quả khảo sát tỷ lệ sống của tôm hùm bông theo thời gian nuôi ...................................................:......................................T............................58 3.3. Kết quả khảo sát dịch tễ học một số bệnh thường gặp ở tôm hùm bông (Panulirus ornatus) nuôi tại xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định .......................................................................................................59 3.3.1. Kết quả khảo sát một số bệnh thường gặp ở tôm hùm bông ......59 3.3.2. Đặc điểm dịch tễ của bệnh đỏ thân và bệnh sữa ở tôm hùm bông nuôi tại xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.........................65 3.4. Đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi tôm hùm tại xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định ......................................... 71 3.4.1. Giải pháp về quy hoạch...............................................................72 3.4.2. Giải pháp về con giống................................................................72 3.4.3. Giải pháp về kỹ thuật khoa họccông nghệ: ................................72 3.4.4. Giải pháp về chính sách Nhà nước..............................................74 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 77 PHỤ LỤC QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao) DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DO : Hàm lượng oxy hòa tan CL : Chiều dài giáp đầu ngực tôm BL : Chiều dài toàn thân tôm CS : Cộng sự UBND : Ủy ban nhân dân NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn RR : Chỉ số nguy cơ tương đối (Relative Risk) OR : Chỉ số chênh lệch (Odd Ratio) DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng 1.1 Diện tích và sản lượng nuôi tôm hùm các tỉnh miền Trung giai đoạn 2010-2016 1.2 Cơ cấu thành phần loài tôm hùm nuôi tại các tỉnh Nam Trung Bộ Trang 14 16 1.3 Những bệnh thường gặp ở tôm hùm Panulirus spp. Nuôi thường gặp 26 1.4 Tình hình nuôi tôm hùm thành phố Quy Nhơn giai đoạn từ năm 2012 đến tháng 6/2017 30 2.1 Phân bố số lượng phiếu điều tra ở các hộ ương giống và nuôi thương phẩm tôm hùm ở xã Nhơn Hải 38 3.1 Cơ cấu lao động nghề nuôi tôm hùm ở xã Nhơn Hải 45 3.2 Phân bố tuổi của chủ hộ nuôi tôm hùm ở xã Nhơn Hải 46 3.3 Trình độ học vấn và kinh nghiệm của chủ hộ nuôi tôm hùm ở xã Nhơn Hải 47 3.4 Doanh thu và lợi nhuận của nghề nuôi tôm hùm ở xã Nhơn Hải 48 3.5 Thuận lợi và khó khăn của nghề nuôi tôm hùm ở xã Nhơn Hải 50 3.6 Kết quả khảo sát các tiêu chí môi trường đo tại vùng nuôi tôm hùm ở xã Nhơn Hải 51 DANH MỤC CÁC BẢNG 3.7 Giá trị sinh trưởng tích lũy khối lượng và chiều dài thân của tôm hùm bông nuôi tại xã Nhơn Hải giai đoạn ương giống từ 1-65 ngày nuôi 54 3.8 DANH MỤCtích CÁC HÌNH VẼ, Giá trị sinh trưởng lũy khối lượng và ĐỒ chiều dài thân THỊ của tôm hùm bông nuôi tại xã Nhơn Hải giai đoạn nuôi thương phẩm từ 65-150 ngày nuôi 55 3.9 Tỷ lệ sống của tôm hùm bông nuôi tại xã Nhơn Hải 58 3.10 Kết quả khảo sát một số hội chứng/bệnh thường gặp ở tôm hùm nuôi bằng lồng ở xã Nhơn Hải 50 3.11 Tần suất bắt gặp (%) những biện pháp phòng, trị bệnh tôm hùm của người nuôi tôm ở xã Nhơn Hải 3.12 Tần suất bắt gặp (%) khả năng chữa trị bệnh ở tôm hùm nuôi tại xã Nhơn Hải 64 3.13 Phân bố của bệnh đỏ thân và bệnh sữa theo mùa tại xã Nhơn Hải 66 3.14 Phân bố của bệnh đỏ thân và bệnh sữa theo giai đoạn nuôi của tôm hùm bông tại xã Nhơn Hải 68 3.15 Phân bố của bệnh đỏ thân và bệnh sữa trên tôm hùm bông theo mật độ nuôi tại xã Nhơn Hải 70 63 Số hiệu Tên hình vẽ, đồ thị Trang 1.1 Hình thái tôm hùm bông (Panulirus ornatus) 4 1.2 Chu kỳ sống của tôm hùm 6 1.3 Vị trí phân bố của tôm hùm bông trên thế giới 7 1.4 Vị trí phân bố của tôm hùm gai ở vùng biển miền Trung 8 Việt Nam 1.5 Biểu đồ biến động tôm hùm giống khai thác ở Việt Nam 17 1.6 Bản đồ Trung tâm hành chính thành phố Quy Nhơn 28 2.1 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu của đề tài luận văn 35 3.1 Bản đồ vị trí nuôi tôm hùm ở xã Nhơn Hải 42 Biến động số lượng lồng nuôi tôm hùm giống và tôm 3.2 hùm thương phẩm ở xã Nhơn Hải từ năm 2012 đến 43 tháng 6 năm 2017 Biến động số lượng tôm hùm giống và tôm hùm thương 3.3 phẩm nuôi ở xã Nhơn Hải từ năm 2012 từ năm 2012 đến 44 tháng 6 năm 2017 3.4 Vùng ương tôm hùm giống và nuôi tôm hùm thương phẩm tại xã Nhơn Hải 52 3.5 Kiểu lồng ương tôm hùm giống tại xã Nhơn Hải 53 3.6 Kiểu lồng nuôi tôm hùm thương phẩm tại xã Nhơn Hải 55 Đồ thị tương quan giữa chiều dài và khối lượng tôm 3.7 hùm bông nuôi tại xã Nhơn Hải giai đoạn 1-150 ngày 57 tuổi 3.8 3.9 3.10 3.11 3.12 Tôm hùm giống và tôm hùm thương phẩm bị chết ở xã Nhơn Hải do bệnh đỏ thân Khả năng chữa trị bệnh đỏ thân và bệnh sữa ở tôm hùm bông nuôi tại xã Nhơn Hải Phân bố bệnh đỏ thân và bệnh sữa theo mùa trong năm tại xã Nhơn Hải Phân bố bệnh đỏ thân và bệnh sữa theo giai đoạn nuôi của tôm hùm bông tại xã Nhơn Hải Phân bố hội chứng bệnh đỏ thân và hội chứng bệnh sữa theo mật độ nuôi tôm hùm bông tại xã Nhơn Hải 61 65 67 69 71 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tôm hùm bông (Panulirus ornatus) là 1 trong 7 loài tôm hùm phân bố ở vùng biển Việt Nam. Với những ưu điểm nổi trội như tăng trưởng nhanh, kích thước lớn, chất lượng thịt thơm ngon, có giá trị kinh tế cao so với các loài khác, tôm hùm bông là đối tượng nuôi đem lại hiệu quả cao cho nhiều người dân ở khu vực ven biển các tỉnh miền Trung. Ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định hiện nay nghề nuôi tôm hùm đang phát triển mạnh, có 03 vùng nuôi tôm hùm đó là: xã Nhơn Hải, phường Ghềnh Ráng và xã Nhơn Châu, trong đó nghề nuôi tôm hùm ở xã Nhơn Hải phát triển mạnh nhất. Trong năm 2016, trên địa bàn thành phố Quy Nhơn ương nuôi tôm hùm giống đạt 66.280 con, bằng 32,5% so với năm 2015 với tổng giá trị khoảng 19,8 tỷ đồng, nguyên nhân do tôm hùm giống khai thác trong năm 2016 khan hiếm; Nuôi tôm hùm thương phẩm đạt thả nuôi 44.345 con, tăng 36,7% so với năm 2015 với tổng giá trị khoảng 35,5 tỷ đồng. Nghề nuôi tôm hùm bằng lồng trên địa bàn xã Nhơn Hải hoàn toàn tự phát, người nuôi dựa vào kinh nghiệm là chính nên kết quả mang lại cũng khác nhau, tỷ lệ sống không ổn định. Bên cạnh đó, diễn biến bệnh dịch trên tôm hùm nuôi tại xã Nhơn Hải rất phức tạp, năm 2013, 2016 và 6 tháng đầu năm 2017 bệnh dịch đã xảy ra trên tôm hùm gây thiệt hại hàng tỷ đồng cho người nuôi. Tuy nhiên, hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào về sinh trưởng và dịch tễ học một số bệnh trên tôm hùm ở khu vực nuôi tại xã Nhơn Hải, mà chỉ là những thông báo chung cho toàn vùng. Vì vậy, việc nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và dịch tể học một số bệnh thường gặp ở tôm hùm nuôi lồng để hiểu về tần số bắt gặp, diễn biến, mùa vụ xảy ra bệnh,... nhằm phát Xuất phát từ những tính chất trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và dịch tễ học một số bệnh thường ơ • 2 hiện và ngăn chặn kịp thời, giảm thiệt hại kinh tế và góp phần đảm bảo chất lượng tôm giống, phát triển ổn định nghề nuôi tôm hùm là cần thiết. ^7 • • • • ^7 gặp ở tôm hùm bông (Panulirus ornatus) nuôi tại xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định” với các mục tiêu và nội dung sau: 2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định được hiện trạng nghề nuôi tôm hùm tại xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. - Xác định được đặc điểm sinh trưởng của tôm hùm bông (Panulirus ornatus) theo thời gian nuôi tại xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. - Xác định được đặc điểm dịch tễ học một số bệnh thường gặp ở tôm hùm bông (Panulirus ornatus) nuôi tại tại xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. - Đề xuất được khả năng phát triển nghề ương tôm hùm và biện pháp phòng bệnh trên tôm hùm nuôi tại xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Luận văn góp phần vào việc cung cấp các số liệu về đặc điểm sinh trưởng và dịch tễ học một số bệnh thường gặp ở tôm hùm bông (Panulirus ornatus) nuôi tại xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập. - Kết quả nghiên cứu góp phần phát triển kinh tế ở địa phương. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Vị trí phân loại và một số đặc điểm sinh học của tôm hùm bông (Panulirus ornatus) 1.1.1. Vị trí phân loại Tôm hùm là tên gọi chung cho nhóm giáp xác 10 chân thuộc 4 họ Palinuridae, Scyllaridae, Nephropidae và Synaxidae. Theo Phillip và Wiliams, đến những năm 1980 đã khẳng định họ tôm hùm gai Palinuridae gồm có 49 loài thuộc 8 giống, nhưng chỉ có 33 loài thuộc 3 giống có ý nghĩa kinh tế quan trọng cho ngành 3 khai thác và nuôi trồng thủy sản [20]. Ở vùng biển Việt Nam, Nguyễn Văn Chung và cộng sự (1995) đã mô tả vùng phân bố của 17 loài tôm hùm, trong đó có 7 loài thuộc giống Panulirus, phân bố chủ yếu ở vùng biển miền Trung, kéo dài từ vĩ tuyến 180N đến 110N [5]. Vị trí phân loại tôm hùm bông như sau: Ngành chân đốt (Arthropoda) Lớp giáp xác (Crustacea) Bộ mười chân (Decapoda) Họ tôm hùm gai (Palinuridae) Giống Panulirus Loài tôm hùm bông - Panulirus ornatus (Fabricius, 1798) 1.1.2. Đặc điểm hình thái Nguyễn Thị Bích Thúy (1998) đã mô tả tôm hùm bông (Panulirus ornatus), còn được gọi là tôm hùm sao như sau: toàn thân có màu xanh nước 4 biển rất hài hòa. Kích thước cơ thể lớn, có cá thể đạt tới 9kg. Đôi râu 2 dài gấp 1,5 lần chiều dài cơ thể, 5 đôi chân bò có những vòng ngang màu nâu đậm. Các đốt bụng không có rãnh ngang. Vỏ lưng mỗi đốt bụng có dải màu xanh thẫm và có 1-2 chấm màu kem nghiêng về 2 bên, 2 cặp gai ở phiến gốc râu 1 có cặp sau bé hơn cặp trước, đôi gai hốc mắt rất dài và nhọn [20] (Hình 1.1). Theo quan điểm hình thái học, cơ thể tôm hùm thuộc giống Panulirus chia thành phần đầu ngực và phần bụng. Phần đầu ngực gồm 14 đốt, mỗi đốt có một đôi Anten 1 1.1: Chân đuôiHình Anten 2 Hình Chiều Chiều dài dài giápChiều dài thái tôm hùm Các bông (Panulirus ornatus) đầu ngực toàn thân bụng Đốtđốtđuôi (Telson)phân bụng 5 phần phụ ngực; 6 đốt đầu tiên tạo nên phần đầu và 8 đốt còn lại tạo nên phần ngực. Các phần phụ trên phần đầu ngực gồm có: 5 đôi chân bò; 1 đôi mắt kép có thể cử động, bất động, hoặc co ngắn lại; có 2 đôi anten, anten thứ nhất có phân nhánh, anten thứ hai rất dài và có nhiều gai nhỏ; phần miệng có hàm trên, hàm dưới và các mảng chân hàm. Phần bụng gồm có 6 đốt, các đốt được bảo vệ bằng lớp vỏ kitin ở cả phần lưng, phần bên và phần bụng. Từ đốt bụng thứ 2 đến thứ 5 có 4 đôi chân bơi, đốt bụng thứ 6 biến thành chân đuôi và telson rất cứng và chắc chắn [20], [22]. 1.1.3. Đặc điểm sinh học phân bố Phân bố của tôm hùm được quyết định bởi tính di truyền và quá trình thích nghi của loài đối với các điều kiện tự nhiên, môi trường ở từng vùng biển. Đối với tôm hùm, chu kỳ sống trải qua nhiều lần thay đổi môi trường sống khác nhau, mỗi giai đoạn của chúng gắn với một điều kiện sinh thái nhất định và tạo nên một quần thể riêng biệt [7], [20]. - Giai đoạn ấu trùng Phyllosoma sống trôi nổi như sinh vật phù du trên biển và đại dương, vì thế khả năng phát tán của chúng rất lớn do tác động của sóng, gió, dòng chảy. Hầu như suốt thời kỳ này, chúng luôn di chuyển và hoàn toàn phụ thuộc vào các điều kiện thủy văn môi trường biển khơi [20]. - Sau khi ấu trùng Phyllosoma trải qua 12-15 lần lột xác biến thái, chúng chuyển sang giai đoạn hậu ấu trùng Puerulus và bắt đầu sống định cư. Môi trường phân bố của ấu trùng Puerulus phụ thuộc vào điều kiện sinh thái của các vũng, vịnh hoặc đầm. Tôm thường phân bố ở những vùng biển ít sóng gió, nguồn thức ăn phong phú. Giai đoạn hậu ấu trùng Puerulus có thể bơi chủ động. Chúng thích bám trên rong, vách đá hoặc các giá thể [20]. - Sau khoảng 4 lần lột xác và biến thái, ấu trùng Puerulus trở thành tôm hùm con (juvenile) có màu sắc và hình thái giống tôm trưởng thành. Chúng sống định cư trong các vũng, vịnh, đầm phá ven biển. Tập tính sống bầy đàn thể hiện rất rõ. Chúng thường nấp trong các khe, hốc đá hoặc bám chắc vào những hõm, lỗ nhỏ của ghềnh đá [7], [20]. - Tôm trưởng thành có xu hướng di chuyển ra ngoài khơi, nơi có điều kiện 6 sinh thái thuận lợi cho sự phát triển và sinh sản của loài. Cá thể trưởng thành thường ẩn mình cả ngày trong rạn san hô hoặc hốc đá. Chúng chỉ bò ra ngoài để kiếm mồi ở gần chỗ chú ẩn như rạn san hô và thảm cỏ biển vào buổi tối [20]. Hình 1.2. Chu kỳ sống của tôm hùm [17]. Tôm hùm gai phân bố ở cả vùng biển nhiệt đới và ôn đới. Tuy nhiên, ở vùng biển nhiệt đới có số lượng loài phân bố nhiều nhất và sản lượng khai thác được cũng cao nhất. Môi trường sống của tôm hùm từ vùng triều tới vùng biển có độ sâu khoảng 3000m, chúng thường ẩn nấp trong các hang hốc có nền đáy là đá, san hô, bùn, cát hoặc thảm thực vật như tảo bẹ trong nước. Hầu hết các loài tôm hùm có giá trị thương mại không phân bố cùng vị trí. Những loài thuộc giống Jasus thường phân bố ở vùng biển nông, ôn đới (dưới 50m). Trong khi đó, các loài thuộc giống Panulirus lại phân bố ở vùng biển nông, nhiệt đới. Số loài còn lại thuộc các giống Justitia, Palinurus, Linuparus, Palinustus, Puerulus, Projasus sống ở vùng biển có độ sâu từ 50m đến 1000m [4]. Trên thế giới, tôm hùm bông phân bố tại vùng Tây ấn Độ Dương, từ vùng biển đỏ và đông Châu Phi đến phía nam Nhật Bản, có mặt tại đảo Solomon, Papua New Guinea, vùng phía bắc, tây, tây nam, đông bắc và phía đông của Úc, New
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan