Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản sá sùng sipunculus nudus (linnaeus, 1767) ...

Tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản sá sùng sipunculus nudus (linnaeus, 1767) tại quảng ninh

.PDF
67
794
122

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ---o0o--- PHẠM HỮU TÂN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA SÁ SÙNG Sipunculus nudus (Linnaeus, 1767) TẠI QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Khánh Hòa - 2017 i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ---o0o--- PHẠM HỮU TÂN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA SÁ SÙNG Sipunculus nudus (Linnaeus, 1767) TẠI QUẢNG NINH Ngành: Nuôi trồng thủy sản Mã số 60620301 Quyết định giao đề tài: Số 90/QĐ-ĐHNT, ngày 4/2/2016 Quyết định thành lập HĐ: Số 232/QĐ-ĐHNT, ngày 24/2/2017 Ngày bảo vệ: Ngày 22/3/2017 Người hướng dẫn khoa học: Pgs.Ts. Nguyễn Đình Mão (chữ ký) Ths. Trương Thị Bích Hồng Chủ tịch Hội đồng: Pgs.ts. Lại văn Hùng (chữ ký) Khoa sau đại học: Khánh Hòa - 2017 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản của sá sùng (Sipunculus nudus Linnaeus, 1767) tại Quảng Ninh” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này. Tác giả luận văn Phạm Hữu Tân iii LỜI CẢM ƠN Đề tài được thực hiện nhờ đề tài cấp Tỉnh “Nghiên cứu xây dựng quy trình sinh sản nhân tạo giống sá sùng (Sipunculus nudus Linnaeus, 1767) tại Quảng Ninh” .Chủ nhiệm đề tài Ths. Nguyễn Văn Tuấn phó Trại trưởng Trại Thực nghiệm NTTS nước mặn, lợ - Trường Cao đẳng Thủy sản Bắc Ninh. Để hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ này trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn đến thầy PGS-TS. Nguyễn Đình Mão và cô Ths. Trương Thị Bích Hồng Trường Đại Học Nha Trang đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện, đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô của Viện Nuôi trồng Thủy sản - Trường Đại học Nha Trang, khoa sau đại học đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong hai năm qua. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến cố vấn Ths. Nguyễn Văn Tuấn phó Trại trưởng Trại Thực nghiệm NTTS nước mặn, lợ - Trường Cao đẳng Thủy sản Bắc Ninh đã hướng dẫn cho tôi trong quá trình làm Luận văn. Tôi xin cảm ơn đến ban lãnh đạo Chi cục Thủy sản Bắc Ninh, cùng toàn thể đồng nghiệp trong cơ quan đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, anh em bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn tốt nghiệp không thể tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của Hội đồng khoa học, thầy, cô và các bạn. Khánh Hòa, tháng năm 2017 Tác giả luận văn Phạm Hữu Tân iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................................iii LỜI CẢM ƠN................................................................................................................iv MỤC LỤC......................................................................................................................v DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT...................................................................vii DANH MỤC CÁC BẢNG...........................................................................................viii DANH MỤC CÁC HÌNH..............................................................................................ix TRÍCH YẾU LUẬN VĂN.............................................................................................xi MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.........................................................................3 1.1. Tình hình nghiên cứu sá sùng trên thế giới.............................................................3 1.1.1. Vị trí phân loại…………...……………………...…………….....……….3 1.1.2. Nghiên cứu về hệ thống khóa phân loại…………………………….……3 1.1.3. Nghiên cứu về hình thái cấu tạo bên ngoài của sá sùng............................5 1.1.4. Nghiên cứu về đặc điểm phân bố…………………………………..…….7 1.1.5. Nghiên cứu về các giai đoạn phát triển ấu trùng........................................7 1.1.6. Nghiên cứu về đặc điểm dinh dưỡng..........................................................8 1.1.7. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh sản. ..............................................8 1.1.8. Nghiên cứu về hệ hô hấp............................................................................9 1.1.9. Nghiên cứu về hệ tuần hoàn.......................................................................9 1.1.10. Tình hình nghiên cứu sản xuất giống và nuôi thương phẩm sá sùng .....9 1.2. Tình hình nghiên cứu sá sùng trong nước.............................................................10 1.3. Tổng quan về điều kiện tự nhiên và môi trường khu vực nghiên cứu ………...…12 1.3.1. Vị trí địa lí ………………………………………………………….…..12 1.3.2. Địa hình địa mạo………………………………………………………..12 1.3.3. Khí hậu……………………………………………………………….…12 1.3.4. Chế độ hải văn……………………………………………………….….13 1.3.5. Môi trường trầm tích ………………………………………………..….13 1.3.6. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, môi trường ảnh hưởng đến môi trường sống của sá sùng……………………………………………….......................14 CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………...15 2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu……………………………...……..15 2.1.1. Thời gian nghiên cứu................................................................................15 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu……………………………………………………15 2.1.3. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................16 2.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................17 v 2.3. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu. ………………………………………………...17 2.4. Phương pháp thu và phân tích mẫu…………………………………………...….18 2.4.1. Phương pháp thu mẫu………...……………………………………..…..18 2.4.2. Phương pháp xác định các yếu tố môi trường cơ bản tại vùng thu mẫu sá sùng..................................................................................................................................................18 2.4.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh sản………………….…..…….18 2.4.3.1. Đánh giá tỷ lệ đực, cái……………………………………………...….18 2.4.3.2. Nghiên cứu các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục..............................19 2.4.3.3. Đánh giá sức sinh sản............................................................................19 2.4.3.4. Xác định kích thước thành thục sinh dục lần đầu. ................................20 2.4.3.5. Xác định mùa vụ sinh sản ………………………………………….....20 2.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu.................................................................20 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN......................................21 3.1 . Các yếu tố môi trường cơ bản trong các tháng điều tra tại điểm thu mẫu……….21 3.1.1. Sự biến động của hàm lượng oxy hòa tan qua các tháng……………….21 3.1.2. Sự biến động nhiệt độ qua các tháng……………………………………22 3.1.3. Sự biến động pH nước qua các tháng……………………………..…….23 3.1.4. Sự biến động độ mặn qua các tháng………………………………...…..23 3.1.5. Sự biến động pH cát bùn qua các tháng……………………………...…24 3.2. Đánh giá tỷ lệ đực:cái.............................................................................................25 3.3. Nghiên cứu các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục .......................................28 3.3.1. Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục - Trứng của sá sùng cái............28 3.3.2. Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục - Tinh trùng của sá sùng đực...32 3.4. Đánh giá sức sinh sản ...........................................................................................35 3.4.1. Sức sinh sản tuyệt đối...............................................................................35 3.4.2. Sức sinh sản tương đối.............................................................................36 3.5. Xác định kích thước thành thục sinh dục lần đầu...................................................37 3.6. Xác định mùa vụ sinh sản......................................................................................38 3.6.1. Mùa vụ sinh sản .......................................................................................38 3.6.2. Hệ số thành thục sinh dục (GSI)………………………………………..41 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN………...…………………..……44 4.1. Kết luận……………………………………………………………………….….44 4.2. Kiến nghị và đề xuất………………………………………………………….…..45 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………….46 I. Tài liệu tham khảo tiếng Việt…………………………………………….…………46 II. Tài liệu tham khảo tiếng Anh ……………………………………………….……47 vi DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT DO Hàm lượng oxy hòa tan VQG Vườn Quốc Gia TTSD Thành thục sinh dục GSI Hệ số thành thục sinh dục GĐ Giai đoạn N Số cá thể KXĐ Không xác định NTTS Nuôi trồng thủy sản BOD Biochemical oxygen Demand- Nhu cầu oxy sinh hoá NH3 Amoniac COD Chemical Oxygen Demand - Nhu cầu oxy hóa học CTV Cộng tác viên vii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1. Biến động các yếu tố môi trường trong thời gian thu mẫu...........................21 Bảng 3.2. Bảng biến động tỷ lệ đực cái qua các tháng..................................................26 Bảng 3.3. Sức sinh sản của sá sùng……………………………………………...…...35 Bảng 3.4. Tỉ lệ thành thục sinh dục của sá sùng theo nhóm………...........................37 Bảng 3.5. Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của sá sùng ..................................39 Bảng 3.6. Tỷ lệ thành thục của sá sùng theo tháng………………………………......40 Bảng 3.7. Hệ số TTSD (GSI) của sá sùng đực theo tháng…………………………..41 Bảng 3.8. Hệ số TTSD (GSI) của sá sùng cái theo tháng ..........................................42 viii DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1. Hình thái cấu tạo bên ngoài của sá sùng………………………………...…6 Hình 1.2. Các con đường phát triển của ấu trùng ngành Sipuncula...............................8 Hình 2.1. Sơ đồ điểm thu mẫu………………………………………………………...15 Hình 2.2. Loài sá sùng Sipunculus nudus (Linnaeus 1767)………………………....16 Hình 2.3. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu………………………………………..…..17 Hình 3.1. Biến động hàm lượng oxy hòa tan qua các tháng……………………….….22 Hình 3.2. Biến động nhiệt độ qua các tháng…………………………………………..22 Hình 3.3. Biến động pH nước qua các tháng………………………………………….23 Hình 3.4. Sự biến động độ mặn qua các tháng………………………………………..24 Hình 3.5. Sự biến động độ pH cát bùn qua các tháng……………………………...…25 Hình 3.6. sá sùng đực...................................................................................................25 Hình 3.7. sá sùng cái....................................................................................................26 Hình 3.8. Tỷ lệ giới tính của sá sùng qua các tháng....................................................27 Hình 3.9. Cấu trúc giới tính của sá sùng trong 7 tháng................................................27 Hình 3.10. Tuyến sinh dục sá sùng giai đoạn I (độ phóng đại 400 lần)…………….28 Hình 3.11. Trứng giai đoạn II (độ phóng đại 400 lần)……………………………..…29 Hình 3.12. Tuyến sinh dục sá sùng cái - Trứng giai đoạn III ....................................30 Hình 3.13. Trứng sá sùng giai đoạn IV (độ phóng đại 100 lần)……………...……...30 Hình 3.14. Trứng sá sùng giai đoan V (Độ phóng đại 400 lần)……………….....….31 Hình 3.15. Trứng sá sùng giai đoạn V (Độ phóng đại 100 lần)…………………..….31 Hình 3.16. Tinh trùng giai đoạn II…………………………………………………….32 Hình 3.17 . Tuyến sinh dục sá sùng đực giai đoạn II...................................................33 Hình 3.18. Tinh trùng giai đoạn III (Độ phóng đại 400 lần……………………..……34 Hình 3.19 . Tuyến sinh dục sá sùng đực giai đoạn III.................................................34 Hình 3.20. Tinh trùng sá sùng giai đoạn IV (Độ phóng đại 1000 lần)……………….35 Hình 3.21. Trứng ở 3 giai đoạn khác nhau trên cùng một cơ thể..................................36 Hình 3.22. Tỉ lệ thành thục sinh dục của sá sùng theo nhóm kích thước.....................38 Hình 3.23. Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của sá sùng……………………..39 Hình 3.24 Tỷ lệ thành thục của sá sùng theo tháng………………………………….41 ix TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Quảng Ninh là một tỉnh ven biển có đường bờ biển dài khoảng 250km, với gần 2000 hòn đảo lớn nhỏ và có diện tích vùng triều rộng khoảng 37.000 ha [13]. Đặc biệt, thiên nhiên ưu đãi cho vùng đất này rất nhiều hải sản quý và có giá trị kinh tế, trong đó có loài sá sùng. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây việc khai thác quá mức đã làm ảnh hưởng đến số lượng và sản lượng của loài này. Trước tình trạng như vậy, chúng ta cần có những nghiên cứu đánh giá về đặc điểm sinh học sinh sản đồng thời có những giải pháp để phát triển và bảo vệ đối với loài này. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản của sá sùng Sipunculus nudus (Linnaeus, 1767) tại Quảng Ninh". Mục tiêu của Luận văn là: (1) Nghiên cứu xác định được các chỉ tiêu sinh học sinh sản làm cơ sở khoa học cho sản xuất giống nhân tạo và ương, nuôi thương phẩm đối với loài này tại tỉnh Quảng Ninh. (2) Xác định được các yếu tố môi trường cơ bản ngoài tự nhiên nơi sá sùng sinh sống. Để hoàn thành mục tiêu đề ra, tác giả đã thực hiện 2 nội dung nghiên cứu: (1) Xác định biến động các yếu tố môi trường cơ bản vùng thu mẫu. (2) Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản của sá sùng (Xác định tỷ lệ đực, cái; Nghiên cứu các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục; Xác định sức sinh sản; Xác định kích thước thành thục sinh dục lần đầu; Xác định mùa vụ sinh sản. Trên thế giới, sá sùng được phát hiện lần đầu tiên trong những năm 1500 và chính thức được phân loại vào năm 1767. Theo Cutler sá sùng là một loài thuộc ngành Sipuncula, được chia làm 2 lớp, 4 bộ, 6 họ, 17 giống, 144 loài [20]. Chúng phân bố rất rộng tập trung nhiều nhất ở khu vực Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Biển Đông. Chúng sống vùi mình trong cát ở vùng triều, trong rừng ngập mặn, ăn mùn bã hữu cơ [4,5,7,16]. Ở Việt Nam, Các nghiên cứu về sá sùng được thực hiện từ năm năm 1961, đoàn khảo sát liên hợp Việt Xô do Gurjanova đứng đầu đã nghiên cứu về sinh vật vùng triều Việt Nam [3]. Các công trình nghiên cứu về môi trường sống sá sùng, đặc điểm phân bố, giá trị dinh dưỡng được kể đến như Đỗ Văn Nhượng (1998) , Viện nghiên cứu Hải sản (2005), Nguyễn Thị Thu Hà (2004), Nguyễn Thụy Dạ Thảo (2004), Nguyễn Quang Hùng (2009) [10,8,7,12,9]. Đề tài: "Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản của sá sùng Sipunculus nudus (Linnaeus, 1767) tại Quảng Ninh’’ nằm trong một đề tài cấp tỉnh do Thạc sĩ Nguyễn Văn Tuấn - phó Trại trưởng, Trại nước mặn, lợ Quảng Ninh làm chủ nhiệm. Đề tài được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2016, đã thu và đo 105 mẫu môi trường gồm các chỉ tiêu như hàm lượng oxy hòa tan; Nhiệt độ; Độ mặn; pH nước; pH nền đáy. Mỗi tháng thu mẫu xi sá sùng 01 lần tại các bãi triều Vườn Quốc gia Bái Tử Long, xã Quan Lạn, xã Minh Châu, thuộc địa bàn huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh. Với số lượng 30 con/lần/điểm/tháng tại 3 điểm trên. Mẫu phân tích được đặt trong các hộp nhựa chứa cát tại nơi thu mẫu, dán nhãn và đựng trong thùng bảo quản đem về phòng thí nghiệm phân tích các chỉ tiêu. Trong phòng thí nghiệm, mổ mẫu sá sùng để phân tích các chỉ tiêu sinh học sinh sản như: Xác định tỷ lệ đực, cái; Nghiên cứu các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục; Xác định sức sinh sản; Xác định kích thước thành thục sinh dục lần đầu; Xác định mùa vụ sinh sản, dưới kính hiển vi huỳnh quang Nikon E600 (Nhật Bản) với độ phóng đại từ 40 đến 1000 lần. Kết quả nghiên cứu đã xác định được các yếu tố môi trường cơ bản ngoài tự nhiên nơi sá sùng sinh sống như: Nhiệt độ 25 -30ºC; độ mặn 25- 28‰; pH nước 7,6-8,1; pH nền đáy từ 5,1 - 5,8; hàm lượng oxy hòa tan ≥ 5,6 mg/l. Tỉ lệ trung bình đực:cái qua 7 tháng nghiên cứu là 0,6:1. Tỷ lệ đực:cái thấp nhất là tháng 1và tháng 4 là 0,5:1. Tỷ lệ đực:cái cao nhất là tháng 2 là 0,8:1. Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của sá sùng cái trải qua 5 giai đoạn gồm: Giai đoạn I (Tăng trưởng tế bào); Giai đoạn II (Tăng trưởng tế bào chất); Giai đoạn III (Giai đoạn hình thành nang trứng); Giai đoạn IV (Giai đoạn hình thành màng keo, tiền thành thục); Giai đoạn V (Giai đoạn thành thục). Sự phát dục của tế bào tinh ở sá sùng đực được chia làm 4 giai đoạn gồm: Giai đoạn I (Tăng trưởng tế bào); Giai đoạn II (Sinh trưởng tế bào chất); Giai đoạn III (Phân hóa tế bào, tiền thành thục) và Giai đoạn IV (Giai đoạn thành thục). Sức sinh sản tuyết đối trung bình 83.372 trứng/cá thể. Sức sinh sản tương đối trung bình 6.435 trứng/g cá thể. Kích thước thành thục sinh dục lần đầu của sá sùng là kích thước 4,1- 7,8 cm, tỷ lệ thành thục 19,23%. Mùa vụ sinh sản trong thời gian ngiên cứu từ tháng 6 đến tháng 7. Từ kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản của loài sá sùng Sipunculus nudus cho thấy, chúng ta cần đầu tư về kinh phí, khoa học kỹ thuật, để tiến hành nghiên cứu và xây dựng quy trình sản xuất giống nhân tạo, ương nuôi thương phẩm mang tính hàng hóa đối với loài này trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Hiện nay nguồn lợi sá sùng ngày càng giảm mạnh qua các năm, thu hoạch chủ yếu qua khai thác ngoài tự nhiên. sá sùng là loài quý hiếm có giá trị kinh tế cao nên cần được bảo vệ, quy hoạch vùng khai thác hợp lý, bền vững, tránh khai thác trong mùa sinh sản, bảo vệ môi trường ven biển tránh bị ô nhiễm. Từ khóa: sá sùng; Đặc điểm sinh học sinh sản; Vân Đồn. xii MỞ ĐẦU Quảng Ninh là một tỉnh ven biển có đường bờ biển dài khoảng 250km, với gần 2000 hòn đảo lớn nhỏ và có diện tích vùng triều rộng khoảng 37.000 ha [13]. Đặc biệt, thiên nhiên ưu đãi cho vùng đất này rất nhiều hải sản quý, phong phú, đa dạng và có giá trị kinh tế cao [13]. Đây cũng là một điều kiện hết sức thuận lợi cho tỉnh Quảng Ninh phát triển về kinh tế thủy sản. Một trong những nguồn lợi hải sản có giá trị kinh tế cao, đặc trưng và phổ biến ở các vùng triều ven biển của tỉnh là loài sá sùng. Sá sùng (Sipunculus nudus) được coi là một trong những đặc sản đặc trưng của tỉnh Quảng Ninh, chúng có giá trị kinh tế cao được thị trường yêu chuộng bởi vì, thịt sá sùng giàu dinh dưỡng có chứa 7/8 loại amino acid không thay thế, 17 loại amino acid khác nhau, chứa 2 loại acid béo không no có hoạt tính sinh học cao có lợi cho sức khỏe con người là EPA và DHA và nhiều các chất khoáng khác [12]. Ngoài ra sá sùng còn là nguồn dược liệu quý, được sử dụng như thực thuốc bổ dưỡng, thuốc chữa bệnh, có giá trị lớn trong y học và có thể xuất khẩu [46]. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây việc khai thác quá mức đã có ảnh hưởng đến số lượng và sản lượng của các loài sinh vật sống ở các vùng biển thuộc tỉnh Quảng Ninh. Một trong số các loài đó là loài sá sùng. Đây là loài có giá trị dinh dưỡng cao phục vụ cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu [12]. Do nhu cầu của thị trường đối với sá sùng tăng cao, hiện tượng khai thác quá mức dẫn đến nguồn lợi sá sùng ngày càng giảm sút. Trước tình trạng như vậy chúng ta cần có những nghiên cứu đánh giá về đặc điểm sinh học sinh sản và có những giải pháp để phát triển và bảo vệ đối với loài này. Vì vậy, tôi tiến hành thực hiện đề tài: "Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản của sá sùng Sipunculus nudus (Linnaeus, 1767) tại Quảng Ninh". 1. Mục tiêu chung của đề tài Góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu về đặc điểm sinh học sinh sản sá sùng (Sipunculus nudus Linnaeus, 1767), làm tiền đề khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo, đặc biệt là nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo, chủ động nguồn giống cung cấp cho người nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. 1 2. Mục tiêu cụ thể - Xác định được các chỉ tiêu sinh học sinh sản của sá sùng và các yếu tố môi trường cơ bản ngoài tự nhiên nơi sá sùng sinh sống. 3. Ý nghĩa của đề tài Đề tài nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh sản của sá sùng Sipunculus nudus (Linnaeus, 1767) tại Quảng Ninh, là cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo để phục vụ cho việc sinh sản nhân tạo, ương nuôi thương phẩm đối với loài này. 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình nghiên cứu sá sùng trên thế giới 1.1.1. Vị trí phân loại Sá sùng là một loài động vật sống ở biển có cơ thể đối xứng hai bên, không phân đốt, tên thường gọi là sá sùng hay sa sùng, sâu đất. Sự phân loại dựa trên trật tự sắp xếp các xúc tu ở đầu vòi và sự sai khác về cấu trúc của cơ dọc trên thành cơ thể. Kết quả nghiên cứu đặc điểm phân loại đã được kiểm chứng dựa trên kết quả phân tích cấu trúc phân tử rARN 18S, rARN 28S và ADN H 3 histone của 24 loài trong ngành Sipuncula [18,19]. Về phân loại, đến nay loài sá sùng đã được các nhà khoa học phân tích và phân loại rất chi tiết và khoa học. Theo Cutler sá sùng là một loài thuộc ngành Sipuncula, được chia làm 2 lớp, 4 bộ, 6 họ, 17 giống, 144 loài. Trong đó hệ thống phân loại tới loài sá sùng Sipunculus nudus là [18]: Ngành: Sipuncula Sedgwick, 1898 Lớp: Sipunculidea Gibbsy & Cutler, 1987 Bộ: Sipunculiormes Gibbsy & Cutler, 1987 Họ: Sipunculidae Gray, 1828 Giống: Sipunculus Linnaeus, 1767 Loài: Sipunculus nudus Linnaeus, 1767 1.1.2. Hệ thống khóa phân loại Sá sùng được phát hiện lần đầu tiên trong những năm 1500 và chính thức được phân loại vào năm 1767. Năm 1959, sá sùng được xếp vào ngành Sipuncula (tên tiếng Việt là ngành sá sùng hay ngành sâu đất). Theo Linnaeus (1767) đã đặt loài sá sùng này vào nhóm Vermes Intestina, đây là những loài có hình dạng giống Giun đất [28]. Theo Lamarck lại xếp chúng vào Radiaires thuộc ngành Da gai (Echinodermata) cùng với hải sâm [27]. Năm 1823, Delle Chiaje đề xuất tên mới là Sifunculacei như là một phân lớp trong giun đốt (Annelida). Một thời gian ngắn sau đó, tên gọi đó lại nhanh chóng được Blainville (1827) thay bằng Sipunculida, trong 3 đó bao gồm Priapulida. Đến năm 1874, Quatrefages đặt tên mới là Gephyrea (có nghĩa là cầu nối “Bridge”) bao gồm Echiurida và Priapulida [34]. Tên này dùng suốt cả một thời gian dài đến cuối thế kỷ 19. Vào tận cuối thế kỷ 19, Sedgwick (1898) đề cử một tên gọi mới - Sipunculoidea mà ông coi như một ngành. Tuy vậy, tên gọi này đã không được chấp nhận và tên gọi Gephyrea tiếp tục được dùng đến giữa Thế kỷ 20. Tên hiện nay của ngành là Sipuncula và việc dùng sipuncula cho một tên bản địa (không phải Sipunculid) do Stephen (1965) đề xuất và được Stephen và Edmonds dùng lại vào năm 1972 [38]. Sự tranh luận sôi nổi về danh pháp cũng làm chậm lại việc đặt các tên gọi các taxon trung gian (họ, bộ và lớp). Pickford đề nghị là Giống nên được sắp xếp thành 4 nhóm. Tiếp theo Akeson (1958) dùng một bộ kí tự khác nhau, đề nghị hợp các giống lại thành 3 nhóm [17]. Tuy vậy không một tác giả nào đặt tên gọi thứ bậc cho các nhóm của họ. Năm 1970, một hội thảo quốc tế (International Symposium) về Sinh học của Sipuncula và Echiura được tổ chức ở Kotor, Yugoslavia. Các ấn phẩm được của hội thảo công bố thành 2 tập vào năm 1975- 1976 là một bản trích yếu các hiểu biết về Sipunculian vào thời gian đó. Đây là cơ hội dành cho các nhà sinh học về Sipunculian gặp gỡ và thông tin trực tiếp với nhau về các lĩnh vực nghiên cứu Sipunculian. Đến năm 1972, Stephen và Edmonds xây dựng lên 4 họ [38]. Bốn họ này được Murina áp dụng trong công trình nghiên cứu của bà về mối quan hệ tiến hoá giữa các giống. Sự sắp xếp hoàn thiện hơn cho ngành Sipuncula gồm 2 lớp, 4 bộ, 6 họ và 17 giống dựa trên sự phân tích chủng loại phát sinh [18, 24]. E.B. Cutler sau khi đã dày công nghiên cứu tổng kết trong suốt 25 năm cùng với sự trợ giúp của bạn bè, người thân và đồng nghiệp đã đưa ra cuốn “The Sipuncula: their Systematics, Biology, and Evalution” [18]. Theo tác giả, cuốn sách này đã “gom lại mọi điều đã được biết về Sipuncula, một ngành Giun biển” và “Đây có thể được coi như là sự thay thế lần đầu tiên cho cuốn chuyên khảo “Die Sipunculiden, eine systematische Monographie” do Selenka, de Man và Biilow biên soạn vào cuối Thế kỷ 19 [18]. 4 1.1.3. Hình thái cấu tạo bên ngoài của sá sùng Theo Stephen & Edmunds bề ngoài sá sùng trông giống như Giun nhưng cơ thể chúng không phân đốt. Cơ thể chúng làm 3 phần chính: phần trước, phần thân và phần sau (Hình 1.1) [38]. Phần trước biến thành vòi, có thể thu vào nhờ cơ co rút vòi và đẩy ra nhờ sức ép của dịch thể xoang giúp chúng hoạt động khi đào hang hoặc di chuyển. Phần vòi có thể thụt vào 1/5 - 1/4 chiều dài của cơ thể, làm cho cơ thể ngắn đi nhiều so với trước. Đáng chú ý và dễ nhận thấy nhất ở phần trước sá sùng là miệng của chúng được bao quanh bằng 18 - 24 tua cảm giác, tất cả đều có thể lộn vào trong cơ thể. 5 PHẦN TRƯỚC Tua cảm giác Miệng Vòi co rút Hậu môn PHẦN THÂN PHẦN SAU Hình 1.1. Hình thái cấu tạo bên ngoài của sá sùng (Stephen & Edmunds, 1972) 6 1.1.4. Đặc điểm phân bố Ngành sá sùng Sipuncula phân bố rất rộng từ vùng biển nhiệt đới đến Nam cực, từ vùng triều cho đến những vùng biển sâu, tập trung nhiều nhất ở khu vực Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Biển Đông, các nước và khu vực có loài này phân bố là Madagascar, Senegal, Úc, Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippine, Trung và Nam Mỹ, Việt Nam [18]. Chúng sống vùi mình trong cát ở vùng triều, trong rừng ngập mặn, trong vỏ nhuyễn thể; trong đó loài sá sùng (Sipunculus nudus) tập trung sống chủ yếu ở vùng triều, nơi có nền đáy cát hoặc bùn cát. Ngành sá sùng Sipuncula ở khu vực Tây Thái Bình Dương phân bố đến độ sâu 6.000 m, quanh bờ Nhật Bản xuất hiện 49 loài, khu vực biển Đông nước ta bao gồm cả đảo Hải Nam (Trung Quốc) có 36 loài, riêng Vịnh Nha Trang (Việt Nam) có 24 loài trong đó có loài sá sùng (Sipunculus nudus) [31]. 1.1.5. Các giai đoạn phát triển ấu trùng Theo Rice sự phát triển ấu trùng của các loài khác nhau trong ngành Sipunculida theo một trong bốn con đường [37]: (1) Phát triển trực tiếp không qua thời kỳ phù du; (2) trải qua một giai đoạn ấu trùng phù du Trochophore, giai đoạn này ấu trùng dinh dưỡng bằng noãn hoàng; (3) trải qua hai giai đoạn ấu trùng phù du là Trochophore và Lecithotrophic Pelagosphera, cả hai giai đoạn ấu trùng đều dinh dưỡng bằng noãn hoàng; (4) trải qua hai giai đoạn ấu trùng Trochophore và Pelagosphera, giai đoạn Trochophore dinh dưỡng bằng noãn hoàng, giai đoạn Pelagosphera dinh dưỡng ngoài. Loài Sá sùng (Sipunculus nudus) có sự phát triển ấu trùng theo con đường thứ 4 với thời gian phát triển ấu trùng chiếm khoảng từ 3 đến 6 tháng. Theo Edmonds ấu trùng sá sùng có nét tương đồng với ấu trùng trochophore của Giun đốt, cấu tạo gồm 2 lá giữa xếp đối xứng 2 bên [20]. Ấu trùng trochophore sau đó phát triển thành ấu trùng pelagosphera sống trôi nổi trong môi trường nước biển rồi chuyển xuống sống đáy giống như cá thể trưởng thành. 7 Trứng Trứng Trứng 1 123 2 234 3 Con non 3 4 4 Pelagosphera Hình 1.2. Các con đường phát triển của ấu trùng ngành Sipuncula Theo (Rice, 1976) 1.1.6. Đặc điểm dinh dưỡng Theo Edmonds sá sùng ăn lọc và hút vào bụng một lượng lớn mùn bã hữu cơ ở xung quanh nơi chúng sống [20]. Chúng có chiếc vòi và xúc tu bao quanh miệng rất linh hoạt và hiệu quả. Sống trong hang nhưng vòi của chúng luôn vươn ra ngoài để lấy thức ăn, sự co rút của vòi và cơ thân tạo ra dòng chảy nhỏ ở bên trên bề mặt miệng hang, lỗ, các xúc tu làm nhiệm vụ thu lượm thức ăn, thức ăn được đi qua khoang miệng hoặc lông mao trên những xúc tu tới hầu thực quản và ống tiêu hóa. sá sùng có ống tiêu hóa rất dài, độ dài gấp từ 3 đến 4 lần chiều dài của thân sá sùng khi trưởng thành. 1.1.7. Đặc điểm sinh học sinh sản Theo Murina loài sá sùng có thể sống và sinh sản được ở khoảng độ mặn từ 2744‰ [32]. Năm 2000, Edmonds đã bước đầu nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh sản của loài sá sùng cho biết. sá sùng là loài đơn tính, có phương thức thụ tinh ngoài, giai đoạn thành thục, trứng và tinh trùng được phóng vào trong môi trường nước nhờ sự co bóp của thành đơn thận và tiến hành thụ tinh để tạo thành hợp tử [20]. Các tế bào sinh dục đực của sá sùng trải qua 4 giai đoạn: giai đoạn phân cắt tế bào, giai đoạn phát triển nguyên sinh chất, giai đoạn biệt hóa thành tế bào và cuối cùng là giai đoạn thành thục. Đối với trứng của sá sùng trải qua 5 giai đoạn phát triển trong 8 khoang cơ thể và kéo dài khoảng 10 tháng: giai đoạn phân cắt tế bào, giai đoạn phát triển nguyên sinh chất, giai đoạn hình thành nang trứng, giai đoạn trứng chín muồi và giai đoạn trứng ở ngoài môi trường nước [26]. sá sùng có 2 tuyến sinh dục chạy ngang qua 2 cơ co rút vùng bụng [36]. Các tế bào phôi thai sá sùng được phóng vào khoang bụng, tại đây chúng hoàn tất quá trình thành thục sinh dục và trở thành tế bào trứng (nếu là con cái) hoặc tinh trùng (nếu là con đực). 1.1.8. Hệ hô hấp Năm 1995, Rice, M.E đã nghiên cứu các chức năng của các rãnh trên cơ thể trong quá trình trao đổi khí của sá sùng, mỗi rãnh nằm dưới bề mặt của thành sá sùng được tạo bởi các bó cơ dọc, có nhiệm vụ lưu chuyển dịch thể xoang và nhân tố vận chuyển oxy [35]. Các xúc tu ở đĩa miệng của sá sùng có thể là bề mặt hô hấp rất quan trọng [36]. 1.1.9. Hệ tuần hoàn sá sùng không có hệ thống mạch máu, xúc tu và khoang cơ thể đóng vai trò như một hệ tuần hoàn cung cấp oxy [36]. Oxy được kết hợp với hemerythrocytes trong khoang xúc tu rồi dịch chuyển xuống khoang thân nhờ lông mao và cơ mang bụng, từ khoang thân oxy được vận chuyển đến các mô. 1.1.10. Tình hình nghiên cứu sản xuất giống và nuôi thương phẩm sá sùng Theo David 2005, tảo Isochrysis galbana và Chaetoceras muelleri rất thích hợp cho ương nuôi ấu trùng ở giai đoạn ấu trùng sống trôi nổi [19]. Về nuôi vỗ sá sùng, nuôi từ con giống nhân tạo lên sá sùng bố mẹ Sipunculus nudus ở vùng triều tại Quảng Đông, Trung Quốc [44]. Đối tượng sá sùng đã được nghiên cứu và phát triển tại Trung Quốc bao gồm Sipunculus nudus (Guo, 1993; Wu, 1999) và Phascolosoma esculenta (Jin và ctv, 2011) và tại Nga trên các đối tượng là Thysanocardia nigra, Themiste pyroides, và Phascolosoma agassizii [20, 38, 22]. sá sùng bố mẹ đẻ thành công trong mùa vụ sinh sản, sá sùng bố mẹ đẻ tốt nhất trong năm nuôi thứ 2 với tỉ lệ cái: đực là 1,37:1 [16]. sá sùng cái thành thục sớm nhất ở kích thước 6.46gr sau 11 tháng nuôi và sức sinh sản tương quan thuận với khối lượng sá sùng cái và chu kỳ phát triển của tuyến 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất