Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu đặc điểm nguồn khách và các giải pháp thu hút khách đến quảng ngãi...

Tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nguồn khách và các giải pháp thu hút khách đến quảng ngãi

.PDF
100
342
145

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐỖ HOÀNG LINH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NGUỒN KHÁCH VÀ CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH DU LỊCH ĐẾN QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Hà Nội, 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐỖ HOÀNG LINH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NGUỒN KHÁCH VÀ CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH DU LỊCH ĐẾN QUẢNG NGÃI Chuyên ngành: Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRẦN THỊ MINH HÒA Hà Nội, 2016 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 1 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 2 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................... 2 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu.................................................................................... 2 4.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 2 5. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................. 3 6. Những đóng góp mới của đề tài ...................................................................... 3 7. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 3 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NGUỒN KHÁCH VÀ CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH DU LỊCH CỦA ĐIỂM ĐẾN ...................................................................................................................................... 5 1.1. Một số lý luận cơ bản về KDL và điểm đến du lịch ................................... 5 1.1.1. Khách du lịch .............................................................................................. 5 1.1.2. Điểm đến du lịch ......................................................................................... 5 1.2. Nghiên cứu đặc điểm nguồn khách ............................................................. 8 1.2.1. Đặc điểm về nhân khẩu của khách du lịch................................................ 8 1.2.2. Đặc điểm về tiêu dùng du lịch .................................................................... 9 1.2.2.1. Động cơ và mục đích đi du lịch của khách du lịch ................................... 9 1.2.2.2. Nhu cầu của du khách ............................................................................. 13 1.2.2.3. Độ dài thời gian lưu trú của du khách .................................................... 14 1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc thu hút KDL của điểm đến du lịch ... 16 1.3.1. Các nhân tố vĩ mô...................................................................................... 16 1.3.1.1. Giá trị của nguồn tài nguyên du lịch ...................................................... 16 1.3.1.2. Chính sách phát triển du lịch của quốc gia ............................................ 17 1.3.1.3. Điều kiện về an ninh, chính trị của đất nước .......................................... 18 1.3.2. Các nhân tố vi mô...................................................................................... 20 1.3.2.1. Hệ thống sản phẩm, chất lượng và giá cả sản phẩm của doanh nghiệp kinh doanh du lịch ................................................................................................ 20 1.3.2.2. Chính sách xúc tiến, quảng cáo và phân phối sản phẩm của doanh nghiệp du lịch ....................................................................................................... 22 1.4. Các giải pháp thu hút KDL ....................................................................... 23 1.4.1. Đầu tư cho công tác nghiên cứu đặc điểm nguồn khách ....................... 23 1.4.2. Xây dựng sản phẩm du lịch mang tính đặc thù....................................... 23 1.4.3. Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch ................................ 24 1.4.4. Khai thác, bảo tồn và tôn tạo nguồn tài nguyên du lịch ......................... 25 1.4.5. Đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật xã hội phục vụ phát triển du lịch và cơ sở kỹ thuật của ngành Du lịch........................................................... 26 1.4.6. Xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực.................................... 27 1.4.7. Đẩy mạnh công tác xúc tiến ..................................................................... 27 1.5 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đặc điểm của nguồn KDL đối với sự phát triển của điểm đến du lịch ................................................................................. 28 CHƢƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM NGUỒN KHÁCH VÀ THỰC TRẠNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH ĐẾN QUẢNG NGÃI .................................................... 30 2.1. Thực trạng phát triển du lịch Tỉnh giai đoạn 2010 – 2015...................... 30 2.1.1. Quá trình phát triển du lịch Tỉnh ............................................................. 30 2.1.2. Các kết quả đạt được ................................................................................. 30 2.1.2.1. Kết quả của lĩnh vực kinh doanh lưu trú và ăn uống.............................. 31 2.1.2.2. Kết quả của lĩnh vực kinh doanh lữ hành ............................................... 36 2.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động thu hút KDL của Tỉnh.............. 37 2.2.1. Các nhân tố vĩ mô...................................................................................... 37 2.2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên ..................................................................... 37 2.2.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn ................................................................... 40 2.2.1.3. Chính sách phát triển du lịch của quốc gia ............................................ 46 2.2.2. Các nhân tố vi mô...................................................................................... 54 2.2.2.1. Hệ thống sản phẩm, chất lượng và giá cả sản phẩm của doanh nghiệp kinh doanh du lịch tỉnh Quảng Ngãi .................................................................... 54 2.2.2.2. Chính sách xúc tiến, quảng cáo và phân phối sản phẩm của doanh nghiệp du lịch ....................................................................................................... 55 2.3. Đặc điểm nguồn KDL đến Quảng Ngãi .................................................... 55 2.3.1. Đặc điểm về nhân khẩu của khách du lịch đến Quảng Ngãi ................. 55 2.3.2. Đặc điểm về tiêu dùng du lịch của KDL đến Quảng Ngãi ...................... 57 2.4. Các giải pháp thu hút khách ngành Du lịch Quảng Ngãi đã thực hiện 62 2.4.1 Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch ................................. 62 2.4.2. Xây dựng sản phẩm du lịch mang tính đặc thù....................................... 63 2.4.3. Khai thác, bảo tồn và tôn tạo nguồn tài nguyên du lịch ......................... 64 2.4.4. Đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật xã hội phục vụ phát triển du lịch và cơ sở kỹ thuật của ngành Du lịch........................................................... 64 2.4.5. Xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực.................................... 64 2.4.6. Đẩy mạnh công tác xúc tiến ..................................................................... 66 2.4.7. Hợp tác phát triển du lịch tỉnh ................................................................. 67 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH ĐẾN TỈNH QUẢNG NGÃI .................................................. 70 3.1. Quan điểm phát triển du lịch Quảng Ngãi ............................................... 70 3.2. Phƣơng hƣớng và mục tiêu phát triển du lịch Quảng Ngãi .................... 70 3.2.1. Phương hướng .......................................................................................... 70 3.2.2. Mục tiêu ..................................................................................................... 71 3.3. Các giải pháp nhằm tăng cƣờng thu hút khách đến Quảng Ngãi .......... 71 3.3.1. Thực hiện và rà soát lại công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch Quảng Ngãi.......................................................................................................... 72 3.3.2 Xây dựng và triển khai các chương trình phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch của Quảng Ngãi .................................................. 73 3.3.3. Thực hiện công tác phối kết hợp liên ngành, liên vùng trong du lịch ... 74 3.3.4. Đảm bảo khai thác, bảo vệ, tôn tạo để nâng cao giá trị nguồn tài nguyên du lịch Quảng Ngãi ............................................................................................. 74 3.3.5. Khuyến khích đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí chuyên đề, tổng hợp tại trung tâm thành phố Quảng Ngãi và các cơ sở cung cấp dịch vụ bổ sung có chất lượng cao ....................................................................................... 75 3.3.6. Có chính sách ưu tiên cho việc phát triển nguồn nhân lực du lịch Quảng Ngãi.......................................................................................................... 76 3.3.7. Đẩy mạnh chính sách xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá cho ngành Du lịch Quảng Ngãi .................................................................................................. 76 KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 82 PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 85 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. QL - Quốc Lộ 2. kV - Kilovolt 3. MW - Mêgawat 4. QH - Quốc Hội 5. NXBHN - Nhà xuất bản Hà Nội 6. NXB - Nhà xuất Bản 7. NQ-TW - Nghị quyết Trung ƣơng 8. NĐ-CP - Nghị định Chính phủ 9. VKTTĐMT- Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung 10. QĐ-TTg - Quyết định Thủ tƣớng 11. TT-BKH&ĐT - Thông tƣ Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ 12. CTr/TU - Chƣơng trình Tỉnh ủy 13. QĐ-UBND - Quyết định Ủy ban nhân dân 14. NQ/TU - Nghị quyết Tỉnh ủy 15. KL/TU - Kết luận Tỉnh ủy 16. VH-TT&DL – Văn hóa –Thể thao và Du lịch 17. TCTK – Tổng cục Thống kê 18. Th.s – Thạc sỹ 19. NCPTDL – Nghiên cứu phát triển du lịch 20. KDL – Khách du lịch MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tỉnh Quảng Ngãi có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch biển đảo. Việc các chuyên gia phát hiện thêm nhiều miệng núi lửa ở Bình Châu và Lý Sơn đã mở ra hƣớng đi mới cho ngành công nghiệp “không khói” của địa phƣơng. Với những lợi thế nhất định về vị trí và đặc điểm tài nguyên du lịch, trong đó nổi bật là tài nguyên du lịch biển, đảo, Quảng Ngãi đƣợc đánh giá là điểm đến quan trọng của du khách, đặc biệt là trên tuyến du lịch xuyên Việt. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê trong những năm gần đây, lƣợng khách du lịch đến với Quảng Ngãi chƣa nhiều, chủ yếu là khách công vụ. Nằm giữa hai tuyến du lịch đang rất thu hút du khách là "Con đƣờng di sản miền Trung" và "Con đƣờng xanh Tây Nguyên", nhƣng khách dừng chân ở Quảng Ngãi rất ít. Từ đó, việc nghiên cứu đặc điểm nguồn KDL, đƣa ra các giải pháp thu hút khách du lịch tới tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới sẽ giúp địa phƣơng phát triển kinh tế, và đƣa ngành Du lịch là ngành thế mạnh của Tỉnh. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài:" Nghiên cứu đặc điểm nguồn khách và các giải pháp thu hút khách du lịch đến Quảng Ngãi" để nghiên cứu là cần thiết, có ý nghĩa cả về mặt thực tiễn và lý luận. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Các đề tài nghiên cứu về du lịch Tỉnh Quảng Ngãi đã có rất nhiều nhƣ: “Quy hoạch phát triển ngành Du lịch tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 (Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch nghiên cứu theo đơn đặt hàng của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi); và “Chiến lƣợc phát triển du lịch Tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020” – Tác giả: Th.s Lê Hoàng Tân. Ngoài ra còn có các nghiên cứu cụ thể về mối quan hệ giữa doanh nghiệp lữ hành và khách du lịch…. Mỗi một nghiên cứu lại mang một ý nghĩa và mục đích khác nhau, nội dung phân tích không trùng lặp. 1 Riêng đề tài nghiên cứu về đặc điểm nguồn khách dƣới góc độ phân tích cụ thể trên phạm vi Tỉnh Quảng Ngãi chƣa có nghiên cứu nào chi tiết. Do đó “ Nghiên cứu đặc điểm nguồn khách và các giải pháp thu hút khách du lịch đến Quảng Ngãi” là đề tài mới, chƣa có nghiên cứu tiền nhiệm. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích: Đƣa ra các giải pháp thu hút khách du lịch tới Tỉnh Quảng Ngãi. 3.2. Nhiệm vụ: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về đặc điểm nguồn khách và các giải pháp thu hút khách du lịch của điểm đến. Nêu rõ đặc điểm nguồn khách; thực trạng thu hút khách du lịch đến Tỉnh Quảng Ngãi Đƣa ra một số giải pháp để tăng cƣờng thu hút khách du lịch đến Tỉnh Quảng Ngãi. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đặc điểm của nguồn khách và các giải pháp thu hút khách du lịch đến Quảng Ngãi. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung Nghiên cứu đặc điểm của nguồn khách và các giải pháp thu hút khách du lịch đến Quảng Ngãi dƣới góc độ vĩ mô. - Về không gian Theo địa giới hành chính Quảng Ngãi phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp các tỉnh Gia Lai, Bình Định, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum, phía Đông giáp biển Đông. Diện tích 5.152,95 km². - Về thời gian Số liệu hiện trạng từ năm 2009 hết năm 2015 2 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thực địa: Bao gồm các khảo sát, thu thập thông tin tƣ liệu để đánh giá tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn đến năm 2015. Với phƣơng pháp thực địa giúp phân tích các tƣ liệu một cách sát thực hơn tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Quảng Ngãi. Từ đó phân tích đặc điểm nguồn khách đến Quảng Ngãi, tìm ra những hạn chế trong công tác thu hút khách du lịch của Tỉnh và đề ra các phƣơng pháp thu hút nhiều khách du lịch đến với Quảng Ngãi. - Phương pháp tổng hợp, phân tích: Tổng hợp và phân tích những kết quả đạt đƣợc, những tồn tại yếu kém và nguyên nhân, các xu hƣớng phát triển du lịch của khu vực và thế giới trong hoàn cảnh mới từ đó đề xuất các định hƣớng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn tiếp theo phù hợp tình hình, nhiệm vụ của giai đoạn phát triển mới. - Phương pháp kế thừa: Kế thừa các kết quả nghiên cứu của các đề án có liên quan trên địa bàn và mô hình phát triển du lịch của một số địa phƣơng có điều kiện tự nhiên tƣơng tự. 6. Những đóng góp mới của đề tài - Nghiên cứu đặc điểm nguồn khách du lịch đối với sự phát triển của điểm đến du lịch trên cả nƣớc nói chung và tỉnh Quảng Ngãi nói riêng. Với nguồn khách du lịch quốc tế, nội địa tập trung phân tích rõ đặc điểm: Về động cơ, mục đích, đối tƣợng, khả năng chi trả của khách khi tới du lịch Quảng Ngãi. - Đề tài đã phân tích rõ thực trạng và các giải pháp thu hút khách du lịch mà ngành Du lịch tỉnh Quảng Ngãi đã thực hiện. Đồng thời cũng đề xuất một số giải pháp quan trọng nhằm giúp ngành Du lịch tỉnh Quảng Ngãi tăng cƣờng thu hút khách du lịch đến trong thời gian tới. 7. Nội dung nghiên cứu Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về nghiên cứu đặc điểm nguồn khách và các giải pháp thu hút khách du lịch của điểm đến. 3 Chƣơng 2. Thực trạng nguồn khách và các giải pháp thu hút khách du lịch đến Quảng Ngãi. Chƣơng 3. Một số giải pháp nhằm tăng cƣờng thu hút khách du lịch đến Quảng Ngãi. 4 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NGUỒN KHÁCH VÀ CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH DU LỊCH CỦA ĐIỂM ĐẾN 1. 1. Một số lý luận cơ bản về KDL và điểm đến du lịch 1.1.1. Khách du lịch Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2005, KDL là “ngƣời đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trƣờng hợp đi học, làm việc hoặc ngành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”. Khách du lịch gồm có khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. - Khách du lịch nội địa: Là công dân Việt Nam và ngƣời nƣớc ngoài cƣ trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam - Khách du lịch quốc tế: Là ngƣời nƣớc ngoài, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, ngƣời nƣớc ngoài cƣ trú ở Việt Nam ra ngƣớc ngoài du lịch. 1.1.2. Điểm đến du lịch Lý do đi du lịch của con ngƣời rất đa dạng và khác nhau. Họ đi du lịch để thỏa mãn trí tò mò, khám phá, thƣ giãn, tìm hiểu... Họ rời khỏi nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình để đến địa phƣơng, vùng, lãnh thổ, quốc gia khác... mà không vì mục đích khác ngoài đi du lịch. Nơi mà họ đến gọi chung là điểm đến du lịch. 1.1.2.1. Khái niệm Dƣới mỗi góc độ nghiên cứu có mỗi quan điểm khác nhau về điểm đến du lịch - Đứng dƣới góc độ địa lý: Điểm đến du lịch là một vị trí địa lý mà du khách đang thực hiện hành trình đến đó nhằm thỏa mãn nhu cầu tùy theo mục đích chuyến đi của mình. - Đứng ở góc độ kinh tế: Điểm đến du lịch du lịch là một vùng, một nơi hoặc một đất nƣớc có sức hấp dẫn đặc biệt đối với dân cƣ ngoài địa phƣơng và có những thay đổi nhất định trong kinh tế do hoạt động du lịch gây nên. Nói cách 5 khác, điểm đến du lịch là bất cứ địa điểm lớn hay nhỏ có tài nguyên du lịch và có hoạt động du lịch phát triển. Vì vậy, có thể hiểu điểm đến du lịch là những khu vực địa lý rộng hơn điểm thu thu hút / hấp dẫn và bao gồm một số điểm hấp dẫn cùng các tiện nghi và dịch vụ bổ trợ cần thiết cho khách du lịch. Sự tồn tại của điểm hấp dẫn là điều kiện để kích thích phát triển thành nơi đến du lịch. Và nơi đến phát triển lại làm nảy sinh các điểm hấp dẫn bổ sung để khai thác thị trƣờng khách có hiệu quả hơn. 1.1.2.2. Các yếu tố cấu thành điểm đến Các điểm đến đƣợc hình thành bởi 3 nhóm yếu tố sau: - Nhóm 1: Các yếu tố liên quan đến sức hấp dẫn của điểm du lịch nhƣ vị trí địa lý, giá trị tài nguyên du lịch, các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội (chính sách của Nhà nƣớc, bầu không khí chính trị, tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự quảng bá du lịch...). Tài nguyên và vị trí của điểm du lịch là điều kiện đầu tiên quyết định sự hình thành và phát triển điểm đến du lịch. Dù tài nguyên nhân tạo hay tự nhiên hoặc các sự kiện đều có tác dụng gây ra động lực ban đầu cho sự thăm viếng của khách du lịch. Bên cạnh đó, sự ủng hộ, tạo điều kiện của các cơ quan có liên quan, các nhân tố kinh tế chính trị xã hội thuận tiện cho du lịch phát triển để tạo nên hình ảnh đặc biệt, riêng biệt của điểm đến du lịch. - Nhóm 2: Các yếu tố đảm bảo sự đi lại của khách đến điểm du lịch nhƣ hệ thống phƣơng tiện giao thông vận tải hiện có và khả năng phát triển trong tƣơng lai. Để một nơi đến tồn tại và phát triển cần phải dự vào các yếu tố giao thông. Các phƣơng tiện giao thông và hệ thống đƣờng sá nối liền với các thị trƣờng gửi khách góp phần hình thành nên điểm đến. Và trong bản thân của nơi đến cũng cần các dịch vụ vận chuyển phong phú để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. - Nhóm 3: Các yếu tố đảm bảo cho nhu cầu lƣu trú và ăn uống trong thời gian khách lƣu lại tại điểm du lịch nhƣ hệ thống cơ sở lƣu trú, ăn uống, cơ sở phục vụ vui chơi giải trí... Các dịch vụ lƣu trú và ăn uống của nơi đến không chỉ 6 cung cấp nơi ăn nghỉ mang tính vật chất mà còn tạo ấn tƣợng khó quên về một nét văn hóa phi vật chất của đời sống ngƣời dân bản xứ. Sự thay đổi da dạng của các cơ sở cung cấp dịch vụ này nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng. Các dịch vụ bổ sung của điểm đến nhƣ các dịch vụ tiện nghi, các hoạt động bổ sung (dù không phải chỉ riêng có ở điểm du lịch mà có thể có tại nơi khách sinh sống nhƣng lại mong muốn tham gia các hoạt động trong chuyến du lịch). Khả năng cung cấp các tiện nghi, các dịch vụ bổ sung cho thấy sự phụ thuộc lẫn nhau của các lĩnh vực kinh doanh trong ngành Du lịch, tính chất của một ngành kinh tế tổng hợp của hoạt động du lịch. Quy mô của điểm đến tăng lên sẽ kích thích các tiện nghi, dịch vụ bổ sung tăng theo. 1.1.2.3. Đặc điểm của điểm đến du lịch - Tính phụ thuộc vào các giá trị của tài nguyên du lịch: Thông qua số lƣợng, mật độ nguồn tài nguyên để xác định khả năng khai thác thu hút khách cho điểm du lịch. Trong du lịch, việc khai thác nguồn tài nguyên này chủ yếu dựa vào giá trị của chúng. Với các giá trị về mặt lịch sử, kiến trúc, điêu khắc, cảnh quan, hệ sinh vật... của nguồn tài nguyên chúng góp phần tạo nên nét đặc trƣng trong sản phẩm du lịch của mỗi vùng. Từ đó hình thành nên đặc điểm của điểm du lịch. - Tính không tách biệt: Trong du lịch, sản xuất và tiêu dùng diễn ra cùng một thời điểm, khách du lịch phải đến tận nơi có tài nguyên du lịch để cảm nhận giá trị vẻ đẹp của điểm đến. Đây là một trong những đặc điểm không thể tách biệt đƣợc nguồn tài nguyên và hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho du lịch, cũng nhƣ không thể di dời, hoán đổi vị trí cho nhau. Chỉ khi nào khách du lịch đến tại điểm du lịch thì hoạt động sản xuất ra sản phẩm du lịch của vùng đó mới diễn ra. Đây chính là đặc điểm của điểm du lịch. Do tính không tách biệt này nên sẽ tạo ra đặc tính không thể dự trữ (nếu sản phẩm không đƣợc khách du lịch tiêu dùng hôm nay thì sẽ không thể cất trữ để hôm sau đem ra bán lại); tính thời vụ (mức giá xác định cho sản phẩm của điểm du lịch vào mùa cao điểm phải đủ để bù đắp 7 chi phí cho mùa thấp điểm)... Việc dự báo khả năng, đặc tính của thị trƣờng phải đảm bảo tính chính xác để đầu tƣ xây dựng điểm đến du lịch. - Tính đa dụng: Một điểm đến du lịch phải có cả nguồn tài nguyên du lịch phong phú đa dạng và hệ thống cơ sở hạ tầng vật chất tốt thì mới đủ điều kiện để phát triển du lịch. Hai thành phần này không chỉ phục vụ nhu cầu của khách du lịch mà còn phục vụ đời sống của dân cƣ sở tại một cách trực tiếp và gián tiếp. Từ đó tạo ra sự thay đổi bộ mặt địa phƣơng. Thực tế các công trình hạ tầng chung xây dựng phục vụ đời sống dân cƣ sẽ đƣợc dùng cho du lịch khi kinh doanh du lịch bắt đầu hoạt động. Chỉ có các công trình dùng riêng cho hoạt động du lịch nhƣ khách sạn, công viên chủ đề... là các công trình chỉ tồn tại khi có hoạt động du lịch. Mặt khác các công trình này không chỉ phục vụ riêng cho du lịch mà các ngành nghề khác cũng tham gia sử dụng. Điều này tạo nên tính đa dạng của điểm đến. - Tính bổ sung: Thực chất đây là một mối quan hệ ràng buộc nhau trong khi tiến hành kinh doanh du lịch. Một sản phẩm du lịch có sự kết hợp của nhiều thành phần (có cả hàng hóa, dịch vụ, giá trị tài nguyên...), có sự tham gia của nhiều nhà kinh doanh (khách sạn, nhà hàng, vận chuyển, công ty lữ hành...) nên rất khó đánh giá chất lƣợng sản phẩm. Các yếu tố này bổ sung cho nhau để tạo nên một sản phẩm tốt, tạo nên dấu ấn của một điểm du lịch tốt. Kiểm soát chất lƣợng của chúng là một vấn đề khó khăn cần có sự tham gia của nhiều thành phần, đặc biệt là vai trò của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch tại điểm đến du lịch này. 1.2. Nghiên cứu đặc điểm nguồn khách 1.2.1. Đặc điểm về nhân khẩu của khách du lịch Các nội dung nghiên cứu về đặc điểm nhân khẩu của khách du lịch bao gồm: Độ tuổi, giới tính, thu nhập bình quân đầu ngƣời, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, tôn giáo, nguồn gốc, chủng tộc… Căn cứ vào kết quả nghiên cứu về đặc điểm nhân khẩu của khách du lịch, các nhà quản lý điểm đến có thể đƣa ra 8 những chiến lƣợc quảng bá, phát triển du lịch và nâng cao chất lƣợng dịch vụ du lịch của điểm đến phù hợp với nhu cầu khách. 1.2.2. Các đặc điểm về tiêu dùng du lịch 1.2.2.1. Động cơ và mục đích đi du lịch của khách du lịch - Động cơ đi du lịch của khách: Con ngƣời khi có khả năng về kinh tế và có thời gian nhàn rỗi, nhƣng chƣa chắc họ đã đi du lịch nếu nhƣ họ chƣa có động cơ đi du lịch. Theo các nhà tâm lý “Động cơ là nhân tố chủ quan khuyến khích mọi ngƣời hành động. Động cơ du lịch chỉ ra nguyên nhân tâm lý khuyến khích ngƣời ta đi du lịch, đi đâu, theo loại hình du lịch nào, điều này thƣờng đƣợc biểu hiện ra bằng các hình thức nhƣ nguyện vọng, hứng thú, yêu thích, tìm kiếm điều mới lạ”. Để nắm bắt đƣợc động cơ du lịch của mọi ngƣời nhằm kích thích họ đi du lịch theo các loại hình du lịch, các nhà tâm lý đã chia làm năm loại động cơ chủ yếu sau: + Động cơ tái hồi sức khoẻ: Thông qua du lịch nhƣ nghỉ ngơi, điều dƣỡng, vui chơi, giải trí, thể thao, tham quan..v.v để giải toả tâm lý căng thẳng và phục hồi sức khoẻ. + Động cơ về giao tiếp xã hội: Thông qua du lịch để thăm ngƣời thân, bạn bè, thăm lại nơi đã từng ở và công tác, tiếp xúc với các dân tộc khác nhau, khảo sát xã hội..v.v. + Động cơ về mở rộng kiến thức về văn hoá: Thông qua du lịch để tìm hiểu phong tục tập quán, nghệ thuật, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, tôn giáo tín ngƣỡng. + Động cơ về thể hiện mình: Thông qua du lịch để đi khảo sát khoa học, giao lƣu học thuật, tham dự hội nghị, hội thảo..v.v tạo ra sự chú ý của mọi ngƣời đối với mình. + Động cơ về kinh tế: Thông qua du lịch để tìm hiểu thị trƣờng, tìm các cơ hộ đầu tƣ, xây dựng các mối quan hệ kinh doanh..v.v nhằm đạt mục đích kinh tế. 9 Nghiên cứu về động cơ du lịch của con ngƣời có một ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác thị trƣờng khách du lịch cũng nhƣ giải quyết mối quan hệ cung-cầu của ngành Du lịch. - Mục đích đi du lịch của khách: Căn cứ vào mục đích của chuyến đi du lịch: Con ngƣời đi du lịch với nhiều mục đích khác nhau, nhƣng trong đó có mục đích chính của chuyến đi nhƣ: + Tham quan văn hoá- lịch sử: Đây là một trong những mục đích mang tính phổ biến nhất và là cốt lõi của các chƣơng trình du lịch. Con ngƣời khi đi du lịch với những mục đích khác nhau, nhƣng cái cốt lõi vẫn là tìm hiểu truyền thống văn hoá, phong tục tập quán, nếp sống của cộng đồng dân cƣ nơi họ đến du lịch. Vì thế, việc khai thác tài nguyên du lịch nhân văn và xã hội ở đây để phục vụ khách du lịch (trong đó cả khách du lịch nội địa lẫn khách du lịch quốc tế) đóng một vai trò quyết định. Ví dụ: Khi khách du lịch đến Hà Nội ai cũng mong muốn đƣợc biết Hà Nội có từ bao giờ và ngay cả những ngƣời ở Hà Nội cũng không thể biết hết đƣợc các di tích lịch sử nổi tiếng ở đây và mong muốn đƣợc đi tham quan tìm hiểu. + Nghỉ dƣỡng: Du lịch đƣợc coi nhƣ một phƣơng tiện nhằm tái hồi sức lao động của con ngƣời sau những tháng, năm lao động vất vả. Các chuyến du lịch với mục đích nghỉ dƣỡng đã có từ rất lâu, đặc biệt khi du lịch chƣa trở thành hiện tƣợng xã hội phổ biến mà chỉ dành cho tầng lớp giàu có và giai cấp thống trị. Ngày nay, đi du lịch với mục đích nghỉ dƣỡng đã trở nên phổ biến với đông đảo các tầng lớp dân cƣ tham gia. Đông đảo nhất là những ngƣời lao động có thu nhập tƣơng đối cao, những ngƣời sống ở thành phố chịu nhiều áp lực của tiếng ồn, ô nhiễm môi trƣờng do khói và bụi, những ngƣời già có tiền tích luỹ sau nhiều năm làm việc hoặc có con thành đạt trợ cấp cho đi du lịch nghỉ dƣỡng. + Mục đích công vụ: Hiện nay, nhiều ngƣời đi công tác, dự các cuộc hội nghị, hội thảo, tham dò đầu tƣ, thƣơng mại và kết hợp với mục đích du lịch. Số lƣợng khách đi với mục đích này rất lớn và nhiều nƣớc đặt ra mục tiêu trở thành 10 trung tâm hội nghị, hội thảo và triển lãm của thế giới và khu vực. Khi đi du lịch với mục đích này, khách thƣờng có khả năng thanh toán cao, họ là cán bộ cao cấp của Nhà nƣớc, của các tổ chức và các tập đoàn lớn. Ngoài việc chi phí cho chuyến đi do các tổ chức này bảo trợ với mức cao, họ còn có khả năng thanh toán cao do vậy doanh thu từ loại hình du lịch này rất lớn. Mặt khác, do mối quan hệ họ còn là ngƣời xúc tiến đầu tƣ, thƣơng mại và du lịch cho đất nƣớc đến tham quan và du lịch. + Mục đích thăm thân: Những chuyến du lịch với mục đích thăm thân ngày càng phát triển mạnh mẽ trong điều kiện thế giới rộng mở, con ngƣời có thể đi làm việc và định cƣ ở bất cứ nơi nào trên trái đất, họ mong muốn trở về quê hƣơng để thăm ngƣời thân kết hợp với du lịch. - Mục đích chữa bệnh: Những chuyến du lịch với mục đích chữa bệnh đã phát triển từ xa xƣa, chủ yếu tại những nơi có nguồn nƣớc khoáng, vùng núi và vùng ven biển với mục tiêu khai thác các tài nguyên thiên nhiên (đất, nƣớc, không khí, cỏ cây thiên nhiên,..v.v) phục vụ việc điều dƣỡng và chữa bệnh cho con ngƣời. + Mục đích thể thao: Những ngƣời đi du lịch với mục đích này gồm hai loại: Các vận động viên thi đấu và khách du lịch đi xem các sự kiện thi đấu thể thao. Đối với loại thứ nhất, du lịch phục vụ các đoàn vận động viên đi thi đấu trong các giải thế giới, khu vực (Olympic, Wodl Cup, SeaGame ..v.v) hoặc đi tập huấn kết hợp với tham quan du lịch. Loại thứ hai là các cổ động viên, khán giả đi xem các cuộc thi đấu thể thao kết hợp với tham quan du lịch. Không phải ngẫu nhiên, các nƣớc thƣờng cạnh tranh với nhau trong việc đăng cai các cuộc thi đấu thể thao của quốc tế và khu vực nhằm phát triển các hoạt động du lịch. + Mục đích tôn giáo, tín ngƣỡng: Tín ngƣỡng, tôn giáo đã hình thành và tồn tại hàng ngàn năm, cuộc sống của một bộ phận dân cƣ dựa vào các thần linh, chúa trời. Con ngƣời ngoài đời sống vật chất còn có đời sống tinh thần trong đó có vấn đề tâm linh. Một bộ phận dân cƣ đã hình thành các tôn giáo: Thiên chúa giáo, đạo tin lành, phật giáo, cao đài hoà hảo, cơ đốc giáo, đạo hồi…Các tín đồ 11 đạo giáo hình thành nhu cầu tín ngƣỡng đƣợc bộc lộ rõ nét trong các cuộc hành hƣơng đến nơi có ý nghĩa tâm linh. Ví dụ: Vào đầu xuân có hàng vạn ngƣời Việt Nam đi hành hƣơng với mục đích tâm linh tới các chùa, đền để cầu nguyện cho cuộc sống tốt đẹp hoặc hàng năm có hàng triệu ngƣời từ khắp nơi trên thế giới đên Vatican (Italia) để thăm nơi thánh địa của thiên chúa giáo…v.v. Xuất phát từ nhu cầu trên, loại hình du lịch tôn giáo đã hình thành, tồn tại lâu đời và phổ biến ở các quốc gia. + Vui chơi, giải trí: Vui chơi, giải trí là hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con ngƣời sau những ngày lao động mệt mỏi nhằm nghỉ dƣỡng phục hồi thể lực và tinh thần. Để thoả mãn nhu cầu của con ngƣời, đã hình thành một ngành công nghiệp giải trí phục vụ con ngƣời bao gồm: các nhà hát biểu diễn các loại hình nghệ thuật, các rạp chiếu phim, các vũ trƣờng, các casino (trung tâm đánh bạc), các cuộc cá cƣợc cho đua ngựa, các công viên chuyên đề ..v.v. Nhiều nƣớc đã hình thành những trung tâm Casino lớn và nổi tiếng để thu hút khách du lịch đến giải trí nhƣ: Macao (Trung Quốc), Lavegas (Mỹ)..v.v. 1.2.2.2. Phương tiện vận chuyển khách du lịch tới điểm đến du lịch. - Du lịch bằng hàng không: Đây là loại hình du lịch mà phần lớn khách du lịch sử dụng. Với khách du lịch sử dụng phƣơng tiện bằng đƣờng hàng không nhƣ máy bay thì khách thƣờng có khả năng chi trả cao cho chuyến đi. - Du lịch bằng đƣờng bộ: Số lƣợng khách du lịch đi bằng ô tô rất lớn, đây là một loại hình đƣợc lựa chọn nhiều nhất. Khi lựa chọn du lịch bằng đƣờng bộ với phƣơng tiện vận chuyển là ô tô sẽ giúp khách hàng tiết kiệm đƣợc chi phí, và đây là loại hình đƣợc đa phần khách trong nƣớc lựa chọn vì phù hợp với khả năng chi trả của khách. + Du lịch bằng đƣờng sắt: Các phƣơng tiện vận tải đƣờng sắt đƣợc hiện đại hoá với tiện nghi sang trọng, tốc độ nhanh và an toàn đang cạnh tranh nguồn khách du lịch với các hãng hàng không. Khách hàng lựa chọn phƣơng tiện du lịch này có khả năng chi trả rất cao và đề cao tính an toàn của dịch vụ. 12 + Du lịch bằng tàu biển: Loại hình du lịch này phát triển mạnh mẽ ở châu Âu và châu Mỹ, ngày nay đang phát triển trong khu vực châu Á-Thái Bình Dƣơng. Khách du lịch đi theo loại hình du lịch này chủ yếu là những ngƣời giàu có không chỉ về tiền bạc mà cả về thời gian. + Du lịch bằng tàu thuỷ: Loại hình du lịch này chủ yếu phát triển ở những vùng có nhiều sông và với những con sông chảy qua nhiều quốc gia nhƣ sông Đanuyt (Châu Âu), sông MêKông (châu Á)..v.v. Khách du lịch đi trên du thuyền này đi tham quan các quốc gia có dòng sông đi qua. Loại hình du lịch bằng đƣờng thuỷ này rất phát triển khi kết hợp với loại hình du lịch tham quan Văn hoá-Lịch sử. Khách lựa chọn phƣơng tiện du lịch này thƣờng là các nhà nghiên cứu, nghệ sỹ, giáo viên…. * Căn cứ vào việc khách du lịch sử dụng phƣơng tiện vận chuyển tại điểm đến du lịch. Các phƣơng tiện vận chuyển khách du lịch tại các khu du lịch, các điểm du lịch rất phong phú và đa dạng, trƣớc hết bằng xe ô tô, sau đó là các loại xe thô sơ nhƣ: Xích lô, ngựa kéo, trâu, bò kéo hoặc bằng thuyền, bằng xe kéo bằng acquy, cáp treo..v.v. Các nhà kinh doanh du lịch còn tạo ra nhiều phƣơng tiện vận chuyển mang tính chất đặc sắc, độc đáo và hấp dẫn để tạo ra sức thu hút khách. Đồng thời dựa vào loại hình phƣơng tiện vận chuyển khách chọn sẽ đánh giá đƣợc khả năng chi trả của khách hàng trong chuyến đi. 1.2.2.3. Nhu cầu của du khách Cuộc sống càng hiện đại thì nhu cầu đi du lịch của con ngƣời càng cao. Du lịch giờ đây không còn là đặc quyền của tầng lớp quý tộc, giàu có trong xã hội mà nó ngày càng đƣợc đại chúng hoá. Con ngƣời đi du lịch do nhiều nguyên nhân khác nhau: Do nhịp sống hiện đại hoá căng thẳng nên ngƣời ta muốn nghỉ ngơi, do ô nhiễm môi trƣờng, do cuộc sống lao động lặp đi lặp lại thƣờng xuyên, do lây lan tâm lý... Tuy nhiên nhu cầu du lịch lại phụ thuộc vào nhiêu yếu tố: Tính thời vụ, cảnh quan thiên nhiên, tình hình kinh tế, chính trị...Chính bởi nhiều lý do mà nhu cầu du lịch đƣợc coi là: Nhu cầu thứ yếu đặc biệt, bởi nhu cầu này chỉ đƣợc thoả mãn khi có 2 điều kiện nơi nào có tài nguyên du lịch và cơ sở vật 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan