Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Nghiên cứu đặc điểm lâm sang chức năng thông khí và chụp cắt lớp vi tính độ phân...

Tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sang chức năng thông khí và chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao của giãn phế quản

.PDF
85
283
100

Mô tả:

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NGUYỄN CAO MINH NÊN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CHỨC NĂNG THÔNG KHÍ VÀ CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH ĐỘ PHÂN GIẢI CAO CỦA GIÃN PHẾ QUẢN LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC HÀ NỘI – 2013 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NGUYỄN CAO MINH NÊN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CHỨC NĂNG THÔNG KHÍ VÀ CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH ĐỘ PHÂN GIẢI CAO CỦA GIÃN PHẾ QUẢN Chuyên ngành: Nội khoa Mã số: 60.72.20 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THANH HỒI HÀ NỘI – 2013 3 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi vô cùng cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô, gia đình, bạn bè đồng nghiệp và tập thể cơ quan – những ngƣời đã luôn sát cánh cùng tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn: Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, Bộ môn Nội Trƣờng Đại học Y Hà Nội. Bệnh viện Bạch Mai Đảng ủy, Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được gửi tới các thầy cô: - TS.Nguyễn Thanh Hồi ngƣời thầy đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi thực hiện luận văn này. - GS.TS. Ngô Quý Châu, GS.TS. Phạm Minh Thông, PGS. TS. Trần Hoàng Thành, TS. Chu Thị Hạnh, TS. Phan Thị Thu Phƣơng những ngƣời thầy đã tận tình đóng góp ý kiến quí báu để giúp đỡ tôi sửa chữa và hoàn thiện luận văn này. Xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới các Bác sĩ, điều dƣỡng trung tâm Hô Hấp Bệnh viện Bạch Mai đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi đƣợc học tập cũng nhƣ mọi thuận lợi để thu thập số liệu hoàn thành nghiên cứu này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, nguồn động viên tinh thần lớn nhất đã giúp tôi vƣợt qua mọi khó khăn để vững tâm học tập và nghiên cứu. Một lần nữa, xin được trân trọng cảm ơn! Học viên 4 Nguyễn Cao Minh Nên LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Học viên Nguyễn Cao Minh Nên 5 MỤC LỤC MỤC LỤC ......................................................................................................... 5 CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................................... 9 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 11 ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 CHƢƠNG I ....................................................................................................... 3 TỔNG QUAN ................................................................................................... 3 1.1. Đại cƣơng: ............................................................................................... 3 1.2. Phân loại GPQ:........................................................................................ 5 1.2.1. Phân loại GPQ theo nguyên nhân:[1] ................................................. 5 1.2.2. Phân loại GPQ theo giải phẫu bệnh lý:............................................. 6 1.2.3. Phân loại GPQ theo tính chất: ........................................................ 6 - GPQ thứ phát hay mắc phải: xảy ra sau một bệnh của PQ, phổi ............. 6 - GPQ tiên phát hay bẩm sinh: bệnh xảy ra khi còn bào thai ..................... 6 1.2.4. Phân loại theo vị trí tổn thương: ...................................................... 6 1.2.5. Phân loại theo triệu chứng lâm sàng:............................................... 6 1.3. Cơ chế bệnh sinh: .................................................................................... 7 1.4. Nguyên nhân: .......................................................................................... 8 1.4.1. Dị tật bẩm sinh ở cấu trúc PQ: [30] ................................................... 8 1.4.2. Do viêm hoại tử ở thành PQ: ............................................................ 8 1.4.3. Do bệnh xơ hóa kén: ......................................................................... 8 1.4.4. Do phế quản lớn bị tắc nghẽn ........................................................... 9 1.4.5. Do tổn thương xơ hoặc u hạt co kéo thành PQ ................................ 9 1.4.6. Rối loạn thanh mạc nhày nhung mao ............................................... 9 1.4.7. Rối loạn cơ chế bảo vệ phổi.............................................................. 9 6 1.4.8. Do đáp ứng miễn dịch quá mức trong bệnh Aspergillus phổi phế quản dị ứng ................................................................................................. 9 1.4.9. GPQ vô căn: ..................................................................................... 9 1.5. Triệu chứng lâm sàng .............................................................................. 9 1.6. Triệu chứng cận lâm sàng ..................................................................... 11 1.6.1. Trên phim XQ.................................................................................. 11 1.6.2. Chụp CLVT lớp mỏng độ phân giải cao ........................................ 12 1.6.3. Thăm dò chức năng hô hấp ............................................................. 18 1.6.4. Soi PQ ống mềm ............................................................................. 23 1.6.5. Xét nghiệm đờm .............................................................................. 23 CHƢƠNG II .................................................................................................... 24 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 24 2.1. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu ......................................... 24 2.2. Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................... 24 2.3. Cỡ mẫu .................................................................................................. 25 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu: ..................................................................... 25 2.4.1. Thiết kế nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả, cắt ngang. .............................. 25 2.4.2. Thu thập số liệu............................................................................... 25 2.5. Các bƣớc tiến hành nghiên cứu ............................................................. 25 2.5.1. Bước 1: ............................................................................................ 25 Khám lâm sàng: ........................................................................................ 25 2.5.2. Bước 2: ............................................................................................ 26 Chụp XQ phổi thẳng, ghi nhận các biểu hiện ........................................... 26 2.5.3. Bước 3: ............................................................................................ 26 Trên phim chụp HRCT ............................................................................... 26 2.5.4. Bước 4 ............................................................................................. 27 2.5.5. Bước 5: ............................................................................................ 27 Khí máu động mạch .................................................................................. 27 7 2.5.6. Bước 6: ............................................................................................ 27 Các xét nghiệm vi sinh vật ........................................................................ 27 2.5.7. Bước 7: ............................................................................................ 27 Điện tim đồ ................................................................................................. 27 2.5.8. Bước 8: ............................................................................................ 28 Đo CNTK .................................................................................................. 28 2.6. Phƣơng pháp thống kê và xử lý số liệu ................................................. 31 2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ...................................................... 31 2.8. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu: ................................................................. 32 CHƢƠNG III................................................................................................... 33 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................. 33 3.1. Một số đặc điểm chung ......................................................................... 33 3.2. Đặc điểm lâm sàng ................................................................................ 35 3.3. Đặc điểm tổn thƣơng trên phim HRCT ................................................ 39 3.3.1 Phân bố tổn thƣơng trên phim HRCT .............................................. 39 3.3.4. Hình ảnh tổn thƣơng trên phim HRCT phổi ................................... 42 3.4. Đặc điểm về CNTK: ............................................................................. 45 3.5. Mối liên quan giữa CNTK và HRCT phổi ........................................... 49 CHƢƠNG IV .................................................................................................. 54 BÀN LUẬN .................................................................................................... 54 4.1. Đặc điểm chung .................................................................................... 54 4.2. Đặc điểm lâm sàng ................................................................................ 55 4.3. Đặc điểm tổn thƣơng trên phim HRCT ................................................ 57 4.3.1 Phân bố tổn thƣơng trên phim HRCT .............................................. 57 4.3.2 Hình ảnh tổn thƣơng trên phim HRCT phổi .................................... 59 4.4. Đặc điểm về CNTK .............................................................................. 61 3.5. Mối liên quan giữa CNTK và HRCT phổi ........................................... 62 CHƢƠNG V .................................................................................................... 64 8 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 64 4.1 Đặc điểm lâm sàng ................................................................................. 64 4.2 Đặc điểm thƣơng tổn bệnh lý trên phim HRCT .................................... 64 4.2.1 Về vị trí GPQ trên HRCT ................................................................ 64 4.2.2 Hình ảnh tổn thƣơng trên HRCT ..................................................... 65 4.3. Thăm dò chức năng thông khí phổi ...................................................... 65 CHƢƠNG VI .................................................................................................. 66 KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 67 9 CHỮ VIẾT TẮT ATS Hội lồng ngực Mỹ ERS Hội hô hấp Châu Âu CLVT Cắt lớp vi tính CNTK Chức năng thông khí COPD Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính CMT Công thức máu ĐM Động mạch ĐTĐ Điện tim đồ FVC Forced Volume Capacity - Thể tích khí thở ra tối đa khi gắng sức FEV1 Forced Expired Volume in one second - Thể tích khí thở ra tối đa khi gắng sức trong giây đầu tiên GPQ Giãn phế quản HPPQ Hồi phục phế quản H/a Hình ảnh HRCT High resolution computer tomography- chụp cắt lớp vi tính lớp mỏng độ phân giải cao MAC Mycobacteria avium complex P.aeruginosa Pseudomonas aeruginosa PaCO2 Phân áp CO2 động mạch PaO2 Phân áp Oxy động mạch PQ Phế quản RLCNTKTN Rối loạn chức năng thông khí tắc nghẽn RLCNTKHC Rối loạn chức năng thông khí hạn chế RLCNTKHH Rối loạn chức năng thông khí hỗn hợp 10 SaO2 Độ bão hòa Oxy máu động mạch SHM Sinh hóa máu TLC Tổng dung tích toàn phổi VC Vital Capacity - Dung tích sống XQ X Quang 11 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3. 1.Phân nhóm tuổi các bệnh nhân GPQ (n=81) .................................. 34 Bảng 3. 2. Các triệu chứng cơ năng khi vào viện của các bệnh nhân (n = 81) ......................................................................................................................... 35 Bảng 3. 3. Tiền sử bệnh tật (n=81) ................................................................ 36 Bảng 3. 4. Màu sắc đờm của các bệnh nhân khi vào viện (n=81) .................. 37 Bảng 3. 5. Các triệu chứng thực thể (n=81) .................................................... 38 Bảng 3. 6. Phân bố tổn thƣơng trên phim HRCT (n=81) ............................... 39 Bảng 3. 7. Mức độ tổn thƣơng GPQ lan tỏa hai bên phổi(n=81).................... 39 Bảng 3. 8. Mức độ tổn thƣơng lan tỏa của GPQ theo thùy phổi (n=81)......... 40 Bảng 3. 9. Sự khác nhau về GPQ ở thùy trên so với các thùy khác. .............. 41 Bảng 3. 10. Số lƣợng thùy phổi có GPQ (n=81)............................................ 41 Bảng 3. 11. Các hình ảnh tổn thƣơng trên phim HRCT phổi (n=81) ............. 42 Bảng 3. 12. Các tổn thƣơng phối hợp khác trên phim HRCT (n=81) ............ 44 Bảng 3. 13. Kết quả CNTK ở các bệnh nhân GPQ (n=80) ............................. 45 Bảng 3. 14 Mức độ RLCNTK tắc nghẽn ........................................................ 46 Bảng 3. 15 Gợi ý mức độ RLCNTK hạn chế .................................................. 46 Bảng 3. 16 Trung bình các chỉ số CNTK theo thể GPQ ................................. 47 Bảng 3. 17 Các loại RLCNTK theo thể GPQ ................................................. 47 Bảng 3. 18 Mối liên quan giữa giảm chức năng thông khí phổi với tình trạng giãn phế quản trên HRCT (n=80) .................................................................. 49 Bảng 3. 19.Mối liên quan giữa các đặc điểm tổn thƣơng trên HRCT với CNTK (n=80) .................................................................................................. 51 Bảng 3. 20 Các chỉ số khí máu ĐM (n=42) ................................................... 52 12 Bảng 3. 21 Bệnh nhân có viêm mũi xoang theo kết quả khám tai mũi họng(n=50) ...................................................................................................... 52 Bảng 3. 22 Bệnh nhân có viêm mũi xoang theo kết quả chụp XQ hoặc CT xoang(n=24) .................................................................................................... 53 13 DANH MỤC HÌNH ẢNH MINH HỌA Hình 1. 1. Hình ảnh X quang của bệnh nhân Đoàn Văn S. 38 tuổi, chẩn đoán: giãn phế quản .................................................................................................. 11 Hình 1. 2: GPQ hình trụ với hình đƣờng ray xe lửa và hình nhẫn của bệnh nhân N.T.T. nữ (sinh năm 1957) ..................................................................... 15 Hình 1. 3: GPQ hình túi có mức dịch khí của bệnh nhân N.T.C nữ, sinh năm 1952. ................................................................................................................ 16 Hình 1. 4: GPQ hình chuỗi hạt khi PQ giãn có khẩu kính, thành dày, bờ không đều nhau, nhìn thấy trên mặt phẳng cắt ngang( bệnh nhân N.T.C, nữ, sinh năm 1952) ................................................................................................ 16 Hình 1. 5. Phim HRCT của BN Đoàn Văn S. 38 tuổi ( 24/01/2013): nhiểu ổ giãn phế quản lan tỏa hai bên phổi .................................................................. 17 Hình 1. 6. Các thể tích và dung tích phổi........................................................ 19 Hình 1. 7 Biểu đồ lƣu lƣợng thể tích của RLTKTN ....................................... 20 Hình 1. 8 Biểu đồ lƣu lƣợng thể tích của RLCNTKHC ................................. 22 Hình 1. 9. Biểu đồ lƣu lƣợng thể tích của RLTKHH ...................................... 22 14 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3. 1. Phân bố giới tính(n=81) ............................................................. 33 Biểu đồ 3. 2.Tiền sử hút thuốc của các bệnh nhân (n=81).............................. 37 Biểu đồ 3. 3 Các thể GPQ trên phim HRCT (n=81) ....................................... 43 ĐẶT VẤN ĐỀ Giãn phế quản (GPQ) là tình trạng giãn không hồi phục một phần hoặc toàn bộ các nhánh phế quản (PQ) hai bên phổi. Bệnh nhân thƣờng nhập viện vì các đợt cấp do bội nhiễm [1]. Theo Seitz A.E (2010), tại Mỹ có khoảng 110.000 ngƣời đƣợc chẩn đoán GPQ. Tỷ lệ GPQ tăng theo tuổi, bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam. Trong giai đoạn từ 1993 – 2006: 63% bệnh nhân GPQ nhập viện là nữ, 70% các bệnh nhân ≥ 65 tuổi [2]. Theo Roberts H.J (2010) tỷ lệ tử vong do GPQ gia tăng theo từng năm. Ở Anh, mỗi năm có khoảng 1.000 trƣờng hợp tử vong liên quan đến GPQ. Trong giai đoạn từ 2001-2007, tỷ lệ tử vong tăng 3% mỗi năm và có liên quan với tình trạng già hóa dân số, điều này càng làm tăng thêm gánh nặng với sức khỏe của cộng đồng [3]. Theo Sethi G.R (2000) GPQ sau viêm là nguyên nhân rất thƣờng gặp ở các nƣớc đang phát triển, bệnh thƣờng xuất hiện sau các nguyên nhân nhƣ lao phổi, ho gà, sởi nặng [4]. GPQ sau lao là nguyên nhân rất thƣờng gặp ở những vùng có tỷ lệ lƣu hành lao phổi cao, đây đƣợc xem là di chứng của tình trạng viêm hạt do lao [5] .Các trƣờng hợp GPQ do các nguyên nhân khác (không xơ hóa kén) cũng khá thƣờng gặp, và đáng đƣợc ghi nhận ở các nƣớc đang phát triển[5]. Bên cạnh các trƣờng hợp GPQ xác định đƣợc nguyên nhân, rất nhiều trƣờng hợp GPQ không xác định đƣợc căn nguyên, và chiếm 25-50% tổng số các trƣờng hợp GPQ [5]. Tại trung tâm Hô Hấp bệnh viện Bạch Mai: tỷ lệ GPQ vào điều trị hàng năm chiếm khoảng 6% các bệnh phổi, đại đa số các bệnh nhân nhập viện vì các đợt nhiễm khuẩn tái phát [6]. Chẩn đoán xác định GPQ dựa vào lâm sàng, X quang và chụp cắt lớp vi tinh lớp mỏng độ phân giải cao (HRCT) [7], trong đó HRCT đƣợc xem là tiêu chuẩn vàng để xác định chẩn đoán, bên cạnh giá trị giúp chẩn đoán xác định, HRCT còn giúp đánh giá mức độ tổn thƣơng lan tỏa của GPQ [8]. Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về GPQ, tuy nhiên việc nghiên cứu lặp lại nhằm đánh giá các biến đổi của đặc điểm lâm sàng, sự thay đổi đặc điểm vi sinh gây đợt cấp của bệnh, cũng nhƣ những thay đổi về chức năng thông khí (CNTK) ở nhóm bệnh này là cần thiết, vì vậy chúng tôi tiến hành: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chức năng thông khí và chụp cắt lớp vi tính lớp mỏng độ phân giải cao ở bệnh nhân GPQ” nhằm đạt mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, chức năng thông khí và hình ảnh chụp cắt lớp vi tính lớp mỏng, độ phân giải cao ở bệnh nhân GPQ . CHƢƠNG I TỔNG QUAN 1.1. Đại cƣơng: GPQ (Bronchiectasis) có nguồn gốc từ chữ Hy lạp: Bronchios là ống khí quản và Ektasis là giãn ra. GPQ lần đầu tiên đƣợc mô tả bởi Laennec (1819) về lâm sàng và bệnh học. Tiếp sau đó đƣợc mô tả chi tiết bởi Sir William Osler (cuối những năm 1800), nhƣng phải đến sau này tác giả Reid mới đƣa ra đƣợc định nghĩa và phân loại GPQ (những năm 1950) [9]. GPQ là một bệnh tiến triển mạn tính, do sự phá hủy PQ dẫn tới việc giãn không hồi phục ở các nhánh của cây PQ [5]. Theo Ried L.M (1950) GPQ là tình trạng giãn của một hoặc nhiều nhánh PQ. Do nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣ nhiễm khuẩn, xẹp do u lớn, hay sự bất thƣờng về giải phẫu làm tăng đƣờng kính của PQ [9]. Theo Ngô Quý Châu: GPQ đƣợc định nghĩa là giãn không hồi phục một phần hoặc toàn bộ các nhánh của cây PQ, có thể giãn ở phế PQ lớn trong khi phế PQ nhỏ vẫn bình thƣờng hoặc giãn ở PQ nhỏ trong khi PQ lớn bình thƣờng [1]. GPQ là một nguyên nhân khá phổ biến và quan trọng của bệnh đƣờng hô hấp. Nhiều trƣờng hợp khó tách biệt các trƣờng hợp GPQ với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) [10] do cả hai bệnh đều có tình trạng viêm tăng bạch cầu đa nhân trung tính và rối loạn thông khí tắc nghẽn (RLCNTKTN) [11, 12] . O'Brien C và cộng sự (2010) nghiên cứu trên 110 bệnh nhân COPD đến khám vì đợt cấp COPD, đƣợc chụp HRCT nhận thấy tỷ lệ GPQ gặp ở 29% số trƣờng hợp [13] . Patel I.S và cộng sự (2004) nghiên cứu 54 bệnh nhân COPD nặng, kết quả nhận thấy 50% bệnh nhân có GPQ. Tình trạng này có liên quan tới sự cƣ trú của vi khuẩn ở đƣờng hô hấp [14]. GPQ cũng thƣờng có liên quan đến tổn thƣơng ở nhu mô phổi. Loubeyre P và cộng sự (1996) nhận thấy, khoảng ½ số bệnh nhân GPQ có khí phế thũng kèm theo [15]. GPQ là bệnh diễn biến kéo dài, tình trạng GPQ thƣờng không đồng đều giữa các thùy phổi. Trong quá trình diễn biến của bệnh, bên cạnh các nguyên nhân gây bệnh, còn có nhiều yếu tố nguy cơ thúc đẩy sự phát triển của bệnh [16] . Bảng 1. 1 Một số yếu tố đƣợc coi là bệnh nguyên của bệnh [16]:  Sau nhiễm khuẩn (viêm phổi, ho gà, sởi, nhiễm mycobacteria)  Rối loạn vận động nhung mao (bất động nhung mao, hội chứng Kartagener, hội chứng Young)  Tắc nghẽn (do dị vật, lao nội phế quản, u nội khí phế quản)  Rối loạn miễn dịch (giảm gammaglobulin máu, nhiễm HIV, ung thƣ)  Bệnh thấp khớp / viêm (viêm khớp, bệnh viêm ruột, viêm khớp dạng thấp)  Tuổi cao  Điều kiện kinh tế xã hội  COPD  Thiếu alpha1-antitrypsin Pseudomonas aeruginosa, Hemophilus Influenza… là những vi khuẩn thƣờng thấy trong các đợt cấp của GPQ do bội nhiễm. Sự xuất hiện các đợt cấp của bệnh thƣờng liên quan tới tình trạng giảm chức năng thông khí (CNTK) phổi [17] GPQ do Mycobacterium Avium Complex (MAC) [18] thƣờng gặp hơn ở phụ nữ tuổi trung niên (hội chứng Windermere). Các dấu hiệu X quang (XQ) thƣờng gặp là GPQ kèm các nốt nhỏ, chủ yếu nằm ở thùy giữa phổi phải và thùy lƣỡi phổi trái[19]. Có một mối liên quan giữa GPQ và viêm khớp dạng thấp. Tỷ lệ GPQ ở các bệnh nhân viêm khớp dạng thấp là 1% -3%. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ GPQ ở các bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có thể lên tới 25% [20] , thậm chí có thể đến 30% [22] . [21] . GPQ cũng có thể gặp ở hội chứng Sjogren Rối loạn CNTK (RLCNTK) phổi là biểu hiện thƣờng thấy trong GPQ, các bệnh nhân thƣờng có RLCNTK mức độ nhẹ tới trung bình, số ít trƣờng hợp có thể có RLCNTK nặng [17] . Nghiên cứu đánh giá mối liên quan giữa hình ảnh GPQ trên HRCT và RLCNTK phổi nhận thấy: RLCNTKTN đƣờng thở nhỏ chủ yếu do sự suy giảm bài tiết nhầy, co thắt đƣờng thở và dày thành niêm mạc đƣờng thở vừa và nhỏ [23]. 1.2. Phân loại GPQ: 1.2.1. Phân loại GPQ theo nguyên nhân:[1] - GPQ do viêm, do thành PQ bị phá hủy. - GPQ thể xẹp phổi. - GPQ do nhu mô phổi bị co kéo. - GPQ bẩm sinh. - GPQ vô căn. 1.2.2. Phân loại GPQ theo giải phẫu bệnh lý: Whitwell phân loại GPQ thành ba loại khác nhau: thể nang, thể túi, và thể xẹp phổi [24]. Theo Ngô Quý Châu (2011), GPQ đƣợc chia thành 3 nhóm: [1] - Nhóm I: GPQ hình trụ. - Nhóm II: GPQ hình búi. - Nhóm III: GPQ hình túi 1.2.3. Phân loại GPQ theo tính chất: - GPQ thứ phát hay mắc phải: xảy ra sau một bệnh của PQ, phổi - GPQ tiên phát hay bẩm sinh: bệnh xảy ra khi còn bào thai 1.2.4. Phân loại theo vị trí tổn thương: - GPQ thể lan tỏa: GPQ nhiều thùy, cả hai bên phổi - GPQ thể cục bộ: GPQ ở 1-2 phân thùy phổi ở 1 bên phổi 1.2.5. Phân loại theo triệu chứng lâm sàng: - GPQ thể ƣớt: ho khạc đờm nhầy mủ, số lƣợng nhiều, thƣờng gặp ở thùy dƣới - GPQ thể khô: không khạc đờm chỉ ho ra máu nhiều lần và kéo dài, thƣờng gặp ở thùy trên.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan