Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, xác định một số loại giun tròn gây bệnh đường tiêu ...

Tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, xác định một số loại giun tròn gây bệnh đường tiêu hóa ở gà thả vườn tại thành phố hải phòng và biện pháp phòng trị

.PDF
85
184
133

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BÙI VĂN LUYỆN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, XÁC ĐỊNH MỘT SỐ LOÀI GIUN TRÕN GÂY BỆNH ĐƢỜNG TIÊU HÓA Ở GÀ THẢ VƢỜN NUÔI TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG VÀ BIỆN PHÁP PHÕNG TRỊ LUẬN VĂN THẠC SĨ THÖ Y Thái Nguyên - 2016 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BÙI VĂN LUYỆN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, XÁC ĐỊNH MỘT SỐ LOÀI GIUN TRÕN GÂY BỆNH ĐƢỜNG TIÊU HÓA Ở GÀ THẢ VƢỜN NUÔI TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG VÀ BIỆN PHÁP PHÕNG TRỊ Chuyên ngành: THÖ Y Mã số: 60 64 01 01 LUẬN VĂN THẠC SỸ THÖ Y Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN QUANG TÍNH Thái Nguyên - 2016 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: - Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa được sử dụng để bảo vệ bất cứ một học vị nào. - Mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết luận văn đã được cảm ơn. Tất cả các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Hải Phòng, ngày tháng năm 2016 TÁC GIẢ Bùi Văn Luyện ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực tập và thực hiện Luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm, chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và sự động viên khích lệ của gia đình. Nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Thầy giáo TS. Nguyễn Quang Tính đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôi hết sức tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Ban chủ nhiệm khoa và các thầy cô giáo Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Trân trọng cảm ơn Chi cục Thú y TP. Hải Phòng đã phối hợp và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Xin trân trong cảm ơn các hộ gia đình nuôi gà thả vườn tại TP. Hải Phòng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình điều tra và thu thập mẫu để thực hiện đề tài. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự ủng hộ, động viên, giúp đỡ của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Hải Phòng, ngày tháng năm 2016 TÁC GIẢ Bùi Văn Luyện iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT - : Đến % : Tỷ lệ phần trăm  : Nhỏ hơn hoặc bằng < : Nhỏ hơn > : Lớn hơn A. : Ascaridia C. : Capillaria cm : Centimét CS : Cộng sự H. : Heterakis kg : Kilogam KL : Khối lượng mg : Miligam mm : Militmét Nxb : Nhà xuất bản O. : Oxyspirura T. : Tetrameres TT : Thể trọng iv DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở gà tại các quận, huyện (bằng phương pháp xét nghiệm phân) 31 Bảng 3.2. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa theo tuổi gà (bằng phương pháp xét nghiệm phân) 34 Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở gà theo mùa vụ (bằng phương pháp xét nghiệm phân) Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở gà theo trạng thái phân 36 39 Bảng 3.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm chung các loài giun tròn đường tiêu hóa ở gà tại các địa phương qua mổ khám 41 Bảng 3.6. Tỷ lệ và cường độ nhiễm từng loại giun tròn đường tiêu hóa ở gà thả vườn tại địa phương nghiên cứu 43 Bảng 3.7. Sự ô nhiễm trứng giun tròn gà ở nền chuồng và vườn chăn thả 45 Bảng 3.8. Tỷ lệ và các biểu hiện lâm sàng của gà mắc bệnh giun đũa 47 Bảng 3.9. Tỷ lệ và các biểu hiện lâm sàng của gà mắc bệnh giun tóc 48 Bảng 3.10. Tỷ lệ và các biểu hiện lâm sàng của gà mắc bệnh giun kim 49 Bảng 3.11. Sự thay đổi một số chỉ tiêu sinh lý máu của gà nhiễm giun tròn so với gà khỏe 51 Bảng 3.12. Công thức bạch cầu ở gà nhiễm giun tròn so với gà khỏe 52 Bảng 3.13. Bệnh tích đại thể của gà mắc bệnh giun tròn qua mổ khám 53 Bảng 3.14. Hiệu lực của một số loại thuốc tẩy giun tròn cho gà trên diện hẹp 55 Bảng 3.15. Sử dụng thuốc hanmectin - 25 tẩy đại trà cho gà nhiễm giun tròn 57 v DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ Hình 3.1. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở gà tại các quận, huyện thuộc thành phố Hải Phòng (qua xét nghiệm phân) ....................... 33 Hình 3.2. Biểu đồ về tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa theo tuổi gà (qua xét nghiệm phân) ...................................................................................... 35 (qua xét nghiệm phân) .............................................................................................. 38 Hình 3.4. Biểu đồ về tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở gà theo trạng thái phân .................................................................................................... 40 Hình 3.5. Biểu đồ về tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở gà tại các địa phương qua mổ khám ............................................................................... 42 Hình 3.6. Biểu đồ về tỷ lệ nhiễm từng loại giun tròn ở gà qua mổ khám ................ 44 Hình 3.7. Biểu đồ về tỷ lệ mẫu nền chuồng và vườn chăn thả có chứa trứng giun tròn đường tiêu hóa ........................................................................... 46 vi MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài .........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...............................................................2 3.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................................2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................................2 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................3 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ...................................................................................3 1.1.1. Giun tròn ký sinh ở gà ......................................................................................3 1.1.2. Bệnh giun tròn ở gà ........................................................................................10 1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .......................................................20 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ...................................................................20 1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ...............................................................22 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................................25 2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ......................................................................25 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................25 2.1.2. Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................25 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .....................................................................25 2.2.1. Thời gian nghiên cứu .....................................................................................25 2.2.2. Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................25 2.3. Nội dung nghiên cứu .........................................................................................25 2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa của gà thả vườn tại một số quận, huyện thuộc thành phố Hải Phòng .................................25 2.3.2. Nghiên cứu bệnh lý, lâm sàng bệnh giun tròn đường tiêu hóa ở gà tại các địa phương ......................................................................................................................26 2.3.3. Thử nghiệm thuốc tẩy giun tròn cho gà và đề xuất biện pháp phòng bệnh ...26 2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................26 2.4.1. Phương pháp lấy mẫu và xét nghiệm .............................................................26 2.4.2. Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở gà ................27 vii 2.4.3. Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm giun tròn theo tuổi gà, giống gà và mùa vụ trong năm ..................................................................................................................28 2.4.4. Phương pháp mổ khám và định loại giun tròn ...............................................28 2.4.5. Phương pháp xác định biểu hiện lâm sàng và bệnh tích đại thể của gà mắc bệnh giun tròn do nhiễm tự nhiên ............................................................................29 2.4.6. Phương pháp lấy mẫu và xét nghiệm mẫu máu để xác định một số chỉ tiêu sinh lý máu của gà nhiễm giun tròn đường tiêu hóa và gà khỏe ..............................30 2.4.7. Phương pháp theo dõi hiệu lực của thuốc tẩy giun tròn cho gà .....................30 2.5. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................30 Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................31 3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa của gà thả vườn tại 3 quận, huyện thuộc thành phố Hải Phòng ...............................31 3.1.1. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở gà tại 3 quận, huyện thuộc thành phố Hải Phòng qua xét nghiệm phân ..............................................................................31 3.1.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở gà qua mổ khám ........40 3.1.3. Sự ô nhiễm trứng giun tròn đường tiêu hóa ở nền chuồng và vườn thả gà ...45 3.2. Nghiên cứu bệnh lý, lâm sàng bệnh giun tròn đường tiêu hóa ở gà tại các địa phương ......................................................................................................................47 3.2.1. Tỷ lệ gà nhiễm giun tròn đường tiêu hóa có triệu chứng lâm sàng ...............47 3.2.2. Sự thay đổi một số chỉ tiêu sinh lý máu của gà bệnh so với gà khỏe ............50 3.2.3. Công thức bạch cầu ở gà bệnh so với gà khỏe ...............................................52 3.2.4. Bệnh tích đại thể ở gà bị bệnh giun tròn đường tiêu hóa ...............................53 3.3. Thử nghiệm thuốc tẩy giun tròn cho gà và đề xuất biện pháp phòng bệnh ......55 3.3.1. Thử nghiệm thuốc tẩy giun tròn cho gà trên diện hẹp ...................................55 3.3.2. Kết quả dùng thuốc tẩy giun tròn cho gà trên diện rộng ................................57 3.3.3. Đề xuất biện pháp phòng trị bệnh giun tròn cho gà thả vườn ........................57 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................................60 1. Kết luận ................................................................................................................60 2. Đề nghị .................................................................................................................61 TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................62 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi nước ta có những bước phát triển mạnh, đặc biệt là ngành chăn nuôi gia cầm. Theo số liệu của Tổng cục thống kê [37] ngày 1 tháng 10 năm 2015, tổng đàn gia cầm đạt 341,9 triệu con, tăng 4,3% so với năm 2014. Trong đó, tổng đàn gà chiếm hơn 70% so với tổng đàn gia cầm. Chăn nuôi gà có xu hướng phát triển theo hướng thâm canh công nghiệp được quan tâm hàng đầu vì có khả năng đáp ứng nhanh về thịt và trứng cho nhu cầu của người tiêu dùng. Chăn nuôi gia cầm tại Hải Phòng hiện nay phát triển theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp. Tuy nhiên, chăn nuôi gà thả vườn tại các hộ gia đình đã và đang phát triển, mặc dù năng suất không cao nhưng sản phẩm thịt và trứng ngon, vốn đầu tư ít và tận dụng được điều kiện tự nhiên sẵn có tại địa phương. Phương thức chăn nuôi như vậy không tránh khỏi các bệnh do ký sinh trùng, đặc biệt là ký sinh trùng đường tiêu hóa, trong đó có bệnh do các loài giun tròn ký sinh gây ra. Các loại giun tròn ký sinh chiếm đoạt chất dinh dưỡng của gà, gây thiếu máu, làm tổn thương các cơ quan nơi chúng ký sinh và gây nên những biến đổi bệnh lý khác. Những tác động đó làm cho gà gầy yếu, giảm mạnh sức sản xuất thịt, trứng... Ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về ký sinh trùng nói chung và giun tròn ký sinh ở gà như: Trịnh Văn Thịnh (1963) [30], Phan Lục (2006) [17], Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [8], Đỗ Thị Vân Giang (2010) [3], Trần Quốc Thuyết (2011) [33], Nguyễn Nhân Lừng (2012) [19].... Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu đầy đủ nào về thành phần các loài giun tròn ký sinh đường tiêu hóa ở gà thả vườn tại Hải Phòng. Từ những yêu cầu cấp thiết của việc khống chế căn bệnh, đảm bảo sức khoẻ cho đàn gà thả vườn và nâng cao năng suất chăn nuôi gà cho các hộ chăn nuôi, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, xác định một số loại 2 giun tròn gây bệnh đường tiêu hóa ở gà thả vườn tại thành phố Hải Phòng và biện pháp phòng trị”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định được một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa của gà thả vườn tại một số địa phương thuộc thành phố Hải Phòng. - Xác định được các biểu hiện lâm sàng và bệnh tích do giun tròn ký sinh đường tiêu hóa gây ra ở gà nhiễm bệnh tự nhiên. - Xác định được hiệu lực của một số loại thuốc điều trị và đề xuất biện pháp phòng bệnh hiệu quả. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả của đề tài sẽ là những thông tin khoa học về đặc điểm dịch tễ của bệnh giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa của gà; về đặc điểm bệnh lý và lâm sàng, về hiệu quả của một số loại thuốc tẩy giun tròn cho gà. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở khoa học để khuyến cáo người chăn nuôi gà áp dụng biện pháp phòng trị bệnh giun tròn, nhằm hạn chế tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa cho gà, hạn chế thiệt hại do giun tròn gây ra, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi, thúc đẩy ngành chăn nuôi gia cầm phát triển. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Giun tròn ký sinh ở gà 1.1.1.1. Vị trí của giun tròn ký sinh ở gà trong hệ thống phân loại động vật Nguyễn Thị Lê và cs. (1996) [16] cho biết, vị trí của một số loài giun tròn gà trong hệ thống phân loại động vật: Ngành Nemathelminthes Lớp giun tròn Nematoda Rudolphi, 1808 Bộ Ascaridida Skrjabin et Schulz, 1940 Phân bộ Ascaridina Skrjabin, 1915 Họ Ascaridiidae Skrjabin et Mosgovoy, 1973 Giống Ascaridia Dujardin, 1845 Loài Ascaridia galli Freeborn, 1923 (Schrank, 1788) Bộ Ascaridida Skrjabin et Schulz, 1940 Phân bộ Heterakina M.Chitwood, 1971 Họ Heterakididae Railliet et Henry, 1914 Giống Heterakis Dujardin, 1845 Loài Heterakis gallinarum (Schrank, 1788) Dujardin, 1845 Loài Heterakis beramporia (Lane, 1914). Bộ Trichocephalida Skrjabin et Schulz, 1928 Họ Capillaridae Neuveu - Lemaire, 1936 Giống Capillaria Zeder, 1800 Loài Capillaria obsignata Madsen, 1945 Loài Capillaria bursata Freitas et Almeida, 1934 Loài Capillaria caudinflata Molin, 1858 Giống Eucoleus Dujardin, 1845 Loài Eucoleus annulatus Loper - Neyra, 1946 (Molin 1858) 4 Giống Thominx Dujardin, 1845 Loài Thominx anatis Skrjabin et Schikhobalova, 1954 (Schrank, 1790) Loài Thominx collaris Skrjabin et Schikhobalova, 1954 (Linstow, 1873) Loài Thominx contorta Travassos, 1915 (Creplin, 1839) Bộ Spirurata Chitwood, 1933 Phân bộ Spirurina Railliet, 1914 Họ Tetrameridae Travassos, 1914 Giống Tetrameres Creplin, 1846 Loài Tetrameres fissispina Diesing, 1861 Loài Tetrameres mohtedai Bhalerao et Rao, 1944 Họ Acuariidae Seurat, 1913 Giống Acuaria Bremser, 1911 Loài Acuaria hamulosa Diesing, 1851 Loài Dispharynx nasuta Rudolphi, 1819 Họ Streptocaridae Skrjabin, Sobolev et Ivaschkin, 1965 Giống Streptocara Railliet, Henry et Sisofy, 1965 Loài Streptocara crassicauda Creplin, 1829 Họ Thelaziidae Skrjabin, 1915 Giống Oxyspirura Drasche et Stossich, 1897 Loài Oxyspirura mansoni Cobbold, 1879 Họ Gongylonematidae Sobolev, 1949 Giống Gongylonema Molin, 1857 Loài Gongylonema caucasica Kuraschvili, 1941 Họ Habronematidae Ivaschkin, 1961 Giống Cyrnea Seurat, 1914 Loài Cyrnea euplocami Maplestone, 1930 5 1.1.1.2. Thành phần loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa của gà Theo Nguyễn Thị Lê và cs. (1996) [16], thành phần loài giun tròn ký sinh đường tiêu hóa ở gà gồm: Giống Ascaridia Loài Ascaridia galli Freeborn, 1923 Dujardin, 1845 (Schrank, 1788) Heterakis Heterakis gallinarum Dujardin, 1845 Schrank, 1788 (Dujardin, 1845) Vị trí ký sinh Ruột non, đôi khi ở manh tràng Manh tràng, đôi khi ở ruột non Capillaria Capillaria obsignata Madsen, 1945 ruột non, Zeder, 1800 Capillaria caudinflata Molin, 1858 đôi khi ở ruột già Tetrameres Tetrameres fissispina Diesing, 1861 Creplin, 1846 Tetrameres mohtedai Bhalerao et Rao, 1944 Acuaria Acuaria hamulosa Diesing, 1851 Bremser, 1911 Dispharynx nasuta Rudolphi, 1819 Dạ dày Dạ dày 1.1.1.3. Đặc điểm hình thái, cấu tạo của một số loài giun tròn ký sinh ở gà * Giun đũa gà (Ascaridia galli) Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (1999) [9]: Ascaridia galli ký sinh ở ruột non gà, gà tây... đôi khi ký sinh ở manh tràng gà. Giun có màu vàng nhạt hoặc trắng ngà, thân có vân ngang, quanh miệng có 3 lá môi trên mỗi lá môi đều có răng. Giun đực dài 30 - 80 mm, rộng 0,6mm; có cánh đuôi và 10 đôi gai chồi, có bàn hút trước hậu môn hình tròn, có 2 gai giao hợp dài bằng nhau, phía trên phình to, đầu gai rất nhọn. Đuôi cong, vùng lỗ hậu môn đuôi phình ra tạo thành cánh đuôi (Phan Lục và cs., 2006) [17]. Giun cái dài 65 - 110 mm, rộng 1,6 - 1,8 mm; âm hộ ở đằng trước, đoạn giữa thân. Giun cái đuôi thẳng, lỗ sinh dục ở giữa thân, đuôi mập nhọn, lỗ hậu môn ở phía cuối thân (Phan Lục và cs., 2006) [17]. Trứng hình bầu dục, độ lớn: 0,075 - 0,092 x 0,045 - 0,057 mm, màng ngoài nhẵn, màu tro nhạt (Nguyễn Thị Kim Lan, 2012) [12]. 6 * Giun kim gà (Heterakis sp.) Nguyễn Thị Kim Lan (2011) [11] cho biết, bệnh do Heterakis sp. thường do hai loài H. gallinae và H.beramporia ký sinh ở manh tràng, có khi ở ruột non của gà, gà tây. Giun màu vàng nhạt, đầu có 3 môi (1 môi ở lưng và 2 môi ở bụng), túi miệng hình ống. Phần sau thực quản phình to thành hình cầu giống hình củ hành, chiều dài 0,27 - 0,33 mm, rộng 0,15 - 0,24 mm. - Heterakis gallinae: Giun đực: dài 5,841 - 11,145 mm, chỗ rộng nhất 0,271 - 0,398 mm. Đuôi nhọn hình chiếc kim. Phía trước cách hậu môn 0,148 - 0,156 mm có một giác hút hơi tròn, đường kính 0,07 - 0,082 mm. Có gai chồi xếp thành từng đôi ở hai bên giác hút. Có 2 gai giao hợp, gai phải dài gấp 3 lần gai trái; phía cuối gai phải rất nhọn, dài khoảng 2 mm; gai trái thì to, dài 0,65 - 0,7 mm. Lỗ bài tiết ở gần đầu về mặt bụng, cách đầu khoảng 0,254 mm. Giun cái: dài 7,982 - 11, 439 mm, chỗ rộng nhất 0,27 - 0,453 mm, chiều dài thực quản bằng 1/9 cơ thể. Chỗ phình to của thực quản hình củ hành dài 0,273 0,332 mm, rộng 0,187 - 0,234 mm. Hậu môn ở gần đuôi, cách đuôi 0,9 - 1,24 mm. Âm đạo uốn khúc cong, bắt đầu từ âm hộ rồi vòng về phía sau, sau đó chuyển về phía trước, cuối cùng lại vòng về phía sau. Lỗ bài tiết cách đầu 0,47 mm. Trứng hình bầu dục, có 2 lớp vỏ, một đầu trong suốt, tế bào trứng có hạt lấm tấm, màu xám, dài 0,05 - 0,07 mm, rộng 0,03 - 0,039 mm. - Heterakis beramporia: Rất giống H. gallinae nhưng phân biệt ở gai giao hợp ngắn hơn, một gai dài 350μ, gai còn lại dài 300μ. * Giun tóc gà (Capillaria sp.) Có 3 giống: Capillaria, Eucolens và Thominx thường gây bệnh ở gà. Chúng thuộc họ: Capillaritdae, Neveu - Lemaire 1936. 7 Theo Phan Thế Việt và cs. (1977) [39], ba giống này có cùng hình dáng giống nhau là nhỏ, dài như sợi tóc và còn có một số đặc điểm sinh học giống nhau. Ký sinh ở đường tiêu hóa của gà. Giun có thân mảnh, dài, màu trắng. Tùy từng loài con đực có thể dài từ 9 - 25 mm. Con cái dài từ 10 - 60 mm. Dài nhất là Encoleus amulata, con cái dài tới 60 mm. Trứng giun có vỏ dày, màu vàng nhạt, hình thoi, hai đầu có nắp, kích thước: 50 - 65 x 23 - 28μm. Skrjabin K. I. và cs. (1979) [24], Nguyễn Thị Lê và cs. (1996) [16], Capillaria obsignata ký sinh ở ruột non, đôi khi gặp ở ruột già và manh tràng. Phần đầu rất mảnh. * Giun dạ dày Nguyễn Thị Lê và cs. (1996) [16] cho biết, có 4 loài giun dạ dày thường gặp ký sinh ở gà: - Tetrameres mohledai: Giun tròn có nang miệng hình trụ, thành trong miệng kitin hóa mạnh, có 2 môi bên và 2 môi trung gian bé. - Tetrameres fissispina: Mút đầu có hai môi nhỏ, xoang miệng thấy rõ. Thực quản thường chia thành hai phần: phần cơ ngắn, phần tuyến dài. - Acuaria hamulosa: Tiểu bì có những vân ngang rõ. Mút đầu có 2 môi bên lớn, có dạng tam giác. Mỗi môi có 2 núm. - Dispharynx nasuta: Ký sinh ở niêm mạc thực quản, dạ dày tuyến đôi khi cả ở dạ dày cơ (Dương Công Thuận, 2003) [32]. 1.1.1.4. Chu kỳ sinh học của một số loài giun tròn ký sinh ở gà * Giun đũa gà Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [12] cho biết, giun cái sau khi thụ tinh đẻ trứng rất nhiều (trung bình một giun cái đẻ 72.500 trứng/ngày). Trứng theo phân ra ngoài. Nếu gặp điều kiện thích hợp (t0, oxy, độ ẩm) thì trứng phát triển thành trứng có ấu trùng có sức gây bệnh. Trứng này lẫn vào thức ăn, nước uống của gà. Vào đường 8 tiêu hoá, tới dạ dày tuyến và dạ dầy cơ thì ấu trùng nở ra, di hành tới đoạn trước ruột non. Sau 1 - 2 giờ ấu trùng chui vào các tuyến ở ruột và phát triển ở đó 19 ngày rồi lại trở lại xoang ruột, phát triển thành giun trưởng thành. Thời gian hoàn thành vòng đời là 35 - 58 ngày. * Giun kim gà Trứng giun theo phân ra ngoài, gặp điều kiện thích hợp (t0 = 18 - 260C) và đọ ẩm thích hợp; sau 7 -12 ngày thành trứng có ấu trùng có sức gây bệnh. Gà nuốt phải trứng này, sau 1 - 2 giờ ấu trùng nở ra ở ruột, 24 giờ sau di chuyển tới manh tràng và tiếp tục phát triển thành giun thưởng thành. Có tác giả cho rằng: Ở ruột non, ấu trùng nở ra, đến manh tràng, chui vào thành manh tràng, ở đó khoảng 5 ngày rồi trở lại xoang manh trang, phát triển thành giun trưởng thành. Thời gian hoàn thành vòng đời là 24 ngày, tuổi thọ của giun khoảng 1 năm (Nguyễn Thị Kim Lan, 2012) [12]. * Giun tóc gà Theo Dương Công Thuận (2003) [32] và Skrjabin K. I. và cs. (1979) [24] cho biết, cùng trong họ Capillariidae nhưng vòng đời của từng giống có khác nhau chút ít. Các giống Capillaria obisignata và Thominx vòng đời phát triển trực tiếp, không qua ký chủ trung gian. Trứng do giun cái sinh sản theo phân ra ngoài, gặp môi trường thích hợp phát triển đến giai đoạn cảm nhiễm. Gà khỏe ăn phải trứng cảm nhiễm có lẫn trong thức ăn và nước uống nên nhiễm bệnh. Vòng đời của Eucoleus và Capillaria caudinflata phải qua ký chủ trung gian là giun đất. Trứng ra ngoài môi trường phát triển và hình thành ấu trùng cảm nhiễm kéo dài 9 - 14 ngày. Giun đất nuốt trứng, vào cơ thể giun, ấu trùng thoát khỏi vỏ xâm nhập vào bắp thịt giun đất, sau 22 ngày tới giai đoạn có khả năng gây bệnh. Gà ăn phải giun đất và bị nhiễm bệnh giun tóc, cuối cùng sự phát triển của Capillaria caudinflata và Eucoleus đến giai đoạn trưởng thành ở cơ thể gà kéo dài 21 - 23 ngày. * Giun dạ dày Skrjabin K. I. và cs. (1979) [24] cho biết, chu kỳ phát triển của Tetrameres sp. như sau: 9 - Tetrameres fissispina: Harkavi B. L. (1949 và 1953) đã xác định rằng sự phát triển của ấu trùng T. fissipina đến giai đoạn cảm nhiễm ở trong cơ thể của bộ bơi nghiêng Gammarus lacustris và tôm nước ngọt phụ thuộc vào nhiệt độ, có thể xê dịch từ 8 - 18 ngày. Trong thời gian này ấu trùng lột xác 2 lần trong cơ thể ký chủ trung gian và trở thành ấu trùng cảm nhiễm. Gà ăn phải ký chủ trung gian có mang ấu trùng cảm nhiễm. Sau 16 - 24 giờ vào cơ thể ký chủ cuối cùng T. fissispina đã thâm nhập vào ống tuyến của dạ dày tuyến. Vào ngày thứ 12 những con đực chui ra khỏi tuyến vào xoang dạ dày, còn con cái thì ở lại trong tuyến, tạo thành hình tròn và tăng dần hầu như chiếm chật cả ống tuyến. Sự phát triển của T. fissispina đến giai đoạn trưởng thành trong KCCC khoảng 18 ngày và quá trình phát triển của nó trải qua 2 lần lột xác nữa. - Dispharynx nasuta: Chu kỳ phát triển của D. nasuta thực hiện nhờ có sự tham của ký chủ trung gian, mà theo Cram (1931) thì ký chủ trung gian của D. nasuta là các loài dĩn khác nhau. Trứng Dispharynx được dĩn nuốt phải nở ra ấu trùng, những ấu trùng này chui vào xoang thân dĩn, ở đây chúng phát triển, lột xác hai lần và qua 26 ngày đạt tới giai đoạn cảm nhiễm. Gà, gà tây và các loại gà khác nhiễm bệnh là do ăn phải dĩn mang ấu trùng cảm nhiễm Dispharynx nasuta. Sự phát triển của ký sinh trùng đến giai đoạn thành thục trong cơ thể gà kéo dài 26 - 30 ngày. 1.1.1.5. Sức đề kháng của một số loài giun tròn Tốc độ sinh trưởng của giun tròn là rất lớn, giun cái có thể sống trong cơ thể gà một năm, giun cái trưởng thành đẻ trứng và liên tục thải ra ngoài môi trường. Mặt khác, trứng giun tròn có sức đề kháng cao với môi trường tự nhiên, khả năng phát tán trứng và ấu trùng là rất cao; đây là nguồn lây lan và phát tán nguồn bệnh (Phạm Văn Khuê và Phan Lục, 1996) [8]. Tác giả Skrjabin K. I. (1979) [24] cho biết: Trứng giun đũa thải ra cùng với phân gà ở giai đoạn tiền phân. Tốc độ phát triển của nó đến giai đoạn cảm nhiễm ở môi trường bên ngoài phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm. Nguyễn Thị Kim Lan 10 (2012) [12] cho biết, điều kiện thuận lợi để trứng giun đũa phát triển tốt là ở 17 390C, ẩm độ 90 - 100%. Khi điều kiện bất lợi như nhiệt độ quá cao (>500C) thì trứng chết nhanh, còn vào mùa đông nhiệt độ thấp trứng không phát triển nhưng khả năng sống của nó vẫn bảo tồn. Với phạm vi ký chủ rộng trên các loài gia cầm và chim trời nên bệnh giun kim phổ biến ở khắp mọi nơi, đồng thời trứng có sức đề kháng cao với môi trường bên ngoài (Nguyễn Thị Kim Lan và cs., 1999) [9]. Trứng phát triển đến giai đoạn cảm nhiễm ở môi trường bên ngoài trong thời gian từ 6 - 17 ngày hoặc hơn nữa tuỳ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm. Ở nhiệt độ 30 370C thì mất 6 - 7 ngày; ở nhiệt độ 20 - 270C là 10 - 15 ngày; và ở 10 - 150C là 72 ngày. Cũng như ở giun đũa, mùa đông trứng giun kim không phát triển nhưng vẫn duy trì khả năng sống, khi đến mùa ấm thì trứng phát triển thành trứng cảm nhiễm (Skrjabin K. I., 1979) [24]. Theo Skrjabin K. I. (1979) [24], trứng phát triển đến giai đoạn cảm nhiễm ở môi trường bên ngoài trong thời gian từ 6 - 17 ngày hoặc hơn nữa tuỳ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm. Ở nhiệt độ 30 - 370C thì mất 6 - 7 ngày; ở nhiệt độ 20 - 270C là 10 - 15 ngày; và ở 10 - 150C là 72 ngày. Cũng như ở giun đũa, mùa đông trứng giun kim không phát triển nhưng vẫn duy trì khả năng sống, khi đến mùa ấm thì trứng phát triển thành trứng cảm nhiễm. Sự phát triển của trứng Capillaria obsignata ở môi trường bên ngoài đến giai đoạn cảm nhiễm kéo dài 9 ngày ở nhiệt độ gần 250C, còn Capillaria caudinflata là 14 ngày và sự phát triển của ấu trùng giun này đến giai đoạn cảm nhiễm trong cơ thể giun đất là 22 ngày. 1.1.2. Bệnh giun tròn ở gà 1.1.2.1 Đặc điểm dịch tễ học của một số bệnh giun tròn ở gà Theo Orlow F. M. (1975) [21], bệnh giun tròn chủ yếu phổ biến ở gia cầm non, nhất là ở gà dưới 4 tháng tuổi, gà trưởng thành thì tỷ lệ nhiễm giảm dần. Orunc O. và Bicek K. (2009) [55] nghiên cứu và cho biết: Gà nhiễm rất nhiều loài ký sinh trùng khác nhau, trong đó tỷ lệ nhiễm Dispharynx nasuta là 1%, Ascaridia galli là 13%, Heterakis gallinarum là 15%, Capillaria spp. là 30%. 11 * Đặc điểm dịch tễ bệnh giun đũa gà: - Nguyễn Thị Kim Lan và cs., 1999 [9] cho biết, ở nhiệt độ 17 - 390C, ẩm độ 90 100% trứng giun đũa gà phát triển tốt. Nếu nhiệt độ quá cao (>500C) trứng chết nhanh. - Khẩu phần ăn thiếu vitamin A và B thì gà nhiễm giun nhiều hơn và giun có kích thước lớn hơn so với gà ăn đủ vitamin A, B. - Theo Phan Địch Lân và cs., 2005 [15]: + Ở nước ta, tất cả các vùng đều có bệnh giun đũa gà. Tỷ lệ nhiễm trung bình của gà ở các tỉnh cao (33,3% - 69,8%) và cường độ nhiễm ở mức trung bình (7,3 giun/gà - 16,3 giun/gà). + Biến động tỷ lệ nhiễm giun đũa theo tuổi gà (tuổi gà càng tăng tỷ lệ nhiễm càng giảm); cụ thể: qua mổ khám thấy gà 3 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 73,8%; gà 3 - 5 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 62,9%; gà trên 6 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 44,0%. Tuy nhiên, một số tác giả khác lại cho rằng tỷ lệ nhiễm không biến động theo tuổi. - Đỗ Hồng Cường (1999) [1] cho biết: Tỷ lệ nhiễm giun tròn ở gà Lơ - go là 24,27%; cao hơn ở gà Ri là 14,43%. - Theo Nguyễn Minh Toán (1989) [36]: Tuổi gà càng tăng, thời gian hoàn thành vòng đời của giun càng dài: Gà 2 tuần tuổi là 28 ngày, 4 tháng tuổi là 51 ngày và 6 tháng tuổi là 56 ngày. - Tỷ lệ nhiễm giun đũa ở đàn gà nuôi tại các nông hộ gia đình ở xã Quyết Thắng, Thành phố Thái Nguyên theo phương thức gà thả vườn là khá cao, trong 190 mẫu kiểm tra có 106 mẫu cho kết quả dương tính, chiếm tỷ lệ 55,79% (Phan Thị Hồng Phúc, 2007) [22]. - Theo Nguyễn Thị Kim Thành và cs. (2000) [25], khi tiến hành xét nghiệm một số chỉ tiêu huyết học trên 200 gà Ri và gà Leghorn, trong đó có 120 gà không nhiễm giun sán, 80 gà bị nhiễm giun đũa, giun tròn. * Đặc điểm dịch tễ bệnh giun kim gà: - Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [8], biến động nhiễm giun kim theo tuổi gà, qua mổ khám thấy tình hình nhiễm có chiều hướng giảm dần theo tuổi.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan