Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu công nghệ đông lạnh bảo tồn tinh dịch chó malinois...

Tài liệu Nghiên cứu công nghệ đông lạnh bảo tồn tinh dịch chó malinois

.PDF
71
216
97

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ĐẶNG ĐÌNH THÀNH NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ ĐÔNG LẠNH BẢO TỒN TINH DỊCH CHÓ MALINOIS Chuyên ngành: Mã số: Chăn nuôi 60.62.01.05 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Bá Mùi 2. TS. Đỗ Văn Thu NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Đặng Đình Thành i LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới hai người thầy của tôi PGS. TS. Nguyễn Bá Mùi và TS. Đỗ Văn Thu người đã hướng cho tôi những ý tưởng khoa học, tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể phòng Sinh học tế bào sinh sản, Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành khóa học và luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể cán bộ công nhân viên Cục Cảnh sát quản lý, huấn luyện và sử dụng động vật ngiệp vụ (K204) - Bộ Công an đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu này. Tôi xin cảm ơn tất cả các thầy cô giáo Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã dạy dỗ, chia sẻ, động viên, giúp tôi vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt khóa học và nghiên cứu của mình. Cuối cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn đến bố mẹ, gia đình, bè bạn, những người luôn bên tôi, động viên, góp ý và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Đặng Đình Thành ii MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ........................................................................................................................... iii Danh mục các từ viết tắt .................................................................................................. vi Danh mục bảng ............................................................................................................... vii Danh mục hình ............................................................................................................... viii Danh mục sơ đồ ............................................................................................................... ix Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x Thesis abstract.................................................................................................................. xi Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1 1.3. Ý nghĩa khoa học của đề tài................................................................................ 2 1.2. Mục tiêu .............................................................................................................. 2 Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3 2.1. Tổng quan về chó Malinois ................................................................................ 3 2.2.1. Tinh thanh ........................................................................................................... 4 2.2. 2.2.2. 2.2.3. 2.2.4. 2.3. 2.3.1. 2.3.2. 2.3.3. 2.3.4. 2.3.5. 2.3.6. Tinh dịch chó ...................................................................................................... 3 Tinh trùng ........................................................................................................... 4 Hình thái- cấu tạo của tinh trùng. ...................................................................... 4 Đặc tính của tinh trùng chó................................................................................. 5 Một số chỉ tiêu sinh học tinh dịch chó ................................................................ 7 Lượng tinh dịch (Vml) ........................................................................................ 7 Hoạt lực tinh trùng (A%). ................................................................................... 8 Nồng độ tinh trùng (C) ....................................................................................... 9 Tinh trùng kỳ hình (K%) .................................................................................... 9 Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần lấy tinh (V.A.C) .......................... 10 Tỷ lệ tinh trùng sống (Ls%) .............................................................................. 10 iii 2.4. Đặc điểm lý hoá của tinh dịch chó ................................................................... 11 2.4.2. Áp lực thẩm thấu (posm). ................................................................................. 11 2.4.1. 2.4.3. 2.4.4. 2.4.5. 2.5. 2.6. 2.7. Tỷ trọng của tinh dịch (d). ................................................................................ 11 Năng lực đệm của tinh dịch (β). ....................................................................... 11 Độ nhớt của tinh dịch.(η) .................................................................................. 11 pH của tinh dịch. ............................................................................................... 11 Nguyên tắc xây dựng môi trường đông lạnh bảo tồn tinh dịch chó ................. 12 Nghiên cứu môi trường đông lạnh bảo tồn tinh dịch chó ................................. 13 Thụ tinh nhân tạo cho chó ................................................................................ 15 2.7.1. Sơ lược về quá trình giao phối và phóng tinh. .................................................. 15 2.7.3. Thụ tinh nhân tạo. ............................................................................................. 17 2.7.2. 2.8. Các chu kỳ động dục của chó cái. .................................................................... 16 Tình hình phát triển và sử dụng chó malinois tại Việt Nam ............................. 19 Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 20 3.1. Địa điểm nghiên cứu......................................................................................... 20 3.3. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 20 3.2. 3.4. 3.4.1. 3.4.2. 3.4.3. 3.5. 3.5.1. 3.5.2. 3.5.3. 3.5.4. Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 20 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 21 Đánh giá một số chỉ tiêu sinh học và tính chất lý hóa học của tinh dịch chó Malinois ..................................................................................................... 21 Nghiên cứu công nghệ đông lạnh tinh dịch chó Malinois và ứng dụng sản xuất tinh chó đông lạnh bảo tồn ở -196C.................................................. 21 Sản xuất tinh chó Malinois đông lạnh .............................................................. 21 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 22 Phương pháp lấy tinh ........................................................................................ 22 Phương pháp nghiên cứu sinh học tinh dịch chó .............................................. 22 Nghiên cứu môi trường bảo tồn ........................................................................ 23 Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 29 Phần 4. Kết quả vào thảo luận ..................................................................................... 30 4.1. 4.1.1. Sinh học tinh dịch chó Malinois ....................................................................... 30 Một số đặc điểm sinh học tinh dịch chó Malinois ............................................ 30 iv 4.1.2. 4.2. 4.2.1. 4.2.2. 4.2.3. 4.2.4. 4.2.5. 4.2.6. 4.2.7. 4.2.8. 4.2.9. 4.3. Tính chất lý hóa của tinh dịch chó Malinois .................................................... 35 Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ đông lạnh tinh dịch chó và ứng dụng sản xuất tinh chó Malinois đông lạnh bảo tồn ở -196c ................................... 36 Tính chất hóa - lý của một số môi trường đông lạnh tinh dịch ........................ 36 Ảnh hưởng của glycerol và dimethyl sulfoxide (DMSO) lên chất lượng tinh đông lạnh ................................................................................................... 36 Ảnh hưởng của nồng độ glycerol lên chất lượng tinh đông lạnh ..................... 38 Ảnh hưởng của thời điểm bổ sung phần môi trường có glycerol lên chất lượng tinh đông lạnh ......................................................................................... 40 Ảnh hưởng của thời gian ủ tinh dịch trước đông lạnh lên phẩm chất tinh đông lạnh .......................................................................................................... 41 Ảnh hưởng của nhiệt độ đông lạnh lên chất lượng tinh đông lạnh................... 43 Ảnh hưởng của tốc độ giải đông lên phẩm chất tinh đông lạnh ....................... 44 Kết quả sản xuất đông lạnh tinh dịch của chó .................................................. 46 Kết quả kiểm tra định kỳ chất lượng tinh chó Malinois đông lạnh .................. 49 Kết quả thụ tinh nhân tạo cho chó Malinois ..................................................... 51 Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 53 5.1. 5.2. Kết luận............................................................................................................. 53 Kiến nghị .......................................................................................................... 53 Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 54 Phụ lục .......................................................................................................................... 57 v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt   A C D Nghĩa tiếng Việt Độ nhớt Năng lực đệm Hoạt lực tinh trùng Nồng độ tinh trùng Tỷ trọng DMSO Dimethyl sulfoxide OEP Orvus ES Paste K Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình Posm Áp lực thẩm thấu TTNT Thụ tinh nhân tạo SL V V.A.C Tỷ lệ tinh trùng sống Lượng tinh dịch Tổng số tinh trùng tiến thẳng vi DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu sinh học tinh dịch chó Malinois (n=54) .............................. 31 Bảng 4.2. Tính chất lý hóa của tinh dịch chó Malinois (n= 54) ................................... 35 Bảng 4.3. Một số tính chất hoá - lý của các môi trường đông lạnh tinh dịch (n=20) ........................................................................................................... 36 Bảng 4.4. So sánh ảnh hưởng của glycerol và DMSO lên chất lượng tinh dịch (n=54) ........................................................................................................... 37 Bảng 4.5. Ảnh hưởng của nồng độ glycerol trong môi trường lên chất lượng tinh đông lạnh (n=54) .......................................................................................... 39 Bảng 4.6. Ảnh hưởng của thời điểm bổ sung môi trường có glycerol lên chất lượng tinh chó đông lạnh (n=30) ................................................................. 40 Bảng 4.7. Ảnh hưởng của thời gian ủ tinh dịch trước đông lạnh lên phẩm chất tinh đông lạnh (n=30)................................................................................... 42 Bảng 4.8. Ảnh hưởng của nhiệt độ đông lạnh lên chất lượng tinh đông lạnh (n=30) ........................................................................................................... 43 Bảng 4.9. Ảnh hưởng của tốc độ giải đông (nhiệt độ và thời gian) lên chất lượng tinh đông lạnh – giải đông (n=40)................................................................ 44 Bảng 4.10. Hoạt lực tinh trùng trong quá trình đông lạnh (n=30) ................................. 47 Bảng 4.11. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình trong quá trình đông lạnh (n=30) .......................... 48 Bảng 4.12. Tỷ lệ sống của tinh trùng trong quá trình đông lạnh (n=30) ........................ 49 Bảng 4.13. Hoạt lực tinh trùng của tinh đông lạnh trong thời gian bảo tồn ở 1960C (n=16)................................................................................................ 49 Bảng 4.14. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của tinh đông lạnh trong thời gian bảo tồn ở 1960C (n=16)................................................................................................ 50 Bảng 4.15:. Kết quả thụ tinh nhân tạo bằng tinh chó Malinois đông lạnh ...................... 52 vii DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Chó Malinois đực tham gia nghiên cứu ....................................................... 20 Hình 4.1. Tinh trùng sống - chết .................................................................................. 33 Hình 4.2. Tinh trùng kỳ hình của chó Malinois ........................................................... 34 Hình 4.3. Ảnh hưởng của chất bảo vệ lạnh lên hoạt lực tinh trùng sau đông lạnh ..... 38 Hình 4.4. Ảnh hưởng của nồng độ glycerol lên hoạt lực tinh trùng trước và sau đông lạnh ...................................................................................................... 39 Hình 4.5. Ảnh hưởng của thời điểm bổ sung môi trường có glycerol lên hoạt lực tinh trùng sau đông lạnh ............................................................................... 41 Hình 4.6. Ảnh hưởng của thời gian ủ tinh dịch trước khi đông lạnh lên hoạt lực tinh trùng ...................................................................................................... 42 Hình 4.7. Ảnh hưởng của nhiệt độ đông lạnh lên hoạt lực của tinh trùng ................... 44 viii DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1. Quy trình thụ tinh nhân tạo cho chó sử dụng tinh đông lạnh dạng cọng rạ ....... 29 Sơ đồ 4.1. Quy trình đông lạnh tinh dịch chó Malinois ................................................ 46 ix TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Đặng Đình Thành Tên Luận văn: “Nghiên cứu công nghệ đông lạnh bảo tồn tinh dịch chó Malinois” Ngành: Chăn nuôi Mã số: 60.62.01.05 Tên cơ sở đào tạo : Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu Xây dựng công nghệ đông lạnh bảo tồn tinh dịnh chó Malinois, phục vụ thụ tinh nhân tạo và bảo tồn nguồn gene. Phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Chó Malinois nuôi tại Cục Cảnh sát quản lý, huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ (K204) – Bộ Công an. Sử dụng 07 chó Malinois đực và 10 chó Malinois cái. Chó đực trong độ tuổi từ 1,5 – 3 tuổi, khỏe mạnh; chó cái từ 2 - 3 tuổi, đã đẻ 1 – 2 lứa, khỏe mạnh. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá một số chỉ tiêu sinh học và tính chất lý hóa học của tinh dịch chó Malinois. - Nghiên cứu công nghệ đông lạnh tinh dịch chó Malinois và ứng dụng sản xuất tinh chó đông lạnh bảo tồn ở -196C. - Sản xuất tinh chó Malinois đông lạnh. Phương pháp nghiên cứu - Theo phương pháp của Chemineau (1991) để đánh giá một số chỉ tiêu sinh học và tính chất lý hóa học của tinh dịch chó Malinois: Lượng tinh dịch (V), Hoạt lực tinh trùng (A), Nồng độ tinh trùng (C), Tổng số tinh trùng tiến thẳng (V.A.C), Tỷ lệ tinh trùng sống (LS), Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K). - Môi trường đông lạnh tinh dịch chó bao gồm: Tris(hydroxylmethyl), citric acid, fructosse, lactose, raffinose, lòng đỏ trứng, glycerol, streptomycin, penicillin và nước cất hai lần. Kết quả chính và kết luận - Chọn được môi trường 1 làm môi trường đông lạnh phù hợp với tinh dịch chó Malinois. - Đã sản xuất và bảo tồn được 219 liều tinh chó Malinois đông lạnh cọng rạ (hoạt lực tinh trùng sau đông lạnh 38 - 40%). Tinh chó đông lạnh có chất lượng ổn định trong thời gian bảo tồn ở nitơ lỏng -1960C. x THESIS ABSTRACT Master candidate: Đang Đinh Thanh Thesis title: “Research technology preserving frozen semen Malinois dogs” Major: Aliman Sciece Code: 60.62.01.05 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research Objectives : Construction technology conservation frozen semen Malinois dog, served artificial insemination and genetic resource conservation. Materials and Methods Malinois dog breeding at the Police management Department management, training and professional animal use (K204) - The Ministry of Public Security. Malinois dogs used 07 male and 10 female Malinois dogs. Males aged 1.5 to 3 years old, healthy; bitch from 2-3 years old, was laying 1-2 litters, healthy. Research content Evaluation of biological indicators of chemical and physical properties of semen Malinois dogs. - Technology research Malinois dog frozen semen and sperm production applications preserved frozen dog in -196C. - Production of frozen crystals Malinois dogs. Methods: According to the method of Chemineau (1991) to evaluate biological indicators of chemical and physical properties of the Malinois dog semen: semen volume (V), sperm motility (A), sperm concentration (C), total sperm straight (VAC), Proportion of live sperm (LS), sperm abnormality Ratio (K). - The semen extender was used for freezing containing: Tris (hydroxylmethyl) aminomethane, citric acid, fructosse, lactose, raffinose, egg yolk, glycerol, streptomycin, penicillin and bidistilled water. Main findings and conclusions - Select one the freezing extender for Malinois dog semen. - Has the production and conservation are 219 frozen semen straws Malinois dogs (motile sperm frozen after 38-40%). Dog frozen crystals with stable quality during conservation in liquid nitrogen -196C. xi PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Malinois là giống chó chăn cừu của Bỉ có ngoại hình khá giống chó chăn cừu của Đức nên thường được gọi là Berger Bỉ. Giống chó này linh hoạt và có chỉ số thông minh cao. Chúng được lực lượng Cảnh sát huấn luyện, sử dụng vào các chuyên khoa như: bảo vệ - truy tìm dấu vết hơi, giám biệt mùi hơi người, lùng sục phát hiện các chất đặc định (ma túy, thuốc nổ), tìm kiếm cứu nạn, chống khủng bố... Chó Malinois mới được nhập khẩu vào nước ta khoảng 4 năm gần đây. Sau một thời gian nuôi dưỡng, huấn luyện chó Malinois được đánh giá là thích hợp với điều kiện của Việt Nam. Hiện nay, nhu cầu sử dụng chó Malinois vào mục đích an ninh, quốc phòng tương đối lớn. Tuy nhiên, giá thành nhập khẩu của giống chó này cao, đồng thời mất nhiều chi phí cho việc nuôi thích nghi sau khi nhập về. Hiện nay, tại Cục Cảnh sát quản lý, huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ (K204) – Bộ Công an đang nuôi dưỡng một đàn chó Malinois thuần chủng. Ở ngoài dân, cũng có 1 số lượng chó Malinois được nuôi dưỡng sử dụng cho việc bảo vệ và làm kinh tế. Tuy nhiên, do chưa có một hệ thống nhân giống theo quy hoạch, việc nuôi dưỡng tự phát và phối giống thiếu kiểm soát đã làm mất đi những đặc điểm, khả năng vốn có của giống chó này. Công nghệ đông lạnh tinh dịch chó và phương pháp thụ tinh nhân tạo cho chó được cho là giải pháp hiệu quả với những khó khăn trong công tác lưu giữ và phát triển đàn chó thuần chủng đã được các nhà khoa học thuộc Phòng Sinh học tế bào sinh sản, Viện Công nghệ sinh học tiến hành nghiên cứu từ những năm 2005. Trải qua hơn 1 thập kỉ nghiên cứu và phát triển, các nhà khoa học đã nhận được những kết quả nghiên cứu khả quan và từng bước đang hoàn thiện những kết quả nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu về đông lạnh tinh dịch chó hiện đang áp dụng chung cho một số giống chó nghiên cứu như: Berger (Đức), Labrado, Cooker, Phú Quốc... Do vậy, việc nghiên cứu chuyên sâu về công nghệ đông lạnh tinh dịch cho từng giống chó là rất cần thiết để có thể nâng cao hiệu quả của việc lưu giữ và bảo tồn tinh dịch chó. 1 Việc phát triển đàn chó Malinois thuần chủng có chất lượng cao là vấn đề cấp thiết và đang được quan tâm đặc biệt bởi các đơn vị an ninh, quốc phòng. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài. “Nghiên cứu công nghệ đông lạnh bảo tồn tinh dịch chó Malinois” 1.2. MỤC TIÊU Xây dựng công nghệ đông lạnh bảo tồn tinh dịnh chó Malinois, phục vụ thụ tinh nhân tạo và bảo tồn nguồn gene. 1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI - Nghiên cứu có hệ thống một số đặc điểm sinh học tinh dịch và một số tính chất lý hóa học của tinh dịch chó Malinois. - Xây dựng môi trường và quy trình đông lạnh tinh cọng rạ của chó Malinois. Từ đó nâng cao hiệu quả của việc bảo tồn tinh dịch chó Malinois đồng thời góp phần phát triển đàn chó Malinois có chất lượng cao phục vụ công tác an ninh, quốc phòng. 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. TỔNG QUAN VỀ CHÓ MALİNOİS Malinois là giống chó được đặt tên theo thành phố Malines của Bỉ. Nó là một trong bốn loài chó chăn cừu của Bỉ: Chó Malinois linh hoạt và có chỉ số thông minh cao, vượt trội trong những công việc như truy tìm ma túy, phát hiện bom mìn, vật liệu nổ, bảo vệ, canh gác, tìm kiếm cứu nạn, chăn gia súc, kéo xe, kéo vật nặng, dẫn đường cho người khiếm thị và hỗ trợ người khuyết tật. Chó Malinois có một cơ thể vuông vắn: chó đực cao từ 61 - 66 cm, trọng lượng khoảng 25 – 30 kg; chó cái cao 56 – 61 cm, trọng lượng khoảng 20 –25 kg. Ngực sâu, lưng hơi thoải dần từ vai xuống, kích cỡ toàn bộ đầu thủ phù hợp với cơ thể, hộp sọ phẳng với độ dài và rộng tương đồng nhau. Mõm hơi nhọn và dài bằng chiều dài của hộp sọ, mặt hơi gãy, mũi đen và cặp môi khít, mắt nâu, tai dựng hình tam giác, đuôi khỏe xương đuôi tiến tới sát khuỷu chân sau, bàn chân hình như chân mèo. Chó Malinois có bộ lông kép ngắn, thẳng chống chịu được thời tiết khăc nhiệt, màu lông có thể là nâu sẫm tới đỏ, màu gụ tới đen. Mặt và tai màu đen. Bộ lông mượt và ngắn của Malinois dễ chăm sóc, thường thay lông theo mùa, hai lần trong năm (mùa hè và mùa đông). Tuổi thọ của chó Malinois khoảng từ 12 - 14 năm, lứa đẻ trung bình 06 10 con. Giống chó này khỏe mạnh, cứng cáp không có những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe nào. Chó Malinois có thể biểu hiện hành vi chăn gia súc một cách bản năng như rượt đuổi và chạy quanh, di chuyển dễ dàng trong nhiều giờ. 2.2. TINH DỊCH CHÓ Tinh dịch là dịch tiết của cơ quan sinh dục đực khi con đực thực hiện thành công phản xạ sinh dục. Tinh dịch được sinh ra ở dịch hoàn và nó được hoàn thiện chức năng ở mào tinh, giữ lại ở đó. Tinh dịch gồm hai phần: Tinh thanh chiếm 95-97% và tinh trùng chiếm 3-5%. 3 2.2.1. Tinh thanh Tinh thanh là hỗn hợp những chất lỏng được tiết ra từ các tuyến sinh dục phụ, nó không giống dịch thể của cơ thể. Tinh thanh chủ yếu là nước. Tuỳ theo từng loại gia súc khác nhau mà lượng nước khác nhau. Tinh thanh có tác dụng rửa tuyến niệu đạo sinh dục, đóng cửa cổ tử cung, kích thích cơ quan sinh dục của con cái hoạt hoá, nuôi sống tinh trùng ngoài cơ thể. Thành phần chất tiết của các tuyến sinh dục phụ cũng như thứ tự tiết của chúng trong phóng xạ phóng tinh có ý nghĩa sinh lý đặc biệt. Đầu tiên tuyến cầu liệu đạo tiết, thứ đến tinh trùng cùng với chất tiết của tuyến tiền liệt, và tinh hoàn phụ, cuối cùng là chất tiết của tuyến tinh nang. Tuyến tiền liệt ở chó rất phát triển. Tuyến tiền liệt có những lỗ đổ vào niệu đạo, dịch tiết của tuyến không trong suốt, có tính kiềm nhằm tác dụng trung hoà độ axit trong lòng niệu đạo và H2CO3 do tinh trùng sản sinh ra trong quá trình hoạt động. Tuyến tinh nang tiết ra một thứ keo màu trắng hoặc vàng chứa men Vegikinaza và globulin. Chất keo này gặp dịch tiết của tuyến tiền liệt thì kết lại tạo ra một cái nút để đóng cổ tử cung sau quá trình giao phối trực tiếp. Mục đích không cho tinh trùng chảy ngược ra ngoài. Trong thụ tinh nhân tạo người ta nhanh chóng lọc bỏ keo phèn đó vì nếu không nó sẽ hấp thụ nước và một số lượng lớn tinh trùng làm tinh trùng bị kết dính. Trong dịch tiết này còn có cả đệm phosphate và carbonate là hợp chất quan trọng vì chúng giữ tinh dịch được ổn định. 2.2.2. Tinh trùng Tinh trùng được sinh ra từ những ống sinh tinh ở dịch hoàn. Tinh trùng là tế bào sinh dục đực (đây là tế bào duy nhất có khả năng tự vận động) đã hoàn chỉnh về hình thái, cấu tạo và đặc tính sinh lý, sinh hoá học bên trong và có khả năng thụ tinh. Nói cách khác tinh trùng là tế bào sinh dục đực đã qua kỳ phân chia giảm nhiễm, đã thành thục và có khả năng thụ tinh. 2.2.3. Hình thái- cấu tạo của tinh trùng. Hình thái tinh trùng của chó nói chung có dạng con nòng nọc. Chiều dài đầu gấp đôi chiều rộng và bề dày không đáng kể. Tinh trùng gồm 3 phần khác nhau: Đầu, cổ- thân, đuôi 4 * Phần đầu Trong màng trên cùng của đầu là hệ thống acrosom Phần trước của đầu được bao phủ một mũ mỏng, tức bao đầu (Galea Capitis). Dưới lớp này có cấu tạo hình dải gọi là thể ngọn. Trong bao đầu tập trung enzyme hyaluronidara, enzyme này giúp tinh trùng chui qua màng phóng xạ của trứng trong quá trình thụ tinh. Khi bảo tồn, hệ thống acrosom dễ bị trương phồng lên, rời khỏi đầu tinh trùng, làm tinh trùng mất khả năng thụ tinh, nhất là trong môi trường nhược trương. Sau hệ thống acrosom là nhân tinh trùng. Nhân chiếm 76,7-80,3%, nó là kho duy nhất chứa nhân tố di truyền của con đực. * Phần cổ- thân Phần cổ thân dính với phần đầu rất lỏng lẻo, điều đó phù hợp với quá trình thụ tinh là khi xâm nhập vào trứng thì cổ bị gẫy và đuôi rơi ra. Nhưng chính vì nó dễ bị đứt bởi tác động cơ giới, nhiệt và hoá chất dẫn đến giảm tỉ lệ thụ tinh hoặc tinh trùng không có khả năng thụ tinh. * Phần đuôi Bao quanh phần đuôi là màng chung của tinh trùng. Cấu tạo của đoạn đuôi gồm 2 sợi dọc ở trung tâm và 9 đôi sợi dọc khác bao quanh, ngoài ra còn có sợi xoắn, các sợi này được xếp theo như vòng tròn đồng tâm. Ở phía trên xếp mau hơn, to hơn và chúng được duỗi ra ở phần đuôi tạo thành chùm tơ đuôi. Chùm tơ đuôi không bi màng bao phủ, chúng được tự do hoạt động như một mái chèo giúp tinh trùng vận động. 2.2.4. Đặc tính của tinh trùng chó. a. Đặc tính chuyển động: Đuôi ngoằn ngoèo uốn khúc dao dộng gây xung động để tự tiến tới trước. Ngoài tinh trùng có đầu giống như quả lê nên tự nó chuyển động quanh trục của thân nó. Sự rung động của đuôi kết hợp với sự quay của trục giữa làm cho tinh trùng có khả năng vận động. + Các phương thức vận động: 5 -Vận động tiến thẳng: Đây là phương thức vận động đặc trưng của tinh trùng, có vectơ chuyển động không thay đổi. Chỉ có những tinh trùng chuyển động tiến thẳng mới có khả năng thụ tinh cho nên chỉ tiêu vận động tiến thẳng chính là chỉ tiêu đánh giá chất lượng tinh trùng. -Vận động xoay tròn: Đây là phương thức hoạt động với vectơ chuyển động thay đổi, do vậy chúng không có khả năng gặp được tế bào trứng trong đường sinh dục cái. -Vận động lắc lư: Đây là phương thức hoạt động không có vectơ, đó là tinh trùng vận động lắc lư tại chỗ, sức sống yếu nên cũng không có khả năng thụ tinh. b. Đặc tính lội ngược dòng nước: Tinh trùng chuyển động được nhờ đuôi lái, do đó nó có thể chuyển động ngược dòng nước và cũng có xu hướng lội ngược dòng nước. c. Đặc tính tiếp xúc: Đối với một vật lạ, tinh trùng có đặc tính bao vây xung quanh vật lạ ấy d. Đặc tính tiếp xúc với hoá chất: Trong ống dẫn trứng có tiết ra chất hoá học, kích thích tinh trùng hưng phấn, làm tinh trùng tập trung lại và tiến đến tế bào trứng. Chất hoá học này là chất fertilizing. e. Đặc tính tiếp xúc với điện: Trong ống dẫn trứng hay tử cung có một điện thế mà bản thân tinh trùng mang điện nên cũng có điện thế, đặc tính của dòng điện chạy từ cao tới thấp nên tinh trùng chuyển động có phương hướng nhất định. f. hô hấp Khả năng trao đổi chất: Sự trao đổi chất điển hình trong tinh trùng gồm có 2 phần: Glycose và + Glycose: pH tinh dịch bảo tồn trong invitro giảm dần theo thời gian, đó là vì tinh trùng phân huỷ fructose trong tinh thanh để tạo axit lactic, axit lactic được sản sinh theo con đường Ebden-meyerhof. 6 Trong điều kiện yếm khí một số axit lactic được sản sinh ra và đi vào chu trình tricacbonxylic và được phân huỷ thành cacbonic và nước. Chỉ số phân huỷ fructose được sử dụng để đánh giá chất lượng tinh dịch. + Hô hấp: Tinh trùng nhận năng lượng chủ yếu thông qua hô hấp trong điều kiện hiếu khí. Quá trình hô hấp của tinh trùng chủ yếu là sử dụng oxy để đốt cháy cơ chất có trong bản thân nó hoặc sẽ oxy hoá triệt để hơn đường có trong tinh dịch. 2.3. MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH HỌC TINH DỊCH CHÓ Nghiên cứu các đặc điểm sinh học tinh dịch của chó có vai trò rất quan trọng, là cơ sở khoa học để pha chế các môi trường pha loãng và đông lạnh. Căn cứ vào các chỉ tiêu sinh học tinh dịch, có thể đánh giá phẩm chất tinh dịch, giúp tuyển chọn được đực giống có phẩm giống tốt phục vụ cho thụ tinh nhân tạo và bảo tồn quỹ gen. Nghiên cứu về đặc điểm tinh dịch chó, Kojima (2001) đã nhận thấy rằng: thể tích tinh dịch và tổng số tinh trùng trong một lần lấy tinh thấp, nhưng nồng độ tinh trùng, hoạt lực, sức sống và hình thái của tinh trùng chó là tương đương với các loài khác. Một số chỉ tiêu sinh học tinh dịch đã được nghiên cứu: pH 7,6; thể tích tinh dịch 0,212 ml; nồng độ tinh trùng 361 triệu/ ml; tổng số tinh trùng 84 triệu/ ml; hoạt lực tinh trùng 77 %; sức sống tinh trùng 77 %; tỷ lệ tinh trùng kỳ hình 11 % (Đỗ Văn Thu, 2010). 2.3.1. Lượng tinh dịch (Vml) Lượng tinh dịch là số lượng tinh dịch xuất ra trong một lần lấy tinh (ml/lần). Salisbury (1987) lượng tinh dịch là chỉ tiêu kiểm tra đánh giá chất lượng tinh trùng. Lượng tinh dịch là chỉ tiêu về số lượng nhưng có ý nghĩa rất quan trọng về mặt sinh học, kỹ thuật và kinh tế. Lượng tinh dịch có liên quan đến khả năng thụ thai vì nó liên quan tới số lượng và chất lượng tinh trùng. Lượng tinh dịch là chỉ tiêu sản xuất sinh học nên chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố nội, ngoại cảnh, chính vì vậy mà lượng tinh dịch biến động ở mỗi cá thể trong cùng một giống và từng điều kiện khai thác. Nếu lấy tinh hai lần thì lượng tinh lần hai thường ít hơn lượng tinh lần một. Khoảng cách lấy tinh là một ngày cho lượng tinh ít hơn khi khoảng cách lấy tinh là hai ngày trở nên . 7 Lượng tinh không những phụ thuộc vào khoảng cách lấy tinh mà còn phụ thuộc vào độ tuổi, mùa vụ, chế độ dinh dưỡng… Theo Corteei (1997) (dẫn từ Đỗ Văn Thu, 2010) cho rằng lượng tinh dịch còn chịu ảnh hưởng của phương pháp lấy tinh. Lấy tinh bằng kích thích xung điện cho lượng tinh nhiều hơn lấy tinh bằng âm đạo giả, lượng tinh nhiều hay ít còn phụ thuộc vào tính dục của con đực và dụng cụ lấy tinh… Mùa vụ cũng ảnh hưởng đến lượng tinh dịch. Vào mùa sinh sản thì lượng tinh dịch của chó cao hơn mùa không sinh sản. Điều này chứng minh rằng trong mùa sinh sản thì hormone sinh dục đực Testosterol tăng, nó kích thích các tuyến sinh dục phụ tiết tinh thanh. 2.3.2. Hoạt lực tinh trùng (A%). Hoạt lực tinh trùng là chỉ sự vận động tiến thẳng của tinh trùng, đây là chỉ tiêu kiểm tra thường xuyên và là chỉ tiêu chất lượng của tinh dịch. Hoạt lực tinh trùng càng cao thì chất lượng tinh dịch càng tốt. Đỗ Văn Thu (2010), chứng minh sức sống của đời sau phụ thuộc vào sức sống của tinh trùng, tinh trùng có sức sống mạnh thì khả năng sinh trưởng phát dục, sức đề kháng với bệnh tật…của đời sau cao. Hoạt lực của tinh trùng là đặc điểm cơ bản của tinh trùng, chúng có liên quan đến khả năng thụ tinh của tinh trùng. Tinh trùng có hoạt lực tốt thì tỷ lệ thụ tinh cao và ngược lại. Hoạt lực tinh trùng phụ thuộc nhiều yếu tố nội, ngoại cảnh như: nhiệt độ môi trường, độ ẩm môi trường, giống, lứa tuổi… Nhiệt độ môi trường thích hợp để tinh trùng vận động là 35-37%. Nếu nhiệt độ cao thì làm cho tinh trùng bị chết, nhiệt độ thấp thì làm cho hoạt lực của tinh trùng giảm, thậm chí là ngừng hoạt động, đây là cơ sở để bảo tồn và đông lạnh tinh dịch chó. Theo Chemiheau (1991) và EvasG (1987) (dẫn từ Trần Xuân Khôi,2013), ở động vật hoạt động sinh sản diễn ra theo mùa, vì vậy vào mùa sinh sản thì hoạt lực của tinh trùng cao hơn hẳn vào mùa không sinh sản. Hoạt lực tinh trùng còn phụ thuộc vào cường độ lấy tinh và khoảng cách giữa hai lần lấy tinh. Theo Samsuddin (1997) (dẫn từ Trần Xuân Khôi, 2013) các lần lấy tinh khác nhau kế tiếp nhau 20 phút thì hoạt lự tinh trùng khác nhau 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất