Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn xác định tiêu chí phân vùng khai thác, vù...

Tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn xác định tiêu chí phân vùng khai thác, vùng hạn chế khai thác, vùng cấm khai thác nước dưới đất. áp dụng thử nghiệm cho vùng hạ lưu sông đồng nai sài gòn

.PDF
221
58
117

Mô tả:

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆN KHOA HỌC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN ------------------------------------------ BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN XÁC ĐỊNH TIÊU CHÍ PHÂN VÙNG KHAI THÁC, VÙNG HẠN CHẾ KHAI THÁC, VÙNG CẤM KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT. ÁP DỤNG THỬ NGHIỆM CHO VÙNG HẠ LƯU SÔNG ĐỒNG NAI - SÀI GÒN Chủ nhiệm đề tài: NGUYỄN TRỌNG HIỀN; NGUYỄN HỒNG QUANG Cơ quan chủ trì: VIỆN KHOA HỌC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN 7996 Hà Nội, 2009 BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆN KHOA HỌC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN -----------------------------------------Tập thể tác giả: KS. Nguyễn Trọng Hiền ThS. Nguyễn Hồng Quang ThS. Nguyễn Thạc Cường KS. Tống Thị Thu Hà PGS. TS. Phạm Quý Nhân TS. Bùi Trần Vượng TS. Đặng Đình Phúc BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN XÁC ĐỊNH TIÊU CHÍ PHÂN VÙNG KHAI THÁC, VÙNG HẠN CHẾ KHAI THÁC, VÙNG CẤM KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT. ÁP DỤNG THỬ NGHIỆM CHO VÙNG HẠ LƯU SÔNG ĐỒNG NAI - SÀI GÒN VIỆN KHOA HỌC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Nguyễn Trọng Hiền Hà Nội, 2009 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...............................................................................................................................7 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .........................................................................................7 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI.....................................................................................................7 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..................................................................................................8 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................................................8 CÁC SẢN PHẨM CHỦ YẾU ...............................................................................................9 ĐỊA CHỈ ỨNG DỤNG ..........................................................................................................9 KINH PHÍ VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN ...........................................................................9 TỔ CHỨC THỰC HIỆN .......................................................................................................9 LỜI CẢM ƠN......................................................................................................................10 PHẦN I CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN XÁC LẬP TIÊU CHÍ PHÂN VÙNG KHAI THÁC, VÙNG HẠN CHẾ VÀ VÙNG CẤM KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRONG MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN ĐIỂN HÌNH KHÁC NHAU ............................................11 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC TIÊU CHÍ PHÂN VÙNG KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT Đà ĐƯỢC ÁP DỤNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM ..................................12 1.1. Trên thế giới..............................................................................................................12 1.2. Ở Việt Nam...............................................................................................................14 CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT Ở VIỆT NAM................16 2.1. Sơ lược về tài nguyên nước dưới đất ở Việt Nam. ...................................................16 2.2. Hiện trạng khai thác nước dưới đất ở Việt Nam.......................................................17 Chương 3 ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT ...............19 3.1. Khai thác, sử dụng bền vững nước dưới đất .............................................................19 3.2. Các ảnh hưởng tiêu cực của việc khai thác nước dưới đất quá mức.........................20 3.2.1. Hạ thấp mực nước, giảm lưu lượng các nguồn lộ và dòng thoát ra các dòng sông suối và các khối nước mặt ...................................................................................21 3.2.2. Sụt lún bề mặt ....................................................................................................24 3.2.3. Thay đổi các thành phần dòng chảy dẫn đến suy giảm chất lượng nước ..........27 3.3. Đánh giá khả năng gây tác động tiêu cực của việc khai thác nước dưới đất quá mức .........................................................................................................................................28 3.3.1. Tác động của khai thác quá mức........................................................................28 3.3.2. Khái niệm mức độ nhạy cảm của tầng chứa nước đối với khai thác quá mức ..29 3.4. Rủi ro của suy thoái nước dưới đất do khai thác quá mức và những lựa chọn để giảm thiểu tác động..........................................................................................................30 3.5. Tác động của hạ thấp mực nước dưới đất đến xã hội ...............................................33 Chương 4 TIÊU CHÍ PHÂN VÙNG KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT Ở MỘT SỐ VÙNG ĐẶC TRƯNG CỦA VIỆT NAM............................................................................34 4.1. Đồng bằng Bắc Bộ ....................................................................................................34 4.1.1 Các vấn đề nước dưới đất vùng đồng bằng Bắc Bộ............................................34 4.1.2. Các chỉ tiêu phân vùng khai thác, hạn chế khai thác và cấm khai thác .............35 4.1.3. Lựa chọn các chỉ tiêu phân vùng khai thác........................................................36 4.2. Vùng duyên hải miền Trung .....................................................................................38 4.2.1. Tổng quan về nguồn nước dưới đất ...................................................................38 2 4.2.2. Xác lập các tiêu chí phân vùng khai thác, hạn chế khai thác, cấm khai thác.....39 4.2.2.1. Các vấn đề lên quan tới cạn kiệt và suy giảm chất lượng nước dưới đất trong vùng ..........................................................................................................39 4.2.2.2. Lựa chọn tiêu chí để phân vùng khai thác, hạn chế khai thác và cấm khai thác. ..................................................................................................................41 4.3. Tây Nguyên...............................................................................................................43 4.3.1. Đặc điểm khai thác nước dưới đất .....................................................................43 4.3.2. Suy giảm về chất của nguồn nước dưới đất.......................................................44 4.3.3. Suy giảm về lượng của nguồn nước dưới đất ....................................................45 4.3.4. Các tác động môi trường do khai thác nước dưới đất........................................46 4.3.5. Các tiêu chí phân vùng khai thác nước dưới đất................................................48 4.4. Tây Nam Bộ..............................................................................................................48 4.4.1. Đặc điểm khai thác nước dưới đất .....................................................................48 4.4.2. Suy giảm về lượng nguồn nước dưới đất...........................................................48 4.4.3. Ô nhiễm nguồn nước dưới đất ...........................................................................49 4.4.4. Nhiễm mặn nước dưới đất .................................................................................49 4.4.5. Các tác động môi trường do khai thác nước dưới đất........................................49 KẾT LUẬN..........................................................................................................................51 PHẦN II ÁP DỤNG THỬ NGHIỆM PHÂN VÙNG KHAI THÁC, VÙNG HẠN CHẾ VÀ VÙNG CẤM KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÙNG HẠ LƯU SÔNG ĐỒNG NAI - SÀI GÒN ...........................................................................................................................52 MỞ ĐẦU .............................................................................................................................53 Chương 1 KHÁI QUÁT VÙNG NGHIÊN CỨU................................................................54 1.1. Điều kiện tự nhiên.....................................................................................................54 1.1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên....................................................................................54 1.1.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới địa lý hành chính.........................................54 1.1.1.2. Đặc điểm địa hình ...........................................................................55 1.1.1.3. Đặc điểm thủy văn ..........................................................................55 1.1.2. Đặc điểm khí tượng, khí hậu..............................................................................56 1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội..........................................................................................57 1.2.1. Dân cư................................................................................................................57 1.2.2. Kinh tế................................................................................................................57 1.2.3. Giao thông..........................................................................................................58 1.3. Tình hình nghiên cứu địa chất, địa chất thuỷ văn .....................................................58 Chương 2 ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN NƯỚC.................................................................61 2.1. Nước mặt ..................................................................................................................61 2.1.1. Đặc điểm dòng chảy mặt ...................................................................................61 2.1.3. Hiện trạng chất lượng nước mặt ........................................................................63 2.1. 4. Xâm nhập mặn và chua phèn ............................................................................67 2.1.4.1. Xâm nhập mặn ................................................................................67 2.1.4.2. Đặc điểm chua phèn........................................................................69 2.2. Nước dưới đất ...........................................................................................................69 2.2.1. Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích nhiều nguồn gốc holocen (qh)..............69 2.2.2. Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích pleistocen trên (qp3) .............................70 2.2.3. Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích pleistocen giữa - trên (qp2-3).................71 2.2.4. Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích pleistocen dưới (qp1) ............................72 2.2.5. Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích pliocen trên (n22) ..................................72 3 2.2.6. Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích pliocen dưới (n21) .................................73 2.2.7. Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích miocen trên (n13) ..................................74 2.2.8. Tầng chứa nước khe nứt các đá trầm tích phun trào jura - kreta (j3-k) ..............75 2.2.9. Tầng chứa nước khe nứt các đá trầm tích jura (j1 – 3).........................................75 Chương 3 TRỮ LƯỢNG KHAI THÁC TIỀM NĂNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT......................77 3.1. Phân loại nước dưới đất ............................................................................................77 3.2. Phương pháp đánh giá trữ lượng khai thác tiềm năng NDĐ ....................................77 3.3. Kết quả đánh giá trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất: ..............................79 3.3.1. Trữ lượng động ..................................................................................................79 3.3.2. Trữ lượng tĩnh khai thác ....................................................................................79 3.3.3. Trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất ...................................................79 Chương 4 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NHIỄM MẶN, NHIỄM BẨN NƯỚC DƯỚI ĐẤT .............................................................................................................................................81 4.1. Tầng chứa nước pleistocen trên (qp3) .......................................................................81 4.1.1. Hiện trạng nhiễm mặn........................................................................................81 4.1.2. Hiện trạng nhiễm bẩn.........................................................................................82 4.2. Tầng chứa nước pleistocen giữa - trên (qp2-3) ..........................................................83 4.2.1. Hiện trạng nhiễm mặn........................................................................................83 4.2.2. Hiện trạng nhiễm bẩn.........................................................................................84 4.3. Tầng chứa nước pleistocen dưới (qp1)......................................................................85 4.3.1. Hiện trạng nhiễm mặn........................................................................................86 4.3.2. Hiện trạng nhiễm bẩn.........................................................................................87 4.4. Tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích pliocen trên (n22)................................88 4.4.1. Hiện trạng nhiễm mặn........................................................................................88 4.4.2. Hiện trạng nhiễm bẩn.........................................................................................89 4.5. Tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích pliocen dưới (n21)...............................90 4.5.1. Hiện trạng nhiễm mặn........................................................................................90 4.5.2. Hiện trạng nhiễm bẩn.........................................................................................91 4.6. Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích miocen trên (n13) .........................................92 4.6.1. Hiện trạng nhiễm mặn........................................................................................92 4.6.1. Hiện trạng nhiễm bẩn.........................................................................................93 Chương 5 HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT .............................................................................................................................................95 5.1. Thành phố Hồ Chí Minh...........................................................................................95 5.2. Tỉnh Bình Dương ......................................................................................................98 5.3. Tỉnh Đồng Nai ........................................................................................................100 5.4. Tỉnh Long An..........................................................................................................104 5.5. Tỉnh Tiền Giang......................................................................................................111 Chương 6 PHÂN VÙNG KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT ...........................................113 6.1. Ảnh hưởng của khai thác nước dưới đất.................................................................113 6.1.1. Hạ thấp mực nước............................................................................................113 6.1.2. Xâm nhập mặn .................................................................................................116 6.1.3. Sụt lún bề mặt ..................................................................................................118 6.2. Tính nhạy cảm của các tầng chứa nước đối với các tác động tiêu cực do khai thác nước ...............................................................................................................................120 6.3. Lựa chọn các tiêu chí phân vùng khai thác.............................................................122 6.4. Phân vùng khai thác nước dưới đất.........................................................................123 6.4.1. Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích pleistocen giữa - trên (qp2-3)...............123 6.4.2. Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích pleistocen dưới (qp1). .........................125 4 6.4.3. Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích pliocen trên (n22). ...............................127 6.4.4. Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích pliocen dưới (n21). ..............................129 6.4.5. Phức hệ chứa nước lỗ hổng các trầm tích miocen trên (n13)............................130 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................................................133 Kết luận..............................................................................................................................133 Kiến nghị............................................................................................................................134 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................135 5 CÁC THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA Phân vùng khai thác nước dưới đất là xác định, khoanh định diện tích các vùng khai thác, vùng hạn chế và vùng cấm khai thác nước dưới đất. Vùng cấm khai thác là vùng cấm xây dựng mới công trình khai thác nước dưới đất, tăng lưu lượng của các công trình khai thác nước dưới đất hiện có. Vùng hạn chế khai thác là vùng hạn chế xây dựng mới công trình khai thác nước dưới đất. Ô nhiễm nguồn nước dưới đất là sự biến đổi chất lượng nguồn nước dưới đất về thành phần vật lý, hóa học, sinh học làm cho nguồn nước không còn phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn nước ngoài được Nhà nước Việt Nam cho phép áp dụng. Suy thoái nguồn nước là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của nguồn nước. Sự suy giảm về số lượng của nguồn nước dưới đất được hiểu là sự giảm đi của mực nước dưới đất, giảm lưu lượng của các tầng chứa nước, giảm lưu lượng ở các giếng khoan khai thác… Trữ lượng khai thác tiềm năng hoặc trữ lượng có thể khai thác của một vùng là lượng nước có thể khai thác từ các tầng chứa nước và chứa nước yếu trong vùng đó mà không làm suy thoái, cạn kiệt nguồn nước và biến đổi môi trường vượt quá mức cho phép. Quan trắc nước dưới đất là quá trình đo đạc, theo dõi một cách có hệ thống về mực nước, lưu lượng và các chỉ tiêu chất lượng của nguồn nước dưới đất nhằm cung cấp thông tin phục vụ việc đánh giá hiện trạng, diễn biến số lượng, chất lượng và các tác động khác đến nguồn nước dưới đất. 6 MỞ ĐẦU Cùng với sự phát triển của nền kinh tế của đất nước, nhu cầu nước cho ăn uống sinh hoạt, sản xuất và nhu cầu khác của xã hội ngày một tăng. Để khai thác hiệu quả vững bền tài nguyên nước dưới đất cần tiến hành quản lý, xác lập các biện pháp khai thác hiệu quả lâu dài, vững bền tài nguyên nước dưới đất. Tài nguyên nước dưới đất ở Việt Nam có thể được khai thác phục vụ yêu cầu ăn uống, sinh hoạt quy mô vừa và lớn cho một số vùng. Tổng trữ lượng nước dưới đất ở Việt Nam hiện nay là 132 triệu m3/ngày.đêm, tức khoảng 48 km3/năm, nghĩa là chỉ chiếm 5% tổng lượng dòng chảy chung hay 25% lượng dòng mặt phát sinh tại lãnh thổ Việt Nam. Song trong hiện tại nước dưới đất mới chỉ được khai thác khoảng 5% tổng trữ lượng trên. Điều đó chứng tỏ nước dưới đất là tài nguyên rất dồi dào và cần được khai thác nhiều hơn nữa để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, khả năng cung cấp của tài nguyên nước dưới đất cũng như công suất của các công trình lấy nước phụ thuộc vào các thông số địa chất thủy văn của đất đá, cấu trúc địa chất, điều kiện thủy động lực và phụ thuộc chặt chẽ vào sự phân bố cũng như kết cấu của các công trình khai thác nước. Vì vậy nếu thiếu quản lý, bố trí các công trình khai thác không hợp lý cũng gây ra hậu quả không mong muốn như: i) Mực nước hạ thấp quá mức; ii) Suy thoái chất lượng nước (nhiễm bẩn, xâm nhập mặn); iii) Sụt lún mặt đất; và iv) Tranh chấp giữa các đơn vị khai thác. Trong quản lý tài nguyên nước dưới đất và quy hoạch nước dưới đất cần tiến hành phân vùng khai thác nước dưới đất. Phân vùng khai thác nước dưới đất là cơ sở kỹ thuật quan trọng để xác định các biện pháp khai thác hữu hiệu nước dưới đất, các biện pháp bảo vệ nước dưới đất cũng như là cơ sở để cấp phép khai thác tài nguyên nước dưới đất. Để phục vụ tốt công tác quản lý nước dưới đất nhằm khai thác vững bền nước dưới đất việc phân vùng phải được thực hiện trên cơ sở các chỉ tiêu được thiết lập một cách khoa học. Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn xác định tiêu chí phân vùng khai thác, vùng hạn chế khai thác, vùng cấm khai thác nước dưới đất. Áp dụng thử nghiệm cho vùng hạ lưu sông Đồng Nai - Sài Gòn” được thực hiện nhằm đáp ứng các yêu cầu nêu trên. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Nước ta đang trong thời kỳ thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhu cầu sử dụng nước, đặc biệt là nước dưới đất đang ngày càng gia tăng trên rất nhiều khu vực đô thị và khu công nghiệp. Hàng năm số lượng đề án thăm dò ngày càng nhiều, theo đó là số lượng cấp phép khai thác cũng tăng lên đáng kể. Để có cơ sở quản lý cấp phép khai thác hợp lý nhằm bảo vệ tài nguyên nước dưới đất đòi hỏi phải xây dựng qui trình phân vùng khai thác nước dưới đất. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI - Xác lập phương pháp luận, tiêu chí phân vùng khai thác, vùng hạn chế và vùng cấm khai thác nước dưới đất; 7 - Đề xuất phương pháp xác định tiêu chí phân vùng trong một số điều kiện điển hình khác nhau. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Phân tích, lựa chọn các tiêu chí để xác định vùng khai thác, vùng hạn chế khai thác và vùng cấm khai thác nước dưới đất; - Xây dựng tiêu chí phân vùng khai thác sử dụng hợp lý nước dưới đất thuộc hạ lưu sông Đồng Nai - Sài Gòn. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện các nhiệm vụ trên, đề tài áp dụng các phương pháp sau : Phương pháp kế thừa truyền thống: Là phương pháp đầu tiên được áp dụng. tài nguyên nước dưới đất trên lãnh thổ Việt Nam hiện đã và đang được khai thác sử dụng rộng rãi và đã có nhiều công trình nghiên cứu, đánh giá phục vụ cho các mục đích khác nhau. Vì vậy, các tác giả đã tổng hợp, tiếp thu kế thừa các thành quả của các dự án, các công trình nghiên cứu từ trước đến nay để phục vụ cho mục tiêu đề tài. Phương pháp điều tra, khảo sát bổ sung, kiểm chứng: Đề tài đã tiến hành 01 đợt khảo sát thực địa nhằm bổ sung và kiểm chứng các thông tin về tiềm năng nước dưới đất, hiện trạng khai thác sử dụng cũng như nhu cầu sử dụng nước và ảnh hưởng của việc phát triển kinh tế - xã hội đến tài nguyên nước dưới đất. Phương pháp chuyên gia: Phạm vi đề tài thực hiện trên toàn lãnh thổ Việt Nam, nên đề tài đã tập hợp và xin ý kiến các chuyên gia trong cả nước thuộc các lĩnh vực khác nhau liên quan tới việc đánh giá tiềm năng, khai thác sử dụng và tính bền vững. Đây là một trong những phương pháp đã đem lại hiệu quả cao trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Phương pháp xác suất thống kê: Đề tài đã tập hợp, thống kê toàn bộ hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên nước dưới đất ở 64 tỉnh thành trên phạm vi toàn quốc. Phương pháp mô hình số, mô hình hóa: Được áp dụng trong việc tính toán đánh giá trữ lượng nước dưới đất ở từng vùng và đơn vị cụ thể. Phương pháp phân tích thí nghiệm: Đã được áp dụng trong việc phân tích kiểm tra, bổ sung đánh giá chất lượng nước dưới đất ở những vùng, khu vực còn thiếu số liệu hoặc số liệu chưa rõ ràng. Các phương pháp đánh giá ảnh hưởng các tác động môi trường: Được áp dụng trong việc phân tích, đánh giá các tác động của hoạt động phát triển kinh tế xã hội đến tài nguyên môi trường nước dưới đất. Sử dụng thông tin GIS: Được áp dụng để phân tích, đánh giá các thông tin, xây dựng các bản đồ, sơ đồ, biểu đồ cần thiết cho đề tài. Phương pháp chồng ghép: Phương pháp này được áp dụng trong khâu phân vùng khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất. 8 CÁC SẢN PHẨM CHỦ YẾU - Báo cáo thuyết minh kết quả nghiên cứu của đề tài. - Dự thảo quy trình phân vùng khai thác, hạn chế khai thác và cấm khai thác nước dưới đất. - Bản đồ phân vùng khai thác, vùng hạn chế khai thác, vùng cấm khai thác nước dưới đất vùng hạ lưu sông Đồng Nai - Sài Gòn. ĐỊA CHỈ ỨNG DỤNG - Kết quả và sản phẩm của đề tài được chuyển giao cho các cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động khoa học công nghệ theo quy định (Bộ Khoa học Công nghệ và Bộ Tài nguyên và Môi trường) - Chuyển giao cơ quan quản lý Nhà nước về tài nguyên nước dưới đất để tiếp tục hoàn thiện và ban hành quy trình phân vùng khai thác nước dưới đất. KINH PHÍ VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN Đơn vị: triệu đồng Nguồn kinh phí Tổng kinh phí Trong đó - Năm thứ nhất: - Năm thứ hai: Trong đó Công lao Nguyên, Tổng Thiết động vật liệu, số bị máy (khoa năng móc học, lượng phổ thông) 690,304 515,724 14 12,15 150,000 83,2 540,304 438,524 7,1 6,9 Xây dựng, sửa chữa nhỏ Chi khác 0 148,43 0 12,15 59,7 88,73 Thời gian thực hiện: 24 tháng (từ tháng 1/2008 đến hết tháng 12/2009) TỔ CHỨC THỰC HIỆN Cơ quan chủ trì: Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Hồng Quang (từ tháng tháng 1 năm 2008 đến tháng 2 năm 2009) KS. Nguyễn Trọng Hiền (từ tháng 3 năm 2009 đến tháng 12 năm 2009) Các cán bộ tham gia nghiên cứu: (Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản) ThS. Nguyễn Thạc Cường KS. Tống Thị Thu Hà ThS. Dương Mạnh Hùng KS. Tạ Hùng Cường 9 KS. Nguyễn Quốc Khánh KS. Nguyễn Quốc Hiệp KS. Nguyễn Bích Hồng KS. Đặng Thị Huyền Cơ quan phối hợp chính: - Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội: PGS. TS. Phạm Quý Nhân; - Liên đoàn Điều tra và Qui hoạch Tài nguyên nước Miền Nam: TS. Bùi Trần Vượng; - Hội địa chất thủy văn Việt Nam: TS. Đặng Đình Phúc. LỜI CẢM ƠN Tập thể tác giả xin chân thành cảm ơn Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Vụ Khoa học và Công Nghệ, Cục Quản lý Tài nguyên nước - Bộ Tài nguyên và Môi Trường, các cơ quan phối hợp và hợp tác, các nhà khoa học, các nhà quản lý và tất cả các đồng nghiệp đã quan tâm, giúp đỡ, chỉ đạo và đóng góp ý kiến để đề tài hoàn thành nhiệm vụ được giao. Vì nhiều lý do khác nhau Đề tài chắc không thể tránh được những sai sót, rất mong sự góp ý của các nhà chuyên môn, các nhà khoa học để báo cáo được hoàn thiện hơn./. 10 PHẦN I CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN XÁC LẬP TIÊU CHÍ PHÂN VÙNG KHAI THÁC, VÙNG HẠN CHẾ VÀ VÙNG CẤM KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRONG MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN ĐIỂN HÌNH KHÁC NHAU 11 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC TIÊU CHÍ PHÂN VÙNG KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT Đà ĐƯỢC ÁP DỤNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM Để có thể xây dựng được các chỉ tiêu một cách khoa học, trước hết phải đánh giá tổng quan về các chỉ tiêu phân vùng khai thác nước dưới đất đã được áp dụng ở trên thế giới và Việt Nam và từ đó rút ra các ưu nhược điểm, các tồn tại trong việc xác lập các chỉ tiêu phân vùng để xây dựng các chỉ tiêu phân vùng một cách hợp lý, khoa học. 1.1. Trên thế giới Trên thế giới, việc phát triển cơ sở khoa học và thực tiễn để xác định các tiêu chí phân vùng khai thác tài nguyên nước đã được bắt đầu khá sớm và được xem xét tương đối toàn diện. Từ những năm 1960 của thế kỷ trước, với sự cố gắng của Chương trình thập niên thủy văn thuộc tổ chức UNESCO, tiếp theo là các giai đoạn của Chương trình thủy văn Quốc tế, các tổ chức FAO và UNEP đã đưa ra được một vài chỉ dẫn quan trọng về mặt phương pháp luận trong việc xác định các tiêu chí về phân vùng khai thác nước dưới đất. Gần đây nhất, trong năm 2007 trong báo cáo “Các chỉ thị bền vững của nước dưới đất” nhóm hợp tác nghiên cứu của UNESCOIAEA-IAH đã chọn lọc và đưa ra được danh sách 10 chỉ thị về sự bền vững của tài nguyên nước dưới đất bao gồm: • Tỷ lệ tài nguyên nước dưới đất có thể phục hồi trên đầu người trong một năm (m3/năm); • Tỷ lệ giữa tổng lượng khai thác nước dưới đất trên tổng lượng bổ cập cho nước dưới đất; • Tỷ lệ giữa lượng khai thác nước dưới đất và trữ lượng có thể khai thác được của nước dưới đất; • Tỷ lệ phần trăm của nước dưới đất tham gia vào trong tổng lượng nước phục vụ cho cấp nước ăn uống và sinh hoạt ở mức độ Quốc gia; • Suy giảm nước dưới đất; • Tỷ lệ giữa tổng trữ lượng nước dưới đất không phục hồi được, có thể khai thác trên tổng lượng khai thác hàng năm nước dưới đất không phục hồi được (nước dưới đất không phục hồi được là nước không có nguồn bổ cập hoặc có thì rất nhỏ không đáng kể); • Khả năng tự bảo vệ của nước dưới đất khỏi nhiễm bẩn; • Chất lượng nước dưới đất; • Các đòi hỏi về xử lý nước dưới đất; • Mức độ phụ thuộc của dân số nông nghiệp vào nước dưới đất (tỷ lệ % dân số nông nghiệp phụ thuộc vào nước dưới đất cho các hoạt động nông nghiệp và tổng dân số của vùng). Cũng trong báo cáo này các tác giả đã đưa ra khía cạnh kinh tế xã hội của các chỉ tiêu nói trên. 12 Năm 2004, trong báo cáo của UNESCO “Sử dụng nước dưới đất” tác giả Ramón Llamas cũng đã phân tích các lợi ích kinh tế - xã hội của việc khai thác, sử dụng nước dưới đất. Đồng thời tác giả cũng đưa ra các vấn đề cấp bách đối với xã hội và môi trường cũng như các nguyên tắc cơ bản của việc khai thác, sử dụng nước dưới đất. Trong báo cáo của chương trình môi trường Quốc tế (UNEP) vào năm 2003 “Nước dưới đất và mức độ nhạy cảm đối với suy giảm: Đánh giá vấn đề chung và các lựa chọn để quản lý” của nhóm tác giả thuộc Cục địa chất Anh cũng đã đưa ra các vấn đề trữ lượng an toàn và các ảnh hưởng tiêu cực của việc khai thác nước dưới đất quá mức và rủi ro của suy giảm nước dưới đất do khai thác quá mức. Cũng trong báo cáo này các tác giả cũng đã phân tích tác động tiêu cực của các hoạt động kinh tế xã hội đối với nước dưới đất và đề xuất các chiến lược quản lý nước dưới đất. Tóm lại, với kết quả của các báo cáo nêu trên cùng nhiều báo cáo khác, cho thấy: - Việc khai thác sử dụng nước dưới đất mang lại rất nhiều lợi ích kinh tế xã hội với các lý do: • Các tầng chứa nước là các nguồn nước thuận tiện bởi vì chúng là các bồn chứa tự nhiên dưới lòng đất có dung tích vô cùng lớn. • Các tầng chứa nước được bảo vệ khỏi ô nhiễm một cách tự nhiên vì vậy chúng thường có chất lượng tốt hơn, an toàn hơn so với các nguồn nước mặt chưa được xử lý. • Khai thác sử dụng nước dưới đất tương đối dễ và có giá thành rẻ. - Tuy nhiên việc khai thác nước dưới đất có thể gây ra một số hậu quả không mong muốn: • Hạ thấp mực nước. • Suy giảm chất lượng nước. • Sụt lún bề mặt địa hình. • Giảm lưu lượng các nguồn lộ, giảm lưu lượng thoát ra các dòng mặt, giảm nguồn cấp đối với các khối nước mặt • Thay đổi hệ sinh thái các vùng ngập nước có sự tồn tại được đảm bảo bởi sự cung cấp của nước dưới đất Với những hậu quả nêu trên sẽ gây các tác động với kinh tế xã hội: tăng giá thành đầu tư cho công nghệ và kỹ thuật để khai thác nước dưới đất hoặc phải thay thế bằng nguồn nước khác. Đây cũng không phải là vấn đề lớn đối với những vùng mà nước dưới đất chưa được sử dụng rộng rãi, nguồn nước thay thế sẵn có và giá thành thay thế nguồn cung cấp mới không tăng nhiều. Tuy nhiên, có rất nhiều nơi nước dưới đất là nguồn cung cấp duy nhất và việc thay thế đòi hỏi giá thành đầu tư phải tăng rất nhiều thì nước dưới đất có giá trị vô cùng to lớn. Hơn nữa, không thể bỏ qua các lợi ích đối với xã hội của nước dưới đất trong việc duy trì đa dạng sinh học. 13 Trên đây là những công trình rất quý giá để có thể sử dụng vào việc nghiên cứu và xác định tiêu chí phân vùng khai thác nước dưới đất tại Việt Nam. 1.2. Ở Việt Nam Mặc dù việc khai thác nước dưới đất ở nước ta được tiến hành khá sớm. Song việc khai thác tài nguyên nước dưới đất mới diễn ra mạnh trong khoảng hai chục năm gần đây, đồng thời việc quản lý Tài nguyên nước dưới đất cũng mới được tiến hành một cách tương đối chặt chẽ hơn chục năm gần đây. Quy định mới nhất về bảo vệ tài nguyên nước dưới đất được Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Quyết định số 15/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chính thức đưa ra các quy định và căn cứ để xác định vùng cấm, vùng hạn chế xây mới các công trình khai thác nước dưới đất. Mặc dù vậy, cho tới nay cũng chưa có một bản đồ phân vùng khai thác nước ở cấp khu vực cấp lưu vực cũng như trên địa bàn một tỉnh, hoặc một huyện ở các tỷ lệ khác nhau được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên, quy định nói trên có thể coi là cơ sở khá hữu ích cho công tác phân vùng khai thác nước dưới đất. Hiện nay ở một số vùng trên khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Bắc Bộ việc khai thác nước dưới đất diễn ra khá mạnh, mực nước dưới đất ngày càng hạ thấp. UBND một số tỉnh đã ra các quyết định quy định hạn chế khai thác, hoặc cấm mở rộng việc khai thác ở một số vùng đối với một số tầng chứa nước. Cụ thể là: - UBND tỉnh Tiền Giang đã ra quyết định cấm khoan các giếng khoan khai thác với quy mô nhỏ trong tầng chứa nước pleistocen. - UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã ra Quyết định số 69/2007/QĐ-UBND ngày 03/5/2007 về ban hành Quy định hạn chế và cấm khai thác nước dưới đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Quy định này cũng dựa trên các tiêu chí về khả năng đáp ứng của hệ thống cấp nước hiện có, mực nước hạ thấp, khả năng gây tác động tới môi trường và tầng chứa nước, khả năng xâm nhập mặn cũng như nguy cơ ô nhiễm để xác định khu vực cấm khai thác, hạn chế khai thác. Tuy nhiên, quy định khu vực hạn chế khai thác nước căn cứ vào khả năng đáp ứng của hệ thống cấp nước là chưa rõ hệ thống cấp nước hiện tại hay cả hệ thống cấp nước trong tương lại. Nếu chỉ căn cứ vào khả năng cấp nước của hệ thống cấp nước hiện tại thì với vùng có nguồn nước dưới đất hạn chế, hệ thống cấp nước hiện tại chưa có, song nguồn nước mặt hoàn toàn có thể đáp ứng yêu cầu nước, hoặc trong tương lai sẽ có hệ thống cấp nước vậy có cần hạn chế khai thác trong vùng này không. Quy định này có lẽ chỉ phù hợp với một số khu vực của thành phố Hồ Chí Minh. Nên chăng khi quy định vùng hạn chế khai thác không chỉ xem xét khả năng đáp ứng của hệ thống đường ống cấp nước mà phải xét thêm về nguồn nước, khả năng đáp ứng của cả nguồn nước mặt, nước dưới đất, khả năng ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước cũng như nhu cầu nước cho ăn uống sinh hoạt của vùng. Việc cấm khai thác nước trong vùng đã bị ô nhiễm (ví dụ về hàm lượng nitơ) là chưa hợp lý. Vì khi nước dưới đất có hàm lượng của một hoặc vài chỉ tiêu nào đó vượt giới hạn cho phép thì xử lý trước khi sử dụng. Chỉ nên cấm khi việc khai thác làm tăng ô nhiễm nước dưới đất tới mức không kiểm soát được. 14 Việc cấm khai thác nước dưới đất trong các khu vực có hiện tượng sụt lún đất xung quanh công trình khai thác chưa rõ ràng. Cần xem xét nguyên nhân sụt lún do mực nước hạ thấp quá mức, hay do kết cấu công trình khai thác không đảm bảo, lượng cát chảy vào công trình quá mức cho phép làm lún đất. Quy định thời hạn cấm và hạn chế khai thác cho các vùng chưa được đề cập trong quy định này. Như vậy có thể nói các quy định pháp lý do cấp trung ương ban hành quy định về phân vùng khai thác nước dưới đất là chưa có. Trong một số vùng do khai thác phát triển khá mạnh, mực nước dưới đất ở một số tầng chứa nước đã bị hạ thấp khá lớn, để quản lý tài nguyên nước dưới đất một số địa phương đã ra các quyết định quy định các vùng. Các tầng chứa nước không được khai thác, hoặc hạn chế khai thác. Tuy nhiên cơ sở khoa học cho việc xây dựng các quy định này là còn chưa đầy đủ. Việc phân vùng khai thác nước dưới đất mới chỉ được tiến hành rải rác trong một số đề tài nghiên cứu khoa học, các quy hoạch khai thác nước dưới đất hoặc được một số địa phương tiến hành một cách sơ bộ để phục vụ cho công tác quản lý tài nguyên nước dưới đất. Để phục vụ tốt công tác quản lý nước dưới đất nhằm khai thác vững bền nước dưới đất việc phân vùng phải được thực hiện trên cơ sở các tiêu chí được thiết lập một cách khoa học. Đánh giá một cách sơ bộ về tài nguyên nước và tình hình khai thác nước, các tác động xấu của việc khai thác nước tới bản thân tầng chứa nước và môi trường cũng như ảnh hưởng của các tác động này đến kinh tế xã hội sẽ là cơ sở phục vụ việc xác lập các tiêu chí phân vùng khai thác nước dưới đất. 15 CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT Ở VIỆT NAM 2.1. Sơ lược về tài nguyên nước dưới đất ở Việt Nam. Việt nam có nguồn nước dưới đất khá phong phú, song phân bố không đều theo không gian và thời gian. Kết quả đánh giá sơ bộ cho thấy tổng trữ lượng động nước dưới đất các tháng mùa kiệt là khoảng gần 2000 m3/s. Lớn nhất là khu vực Đông Bắc chiếm 23,6 %, còn nhỏ nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long chiếm 2,3 %. Lượng nước dưới đất (trữ lượng động) bình quân tính theo đầu người là 746 m3. Lớn nhất là khu vực Tây Bắc 3970 m3 và nhỏ nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long 84 m3. Xét về lượng nước dưới đất có trên 1 km2 thì Việt Nam là nước có nguồn nước dưới đất khá phong phú tuy nhiên do mật độ dân số lớn cho nên lượng nước dưới đất trên đầu người thì thuộc loại nhỏ của thế giới. Nước dưới đất tồn tại trong cả bốn loại tầng chứa nước: lỗ hổng, khe nứt, khe nứt lỗ hổng và khe nứt cactơ và phân bố không đều theo không gian và thời gian. Một số tầng chứa nước có sự phân bố không chỉ trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam mà còn phân bố trên cả các nước láng giềng. Các tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Neogen và một phần của trầm tích Pleistocen ở đồng bằng sông Cửu Long có sự phân bố cả trên đất Campuchia, và có một phần diện tích của miền cung cấp trên đất Campuchia. Các tầng chứa nước Cacbonat có diện phân bố không chỉ trên lãnh thổ nước ta mà còn cả ở Lào và Trung Quốc. Vì vậy việc khai thác nước ở các tầng này của nước ta và các nước láng giềng là có ảnh hưởng lẫn nhau. Các bảng dưới chỉ ra kết quả đánh giá sơ bộ về trữ lượng động của nước dưới đất của các vùng và các thành hệ: Bảng I.2.1: Trữ lượng động tính theo lưu lượng trung bình tháng kiệt nhất Trữ lượng động tính theo lưu lượng trung bình tháng kiệt nhất Vùng F (km2) môđun (l/s*km2) m3/s l/s m3/ngày triêu m3/năm Tỷ lệ Tây Bắc 37.553 8,3 311.689,9 311,7 26.930.007 9.829,5 0,156 Đông Bắc 64.025 7,67 491.071,8 491,1 42.428.599 15.486,0 0,246 Đồng Bằng sông Hồng 14.862 5,29 78.619,98 78,62 6.792.766 2.479,4 0,039 Bắc Trung Bộ 51.552 5,53 285.082,6 285,1 24.631.133 8.990,4 0,143 Duyên Hải Nam Trung Bộ 34.366 6,14 211.007,2 211,0 18.231.026 6.654,3 0,106 Tây Nguyên 54.659 7,3 399.010,7 399,0 34.474.524 12.583,0 0,200 16 Trữ lượng động tính theo lưu lượng trung bình tháng kiệt nhất Vùng F (km2) Đông Nam Bộ 33.607 Tây Nam Bộ 40.604 Tổng 331.228 môđun (l/s*km2) m3/ngày triêu m3/năm Tỷ lệ 170,1 14.692.443 5.362,7 0,085 46,3 3.999.999 1.460,0 0,023 m3/s l/s 5,06 170.051,4 1.993,0 172.000.000 62.846,0 1,000 Bảng I.2.2: Trữ lượng động các thành hệ chứa nước. Thành hệ Trữ lượng động ( m3/s) Tỷ lệ so với tổng các thành hệ Bở rời 258,9 0,13 Phun trào 134,8 0,07 Lục nguyên 378,5 0,19 Cacbonat 129,0 0,06 Biến chất 399,9 0,20 Hỗn hợp 281,4 0,14 Xâm nhâp 410,5 0,21 Tổng 1.992,8 1,00 Bë rêi X©m nh©p Phun trµo Hçn hîp Lôc nguyªn Cacbonat BiÕn chÊt Hình I.2.1: Đồ thị phân bố trữ lượng động trong các thành hệ chứa nước 2.2. Hiện trạng khai thác nước dưới đất ở Việt Nam. Do sự phát triển mạnh của nền kinh tế quốc dân, nhu cầu nước ngày một tăng, bên cạnh đó các nguồn chất thải cũng ngày càng tăng, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt ngày càng nghiêm trọng, vì vậy nhu cầu sử dụng nước dưới đất ngày càng lớn là điều tất yếu. Ví dụ, tại nội thành Hà Nội nhu cầu nước tới năm 17 2010 là 1,046 triệu m3/ngày và tới 2020 là 1,4 triệu m3/ngày. Lượng nước khai thác cũng ngày một tăng, thí dụ tại Hà Nội năm 1978 là 164.000 m3/ngày tới năm 2006 là 828.752 m3/ngày. Tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 1990 là dưới 100.000 m3/ngày tới năm 2006 là khoảng 700.000 m3/ngày. Nước dưới đất được khai thác phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như: cấp nước sinh hoạt, công nghiệp và tưới, nuôi trồng thủy sản. Trong đó khai thác sử dụng nước cho cấp nước sinh hoạt và công nghiệp chiếm tỷ lệ lớn. Việc khai thác nước dưới đất phát triển không đồng đều ở các vùng và các tỉnh. Trong các tầng chứa nước thì tầng chứa nước lỗ hổng được khai thác mạnh nhất, tổng lượng khai thác trong tầng này chiếm tới 52% lượng nước khai thác của toàn quốc. Tầng chứa nước trong bazan cũng được khai thác mạnh cho tưới cây trồng cạn, chiếm khoảng gần 23% tiếp đến là tầng chứa karst trong thành tạo cacbonat. Khoảng 7% nước trong tầng này đã được khai thác để cấp nước cho các thành phố, thị xã Thái Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Tam Điệp, Sơn La và cho một số nhà máy, khu công nghiệp, cũng như cho ăn uống sinh hoạt và cho tưới. Tổng lượng khai thác từ tầng này cho cấp nước thành phố và công nghiệp là khoảng hơn 100 nghìn m3/ngày. Các tầng chứa nước trong các thành tạo phun trào (trừ bazan ở khu vực Tây Nguyên), trầm tích phi cacbonat, macma và biến chất được khai thác chủ yếu phục vụ cấp nước cho ăn uống sinh hoạt của khu vực nông thôn ở miền núi và một phần cho tưới, tổng lượng khai thác nhỏ so với các thành tạo chứa nước khác. Bảng I.2.3:Lượng nước khai thác và tỷ lệ khai thác giữa các vùng so với toàn quốc. (Trong bảng này có tính tới lượng nước khai thác từ các mạch nước để tưới lúa ở miền núi) Vùng Tây Bắc Đông Bắc ĐB sông Hồng Bắc Trung Bộ DH Nam Trung Bộ Tây Nguyên Đông Nam Bộ Tây Nam Bộ Tổng Lượng nước (m3/năm ) 117.143.379,4 334.134.556,8 717.823.730,9 343.714.075,9 711.257.405,0 261.756.793,3 913.419.339,4 399.590.237,9 3.798.839.519 T©y Nam Bé T©y B¾c §«ng B¾c §B s«ng Hång §«ng Nam Bé T©y Nguyªn Tỷ lệ so với toàn quốc 0,03 0,09 0,19 0,09 0,19 0,07 0,24 0,11 1,00 B¾c Trung Bé DH Nam Trung Bé Hình I.2.2: Đồ thị phân bố trữ lượng khai thác các vùng 18 Chương 3 ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT Các tầng chứa nước có nhiệm vụ rất quan trọng trong vòng tuần hoàn thủy văn bằng việc lưu giữ và tiếp đến nhả nước. Nước thoát ra từ các tầng chứa nước có hai vai trò chính. Thứ nhất, duy trì dòng chảy sông suối và sự tồn tại các vùng ngập nước. Thứ hai, cung cấp nước đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng phục vụ ăn uống sinh hoạt, nông nghiệp và công nghiệp. Để điều hòa những vai trò này là nhiệm vụ chính của việc sử dụng nước một cách bền vững. Có những vùng, có những thời điểm lượng mưa rất hiếm, nước dưới đất có thể trở thành nguồn nước sạch duy nhất sẵn có và dẫn đến hậu quả nước dưới đất bị khai thác quá mức. 3.1. Khai thác, sử dụng bền vững nước dưới đất Mặc dù khai thác nước dưới đất có rất nhiều ưu thế, như cung cấp nguồn nước sinh hoạt an toàn và cải thiện sản xuất nông nghiệp, việc khai thác sử dụng nước dưới đất cũng có tác động không mong muốn như làm cạn kiệt các giếng nước tầng nông, tăng giá thành bơm và làm giảm chất lượng nước... Nhận biết các vấn đề này, thuật ngữ mức độ khai thác an toàn hoặc trữ lượng an toàn đã từ lâu được nghiên cứu và tranh luận. Trữ lượng an toàn của tầng chứa nước được định nghĩa như là tổng lượng nước có thể lấy ra từ tầng chứa nước mà không gây ra bất kỳ một hậu quả không mong muốn nào. Đầu tiên thì nó có vẻ như là hợp lý, nhưng kết quả không mong muốn là gì? Việc khai thác nước dưới đất với một lượng nhất định đều gây ra một số ảnh hưởng tới môi trường như việc giảm lưu lượng nguồn lộ hoặc dòng chảy mặt. Phân biệt lợi ích của việc khai thác và những ảnh hưởng tiêu cực kèm theo là một việc rất quan trọng và khó khăn. Gần đây, khái niệm bền vững đã trở lên phổ biến và được định nghĩa là mức độ khai thác nước dưới đất đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại và không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu cho thế hệ tương lai. Yếu tố cơ bản chung thể hiện rõ ràng rằng mỗi hoàn cảnh cần được cân nhắc một cách toàn diện bởi vì bất kỳ một đánh giá nào đều liên quan đến các vấn đề kinh tế, công bằng và quyền của các đối tượng sử dụng khác nhau. Ví dụ: việc khai thác nước dưới đất tầng sâu để phục vụ sản xuất nông nghiệp có thể mang lại lợi ích kinh tế cho những người nông dân giàu có và cho nền kinh tế địa phương nói chung. Nhưng, các tác động tiêu cực có thể là hạ thấp mực nước của các giếng nước tầng nông thuộc về những người nông dân nghèo. Việc xác định đã khai thác quá mức chưa phụ thuộc vào cách nhìn của các nhóm người quan tâm khác nhau. Người khai thác, những người chịu các tác động của khai thác nước dưới đất, các nhà quản lý và các nhà hoạt động môi trường có thể có những nhận thức khác nhau. Tương tự, cách giải quyết bằng đền bù cho những người chịu tác động xấu do khai thác nước liệu đã là công bằng. Mặc dù, khai thác nước dưới đất quá mức là việc rất khó có thể xác định đôi khi là vấn đề nhạy cảm nhưng nó đang trở lên quan trọng hơn đặc biệt khi mà nhu cầu ngày càng tăng và nguồn tài nguyên thì có hạn. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan