Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu cơ sở khoa học đề xuất giải pháp khai thác nguồn nước đảo phú qúy, tỉ...

Tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học đề xuất giải pháp khai thác nguồn nước đảo phú qúy, tỉnh bình thuận đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội đến sau năm 2030

.PDF
117
34
55

Mô tả:

-1- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2030, quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước phải "bảo đảm việc khai thác nước không vượt quá ngưỡng giới hạn khai thác đối với các sông, không vượt quá trữ lượng c ó thể khai thác đối với các tầng chứa nước; đồng thời "bảo đảm gắn kết quy hoạch phát triển bền vững tài nguyên nước với các quy hoạch bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống tác hại do nước gây ra và các quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội và quy hoạch quốc phòng - an ninh". Vùng biển nước ta có trên 4000 hòn đảo lớn nhỏ. Đảo và quần đảo nước ta có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, và có vai trò lớn lao trong công cuộc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Ý nghĩa kinh tế lớn nhất của đảo không chỉ là giá trị vật chất của bản thân chúng mà còn là vị trí chiến lược, là cầu nối vươn ra biển cả, là điểm tựa khai thác các nguồn lợi biển, là những điểm tiền tiêu bảo vệ Tổ quốc. Nhờ có hệ thống đảo ven bờ được vận dụng làm các điểm cơ sở của hệ thống đường cơ sở thẳng nên đã tạo ra vùng nội thủy rộng lớn, do đó vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa cũng được mở rộng ra hướng biển. Những đặc điểm chính của biển đảo Việt Nam là: có khí hậu nhiệt đới tạo điều kiện cho sinh vật biển phát triển và tồn tại tốt, biển có tài nguyên sinh vật và khoáng sản phong phú, đa dạng và quý hiếm. Nguồn nước trong các đảo vừa và nhỏ bao gồm: Nước mưa, nước mặt và nước ngầm. Nước mưa rơi trên bề mặt đảo phần lớn theo bề mặt thoát ra biển, một phần thấm xuống đất. Phần thấm xuống đất một phần được trữ trong các lớp không bão hòa nằm -2- trên mực nước ngầm, một phần thấm xuống cung cấp cho nước ngầm, một phần nhỏ được trữ trong các hồ ao hoặc các vùng trũng. Đảo Phú Quý hiện nay đang được xác định là một trong những đảo trọng điểm của nước ta về phát triển các lĩnh vực như kinh tế, an ninh, quốc phòng. Ngoài việc đẩy nhanh phát triển về vật chất và cơ sở hạ tầng, đảo Phú Quý đang có những bước chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và du lịch. Cùng với những mục tiêu phát triển kinh tế như phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2006 - 2010 trên 14%, thu nhập theo đầu người vào năm 2010 là 1.142 USD trở lên, ưu tiên tập trung đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội. Như vậy, với định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cho đảo Phú Quý trong giai đoạn sắp tới, thì nhu cầu sử dụng nước sẽ tăng cao, đặc biệt đối với một số ngành kinh tế như sản xuất chế biến hải sản. Nhu cầu sử dụng nước gia tăng, nếu như không có giải pháp khai thác hợp lý sẽ gây ra những tác động xấu ảnh hưởng đến nguồn nước như suy thoái, cạn kiệt và đặc biệt là khả năng xâm nhập mặn nguồn nước dưới đất là rất lớn. Mặt khác cần xét đến tính ổn định giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng của nguồn nước, nhằm tránh sự phá vỡ cân bằng gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển và ảnh hưởng tới môi trường sinh thái của đảo. Từ những phân tích nêu trên cho thấy, việc lập " Nghiên cứu cơ sở khoa học đề xuất giải pháp khai thác nguồn nước đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đến sau năm 2030" là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay, nhằm định hướng cho việc khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của -3- đảo, đồng thời giúp cho việc quản lý, bảo vệ tài nguyên nước ở trên đảo được bền vững. 2. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài - Xác định nhu cầu nước tổng hợp, đánh giá thực trạng tài nguyên nước trên đảo Phú Quý. - Nghiên cứu các giải pháp quy hoạch tài nguyên nước đảo Phú Quý. - Đề xuất một số giải pháp về khai thác phát triển bền vững tài nguyên nước đảo Phú Quý. 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài − Đối tượng nghiên cứu: Quy hoạch tài nguyên nước đảo Phú Quý. − Phạm vi nghiên cứu: Huyện đảo Phú Quý tỉnh Bình Thuận. 3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu a) Tiếp cận tổng hợp Xem khu vực nghiên cứu là toàn bộ đảo phú quý, trong đó các điều kiện cấu thành hệ thống gồm: địa hình, địa chất, khí hậu, nước, sinh vật, con người, phương thức quản lý, khai thác .v.v…, là các thành phần của hệ tương tác có quan hệ ràng buộc, tác động lẫn nhau. b) Tiếp cận hệ kinh tế – sinh thái – môi trường Mục tiêu cơ bản của việc quy hoạch tài nguyên nước là quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên phục vụ lợi ích con người và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, việc khai thác tài nguyên sẽ tác động tới hệ sinh thái và môi trường. Vì vậy cách tiếp cận này bảo đảm nguyên tắc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đảm bảo cho sự phát triển bền -4- vững. Đặc biệt với vùng nghiên cứu là vùng biển đảo có hệ sinh thái rất nhạy cảm. c) Tiếp cận tích hợp thông tin (ảnh viễn thám, bản đồ và hệ thống GIS) Vùng nghiên cứu có cấu trúc địa hình phức tạp, điều kiện tự nhiên biến động. Do vậy để nắm bắt thông tin cập nhật về tài nguyên về đất, nước phục vụ công tác nghiên cứu đòi hỏi phải tích hợp các thông tin như ảnh vệ tinh; khai thác bản đồ chuyên ngành ( bản đồ sử dụng đất, bản đồ về các vị trí khai thác nước ngầm, bản đồ các vùng dân cư, đường xá...) và so sánh, đối chiếu với tài liệu khảo sát mặt đất. d) Tiếp cận kế thừa, phát triển các kết quả nghiên cứu và tiếp thu công nghệ + Tiếp cận các kết quả nghiên cứu về tài nguyên nước vùng ven biển tỉnh Bình Thuận để ứng dụng vào điều kiện cụ thể của vùng nghiên cứu. + Sử dụng các công cụ tiên tiến để triển khai thực hiện đề tài như: Sử dụng các phần mềm tính toán nước ngầm và các phần mềm ứng dụng khác để phục vụ công tác tính toán, dự báo diễn biến tài nguyên nước đảo Phú Quý . Luận văn sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp kế thừa; - Phương pháp chuyên gia; - Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu; - Phương pháp phân tích, xử lý, đánh giá số liệu; - Phương pháp sử dụng mô hình toán. -5- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VÙNG NGHIÊN CỨU 1.1. Đặc điểm tự nhiên vùng đảo Phú Quý 1.1.1. Vị trí địa lý Huyện đảo Phú Quý gồm có 6 đảo nổi (Phú Quý, Hòn Tranh, Hòn Trùng ở phía Nam, Hòn Đỏ, Hòn Đen, Hòn Giữa ở phía Bắc). Trong số đó, đảo Phú Quý là lớn nhất, có diện tích 16km2, chiếm đến 97% diện tích nổi của toàn huyện đảo và bằng khoảng 0,2% diện tích toàn tỉnh. Đảo Phú Quý nằm trên biển Đông cách thành phố Phan Thiết khoảng 120km về phía Đông Nam, có toạ độ địa lý giới hạn: Từ 10º28’58” đến 10º33’35” Vĩ độ Bắc; Từ 108º55’13” đến 108º58’12” Kinh độ Đông. Phú Quý có tiềm năng trở thành một điểm dịch vụ chế biến và tiêu thụ hải sản của một mảng ngư trường kéo dài từ Trường Sa đến Côn Đảo; tạo cho các tàu đánh bắt xa bờ hoạt động dài ngày hơn và đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Ngoài ra với vị trí nằm trên đường hải vận quốc tế, Phú Quý còn có điều kiện phát triển các dịch vụ sửa chữa tàu thuyền, cung cấp các dịch vụ hải cảng quốc tế và các dịch vụ thăm dò và khai thác dầu khí. Địa hình của đảo Phú Quý bao gồm núi đồi ở khu vực phía Bắc và đất bằng ở khu vực phía Nam, độ cao giảm dần từ Bắc xuống Nam. Ở phía Bắc có núi Cấm cao 106m, núi Cao Cát cao 86m; ở phía Nam có đồi Ông Đụn cao 46-48m. Trung tâm đảo có những dãy đồi cao 20-30m bị ngăn cách bởi những dãy đất bằng cao 10-20m. Vùng rìa đảo là những dãy thềm cao 5m, ở đây có nổi lên những đụn cát cao 7-8m và nơi thấp nhất là bãi Triều Dương với độ cao 2m. -6- Hình 1.1: Vị trí địa lý đảo Phú Quý Địa hình đảo không bị phân cắt mạnh, không có sông suối, biển không cắt vào phần đất nổi của đảo. Đặc điểm này đã hạn chế được sự xâm nhập mặn đến nguồn nước ngọt trên đảo. 1.1.2. Thực vật, rừng Trước đây, trên đảo rừng cây rậm rạp, có nhiều gỗ quý. Nhưng hiện nay, do không được quản lý và bảo vệ nên số rừng này đã bị khai thác hết. Phần lớn cây trên đảo hiện nay là cây chắn gió trồng trên đất cát ven biển (phi lao), cây công nghiệp lâu năm (dừa), cây lương thực (ngô, khoai lang, sắn) và rau đậu trồng trên đất nâu đỏ. -7- Hình 1.2: Sơ đồ địa hình đảo Phú Quý -8- 1.1.3. Đặc điểm khí hậu, hải văn Đảo Phú Quý nằm ở phía Nam biển Đông, thuộc vùng khí hậu hải dương nhiệt đới gió mùa á xích đạo. Gió trên đảo hoạt động theo mùa: gió mùa Tây Nam thổi từ tháng V đến tháng IX còn gió mùa Đông Bắc hoạt động từ tháng XI đến tháng III năm sau. Các tháng IV và X là thời gian gió mùa chuyển hướng. Theo số liệu quan trắc khí tượng – hải văn tại trạm Phú Quý từ năm 1990 đến 2005 cho thấy: - Nhiệt độ trung bình nhiều năm là 27,40C, biên độ nhiệt ngày đêm là 4,10C. - Tổng số giờ nắng cao, trung bình nhiều năm là 2.703 giờ. - Độ ẩm không khí trung bình nhiều năm là 84,4%. - Lượng bốc hơi trung bình tháng thay đổi khá lớn từ 84,1mm (tháng X) đến 131,4mm (tháng I). Tổng lượng bốc hơi năm trung bình nhiều năm là 1.291mm. - Lượng mưa trung bình tháng thay đổi theo mùa, từ 4.0mm (tháng II) đến 242,9mm (tháng X). Tổng lượng mưa năm trung bình nhiều năm là 1.314mm. - Tốc độ gió lớn gấp 2-3 lần trong đất liền; trung bình nhiều năm là 5,7m/s, tốc độ gió lớn nhất đạt 34m/s. - Độ cao sóng biển trung bình khoảng 2,0-2,5m; cao nhất khoảng 10m. - Chế độ thuỷ triều chuyển tiếp từ chế độ nhật triều không đều ở phía Bắc sang chế độ bán nhật triều không đều ở phía Nam; mực nước triều trung bình nhiều năm là 216cm, lớn nhất là 326cm và thấp nhất là 29cm. - Số trận bão hàng năm ảnh hưởng trực tiếp đến đảo ít nhưng ảnh hưởng khá lớn đến việc đánh bắt hải sản của người dân trên đảo. -9- - Nhiệt độ nước biển ven bờ khoảng 25-290C; trung bình nhiều năm là 27,50C. Độ mặn nước biển trung bình từ 31,8-33,8‰; độ mặn trung bình nhiều năm ở ven bờ đảo Phú Quý là 32,3‰. - 10 - Bảng 1.1. Tổng hợp các yếu tố khí tượng chính tại trạm Phú Quốc từ 1990 đến 2005 Tháng STT 1 2 Năm Chỉ tiêu Tổng lượng mưa, mm Tổng lượng bốc hơi, mm I II III 9,0 4,0 21,3 5 Nhiệt độ KK cao nhất, 0C Nhiệt độ KK thấp nhất, 0C V VI VII VIII IX X XI XII 33,2 127,5 156,0 136,7 116,8 181,8 242,9 175,4 112,0 1.314 131,4 115,2 112,2 109,1 105,3 102,8 112,1 109,5 102,4 81,4 3 Nhiệt độ TB, 0C 25,2 4 IV 93,3 116,2 1.291 25,5 26,8 28,5 29,2 28,7 28,4 28,2 28,1 27,4 26,7 25,7 27,4 30,7 31,7 33,3 34,8 35,3 33,8 34,7 34,0 33,4 32,8 31,7 31,4 35,3 19,7 21,0 21,1 22,8 23,2 22,7 23,2 23,2 22,7 22,2 20,4 20,8 19,7 - 11 - Tháng STT 6 7 8 9 10 11 Năm Chỉ tiêu Độ ẩm TB, % Tổng số giờ nắng, giờ Tốc độ gió TB, m/s Hướng gió thịnh hành Tốc độ gió lớn nhất, m/s Hướng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII 80,9 82,7 83,2 82,6 83,7 85,8 85,7 86,6 87,2 86,3 84,6 83,3 84,4 250,6 252,4 293,0 287,2 251,5 210,5 215,0 208,8 193,8 189,5 182,3 162,5 2.703 7,9 5,3 4,2 3,0 2,8 6,3 6,6 7,8 4,7 4,1 6,8 8,3 ĐB ĐB ĐB ĐB TN T TN T T ĐB ĐB ĐB 23 20 18 19 18 28 24 24 24 24 34 24 34 TN TTN T TN TN TN T BĐB T BĐB BĐB BĐB BĐB 5,7 - 12 - Tháng STT 12 13 4 Năm Chỉ tiêu Số cơn bão và ATNĐ, cơn Tỷ lệ bão trong năm, % Độ cao sóng lớn nhất, m I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII 0 0 2 1 1 0 0 0 1 7 9 4 25 0 0 8 4 4 0 0 0 4 28 36 16 100 4,0 4,0 4,0 3,5 3,0 5,0 5,0 5,0 4,0 5,0 10,0 4,0 10,0 270 100 80 180 60 40 90 20 0 NhiÖt ®é (oC), ®é Èm (%) L­îng m­a, bèc h¬i (mm) - 13 - 0 I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tæng l­îng m­a (mm) Tæng l­îng bèc h¬i (mm) NhiÖt ®é TB (®é C) §é Èm TB (%) Hình 1.3: Biểu đồ thể hiện giá trị trung bình tháng một số yếu tố khí tượng tại Phú Quý 1.1.4. Chế độ mưa Chế độ mưa phân theo hai mùa khá rõ rệt. Mùa mưa gần như trùng với thời kỳ gió mùa Tây Nam và thường kéo dài 7 tháng (từ tháng V đến tháng XI, lượng mưa trung bình đều trên 100mm). Tuy nhiên có năm mùa mưa bắt đầu sớm (từ tháng IV) hoặc kết thúc muộn (tháng XII). Mùa khô kéo dài 5 tháng, bắt đầu từ tháng XII năm trước và kết thúc vào tháng IV năm sau. Theo số liệu mưa tại trạm đo Phú Quý trong vòng 16 năm từ 1990-2005, lượng nước trong mùa mưa chiếm khoảng 86,6% lượng mưa năm, còn lại là lượng mưa trong mùa khô từ tháng XII-IV. Mùa hè thường có mưa rào, mưa dông. Lượng mưa tuyệt đối cao nhất các tháng là 538,5mm (tháng X/1998), còn vào mùa khô có nhiều tháng không có mưa. Tổng lượng mưa bình quân nhiều năm trên toàn huyện đảo khoảng 1.314mm/năm, thấp hơn so với lượng mưa trung bình nhiều năm toàn tỉnh - 14 - (1.513mm/năm), song vẫn cao hơn một số khu vực trong tỉnh như: Phan Thiết (1.157mm), Ma Lâm (1.161mm), Mũi Né (893mm), Bàu Trắng (755mm), Sông Luỹ (1.091mm), Sông Mao (1.027mm), Liên Hương (720mm). Một số khu vực trong tỉnh có lượng mưa rất lớn trên 2.000mm như Đông Giang (2.080mm), Suối Kết (2.026mm), Tà Pao, La Ngâu, Võ Xu trên 2.200mm, Mê Pu lên đến 2.651mm. Mưa biến đổi về lượng theo mùa rất lớn và có sự phân bố không đều theo thời gian. Năm 2003 có tổng lượng mưa năm lớn nhất (1.857mm) nhưng đến năm 2004 tổng lượng mưa năm lại giảm xuống thấp nhất trong vòng 15 năm trở lại đây (810mm). Tháng II có lượng mưa trung bình tháng thấp nhất, khoảng 4,0mm (chiếm 0,17% tổng lượng mưa năm); tháng X có lượng mưa trung bình tháng lớn nhất khoảng 242,9mm (chiếm 18,5% tổng lượng mưa năm). - 15 - Bảng 1.2. Tổng lượng mưa tại đảo Phú Quý (Đơn vị: mm) Tháng Tổng Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII năm 9,0 4,0 21,3 33,2 127,5 156,0 136,7 116,8 181,8 242,9 175,4 112,0 1.314 1990 0,2 - 0,2 40,6 149,0 121,3 29,8 93,5 245,9 98,5 194,9 41,7 1.016 1991 6,3 0,6 36,4 26,3 54,4 369,9 292,8 85,8 100,9 250,3 123,5 11,2 1.359 1992 1,6 7,3 9,2 0,3 26,7 147,8 132,6 140,3 118,0 197,9 236,4 24,1 1.042 1993 0,4 - 1,1 12,3 65,2 130,0 60,2 50,3 133,9 204,7 187,2 41,3 886,6 1994 3,7 14,8 23,7 9,0 223,2 125,1 244,0 79,9 121,5 233,6 62,1 197,6 1.338 1995 8,4 - 25,0 4,3 84,1 335,3 61,6 201,0 186,9 216,3 46,9 53,6 1.223 1996 2,7 - 2,7 18,6 57,2 147,5 116,2 182,3 459,0 282,5 250,2 198,0 1.717 Trung bình - 16 - Tháng Tổng Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII năm 1997 - - 0,3 6,5 147,0 132,4 120,2 185,4 155,6 177,1 73,2 72,7 1.070 1998 10,5 4,0 20,4 54,5 56,0 180,5 79,1 72,1 171,5 538,5 307,6 302,3 1.797 1999 48,6 0,9 51,5 132,2 99,1 71,9 285,0 62,5 81,2 377,5 261,4 140,6 1.612 2000 27,0 - 43,0 32,8 147,3 110,3 239,9 116,8 177,8 310,8 259,6 199,8 1.665 2001 13,8 0,1 96,6 105,0 141,9 139,0 118,0 153,4 249,2 297,4 203,2 106,4 1.624 2002 0,0 5,2 0,0 83,8 94,5 65,1 125,4 107,1 142,6 171,0 270,7 35,4 1.101 2003 - 2,9 29,0 0,0 311,2 228,1 126,9 107,7 336,7 363,5 227,2 124,0 1.857 2004 1,5 - 0,1 3,0 200,6 158,8 33,2 139,0 153,8 66,2 52,1 2,0 810 2005 1,3 0,0 2,0 2,0 182,7 32,8 121,6 92,4 73,9 100,9 49,6 240,5 899 - 17 - 1.1.5. Độ ẩm Theo số liệu tại trạm Phú Quý, độ ẩm tương đối trung bình hàng năm của đảo khá cao (khoảng 84,4%) và biến đổi không lớn theo mùa. Trung bình từ năm 1990 đến năm 2005, mùa mưa độ ẩm dao động trong khoảng từ 83,3% (tháng XII) đến 87,2% (tháng IX); mùa khô độ ẩm dao động trong khoảng từ 80,9% (tháng I) đến 83,2% (tháng III). Độ ẩm trung bình của các năm trong giai đoạn 1990-2005 chênh lệch không lớn. Độ ẩm trung bình năm cao nhất là năm 2000 đạt đến 89%, độ ẩm trung bình năm thấp nhất là năm 1992 và 1993 đạt 81%. Độ ẩm trung bình tuyệt đối các tháng chênh lệch nhau khá lớn khoảng 17%. Độ ẩm trung bình tuyệt đối tháng thấp nhất là tháng IV/1995 đạt 76% và độ ẩm trung bình tuyệt đối tháng cao nhất là tháng IX và tháng X/1990 đạt 93%. - 18 - Bảng 1.3. Độ ẩm không khí trung bình đảo Phú Quý (Đơn vị: %) Trung bình tháng TB Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm 80,9 82,7 83,2 82,6 83,7 85,8 85,7 86,6 87,2 86,3 84,6 83,3 84,4 1990 78 82 80 81 82 86 83 87 93 93 88 85 85 1991 84 86 86 88 90 89 90 86 86 83 77 78 85 1992 77 80 78 78 78 82 84 85 84 84 80 82 81 1993 77 79 80 79 78 81 85 85 85 84 81 80 81 1994 78 84 82 83 84 85 86 85 85 82 82 82 83 1995 78 78 79 76 79 84 84 83 87 86 85 82 82 1996 78 80 83 83 87 85 83 85 88 86 88 85 84 Trung bình - 19 - Trung bình tháng TB Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm 1997 77 83 80 77 81 85 86 88 86 85 83 80 83 1998 81 83 78 78 79 83 85 86 87 89 88 87 84 1999 85 83 87 88 88 89 89 90 89 92 90 86 88 2000 88 87 88 91 89 89 90 88 89 90 89 89 89 2001 88 84 91 88 88 90 88 90 91 90 84 86 88 2002 82 83 84 82 83 86 87 90 90 88 91 89 86 2003 83 85 87 86 87 87 85 87 86 85 82 79 85 2004 80 82 84 83 84 88 84 87 84 79 83 78 83 2005 80 84 84 80 82 83 82 84 85 84 83 84 83 (Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn tỉnh Bình Thuận) - 20 - 1.1.6. Bốc hơi Lượng bốc hơi trung bình năm (đo bằng pie-che) cũng ít biến đổi. Lượng bốc hơi trung bình năm khá lớn, trong giai đoạn 1995-2005 trung bình khoảng 1.291mm/năm nhưng nhỏ hơn so với lượng bốc hơi trung bình năm toàn tỉnh (1.334mm) và một số khu vực khác như Phan Thiết, Hàm Tân (khu vực Phan Thiết là 1.368mm, Hàm Tân là 1.342mm). Về mặt thời gian lượng bốc hơi phân bố không đều, thường về mùa khô lượng bốc hơi cao hơn mùa mưa. Mùa khô lượng bốc hơi cao hơn lượng mưa là thời kỳ hụt nước, về mùa mưa lượng mưa cao hơn lượng bốc hơi là thời kỳ dư nước. Theo số liệu tại trạm đo Phú Quý, thời kỳ hụt nước kéo dài từ tháng XII đến tháng IV. Tổng lượng bốc hơi hàng năm dao động từ 1.091mm (1996) đến 1.419mm (1995), lượng bốc hơi tháng thấp nhất 81mm (tháng X) cao nhất 131mm (tháng I). Lượng bốc hơi tuyệt đối tháng thấp nhất là 58mm (tháng X/2002) và lượng bốc hơi tuyệt đối tháng cao nhất là 165mm (tháng II/1995).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất