Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu cơ cấu dân số theo giới tính ở Việt Nam giai đoạn 1999-2009...

Tài liệu Nghiên cứu cơ cấu dân số theo giới tính ở Việt Nam giai đoạn 1999-2009

.PDF
153
382
129

Mô tả:

Đề tài phân tích: sự khác biệt về cơ cấu dân số theo giới tính giữa 8 vùng địa lý ở Việt Nam; các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu dân số theo giới tính. Về các nhân tố ảnh hưởng, chú ý dến phân tích sự khác biệt về tỷ số giới tính khi sinh giữa các vùng. Phần cuối, đề tài sử dụng mô hình dự báo dân số đưa ra tháp dân số sự báo năm 2050.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI TRỊNH THỊ TUYẾT DUNG NGHIÊN CỨU CƠ CẤU DÂN SỐ THEO GIỚI TÍNH Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1999-2009 Chuyên ngành: Mã số Địa lý học : 60.31.95 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ Người hướng dẫn khoa học: PGS. Lê Văn Trưởng HÀ NỘI, 2010 Trịnh Thị Tuyết Dung 1 Nghiên cứu cơ cấu dân số theo giới tính ở Việt Nam giai đoạn 1999 - 2009 Lêi c¶m ¬n §Ó hoµn thµnh ch­¬ng tr×nh Th¹c sÜ vµ thùc hiÖn ®Ò tµi luËn v¨n tèt nghiÖp t«i ®· nhËn ®­îc rÊt nhiÒu sù gióp ®ì tõ thÇy c«, b¹n bÌ, gia ®×nh. §Çu tiªn t«i xin göi lêi c¸m ¬n ®Õn c¸c thÇy, c¸c c« khoa §Þa Lý Tr­êng §¹i häc s­ ph¹m Hµ Néi ®Æc biÖt lµ c¸c thÇy c« ®· trùc tiÕp tham gia gi¶ng c¸c chuyªn ®Ò trong suèt qu¸ tr×nh häc tËp. T«i còng xin ch©n thµnh c¸m ¬n ®Õn PGS.TS Lª V¨n Tr­ëng vµ PGS.TS NguyÔn Minh TuÖ ®· dµnh nhiÒu thêi gian, tËn t×nh chØ b¸o t«i trong qu¸ tr×nh thùc hiÖn ®Ò tµi. T«i còng xin göi lêi c¸m ¬n tíi Phßng ®äc khoa §Þa Lý, Trung t©m th­ viÖn tr­êng ®¹i häc s­ ph¹m Hµ Néi, Th­ viÖn viÖn x· héi häc, Trung t©m th«ng tin th­ viÖn uû ban d©n sè kÕ ho¹ch ho¸ gia ®×nh, Th­ viÖn Tæng côc thèng kª, Th­ viÖn quèc gia còng nh­ c¬ quan kh¸c ®· gióp ®ì, t¹o ®iÒu kiÖn, cung cÉp tµi liÖu thiÕt yÕu trong qu¸ tr×nh nghiªn cøu. MÆc dï cã rÊt nhiÒu cè g¾ng hoµn thiÖn luËn v¨n víi t©m huyÕt vµ sù nhiÖt t×nh nh­ng còng kh«ng thÕ tr¸nh khái thiÕu sãt rÊt mong sù ®ãng gãp ch©n thµnh cña quý thÇy c« vµ b¹n ®äc. Hµ Néi, 01/10/2010 TrÞnh ThÞ TuyÕt Dung Trịnh Thị Tuyết Dung 2 Nghiên cứu cơ cấu dân số theo giới tính ở Việt Nam giai đoạn 1999 - 2009 BẢNG TÊN VIẾT TẮT ASFR : CDR : Tỷ suất chết thô CBR : Tỷ suất sinh thô CSDS : Chính sách dân số CSSKSS : Chăm sóc sức khỏe sinh sản TFR : Tổng tỷ suất sinh ER : Tỷ suất xuất cư IR : Tỷ suất nhập cư NMR : Tỷ suất di cư thuần V1 : Vùng Tây Bắc V2 : Vùng Đông Bắc V3 : Vùng Đồng bằng Sông Hồng V4 : Vùng Bắc Trung Bộ V5 : Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ V6 : Vùng Tây Nguyên V7 : Vùng Đông Nam Bộ V8 : Vùng đồng Bằng Sông Cửu Long KHHGĐ : Kế hoạch hóa gia đình SR : Tỷ số giới tính SRB : Tỷ số giới tính khi sinh THPT : Trung học phổ thông Trịnh Thị Tuyết Dung 3 Tổng tỷ suất sinh Nghiên cứu cơ cấu dân số theo giới tính ở Việt Nam giai đoạn 1999 - 2009 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................ 8 1. Lý do chọn đề tài...................................................................... 8 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài ......................................................... 9 3. Mục đích và nhiệm vụ ............................................................ 14 4. Phạm vi nghiên cứu................................................................ 14 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ................................. 15 6. Những đóng góp chủ yếu của đề tài........................................ 18 7. Cấu trúc của luận văn ............................................................. 19 PHẦN NỘI DUNG ......................................................................... 20 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................... 20 1.1. Cơ sở lý luận .......................................................................... 20 1.1.1. Một số khái niệm.................................................................... 20 1.1.1.1. Dân số và quy mô dân số .................................................. 20 1.1.1.2. Gia tăng tự nhiên............................................................... 21 1.1.1.3. Gia tăng cơ học ................................................................. 27 1.1.1.4. Cơ cấu dân số.................................................................... 29 1.1.1.5. Giới (Gender) và giới tính (Sex) ....................................... 35 1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu dân số theo giới tính ........ 36 1.1.2.1. Dân số và cơ cấu dân số .................................................... 36 1.1.2.2. Văn hoá............................................................................. 38 1.1.2.3. Khoa học kỹ thuật ............................................................. 39 1.1.2.4. Kinh tế .............................................................................. 41 1.1.2.5. Nhóm nhân tố khác ........................................................... 42 1.1.3. Các tiêu chí đánh giá .............................................................. 44 1.1.3.1. Tỷ số giới tính................................................................... 44 1.1.3.2. Tỷ lệ giới tính ................................................................... 46 1.2. Cơ sở thực tiễn ....................................................................... 46 1.2.1. Trên thế giới........................................................................... 46 1.2.2. Một số quốc gia khu vực Đông và Nam Á.............................. 49 Trịnh Thị Tuyết Dung 4 Nghiên cứu cơ cấu dân số theo giới tính ở Việt Nam giai đoạn 1999 - 2009 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CƠ CẤU DÂN SỐ THEO GIỚI TÍNH Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1999 - 2009 ............................................................................ 52 2.1. Khái quát chung về đặc điểm dân số Việt Nam ...................... 52 2.1.1. Quy mô dân số ....................................................................... 52 2.1.2. Xu hướng biến động mức sinh................................................ 54 2.1.2.1. Tỷ suất sinh thô................................................................. 54 2.1.2.2. Tổng tỷ suất sinh............................................................... 55 2.1.3. Xu hướng biến động mức chết................................................ 59 2.1.3.1. Tỷ suất tử thô .................................................................... 59 2.1.3.2. Tỷ suất tử vong trẻ em dưới một tuổi ................................ 60 2.1.3.3. Tuổi thọ trung bình ........................................................... 62 2.1.3.4. Tỷ suất gia tăng tự nhiên ................................................... 63 2.1.4. Phân bố dân cư và di dân........................................................ 65 2.1.4.1. Phân bố dân cư.................................................................. 65 2.1.4.2. Di dân ............................................................................... 66 2.2. Thực trạng cơ cấu dân số theo giới tính giai đoạn 1999-2009. 68 2.2.1. Cơ cấu dân số theo giới tính nói chung................................... 68 2.2.1.1. Cơ cấu dân số theo giới tính chung ................................... 68 2.2.1.2. Cơ cấu dân số theo giới tính phân theo thành thị nông thôn71 2.2.1.3. Cơ cấu dân số theo giới tính và nhóm tuổi ........................ 73 2.2.1.4. Cơ cấu dân số theo giới tính và trình độ văn hoá.............. 74 2.2.1.5. Cơ cấu dân số theo giới tính và lao động........................... 76 2.2.1.6. Cơ cấu giới tính phân theo thành phần dân tộc ................. 82 2.2.1.7. Cơ cấu giới tính phân theo tôn giáo................................... 83 2.2.2. Cơ cấu giới tính khi sinh (SRB) ............................................. 86 2.2.2.1. Cơ cấu giới tính khi sinh ở khu vực thành thị và nông thôn88 2.3. Nguyên nhân của khác biệt trong cơ cấu dân số theo giới tính ở Việt Nam giai đoạn 1999-2009............................................... 91 2.3.1. Dân số và cơ cấu dân số ......................................................... 92 2.3.1.1. Cơ cấu giới tính khi sinh và thứ tự lần sinh ....................... 92 2.3.1.2. Tuổi bà mẹ khi sinh........................................................... 94 2.3.1.3. Sự khác biệt trong mức chết và kì vọng sống trung bình ... 96 Trịnh Thị Tuyết Dung 5 Nghiên cứu cơ cấu dân số theo giới tính ở Việt Nam giai đoạn 1999 - 2009 2.3.1.4. Di dân ............................................................................... 97 2.3.2. Văn hoá.................................................................................. 99 2.3.3. Khoa học kỹ thuật .................................................................100 2.3.3.1. Lựa chọn giới tính thai nhi ...............................................100 2.3.3.2. Cung cấp các dịch vụ .......................................................101 2.3.4. Kinh tế ..................................................................................102 2.3.4.1. Nhu cầu lao động .............................................................102 2.3.4.2. Nhu cầu nương tựa khi về già. .........................................103 2.3.5. Nhân tố khác .........................................................................104 2.3.5.1. Thống kê dân số...............................................................104 2.3.5.2. Chính sách dân số ............................................................105 2.4. Hậu quả của chênh lệch giới tính đến phát triển kinh tế - xã hội ..............................................................................................108 2.4.1. Dân cư và xã hội ...................................................................108 2.4.1.1. Hạn chế gia tăng dân số ...................................................108 2.4.1.2. Thiếu nữ hôn phối............................................................109 2.4.1.3. Gia tăng bạo hành giới .....................................................111 2.4.1.4. Tăng nạn bắt cóc và buôn bán ngưười..............................112 2.4.1.5. Gia tăng xu hướng chuyển giới và quan hệ đồng giới.......112 2.4.2. Về kinh tế..............................................................................113 2.4.2.1. Thị trường bất động sản ...................................................113 2.4.2.2. Thay đổi cơ cấu ngành nghề.............................................113 2.4.2.3. Thay đổi cơ cấu hàng hoá tiêu dùng .................................113 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ỔN ĐỊNH CƠ CẤU GIỚI TÍNH CỦA DÂN SỐ ĐẾN NĂM 2030 ..............114 3.1. Định hướng ...........................................................................114 3.1.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển dân số...................................114 3.1.1.1. Quan điểm........................................................................114 3.1.1.2. Mục tiêu...........................................................................114 3.1.2. Dự báo .................................................................................116 3.1.2.1. Căn cứ xây dựng ..............................................................116 3.1.2.2. Phương pháp dự báo ........................................................118 3.1.2.3. Dự báo tình hình dân số đến năm 2030 ............................118 Trịnh Thị Tuyết Dung 6 Nghiên cứu cơ cấu dân số theo giới tính ở Việt Nam giai đoạn 1999 - 2009 3.2. Giải pháp cụ thể ....................................................................124 3.2.1. Phát triển kinh tế tạo điều kiện cho tăng cường mục tiêu CSSKSS, KHHGD, từng bước giảm tâm lý nặng nề của xã hội ..............................................................................................124 3.2.2. Hoàn thiện pháp luật, Chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình .......................................................................................125 3.2.2.1. Xây dựng an sinh xã hội...................................................126 3.2.2.2. Nghiêm cấm việc lưu hành, phổ biến các nội dung liên quan đến lựa chọn giới tính trước sinh ...........................................126 3.2.3. Tăng cường giám sát thực thi pháp luật.................................127 3.2.3.1. Quản lý chặt chẽ hệ thống các cơ sở y tế..........................127 3.2.4. Xoá bỏ phân biệt đối xử nặng nề trong tâm lý xã hội, nâng cao vị thế của nữ tiến tới bình đẳng giới ..........................................128 3.2.5. Tuyền truyền rộng rãi, phổ biến nội dung chính sách dân số .129 3.2.6. Tích cực nghiên cứu khoa hoc. ..............................................130 PHẦN KẾT LUẬN .........................................................................131 Trịnh Thị Tuyết Dung 7 Nghiên cứu cơ cấu dân số theo giới tính ở Việt Nam giai đoạn 1999 - 2009 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Mọi mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội suy cho cùng đều là vì con người. Vấn đề con người luôn được quan tâm và đề cập trong hầu hết mọi lĩnh vực dưới nhiều khía cạnh khác nhau trong đó có dân số và cơ cấu dân số. Từ năm 60 của thế kỷ XX khi dân số thế giới cũng như dân số nước ta đang trong giai đoạn “bùng nổ” thì nó lại càng là một điểm nóng được quan tâm. Năm 1993, Việt Nam có “nghị quyết BCH TW Đảng khóa VI về chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình” trên cơ sở đó xây dựng “Chiến lược dân số và Kế hoạch hóa gia đình” và tuyên bố cam kết thực hiện “Chương trình hành động của Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển” tại Cairo (Ai cập) năm 1994 thì chính sách dân số thực sự đi vào đời sống và đạt nhiều thành tựu được thế giới công nhận. Từ đó đến nay đã có nhiều chương trình liên quan đến vấn đề dân số như: Chương trình quốc gia về “Dân số và Kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2006-2010”, “Chương trình DSKHHGD giai đoạn 2010-2020”, lấy ngày 26 tháng 12 là ngày dân số Việt Nam càng chứng tỏ mối quan tâm lớn của Chính phủ. Nước ta là nước đang phát triển, dân số đông đứng thứ 13 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, quá trình phát triển dân số đang ở cuối giai đoạn đầu, giai đoạn dân số vàng và già hoá dân số chạy song song. Trong tương lai không xa nước ta sẽ đứng vào hàng ngũ các quốc gia 100 triệu dân. Chính vì thế dân số luôn được quan tâm trong mối quan hệ với phát triển kinh tế - xã hội vì mục tiêu phát triển bền vững. Giống nhiều quốc gia khác ở phương Đông nhu cầu sinh con trai là rất lớn. Thực tế cho thấy bài học đắt giá về chênh lệch cơ cấu dân số theo giới tính của nước láng giềng Trung Quốc cũng như nhiều quốc gia Đông Á khác, Trịnh Thị Tuyết Dung 8 Nghiên cứu cơ cấu dân số theo giới tính ở Việt Nam giai đoạn 1999 - 2009 liệu Việt Nam có đi theo vết xe đó hay không vẫn là câu hỏi nhiều người quan tâm và đang đi tìm lời giải đáp. Cũng thông qua Tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009 đã “đánh động” về chênh lệch giới tính của nhóm tuổi thấp trong tương lai. Chính vì những “điểm nóng” của dân số trong bối cảnh mà tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu cơ cấu dân số theo giới tính ở Việt nam giai đoạn 19992009”. Dân số là vấn đề được quan tâm của rất nhiều lĩnh vực: quản lý, tâm lý- xã hội học, giáo dục, chứ không chỉ riêng của địa lý. Tuy nhiên mỗi lĩnh vực lại có góc nhìn khác nhau về dân số. Dưới góc độ địa lý học, trong khuôn khổ nghiên cứu cơ cấu giới tính, phạm vi của đề tài xem xét sự biến động, gia tăng, cơ cấu, phân bố dân số giữa hai lần Tổng điều tra dân số làm cơ sở cho các phân tích về cơ cấu dân số theo giới tính, đặc biệt cơ cấu giới tính khi sinh trong lãnh thổ xác định. Giải thích nguyên nhân của hiện tượng chênh lệch giới tính khi sinh. Dự báo về vấn đề chênh lệch giới tính, hậu quả đối với xã hội và đưa ra một số giải pháp có tính thực tiễn trong chính sách dân số. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Đến thế kỷ XVIII thì địa lí dân cư mới được nghiên cứu kĩ trong phạm vi từng nước. Theo đó, ở mỗi vùng địa lý lại xem xét ở nhiều phương diện. Các nhà địa lý Ba Lan mà nổi bật là Iagenxki nghiên cứu dân số theo 3 hướng không gian, sinh thái và phân tích không gian. Các nhà địa lý Xô Viết lại nghiên cứu dân cư gắn với quần cư và xem như đó là một trong những nhiệm vụ chính của địa lý kinh tế. Thomas R.Malthus có thể xem là một tác giả có nhiều luận giải về dân số. Từ năm 1798 ông đã có cuộc khảo sát về dân số qua bài luận “luận về nguyên tắc dân số, như nó tác động đến việc cải thiện tương lai xã hội”. Qua đó ông đưa ra nhiều quan điểm về mối quan hệ giữa gia tăng và sinh tồn. Ông Trịnh Thị Tuyết Dung 9 Nghiên cứu cơ cấu dân số theo giới tính ở Việt Nam giai đoạn 1999 - 2009 tin rằng nó sẽ đạt được cân bằng qua tác động hủy diệt của chiến tranh, nạn đói, dịch bệnh… Tư tưởng này đã bị tư bản chủ nghĩa lợi dụng để biện minh cho nguyên nhân chiến tranh và áp bức, bóc lột thuộc địa. Tuy nhiên, ông cũng đưa ra đề suất về tăng tuổi kết hôn, kiểm soát dân số thông qua tiết dục để đạt cân bằng giữa phát triển dân số và phát triển kinh tế - xã hội. Đối lập với tư tưởng của Malthus là quan điểm của Karl Marx và Friedrich Engels. Hai ông lý giải nguyên nhân mất cân bằng giữa gia tăng dân số và sinh tồn là do nền sản xuất xã hội kém phát triển và từ đó đề suất việc phát triển hệ thống sản xuất tốt hơn. Cho đến nay người ta giải quyết mối quan hệ giữa hai vấn đề này thông qua kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và hạn chế sinh đẻ có hiệu quả. Ở nước ta, vấn đề dân số có rất nhiều ban, ngành, lĩnh vực quan tâm trên nhiều góc độ khác nhau từ những chương trình quốc tế, quốc gia, đến những dự án nhỏ hơn của các viện nghiên cứu, của các địa phương, của các nhà khoa học, của các cá nhân có mối quan tâm. Mỗi một tác giả vào những thời điểm nhất định có góc nhìn khác nhau về vấn đề này. Theo quy mô lớn có nhiều chương trình quốc gia, các cuộc Tổng điều tra dân số. Chương trình “Chiến lược dân số và Kế hoạch hóa gia đình” năm 1993, là một chương trình dài hạn do Ủy ban Quốc gia Dân số- Kế hoạch hóa gia đình, Bộ y tế cùng các đoàn thể quần chúng liên kết thực hiện. Đây là cơ quan có đóng góp lớn nhất trong các nghiên cứu về xu thế phát triển dân số, biến đổi dân số cũng như vấn đề giới tính, giới tính khi sinh. Với nhiều đề án, báo cáo, hội thảo về vấn đề dân số như “hội thảo khoa học định hướng chiến lược dân số giai đoạn 2001 – 2020”, đề án “can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh” năm 2009, hay các nghiên cứu về tỷ số giới tính khi sinh, từ thực trạng đưa ra giải pháp. Viện xã hội học cũng tham gia chương Trịnh Thị Tuyết Dung 10 Nghiên cứu cơ cấu dân số theo giới tính ở Việt Nam giai đoạn 1999 - 2009 trình “Dân số, mức sinh và kế hoạch hóa gia đình trong giai đoạn đổi mới đất nước”. Từ nghiên cứu của mình, viện cũng đưa ra nhận định đúng đắn về vấn đề giảm sinh bền vững “không thể y tế hóa chương trình dân số mà phải xã hội hóa công tác dân số”. Quỹ dân số liên hợp quốc tại Việt Nam UNFPA (United Nation Population Fund) hàng năm đều có các tài liệu về thực trạng dân số. Thông qua phân tích số liệu thống kê các tài liệu này đưa ra nhiều phát hiện về vấn đề giới và giới tính. Đáng chú ý là nhận định về tỷ số giới tính khi sinh và xu hướng biến đổi của nó, một số giải pháp khắc phục vấn đề chênh lệch giới tính ở Việt Nam. Ngoài ra có 4 cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/1979, 1/4/1989, 1/4/1999 và 1/4/2009, điều tra biến động dân số giữa kì. Thông qua các cuộc điều tra này các số liệu xác thực về thực trạng dân số Việt Nam là cơ sở quan trọng để tác giả đưa ra những phân tích, đánh giá, dự báo biến động dân số Việt Nam cũng như thực trạng cơ cấu dân số theo giới tính. Bàn về vấn đề dân số nhiều tác giả có đóng góp lớn như GS.TS Nguyễn Đình Cử. Tác giả có nhiều giáo trình cơ bản về vấn đề dân số như “Giáo trình dân số học” năm 1992 , “giáo trình dân số và phát triển” năm 2004, “bùng nổ dân số hậu quả và giải pháp” năm 1992. Các giáo trình cơ bản này cung cấp những cơ sở, khái niệm cơ bản trong nghiên cứu dân số liên quan đến quy mô dân số, biến động dân số, cơ cấu dân số… Những nhận định trong vấn đề bùng nổ dân số và dự báo hậu quả của nó trong quá trình phát triển kinh tế xã hội cũng như giải pháp trong chính sách dân số, giải quyết mối quan hệ giữa dân số và phát triển thực sự là những tiền đề cần thiết trong nghiên cứu. Bộ môn dân số học của đại học y Hà Nội cũng cho xuất bản quyển “Dân số học” do Tiến sỹ Trần Chí Liêm chủ biên. Quyển sách cung cấp những nội dung cơ bản về dân số, dân số trong mối quan hệ với phát triển. Từ Trịnh Thị Tuyết Dung 11 Nghiên cứu cơ cấu dân số theo giới tính ở Việt Nam giai đoạn 1999 - 2009 đó đưa ra đưa phương pháp dự báo dân số cũng như các chính sách dân số của Việt Nam. Nội dung cũng có đề cập đến vấn đề cơ cấu dân số, tỷ số giới tính, tỷ số giới tính khi sinh, đưa ra các nhân tố ảnh hưởng và tác động của nó đến các vấn đề kinh tế - xã hội. Tuy nhiên mới chỉ có nhận xét mang tính tổng quát, chưa thực sự phân tích sâu vào vấn đề này. PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ có khá nhiều đầu sách về dân số, dân số và phát triển, giáo dục dân số SKSS. Trong “dân số và sự phát triển kinh tế - xã hội” tác giả đã giải quyết được rõ ràng mối quan hệ gia tăng dân số và các vấn đề kinh tế - xã hội. Giải quyết vấn đề thông qua rất nhiều tiêu chí đánh giá. Mặc dù được xuất bản 1996 nhưng phần cơ sở lý luận vẫn còn nguyên giá trị, là tài liệu tham kháo quý khi nghiên cứu đề tài. Tác động của dân số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội được xem xét rất chi tiết trong luận án tiến sỹ của Lê Văn Trưởng. Với nhiều phân tích và tính toán trên cơ sở của các lý thuyết phát triển dân số, các chỉ tiêu liên quan, luận án “sự thay đổi dân số trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Thanh Hóa”(năm 1995) làm rõ mối quan hệ 2 chiều giữa thay đổi dân số và phát triển kinh tế - xã hội, cho thấy cái nhìn bản chất của lãnh thổ nghiên cứu, mặc dù luận án còn chưa giải quyết được dưới góc độ khác nhau của các thành phần dân tộc và phát triển kinh tế - xã hội do hạn chế về số liệu thống kê. Năm 2004, nhà xuất bản chính trị quốc gia cũng cho ra mắt quyển “dân số và phát triển bền vững ở Việt Nam” do TS Nguyễn Thiện Trưởng chủ biên. Cuốn sách đã phân tích, đánh giá dân số, thực trạng quan hệ giữa dân số và phát triển, đưa ra tầm nhìn tới năm 2020 bên cạnh đó cũng đề cập tới vấn đề chênh lệch giới tính tuy nhiên chưa phân tích sâu sắc. Trong khuôn khổ của các chương trình của Uỷ ban dân số kế hoạch hoá gia đình, tác giả Đoàn Minh Lộc cùng các cộng sự cũng có nhiều đóng góp Trịnh Thị Tuyết Dung 12 Nghiên cứu cơ cấu dân số theo giới tính ở Việt Nam giai đoạn 1999 - 2009 trong việc nghiên cứu cơ cấu giới tính khi sinh như “nghiên cứu mất cân đối giới tính khi sinh trong 5 năm qua ở một số địa phương, thực trạng và giải pháp” (năm2009) . Nghiên cứu thực sự có đóng góp lớn trong việc xác định rõ thực trạng SRB tại một số địa bàn và cũng như nhiều đóng góp trong giải pháp của vấn đề giảm thiểu gia tăng SRB. Ngoài ra còn nhiều tác giả có nhiều đóng góp trong vấn đề nghiên cứu dân số, giới tính như GS.TS Tống Văn Đường, Johna than Houghton… hay các nhà địa lý khác cũng nghiên cứu về dân số dưới góc độ địa lý GS Lê Thông, GS Đỗ Thị Minh Đức, GS Nguyễn Viết Thịnh trong cuốn Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam. Bên cạnh đó còn có một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu về dân số như: tác giả Nguyễn Kim Chung “tìm hiểu biến động dân số và một vài ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 1979 –1989 huyện Quảng Thạch tỉnh Quảng Bình” năm 1991, Trần Quang Bắc nghiên cứu về “biến động dân số đồng bằng sông Hồng qua hai lần điều tra dân số năm 19891999” (năm 2002) tác giả Nguyễn Thị Minh Hạnh “phân tích biến đổi dân số và phân bố dân cư tỉnh Quảng Ninh giai đoạn Tổng điều tra dân số lần 2 cho tới nay”. Các luận văn này đã phân tích rất rõ những thay đổi trong quy mô và cơ cấu dân số gắn với phạm vi lãnh thổ nghiên cứu. Trong đó cũng đã nói tới cơ cấu dân số theo giới tính song không đi sâu phân tích về vấn đề này. Gần đây sau điều tra biến động dân số 2005, 2006, Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009 vấn đề cơ cấu giới tính khi sinh cũng được nhiều tác giả quan tâm, báo giới “tốn mực tốn giấy”, xuất hiện ý tưởng mới “quý tử là con gái”. Tuy nhiên khác với dân số và biến động dân số được viết rất nhiều, có nhiều sách, công trình, báo cáo với phân tích sâu sắc. Vấn đề cơ cấu dân số theo giới tính ít có tài liệu, công trình phân tích rõ nét nhất là dưới dưới góc độ địa Trịnh Thị Tuyết Dung 13 Nghiên cứu cơ cấu dân số theo giới tính ở Việt Nam giai đoạn 1999 - 2009 lý. Có chăng cũng là một phần nhỏ công trình được đề cập tới giới tính trong các nghiên cứu về giới của nhiều đơn vị. Với mong muốn giải quyết vấn đề mà các công trình khác chưa đề cập tới, trong nội dung của đề tài nghiên cứu tác giả dựa trên cơ sở số liệu thống kê khái quát chung về tình hình dân số, cơ cấu dân số theo giới tính giai đoạn 1999–2009 cũng như mối quan hệ của nó với các vấn đề kinh tế - xã hội dưới góc độ địa lý. 3. Mục đích và nhiệm vụ 3.1. Mục đích Vận dụng cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về dân số học và địa lí dân cư để nghiên cứu cơ cấu dân số theo giới tính ở Việt Nam giai đoạn 1999–2009, nguyên nhân hậu quả và đưa ra giải pháp nhằm ổn định cơ cấu dân số theo giới tính ở Việt Nam trong tương lai. 3.2. Nhiệm vụ - Đánh giá thực trạng cơ cấu giới tính ở Việt Nam giai đoạn 1999-2009. - Giải thích nguyên nhân và hậu quả của sự khác biệt cơ cấu dân số theo giới tính. - Đưa ra giải pháp nhằm ổn định cơ cấu dân số theo giới tính ở Việt Nam định hướng tới năm 2030. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1.Nội dung Nghiên cứu cơ cấu giới tính thông qua các chỉ tiêu về tỷ số giới tính, tỷ số giới tính khi sinh. 4.2. Lãnh thổ Trịnh Thị Tuyết Dung 14 Nghiên cứu cơ cấu dân số theo giới tính ở Việt Nam giai đoạn 1999 - 2009 4.2.1.Không gian Nghiên cứu trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam có tính đến sự phân hóa giữa các vùng kinh tế theo phương án 8 vùng đang giảng dạy ở phổ thông, cao đẳng và đại học. 4.2.2.Thời gian Giới tính hạn khung thời gian nghiên cứu cơ cấu dân số theo giới tính giữa 2 lần điều tra dân số 1999 và 2009, định hướng đến 2030. 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5.1. Quan điểm nghiên cứu 5.1.1.Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Nghiên cứu đối tượng không thể không tính đến phạm vi lãnh thổ. Mỗi lãnh thổ có những đặc trưng riêng về tự nhiên, kinh tế. Đặc trưng về tự nhiên vùng núi thường kém thuận lợi hơn so với vùng đồng bằng nên kinh tế vùng núi thường khó khăn hơn so với vùng đồng bằng. Tác động tổng hợp của tự nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội, y tế, giáo dục tạo nên đặc trưng riêng về tình hình sinh, tử, di cư, cơ cấu dân số theo giới tính. 5.1.2.Quan điểm lịch sử Mỗi một sự vật hiện tượng đều có tính lịch sử của nó. Dân số biến đổi qua giai đoạn nhất định trong hoàn cảnh cụ thể, đó là ở Việt Nam trong hoàn cảnh nước ta là nước phương Đông đang phát triển, kinh tế còn nhiều hạn chế, lối sống cũng có nhiều khác biệt, chiến tranh kéo dài cho đến cuối thập kỷ 70 của thế kỷ XX. Từ việc đặt đối tượng nghiên cứu vào đúng hoàn cảnh lịch sử của nó thì mới có được những nhận xét xác đáng, đánh giá đúng vị trí của đối tượng, hiểu được bản chất của hiện tượng SR còn thấp trong nhiều năm, SRB cao xu hướng tăng. Trịnh Thị Tuyết Dung 15 Nghiên cứu cơ cấu dân số theo giới tính ở Việt Nam giai đoạn 1999 - 2009 5.1.3.Quan điểm hệ thống Dưới góc độ của quan điểm hệ thống, khi xem xét phân tích đánh giá cần đặt đối tượng nghiên cứu trong hệ thống mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau với các đối tượng khác. Bản thân mỗi một hiện tượng vừa thuộc hệ thống cấu trúc này nhưng lại vừa thuộc hệ thống cấu trúc khác cao hơn, giữa chúng có mối liên hệ ngang dọc phức tạp, khi một thành phần thay đổi cũng sẽ làm cho các thành phần khác thay đổi ở mức độ khác nhau cuối cùng làm cho toàn bộ hệ thống phát triển lên giai đoạn khác, đạt trạng thái đứng im tương đối trong khoảng thời gian và không gian nhất định trước khi tiếp tục sự phát triển mới. Khi cơ cấu dân số theo độ tuổi thay đổi nó làm thay đổi mức sinh, mức tử. Mức sinh, mức tử thay đổi lại có tác động ngược lại làm thay đổi cấu trúc dân số theo lao động… 5.1.4.Quan điểm phát triển bền vững Nghiên cứu vấn đề không thể tách rời khỏi môi trường sinh thái. Con người là một thực thể tự nhiên tồn tại, phát triển và chịu ảnh hưởng lớn từ môi trường xung quanh. Tác động của con người vào môi trường làm môi trường biến đổi thì môi trường cũng có tác động ngược trở lại. Con người tác động vào quá trình sinh sản làm SRB ở mức cao so với bình thường, hiện tượng này kéo dài tất yếu sẽ dẫn đến những hệ quả. Rõ ràng mọi thay đổi không hợp quy luật đều dẫn đến những hậu quả khó lường trên nhiều mặt. 5.2.Phương pháp nghiên cứu 5.2.1.Phương pháp thu thập tài liệu Thu thập tài liệu là một bước quan trọng trong quá trình nghiên cứu và thực hiện bất kì một ý tưởng khoa học nào. Việc thu thập được càng nhiều tài liệu càng giúp cho việc tiến hành nghiên cứu được thuận tiện. Tài liệu nghiên cứu ở đây bao gồm cả tài liệu sơ cấp và thứ cấp. Trịnh Thị Tuyết Dung 16 Nghiên cứu cơ cấu dân số theo giới tính ở Việt Nam giai đoạn 1999 - 2009 Tài liệu thứ cấp bao gồm hệ thống số liệu thống kê của tổng cục thống kê qua 2 cuộc Tổng điều tra dân số 1/4/1999 và 1/4/2009 cùng với các số liệu thông kê của các điều tra biến động dân số, nguồn lao động và kế hoạch hoá gia đình vào 1/4 hàng năm. Số liệu thống kê về phát triển kinh tế và các vấn đề xã hội liên quan như lao động, cơ cấu kinh tế… Bên cạnh đó là các sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu của các viện, tổ chức, tác giả liên quan đến biến động dân số, chênh lệch giới tính, các vấn đề xã hội của địa lý dân cư. Ngoài ra còn sử dụng cơ sở dữ liệu thống kê của trang thông tin điện tử tổng cục thống kê Nhật Bản, Trung Quốc. 5.2.2.Phương pháp phân tích, so sánh tổng hợp Trên cơ sở tài liệu thu thập được tiến hành phân tích các số liệu thống kê để thấy được sự biến đổi của dân số và bản chất của nó. Thực hiện so sánh các tiêu chí về SR, SRB của Việt Nam với thế giới cũng như giữa các lãnh thổ, giữa các nhóm dân cư khác nhau đưa ra nhận xét chính xác. Sử dụng đồng thời cả suy luận diễn giải và tích hợp trong triển khai vấn đề để thấy được nét khái quát nhất của vấn đề nghiên cứu. 5.2.3.Phương pháp bản đồ, GIS Dựa trên số liệu thống kê và phần mềm Mapinfo tác giả thành lập một số bản đồ Việt Nam. Bản đồ hành chính tỷ lệ 1 : 7 500 000 ngoài việc thể hiện những nội dung cơ bản của bản đồ hành chính còn thể hiện phương án phân theo 8 vùng được phân tích trong luận văn. Các bản đồ tỷ lệ 1: 5 000 000 bao gồm: bản đồ dân cư, bản đồ tỷ số giới tính khi sinh 1999 – 2009, bản đồ tỷ số giới tính 1999 – 2009, bản đồ mối quan hệ giữa di cư 2004-2009 và tỷ số giới tính. Bản đồ tỷ lệ 1 : 15 000 000 về tỷ số giới tính, tỷ số giới tính khi sinh khu vực thành thị nông thôn năm 1999 và 2009. Nội dung bản đồ thể hiện trực quan về tình hình dân số dân số, biến động cơ cấu dân số theo giới tính của Trịnh Thị Tuyết Dung 17 Nghiên cứu cơ cấu dân số theo giới tính ở Việt Nam giai đoạn 1999 - 2009 Việt Nam giai đoạn 1999-2009. Từ phân tích trên bản đồ thành phần cho thấy được mối liên hệ với phạm vi không gian của lãnh thổ trong giai đoạn nghiên cứu. Sử dụng các phần mềm SPSS (phân tích thống kê xã hội) để xử lý hệ thống số liệu thống kê về điều tra dân số. Từ đó phân tích mối quan hệ giữa các biến, đưa ra kết luận về mối quan hệ nhân quả giữa các biến. Xem xét liệu chúng thực sự có mối quan hệ với nhau hay không và ở mức độ nào. 5.2.4.Phương pháp điều tra xã hội học Khác với con vật, con người mang tính xã hội. Bản thân vấn đề dân số là vấn đề xã hội mang tính nhân văn cao. Nghiên cứu dân số và chênh lệch giới tính không nằm ngoài việc nghiên cứu vấn đề xã hội của con người. Nhất là chênh lệch giới tính là vấn đề xã hội học. Nghiên cứu đề tài này gắn chặt với quan điểm xã hội học. 5.2.5.Phương pháp dự báo Dự báo là một phần không thể thiểu trong nghiên cứu các vấn đề liên quan đến dân số. Từ thực trạng của tình hình dân số trong 10 năm biến động, xu hướng phát triển của các hiện tượng như mức sinh, mức tử, SR, SRB, tổng tỷ suất sinh, tuổi thọ trung bình, bảng sống của Việt Nam năm 2009 cùng với việc sử dụng phương pháp dự báo thành phần trên cơ sở một số giả định có căn cứ để đưa ra mô hình dân số trong tương lai đến năm 2030. Từ mô hình sự báo dân số với nhiều phương án khác nhau, phân tích cấu trúc dân số để có thể thấy được rõ hơn thay đổi cơ cấu dân số theo giới với tình trạng SRB như hiện tại. 6. Những đóng góp chủ yếu của đề tài Phân tích thực trạng cơ cấu dân số theo giới tính trong các nhóm dân cư giai đoạn 1999 – 2009 theo 8 vùng kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Trịnh Thị Tuyết Dung 18 Nghiên cứu cơ cấu dân số theo giới tính ở Việt Nam giai đoạn 1999 - 2009 Giải thích nguyên nhân dẫn đến thay đổi cơ cấu dân số theo giới tính nói chung, giới tính khi sinh giữa các tỉnh thành phố, vùng kinh tế - xã hội và chung cho toàn bộ lãnh thổ trong giai đoạn 1999-2009. Dự báo những hậu quả có thể có của tình trạng cơ cấu giới tính khi sinh ở mức cao và kéo dài trong tương lai. Dự báo cấu trúc dân số theo độ tuổi và giới tính đến năm 2030 cho cả nước trên cơ sở của phương pháp dự báo thành phần và tình hình biến động dân số trong giai đoạn 1999-2009. Từ đó, tác giả đưa ra những giải pháp nhằm giải thiểu tình trạng gia tăng tỷ số giới tính khi sinh, hướng tới ổn định cơ cấu dân số theo giới tính phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội. 7. Cấu trúc của luận văn Cấu trúc luận văn bao gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn Chương 2: Thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của cơ cấu dân số theo giới tính ở Việt Nam giai đoạn 1999-2009 Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm ổn định tình hình dân số đến năm 2030 Trịnh Thị Tuyết Dung 19 Nghiên cứu cơ cấu dân số theo giới tính ở Việt Nam giai đoạn 1999 - 2009 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số khái niệm 1.1.1.1. Dân số và quy mô dân số - Dân số Dân số học là khoa học về dân số nghiên cứu quy luật tái sản xuất dân cư trong điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể trên một lãnh thổ nhất định. Khoa học dân số nghiên cứu tính quy luật và những điều kiện xã hội liên quan tới việc sinh, tử, hôn nhân, cơ cấu dân số, tái sản xuất dân cư và sự phân bố của chúng theo thời gian và không gian. Dân số là khái niệm rất hay thường được dùng. Theo từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam “dân số với nghĩa rộng là tập hợp những người cư trú thường xuyên và sống trên một lãnh thổ nhất định (một nước, một vùng kinh tế, một đơn vị hành chính…)”. Như vậy, theo quan điểm này khái niệm dân số và quy mô dân số là đồng nhất với nhau. Trong dân số học lại xem xét dân số trong một phạm vi hẹp hơn, lúc này dân số được xem là một tập hợp người hạn định trong phạm vi nào đó (về cấu trúc, về lãnh thổ) và có một số tính chất gắn liền với tái sản xuất liên tục của nó. Ở đây chính là số dân cư trú. Số dân này tham gia thường xuyên vào đời sống kinh tế - xã hội khu vực nơi cư trú. Khác với quan niệm dân số theo nghĩa rộng là bao gồm tất cả những người có mặt, họ không nhất thiết phải là người tham gia hoạt động kinh tế thường xuyên trên địa bàn. Trong khái niệm số dân chỉ xác định về mặt số lượng của dân số, tức số người gắn với không gian và thời gian đang được nói đến. Vậy về phạm vi khái niệm số dân hẹp hơn rất nhiều so với khái niệm về dân số. Trịnh Thị Tuyết Dung 20 Nghiên cứu cơ cấu dân số theo giới tính ở Việt Nam giai đoạn 1999 - 2009
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan