Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu chuỗi giá trị lợn trên địa bàn thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên, tỉnh...

Tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị lợn trên địa bàn thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên, tỉnh thái nguyên

.PDF
89
1
52

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN VĂN TUẤN NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ LỢN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: Kinh tế Nông nghiệp Mã ngành: 8.62.01.15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. HÀ QUANG TRUNG THÁI NGUYÊN - 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và hoàn toàn chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ để thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Trần Văn Tuấn i LỜI CẢM ƠN Trước hết với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời trân trọng cảm ơn đến TS. Hà Quang Trung - Người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, các Thầy Cô phòng Đào tạo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn Hộ nông dân thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đã cung cấp số liệu thực tế và thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin trân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè, cùng toàn thể gia đình, người thân đã động viên tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu đề tài. Thái Nguyên, ngày 22 tháng 5 năm 2022 Tác giả luận văn Trần Văn Tuấn ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT ....................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................ vi DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................ vii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ...................................................................... viii MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 3 4. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu ............................................................. 3 Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ..................................... 4 1.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................... 4 1.1.1. Một số khái niệm về chuỗi giá trị .................................................... 4 1.1.2. Khái niệm giá trị, chi phí và lợi nhuận.............................................. 4 1.1.3. Một số khái niệm khác được sử dụng để phân tích chuỗi giá trị ...... 8 1.1.4. Các bước tiến hành phân tích chuỗi giá trị .................................... 12 1.1.5. Lý luận về chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lợn ................................ 15 1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chuỗi giá trị chăn nuôi lợn 17 1.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................. 32 1.2.1. Một số bài học phát triển chuỗi giá trị chăn nuôi lợn ở một số địa phương .............................................................................................................................32 1.3. Tổng quan các công trình đã nghiên cứu .......................................... 34 1.4. Bài học kinh nghiệm cho phát triển chuỗi giá trị lợn trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên .............................................................. 35 Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................................................ 36 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................ 36 2.1.1. Điều kiện tự nhiên của thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ............ 36 2.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội của thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên .. 38 iii 2.2. Nội dung nghiên cứu ......................................................................... 43 2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 43 2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin số liệu ......................................... 43 2.3.2. Phương pháp phân tích thông tin số liệu ........................................ 46 2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................ 47 2.4.1. Nhóm chỉ tiêu về sản xuất lợn ........................................................ 47 2.4.2. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh nội hàm chuỗi giá trị lợn .................. 47 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................. 48 3.1. Hiện trạng ngành chăn nuôi lợn của thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 48 3.1.1. Hiện trạng chăn nuôi lợn của thị xã Phổ Yên ................................ 48 3.1.2. Giết mổ, chế biến và tiêu thụ ......................................................... 49 3.2. Thực trạng chuỗi giá trị thịt lợn thị xã Phổ Yên ............................... 50 3.2.1. Sơ đồ chuỗi thịt lợn ........................................................................ 50 3.2.2. Hoạt động của các tác nhân tham gia trong chuỗi thịt lợn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ............................................................................... 54 3.2.3. Phân tích kinh tế chuỗi giá trị lợn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 65 3.2.4. Đánh giá của các tác nhân khi tham gia chuỗi giá trị chăn nuôi lợn trên địa bàn thị xã Phổ Yên .............................................................. 67 3.3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thánh thức của chuỗi giá trị chăn nuôi lợn trên địa bàn thị xã Phổ Yên ....................................... 73 3.4. Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lơn tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên .............................................................. 74 3.4.1. Nhóm giải pháp về chính sách ....................................................... 74 3.4.2. Nhóm giải pháp nâng cao giá trị chuỗi giá trị thịt lợn ................... 74 3.4.3. Nhóm giải pháp về Phát triển mô hình liên kết giữa các chủ thể tham gia chuỗi giá trị ................................................................................ 75 3.4.4. Nhóm giải pháp về xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm .................................................................................... 75 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 76 Kết luận .................................................................................................... 76 Kiến nghị .................................................................................................. 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 77 PHỤ LỤC ................................................................................................ 62 iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT CGT : Chuỗi giá trị GTGT : Giá trị gia tăng HTX : Hợp tác xã NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn NTM : Nông thôn mới PTNT : Phát triển nông thôn SXKD : Sản xuất kinh doanh TSCĐ : Tài sản cố định UBND : Ủy ban nhân dân v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Bảng 2.2. Bảng 3.1. Bảng 3.2. Bảng 3.3. Bảng 3.4. Bảng 3.5. Bảng 3.6. Bảng 3.7. Bảng 3.8. Bảng 3.9. Bảng 3.10. Bảng 3.11. Bảng 3.12. Bảng 3.13. Quy mô mẫu nghiên cứu ...................................................... 44 Khoảng của giá trị trung bình và ý nghĩa của thang đo likert ... 45 Các chức năng của chuỗi giá trị thịt lợn thị xã Phổ Yên ..... 50 Thông tin hộ chăn nuôi lợn .................................................. 54 Chi phí của hộ chăn nuôi lợn ............................................... 58 Thông tin chung của thương lái ........................................... 59 Giá mua, giá bán thương lái từ năm 2019 - 2021 ................ 61 Chi phí kinh doanh của thương lái từ năm 2021 ................. 62 Quy mô của lò mổ (bình quân/lò mổ) .................................. 62 Chi phí hoạt động của lò mổ ................................................ 63 Thông tin chung về người bán lẻ ......................................... 64 Chi phí hoạt động bán lẻ ...................................................... 64 Phân tích các tác nhân thuộc thị trường tiêu thụ trong thị xã .... 66 Phân tích các tác nhân thuộc thị trường tiêu thụ ngoài thị xã .... 66 Đánh giá lợi ích của các tác nhân khi tham gia chuỗi giá trị chăn nuôi lợn thị xã Phổ Yên ............................................... 68 Bảng 3.14. Đánh giá mức độ sẵn sàng tham gia chuỗi giá trị của ......... 70 Bảng 3.15. Đánh giá những thuân lợi trong phát triển chuỗi giá trị chăn nuôi lợn thị xã Phổ Yên ....................................................... 71 Bảng 3.16. Đánh giá những khó khăn trong phát triển chuỗi giá trị chăn nuôi lợn thị xã Phổ Yên ....................................................... 72 vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Kênh tiêu thụ thịt lợn tại thị xã Phổ Yên ............................. 49 Hình 3.2. Sơ đồ chuỗi giá thịt lợn tại thị xã Phổ Yên .......................... 51 Hình 3.3. Giống lợn nuôi tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ......... 55 Hình 3.4. Nguồn cung cấp giống lợn ................................................... 56 Hình 3.5. Hình thức nuôi và thức ăn sử dụng ..................................... 56 Hình 3.6. Kênh tiếp cận thông tin chăn nuôi của hộ .......................... 57 Hình 3.7. Đánh giá của Hộ về kênh tiếp cận thông tin ........................ 57 Hình 3.8. Tỷ lệ cung cấp sản phẩm đầu ra của thương lái .................. 60 vii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN 1. Tên tác giả: Trần Văn Tuấn 2. Tên luận văn: Nghiên cứu chuỗi giá trị lợn trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 3. Ngành: Kinh tế nông nghiệp, Mã số: 8.62.01.15 4. Người hướng dẫn khoa học: TS. Hà Quang Trung 5. Cơ sở đào tạo: Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Lý do chọn đề tài Nhằm mục tiêu đánh giá sự tham gia của các tác nhân trong chuỗi giá trị chăn nuôi, sự liên kết của các tác nhân và lợi ích đạt được khi các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị. Đây là lý do tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu chuỗi giá trị lợn trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”. Để nghiên cứu những lý luận và thực tiễn nhằm tìm ra giải pháp phù hợp pháp phát triển mô hình liên kết chuỗi và tăng cường khả năng cạnh tranh của ngành hàng. Góp phần nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực trạng chuỗi giá trị chăn nuôi lợn tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. - Đánh giá sự tham gia của các tác nhân trong chuỗi giá trị chăn nuôi lợn. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị chăn nuôi lợn tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất các nhóm giải pháp phát triển chuỗi giá trị chăn nuôi lợn trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Phương pháp nghiên cứu Số liệu nghiên cứu của luận văn được thu thập bằng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, sơ cấp và số liệu điều tra từ 57 trang trại và hộ chăn nuôi. Phân tổ các hộ chăn nuôi lợn (tác nhân sản xuất) theo Điều 21 Nghị định viii 13/2020/NĐ-CP. Sau khi thu thập và tổng hợp số liệu được xử lý và phân tích dựa trên phương pháp thống kê mô tả, so sánh và phân tích SWOT… Tóm tắt các kết quả nghiên cứu đã đạt được Kết quả nghiên cứu cho thấy ngành hàng thịt lợn đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và góp phần ổn định nguồn thực phẩm và tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho các nông hộ. Trong 57 nông hộ được lựa chọn nghiên cứu thì số lượng các tác nhân tham gia trong từng khâu trong chuỗi khác nhau tuỳ theo đặc điểm và chức năng của các tác nhận. Phần lớn sản phẩm thị lợn được tiêu thị ở thì trường ngoài thị xã là 67,8% còn lại là được tiêu thụ thị trường trong thị xã. Kênh phân phối và tiêu thị sản phẩm thịt lợn thông qua 4 kênh nhưng trong đó kênh tiêu thụ số 3 có sự tham gia của các thương lái đã tạo ra giá trị thặng dư cao nhất là 56.835 đ/kg. Để phát triển chuỗi giá trị thịt lợn của thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên các nhóm giải pháp được đưa ra: Chính sách; Nâng cao giá trị chuỗi; Phát triển các mô hình liên kết chuỗi; Xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường. ix MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chăn nuôi lợn là một nghề có từ lâu đời qua quá trình thuần hoá, chọn lọc và lại tạo để tạo ra các giống lợn có màu sắc, kích thước và hình dáng khác nhau. Trong hệ thống sản xuất nông nghiệp thì chăn nuôi lợn có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của người dân vì chăn nuôi lợn là nguồn cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và tạo ra giá trị kinh tế trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên là nơi có ngành chăn nuôi phát triển rất sớm của tỉnh Thái Nguyên. Các mô hình chăn nuôi trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đang chuyển từ hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ sang hình thức chăn nuôi theo hướng chuyên môn hoá, mở rộng quy mô chăn nuôi, ứng dụng những kỹ thuật tiên tiến trong chăn nuôi. Theo định hướng phát triển của huyện và tỉnh thì chăn nuôi là một trong ngành mũi nhọn của địa phương trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Theo báo cáo của Cục chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp & PTNT trong năm 2019 và 2020 ảnh hưởng của dịch tả Châu Phi tổng số đàn lợn bị sụt giảm nghiêm trọng ảnh hưởng đến sản lượng thịt bị thiếu hụt trên thị trường gây ra mức giá thịt lợn cao trong một thời gian dài và phải nhập khẩu số lượng lớn thịt lợn từ nước ngoài để đảm bảo nguồn cung thịt cho thị trường. Nắm bắt được nhu cầu của thị trường và định hướng phát triển chăn nuôi của tỉnh và huyện. Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đã mạnh dạn triển khai và mở rộng sản xuất trên địa bàn với chăn nuôi tập trung theo vùng quy hoạch, địa điểm chăn nuôi cách xa khu dân cư tập trung, phát triển chăn nuôi theo các quy trình tiên tiến và kiểm soát chặt chẽ các nguồn đầu vào và hạn chế, kiểm soát dịch bệnh. Trong điều kiện ảnh hưởng của dịch bệnh và yêu cầu về thực an toàn ngày càng cao của thị trường đòi hỏi người chăn nuôi phải có những 1 phương thức tổ chức liên kết theo chuỗi gíá trị từ sản xuất đến tiêu thụ để nâng cao giá trị sản phẩm. Thị xã Phổ Yên hiện có hơn 100 trang trại chăn nuôi với quy mô lớn, nhỏ khác nhau. Trong những năm qua, cùng với việc khuyến khích, hỗ trợ các hộ dân phát triển chăn nuôi theo quy mô trang trại, gia trại, Thị xã đã chỉ đạo các địa phương kết nối với đơn vị, doanh nghiệp liên kết với các hộ chăn nuôi, nhằm ổn định đầu ra và nâng cao chất lượng sản phẩm. Thị xã đã có gần 20 mô hình chăn nuôi theo chuỗi liên kết, mỗi năm cung ứng ra thị trường một lượng lớn con gà, lợn, thỏ…trong đó mô hình chăn nuôi lợn chiếm ưu thế, doanh thu đạt hàng chục tỷ đồng (UBND thị xã Phổ Yên, 2022). Tuy nhiên do điều kiện thiên nhiên ngày càng trở nên khắc nghiệt, nhiều dịch bệnh xảy ra làm tổn hại đến vật nuôi dẫn đến sự sụt giảm đàn, sự chèn ép của các thương lái dẫn đến thu nhập của người chăn nuôi bấp bênh. Phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị đang là bước đi được nhiều địa phương lựa chọn vì họ có sự ràng buộc lẫn nhau. Người dân chăn nuôi tự phát và không theo quy trình kỹ thuật nên không kiểm soát được vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, một số hộ chăn nuôi còn sử dụng một số chất kích thích, và bán lợn ốm, lợn bệnh ra ngoài thị trường. Do chăn nuôi tự phát nên thường bị thương lái ép giá, nguồn cung cầu trên thị trường thường bất ổn và khó kiểm soát. Công tác quản lý kiểm tra của các cơ quan chưa hiệu quả, đôi khi người tiêu dùng không được hưởng những dịch vụ tốt nhất, sản phẩm được bán ra trên thị trường không tương xứng với chi phí sản xuất phải bỏ ra. Những điều này tạo nên hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả và các tác nhân tham gia trong chuỗi đều không có lợi. Vậy để đảm bảo chăn nuôi phát triển bền vững khi các tác nhân tham gia phải đảm bảo cùng có lợi thì lúc đó chuỗi giá trị mới phát triển tốt và mang lại hiệu quả. Để giải quyết được vấn đề trên tôi lựa chọn tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu chuỗi giá trị lợn trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực trạng chuỗi giá trị chăn nuôi lợn tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. 2 - Đánh giá sự tham gia của các tác nhân trong chuỗi giá trị chăn nuôi lợn. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị chăn nuôi lợn tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất các nhóm giải pháp phát triển chuỗi giá trị chăn nuôi lợn trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các tác nhân và nội dung liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị lợn trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu tập trung vào phân tích thực trạng chuỗi giá trị chăn nuôi lợn thịt của thị xã Phổ Yên. Phạm vi thời gian: Từ tháng 7/2021 đến tháng 12/2021. Phạm vi không gian: Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên. 4. Ý nghĩa khoa học của nghiên cứu 4.1. Ý nghĩa về lý luận Đề tài góp phần vào việc hệ thống hóa cơ sở lý luận về chuỗi giá trị và tổng kết thực tiễn về chuỗi giá trị trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng, chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị chăn nuôi và chuỗi giá trị chăn nuôi lợn. 4.2. Ý nghĩa về thực tiễn Thông qua nghiên cứu chuỗi giá trị chăn nuôi lợn và các tác nhân tham gia trong chuỗi để làm sáng tỏ vai trò và lợi ích của các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị và đề xuất mô hình liên kết thành công. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu về chuỗi giá trị và các cơ quan xây dựng, thực thi chính sách liên quan đến chuỗi giá trị chăn nuôi nói chung và chuỗi giá trị chăn nuôi lợn nói riêng. 3 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Chuỗi giá trị Khái niệm chuỗi Khái niệm “Chuỗi” trong lý thuyết được sử dụng để mô tả hoạt động có liên quan đến quá trình sản xuất ra sản phẩm cuối cùng (có thể là sản phẩm hoặc là dịch vụ). Khái niệm chuỗi giá trị Theo Micheal Porter “ Chuỗi giá trị là chuỗi của các hoạt động của một công ty hoạt động trong một ngành cụ thể. Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của một công ty hoạt động một ngành nghề cụ thể. Theo Kaplinsky và Morris (2001) cho rằng “Chuỗi giá trị là cả loạt những hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm hoặc một dịch vụ từ lúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau (bao gồm một kết hợp giữa sự biến đổi vật chất và đầu vào các dịch vụ sản xuất khác nhau), đến khi phân phối đến tay người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng”. Chuỗi giá trị theo nghĩa “hẹp” là một chuỗi gồm một loạt những hoạt động trong một công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Các hoạt động này có thể bao gồm: Giai đoạn xây dựng khái niệm và thiết kế, quá trình mua đầu vào, sản xuất, tiếp thị và phân phối, thực hiện các dịch vụ hậu mãi v.v. Tất cả các hoạt động này tạo thành một “chuỗi” kết nối người sản xuất với người tiêu dùng. Mặt khác, mỗi hoạt động lại bổ sung “giá trị” cho thành phẩm cuối cùng. Chuỗi giá trị theo nghĩa “rộng” là một phức hợp các hoạt động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến, thương nhân, người cung cấp dịch vụ v.v.) để biến một nguyên liệu thô thành một sản phẩm bán lẻ. 4 Khái niệm chuỗi giá trị bao hàm các vấn đề về tổ chức và điều phối, các chiến lược và quan hệ quyền lực của những người tham gia khác nhau trong chuỗi. Khi tiến hành phân tích chuỗi giá trị đòi hỏi một phương pháp tiếp cận thấu đáo về những gì đang diễn ra giữa những người tham gia trong chuỗi, những gì giá trị họ với nhau, những thông tin nào được chia sẻ, quan hệ giữa họ hình thành và phát triển như thế nào 1.1.1.2. Các khái niệm liên quan đến chuỗi giá trị a. Chuỗi cung ứng Chuỗi cung ứng là sự liên kết với các doanh nghiệp nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ vào thị trường. Cơ sở hoạt động của chuỗi cung ứng thể hiện như sau: Tiếp nhận đầu vào từ các nhà cung cấp tạo lập ra giá trị phân phối sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng. Chuỗi cung ứng đi ển hình bao gồm các nhà cung cấp, nhà sản xuất trung gian, nhà kho, trung tâm phân phối sản phẩm được hoàn thành (Sơ đồ 1.1). Sơ đồ 1.1 Chuỗi cung ứng điển hình Nguồn: Vũ Việt Hằng (2006) Như vậy, có thể thấy chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các đơn vị kinh doanh tham gia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp trong việc phục vụ nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp mà còn liên quan đến vận chuyển, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng. Hoạt động của chuỗi tuy phức tạp nhưng các thành viên trong chuỗi luôn thống nhất về mục đích đó là phục vụ vì nhu cầu của khách hàng, khách hàng là trung tâm của các hoạt động. 5 Theo Lambert và Cooper (2000), một chuỗi cung ứng có 4 đặc trưng cơ bản như sau: + Thứ nhất: Chuỗi cung ứng bao gồm nhiều công đoạn (bước) phối hợp bên trong các bộ phận, phối hợp giữa các bộ phận (tổ chức) và phối hợp dọc. + Thứ hai: Một chuỗi bao gồm nhiều doanh nghiệp độc lập nhau, do vậy cần thiết phải có mối quan hệ về mặt tổ chức. + Thứ ba: Một chuỗi cung ứng bao gồm dòng vật chất và dòng thông tin có định hướng, các hoạt động điều hành và quản lý. + Thứ tư: Các thành viên của chuỗi nỗ lực để đáp ứng mục tiêu là mang lại giá trị cao cho khách hàng thông qua việc sử dụng tối ưu nguồn lực của mình. Theo GTZ Eschborn (2007) chuỗi giá trị là một loạt các hoạt động kinh doanh (hay chức năng) có quan hệ với nhau, từ việc cung cấp các giá trị đầu vào cụ thể cho một sản phẩm nào đó, đến sơ chế, chuyển đổi, marketing, cuối cùng là bán sản phẩm đó cho người tiêu dùng. Với cách tiếp cận này cho phép xác định các tác nhân chính tham gia trong chuỗi, từ đó xác định sơ đồ chuỗi giá trị, cũng như chức năng và mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị. 6 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ chuỗi giá trị (ValueLinks-GTZ, 2007) b. Ngành hàng Các vấn đề được quan tâm nhiều nhất đó là làm thế nào để các hệ thống sản xuất tại địa phương được kết nối với công nghiệp chế biến, thương mại, xuất khẩu và tiêu dùng nông sản. Ngành hàng là một hệ thống được xây dựng bởi các tác nhân và các hoạt động tham gia vào sản xuất, chế biến, phân phối một sản phẩm và được xác định bởi mối quan hệ giữa các tác nhân với yếu tố bên ngoài (Boutonnet, 1990). Như vậy, ngành hàng là một chuỗi các tác nhân được gắn kết chặt chẽ với nhau trong một quá trình từ sản xuất, vận chuyển, chế biến đến phân phối sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. 1.1.2. Các công cụ phân tích chuỗi giá trị Trong quá trình phân tích chuỗi giá trị, tuỳ yêu cầu của ngành hàng, có thể sử dụng các công cụ sau đây để phân tích. (Võ Thị Thanh Lộc, 2013) 7 a) Lựa chọn các chuỗi giá trị ưu tiên để phân tích. - Mục tiêu của công cụ này là: Trước khi tiến hành phân tích chuỗi giá trị phải quyết định xem ưu tiên chọn tiểu ngành nào, sản phẩm hay hàng hoá nào để phân tích. Vì các nguồn lực để tiến hành phân tích lúc nào cũng hạn chế nên phải lập ra phương pháp để lựa chọn một số nhất định các chuỗi giá trị để phân tích trong số nhiều lựa chọn có thể được. - Các câu hỏi chính có thể sử dụng khi lựa chọn chuỗi giá trị ưu tiên là: + Việc chọn những chuỗi giá trị để phân tích dựa trên những tiêu chí chính nào? + Có những chuỗi giá trị tiềm năng nào có thể phân tích? + Sau khi áp dụng những tiêu chí lựa chọn, những chuỗi giá trị nào là thích hợp nhất để phân tích? - Các bước tiến hành thực hiện công cụ này như sau: Quá trình lập thứ tự ưu tiên tuân theo 4 bước như trong quy trình tiến hành lựa chọn trong một tình huống có nguồn lực khan hiếm. Bốn bước này bao gồm việc xác định một hệ thống các tiêu chí sẽ được áp dụng để lập thứ tự ưu tiên các chuỗi giá trị, đánh giá tương đối mức độ quan trọng của các tiêu chí đó, xác định các tiểu hành, sản phẩm, hàng hoá tiềm năng có thể xem xét và sau đó lập một ma trận để xếp thứ tự các sản phẩm theo các tiêu chí trên. Lựa chọn ưu tiên cuối cùng có thể xác định dựa vào kết quả xếp loại được. b) Lập sơ đồ chuỗi giá trị Để hiểu được chuỗi giá trị mà chúng ta muốn phân tích, chúng ta có thể dùng các mô hình, bảng, số liệu, biểu đồ và các hình thức tương tự để nắm được và hình dung được bản chất. Lập sơ đồ chuỗi giá trị là một cách để làm cho những gì chúng ta nhìn thấy dễ hiểu hơn. - Mục tiêu của việc thực hiện công cụ lập sơ đồ chuỗi bao gồm 3 mục tiêu sau: + Giúp hình dung được các mạng lưới để hiểu hơn về các kết nối giữa các 8 tác nhân và các qui trình trong một chuỗi giá trị. + Thể hiện tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các tác nhân và quy trình trong chuỗi giá trị. + Cung cấp cho các bên có liên quan hiểu biết ngoài phạm vi tham gia của riêng họ trong chuỗi giá trị. - Các câu hỏi chính: Không có sơ đồ chuỗi giá trị nào hoàn toàn toàn diện và bao gồm tất cả một yếu tố. Việc quyết định lập sơ đồ những gì phụ thuộc vào các nguồn lực ta có, phạm vi mà mục tiêu của nghiên cứu và nhiệm vụ của tổ chức của chúng ta. Một chuỗi giá trị, cũng như thực tiễn, có rất nhiều khía cạnh: dòng sản phẩm thực tế, số tác nhân tham gia, giá trị tích luỹ được, v.v.... Vì vậy, việc chọn xem sẽ đưa vào những khía cạnh nào mà ta muốn lập sơ đồ là rất quan trọng. Những câu hỏi sau có thể hướng dẫn chọn những vấn đề nào để đưa vào sơ đồ: + Có những quy trình khác nhau (căn bản) nào trong chuỗi giá trị)? + Ai tham gia vào những quy trình này và họ thực tế làm những gì? + Có những dòng sản phẩm, thông tin, tri thức nào trong chuỗi giá trị? + Khối lượng của sản phẩm, số lượng những người tham gia, số công việc tạo ra như thế nào? + Sản phẩm (hoặc dịch vụ) có xuất xứ từ đâu và được chuyển đi đâu? + Giá trị thay đổi như thế nào trong toàn chuỗi giá trị? + Có những hình thức quan hệ và liên kết nào tồn tại? + Những loại dịch vụ (kinh doanh) nào cung cấp cho chuỗi giá trị? - Lập sơ đồ chuỗi giá trị bao gồm các bước sau: + Bước 1: Lập sơ đồ các quy trình cốt lõi trong chuỗi giá trị. + Bước 2: Xác định và lập sơ đồ những người tham gia chính vào các 9 quy trình này. + Bước 3: Lập sơ đồ dòng sản phẩm, thông tin kiến thức. + Bước 4: Lập sơ đồ khối lượng sản phẩm, số người tham gia và số công việc. + Bước 5: Lập sơ đồ dòng luân chuyển sản phẩm hoặc dịch vụ về mặt địa lý. + Bước 6: Xác định trên sơ đồ giá trị ở các cấp độ khác nhau của chuỗi giá trị. + Bước 7: Lập sơ đồ các mối quan hệ và liên kết giữa những người tham gia trong chuỗi giá trị. + Bước 8: Lập sơ đồ các dịch vụ kinh doanh cung cấp cho chuỗi giá trị. c) Phân tích chi phí và lợi nhuận. Sau khi đã lập sơ đồ chuỗi giá trị, bước tiếp theo là nghiên cứu sâu một số khía cạnh của chuỗi giá trị. Có rất nhiều khía cạnh có thể lựa chọn để nghiên cứu tiếp. Một trong những số đó là chi phí và lợi nhuận, hay nói một cách đơn giản hơn, là số tiền mà một người tham gia trong chuỗi giá trị bỏ ra là số tiền mà một người tham gia trong chuỗi giá trị nhận được. - Để xác định được chi phí và lợi nhuận chúng ta cần dựa vào một số câu hỏi chính sau: + Chi phí, gồm cả chi phí cố định và thay đổi, của mỗi người tham gia là gì và cần đầu tư bao nhiêu để tham gia một chuỗi giá trị? + Thu thập của mỗi người tham gia trong chuỗi giá trị là bao nhiêu? Nói cách khác, khối lượng bán và giá bán của mỗi người tham gia là bao nhiêu? + Lợi nhuận thuần, lợi nhuận biên và mức hoà vốn của mỗi người tham gia là bao nhiêu? + Vốn đầu tư, chi phí, thu nhập, lợi nhuận và lợi nhuận biên thay đổi theo 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất