Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu chuỗi cung ứng sản phẩm gas tại công ty tnhh mtv kinh doanh khí hóa l...

Tài liệu Nghiên cứu chuỗi cung ứng sản phẩm gas tại công ty tnhh mtv kinh doanh khí hóa lỏng hà nội

.PDF
108
113
135

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ==== ==== NGUYỄN TIẾN DŨNG NGHIÊN CỨU CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM GAS TẠI CÔNG TY TNHH MTV KINH DOANH KHÍ HÓA LỎNG HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI – 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ==== ==== NGUYỄN TIẾN DŨNG NGHIÊN CỨU CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM GAS TẠI CÔNG TY TNHH MTV KINH DOANH KHÍ HÓA LỎNG HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 60.34.01.02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN QUỐC CHỈNH HÀ NỘI - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, các số liệu thu được trong quá trình điều tra là hoàn toàn đúng với thực tế và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này là đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Nguyễn Tiến Dũng Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô giáo Khoa kế toán và Quản trị kinh doanh, Viện đào tạo sau đại học, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, ban lãnh đạo Công ty TNHH MTV kinh doanh khí hóa lỏng Hà Nội đã luôn tạo điều kiện để tôi hoàn thành tốt khóa học này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Quốc Chỉnh người Thầy đã định hướng và tận tâm hướng dẫn để tôi hoàn thành tốt đề tài này. Tôi xin cảm ơn quản đốc Trạm triết nạp LPG Đình Xuyên, Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội, phòng bán hàng, bộ phận kho, lái xe bồn, bộ phận bảo vệ, bộ phận bốc xếp và bộ phận vận hành triết nạp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để giúp đỡ tôi trong quá trình làm đề tài. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn trân thành nhất đến gia đình tôi, bạn bè và đồng nghiệp, những người đã luôn động viên, giúp đỡ và cổ vũ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập. Hà nội, ngày tháng năm 2015 Tác giả Nguyễn Tiến Dũng Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN 0 LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC BẢNG v DANH MỤC SƠ ĐỒ vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1. Mục tiêu chung 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 3 1.4. Câu hỏi nghiên cứu 3 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG 4 2.1. Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng 4 2.1.1. Chuỗi cung ứng 4 2.1.2 Các yếu tố trong chuỗi cung ứng 11 2.1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng 16 2.2 Cơ sở thực tiễn 20 2.2.1 Tình hình phát triển chuỗi cung ứng trên thế giới 20 2.2.2 Tình hình chuỗi cung ứng tại Việt Nam 21 2.2.3 Các công trình nghiên cứu có liên quan 23 3. ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 3.1 Đặc điểm cơ bản về Công ty TNHH MTV kinh doanh khí hóa lỏng Hà Nội 26 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 26 3.1.2 Bộ máy tổ chức của công ty 29 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page iii 3.1.3 Tình hình lao động của Công ty 30 3.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 33 3.2 Phương pháp nghiên cứu 36 3.2.1 Khung phân tích đề tài 36 3.2.2 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 37 3.2.3 Phương pháp phân tích 39 3.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 41 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 42 4.1 Chuỗi cung ứng sản phẩm gas tại công ty TNHH MTV kinh doanh khí hóa lỏng Hà Nội 42 4.1.1 Các tác nhân tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm gas tại công ty 42 4.1.2 Sự liên kết giữa các tác nhân 54 4.1.3 Đánh giá chuỗi cung ứng sản phẩm gas tại công ty TNHH MTV kinh doanh khí hóa lỏng Hà Nội 56 4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của chuỗi 57 4.2.1 Các yếu tố bên trong chuỗi 57 4.2.2 Các yếu tố bên ngoài chuỗi 58 4.3 Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy chuỗi cung ứng sản phẩm gas tại công ty TNHH MTV kinh doanh khí hóa lỏng Hà Nội 62 4.3.1 Cơ sở khoa học để xuất giải pháp thúc đẩy chuỗi cung ứng sản phẩm gas tại 62 4.3.2 Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh chuỗi cung ứng sản phẩm gas tại công ty TNHH MTV kinh doanh khí hóa lỏng Hà Nội 67 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75 5.1 Kết luận 75 5.2 Kiến nghị 76 5.2.1 Nhà nước. 76 5.2.2 Công ty. 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO 77 PHỤ LỤC 78 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page iv DANH MỤC BẢNG Bảng 1 Tình hình biến động lao động của Công ty qua 3 năm (2012 – 2014) 32 Bảng 2 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm (2012 – 2014) 35 Bảng 3 Số phiếu điều tra các tác nhân tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm gas tại công ty TNHH MTV kinh doanh khí hóa lỏng Hà Nội 38 Bảng 4 Phân tích ma trận SWOT 40 Bảng 5 Kết quả bán hàng theo khu vực địa lý 2011 – 2013 (đơn vị: tấn) 43 Bảng 6 Thông tin chung về lao động trung tâm 45 Bảng 7 Bảng tổng hợp chi phí của trung tâm bán lẻ 46 Bảng 8 Giá bán gas qua các năm 47 Bảng 9 Bảng hạch toán hiệu quả kinh tế của trung tâm bán lẻ (1 quý) 47 Bảng 10 Thị trường đầu ra của đại lý 49 Bảng 11 Chính sách giảm giá theo sản lượng tiêu thụ LPG của đại lý 50 Bảng 12 Chi phí, giá bán và giá trị tăng thêm của 1kg gas 51 Bảng 13 Phân tích SWOT chuỗi cung ứng sản phẩm gas tại công ty TNHH Bảng 14 MTV kinh doanh khí hóa lỏng Hà Nội 65 Phân tích các cặp của ma trận SWOT (S-O; W-T; S-T; W-O) 66 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page v DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1 Chuỗi cung ứng (Lee & Billington, 1995) 5 Sơ đồ 2 Chuỗi cung ứng giản đơn (Micheal Hugos, 2003) 8 Sơ đồ 3 Chuỗi cung ứng mở rộng (Micheal Hugos, 2003) 8 Sơ đồ 4 Thành viên chuỗi cung ứng (Micheal Hugos, 2003) 9 Sơ đồ 5 5 Thành phần chính của chuỗi cung ứng 11 Sơ đồ 6 Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty 29 Sơ đồ 7 Sơ đồ mặt bằng bên trong phân xưởng 30 Sơ đồ 8 Khung phân tích 36 Sơ đồ 9 Chuỗi cung ứng sản phẩm gas tại công ty TNHH MTV kinh doanh khí hóa lỏng Hà Nội Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế 53 Page vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt 1 AHP Analytie hierachy process 2 ESCAP Ủy ban kinh tế và xã hội châu Á Thái Bình Dương 3 GDP Tổng sản phẩm nội địa 4 GPP Tiêu chuẩn về xây dựng nhà máy chế biến và xử lý khí 5 GTGT Giá trị gia tăng 6 HHGVN Hiệp hội gas Việt Nam 7 H2N2 Hóa học ngày nay 8 LPG Khí hóa lỏng, khí dầu mỏ hóa lỏng hay khí gas 9 MTV Một thành viên 10 PVGN Petrovietnamgas North 11 PVGS Petrovietnamgas South 12 PVI Tổng công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam 13 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 14 TT Trung tâm 15 SCM Supply Chain Management 16 WTO Tổ chức thương mại thế giới Nghĩa của từ viết tắt Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vii 1. MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Khí hóa lỏng, khí dầu mỏ hóa lỏng hay khí gas có tên tiếng anh là (Liquefied Petroleum Gas) thường được viết tắt là LPG có thành phần chính là propan C3H8 và butan C4H10 (H2N2). Hiện nay ở nước ta, miền Nam vẫn được xem là thị trường lớn nhất và có nhu cầu tiêu thụ LPG cao nhất, chiếm khoảng 66% nhu cầu LPG của cả nước, miền Bắc chiếm khoảng 30% và miền Trung là khoảng 4%. Ngành công nghiệp là nguồn tiêu thụ LPG lớn nhất, chiếm khoảng 65% tổng cầu, khu vực nhà ở và thương mại chiếm khoảng 32%. Theo ước tính nhu cầu sẽ tăng trưởng với tốc độ trung bình từ 6% đến 7% hằng năm cho đến năm 2020 và sẽ đạt mức 2 triệu tấn vào năm 2020 nhờ sự phát triển của khu vực nhà ở và thương mại (PGS). Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây miền Bắc đã có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, kèm theo đó là quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra nhanh, do vậy nhu cầu thị trường về các loại khí đốt cũng tăng đột biến. Thành phố Hà Nội là thành phố lớn nhất Việt Nam về diện tích với 3328,9 km2, đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số với 6.699.600 người (2011). Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội hiện nay gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện ngoại thành. Hiện nay, Hà Nội là một trong những trung tâm kinh tế - xã hội đặc biệt quan trọng của Việt Nam. Năm 2009, sau khi mở rộng, GDP của thành phố tăng khoảng 6,67%, tổng thu ngân sách khoảng 70.054 tỷ đồng. Thủ đô Hà Nội có vị trí ở khu vực trung tâm của miền Bắc, bên cạnh con sông Hồng, giao thông từ Hà nội đến các tỉnh khác của miền Bắc hết sức thuận tiện, bao gồm cả đường không, đường bộ, đường thủy và đường sắt (Tổng cục thống kê Việt Nam). Do có sự tăng mạnh về diện tích và dân số cùng với quá trình đô thị hóa, các khu công nghiệp mọc lên nhanh chóng đã khiến Hà Nội trở thành thị trường tiêu thụ các sản phẩm khí hóa lỏng và các sản phẩm dầu khí mạnh nhất khu vực miền Bắc. Công ty TNHH MTV kinh doanh khí hóa lỏng Hà Nội là doanh nghiệp chuyên cung cấp khí hóa lỏng LPG và các sản phẩm dầu khí cho thị trường miền Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 1 Bắc (chiếm khoảng hơn 30% thị trường miền Bắc) trong đó sản phẩm chính là LPG và thị trường tập trung là Hà Nội. Hoạt động này mang lại 98% doanh thu cho doanh nghiệp (Báo cáo phân tích tài chính PVG HN 2011 ), trong quá trình hoạt động công ty đã xây dựng được một chuỗi cung ứng riêng cho sản phẩm khí hóa lỏng của mình. Tuy nhiên trong một vài năm trở lại đây thị trường cung cấp khí hóa lỏng đã có sự cạnh tranh hết sức khốc liệt, do ngày càng có nhiều doanh nghiệp mới thành lập tham gia vào thị trường này như Công ty TNHH MTV khí đốt gia đình (Anpha petrol), Công ty TNHH MTV khí hóa lỏng Việt Nam (VT GAS), Công ty TNHH khí đốt Thăng Long (TL GAS) và còn rất nhiều doanh nghiệp khác nữa đã làm cho hoạt động chuỗi cung ứng khí hóa lỏng của công ty bộc lộ những vấn đề bất hợp lý, vấn đề quản trị chuỗi cung ứng còn tồn tại khá nhiều bất cập làm suy giảm khả năng cạnh tranh và gây ảnh hưởng tới hiệu quả chuỗi cung ứng của công ty. Trước tình hình cấp thiết đó, doanh nghiệp cần tìm lời giải đáp cho câu hỏi: Làm thế nào để khắc phục những điều bất hợp lý trong chuỗi cung ứng khí hóa lỏng của doanh nghiệp, từ đó góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm khí hóa lỏng của doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường tiêu thụ các sản phẩm dầu khí cạnh tranh khốc liệt và trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay? Cho nên việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng chuỗi cung ứng sản phẩm khí hóa lỏng nhằm tìm ra giải pháp thích hợp cho công tác thúc đẩy chuỗi cung ứng này là một đòi hỏi bức xúc của công ty? Xuất phát từ vấn đề trên, tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu chuỗi cung ứng sản phẩm gas tại công ty TNHH MTV kinh doanh khí hóa lỏng Hà Nội”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu phân tích thực trạng chuỗi cung ứng sản phẩm gas tại Công ty TNHH MTV kinh doanh khí hóa lỏng Hà Nội đánh giá hoạt động của chuỗi cung ứng gas, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuỗi cung ứng sản phẩm gas. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi cung ứng. - Nghiên cứu phân tích thực trạng chuỗi cung ứng sản phẩm gas tại Công ty TNHH MTV kinh doanh khí hóa lỏng Hà Nội. - Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuỗi cung ứng sản phẩm gas tại công ty nghiên cứu trong thời gian tới. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Chuỗi cung ứng sản phẩm gas của Công ty TNHH MTV kinh doanh khí hóa lỏng Hà Nội, các tác nhân tham gia chuỗi và mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng sản phẩm gas. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu a. Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Công ty TNHH MTV kinh doanh khí hóa lỏng Hà Nội. b. Phạm vi về thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 5 năm 2014 đến tháng 5 năm 2015. Số liệu điều tra bằng bảng hỏi, dự kiến điều tra một lần vào đầu tháng 11 năm 2014 để lấy số liệu năm 2012 – 2013 phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Các giải pháp đề xuất cho giai đoạn 2015 – 2020. c. Phạm vi về nội dung: - Các vấn đề lý luận và thực tiễn về chuỗi cung ứng. - Thực trạng cung ứng sản phẩm của Công ty TNHH MTV kinh doanh khí hóa lỏng Hà Nội. - Các giải pháp nhằm thúc đẩy chuỗi cung ứng sản phẩm gas tại Công ty nghiên cứu trong thời gian tới. 1.4. Câu hỏi nghiên cứu - Những tác nhân nào tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm gas? - Mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng sản phẩm gas tại Công ty như thế nào? - Các giải pháp cần áp dụng nhằm thúc đẩy chuỗi cung ứng sản phẩm gas tại Công ty nghiên cứu trong thời gian tới. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 3 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG 2.1. Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng 2.1.1. Chuỗi cung ứng 2.1.1.1. Nguồn gốc chuỗi cung ứng Chuỗi cung ứng là một giai đoạn phát triển của lĩnh vực Logistics (hậu cần). Ban đầu, logistics được sử dụng như một từ chuyên môn trong quân đội, được hiểu với nghĩa là công tác hậu cần. Đến cuối thế kỷ 20, Logistics được ghi nhận như là một chức năng kinh doanh chủ yếu, mang lại thành công cho các công ty cả trong khu vực sản xuất lẫn trong khu vực dịch vụ. Ủy ban kinh tế và xã hội châu Á Thái Bình Dương (Economic and Social Commission for Asia and the Pacific - ESCAP) ghi nhận Logistics đã phát triển qua ba giai đoạn: Giai đoạn 1: Phân phối (Distribution) Đó là quản lý một cách có hệ thống các hoạt động liên quan với nhau nhằm đảm bảo cung cấp sản phẩm, hàng hóa cho khách hàng một cách hiệu quả nhất. Giai đoạn này bao gồm các hoạt động nghiệp vụ sau: Vận tải, phân phối, bảo quản hàng hóa, quản lý kho bãi, bao bì, nhãn mác, đóng gói. Giai đoạn 2: Hệ thống Logistics Giai đoạn này có sự phối kết hợp công tác quản lý của cả hai mặt trên vào cùng một hệ thống có tên là Cung ứng vật tư và Phân phối sản phẩm. Giai đoạn 3: Quản trị dây truyền cung ứng Theo ESCAP thì đây là khái niệm mang tính chiến lược về quản trị chuỗi quan hệ từ nhà cung cấp nguyên liệu – đơn vị sản xuất – đến người tiêu dùng. Khái niệm quản trị chuỗi dây truyền chú trọng việc phát triển các mối quan hệ với đối tác, kết hợp chặt chẽ giữa nhà sản xuất với nhà cung cấp, người tiêu dùng và các bên liên quan như các công ty vận tải, kho bãi, giao nhận và các công ty công nghệ thông tin. 2.1.1.2. Cấu trúc chuỗi cung ứng Một dây chuyền cung ứng sản xuất tối thiểu gồm 3 yếu tố: nhà cung cấp, bản thân đơn vị sản xuất và khách hàng. Nhà cung cấp là các công ty bán sản phẩm, dịch vụ là nguyên liệu đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Thông thường, nhà cung cấp được hiểu Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 4 là đơn vị cung cấp nguyên liệu trực tiếp như vật liệu thô, các chi tiết của sản phẩm, bán thành phẩm. Đơn vị sản xuất là nơi sử dụng nguyên liệu, dịch vụ đầu vào, áp dụng các quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Các nghiệp vụ về quản lý sản xuất được sử dụng tối đa tại đây nhằm tăng hiệu quả, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo nên sự thông suốt của dây chuyền cung ứng. Khách hàng là người sử dụng sản phẩm của đơn vị sản xuất. Ở chuỗi cung ứng mở rộng có thêm 3 đối tượng tham gia truyền thống đó là: nhà cung cấp của các nhà cung cấp hay nhà cung cấp cuối cùng ở vị trí bắt đầu của chuỗi cung ứng mở rộng; khách hàng của các khách hàng hay khách hàng ở vị trí kết thúc của chuỗi cung ứng; tổng thể các công ty cung cấp dịch vụ cho các công ty khác trong chuỗi cung ứng. Đây là các công ty cung cấp về dịch vụ hậu cần, tài chính, tiếp thị và công nghệ thông tin. 2.1.1.3. Khái niệm chuỗi cung ứng Nói đến chuỗi cung ứng là nói đến tất cả mạng lưới gồm các tổ chức có liên quan, thông qua các mối liên kết phía trên và phía dưới, trong các quá trình và hoạt động khác nhau, sản sinh ra giá trị dưới hình thức sản phẩm dịch vụ trong tay người tiêu dùng cuối cùng. Đã có nhiều quan niệm khác nhau về chuỗi cung ứng. Theo Lee & Billington (1995) thì chuỗi cung ứng là mạng lưới các phương tiện phục vụ thu mua nguyên vật liệu thô, chuyển hóa chúng thành những sản phẩm trung gian, tới sản phẩm cuối cùng và giao sản phẩm đó tới khách hàng thông qua hệ thống phân phối. Chuỗi cung ứng được thể hiện theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Chuỗi cung ứng (Lee & Billington, 1995) Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 5 Chuỗi cung ứng là sự liên kết của các công ty để mang những sản phẩm và dịch vụ cho thị trường (người trích dẫn Michael hugos, 2003). Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạt động liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm các nhà sản xuất, các nhà cung cấp mà còn có những người vận chuyển, hệ thống kho bảo quản, những nhà bán lẻ và cả khách hàng (Chopra & Meindl, 2001). Chuỗi cung ứng là mạng lưới của các phương tiện, cách lựa chọn phân phối nhằm thực hiện chức năng thu mua nguyên vật liệu, biến đổi chúng thành các sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng, phân phối những sản phẩm cuối cùng đó tới khách hàng (Ganeshan & Harrison, 1995). Chuỗi cung ứng là môi trường nơi dòng sản phẩm, dịch vụ, thông tin di chuyển từ nhà cung ứng đầu tiên tới khách hàng cuối cùng và ngược lại (David Sharpe, 2008). Theo Christopher (1998), chuỗi cung ứng là mạng lưới của các tổ chức liên quan trực tiếp và gián tiếp tới những quy trình và hoạt động khác nhau nhằm chuyển giá trị của sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng cuối cùng. Chuỗi cung ứng là mạng lưới của các tổ chức, con người, công nghệ, các hoạt động, thông tin và nguồn lực tham gia vào việc di chuyển sản phẩm dịch vụ từ các nhà cung cấp tới khách hàng (Từ điển bách khoa toàn thư). Trong cuốn “The practice of supply chain management: where theory and application convergy”, tác giả Terry P. Harrison đã định nghĩa chuỗi cung ứng như sau: “Chuỗi cung ứng là sự tạo lập chuỗi giá trị thông qua sự kết nối hoạt động từ các nhà cung cấp của công ty tới những khách hàng của công ty. Cơ sở các hoạt động của chuỗi cung ứng thể hiện: Tiếp nhận đầu vào từ các nhà cung cấp → tạo lập giá trị →phân phối sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng”. Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia, một cách trực tiếp hay gián tiếp trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng (giáo trình quản trị chuỗi cung ứng). Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 6 Như vậy, chuỗi cung ứng là một hệ thống phức tạp nhưng có mối liên kết chặt chẽ giữa các thành viên trong việc tạo ra và phân phối các sản phẩm hoàn chỉnh nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Do đó, nó trở thành chìa khóa tạo nên sự khác biệt tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. 2.1.1.4. Đặc điểm của chuỗi cung ứng Chuỗi cung ứng được cấu tạo bởi 5 thành phần cơ bản, các thành phần này là các nhóm chức năng khác nhau và cùng nằm trong dây chuyền cung ứng: sản xuất, vận chuyện, tồn kho, định vị, thông tin. Sản xuất là khả năng tạo ra và lưu trữ sản phẩm của chuỗi cung ứng. Phân xưởng, nhà kho là cơ sở vật chất, trang thiết bị chủ yếu của thành phần này. Trong quá trình sản xuất, các nhà quản trị thường phải đối mặt với vấn đề cân bằng giữa khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. Vận chuyển là bộ phận đảm nhiệm công việc vận chuyển nguyên vật liệu, cũng như sản phẩm giữa các nơi trong dây truyền cung ứng. Ở đây, sự cân bằng giữa khả năng đáp ứng nhu cầu và hiệu quả công việc được biểu thị trong việc lựa chọn phương thức vận chuyển. Tồn kho là việc hàng hóa sản xuất ra tiêu thụ như thế nào. Chính yếu tố tồn kho sẽ quyết định doanh thu và lợi nhuận của công ty bạn. Nếu tồn kho ít tức là sản phẩm của bạn sản xuất ra bao nhiêu tiêu thụ hết bấy nhiêu, từ đó chứng tỏ hiệu quả sản xuất của công ty bạn ở mức cao và lợi nhuận đạt mức tối đa. Định vị là việc tìm kiếm các nguồn nguyên vật liệu sản xuất ở đâu? Nơi nào là địa điểm tiêu thụ tốt nhất? Đây chính là những yếu tố quyết định sự thành công của dây chuyền cung ứng. Định vị tốt sẽ giúp quy trình sản xuất được tiến hành một cách nhanh chóng và hiệu quả. Về thông tin: những thông tin gì cần được thu thập? Thông tin gì nên chia sẻ? Thông tin càng nhanh, càng chính xác sẽ giúp cho các thành viên trong chuỗi đưa ra các quyết định phù hợp với từng hoàn cảnh khác nhau. Trả lời những câu hỏi này, các công ty trong chuỗi cung ứng sẽ đưa ra những quyết định ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của toàn chuỗi. Tuy nhiên để trả lời được những câu hỏi trên, các doanh nghiệp tham gia chuỗi phải ý thức rõ thị trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 7 mà họ phục vụ cũng như đối tượng khách hàng mà họ hướng tới. Sự năng động của chuỗi cung ứng trong việc nắm bắt những tín hiệu của thị trường sẽ giúp cho việc thỏa mãn những nhu cầu khách hàng nhanh chóng hơn và hiệu quả hơn. Tùy từng giai đoạn các công ty có những mục tiêu khác nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau. Nhưng xét cho cùng, bất kỳ công ty nào cũng theo đuổi mục tiêu lợi nhuận của toàn chuỗi. Lợi nhuận của chuỗi cung ứng là tổng hợp lợi nhuận được chia sẻ cho các thành viên trong chuỗi chứ không chỉ ở một giai đoạn riêng lẻ nào trong chuỗi. Nguồn tạo ra lợi nhuận của chuỗi cung ứng là từ các khách hàng cuối cùng. Điều này cũng làm sáng tỏ hơn cho câu hỏi tại sao cần tiếp cận quản trị chuỗi cung ứng một cách hệ thống. Một chuỗi cung ứng có nhiều thành viên tham gia. Chuỗi cung ứng đơn giản nhất bao gồm công ty, các nhà cung cấp và các khách hàng của công ty. Sơ đồ 2: Chuỗi cung ứng giản đơn (Micheal Hugos, 2003) Chuỗi cung ứng mở rộng ngoài ba thành viên trên còn có thêm ba thành viên khác đó là nhà cung cấp của các nhà cung cấp, khách hàng của khách hàng và toàn bộ các công ty cung cấp dịch vụ cho các công ty trong chuỗi cung ứng. Các công ty cung cấp dịch vụ này sẽ cung cấp dịch vụ hậu cần, tài chính, tìm hiểu thị trường, thiết kế sản phẩm và công nghệ thông tin cho các công ty khác trong chuỗi cung ứng. Sơ đồ 3: Chuỗi cung ứng mở rộng (Micheal Hugos, 2003) Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 8 Cụ thể hơn, dọc theo một chuỗi cung ứng bắt đầu từ các công ty. Các công ty này chính là nhà sản xuất, chế biến, phân phối, nhà bán lẻ, khách hàng và khách hàng của khách hàng. Sơ đồ 4: Thành viên chuỗi cung ứng (Micheal Hugos, 2003) Nhà sản xuất: nhà sản xuất, chế biến là các công ty làm ra sản phẩm. Nhà sản xuất ở đây gồm các nhà sản xuất ra nguyên vật liệu (nhà cung ứng nguyên vật liệu) và nhà sản xuất ra sản phẩm. Nhà phân phối: là các cá nhân, công ty mua lượng lớn sản phẩm từ các nhà sản xuất và bán các sản phẩm đó. Họ chịu trách nhiệm phân phối sản phẩm đến tay khách hàng khi họ muốn và đến nơi họ cần. Đây là thành viên gần gũi với khách hàng, nắm bắt, theo dõi nhu cầu của khách hàng. Không chỉ thực hiện những chiến dịch khuyến mại, các nhà phân phối còn thực hiện các chức năng như quản lý vận hành các kho hàng, vận chuyển các sản phẩm, hỗ trợ khách hàng và phục vụ khách hàng. Nhà bán lẻ: thực hiện chức năng dự trữ sản phẩm và bán các sản phẩm với lượng bán nhỏ hơn. Đây là thành viên gần gũi với khách hàng nhất (khách hàng cuối cùng). Tổng hợp những thông tin về khách hàng từ nhà bán lẻ sẽ giúp nhà phân phối cũng như các công ty nắm bắt tốt hơn những nhu cầu của khách hàng trên thị trường. Khách hàng: là những đối tượng mua các sản phẩm của công ty. Một khách hàng có thể mua sản phẩm của công ty và bán cho khách hàng khác và sử dụng nó. Nhà cung cấp dịch vụ: có chức năng cung cấp các dịch vụ cho nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ, khách hàng. Sự xuất hiện của các nhà cung cấp dịch vụ trên chuỗi cung ứng sẽ làm các hoạt động hiệu quả hơn bởi đôi khi những dịch vụ mà những nhà cung cấp cung ứng có mức giá thấp hơn hẳn so với việc các thành viên của chuỗi tự làm. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 9 Như vậy, ranh giới của một chuỗi cung ứng rất linh hoạt, ranh giới của một chuỗi cung ứng kéo dài từ nhà sản xuất (nhà sản xuất nguyên vật liệu) tới khách hàng của khách hàng của họ. Có ba dòng chảy xuyên suốt chuỗi cung ứng. Đó là dòng chảy của sản phẩm, của thông tin và tài chính. Chính các dòng chảy này tạo ra chi phí của chuỗi cung ứng. Khách hàng là nguồn doanh thu duy nhất của chuỗi cung ứng. Sự phối hợp chặt chẽ của dòng chảy sản phẩm, thông tin và tài chính là vô cùng quan trọng trong chuỗi cung ứng. Đặc biệt là vai trò cầu nối của dòng chảy thông tin bởi nó ảnh hưởng lớn tới việc đáp ứng các nhu cầu khách hàng đúng lúc. Tại một cửa hàng bán lẻ, khách hàng sẽ được cung cấp các sản phẩm, giá cả và sự sẵn sàng, đầy đủ về thông tin (sản phẩm, nhà sản xuất, khuyến mãi…) và ngược lại khách hàng sẽ thanh toán tiền sản phẩm mà họ mua. Nhà bán lẻ sẽ gửi thông tin liên quan đến việc bán hàng, đơn đặt hàng đến các nhà phân phối để họ chuyển hàng tới. Cách cửa hàng bán lẻ sẽ chuyển tiền cho nhà phân phối sau khi nhận được hàng. Nhà phân phối cũng đổi cho nhà bán lẻ những thông tin về sản phẩm, giá cả…Vòng tuần hoàn bắt đầu với việc nhận những đơn đặt hàng của khách hàng và kết thúc khi khách hàng thanh toán đơn đặt hàng của họ. Cứ như vậy, dòng sản phẩm, tài chính và thông tin được luân chuyển trong chuỗi cung ứng. Bất kỳ chuỗi cung ứng nào cũng cần cân nhắc giữa tính đáp ứng nhanh và tính hiệu quả. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay nếu chỉ tập chung vào tính hiệu quả mà bỏ qua tính đáp ứng nhanh các nhu cầu của khách hàng thì các công ty, các chuỗi cung ứng không thể thành công. Cùng sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, các công ty ngày càng chú trọng, chuyên môn hóa vào các sản phẩm mà nó thực hiện tốt nhất để cạnh tranh được với đối thủ khác. Chính điều này đã thúc đẩy các công ty khác nhau liên kết lại với nhau cùng thực hiện các hoạt động trong chuỗi cung ứng như sự liên kết của các công ty chịu trách nhiệm sản xuất với các công ty chuyên về vận chuyển, phân phối, bán lẻ. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 10 2.1.2 Các yếu tố trong chuỗi cung ứng Mỗi chuỗi cung ứng dù có quy mô, cấu trúc và nhu cầu thị trường riêng, nhưng nhìn trung đều có cấu tạo từ 5 thành phần cơ bản: sản xuất, tồn kho, địa điểm, vận tải và thông tin. (Michael Hugos, 2003) Sơ đồ 5: 5 Thành phần chính của chuỗi cung ứng Sản xuất Sản xuất chính là khả năng tạo ra và lưu trữ sản phẩm của chuỗi cung ứng. Nhà máy và nhà kho là những cơ sở vật chất trong sản xuất. Vấn đề cơ bản của những nhà quản lý khi ra quyết định sản xuất là làm thế nào để cân bằng giữa khả năng đáp ứng nhanh các nhu cầu của khách hàng và tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất. Nếu phân xưởng và nhà kho được thiết kế với công suất quá lớn, các doanh nghiệp có thể linh hoạt và nhanh chóng đáp ứng được sự thay đổi về nhu cầu sản phẩm. Nếu hầu hết công suất của nhà máy và nhà kho được sử dụng thì chuỗi cung ứng khó có thể phản ứng kịp thời với sự thay đổi nhu cầu khách hàng. Nói cách khác, công suất dư thừa làm tiêu tốn tiền của, công suất đó là công suất vô ích, Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan