Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu chính sách ngôn ngữ ở nhật bản thời cận đại...

Tài liệu Nghiên cứu chính sách ngôn ngữ ở nhật bản thời cận đại

.PDF
95
717
91

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------- TRẦN THỊ THANH THỦY NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH NGÔN NGỮ Ở NHẬT BẢN THỜI CẬN ĐẠI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Châu Á học HÀ NỘI - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------- TRẦN THỊ THANH THỦY NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH NGÔN NGỮ Ở NHẬT BẢN THỜI CẬN ĐẠI Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Châu Á học Mã số: 60 31 06 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN THỊ VIỆT THANH HÀ NỘI - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Thanh. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây. Các bài trích dẫn tài liệu đều là những tài liệu đã được công nhận. Hà Nội, tháng 01 năm 2015 Học viên Trần Thị Thanh Thủy LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Thanh, người thầy hướng dẫn đã đào tạo, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm, cùng toàn thể các thầy các cô trong khoa Đông phương học, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn đã chỉ bảo, cung cấp những kiến thức quí báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Đảng ủy, Ban giám hiệu Trường Đại học Hà Nội, Khoa tiếng Nhật Trường Đại học Hà Nội đã giúp đỡ và tạo mọi điều thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt khóa học. Tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp và sự giúp đỡ nhiệt tình của bạn bè, đồng nghiệp trong quá trình thực hiện luận văn này. Cuối cùng, với lòng biết ơn sâu sắc nhất tôi xin gửi lời cám ơn tới toàn thể gia đình tôi đã luôn ở bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi về mọi mặt để tôi hoàn thành tốt luận văn này. Hà Nội, tháng 01 năm 2015 Học viên Trần Thị Thanh Thủy MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................ 6 1.1. Chính sách ngôn ngữ ........................................................................................ 6 1.1.1. Khái niệm chính sách ngôn ngữ ..................................................... 6 1.1.2. Các hệ vấn đề của chính sách ngôn ngữ …………………………10 1.1.3. Mối quan hệ giữa chính sách ngôn ngữ với kế hoạch hóa ngôn ngữ 13 1.1.4. Mối quan hệ giữa chính sách ngôn ngữ với lập pháp ngôn ngữ .... 18 1.2. Cảnh huống ngôn ngữ .................................................................................... 18 Tiểu kết .................................................................................................... 19 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CẢI CÁCH NGÔN NGỮ Ở NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN CẬN ĐẠI ..................................................................... 21 2.1. Cảnh huống ngôn ngữ Nhật Bản .................................................................. 21 2.1.1. Bối cảnh lịch sử Nhật Bản giai đoạn cận đại……………………. 21 2.1.2. Đặc điểm ngôn ngữ - tộc người của Nhật Bản………………….. 24 2.1.3. Những đặc điểm cơ bản trong cấu trúc nội tại của tiếng Nhật….. 26 2.2. Các tổ chức chịu trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất chính sách ngôn ngữ giai đoạn cận đại ..................................................................................................... 33 2.3. Các đề xuất cải cách ngôn ngữ ...................................................................... 35 2.3.1. Các đề xuất liên quan tới việc sử dụng chữ Kana ......................... 36 2.3.2. Đề xuất sử dụng hệ chữ Latinh (Rōmaji) ..................................... 40 2.3.3. Đề xuất sử dụng chữ viết mới ...................................................... 45 2.3.4. Đề xuất hạn chế số lượng chữ Hán ............................................... 46 2.3.5. Đề xuất xóa bỏ tiếng Nhật thay thế sử dụng tiếng Anh ................ 48 Tiểu kết .................................................................................................... 49 CHƯƠNG 3: CÁC QUYẾT ĐỊNH CỦA CHÍNH QUYỀN VỀ CHÍNH SÁCH NGÔN NGỮ VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ................................... 52 3.1. Các chính sách nhằm nâng cao vị thế và khả năng hoạt động của tiếng Nhật trong xã hội.................................................................................................... 52 3.1.1. Công cuộc cải cách giáo dục ........................................................ 52 3.1.2. Các chính sách ngôn ngữ trong giáo dục ...................................... 55 3.2. Chính sách nhằm cải tiến tiếng Nhật cho hợp lý, khoa học, dễ sử dụng...65 3.2.1. Chính sách về chữ viết ................................................................. 66 3.2.2. Vấn đề từ vựng ............................................................................ 74 3.2.3. Vấn đề phương ngữ và ngôn ngữ chuẩn ....................................... 78 3.3. Ảnh hưởng của chính sách ngôn ngữ đến một số lĩnh vực........................ 79 3.3.1. Ảnh hưởng đến văn học Nhật Bản ............................................... 79 3.3.2. Ảnh hưởng đến thơ ca Nhật Bản .................................................. 80 Tiểu kết .................................................................................................... 81 KẾT LUẬN ................................................................................................. 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 85 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Chính sách ngôn ngữ là một phạm trù thuộc lĩnh vực chính trị - xã hội, biểu thị hệ thống những quan điểm, chủ trương và biện pháp của một nhà nước hay một tổ chức chính trị - xã hội nhằm tác động một cách có ý thức theo một định hướng nhất định vào sự phát triển và hành chức của ngôn ngữ, phù hợp với cảnh huống ngôn ngữ và bối cảnh chính trị - xã hội của một quốc gia trong những giai đoạn lịch sử nhất định, nhằm phục vụ cho lợi ích của đất nước hay các giai tầng xã hội mà nhà nước hay tổ chức chính trị xã hội là người đại diện. Trong chính sách ngôn ngữ, ngôn ngữ là đối tượng chịu tác động chủ yếu nhất. Vừa tồn tại và hành chức với tư cách là một loại phương tiện giao tiếp, phương tiện tư duy của con người, biến đổi và phát triển theo những quy luật khách quan của riêng mình, ngôn ngữ còn chịu những tác động rất lớn của các yếu tố bên ngoài như thể chế chính trị, điều kiện xã hội, tình trạng dân cư…, thường được gọi chung bằng thuật ngữ “cảnh huống ngôn ngữ”, trong đó góp phần không nhỏ là yếu tố chủ quan của con người, đặc biệt là những nhà cầm quyền muốn sử dụng ngôn ngữ như một phương tiện thực thi các chủ trương mang tính chủ quan nhằm thực hiện những mục tiêu chính trị nhất định. Chính sách ngôn ngữ là những quy định không thể thiếu đối với bất cứ một quốc gia. Song nội dung của chính sách ngôn ngữ của các quốc gia lại luôn khác nhau, phụ thuộc vào những điều kiện, hoàn cảnh riêng. Ngay trong một quốc gia, chính sách ngôn ngữ, cũng giống như các loại chính sách xã hội khác, luôn có sự thay đổi ở những mức độ khác nhau tùy trong các giai đoạn lịch sử, tùy thuộc vào điều kiện chính trị - xã hội và thái độ, mục tiêu của nhà cầm quyền khi sử dụng ngôn ngữ phục vụ mục đích của mình. 1 Nhật Bản là một quốc đảo nằm ở phía Đông của lục địa châu Á trên biển Thái Bình Dương. Đây là một quốc gia với những điều kiện tự nhiên hết sức độc đáo với gần 4.000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 4 đảo chính là: Hokkaido, Honshu, Shikoku và Kyushu, tổng diện tích là 377.914 km2, dân số hơn 126 triệu người, trong đó 3/4 đất đai là đồi núi, sông ngòi, chỉ có hai đồng bằng lớn ven biển mang tên Kanto và Kansai. Có thể nói Nhật Bản là một quốc gia đơn dân tộc bởi tuyệt đại đa số cư dân sống trên nước này là người Nhật, hiện đang sinh sống trên tất cả các hòn đảo và sử dụng chung một ngôn ngữ duy nhất là tiếng Nhật. Do vậy, khác với nhiều quốc gia đa ngôn ngữ như Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia..., Nhật Bản là một quốc gia đơn ngữ, tiếng Nhật vừa là tiếng nói của người Nhật, vừa là ngôn ngữ chính thức và là ngôn ngữ quốc gia của Nhật Bản với tên gọi là “Quốc ngữ” (国語 - Kokugo). Hiện nay, tiếng Nhật là ngôn ngữ được sử dụng chính thức ở tất cả các cơ quan nhà nước, trong giáo dục, trên tất cả các hệ thống thông tin đại chúng và trong đời sống hàng ngày. Tuy vậy, để có một vị thế và khả năng đảm nhiệm tất cả các chức năng xã hội như hiện có, tiếng Nhật đã trải qua những giai đoạn phát triển lâu dài, với những biến động lớn dưới tác động của nhiều thời đại, nhiều thể chế chính trị, trong đó, một trong những giai đoạn có tác động quan trọng tới sự phát triển và định hình chức năng, vị thế và qua đó ảnh hưởng tới bản thân cấu trúc nội tại tiếng Nhật là giai đoạn cận đại bắt đầu từ thời đại Minh Trị (明治時代 - Meiji jidai). Thời đại Minh Trị (bắt đầu năm 1868), một giai đoạn có vai trò hết sức quan trọng trong lịch sử Nhật Bản đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều công trình nghiên cứu tại Nhật Bản và quốc tế, từ những góc độ khác nhau như lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa... Ở Việt Nam cũng có không ít nhà nghiên cứu lấy giai đoạn cận đại này của Nhật Bản làm đối tượng nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, khảo sát những đặc trưng của giai đoạn này từ 2 góc độ chính sách ngôn ngữ với những quyết định có tầm ảnh hưởng quyết định đến không chỉ sự phát triển của tiếng Nhật với tư cách là ngôn ngữ quốc gia mà còn ảnh hưởng tới nhiều phương diện của đời sống xã hội, có thể nói vẫn thiếu những nghiên cứu chuyên sâu. Đó chính là lý do chúng tôi lựa chọn vấn đề chính sách ngôn ngữ Nhật Bản giai đoạn cận đại làm đối tượng nghiên cứu của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Với đề tài “Nghiên cứu chính sách ngôn ngữ ở Nhật Bản thời cận đại”, luận văn hướng tới các mục tiêu sau: - Nghiên cứu để có một cái nhìn toàn cảnh về chính sách ngôn ngữ ở Nhật Bản thời cận đại trong mối quan hệ với các điều kiện chính trị, xã hội, văn hóa giai đoạn này. - Tìm hiểu vai trò của chính sách ngôn ngữ tác động đến sự phát triển, vị thế và hoạt động của tiếng Nhật trong các phạm vi giáo dục, khoa học, văn hóa, hành chính và đến chính sự biến đổi các phương diện của tiếng Nhật (từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp) trong giai đoạn cận đại và cả những giai đoạn phát triển sau của Nhật Bản. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Chính sách ngôn ngữ là một trong những vấn đề quan trọng đối với mọi quốc gia, phải được đề cập tới và xây dựng dưới dạng quy định chặt chẽ của nhà nước ngay từ khi quốc gia mới được thành lập. Đối với không ít quốc gia trên thế giới, đặc biệt là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo, chính sách ngôn ngữ liên quan chặt chẽ với những quyết sách về chính trị, xã hội, tôn giáo của nhà cầm quyền, liên quan tới vị thế của dân tộc hay tầng lớp giữ vai trò lãnh đạo xã hội. Với tầm quan trọng như vậy, chính sách ngôn ngữ được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nhằm tìm hiểu không chỉ các vấn đề thuộc về ngôn ngữ, mà rộng hơn là những vấn đề liên quan đến quan điểm chính trị, chiến lược 3 phát triển đất nước, trong đó có văn hóa, giáo dục, khoa học, thông tin… là những lĩnh vực sử dụng ngôn ngữ với tư cách là phương tiện thực hiện hay truyền tải. Tại Nhật Bản, chính sách ngôn ngữ luôn là một cấu phần quan trọng trong các công trình nghiên cứu tiếng Nhật từ góc độ đồng đại và lịch đại, trong đó có thể kể đến như: “Lịch sử tiếng Nhật” (日本語の歴史 - Nihongo no rekishi) của Yamaguchi Nakami (2006); “Chính sách ngôn ngữ ở Nhật Bản” (日本の言語政策 - Nihon no gengoseisaku) của Shiota Norikazu (2005)… Ở Việt Nam, cũng đã có một số bài viết giới thiệu về chính sách ngôn ngữ ở Nhật Bản như “Nhật Bản - nhịp cầu chuyển tải tư tưởng và văn minh phương Tây vào phương Đông” của Nguyễn Thị Việt Thanh, “Chính sách ngôn ngữ ở Nhật Bản thời kì cận - hiện đại” của Fukuda Yasuo và một số nghiên cứu khác. Tuy nhiên các bài viết và nghiên cứu này chủ yếu dừng ở bước giới thiệu các phân kì cơ bản chính sách ngôn ngữ hay giới thiệu ảnh hưởng của chính sách ngôn ngữ giai đoạn cận đại Nhật Bản đối với Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX trong phong trào Đông Du hay Tân Thư. Còn thực tế, cho tới nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào tập trung nghiên cứu chuyên sâu về chính sách ngôn ngữ giai đoạn này. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chính sách ngôn ngữ. Phạm vi nghiên cứu là giai đoạn cận đại. 5. Phương pháp nghiên cứu Để tiến hành mục đích nghiên cứu trên, luận văn này sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính là: tổng hợp tư liệu, tài liệu văn bản liên quan đến chính sách ngôn ngữ, đến hiện trạng thực thi chính sách. Thực hiện thủ pháp phân tích, tổng hợp trên cơ sở cứ liệu nhằm đưa ra các kết luận. 4 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được chia làm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết Chương 1 sẽ trình bày những quan điểm của các nhà nghiên cứu về chính sách ngôn ngữ và một số vấn đề có liên quan chặt chẽ, không thể tách rời với chính sách ngôn ngữ như: mối quan hệ giữa chính sách ngôn ngữ với kế hoạch hóa ngôn ngữ, mối quan hệ giữa chính sách ngôn ngữ với lập pháp ngôn ngữ, trong đó nhấn mạnh vai trò của nhà nước đối với việc tác động nhằm định hướng, điều chỉnh sự phát triển hoặc sử dụng ngôn ngữ theo một cách nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu nào đó. Chương 2: Một số đề xuất cải cách ngôn ngữ ở Nhật Bản giai đoạn cận đại Chương 2 sẽ mô tả bức tranh về điều kiện lịch sử - xã hội và những mục tiêu chính trị tác động đến sự hình thành chính sách ngôn ngữ của Nhật Bản giai đoạn cận đại. Trước tình hình tiếng Nhật chưa ổn định và thống nhất, các học giả, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đưa ra các đề xuất phương án cải cách chữ viết trong tiếng Nhật như: đề xuất xóa bỏ chữ Hán chỉ sử dụng chữ Kana, đề xuất sử dụng chữ cái Latinh, đề xuất sử dụng kiểu chữ mới, đề xuất hạn chế số lượng chữ Hán, đề xuất sử dụng tiếng Anh. Chương 3: Các quyết định của chính quyền về chính sách ngôn ngữ và kết quả thực hiện Chương 3 sẽ trình bày nội dung chính sách ngôn ngữ mà chính quyền Nhật Bản đã ban hành trên cơ sở các nghiên cứu, đề xuất của các tổ chức và các nhà khoa học. Nội dung của các chính sách ngôn ngữ nhằm nâng cao vị thế tiếng Nhật trong xã hội và cải tiến tiếng Nhật về các phương diện, nhằm hướng tới mục đích nhanh chóng xây dựng một nước Nhật hùng cường. . 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Chính sách ngôn ngữ 1.1.1. Khái niệm chính sách ngôn ngữ Thuật ngữ “Chính sách ngôn ngữ” (Language policy) đã được đề cập đến với tư cách là một thuật ngữ công cụ quan trọng trong ngôn ngữ học xã hội từ những năm 70 của thế kỷ trước. Thuật ngữ này đã được đưa ra trong các nghiên cứu của Joshua Aaron Fishman (1970) trong tác phẩm “Ngôn ngữ học xã hội” (Sociolinguistics) (bằng tiếng Anh), của Rafael Ninyoles (1975) trong tác phẩm “Cấu trúc xã hội và chính sách ngôn ngữ” (Estructura Social y Political Linguista) và của Helmut Gluck (1981) trong tác phẩm “Cấu trúc ngôn ngữ và chính sách ngôn ngữ” (Sprach Theorie und Sprachien Politik) (bằng tiếng Đức và tiếng Pháp). Tiếp sau đó, trong hàng loạt công trình nghiên cứu, chính sách ngôn ngữ, cùng với đó là kế hoạch hóa ngôn ngữ, chuẩn hóa ngôn ngữ, ngôn ngữ và dân tộc… là những đề mục không thể thiếu trong nhiều công trình thuộc địa hạt ngôn ngữ học xã hội ở nhiều nước, tiêu biểu là Nga, Đức, Anh, Mỹ, Tiệp Khắc… Tại Việt Nam, thuật ngữ “Chính sách ngôn ngữ” đã trở nên quen thuộc với các nhà ngôn ngữ và các nhà hoạch định chính sách từ những năm 60 của thế kỷ trước trong những nghiên cứu đề xuất xây dựng các chính sách ngôn ngữ phù hợp cho một quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ phức tạp như Việt Nam. Có thể kể đến một số tác giả có nhiều bài viết nổi tiếng về chính sách ngôn ngữ như Hoàng Tuệ, Hoàng Phê, Hoàng Văn Hành, Nguyễn Văn Khang, Trần Trí Dõi… Theo từ điển Tiếng Việt thì chính sách là “Sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra” [29; 173]. Như vậy, khái niệm chính sách ngôn ngữ là 6 một trong những khái niệm của rất nhiều các khái niệm về chính sách mà nhà nước, chính phủ đề ra về vấn đề ngôn ngữ nhằm hướng sự hoạt động của ngôn ngữ phục vụ những mục đích mang tính quốc gia. Như mọi chính sách, chính sách ngôn ngữ gồm hai mặt: “Mặt lý thuyết là những cơ chế của sự giao tiếp ngôn ngữ, về chức năng, bản chất và quy luật phát triển của ngôn ngữ. Mặt hành động thực tiễn là những chủ trương của nhà nước và đồng thời là những chương trình, kế hoạch thực hiện những chủ trương ấy nhằm tác động vào sự phát triển của ngôn ngữ” [15; 62]. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Khang có khá nhiều định nghĩa hay cách hiểu về “Chính sách ngôn ngữ”. Tựu chung có các trường phái chính như sau: [10; 145-146] “Chính sách ngôn ngữ là phạm trù khái niệm thuộc lĩnh vực chính trị xã hội, biểu thị hệ thống những quan điểm, những chủ trương và biện pháp của một nhà nước hay của một tổ chức chính trị - xã hội, nhằm tác động một cách có ý thức theo một định hướng nhất định vào sự hành chức và phát triển của ngôn ngữ, phù hợp với cảnh huống ngôn ngữ và bối cảnh chính trị - xã hội của đất nước trong một giai đoạn lịch sử nhất định, nhằm phục vụ cho lợi ích của đất nước, của các giai tầng xã hội mà nhà nước ấy, hay tổ chức chính trị - xã hội ấy làm người đại diện” (Hoàng Văn Hành, 2002). “Nói đến chính sách ngôn ngữ là nói đến sự can thiệp có ý thức, có tổ chức, có cơ sở khoa học của xã hội vào sự hoạt động và phát triển của ngôn ngữ. Nói cách khác, chính sách ngôn ngữ là sự lãnh đạo những yêu cầu ngôn ngữ học của xã hội dựa trên sự hiểu biết khoa học về những quy luật của ngôn ngữ, đưa ngôn ngữ vào quỹ đạo phát triển chung của xã hội, làm cho ngôn ngữ phục vụ ăn khớp với sự phát triển của xã hội” (Nguyễn Hàm Dương, 1975). “Chính sách ngôn ngữ là các chủ trương chính trị của một nhà nước, chính xác hơn là của giai cấp thống trị nhà nước, một đảng phái, một nhóm xã 7 hội... về vấn đề ngôn ngữ và các biện pháp thực hiện các chủ trương đó nhằm hướng sự hoạt động của ngôn ngữ và các hình thức tồn tại của ngôn ngữ theo những mục đích nhất định. Tính quy định chính trị là cơ sở để phân biệt và đánh giá tính chất tiến bộ và phản tiến bộ của chính sách ngôn ngữ trong các nước có chế độ xã hội khác nhau. Nó cũng là chỗ dựa để phân biệt các khái niệm chính sách ngôn ngữ, xây dựng ngôn ngữ, kế hoạch hóa ngôn ngữ vốn đang được dùng như là khái niệm đồng nghĩa trong các khuynh hướng ngôn ngữ học xã hội gần đây” (Nguyễn Như Ý, 1985). “Chính sách ngôn ngữ, hiểu theo nghĩa rộng “là các nguyên tắc mang tính ý thức và các biện pháp thực tế để giải quyết các vấn đề ngôn ngữ trong một quốc gia”, còn chính sách ngôn ngữ theo nghĩa hẹp “là hệ thống các biện pháp nhằm làm biến đổi hoặc duy trì cảnh huống ngôn ngữ, hoặc làm thay đổi hay duy trì chuẩn mực ngôn ngữ” (Nguyễn Văn Lợi, 2002). “Chính sách ngôn ngữ là hệ thống biện pháp nhằm tác động một cách có ý thức để điều chỉnh mặt chức năng của ngôn ngữ và thông qua đó tác động đến cấu trúc ngôn ngữ ở một chừng mực nhất định” (V.A. Avrorin, 1970). “Chính sách ngôn ngữ là toàn bộ các biện pháp nhằm thay đổi hoặc bảo tồn sự phân bố chức năng đang tồn tại giữa các ngôn ngữ hay hình thái ngôn ngữ nhằm áp dụng những chuẩn mực mới hay bảo lưu những chuẩn mực đang sử dụng. Chính sách ngôn ngữ là toàn bộ hoạt động thực tiễn có mục đích nhằm điều chỉnh các quá trình ngôn ngữ tự nhiên, cả ở các nước đa dân tộc cả ở các nước đơn dân tộc và mang tính cấp tiến vừa mang tính bảo thủ” (Nikolskij, L.B, 1982). Trên cơ sở tổng hợp các ý kiến nêu trên, tác giả nhận thấy: chính sách ngôn ngữ là một bộ phận không thể thiếu trong chính sách dân tộc chung của một đất nước. Đây là một hệ thống những quan điểm, chủ trương, biện pháp 8 chính thức của nhà nước hoặc một tổ chức chính trị xã hội nào đó nhằm tác động một cách có ý thức theo một định hướng nhất định vào sự hành chức và phát triển ngôn ngữ sao cho phù hợp với tình hình ngôn ngữ và bối cảnh chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước trong những giai đoạn lịch sử nhất định, nhằm phục vụ lợi ích của đất nước hoặc của một tầng lớp xã hội nhất định nào đó. Chính sách ngôn ngữ phụ thuộc vào chính sách dân tộc của nhà nước. Cùng với văn hóa, ngôn ngữ là một trong hai tác nhân quan trọng có khả năng vừa tụ hợp, bảo vệ dân tộc vừa để chống lại sự xâm nhập và đồng hóa dân tộc. Chính sách ngôn ngữ là khái niệm bao trùm lên toàn bộ vấn đề ngôn ngữ của một quốc gia, thậm chí vượt ra ngoài ranh giới của một quốc gia. Để thực thi những quan điểm của chính sách ngôn ngữ đòi hỏi phải có chiến lược về ngôn ngữ quốc gia. Chính sách ngôn ngữ và chiến lược ngôn ngữ quốc gia đều là những vấn đề chính trị xã hội, đòi hỏi được giải quyết trong quá trình phát triển của một quốc gia trên cơ sở cảnh huống ngôn ngữ của quốc gia đó. Giữa chính sách ngôn ngữ và cảnh huống ngôn ngữ có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, chỉ có chính sách ngôn ngữ mà tính đến tất cả các nhân tố của cảnh huống ngôn ngữ thì mới có kết quả. Chính sách ngôn ngữ là một vấn đề rất quan trọng và phức tạp trong sự ổn định và phát triển của một dân tộc một quốc gia. Tuy nhiên, nội dung chính sách ngôn ngữ ở các quốc gia khác nhau thường không giống nhau. Ở các quốc gia đơn dân tộc, đơn ngữ, chính sách ngôn ngữ có nhiệm vụ chính là phát triển và hoàn thiện các chức năng xã hội và chuẩn hóa ngôn ngữ quốc gia như giải quyết những vấn đề về chuẩn mực ngôn ngữ, mối quan hệ giữa ngôn ngữ quốc gia và ngoại ngữ… Trong khi đó, các quốc gia đa dân tộc, đa ngữ thì nhiệm vụ của chính sách ngôn ngữ phức tạp hơn nhiều như lựa chọn ngôn ngữ quốc gia, giải quyết mối quan hệ giữa ngôn ngữ quốc gia và 9 ngôn ngữ các dân tộc khác, giải quyết những vấn đề liên quan đến giáo dục ngôn ngữ, hành chức và hoạt động ngôn ngữ trong những phạm vi, bối cảnh xã hội khác nhau. Như vậy, chính sách ngôn ngữ là một bộ phận hay một nội dung trong hệ thống chính sách chính trị - xã hội của một quốc gia. Chính sách ngôn ngữ là một hệ thống các biện pháp, có thể là biểu hiện dưới dạng các văn bản pháp luật, các đường lối chủ trương, các kế hoạch, quy chế… nhằm tác động vào các quá trình phát triển của cảnh huống ngôn ngữ, tạo phương hướng cho ngôn ngữ phát triển phù hợp với các nhu cầu của xã hội. Chính sách ngôn ngữ cũng chính là kế hoạch phát triển ngôn ngữ có liên quan đến kế hoạch phát triển xã hội, tộc người; có liên quan đến chính sách phát triển văn hóa, giáo dục của nhà nước. Kế hoạch phát triển ngôn ngữ thường được thể hiện ra bằng một loạt biện pháp như: Quy định ngôn ngữ quốc gia, xác định ngôn ngữ chuẩn, giải quyết các mối quan hệ giữa ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ nói, giải quyết mối quan hệ của ngôn ngữ quốc gia và ngôn ngữ nước ngoài, xác định các chuẩn ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, chính tả… Với mọi quốc gia trên thế giới thì chính sách ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội. Muốn phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… thì vấn đề đầu tiên cần lưu tâm với mỗi dân tộc là vấn đề phát triển ngôn ngữ. Một chính sách ngôn ngữ phù hợp sẽ đảm bảo cho sự ổn định xã hội và thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển. Chính sách ngôn ngữ thực chất là nhằm giải quyết các vấn đề: Quan hệ giữa ngôn ngữ quốc gia và ngôn ngữ các dân tộc thiểu số, giữa ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ nói, giữa ngôn ngữ bản địa và ngôn ngữ nước ngoài. 1.1.2. Các hệ vấn đề của chính sách ngôn ngữ Thứ nhất, chính sách ngôn ngữ là một trong những nhân tố của quá trình phát triển ngôn ngữ. Bởi vì chính sách ngôn ngữ tác động đến sự phân 10 bố chức năng giữa các thực thể ngôn ngữ trong quốc gia bao gồm quan hệ giữa các ngôn ngữ, giữa các phương ngữ, giữa các hình thức ngôn ngữ nói, viết… Hơn nữa chính sách ngôn ngữ còn tác động đến sự phát triển của hệ thống ngôn ngữ. Cả hai tác động trên đều diễn ra theo hai hướng là kích thích sự phát triển và kiềm chế sự phát triển. Trong phạm vi giữa các ngôn ngữ có thể kích thích sự phát triển của ngôn ngữ ở vị trí hàng đầu đồng thời cản trở sự mở rộng và hạn chế phạm vi chức năng của một số ngôn ngữ khác, tạo nên sự phân bố chức năng theo kiểu đa thể ngữ giữa các ngôn ngữ trong một quốc gia. Có thể thấy chính sách ngôn ngữ liên quan đến việc lựa chọn ngôn ngữ, lựa chọn hình thức tồn tại của ngôn ngữ và lựa chọn các đơn vị ngôn ngữ để đạt được mục đích giao tiếp nhất định. Thứ hai, chính sách ngôn ngữ được xây dựng để giải quyết những vấn đề ngôn ngữ nảy sinh trong xã hội. Đó là những vấn đề đa dạng và phức tạp, tuy nhiên có thể đưa về hai dạng chính: dạng vĩ mô và dạng vi mô. Thuộc dạng vĩ mô là những vấn đề liên quan đến sự phân bố các thực thể ngôn ngữ theo phạm vi giao tiếp. Vấn đề lựa chọn ngôn ngữ cho mục đích giao tiếp nào đó không chỉ bao gồm quá trình lựa chọn thể trạng ngôn ngữ mà còn bao gồm cả quá trình tuyển lựa các đơn vị ngôn ngữ trong qua trình chuẩn hóa, qui hoạch ngôn ngữ. Thuộc dạng vi mô là những vấn đề nảy sinh trong quá trình giao tiếp của các thực thể riêng rẽ. Nghiên cứu các vấn đề thuộc vĩ mô và vi mô một mặt giúp cho ta hiểu rõ hơn nội dung cụ thể của chính sách ngôn ngữ và mặt khác tạo cơ sở khách quan cho chính sách ngôn ngữ. Thứ ba, nhìn từ góc độ xã hội học, chính sách ngôn ngữ là một phần chính sách đối nội của một quốc gia nào đó. Điều này thể hiện ở chỗ, cần xem xét chính sách ngôn ngữ được đưa ra thể hiện lợi ích của toàn xã hội hay chỉ thể hiện lợi ích của giai cấp cầm quyền. Ở đây một lần nữa cho thấy vai trò vô cùng quan trọng của chính sách ngôn ngữ. Vì thế, một chính sách ngôn ngữ 11 phù hợp với cảnh huống ngôn ngữ là phải làm cho ngôn ngữ trở thành một biểu tượng của sự thống nhất cộng đồng về mặt chính trị, văn hóa xã hội và dân tộc và làm cho ngôn ngữ trở thành công cụ đoàn kết chính trị các cộng đồng ngôn ngữ dân tộc khác nhau trong phạm vi quốc gia. Khi nói đến các yếu tố hình thành dân tộc thì ngôn ngữ được coi là một trong những yếu tố quan trọng, là linh hồn của dân tộc. Nhìn rộng ra, ở các quốc gia đa dân tộc, ngôn ngữ cùng với dân tộc, tôn giáo là một trong những vấn đề nóng bỏng nhưng lại hết sức nhạy cảm và tế nhị. Không ít những cuộc chiến tranh xảy ra trong nội bộ một quốc gia đa dân tộc do nguyên nhân xung đột dân tộc mà yếu tố ngôn ngữ vừa là nguyên nhân vừa như hệ quả. Vì thế, bất kì một quốc gia nào cũng coi trọng vấn đề ngôn ngữ bằng việc đưa ra một chính sách ngôn ngữ phù hợp để góp phần vào duy trì, củng cố nền độc lập, thống nhất quốc gia, đẩy mạnh phát triển kinh tế, củng cố chính quyền cũng như sự đoàn kết thống nhất giữa các dân tộc hay trong nội bộ một dân tộc. Việc xác định ngôn ngữ quốc gia và chính sách ngôn ngữ quốc gia trong mối quan hệ với ngôn ngữ các dân tộc khác là không đơn giản. Chính sách ngôn ngữ được đặc trưng bởi sự định hướng vào ngôn ngữ của một nhóm dân tộc trong quốc gia đa dân tộc và tạo cho ngôn ngữ này một địa vị ưu tiên; còn trong quốc gia đơn dân tộc thì chính sách ngôn ngữ tập chung chống lại việc sử dụng các yếu tố ngôn ngữ nước ngoài, những yếu tố duy nhất được chấp nhân là yếu tố gốc bản ngữ. Vì vậy, khi làm chính sách ngôn ngữ cần tính đến những nội dung như: lợi ích lâu dài của giai cấp vốn quy định bản chất giai cấp của chính sách ngôn ngữ, lợi ích của cộng đồng dân tộc, mục đích văn hóa, quan điểm tôn giáo. 12 1.1.3. Mối quan hệ giữa chính sách ngôn ngữ với kế hoạch hóa ngôn ngữ 1.1.3.1. Khái niệm kế hoạch hóa ngôn ngữ Kế hoạch hóa ngôn ngữ (còn gọi là quy hoạch ngôn ngữ) có thể được hiểu là công việc quản lý ngôn ngữ. Thuật ngữ này ra đời vào những năm cuối thập niên 50 đầu thập niên 60 của thế kỷ XX. Kế hoạch hóa ngôn ngữ chịu tác động rất lớn của bối cảnh ngôn ngữ xã hội lúc đó. Hay nói cách khác, chính bối cảnh ngôn ngữ xã hội khi đó là cơ sở xã hội ngôn ngữ cho sự ra đời, hình thành và phát triển của công việc kế hoạch hóa ngôn ngữ. Kế hoạch hóa ngôn ngữ là một bộ phận của chính sách ngôn ngữ, hay nói cách khác đó là sự thực thi chính sách. Nghĩa là giữa kế hoạch hóa ngôn ngữ và chính sách ngôn ngữ có một mối quan hệ vô cùng chặt chẽ. Sau đại chiến thế giới thứ II, nhiều quốc gia trên thế giới giành được độc lập, vấn đề di dân cũng nổi lên có liên quan đến sử dụng ngôn ngữ… tất cả tạo nên một bức tranh đa tạp về văn hóa, ngôn ngữ và chính trị. Nhưng có lẽ đối với chính quyền hành chính thì sự phức tạp trở nên bội phần là xử lí các vấn đề liên quan đến ngôn ngữ. Bởi vậy, kế hoạch hóa ngôn ngữ có tầm quan trọng to lớn đối với sự ổn định về chính trị, phát triển về kinh tế, văn hóa của một quốc gia. Thực tế chứng minh rằng, ngôn ngữ phát triển hợp lí sẽ tạo đà tốt cho sự phát triển quốc gia, dân tộc. Ngược lại nó sẽ cản trở sự phát triển hưng thịnh của quốc gia và rất dễ dẫn đến các xung đột dân tộc có nguyên nhân từ xung đột ngôn ngữ. Kế hoạch hóa ngôn ngữ là một phản ứng điều tiết có chủ động, có tổ chức, có kế hoạch đối với hoạt động của ngôn ngữ, bao gồm ba nội dung lớn là kế hoạch địa vị ngôn ngữ, kế hoạch hóa bản thể ngôn ngữ và kế hoạch hóa uy tín ngôn ngữ. Như vậy, kế hoạch hóa ngôn ngữ là tác động của con người vào ngôn ngữ nhưng sự tác động đó không phải là tùy tiện mà có tổ chức. 13 1.1.3.2. Một số định nghĩa về kế hoạch hóa ngôn ngữ Theo tác giả Robert Cooper có rất nhiều cách hiểu khác nhau của các nhà nghiên cứu về kế hoạch hóa ngôn ngữ như sau: [61; 29-35] “Kế hoạch hóa ngôn ngữ là quản lí để hoàn thiện ngôn ngữ vốn có, sáng tạo ra ngôn ngữ chung của cộng đồng ngữ, ngôn ngữ khu vực và ngôn ngữ quốc tế” (P.S. Ray). “Kế hoạch hóa ngôn ngữ là sự hoạt động điều chỉnh và cải thiện các ngôn ngữ sẵn có hoặc tạo ra những ngôn ngữ mới” (V. Tauli). “Kế hoạch hóa ngôn ngữ nhằm chỉ những hoạt động cũng như những cố gắng tập trung vào việc tạo nên những thay đổi có chủ ý hoặc có kế hoạch đối với ngôn ngữ, đối với cách sử dụng ngôn ngữ, tác động đến hành vi ngôn ngữ” (R.L. Cooper). “Kế hoạch hóa ngôn ngữ là một sự theo đuổi có tổ chức những giải pháp cho vấn đề ngôn ngữ, điển hình là ở cấp độ quốc gia” (Joshua Aaron Fishman). “Kế hoạch hóa ngôn ngữ là sự thay đổi ngôn ngữ một cách có chủ ý; nghĩa là, thay đổi trong những hệ thống mã ngôn ngữ hay những hệ thống tiếng nói hay cả hai được quy hoạch bởi những tổ chức” (J. Rubin). “Kế hoạch hóa ngôn ngữ là lựa chọn nền tảng của giao tiếp, được sự thừa hưởng quyền của nhà nước mà cố gắng một cách không ngừng, có ý thức để thay đổi chức năng của ngôn ngữ trong xã hội” (Weinstien). “Kế hoạch hóa ngôn ngữ bao hàm những quyết định có quan hệ tới việc dạy và sử dụng ngôn ngữ, cùng với những quy tắc do những người có thẩm quyền quy định để hướng dẫn mọi người thực hiện” (Markee). Với các định nghĩa trên, tác giả nhận thấy: điểm quan trọng nhất về kế hoạch hóa ngôn ngữ là sự quan tâm có hệ thống, có tổ chức, mang tính xã hội tới các vấn đề ngôn ngữ. Nó bao hàm cả những quy định có quan hệ tới việc 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan