Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần lilama 69-1...

Tài liệu Nghiên cứu chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần lilama 69-1

.PDF
134
237
54

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ------------------ ðẶNG THỊ THU GIANG NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 69-1 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Gi¶ng viªn : TS. Vò §×nh ChÝnh Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 05 Người hướng dẫn khoa học: TS. CHU THỊ KIM LOAN Hµ néi - 2011 LỜI CAM ðOAN Tôi xin cam ñoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng ñược sử dụng và công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn ðặng Thị Thu Giang Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ......... i LỜI CẢM ƠN Trước hết cá nhân tôi xin gửi lời cảm ơn ñến toàn thể các thầy cô giáo trường ðại học Nông nghiệp - Hà Nội, Viện ðào tạo sau ñại học và các thầy cô trong khoa Kế toán & Quản trị kinh doanh, bộ môn Marketing ñã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản và có ñịnh hướng ñúng ñắn trong quá trình học tập. ðặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến cô giáo T.S Chu Thị Kim Loan, giảng viên bộ môn Marketing, ñã dành nhiều thời gian trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn tôi hoàn thành tốt luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể các bác, các cô chú, anh chị trong công ty Cổ phần Lilama 69-1 ñã tạo mọi ñiều kiện thuận lợi giúp ñỡ tôi trong quá trình thực tập. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia ñình, bạn bè ñã giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực tập tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2011 Học viên ðặng Thị Thu Giang Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ......... ii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ðOAN ...........................................................................................i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ii MỤC LỤC.....................................................................................................iii DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... v DANH MỤC SƠ ðỒ, ðỒ THỊ...................................................................... vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................vii 1. MỞ ðẦU.................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của ñề tài................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu chung................................................................................. 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................. 2 1.3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................... 3 1.3.1. ðối tượng nghiên cứu ....................................................................... 3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 3 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.......................................................... 4 2.1. Cơ sở lý luận .................................................................................... 4 2.1.1. Chiến lược, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp ....................... 4 2.1.2. Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh ..................................... 13 2.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................... 28 2.2.1. Một số chiến lược kinh doanh trong nước....................................... 28 2.2.2. Nhận xét ......................................................................................... 34 3. ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................... 36 3.1. ðặc ñiểm công ty cổ phần xây dựng Lắp máy 69-1 ........................ 36 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Lilama 69-1 ......... 36 3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty ............................................... 37 3.1.3. Bộ máy tổ chức hoạt ñộng của Công ty .......................................... 39 3.1.4. Tình hình lao ñộng của công ty....................................................... 45 3.1.5. Tình hình tài sản và sử dụng nguồn vốn của công ty....................... 46 3.1.6. Kết quả hoạt ñộng sản xuất kinh doanh của công ty........................ 49 Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ......... iii 3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 51 3.2.1. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu ............................................... 51 3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu.......................................................... 52 3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................. 53 3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................ 53 3.3 Hệ thống chỉ tiêu ............................................................................ 54 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN......................................... 55 4.1. Quá trình xây dựng chiến lược của công ty..................................... 55 4.1.1. Sứ mạng và mục tiêu của công ty ................................................... 55 4.1.2. Phân tích các yếu tố bên trong công ty............................................ 57 4.1.3. Phân tích môi trường kinh doanh vi mô .......................................... 65 4.1.4. Phân tích môi trường kinh doanh vĩ mô .......................................... 73 4.1.5. Chiến lược kinh doanh của công ty Cổ phần Lilama 69-1............... 78 4.2. Tình hình thực hiện các chiến lược kinh doanh của công ty............ 88 4.2.1. Chiến lược nguồn nhân lực ............................................................. 88 4.2.2. Chiến lược tài chính của công ty..................................................... 91 4.2.3. Chiến lược công nghệ ..................................................................... 95 4.2.4. Chiến lược Marketting.................................................................... 97 4.3. ðánh giá chiến lược kinh doanh của Lilama 69-1 ........................... 98 4.3.1. ðánh giá chung tình hình thực hiện chiến lược kinh doanh............. 98 4.3.2. Kết quả ñiều tra ý kiến ñánh giá chiến lược kinh doanh của công ty .... 101 4.3.3. So sánh với chiến lược kinh doanh của ñối thủ cạnh tranh............ 104 4.4. ðề xuất một số giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh của công ty Cổ phần Lilama 69-1 trong giai ñoạn 2011 - 2015 ........... 109 4.4.1. Phương hướng, mục tiêu của công ty giai ñoạn 2011 - 2015......... 109 4.4.2. Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh của công ty ... 110 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 115 5.1 Kết luận ........................................................................................ 115 5.2 Kiến nghị...................................................................................... 117 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 118 PHỤ LỤC................................................................................................... 120 Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ......... iv DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1. Tình hình lao ñộng của công ty qua 3 năm (2008-2010) ............. 45 Bảng 3.2. Cơ cấu nguồn vốn của công ty qua 3 năm (2008-2010) .............. 46 Bảng 3.3. Tình hình trang bị một số tài sản chủ yếu của công ty................. 48 Bảng 3.4. Kết quả hoạt ñộng sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm (2008 - 2010) .............................................................................. 50 Bảng 4.1. Biến ñộng giá cả nguyên vật liệu qua các năm............................ 73 Bảng 4.2. Tốc ñộ tăng lao ñộng của công ty qua các năm ........................... 88 Bảng 4.3. Cơ cấu trình ñộ công nhân của công ty ...................................... 89 Bảng 4.4. Kết quả ñào tạo công nhân viên năm 2010.................................. 90 Bảng 4.5. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty .................................... 92 Bảng 4.6. Phân tích khả năng tài chính của công ty .................................... 93 Bảng 4.7 ðánh giá tình hình thực hiện chiến lược kinh doanh của công ty 99 Bảng 4.8. ðánh giá chiến lược kinh doanh của CBCNV........................... 102 Bảng 4.9. Mục tiêu của công ty giai ñoạn 2011- 2015 ............................. 110 Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ......... v DANH MỤC SƠ ðỒ, ðỒ THỊ Trang Sơ ñồ 2.1. Môi trường ngoại vi của doanh nghiệp ........................................ 18 Sơ ñồ 2.2. Sơ ñồ tổng quát của môi trường vi mô......................................... 22 Sơ ñồ 2.3. Nội dung phân tích ñối thủ cạnh tranh ......................................... 24 Sơ ñồ 3.1. Bộ máy tổ chức hoạt ñộng của Công ty ....................................... 39 Sơ ñồ 4.1. Quy trình hoạt ñộng sản xuất kinh doanh của công ty.................. 59 ðồ thị 4.1. ðánh giá chiến lược kinh doanh của CBCNV........................... 103 Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ......... vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CBCNV: Cán bộ công nhân viên ðHðCð: ðại hội ñồng cổ ñông HðQT: Hội ñồng quản trị HðLð: Hợp ñồng lao ñộng BQ: Bình quân XN Xí nghiệp Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ......... vii 1. MỞ ðẦU 1.1. Tính cấp thiết của ñề tài Trong những năm qua, cùng với sự ñổi mới cơ chế quản lý kinh tế, hệ thống hạ tầng cơ sở ở nước ta cũng có sự phát triển vượt bậc. ðóng góp ñáng kể vào sự phát triển nhanh chóng của ñất nước là ngành xây dựng cơ bản. Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân, sử dụng lượng vốn tích luỹ cũng như vốn vay các tổ chức nước ngoài rất lớn ñể ñầu tư xây dựng, nhằm thực hiện chủ trương ñường lối chính sách của ðảng và Nhà nước là công nghiệp hoá, hiện ñại hoá ñất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt ñã ñạt ñược, ngành xây dựng cơ bản cũng còn những việc thiếu sót như việc ñầu tư tràn lan, thiếu tập trung, quản lý yếu kém, công trình dở dang nhiều gây ra thất thoát lãng phí lớn. Thêm nữa, ñặc ñiểm nổi bật của ngành là ñầu tư một lượng vốn lớn, thời gian thi công kéo dài qua nhiều khâu nên vấn ñề ñặt ra làm thế nào ñể quản lý các công trình xây dựng cơ bản, quản lý vốn ñầu tư có hiệu quả, khắc phục tình trạng lãng phí, thất thoát trong quá trình sản xuất, thi công giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh. Làm thế nào ñể giảm chi phí tăng doanh thu tăng sức cạnh tranh ñể ñạt mục tiêu lợi nhuận là yêu cầu bức thiết với bất cứ doanh nghiệp nào. Thị trường ngày càng ñòi hỏi các doanh nghiệp phải có khả năng cạnh tranh mạnh mới tồn tại ñược trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. ðể giải quyết các vấn ñề trên, mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cần có các chiến lược kinh doanh từng cấp ñộ và phù hợp với từng giai ñoạn. Các chiến lược kinh doanh ñược xây dựng nhằm giúp doanh nghiệp luôn ñi ñúng hướng các mục tiêu ñã ñề ra ñồng thời giảm thiểu những rủi ro không lường trước ñược. Có thể nói chiến lược kinh doanh là kim chỉ nam cho mọi hoạt ñộng Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ......... 1 sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp không có chiến lược kinh doanh như một ñoàn tàu không có ñầu tàu. Vì thế mà xây dựng, thực thực và kiểm soát chiến lược kinh doanh ñã trở thành yếu tố tiên quyết trong hoạt ñộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và của doanh nghiệp xây dựng nói riêng. Công ty cổ phần Lilama 69-1 là doanh nghiệp Nhà nước thành viên tổng công ty Lắp máy Việt Nam ñã ñược cổ phần hoá theo quyết ñịnh 1370/BXD ngày 6/7/2005 của Bộ Xây Dựng. Hơn 45 năm hoạt ñộng và trưởng thành doanh nghiệp ñã ñạt nhiều thành tích to lớn ñược ðảng và Nhà nước trao tặng nhiều danh hiệu cao quý. Có ñược kết quả như vậy là nhờ doanh nghiệp ñã có những chiến lược kinh doanh phù hợp với từng thời kỳ phát triển của ñất nước. Từ thực tế ñó, tôi tiến hành thực hiện ñề tài: “Nghiên cứu chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần Lilama 69-1”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần Lilama 69-1, chỉ rõ ưu nhược ñiểm của chiến lược và từ ñó, ñề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh của công ty. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể • Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. • Tìm hiểu chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần Lilama 69-1 • ðể xuất một số giải pháp hoàn thiện các chiến lược kinh doanh chủ yếu của công ty trong giai ñoạn 2011 - 2015 Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ......... 2 1.3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. ðối tượng nghiên cứu Chiến lược kinh doanh công ty cổ phần Lilama 69-1 giai ñoạn 2006-2015 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu • Phạm vi nội dung Nghiên cứu tìm hiểu chiến lược kinh doanh của công ty áp dụng cho thị trường trong nước, trong ñó bắt ñầu từ việc xem xét khâu hoạch ñịnh chiến lược ñến thực thi và ñánh giá chiến lược. Do ñiều kiện thời gian và nguồn lực có hạn, ñề tài chỉ tập trung tìm hiểu tình hình thực hiện một số chiến lược chủ yếu của công ty. • Phạm vi thời gian * Số liệu có sẵn thu thập trong 3 năm từ năm 2008 ñến năm 2010 * Số liệu ñiều tra: năm 2010 Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ......... 3 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Chiến lược, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 2.1.1.1. Các khái niệm * Khái niệm chiến lược Thuật ngữ “Chiến lược” (xuất phát từ nguồn gốc Hi Lạp có là Strategos) là một thuật ngữ quân sự ñược dùng ñể chỉ kế hoạch dàn trận và phân bố lực lượng với mục tiêu ñánh thắng kẻ thù. Theo nghĩa thông thường, Carl Von Clausewitf- nhà binh pháp của thế kỷ 19- ñã mô tả Chiến lược là “lập kế hoạch chiến tranh và hoạch ñịnh các chiến dịch tác chiến. Những chiến dịch ấy sẽ quyết ñịnh sự tham gia của từng cá nhân”. Theo sử giả Edward Mead Eark ñã mô tả Chiến lược là “ nghệ thuật khảo sát và dùng nguồn lực của một quốc gia hoặc một liên minh các quốc gia nhằm mục ñích ñảm bảo và gia tăng hiệu quả cho quyền lợi thiết yếu của mình. Ngày nay, các tổ chức kinh doanh cũng áp dụng khái niệm Chiến lược tương tự như trong quân ñội, có rất nhiều ñịnh nghĩa khác nhau: - Chiến lược ñược hiểu là kế hoạch hoạch ñịnh, ñiều khiển và nghệ thuật sử dụng nguồn lực, phương tiện trong các hoạt ñộng quân sự có quy mô lớn, có thời gian dài ñể tạo ra ưu thế nhằm chiến thắng ñối thủ, là nghệ thuật khai thác những chỗ yếu nhất và mang lại thành công lớn nhất. - Chiến lược là chương trình hành ñộng tổng quát hướng tới mục tiêu kinh doanh cơ bản, dài hạn của doanh nghiệp, là chương trình hành ñộng của doanh nghiệp ñể hướng tới tương lai tươi sáng. - Chiến lược là cách thức mà nhờ ñó những mục tiêu dài hạn có thể ñạt ñược. Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ......... 4 - Chiến lược là hệ thống các quan ñiểm, ñường lối tổng quát, các phương tiện huy ñộng, các biện pháp chủ yếu ñược sử dụng ñể ñưa tổ chức sớm ñạt ñược những mục tiêu ñã ñịnh. - Chiến lược ñược hiểu một cách chung nhất là phương thức ñể thực hiện mục tiêu. - Chiến lược là một ñường lối ñể ñạt tới mục ñích chứ không phải là những công việc mang tính nhiệm vụ cụ thể ñể ñạt ñược mục tiêu cụ thể. - Chiến lược là một quá trình hoạt ñộng tổng thể nhằm ñạt ñược một hay một số mục tiêu bằng những giải pháp thích hợp trong môi trường và thời gian nhất ñịnh. Có rất nhiều ñịnh nghĩa chiến lược là gì, mỗi ñịnh nghĩa có ít nhiều ñiểm khác nhau tuỳ vào quan niệm mỗi tác giả. Song, chiến lược ñược hiểu một cách chung nhất là tập hợp các quan ñiểm, ñường lối, các quyết ñịnh và các giải pháp thích hợp ñược sử dụng nhằm ñạt ñược mục tiêu ñịnh trước một cách tối ưu. Chiến lược của doanh nghiệp phải khai thác ñược ñiểm mạnh, nắm bắt ñược cơ hội ñể hạn chế ñiểm yếu và thách thức. Như vậy, trước hết chiến lược liên quan ñến mục tiêu của doanh nghiệp, tiếp ñến là các quan ñiểm, ñường lối, quyết ñịnh, hành ñộng thực hiện có liên quan chặt chẽ với nhau. * Khái niệm chiến lược kinh doanh Do ñó các cách tiếp cận khác nhau về chiến lược mà các quan niệm về chiến lược ñược ñưa ra cũng khác nhau, cho ñến nay vẫn chưa có một khái niệm chung, thống nhất về phạm trù này. Có thể nêu có một số quan niệm như sau: - M. Porter trong cuốn “Chiến lược cạnh tranh” cho rằng "Chiến lược là nghệ thuật tạo lập các lợi thế cạnh tranh". Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ......... 5 - Robert WBly trong cuốn "Hướng dẫn hoàn hảo phương pháp tiếp cận thị trường" cho rằng: "Chiến lược là nghệ thuật mà doanh nghiệp dùng ñể chống cạnh tranh và giành thắng lợi". - Philppe Lauserre trong “Chiến lược quản lý và kinh doanh” cho rằng: "Mục ñích của chiến lược kinh doanh là mang lại những ñiều kiện thuận lợi nhất cho một phía, ñánh giá chính xác thời ñiểm tấn công hay rút lui, xác ñịnh ñúng ñắn gianh giới của sự thoả hiệp". - "Chiến lược là nhằm phác hoạ những quỹ ñạo tiến triển ñủ vững chắc và lâu dài, xung quanh quỹ ñạo ñó có thể sắp ñặt những quyết ñịnh và những hành ñộng chính xác củan doanh nghiệp". ðó là quan niệm của Alain Charles Martinet, tác giả cuốn sách "Chiến lược", người ñã ñược nhân giải thưởng của Havard L'exphandsion năm 1983. - Nhóm tác giả Garry D.Smith, Danny Rarnokd, Bopby D.Bizrell trong cuốn "Chiến lược và sách lược kinh doanh" cho rằng "Chiến lược ñược ñịnh ra như là kế hoạch tổng quát dẫn dắt hoặc hướng của Công ty ñi ñến mục tiêu mong muốn. Kế hoạch tác nghiệp này tạo cơ sở cho các chính sách và các thủ pháp tác nghiệp". Nhìn chung các quan niệm trên về thuật ngữ chiến lược ñều bao hàm và phản ánh các vấn ñề sau: + Mục tiêu của chiến lược. + Trong thời gian dài hạn (3, 5, 10 năm). + Quá trình ra quyết ñịnh chiến lược. + Nhân tố môi trường cạnh tranh. + Lợi thế và yếu ñiểm của doanh nghiệp nói chung và theo từng hoạt ñộng nói riêng. Như vậy, ta thấy chiến lược của doanh nghiệp là một "Sản phẩm" kết hợp ñược những gì môi trường có? Những gì doanh nghiệp có thể? Và những Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ......... 6 gì doanh nghiệp mong muốn? Tóm lại, trong ñời sống của doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh là ñịnh hướng hoạt ñộng kinh doanh có mục tiêu dài hạn cùng với hệ thống chính sách, biện pháp và cách thức thực hiện mục tiêu dựa trên các ñiều kiện về thị trường, nguồn lực và sức mạnh của doanh nghiệp phù hợp với ý ñồ kinh doanh của doanh nghiệp, ñồng thời ñối phó với các thay ñổi của môi trường cạnh tranh. * Những nội dung chủ yếu của chiến lược kinh doanh • Quan niệm về nội dung chủ yếu của chiến lược kinh doanh Như chúng ta ñã biết ở dưới các cách tiếp cận khác nhau về chiến lược kinh doanh sẽ có những quan niệm khác nhau về phạm trù này, và do ñó cũng có những quan niệm khác nhau về nội dung của chiến lược kinh doanh. Các nhà quản lý Pháp ñã căn cứ vào nội dung quản lý sản xuất kinh doanh cho rằng chiến lược sản xuất kinh doanh bao gồm các bộ phận sau: - Chiến lược thương mại: Bao gồm những thủ pháp, những ñịnh hướng bảo ñảm các yếu tố ñầu vào, tổ chức tiếp thị, phân phối và tiêu thụ sản phẩm. - Chiến lược công nghệ kỹ thuật: Bao gồm các ñịnh hướng nghiên cứu phát triển hoặc ñầu tư hoặc ñổi mới phần cứng, phần mềm công nghệ sản xuất sản phẩm. - Chiến lược tài chính: Bao gồm ñịnh hướng về quy mô, nguồn hình thành vốn ñầu tư và sử dụng hiệu quả các chương trình dự án kinh doanh. - Chiến lược con người: Bao gồm các phương thức nhằm phát huy tính năng ñộng tích cực của con người với tư cách là chủ thể của quá trình sản xuất, tạo nên sự thống nhất về ý chí, hành ñộng của tập thể người lao ñộng trong doanh nghiệp. Các chuyên gia kinh tế BCG(Boston Consulting Group) căn cứ vào hệ thống quản lý của Công ty lại coi chiến lược kinh doanh của Công ty bao gồm: Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ......... 7 - Chiến lược phát triển toàn diện doanh nghiệp: Là những ñịnh hướng lớn về chức năng, nhiệm vụ, những chính sách, giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện những mục tiêu chiến lược của toàn doanh nghiệp. - Chiến lượcphát triển các bộ phận kinh doanh: Bao gồm phương pháp, thủ ñoạn, mục tiêu cụ thể của các thành viên, bộ phân sản xuất kinh doanh trực thuộc của doanh nghiệp cạnh tranh trên khu vực thị trường sản phẩm ñược giao. - Các chiến lược chức năng: Là phương thức hành ñộng của các bộ phận chức năng thuộc bộ máy quản lý doanh nghiệp ñể thức hiện và hỗ trợ chiến lược của toàn doanh nghiệp trong phạm vi nhiệm vụ ñược giao. • Nội dung chủ yếu của chiến lược kinh doanh Tổng hợp những quan niệm trên, có thể nhận ñịnh rằng: Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là chiến lược tổng quát của doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh. Nó ñề cập ñến những vấn ñề quan trọng nhất, có ý nghĩa lâu dài, quyết ñịnh sự sống còn của doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh bao gồm các chiến lược chung và chiến lược bộ phân có liên kết hữu cơ với nhau tạo thành chiến lược kinh doanh hoàn chỉnh bao trùm mọi hoạt ñộng của doanh nghiệp. Các chiến lược bộ phận chủ yếu thường ñược ñề cập ñến gồm: + Chiến lược thị trường + Chiến lược tài chính + Chiến lược sản phẩm + Chiến lược công nghệ + Chiến lược tổ chức sản xuất Tuy nhiên, việc xác ñịnh các chiến lược bộ phận ñối với một doanh nghiệp có bức xức và tầm quan trọng của vấn ñề ñặt ra. Ở một doanh nghiệp Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ......... 8 vấn ñề tài chính, công nghệ ñược xác ñịnh là có tầm quan chiến lược thì ở một doanh nghiệp khác nó ñược coi là những giải pháp, chính sách hỗ trợ. 2.1.1.2. Vai trò của chiến lược kinh doanh Chiến lược kinh doanh ñược ví như bánh lái con tàu ñể ñưa nó vượt qua muôn trùng về ñúng ñích. Thực tế, bài học thành công hay thất bại trong kinh doanh ñã chỉ ra những người từ hai bàn tay trắng nhờ có chiến lược kinh doanh tối ưu ñã trở thành tỷ phú và ngược lại. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá trước ñây, doanh nghiệp hoạt ñộng theo kế hoạch mang tính tập trung cao. Còn trong nền kinh tế thị trường hoạt ñộng theo ñịnh hướng của mình luôn tìm ra lợi thế cạnh tranh và các sáng tạo mới ñể ñứng vững và phát triển. Như vậy, có cạnh tranh thì cần phải có chiến lược và chính sách phát triển. Từ khi nền kinh tế tập trung chuyển sang hoạt ñộng theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệp ñã ñược quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, tự tìm ra con ñường riêng cho doanh nghiệp mình ñể có thể tồn tại và phát triển. Hiện nay các doanh nghiệp luôn phải ñối mặt với những ñiều kiện kinh doanh ngày càng phức tạp, biến ñộng và rủi ro cao song việc làm cho doanh nghiệp thích nghi với sự thay ñổi môi trường là hết sức cần thiết, quyết ñịnh sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. - Lợi ích mà chiến lược kinh doanh mang lại: + Giúp doanh nghiệp thấy rõ mục ñích và hướng ñi của mình trong hoạt ñộng kinh doanh. Từ ñó doanh nghiệp thấy cần tổ chức bộ máy kinh doanh theo hướng nào? Cần phải làm gì ñể gặt hái ñược thành công trong kinh doanh và biết ñược khi nào doanh nghiệp ñạt tới mục tiêu ñã ñịnh. Xác ñịnh ñúng mục ñích và hướng ñi là yếu tố cơ bản quan trọng bảo ñảm thành công trong kinh doanh với chi phí về thời gian và nguồn lực nhỏ nhất. Nếu xác ñịnh sai sẽ dẫn ñến chệch hướng, lãng phí thời gian, tiền của mà không ñạt Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ......... 9 ñược mục ñích trong kinh doanh. Nhận thức ñúng mục ñích và hướng ñi giúp nhà quản trị và nhân viên nắm vững những việc cần làm, khuyến khích họ làm tốt phần việc của mình trong ngắn hạn, làm cơ sở cho việc thực hiện tốt những mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. + Trong ñiều kiện môi trường kinh doanh biến ñổi nhanh chóng, tạo ra muôn vàn cơ hội tìm kiếm lợi nhuận nhưng cũng ñầy rẫy những cạm bẩy rủi ro. Có chiến lược sẽ giúp doanh nghiệp chủ ñộng tận dụng tối ña các cơ hội kinh doanh khi chúng vừa xuất hiện, ñồng thời giảm bởt rủi ro trên thương trường. + Trong môi trường cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp sẽ gắn liền các quan ñiểm ñề ra với các ñiều kiện của môi trường, giúp cân ñối giữa một bên là tài nguyên, nguồn lực và mục tiêu của doanh nghiệp với bên kia là các cơ hội thị trường bảo ñảm thực hiện tốt mục tiêu ñề ra. Vai trò của chiến lược kinh doanh thể hiện vị trí của nó trong hoạt ñộng kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạch ñịnh chiến lược là khâu ñầu tiên của bất kỳ một doanh nghiệp nào, là kim chỉ nam cho các hành ñộng của doanh nghiệp. Không có chiến lược ñúng ñắn, doanh nghiệp như chỉ bởi trong sự biến ñộng, các hành ñộng chỉ mang tính tự phát với tính chất phản ứng, ñối phó với các ñiều kiện hoàn cảnh thay ñổi. 2.1.1.3. ðặc trưng của chiến lược kinh doanh ðể hiểu rõ hơn về phạm trù chiến lược kinh doanh chúng ta cần xem xét những ñặc trưng của nó ñể từ ñó phân biệt nó với các khái niệm, pham trù có liên quan. Chiến lược kinh doanh có những ñặc trưng cơ bản sau: - Chiến lược kinh doanh thường xác ñịnh rõ những mục tiêu cơ bản, những phương hướng kinh doanh của từng doanh nghiệp trong từng thời kỳ và ñược quán triệt một cách ñầy ñủ trong tất cả các hoạt ñộng sản xuất kinh Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ......... 10 doanh của doanh nghiệp nhằm ñảm bảo cho doanh nghiệp phát triển liên tục và bền vững (lớn hơn 1 năm). - Chiến lược kinh doanh ñảm bảo huy ñộng tối ña và kết hợp tối ña việc khai thác và sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai, phát huy những lợi thế và nắm bắt cơ hội ñể giành ưu thế trên thương trường. - Chiến lược kinh doanh phải ñược phản ánh trong suốt một quá trình liên tục từ việc xây dựng chiến lược, tổ chức thực hiện, kiểm tra, ñánh giá và ñiều chỉnh chiến lược. - Chiến lược kinh doanh phải có tư tưởng tiến công giành thắng lợi trên thương trường (phải tận dụng triệt ñể lợi thế của mình ñể giành thắng lợi). - Chiến lược kinh doanh thường ñược xây dựng cho một thời kỳ tương ñối dài (5 năm ñến 10 năm), xu hướng rút ngắn xuống tùy thuộc vào ñặc thù của từng ngành hàng. Từ những ñặc trưng nêu trên ta dễ dàng phân biệt phạm trù chiến lược với những khái niệm phạm trù liên quan. Khái niệm gần gũi nhất với chiến lược là "kế hoạch", trong thực tế nhiều khi người ta nhầm lẫn hai khái niệm này với nhau. 2.1.1.4. Phân loại chiến lược Trong thực tế có rất nhiều cách phân loại chiến lược kinh doanh khác nhau và ñối với mỗi công ty hay doanh nghiệp thì việc lựa chọn một chiến lược kinh doanh thích hợp và tối ưu nhất nó phải tuỳ thuộc vào nguồn lực bên trong bên ngoài công ty. Ngoài ra, nó còn tuỳ thuộc vào mục tiêu, phương hướng, ñịnh hướng của công ty ñó. • Phân loại theo phạm vi của chiến lược Căn cứ vào các cấp ñộ khác nhau trong một doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh gồm: Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ......... 11 * Chiến lược cấp công ty: là kiểu mẫu của các quyết ñịnh trong công ty, nó xác ñịnh và vạch rõ mục ñích, các mục tiêu của công ty, xác ñịnh các hoạt ñộng kinh doanh mà công ty ñang theo ñuổi, tạo ra các chính sách và kế hoạch cơ bản ñể ñạt các mục tiêu của công ty. Trong một tổ chức với quy mô và mức ñộ ña dạng, chiến lược công ty thường áp dụng cho toàn bộ ñơn vị. Chiến lược công ty ñề ra nhằm xác ñịnh các hoạt ñộng sản xuất kinh doanh mà trong ñó công ty sẽ cạnh tranh và phân phối các nguồn lực giữa các hoạt ñộng kinh doanh ñó. * Chiến lược cấp kinh doanh (SBU): chiến lược kinh doanh ñược hoạch ñịnh nhằm xác ñịnh việc lựa chọn sản phẩm vào thị trường cho hoạt ñộng kinh doanh riêng cho nội bộ công ty. Chiến lược này xác ñịnh cách thức mỗi ñơn vị kinh doanh sẽ cố gắng hoàn thành mục tiêu riêng ñể ñóng góp vào hoàn thành mục tiêu cấp công ty. * Chiến lược cấp chức năng: chiến lược này tập trung hỗ trợ cho việc bố trí và tập trung của chiến lược công ty vào những lĩnh vực tác nghiệp, những lĩnh vực kinh doanh. • Phân loại theo ñặc thù của chiến lược Căn cứ vào sự tăng trưởng chiến lược kinh doanh ñược chia thành 4 nhóm: + Nhóm chiến lược kết hợp theo chiều dọc: - Chiến lược tiến về phía trước: tăng quyền sở hữu hay kiểm soát ñối với nhà phân phối và bán lẻ - Chiến lược kết hợp về phía sau: tìm kiếm quyền sở hữu hoặc kiểm soát ñối với các nhà cung cấp. - Chiến lược kết hợp theo chiều ngang: tìm quyền sở hữu hoặc kiểm soát ñối với các ñối thủ cạnh tranh. + Nhóm chiến lược chuyên sâu: Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ......... 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan