Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiện cứu chế tạo vải kháng khuẩn non - woven tẩm nano bạc làm miếng lót cho mũ...

Tài liệu Nghiện cứu chế tạo vải kháng khuẩn non - woven tẩm nano bạc làm miếng lót cho mũ bảo hiểm

.PDF
66
260
145

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ PHÒNG THÍ NGHIỆM CÔNG NGHỆ NANO NGUYỄN VĂN THUẬN NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẢI KHÁNG KHUẨN NON – WOVEN TẨM NANO BẠC LÀM MIẾNG LÓT CHO MŨ BẢO HIỂM LUẬN VĂN THẠC SỸ Thành phố Hồ Chí Minh - 2010 i ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ PHÒNG THÍ NGHIỆM CÔNG NGHỆ NANO NGUYỄN VĂN THUẬN NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẢI KHÁNG KHUẨN NON – WOVEN TẨM NANO BẠC LÀM MIẾNG LÓT CHO MŨ BẢO HIỂM Chuyên ngành: Vật liệu và Linh kiện Nano (Chuyên ngành đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG PHONG Thành phố Hồ Chí Minh – 2010 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, các kết quả nghiên cứu, hình ảnh và số liệu được sử dụng trong luận văn thạc sỹ này do chính tôi và nhóm nghiên cứu thực hiện và phân tích, không sao chép từ bất cứ tài liệu nào khác. Nguyễn Văn Thuận iii LỜI CẢM ƠN Hai năm, khoảng thời gian không phải là dài tuy nhiên nó cũng không ngắn để hoàn thành chương trình ở bậc cao học. Với tôi việc hoàn thành khoá luận này như là một kỳ kiểm tra những kiến thức về Khoa học công nghệ nano nói chung và chuyên ngành Vật liệu và linh kiện nano nói riêng. Khoá luận đã phần nào rà soát lại những kiến thức mà bản thân chưa nắm bắt được trong quá trình học tập. Để hoàn thành khoá luận này, ngoài nỗ lực của bản thân tôi luôn nhận được sự giúp đở chân tình của gia đình, thầy cô và bạn bè. Thông qua khoá luận này, tôi đặc biệt gởi lời cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Phong đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận. Bên cạnh đó tôi cũng xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Ngô Võ Kế Thành cùng các cộng sự đã dành thời gian để đọc và góp nhiều ý kiến cho khoá luận. Lời cảm ơn cũng xin được gởi đến quý thầy cô và cán bộ Trường Đại học Công nghệ - ĐHQG HN và Phòng thí nghiệm Công nghệ nano - ĐHQG TP.HCM. Đây là đề tài nghiên cứu khá mới mẻ tại Việt Nam nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy tôi rất mong sẽ nhận được sự thông cảm và góp ý chân thành từ phía quý thầy cô và bạn bè. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2010 Nguyễn Văn Thuận iv MỤC LỤC LUẬN VĂN THẠC SỸ ..................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. ii LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... iii MỤC LỤC .......................................................................................................... iv Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt .............................................................. vi Danh mục các bảng biểu ................................................................................... vii Danh mục các hình vè và đồ thị ....................................................................... viii Lời mở đầu ......................................................................................................... 01 CHƯƠNG I : TỔNG QUAN ............................................................................ 04 1.1 Giới thiệu hạt nano ................................................................................ 04 1.1.1 Khái niệm .................................................................................... 04 1.1.2 Phân loại hạt nano ....................................................................... 04 1.2 Giới thiệu hạt nano Ag .......................................................................... 07 1.2.1 Phương pháp chế tạo hạt nano kim loại ...................................... 07 1.2.2 Các phương pháp tổng hợp hạt nano Ag .................................... 07 1.2.3 Các loại polymer ổn định hạt nano Ag ....................................... 13 1.2.4 Ứng dụng nano Ag ...................................................................... 14 1.3 Vải kháng khuẩn Nonwoven ................................................................. 15 1.3.1 Vải Nonwoven ............................................................................ 15 1.3.2 Miếng lót mũ bảo hiểm .............................................................. 15 1.3.3 Tạo vải kháng khuẩn ................................................................... 16 1.3.4 Tình hình nghiên cứu về vải kháng khuẩn Nonwoven ............... 18 CHƯƠNG II: THỰC NGHIỆM ....................................................................... 21 2.1 Vật liệu và thiết bị ................................................................................. 21 2.1.1 Vật liệu chế tạo keo nano Ag ...................................................... 21 2.1.2 Vật liệu vải nonwoven và hoá chất cho thử nghiệm sinh học .... 21 2.1.3 Các thiết bị và dụng cụ ............................................................... 22 v 2.2 Phương pháp .......................................................................................... 23 2.2.1 Phương pháp chế tạo keo nano Ag ............................................. 23 2.2.2 Phương pháp chế tạo vải kháng khuẩn nonwoven ..................... 24 2.2.3 Các phương pháp phân tích hoá lý của sản phẩm chế tạo được . 24 2.2.4 Phương pháp đánh giá khả năng diệt khuẩn của mẫu vải nonwoven tẩm nano Ag ............................................................. 26 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN ................................................... 30 3.1 Tổng hợp dung dịch keo nano Ag .......................................................... 30 3.2 Vải Nonwoven kháng khuẩn ................................................................. 41 3.3 Hoạt tính kháng khuẩn của vải Nonwoven ............................................ 45 CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................. 49 4.1 Kết luận .................................................................................................. 49 4.2 Kiến nghị ............................................................................................... 50 CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ .............................................................. 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 52 vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT TEM Transmission Electron Microscope FE – SEM Field Emission Scanning Electron Microscope ICP – AAS Inductively-Coupled Spectroscopy UV –Vis Ultraviolet-visible spectroscopy EDTA Ethylenediamine tetra acetic SDS Sodium dodecyl sulfate PTCC Persian Type Culture Collection PVA Polyvinyl alcol PVP Polyvinyl pyrrolidone PEG Polyethylene glycol CFU/ml Colony-forming units per milliliter FDA Food and Drug Administration – FDA United States AOAC Association of Official Agricultural Chemists - AOAC International Plasma Atomic Absorption vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Các hóa chất để điều chế nano Ag ........................................................ 21 Bảng 3.1. Bảng thông số các tác chất khảo sát cho quá trình tổng hợp keo nano Ag theo nồng độ muối bạc, theo thời gian, và theo công suất lò vi sóng ..... 31 Bảng 3.2. Bước sóng hấp thu của các dung dịch keo nano Ag được tạo ra với thời gian phản ứng khác nhau ......................................................................... 33 Bảng 3.3. Bước sóng hấp thu của các dung dịch keo nano Ag theo khối lượng khác nhau bạc nitrate ............................................................................................ 36 Bảng 3.4. Hàm lượng nano Ag trong vải nonwoven ở các nồng độ khác nhau .... 44 Bảng 3.5. Thể tích dung dịch keo nano Ag bị hao hụt ........................................... 45 Bảng 3.6. Hiệu suất kháng khuẩn của vải nonwoven với các nồng độ dung dịch keo nano Ag khác nhau .................................................................................. 46 viii DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ Hình 1.1. Mối quan hệ giữa kích thước nanomet và các các vật thể thông thường .................................................................................................................... 4 Hình 1.2. Các loại hạt nano ................................................................................. 5 Hình 1.3. Các hạt nano Ag được điều chế từ chất khử ascorbic axit .................. 8 Hình 1.4. Tổng quát quá trình hình thành dung dịch nano Ag ............................ 9 Hình 1.5. Hình TEM và sự phân bố kích thước hạt nano Ag được chế tạo bằng xung laser ở 120 fs và 8 ns ........................................................................... 10 Hình 1.6. Ảnh TEM của các hạt nano Ag với chất ổn định chitosan ................... 11 Hình 1.7. Ảnh TEM các hạt nano Ag được chế tạo từ vi khuẩn Fusarium oxysporum PTCC 5115 ......................................................................................... 12 Hình 1.8. Phổ UV - Vis của phương pháp gia nhiệt bằng lò vi sóng và phương pháp gia nhiệt thông thường .................................................................... 13 Hình 1.9. Các hạt nano Ag bám dính trên nền vải ............................................... 17 Hình 1.10. (a) Trình bày qui trình ngâm tẩm tấm vải cotton trong dung dịch keo nano Ag và (b) hình SEM mẫu vải tẩm dung dịch keo nano Ag .................... 18 Hình 1.11. Khẩu trang nano Ag diệt khuẩn do nhà phân phối MJ International - Hàn Quốc rao bán trên trang thương mại điện tử Alibaba ......... 19 Hình 2.1. Vải nonwoven do công ty TNHH Bảo Thạch cung cấp ........................ 22 Hình 2.2. Phương pháp chế tạo nano Ag dưới sự gia nhiệt của lò vi sóng ......... 23 Hình 2.3. Mẩu vải nonwoven sau khi ngâm tẩm với dung dịch keo nano Ag ................................................................................................................. 24 Hình 2.4. Máy quang phổ UV – Vis – PTN Công nghệ nano – ĐHQG TP.HCM ................................................................................................................ 25 Hình 2.5. Thiết bị kính hiển vi điện tử truyền qua TEM(JEM – 1400 ) - ĐH Bách khoa TP. HCM ............................................................................................. 26 Hình 2.6. Thiết bị kính hiển vi điện tử quét FE - SEM - KCN cao TP.HCM ................................................................................................................ 26 Hình 2.7. Mẫu vải nonwoven/Ag ngâm trong dung dịch khuẩn E.Coli và S.Aureus ................................................................................................................. 27 Hình 3.1. Sự hình thành các hạt kim loại Ag0 qua từng giai đoạn ...................... 30 ix Hình 3.2. Phổ UV - Vis của các hạt keo nano Ag được tạo ra với thời gian phản ứng khác nhau trong cùng điều kiện về khối lượng AgNO3(0,04g) và PVP (0,2g) dưới sự hỗ trợ nhiệt bằng vi sóng 160 W ........................................... 32 Hình 3.3. Ảnh TEM và giản đồ phân bố của các hạt keo nano Ag ở các thời gian phản ứng khác nhau dưới sự gia nhiệt bằng vi sóng công suất 160 W ........ 34 Hình 3.4. Trình bày phổ truyền qua UV – Vis theo sự thay đổi khối lượng bạc nitrat (các mẫu 1a, 2a, 3a) có sự cố định về thời gian và công suất lò 160 W ................................................................................................................. 36 Hình 3.5. Ảnh TEM và giản đồ phân bố các hạt keo nano Ag ở các nồng độ muối AgNO3 khác nhau, nhưng cùng điều kiện về thời gian và công suất lò vi sóng ....................................................................................................................... 37 Hình 3.6. Phổ UV - Vis của các mẫu keo nano bạc cùng nồng độ và thời gian nhưng khác công suất lò vi sóng ........................................................................... 38 Hình 3.7. Ảnh TEM và giản đồ phân bố kích thước hạt keo nano Ag của các mẫu 4b và 4c khi thay đổi công suất lò, cố định thời gian và hàm lượng chất tham gia phản ứng ................................................................................................. 39 Hình 3.8. Ảnh TEM và giản đồ phân bố kích thước hạt keo nano Ag tổng hợp bằng phương pháp gia nhiệt thông thường .................................................... 40 Hình 3.9. Tổng hợp hạt keo nano Ag bằng phương pháp gia nhiệt thông thường .................................................................................................................... 41 Hình 3.10. Phổ UV - Vis của các mẫu dung dịch keo nano Ag 1a đến 1c sau thời gian 6 tháng ................................................................................................... 41 Hình 3.1.1. Qui trình khử và cơ chế bảo vệ hạt keo nano Ag chế tạo ra bởi PVP ........................................................................................................................ 41 Hình 3.12. Hình dạng sợi vải nonwoven sau khi giặt .......................................... 42 Hình 3.13. Vải nonwoven sau khi ngâm tẩm với dung dịch keo nano Ag ........... 42 Hình 3.14. Ảnh FE - SEM của các sợi vải nonwoven sau khi được ngâm tẩm với dung dịch keo nano Ag ở các nồng độ khác nhau: (a) 1000ppm, (b) 900 ppm, (c) 800ppm, (d) 600ppm ............................................................................... 43 Hình 3.15. Mẩu vải nonwoven được ngâm ở nồng độ 1000 ppm trong thời gian 2 giờ đồng hồ ................................................................................................. 44 Hình 3.16. Mẫu vải nonwoven ngâm trong dung dịch khuẩn E.Coli và S.Aureus ................................................................................................................. 46 x Hình 3.17. Kiểm tra hoạt tính kháng khuẩn của tấm vải nonwoven trên đối tượng vi khuẩn E.Coli sau 24 giờ với các nồng độ keo nano bạc khác nhau ....................................................................................................................... 47 HVCH:Nguyễn Văn Thuận MỞ ĐẦU Ngày nay, công nghệ nano đã và đang cuốn hút không chỉ các nhà nghiên cứu khoa học mà còn kể các ngành công nghiệp vì tính ứng dụng cao của nó đối với cuộc sống của con người. Đặc biệt các hạt keo nano kim loại có tính ứng dụng cao trong các ngành kỹ thuật dân dụng như trong sản xuất kính xe, gốm sứ, mỹ phẩm, y tế…[1]. Trong số các hạt keo nano kim loại, hạt keo nano Ag đang và được sử dụng rộng rãi trong những ứng dụng trong lĩnh vực y tế, vì hạt nano kim loại này có tính kháng khuẩn rất cao, không độc và không gây ra dị ứng da đối với cơ thể con người. Hiện nay tại Việt Nam khá nhiều nhà khoa học tập trung tổng hợp các hạt keo nano Ag bằng nhiều các phương pháp khác nhau và đưa ra những ứng dụng cụ thể của nó đến đời sống của con người, có thể kể đến như sau: nhóm của TS. Nguyễn Quốc Hiến thuộc trung tâm nghiên cứu và triển khai công nghệ bức xạ - Tp Hồ Chí Minh (VINAGAMMA) đã đưa ra sản phẩm chai xịt khử mùi hôi nách bằng công nghệ nano Ag. Tại trung tâm này các hạt nano Ag được tổng hợp bằng cách sử dụng nguồn phóng xạ gamma để tổng hợp ra dung dịch keo nano Ag, hoặc nhóm nghiên cứu của Trung tâm vật liệu - Đại học Khoa học tự nhiên - ĐHQG Hà Nội, đã chế tạo nano Ag bằng phương pháp hóa ướt cũng như sử dụng các phức của muối bạc trong quá trình tổng hợp nhằm ứng dụng diệt khuẩn E.Coli…Tuy nhiên, ứng dụng nano Ag vào trong ngành dệt may để sản xuất ra các vải diệt khuẩn chưa thấy xuất hiện tại Việt Nam. Từ khi có quy định toàn dân đội mũ bảo hiểm, số bệnh nhân bị chấn thương sọ não giảm hẳn, tuy nhiên một vấn đề bất cập xảy ra là số bệnh nhân đến Bệnh viện Da liễu TPHCM để khám những bệnh liên quan đến nấm tóc và da đầu gia tăng đáng kể. Nhiều người do đặc thù công việc phải thường xuyên phải ra ngoài đường suốt từ sáng đến chiều và khi tháo mũ bảo hiểm ra, gàu và tóc rụng khá nhiều. Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu, gàu là những tế bào chết trên da đầu, gây ngứa và rụng tóc, có màu trắng khô hoặc nhờn phủ bề mặt da đầu và có khả năng lây lan. Gàu gây ra bởi vi khuẩn và nấm, khi đội mũ bảo hiểm nhiều giờ trong điều kiện nắng nóng, da đầu không được thông thoáng, tóc trở nên ẩm ướt vì đẫm nhiều mồ hôi, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển. Tình trạng này nếu không được khắc phục sớm sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và thẩm mỹ ở cả phụ nữ và nam giới. Với lý do đó, nhóm nghiên cứu chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài này để Luận văn tốt nghiệp Thạc Sĩ 1 HVCH:Nguyễn Văn Thuận nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm nhằm phần nào khắc phục những hạn chế mà mũ bảo hiểm gây ra. Trong luận văn này, dung dịch keo nano Ag được đưa lên nền vải nonwoven nhằm tạo ra các miếng lót diệt khuẩn cho mũ bảo hiểm. Keo nano bạc được tổng hợp bằng phương pháp polyol với sự hỗ trợ nhiệt vi sóng. Sau đó, chúng tôi sử dụng các phương pháp phân tích hoá lý như: UV – Vis, TEM vv… để đánh giá kích thước hạt nano Ag, cũng như xác định độ ổn định của hạt nano Ag theo thời gian. Từ đó, chọn ra dung dịch nano Ag ổn định nhất để cho thực hiện việc ngâm tẩm vải nonwoven. Tấm vải nonwoven sau khi được ngâm tẩm sẽ được kiểm tra độ bám dính nano Ag trên nền vải bằng kính hiển vi điện tử quét FE - SEM, ICP AAS đồng thời kiểm tra khả năng diệt khuẩn của nó trên E.Coli và S.Aureus). Nội dung nghiên cứu của luận văn này bao gồm các mục như sau:  Sử dụng phương pháp polyol cho quá trình điều chế dung dịch keo nano Ag với sự hỗ trợ của nhiệt vi sóng và với các khảo sát theo thời gian, công suất lò, nồng độ muối AgNO3. Đồng thởi khảo sát độ ổn định các hạt keo nano bạc và so sánh phương pháp gia nhiệt bằng lò vi sóng với gia nhiệt thông thường. Bên cạnh đó, sử dụng các phương pháp phân tích hóa lý như UV - Vis, TEM để đánh giá chất lượng dung dịch keo nano Ag được điều chế.  Sử dụng phương pháp ngâm tẩm cho quá trình chế tạo vải nonwoven chứa các hạt Ag. Sử dụng phương pháp phân tích như FE - SEM, ICP - ASS đánh giá độ bám dính của hạt Ag trên vải.  Sử dụng phương pháp đếm khuẩn lạc để đánh giá khả năng diệt khuẩn của tấm vải nonwoven chứa Ag trên hai đối tượng vi khuẩn E.Coli và S.Aureus. Luận văn tốt nghiệp Thạc Sĩ 2 HVCH:Nguyễn Văn Thuận CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN Luận văn tốt nghiệp Thạc Sĩ 3 HVCH:Nguyễn Văn Thuận Chƣơng 1: TỔNG QUAN Phần tổng quan giới thiệu một các tổng quát về khái niệm về hạt nano kim loại, cũng như phân loại các dạng hạt nano hiện nay. Bên cạnh đó, trình bày một các khái quát về các phương pháp tổng hợp ra hạt keo nano Ag, các loại polymer nhằm ổn định độ bền của các hạt keo nano Ag, đồng thời giới thiệu sơ lược về loại vải nonwoven và những ứng dụng của nano Ag vào trong các lĩnh vực, đặc biệt là ứng dụng trong ngành vải sợi. 1.1 Giới thiệu hạt nano 1.1.1 Khái niệm Theo như Viện Tiêu Chuẩn của Anh, định nghĩa về hạt nano và kích thước nano (nanoscales) [2] như sau: Hạt nano (nanoparticles) là các hạt với một hay nhiều kích thước ở dạng kích cỡ nano. Hình 1.1 trình bày mối quan hệ giữa kích thước nanomet với những vật thể thông thường. Hình 1.1. Mối quan hệ giữa kích thƣớc nanomet và các các vật thể thông thƣờng [3] 1.1.2 Phân loại hạt nano Có nhiều cách phân loại hạt nano. Trong phần này, chúng tôi phân loại các loại hạt nano được ứng dụng trong đời sống theo các nhóm như: nano vô cơ, nano polymer, nanotube, tinh thể nano, hạt nano rắn lipid. Tất cả các loại hạt nano được mô tả như trong hình vẽ 1.2. Luận văn tốt nghiệp Thạc Sĩ 4 HVCH:Nguyễn Văn Thuận Hình 1.2. Các loại hạt nano [4] a. Hạt nano vô cơ [ 5, 6, 7] Các hạt vô cơ cấu trúc nano có kích thước, hình dạng và lỗ xốp khác nhau được tạo ra từ kim loại, oxit kim loại. Đặc điểm nổi bật nhất của các hạt nano vô cơ là khả năng dễ chế tạo và tính ứng dụng cao. Hạt nano vô cơ có hai tính chất khác với vật liệu khối bao gồm: hiệu ứng bề mặt và hiệu ứng kích thước. Hiện nay, nhiều nghiên cứu về các hạt nano kim loại và nano oxit kim loại, điển hình có thể kể ra như sau: nano Ag với đặc tính kháng khuẩn và dẫn điện tốt, được ứng dụng nhiều trong việc bảo vệ môi trường và trong lĩnh vực vi mạch. Tương tự, các hạt nano TiO2 pha anatase với đặc tính xúc tác quang tốt, được ứng dụng để phủ lên gạch men, kính nhằm diệt khuẩn và chống mờ. b. Hạt nano polymer [4, 8] Các hạt nano polymer được hình thành từ quá trình cắt đứt và phân hủy mạch polymer dạng dài về dạng kích thước nano. Ứng dụng chủ yếu của các polymer nano là làm chất nền cho quá trình dẫn truyền thuốc. Một vài loại nano polymer như: chitosan, gelatin, poly(lactic – co – glycolic acid), ... c. Nanotube [4,9] Nanotube được xem như là các tấm tự gắn kết, xuất phát từ các nguyên tử được sắp xếp trong các ống (tube). Hai đặc điểm nổi bật nhất của cấu trúc nanotube bao gồm: thể tích bên trong lớn và bề mặt bên ngoài có thể dễ dàng tạo gắn kết. Hiện nay trong lĩnh vực thuốc và y tế, nhiều nhà khoa học đang nghiên cứu khả Luận văn tốt nghiệp Thạc Sĩ 5 HVCH:Nguyễn Văn Thuận năng ứng dụng nanotube trong quá trình dẫn truyền thuốc. Tuy nhiên một nghiên cứu mới nhất cho rằng: nanotube có tính độc tố và có thể là nguyên nhân giết các tế bào bằng con đường oxy hóa. Chính điều này, các nghiên cứu hiện nay đang mở rộng ra và tập trung vào vấn đề độc tố trong nanotube. d. Tinh thể nano (nanocrystals)[4] Tinh thể nano là sự kết hợp các phân tử lại để hình thành tinh thể có kích thước nano. Các tinh thể nano được ứng dụng rộng rãi trong ngành vật liệu, kỹ thuật hóa học như các chấm lượng tử (quantum dot) trong hình ảnh sinh học. Một thí dụ về khả năng ứng dụng mới nhất của tinh thể nano trong dẫn truyền thuốc là tổng hợp tinh thể nano từ hợp chất hydrophobic với lớp phủ là một màng mỏng hydrophilic. Những phản ứng sinh hóa của tinh thể nano loại này phụ thuộc mạnh mẽ vào lớp màng hydrophilic. Mục đích của lớp màng này giúp ngăn ngừa khả năng kết tụ của tinh thể và làm tăng khả năng dẫn truyền thuốc. Các kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng dẫn truyền thuốc của tinh thể nano này theo đường uống và đường tiêm đều có kết quả rất tốt, đồng thời không xảy ra biến chứng. e. Hạt nano rắn lipid (solid liqid nanoparticles)[10, 11] Các hạt lipid rắn là những lipid - nền tảng cấu thành từ những chất dẫn truyền thuốc dạng keo. Chúng được tạo ra ở những năm đầu 1900, nhằm thay thế các các hạt mỡ (liposomes) và nhũ tương (emulsion) trong ngành dược. Ưu điểm của các hạt nano lipid dạng rắn này là chúng có độ ổn định cao hơn so với liposome trong hệ thống sinh học, bởi vì độ cứng của lõi trong hạt nano rắn lipid này chứa đựng hydrophobic lipid - dạng rắn và rất ổn định ở nhiệt độ phòng. Bên cạnh đó, chúng dễ dàng phân hủy sinh học, ít độc hơn so với các hạt vô cơ và polymer và có thể kiểm soát các thông số động học dược. Các nhà nghiên cứu đã tổng hợp ra ba loại hạt nano rắn hydrophobic như sau: đồng nhất (homogonous matrix), lõi là hydrophobic - thuốc vỏ bọc (drug enrich shell), lõi là thuốc - vỏ bọc là hydrophobic (drug enrich core). Để chế tạo ra các hạt nano lipid dạng rắn, hiện nay có hai công nghệ đang được ứng dụng khá rộng rãi là: kỹ thuật đồng nhất áp suất cao được phát minh bời Muller và Luck và kỹ thuất nhũ tương được phát minh bởi Gasco. Ứng dụng chính của hạt nano rắn dạng lipid được dùng để dẫn truyền thuốc, hoặc làm làm chất mang cho các thuốc đắp tại chỗ. Luận văn tốt nghiệp Thạc Sĩ 6 HVCH:Nguyễn Văn Thuận 1.2 Giới thiệu hạt nano Ag 1.2.1. Phƣơng pháp chế tạo hạt nano kim loại a. Phƣơng pháp từ trên xuống (top - down) [12] Phương pháp này sử dụng kỹ thuật nghiền và biến dạng để biến các vật liệu khối kim loại có kích thước lớn để tạo ra các vật liệu có kích thước nm. Ưu điểm của phương pháp này: đơn giản, rẻ tiền và khá hiệu quả, có thể chế tạo ra một lượng lớn vật liệu nano khi cần. Tuy nhiên phương pháp này tạo ra vật liệu có tính đồng nhất không cao cũng như tốn nhiều năng lượng, trang thiết bị phức tạp, tính linh động thấp, chính vì thế nó là phương pháp ít sử dụng trong thực tế. b. Phƣơng pháp từ dƣới lên (bottom - up) [12] Đây là phương pháp khá phổ biến hiện nay để chế tạo hạt nano kim loại. Nguyên lý phương pháp này dựa trên việc hình thành các hạt nano kim loại từ các nguyên tử hay ion, các nguyên tử hay ion khi được xử lý bởi các tác nhân như vật lý, hóa học sẽ kết hợp với nhau tạo các hạt kim loại có kích thước nanomet. Ưu điểm của phương pháp này: tiện lợi, kích thước các hạt nano tạo ra tương đối nhỏ và đồng đều, đồng thời tính linh động của các thiết bị phục vụ cho phương pháp cũng rất cao. Tuy vậy nhược điểm của phương pháp này khi có yêu cầu về việc điều chế một lượng lớn vật liệu nano sẽ rất khó khăn và tốn kém [34]. 1.2.2 Các phƣơng pháp tổng hợp hạt nano Ag a. Phƣơng pháp khử hóa học Phương pháp khử hoá học sử dụng chủ yếu các tác nhân hóa học để khử ion bạc tạo thành bạc kim loại và sau đó chúng kết tụ lại tạo thành các hạt nano bạc kim loại. Nguyên lý cơ bản của phương pháp khử hóa học được thể hiện theo biểu thức 1.1.: Ag + + X → Ag 0 → nano Ag (1.1) Biểu thức 1.1 trình bày một cách tổng quát quá trình hình thành dung dịch nano Ag bằng phương pháp khử muối bạc. Theo đó, ion Ag+ dưới tác dụng của chất khử X sẽ tạo ra nguyên tử Ag0, sau đó các nguyên tử này kết hợp với nhau tạo thành các hạt bạc có kích thước nano [13]. Các tác nhân khử hóa học (X) như NaBH4, sodium citrate, axit ascorbic, ... tạo ra sự ổn định cho quá trình chế tạo nano bạc. Hình 1.3 trình bày kết quả hạt keo nano Ag sử dụng chất khử là ascrobic Luận văn tốt nghiệp Thạc Sĩ 7 HVCH:Nguyễn Văn Thuận axit ở các nồng độ khác nhau. Kết quả cho thấy rằng khi nồng độ của muối bạc càng tăng thì kích thước hạt sẽ tăng. Mẫu A với độ hấp thụ cao nhất có kích thước bạc khoảng 38 nm, và mẫu F với độ hấp thu thấp nhất có kích thước khoảng 173nm. Hình 1.3. Các hạt nano Ag đƣợc điều chế từ chất khử ascorbic axit [15] Ứng với mỗi hóa chất sẽ có một phương pháp khử để điều chế hạt nano bạc, ví dụ như phương pháp khử citrate ứng với tác nhân citrate, phương pháp khử Luận văn tốt nghiệp Thạc Sĩ 8 HVCH:Nguyễn Văn Thuận EDTA (Ethylenediamine tetra acetic) ứng với tác nhân EDTA...mỗi phương pháp đều có cơ chế cụ thể của phương pháp đó tương ứng với tác nhân khử cụ thể. Việc lựa chọn một hóa chất phù hợp tùy thuộc vào tính kinh tế, yêu cầu của quá trình điều chế cũng như chất lượng của hạt nano vì mỗi loại hóa chất sẽ tạo ra một cỡ hạt khác nhau ví dụ như khử bằng NaBH4 có thể cho cỡ hạt từ 5nm đến 20 nm, khử citrate cho cỡ hạt trong khoảng 30nm đến 120nm [16]. Đồng thời mỗi loại hóa chất cũng cho tính bền vững của dung dịch các hạt nano Ag khác nhau và khả năng đưa nano bạc từ dung dịch nano tạo bởi các hóa chất này tùy thuộc vào sản phẩm ta cần ứng dụng, do đó khi tiến hành điều chế hạt nano bạc bằng phương pháp hóa học cần lựa chọn thật kỹ lưỡng hóa chất sử dụng. Hình 1.4. Tổng quát quá trình hình thành dung dịch nano Ag [7] b. Phƣơng pháp vật lý Tương tự phương pháp hoá học, phương pháp vật lý sử dụng các tác nhân vật lý như điện tử, sóng điện từ như tia UV, tia laser, gamma [17], để khử ion bạc tạo Luận văn tốt nghiệp Thạc Sĩ 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan