Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu cây Ba kích tím ở Ba Chẽ và xây dựng tiêu chuẩn thương phẩm ba kích...

Tài liệu Nghiên cứu cây Ba kích tím ở Ba Chẽ và xây dựng tiêu chuẩn thương phẩm ba kích

.PDF
59
583
98

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI ---------- MAI THỊ PHƢỢNG NGHIÊN CỨU CÂY BA KÍCH TÍM Ở BA CHẼ VÀ XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN THƢƠNG PHẨM BA KÍCH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ HÀ NỘI - 2015 BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI MAI THỊ PHƢỢNG NGHIÊN CỨU CÂY BA KÍCH TÍM Ở BA CHẼ VÀ XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN THƢƠNG PHẨM BA KÍCH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ Ngƣời hƣớng dẫn: 1. PGS.TS. Nguyễn Viết Thân 2. TS. Nguyễn Thị Thúy Hường Nơi thực hiện: Bộ môn Dược liệu HÀ NỘI-2015 LỜI CẢM ƠN Khóa luận đƣợc thực hiện tại Bộ môn Dƣợc liệu- Trƣờng đại học Dƣợc Hà Nội. Trong thời gian làm khóa luận, tôi đã nhận đƣợc sự ủng hộ, động viên giúp đỡ của thầy cô, các anh chị kỹ thuật viên, bạn bè và gia đình. Lời đầu tiên, tôi xin đƣợc bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Viết Thân đã nhiệt tình hƣớng dẫn, động viên, ủng hộ và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian làm khóa luận. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Thu Hằng đã động viên, ủng hộ và giúp đỡ tôi. Xin đƣợc tỏ lòng biết ơn tới DS. Nguyễn Thanh Tùng và DS. Nguyễn Ngọc Cầu những ngƣời luôn ở bên giúp đỡ, hƣớng dẫn chỉ bảo để tôi có thể hoàn thành tốt khóa luận trên. Xin chân thành cảm ơn tới toàn thể thầy cô, các anh chị kỹ thuật viên Bộ môn Dƣợc liệu- Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội, đã tạo mọi điều kiện cho tôi thực hiện tốt khóa luận. Cuối cùng, xin đƣợc cảm ơn bố mẹ, gia đình, bạn bè những ngƣời đã luôn sát cánh, ủng hộ và động viên tôi trong suốt quãng thời gian học tập và làm việc tại trƣờng đại học Dƣợc Hà Nội. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Sinh viên Mai Thị Phƣợng MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ......................................................................................... 2 1.1. TỔNG QUAN VỀ HỌ CÀ PHÊ ............................................................................ 2 1.1.1. Vị trí họ Cà phê ................................................................................................... 2 1.1.2. Đặc điểm thực vật họ Cà phê .............................................................................. 2 1.2. TỔNG QUAN CỦA CHI MORINDA................................................................... 3 1.2.1. Đặc điểm thực vật và phân bố của chi Morinda ................................................. 3 1.2.2. Đặc điểm một số loài thuộc chi Morinda ............................................................ 4 1.2.2.1. Nhàu nƣớc (Morinda persicaefolia Ham)........................................................ 4 2.2.2. Mặt quỷ (Morinda villosa Wall. ex Hook.f ) ...................................................... 5 1.2.2.3. Nhàu (Morinda citrifolia L.) ............................................................................ 5 1.2.2.4. Ba kích (Morinda officinalis How) .................................................................. 6 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 14 2.1. Nguyên liệu và thiết bị nghiên cứu ........................................................................ 14 2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu ...................................................................................... 14 2.1.2. Nguyên vật liệu, thiết bị ...................................................................................... 14 2.1.2.1. Hóa chất và dụng cụ ......................................................................................... 14 2.1.2.2 .Thiết bị dùng trong nghiên cứu ........................................................................ 14 2.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 15 2.3. Phƣơng pháp nghiêm cứu....................................................................................... 15 2.3.1. Nghiên cứu về thực vật Ba kích tím tại Ba Chẽ .................................................. 15 2.3.2. Nghiên cứu thành phần hóa học của cây Ba kích tím ở Ba Chẽ ......................... 16 2.3.3. Kiểm nghiệm Ba kích tím trồng tại Ba Chẽ theo DĐVN IV .............................. 17 2.3.4. Xây dựng tiêu chuẩn thƣơng phẩm Ba kích........................................................ 17 CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .................................... 18 3.1. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT BA KÍCH TÍM TẠI BA CHẼ ............ 18 3.1.1. Đặc điểm hình thái .............................................................................................. 18 3.1.2. Đặc điểm vi phẫu ................................................................................................ 20 3.1.3. Đặc điểm bột dƣợc liệu ....................................................................................... 21 3.2. NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC ......................................................... 22 3.2.1. Sơ bộ tính tính các nhóm chất trong dƣợc liệu Ba kích tím bằng các phản ứnghóa học .................................................................................................................... 22 3.2.1.1. Định tính glycosid tim...................................................................................... 22 3.2.1.2. Định tính alkaloid ............................................................................................. 23 3.2.1.3. Định tính anthranoid ........................................................................................ 24 3.2.1.4. Định tính flavonoid .......................................................................................... 25 3.2.1.5. Định tính coumarin .......................................................................................... 26 3.2.1.6. Định tính saponin ............................................................................................. 27 3.2.1.7. Định tính tanin.................................................................................................. 28 3.2.1.8. Định tính đƣờng khử ........................................................................................ 28 3.2.1.9. Định tính polysaccharid ................................................................................... 28 3.2.1.10. Định tính acid hữu cơ ..................................................................................... 29 3.2.1.11. Định tính chất béo .......................................................................................... 29 3.2.1.12. Định tính sterol ............................................................................................... 29 3.2.1.13. Định tính caroten ............................................................................................ 30 3.2.1.14. Định tính acid amin ....................................................................................... 30 3.2.2. Định tính dịch chiết toàn phần bằng sắc kí lớp mỏng ......................................... 32 3.3. KIỂM NGHIỆM BA KÍCH TÍM TRỒNG TẠI BA CHẼ, QUẢNG NINH THEO DĐVN IV ......................................................................................................... 37 3.3.1. Vi phẫu ................................................................................................................ 37 3.3.2. Bột ....................................................................................................................... 37 3.3.3. Định tính .............................................................................................................. 37 3.3.4. Độ ẩm .................................................................................................................. 38 3.3.5. Xác định tỉ lệ phần trăm tạp chất trong dƣợc liệu ............................................... 39 3.4. XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN THƢƠNG PHẨM BA KÍCH ................................. 39 3.5. BÀN LUẬN ........................................................................................................... 42 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................... 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT DĐVN IV Dƣợc điển Việt Nam IV TT Thuốc thử tr. Trang STT Số thứ tự TLTK Tài liệu tham khảo Rf Hệ số lƣu UV Ultra violet NXB Nhà xuất bản TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh GACP Good Agricultural and Collection Practices GAP Good Agricultural Practices DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 1.1 Các anthranoid đƣợc phân lập từ rễ Ba kích 9 3.1 Kết quả định tính các nhóm chất trong rễ Ba kích tím 30 3.2 Kết quả xác định độ ẩm dƣợc liệu 38 Kết quả xác định phần trăm tạp chất trong dƣợc liệu 3.3 3.4 39 Khối lƣợng trung bình của một gốc dƣợc liệu trồng sau các năm 40 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Tên hình Trang 3.1 Cây Ba kích tím trồng tại Ba Chẽ 18 3.2 Cây Ba kích tím 2 năm tuổi và rễ của nó 19 3.3 Rễ Ba kích khô 19 3.4 Đặc điểm vi phẫu rễ Ba kích tím 20 3.5 Một số đặc điểm bột dƣợc liệu Ba kích tím 21 3.6 Sắc kí đồ dịch chiết methanol dƣợc liệu Ba kích tím khai triển với hệ Toluen- Ethylacetat- Acid acetic (4:1:0,05) ở các bƣớc sóng 254nm, 366nm và ở ánh sáng thƣờng sau khi phun thuốc thử. 33 Kết quả phân tích sắc ký đồ dịch chiết methanol Ba kích 3.7 tím ở bƣớc sóng 254nm bằng phần mềm VideoScan. 34 3.8 Kết quả phân tích sắc ký đồ dịch chiết methanol Ba kích tím ở bƣớc sóng 366nm bằng phần mềm VideoScan. 35 3.9 Kết quả phân tích sắc ký đồ dịch chiết methanol Ba kích tím sau khi phun thuốc thử ở ánh sáng thƣờng bằng phần mềm VideoScan. 36 3.10 Sắc kí đồ dịch chiết Ba kích của mẫu thử (T) và mẫu chuẩn (C) khi khai triển với hệ dung môi Ether dầu hỏaEthylacetat-Acid acetic băng (7,5:2,5:0,25) ở bƣớc sóng 254nm, 366nm và ánh sáng thƣờng sau khi phun thuốc thử. 38 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ba kích là một loài thuộc chi Morindahọ Cà phê, đƣợc biết đến là một loại dƣợc liệu quý trong y học cổ truyền. Rễ Ba kích đƣợc sử dụng rộng rãi trong dân gian có tác dụng bổ thận âm, bổ thận dƣơng, tăng cƣờng gân cốt, tăng cƣờng sức đề kháng, sức dẻo dai của cơ thể [39]. Dịch chiết Ba kích có tác dụng chống viêm [17, 34, 35, 39], giảm huyết áp [2], chống oxy hoá [33, 53], tác dụng nhanh với các tuyến cơ năng [17, 54]. Gần đây, nhu cầu sử dụng dƣợc liệu tăng nhanh, nên Ba kích bị khai thác một cách ồ ạt dẫn đến nguồn nguyên liệu đang trở lên cạn kiệt. Mặt khác, vùng nguyên liệu của Ba kích bị tàn phá nghiêm trọng, khiến Ba kích gần nhƣ rơi vào tình trạng tuyệt chủng và đƣợc đƣa vào sách đỏ Việt Nam cần phải đƣợc bảo vệ [15]. Từ trƣớc đến nay, phƣơng pháp nhân giống Ba kích bằng hạt hay giâm chiết cành có hệ số nhân giống đạt rất thấp, chỉ đạt 0,6 lần/năm [13]. Vì vậy, tỉnh Quảng Ninh đã kết hợp với Sở Khoa học Công nghệ, tiến hành nhân giống Ba kích tím bằng phƣơng pháp nuôi cấy mô nhằm đáp ứng nhanh và bền vững nguồn nguyên liệu có chất lƣợng tốt. Với mong muốn bổ sung các tƣ liệu nhằm phát triển việc trồng trọt Ba kích theo chủ trƣơng của địa phƣơng, chúng tôi tiến hành đề tài: “NGHIÊN CỨU CÂY BA KÍCH TÍM Ở BA CHẼ VÀ XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN THƢƠNG PHẨM BA KÍCH”. Đề tài đƣợc thực hiện với mục tiêu: - Nghiên cứu cây Ba kích tím ở Ba Chẽ. - Xây dựng tiêu chuẩn thƣơng phẩm Ba kích. 2 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. TỔNG QUAN VỀ HỌ CÀ PHÊ (Rubiaceae) 1.1.1. Vị trí phân loại họ Cà phê (Rubiaceae) Theo “Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín (Magnoliophyta, Angiospermae) ở Việt Nam” [1] và các tài liệu phân loại thực vật khác (hệ thống của Takhtajan năm 2009 [21] và hệ thống APG II) vị trí phân loại họ Cà phê trong giới thực vật nhƣ sau: Giới thực vật (Plantae) Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) Phân lớp Bạc hà (Lamiidae) Bộ Long đởm (Gentianales) Họ Cà phê (Rubiaceae) 1.1.2. Đặc điểm thực vật họ Cà phê (Rubiaceae) Theo sách thực vật học, họ Cà phê có các đặc điểm sau: Cây gỗ, bụi, cây cỏ hoặc dây leo. Lá đơn nguyên, mọc đối, có lá kèm, lá kèm có khi dính lại với nhau và lớn nhƣ phiến lá, trông nhƣ có 4 hoặc 8 lá mọc vòng (Galium, Asperula). Hoa mọc đơn độc hoặc tụ họp thành xim hay dạng đầu. Hoa đều, lƣỡng tính, mẫu 4-5. Đài 4-5, ít phát triển, dính với bầu.Tràng 4-5, dính nhau, tiền khai hoa van, lợp hay vặn. Nhị nằm xen kẽ với các thùy của tràng và dính vào ống hay họng của tràng. Bộ nhụy gồm 2 noãn dính nhau thành bầu dƣới với 2 hoặc nhiều ô, mỗi ô có một đến nhiều noãn. Qủa nang, quả mọng hay quả hạch. Hạt có phôi nhỏ nằm trong nội nhũ. Họ Cà phê thƣờng phân bố ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, một số vùng ôn đới [26, 40], có khoảng 637 chi với ƣớc tính khoảng 10.700 loài [24].Việt Nam có trên 90 chi, khoảng 430 loài, chủ yếu mọc hoang. Có khoảng 25 loài thƣờng dùng làm thuốc, trong đó có 7 loài đƣợc dùng trong công nghiệp Dƣợc là Ba kích, Câu đằng, Canhkina, Dạ cẩm, Dành dành, Mơ lông, Nhàu [3]. Chi Morinda là một chi đƣợc biết và nghiên cứu nhiều trong họ Cà phê [27]. 3 1.2. TỔNG QUAN CỦA CHI MORINDA Morinda là một chi thuộc họ Cà phê, Thực vật chí Đông Dƣơng chia chi Morinda thành 7 loài nhƣng chƣa có loài Morinda officinalis How [56], ở Thực vật chí Việt Nam chƣa có tài liệu về họ Cà phê [5], đặc điểm chi Morinda dựa theo Thực vật chí Trung Quốc [26] và một số tài liệu khác [10, 12, 26]. 1.2.1. Đặc điểm thực vật và phân bố của chi Morinda. Cây dây leo, bụi leo, bụi đứng hoặc cây gỗ nhỏ, hiếm khi đơn tính khác gốc, đôi khi có gai, phân nhánh cùng với sự tăng trƣởng của nách lá hoặc gần đỉnh của mấu thân, cành đƣợc bao bọc bởi lá kèm tồn tại dai dẳng. Lá mọc đối, hiếm khi chụm ba, hoặc đôi khi mọc không đều và xuất hiện tại một mấu của hoa, mép lá ít khi lƣợn sóng. Lá kèm tồn tại lâu và dai dẳng, tập trung quanh gốc, hoặc hợp nhất với cuống lá, hình tam giác. Cụm hoa đầu, mọc ở nách lá hoặc đối diện với lá, tụ lại thành chùm hoặc xim, có ít đến nhiều hoa, có cuống hoặc không cuống, có lá bắc hoặc lá bắc tiêu giảm. Hoa không cuống, sớm hợp nhất với bầu, lƣỡng tính và xếp thành hai hàng, hiếm khi lƣỡng tính và xếp thành một hàng, hoặc ít khi đơn tính khác gốc. Đài ngắn, lƣợn sóng. Tràng màu trắng hoặc màu hồng, dạng phễu, hoặc hình chuông, bên trong nhẵn hoặc có lông ở họng tràng, có 3-7 thùy, tiền khai hoa van. Nhị hoa 3-7, gắn vào họng tràng hay ống tràng, thò ra hoặc thụt vào, sợi ngắn, bao phấn đính lƣng, đôi khi dính với nhau thành một phần phụ ở đỉnh. Bầu có 2 ô, mỗi ô có 2 noãn, hoặc do xuất hiện vách giả thứ cấp hình thành 4 ô hoàn toàn hoặc không hoàn toàn, mỗi ô có một noãn, noãn gắn vào vách ngăn ở gần đế hoa, nhụy 2, thẳng, thò ra hay thụt vào. Cây có nhiều quả, hợp lại thành một quả lớn, quả đơn có hạt cứng, thịt, thƣờng có dạng trứng ngƣợc, màu xanh đen, đài hoa tồn tại dai dẳng, quả hạch, 2-4 ô, mỗi ô một hạt, hạt vừa, nội nhũ nhiều, sừng, phôi nhỏ, lá mầm thuôn dài [26]. Chi Morinda có khoảng 80-100 loài [26, 27], phổ biến ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới [26]. Một số loài thuộc chi Morinda điển hình: 1. Morinda persicifolia Buchanan-Hamilton 4 2. Morinda villosa J. D. Hooker 3. Morinda citrifolia L. 4. Morinda officinalis F. C. How Theo khoá phân loại của Trung Quốc [26], loài Morinda officinalis đƣợc chia thành 3 thứ: 4a. Morinda officinalis var. hirsuta F. C. How – Ba kích lông. 4b. Morinda officinalis var. officinalis – Ba kích 4c. Morinda officinalisvar uniflora– Mật ngạnh 5. Morinda angustifolia Roxburgh 6. Morinda callicarpifolia Y. Z. Ruan 1.2.2. Đặc điểm một số loài thuộc chi Morinda 1.2.2.1. Nhàu nước (Morinda persicifolia Buchanan-Hamilton) Mô tả: Cây nhỏ, cao 0,5-1m, cành lá sum sê. Cành mọc ngang, gập xuống, lúc non dẹt, sau tròn, nhẵn, màu nâu, có rãnh dọc. Lá mọc đối, hình mác, gốc thuôn hoặc hơi tròn, đầu tròn, phiến lá đôi khi sẻ thùy, có màu lục nhạt, dài 4-13cm, rộng 0,5-4,5cm, lá kèm ngắn. Cụm hoa mọc đối diện với lá, có cuống rất ngắn hoặc không cuống, hoa màu trắng hoặc hồng, dính nhau bởi đài tạo thành một khối hình đầu sau hình trụ, dài 1-2cm, rộng 5-8mm, đài có 5 răng nhẵn, tràng có ống lọc ở đầu, có lông ở mặt trong, nhị 5 thụt, bầu có một noãn ở mỗi ô. Quả thịt hình trụ gồm nhiều quả hạch dính với nhau, cây cao 2-2,5 cm, mặt ngoài lồi lõm. Mùa hoa: tháng 1-5, mùa quả: tháng 6-7. Cây có nhiều thứ nhƣng thứ oblonga Pitarde là hay gặp hơn cả [18]. Bộ phận dùng: Rễ, tốt nhất là loại rễ lớn có đƣờng kính 1cm [18]. Thành phần hóa học: Rễ Nhàu nƣớc có chứa morindin, một dẫn xuất của trihydroxyanthraquinon và hai dẫn xuất của anthraquinon có điểm sôi theo thứ tự là 222 và 270 (Võ Văn Chi, 1997) [18]. Công dụng: Rễ Nhàu nƣớc đƣợc sử dụng ở miền Tây Nam Bộ để thay thế rễ Nhàu chữa áp huyết cao bằng các chế phẩm cao lỏng, thuốc viên, thuốc nƣớc hay trà thuốc [18]. 5 1.2.2.2. Mặt quỷ (Morinda villosa J. D. Hooker) Mô tả: Cây nhỏ, cao 1-1,5m, thân dựa leo. Cành non có cạnh, có lông cứng, màu nâu, sau nhẵn, màu xám đen. Lá mọc đối hình bầu dục hoặc trái xoan rộng, dài 511cm, rộng 2-4,5cm, gốc tròn và đôi khi không đối xứng, đầu thuôn thành mũi nhọn, màu trên màu lục bóng, có ít lông, mặt dƣới rất nhạt, phủ đầy lông, nhất là ở các gân, cuống lá dài 4-6cm, lá kèm hình ống có lông. Hoa màu trắng, tụ họp 5-10 cái ở đầu cành hoặc kẽ lá, đài 4-5 thùy bằng nhau rất ngắn, tràng 4-5 cong ra phía ngoài, ống tràng có lông ở họng, nhị 4-5 hơi thò ra ngoài, bầu 2 ô. Qủa gần hình cầu, đầu bẹt, gồm nhiều quả hạch dính liền nhau, màu vàng da cam, sần sùi nom nhƣ mặt quỷ. Mùa hoa: tháng 5-6; mùa quả: tháng 7-8 [18]. Bộ phận dùng: Lá, rễ Mặt quỷ thu hái quanh năm, có thể dùng tƣơi hay phơi sấy khô [18]. Thành phần hóa học: Rễ Mặt quỷ chứa các anthranoid nhƣ 2-hydroxy anthraquinon, alizarin, alizarin methyl ether, rubiadin, rubiadin-1-methyl ether, purpuroxathin, alizarin-2-methyl ether, tectoquinon, munjistin, methoxy 2-methyl anthraquinon, lucidin [18]. Công dụng: Toàn cây Mặt quỷ đƣợc dùng chữa thấp khớp, đau nhức xƣơng. Ngày 12-20g, sắc uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với Cà gai leo, Kim cang, Dây gắm, Dây đau xƣơng, Ngũ gia bì. Dùng ngoài, cành và lá Mặt quỷ để tƣơi, giã nát, đắp chữa mụn nhọt, nấu nƣớc tắm, chữa dị ứng mẩn ngứa [18]. 1.2.2.3. Nhàu (Morinda citrifolia L.) Mô tả: Cây nhỡ hay cây to, cao 6-8m. Thân cành nhẵn, cành non mập, có 4 cạnh rõ, hơi dẹt, có rãnh, màu lục hoặc nâu nhạt. Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc hình trứng, dài 12-30cm, rộng 6-15cm, gốc thuôn hoặc hình nêm, đầu nhọn hoặc tù, mép uốn lƣợn, đầu trên xanh lục bóng, mặt dƣới nhạt, cuống lá dài 0,5-1,2cm, lá kèm to 0,8-1,3cm, mép nguyên hoặc sẻ thùy. Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đối diện với lá thành đầu tròn hoặc dài 2-4cm, hoa màu trắng sau vàng nhạt, kết thành khối hoặc dính nhau bởi đài, tràng có ống dài 0,7-1,2cm, có lông ở họng, 5 cánh hình mác, nhị 5, chỉ nhị ngắn, có lông, bầu 2 ô. Quả thịt gồm nhiều quả hạch dính vào nhau, hình 6 trứng hoặc hình cầu, cao 3-4,5cm, khi chín màu trắng vàng hoặc hồng nhạt, mặt ngoài lồi lõm, chứa một lớp cơm mềm, ăn đƣợc,có chứa hạt nhiều. Mùa hoa: tháng 11-2. Mùa quả: tháng 3-5 [18]. Bộ phận dùng: Vỏ, rễ, lá, quả phơi hoặc sấy khô [18]. Thành phần hóa học: Vỏ chứa morindon chủ yếu tồn tại dƣới dạng glycosid là morindin. Rễ chứa acid rubicloric, alizarin α- methyl ether, rubiadin-1-methyl ether, 2 đồng phân dihydroxymethyl anthraquinon và 2 trihydroxymethyl anthraquinon monomethyl ether (The Wealth of Indian IV,1962), và selen (Đàm Trung Bảo, 1982) [14]. Quả chứa ít tinh dầu, ít parafin và các ester của alcol methylic và ethylic (The Wealth of India IV, 1962). Lõi gỗ có một anthraquinon glycosid là physcion8-0-[α-L-arabinopyranosyl (1 3)] (β-D-galactopyranosyl (1 6)-β-Dgalactopyranosid [18]. Công dụng: Rễ Nhàu vị chát, tính bình, quy vào kinh thận, đại tràng, với công năng trừ phong thấp, nhuận tràng, bình can, giáng nghịch, dùng trị đau nhức xƣơng khớp, trị tăng huyết áp, bồi bổ cho phụ nữ sau sinh yếu mệt, tăng cƣờng miễn dịch và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Quả Nhàu có tác dụng nhuận tràng làm thuốc điều kinh, trị băng huyết, bạch đới, ho cảm, hen, thũng, đau gân, đái đƣờng, chữa lị, hỗ trợ miễn dịch, chống viêm. Vỏ cây Nhàu dùng nấu nƣớc cho phụ nữ sau khi sinh uống có tác dụng bổ máu [18]. 1.2.2.4. Ba kích (Morinda officinalis F. C. How) Tên khác: Ba kích thiên, Dây ruột gà, Chẩu phóng xì, Thau tày cáy (Tày), Chồi hoàng kim, Sáy cáy (Thái), Chày kiang dòi (Dao), Ba kích nhục, Liên châu Ba kích. Medicial indian mulberry (Anh) [11, 17]. Mô tả: Cây thảo, sống lâu năm, leo bằng thân cuốn, dài hàng mét. Rễ hình trụ, mập, vặn vẹo, vỏ ngoài màu hồng nhạt, thịt màu hồng hay tím, trên mặt vỏ có nhiều vân dọc, vỏ nạc, giữa có lõi.Thân non màu tím có lông, sau nhẵn, lóng dài 5-10cm. Cành non có cạnh. Thân hình tròn trơn, màu nâu xám, có nhiều cành nhỏ mọc chằng chịt với nhau. Lá mọc đối, hình mác hoặc bầu dục, thuôn nhọn, dày và cứng dài 6-14cm, rộng 2,5-6cm, cuống ngắn, lúc non có lông dày hơn ở mặt dƣới, thƣờng 7 tập trung ở gân và mép lá, màu xanh lục, sau già ít lông hơn và màu trắng, lá kèm mỏng, ôm sát vào thân, gân phụ 8-9 cặp, cuống dài 5-7mm. Cụm hoa mọc thành tán ở đầu cành dài 0,3-1,5cm, hoa nhỏ màu trắng, sau hơi vàng, đài hình chén hay hình ống gồm những lá đài nhỏ phát triển không đều, tràng hàn liền ở phía dƣới thành ống ngắn, nhị 4, bầu hạ. Quả hình cầu, rời nhau hoặc dính liền thành khối, khi chín màu đỏ, mang đài tồn tại ở đỉnh, có lông. Mùa hoa: Tháng 5-6. Mùa quả: Tháng 710 [1, 4, 9, 10, 11, 12, 14, 16, 17]. Theo cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam Ba kích mới chỉ thấy phân bố ở một số tỉnh trung du và miền núi phía Bắc bao gồm: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình và Hà Tây.Cây còn phân bố ở tỉnh Quảng Tây, Vân Nam… của Trung Quốc [17]. Thành phần hóa học: Theo các nghiên cứu đã công bố trong rễ Ba kích có chứa các chất sau: Các iridoid glycosid Những iridoid glycosid đƣợc tìm thấy trong rễ của Ba kích: Asperulosid, Monotropein [28, 42, 46], Morofficinalosid [25], Acid deacetyl asperulosidic, Acid asperulosidic, Acelat apserulosid, Morindolid [17, 43, 50]. Các sterol Một số sterol đƣợc tìm thấy trong rễ của Ba kích nhƣ: -sitosterol, oxositosterol, acid rotungenic monoterpenglucosid, l-borneol-6-0-β-D-apiosyl-βglucosid [17,43, 50], daucosterol, stigmasterol [16]. 8 Các saccharid Các nghiên cứu cho thấy saccharid trong rễ Ba kích có tác dụng chống trầm cảm mức độ nhẹ và vừa, chống tổn thƣơng tế bào thần kinh, cũng nhƣ có tác dụng ngăn ngừa sự tiêu xƣơng. Đến nay một số saccharid đƣợc tìm thấy và phân lập trong rễ của Ba kích nhƣ: nystose, fructofuranosylnystose [29, 30], inulin-type hexasaccharid[29, 31], inulin-type heptasaccharid [29], sucrose, inulin-type trisaccharid, inulotriose, inulotetrose, inulopentose [31], 1-kestose [30], arabinose, galactose, Galacturonic acid [43], Acidic polysaccharid [14]. Các chất vô cơ Các chất vô cơ gồm: K, Na, Mg, Al, Fe, P, Ba, Zn, Cu, Sr, Pb, Ti, Sn, Ni, V, Co, W, Li, Mo, Be [17, 33] Anthranoid. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về anthranoid có trong rễ của Ba kích, nhận thấy trong rễ có hàm lƣợng anthranoid lớn. Khoảng 90% các hợp chất này có khung cấu trúc 9,10-anthraquinon với một vài nhóm hydroxyl và một số nhóm chức năng khác nhƣ methyl, hydroxymethyl, carboxy. Một số anthranoid đƣợc tổng hợp từ các nghiên cứu đƣợc trình bày trong bảng 1.1. Bảng 1.1: Các anthranoid được phân lập từ rễ Ba kích STT Tên chất TLTK 1 Physcion [2, 37, 45, 47] 2 1-hydroxy-2-methylanthraquinon 3 2-hydroxy-1-methoxyanthraquinon 4 rubiadin 5 Rubiadin-1-methylether 6 1,3-dihydroxy-2-methoxyanthraquinon [37] 7 3-hydroxy-2-methylanthraquinon [48] 8 digiferruginol [48] 9 1,2-dimethoxy-3-hydroxy anthrquinon [48] [2, 47, 52] [45, 52] [2, 17, 47, 52] [2, 37, 45, 47, 52] 9 10 1,3-dihydroxy-2-hydroxymethylanthraquinon 11 Lucidin 12 Anthraquinone-2-cacboxylic acid 13 1,2-dihydroxy-3-methylanthraquinon [41, 45] 14 1,3,8-trihydroxy-2-methoxy-anthraquinon [41, 45] 15 2-methoxyanthraquinon [41, 45] 16 1-hydroxyanthraquinon [2, 47] 17 1,6-dihydroxy-2,4-dimethoxy anthraquinon [2, 47] 18 1,6-dihydroxy-2-methoxyanthraquinon 19 2-methylanthraquinon [2, 37] 20 1-hydroxy-2-methoxymethyl-anthraquinon [2, 47] 21 1,4-dimethoxy-2-hydroxy-anthraquinon [48] 22 1,4-dihydroxy-2-methylanthraquinon [48] 23 Alizarin-1-methylether [48] 24 Alizarin-2-mehylether [48] 25 1-hydroxy-2,3-dimethyl anthraquinon [17] 26 1-hydroxy-3-hydroxymethyl anthraquinon [17] 27 1,2-dimethoxy-anthraquinon [48] -ethyl ether [48] [17, 48] [43] [47] Hình 1.1. Khung cấu trúc chung của anthranoid có trong rễ Ba kích 10 Một số hợp chất khác Ngoài những hợp chất trên, trong rễ Ba kích ngƣời ta còn tìm thấy 2 coumarin là scopolein [45],7-hydroxy-6-methoxy-coumarin, lacton: (4R, 5S) 5-hydroxy hexan4-olid, đƣờng, nhựa, một ít tinh dầu [17], acid fumaric [11, 17]. Trong rễ tƣơi có vitamin C [17]. Tác dụng sinh học Tác dụng tăng lực Bằng phƣơng pháp chuột bơi thực hiện trên chuột nhắt trắng, dịch chiết Ba kích với liều 5-10g/kg dùng liên tiếp 7 ngày trƣớc lúc thí nghiệm, có tác dụng kéo dài thời gian chuột bơi [17]. Theo một nghiên cứu đã công bố, với liều 25-50mg/kg dịch chiết Ba kích khi dùng ở chuột cho tác dụng tƣơng đƣơng với liều 5-10mg/kg thuốc chống trầm cảm desipramin và tiến hành trên chuột nhắt với liều 50mg/kg cho hiệu quả tƣơng đƣơng với 20mg/kg desipramin [29, 51]. Tác dụng chống độc Dùng phƣơng pháp gây nhiễm độc cấp bằng amoni chlorua (NH4Cl) trên chuột nhắt trắng với liều 15-20g/kg khối lƣợng cơ thể bằng đƣờng uống trƣớc khi tiêm NH4Cl. Ba kích có tác dụng tăng sức đề kháng chung của cơ thể với các yếu tố gây độc hại [17]. 11 Tác dụng chống viêm Trên mô hình gây phù chân chuột cống trắng bằng nhũ dịch kaolin 10%, dịch chiết Ba kích dùng với liều 5-10g/kg và 20g/kg cơ thể tiêm dƣới da trƣớc khi gây phù, thấy có tác dụng chống viêm rõ rệt [17]. Phân đoạn butanol của dịch chiết Ba kích phân lập đƣợc monotropein, thấy ở liều 20mg/kg, 30mg/kg có tác dụng giảm đau và chống viêm trên chuột nhắt [23], tác dụng này cũng đƣợc tìm thấy ở dịch chiết methanol của Ba kích với liều 100mg/kg, 200mg/kg/ngày [34, 35, 39]. Tác dụng hạ đường huyết và giảm stress Nghiên cứu tác dụng hạ đƣờng huyết của dịch chiết cồn, phân đoạn ethylacetat, phân đoạn butanol, và dịch chiết nƣớc, thấy rằng dịch chiết cồn có tác dụng hạ đƣờng huyết và giảm stress oxy hóa trên chuột cống đái tháo đƣờng với liều 150mg/kg uống 2 lần/ngày [44]. Các oligosaccharid của Ba kích có tác dụng chống stress trên chuột ở liều 100mg/kg [16, 38, 44]. Tác dụng dự phòng thiếu máu cục bộ. Tiến hành trên chuột cống trắng với tổn thƣơng thiếu máu cục bộ, thấy rằng dịch chiết Ba kích có tác dụng dự phòng thiếu máu cục bộ, cơ chế chủ yếu liên quan tới việc tăng canxi và các gốc tự do [16]. Tác dụng trên xương Anthraquinon và polysaccharid trong rễ Ba kích có liên quan đến việc điều chỉnh và sự hình thành xƣơng, tăng sinh tế bào xƣơng in vivo, có tác dụng ngăn ngừa và điều trị bệnh liên quan đến sự tiêu xƣơng. Ở nồng độ 0,1-10µmol/l chúng làm giảm các lỗ rò do tiêu xƣơng theo cách điều trị liều độc lập [22, 36, 41, 55]. Ngoài ra anthraquinoncòn đƣợc báo cáo là có tác dụng giảm đau, chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa, chống HIV [22, 55]. Tác dụng trên hệ nội tiết Thí nghiệm trên chuột cống trắng đực chứng tỏ Ba kích không có tác dụng giống androgen, nhƣng có khả năng tăng cƣờng hoạt động của androgen hoặc tăng cƣờng quá trình tiết hormon androgen [17].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng