Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu căn nguyên gây viêm phổi liên quan thở máy và hiệu quả dự phòng biến ...

Tài liệu Nghiên cứu căn nguyên gây viêm phổi liên quan thở máy và hiệu quả dự phòng biến chứng này bằng phương pháp hút dịch liên tục hạ thanh môn

.DOC
165
151
64

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI TRẦN HỮU THÔNG NGHIÊN CỨU CĂN NGUYÊN GÂY VIÊM PHỔI LIÊN QUAN THỞ MÁY VÀ HIỆU QUẢ DỰ PHÒNG BIẾN CHỨNG NÀY BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÚT DỊCH LIÊN TỤC HẠ THANH MÔN LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI BỘ Y TẾ TRẦN HỮU THÔNG NGHIÊN CỨU CĂN NGUYÊN GÂY VIÊM PHỔI LIÊN QUAN THỞ MÁY VÀ HIỆU QUẢ DỰ PHÒNG BIẾN CHỨNG NÀY BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÚT DỊCH LIÊN TỤC HẠ THANH MÔN LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC Chuyên ngành: HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC Mã số: 62.72.01.22 Người hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn 1: PGS.TS Nguyễn Đạt Anh Hướng dẫn 2: PGS. TS Đặng Quốc Tuấn LỜI CẢM ƠN Luận án này được hoàn thành bằng sự cố gắng nỗ lực của tôi cùng với sự giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Nhân dịp luận án được hoàn thành tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: - PGS. TS Nguyễn Đạt Anh chủ nhiệm Bộ môn HSCC Trường đại học y Hà Nội, Trưởng Khoa cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai, đã tận tình hướng dẫn, góp nhiều ý kiến quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án. - PGS.TS. Đặng Quốc Tuấn Phó chủ nhiệm Bộ môn HSCC Trường đại học y Hà Nội, Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai, đã tận tình hướng dẫn, góp nhiều ý kiến quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án. - PGS.TS Nguyễn Gia Bình Trưởng Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai đã góp nhiều ý kiến quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án. - GS. Nguyễn Thụ nguyên Hiệu trưởng Trường đại học y Hà Nội, nguyên chủ nhiệm Bộ môn Gây mê Hồi sức Trường đại học y Hà Nội, đã cho tôi nhiều ý kiến quý báu trong quá trình thực hiện luận án. - Toàn thể Cán bộ công nhân viên Khoa cấp cứu và Khoa Hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai và các Thầy Cô giáo của Bộ môn HSCC Trường đại học y Hà Nội đã tận tình đào tạo, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu để hoàn thành bản luận án này. - Các Thầy, Cô của hội đồng chấm luận án cấp cơ sở đã tận tình chỉ giáo cho tôi để hoàn thành tốt luận án. Xin trân trọng cảm ơn : - Ban giám hiệu Trường đại học Y Hà Nội, Phòng đào tạo sau đại học và các Bộ môn của Trường đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu. - Ban giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, các Khoa lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai, Khoa Vi sinh, và các Khoa cận lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai đã cho tôi nhiều điều kiện thuận lợi để học tập và thực hiện nghiện cứu. Xin bày tỏ lòng biết ơn của tôi đến các bệnh nhân điều trị tại Khoa cấp cứu và Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai đã cho tôi có điều kiện học tập và hoàn thành luận án. Trân trọng biết ơn : Các bạn bè đồng nghiệp, những người thân trong gia đình đã động viên khích lệ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án này. Hà Nội, Ngày tháng năm 2014 Trần Hữu Thông LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận án Trần Hữu Thông DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT APACHE ARDS BAL Cuff Adult Respir atory Distres s Syndro me(Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển) Bronchial Alveola r Lavage: rửa phế quản phế nang Bóng chèn nội khí quản Acute Physiology and Chronic Health Evaluation CI CDC Confidence Interval: độ tin cậy Centers for Disease Control (Trung tâm kiểm soát bệnh tật) COPD Chronic Obstructive Pulmonary Disease: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Điểm viêm phổi ĐVP E.coli Escherichia coli FiO2 KS Fractional of inspired oxygen (Tỉ lệ oxy khí thở vào) Kháng sinh PP Phương pháp VPBV VPLQCSYT HSTC Viêm phổi bệnh viện Viêm phổi liên quan chăm sóc y tế Hồi sức tích cực ICU K.pneumonia Intensive Care Unit e Klebsiella pneum onia NKBV NKQ NNT RR P/F Ratio of arterial partial pressure of oxygen to FiO2 (tỉ lệ PaO2 máu động mạch và FiO2 Nhiễm khuẩn bệnh viện Nội khí quản Number need to treat: số bệnh nhân cần được điều trị Relactive Risk: nguy cơ tương đối PaO2 Partial pressure of oxygen (Áp lực riêng phần Oxy máu động mạch) PEEP Positive EndExpiratory Pressure (Áp lực dương cuối thì thở ra) P.aeruginosa Pseudomonas aerugi nosa PSB Protected Specimen Brush: chổi quét có bảo vệ TLTV Tỉ lệ tử vong VK Vi khuẩn VP VPLQTM CPIS Viêm phổi Viêm phổi liên quan đến thở máy Clinical Pulmonary Infection Score: bảng điểm lâm sàng ESBL SpO2 viêm phổi Extended - Spectrum Beta - Lactamase Saturation of peripheral oxygen (độ bão hòa oxy máu mao mạch) MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................1 Chương 1..............................................................................................................4 TỔNG QUAN......................................................................................................4 1.1. Đại cương về viêm phổi liên quan thở máy:.............................................4 1.1.1. Định nghĩa:........................................................................................4 1.1.2. Dịch tễ học:.........................................................................................4 1.1.3. Chẩn đoán viêm phổi liên quan thở máy..........................................7 1.1.4. Bảng điểm chẩn đoán VPLQTM (CPIS: Clinical Pulmonary infection score):..........................................................................................11 1.2. Căn nguyên gây viêm phổi bệnh viện và viêm phổi liên quan thở máy……............................................................................................................13 1.2.1. Căn nguyên vi khuẩn gây VPBV, VPLQTM:.................................13 1.2.2. Tình hình vi khuẩn gây VPBV và VPLQTM ở Việt nam:.............18 1.2.3. Tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn gây VPBV, VPLQTM ……………………………………………………………………..20 1.3. Các yếu tố nguy cơ và biện pháp dự phòng viêm phổi bệnh viện.........25 1.3.1. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến viêm phổi bệnh viện, viêm phổi liên quan thở máy..............................................................................................25 1.3.2. Các biện pháp dự phòng viêm phổi bệnh viện.............................31 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................37 2.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu:..........................................................37 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân.....................................................37 2.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm phổi liên quan thở máy (VPLQTM):37 2.1.2.1.Chẩn đoán lâm sàng:......................................................................37 2.1.2.2.Chẩn đoán vi sinh:..........................................................................39 2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ:.........................................................................39 2.1.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu...................................................39 2.2. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................39 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu..........................................................................39 2.2.2. Tiêu chí đánh giá của nghiên cứu:.................................................40 2.2.3. Phương tiện nghiên cứu..................................................................41 2.2.4. Thu thập số liệu................................................................................42 2.3.Tiến hành nghiên cứu..................................................................................45 2.3.1. Quy trình kỹ thuật đặt nội khí quản và hút dịch liên tục hạ thanh môn..............................................................................................................45 2.3.2. Tiến hành cho điểm lâm sàng viêm phổi theo thời gian: tính bằng bảng điểm viêm phổi (ĐVP) của Pugin:..................................................50 2.3.3. Phương pháp lấy bệnh phẩm dịch phế quản................................50 2.3.4. Thu thập tất cả các dữ liệu nghiên cứu theo bệnh án nghiên cứu mẫu.............................................................................................................51 2.5. Xử lý số liệu:...............................................................................................53 Chương 3............................................................................................................56 KẾT QUẢ...........................................................................................................56 3.1. Đặc điểm chung..........................................................................................56 3.2. Căn nguyên gây viêm phổi:.......................................................................57 3.2.1. Loại vi khuẩn gây viêm phổi liên quan thở máy:............................57 3.2.2. Loại vi khuẩn gây viêm phổi sớm và muộn:...................................60 3.2.3. Mối liên quan giữa việc sử dụng kháng sinh trước viêm phổi với vi khuẩn gây bệnh..........................................................................................62 3.2.4. Bệnh lý nền và vi khuẩn gây bệnh:.................................................65 3.2.5. Tỉ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây VPLQTM:.............66 3.2.6. Số bệnh nhân VPLQTM do vi khuẩn Klebsiella pneumonia sinh men ESBL:.................................................................................................73 3.3. Đánh giá hiệu quả dự phòng của phương pháp hút liên tục dịch hạ thanh môn:.......................................................................................................74 3.3.1. Tỉ lệ viêm phổi liên quan thở máy...................................................74 3.3.2.. Tỉ lệ viêm phổi liên quan thở máy……………………………… 75 3.3.3. Số ngày thở máy và xác suất viêm phổi tích lũy..........................76 3.3.4. Thời gian xuất hiện viêm phổi........................................................77 3.3.5. Thời gian thở máy...........................................................................77 3.3.6. Thời gian nằm khoa Hồi sức cấp cứu............................................78 3.4. Tỉ lệ tử vong........................................................................................78 3.4.1. Tỉ lệ tử vong thô................................................................................78 3.4.2. Tỉ lệ tử vong do viêm phổi liên quan thở máy..............................79 3.4.3. Tỉ lệ tử vong thô ở nhóm viêm phổi sớm và muộn.......................80 3.4.4. Tỉ lệ tử vong và vi khuẩn gây viêm phổi........................................80 Chương 4............................................................................................................81 BÀN LUẬN........................................................................................................81 4.1. Bàn luận chung...........................................................................................81 4.1.1. Bàn luận về tuổi...............................................................................81 4.1.2. Bàn luận về giới...............................................................................81 4.1.3. Về bệnh lý nền..................................................................................82 4.1.4. Lý do đặt nội khí quản....................................................................83 4.1.5. Điểm đánh giá mức độ nặng APACHE II:....................................83 4.2. Bàn luận về căn nguyên gây viêm phổi liên quan thở máy.....................83 4.2.1. Loại vi khuẩn gây viêm phổi liên quan thở máy:............................83 4.2.2. Vi khuẩn gây viêm phổi sớm và muộn:.........................................90 4.2.3. Mối liên quan giữa việc sử dụng kháng sinh trước viêm phổi với vi khuẩn gây bệnh......................................................................................92 4.2.4. Bệnh lý nền và loại VK gây VPLQTM..........................................93 4.2.5. Kết quả cấy dịch hạ thanh môn.....................................................94 4.2.6. Tỉ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây VPLQTM:.............94 4.3. Đánh giá hiệu quả dự phòng viêm phổi liên quan thở máy của phương pháp hút liên tục dịch hạ thanh môn.............................................................99 4.3.1. Tỉ lệ viêm phổi liên quan thở máy:..................................................99 4.3.2. Tỉ lệ viêm phổi liên quan thở máy sớm và muộn:......................103 4.3.3. Số ngày thở máy và xác suất viêm phổi tích lũy.........................105 4.3.4. Thời gian xuất hiện viêm phổi......................................................105 4.3.5. Hiệu quả làm giảm thời gian thở máy của phương pháp hút dịch hạ thanh môn:..........................................................................................106 4.3.6. Hiệu quả làm giảm thời gian nằm ICU của phương pháp hút dịch hạ thanh môn:..................................................................................107 4.4. Tỉ lệ tử vong:.............................................................................................108 4.4.1. Tỉ lệ tử vong thô..............................................................................108 4.4.2. Tỉ lệ tử vong do viêm phổi liên quan thở máy...............................108 4.4.3. Tỉ lệ tử vong do viêm phổi liên quan thở máy và vi khuẩn gây bệnh: ……………………………………………………………………109 KẾT LUẬN......................................................................................................110 1. Căn nguyên gây viêm phổi liên quan thở máy:....................................110 2. Hiệu quả dự phòng viêm phổi liên quan thở máy bằng phương pháp hút liên tục dịch hạ thanh môn:...................................................................111 KIẾN NGHỊ......................................................................................................112 TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................113 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Bảng điểm viêm phổi của Pugin (1991) [54].........................................12 Bảng 2.1: Bảng điểm viêm phổi của Pugin (không lấy tiêu chuẩn vi khuẩn) .............................................................................................................................38 Bảng 3.1: Đặc điểm chung của 2 nhóm: ............................................................56 Bảng 3.2: Kết quả cấy vi sinh dịch hạ thanh môn ..............................................59 Bảng 3.3: Loại vi khuẩn gây viêm phổi sớm và muộn ở nhóm chứng................61 Bảng 3.4: Loại vi khuẩn gây viêm phổi sớm và muộn ở nhóm can thiệp...........62 Bảng 3.5: Mối liên quan giữa việc sử dụng kháng sinh và loại vi khuẩn gây viêm phổi............................................................................................63 Bảng 3.6: Mối liên quan giữa việc sử dụng kháng sinh và loại vi khuẩn gây viêm phổi trong các nhóm đối tượng nghiên cứu..............................64 Bảng 3.7: Bệnh lý nền và vi khuẩn gây bệnh......................................................65 Bảng 3.8: Tỉ lệ viêm phổi liên quan thở máy ở nhóm chứng và nhóm can thiệp....................................................................................................74 Bảng 3.9: Tỉ lệ viêm phổi liên quan thở máy sớm và muộn ở 2 nhóm ..............75 Bảng 3.10: Thời gian xuất hiện viêm phổi ở 2 nhóm..........................................77 Bảng 3.11: Thời gian thở máy ở 2 nhóm............................................................77 Bảng 3.12: Thời gian nằm khoa Hồi sức cấp cứu ở 2 nhóm..............................78 Bảng 3.13: Tỉ lệ tử vong thô ở 2 nhóm...............................................................78 Bảng 3.14: Tỉ lệ tử vong do viêm phổi liên quan thở máy ở 2 nhóm.................79 Bảng 3.15: Tỉ lệ tử vong và vi khuẩn gây bệnh..................................................80 Bảng 4.1. Xu hướng thay đổi tỉ lệ mắc vi khuẩn Acinetobacter baumannii và Pseudomonas aeruginosa gây VPLQTM giữa các nghiên cứu ở Việt Nam trong gần 2 thập niên gần đây.................................................86 Bảng 4.2. So sánh vi khuẩn gây bệnh giữa các nghiên cứu trên thế giới trong 10 năm gần đây.................................................................................87 Bảng 4.3: So sánh vi khuẩn gây bệnh giữa các nghiên cứu ở Việt Nam trong 10 năm gần đây.........................................................................88 Bảng 4.4: Tỉ lệ mắc viêm phổi liên quan thở máy ở các nghiên cứu................100 Bảng 4.5: Hiệu quả dự phòng VPLQTM bằng phương pháp hút dịch hạ thanh môn ở các nghiên cứu........................................................................102 Bảng 4.6: Hiệu quả của pp hút dịch hạ thanh môn làm giảm thời gian thở máy................................................................................................... 105 Bảng 4.7: Hiệu quả của phương pháp hút dịch hạ thanh môn làm giảm thời gian nằm ICU ở các nghiên cứu........................................................106 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1: Loại vi khuẩn gây VPLQTM .........................................................20 Biểu đồ 1.2: Loại vi khuẩn gây VPLQTM..........................................................20 Biểu đồ 3.1: Kết quả vi sinh cấy trên dịch lấy qua nội soi phế quản (n=73).......57 Biểu đồ 3.2: Phân loại căn nguyên gây viêm phổi theo nhóm đối tượng nghiên cứu...............................................................................................58 Biểu đồ 3.3: Loại vi khuẩn gây viêm phổi sớm và muộn...................................60 Biểu đồ 3.4: Tỉ lệ đề kháng kháng sinh của Acinetobacter baumannii (n=36 )..66 Biểu đồ 3.5:Tỉ lệ đề kháng kháng sinh của Pseudomonas aeruginosa (n=8).....67 Biểu đồ 3.6 : Tỉ lệ đề kháng kháng sinh của Klebsiella pneumonia (n=11)........68 Biểu đồ 3.7: Tỉ lệ đề kháng kháng sinh của Escherichia coli (n= 5)..................69 Biểu đồ 3.8:Tỉ lệ đề kháng kháng sinh của Staphylococus aureus (n=5)............70 Biểu đồ 3.9: Tỉ lệ đề kháng kháng sinh của Serrratia marcescens (n=3)..........71 Biểu đồ 3.10:Tỉ lệ đề kháng kháng sinh của Burkholderia cepacia (n=3)..........72 Biểu đồ 3.11: Vi khuẩn Gram âm sinh men ESBL.............................................73 Biểu đồ 3.12: Tỉ lệ viêm phổi liên quan thở máy ở nhóm chung........................74 Biểu đồ 3.13: Tỉ lệ viêm phổi sớm và muộn ở nhóm chung...............................75 Biểu đồ 3.14: Xác suất bệnh nhân mắc viêm phổi liên quan đến thời gian thở máy ở hai nhóm đối tượng nghiên cứu...................................76 Biểu đồ 3.15: Tỉ lệ tử vong liên quan đến thở máy ở nhóm chung (n=153).......79 Biểu đồ 3.16: Tỉ lệ tử vong thô ở nhóm viêm phổi sớm và muộn (n=32............80 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Ống nội khí quản có sự kết hợp hệ thống dẫn lưu đờm và dịch tiết ứ đọng trên bóng chèn ra ngoài và kỹ thuật hút dịch liên tục hạ thanh môn.....................................................................................................34 Hình 2.1: Ống nội khí quản Hi - Lo evac............................................................41 Hình 2.2: Vị trí ống trong khí quản.....................................................................48 Hình 2.3: Kỹ thuật hút dịch.................................................................................49 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thở máy là một trong những kỹ thuật quan trọng không thể thiếu trong hồi sức cấp cứu [1]. Bên cạnh những lợi ích cho việc điều trị người bệnh, thở máy cũng gây ra nhiều biến chứng bất lợi, trong đó viêm phổi liên quan thở máy là một trong những biến chứng nghiêm trọng. Viêm phổi liên quan thở máy (VPLQTM) được hiểu là một tình trạng bệnh lý mắc phải tại cơ sở y tế, xảy ra sau khi bệnh nhân nhập viện, hay nói cách khác đây không phải là lý do đưa bệnh nhân tới viện. Thời gian gần đây, viêm phổi liên quan thở máy đang trở thành một vấn đề thời sự đối với ngành Y tế do có tỉ lệ mắc gia tăng không ngừng. Theo những báo cáo tại Mỹ, cứ 1000 người nhập viện thì có từ 5-10 bệnh nhân mắc viêm phổi liên quan thở máy, cứ sau 1000 ngày thở máy thì lại có 10-15 bệnh nhân mắc viêm phổi. Ở các nước phát triển, tỉ lệ viêm phổi liên quan thở máy tại các khoa Hồi sức cấp cứu dao động từ 9% đến 25% [2],[3],[4],[5],[6]. Ở Việt Nam, theo tác giả Phạm Văn Hiển, tỉ lệ viêm phổi ở bệnh nhân thở máy là 74,2% [7]. Nghiên cứu của Giang thục Anh (2003-2004) cho thấy tỉ lệ viêm phổi liên quan đến thở máy chiếm 64,8% các nhiễm khuẩn bệnh viện [8]. Năm 2004, tại bệnh viện Việt Đức, tác giả Trịnh Văn Đồng gặp 26,8% viêm phổi ở những bệnh nhân chấn thương sọ não phải đặt ống nội khí quản thở máy [9]. Căn nguyên vi khuẩn gây VPLQTM rất đa dạng, thay đổi tùy thuộc khu vực địa lý, thời gian nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, cách lấy bệnh phẩm có xâm nhập hay không xâm nhập. Do đó, mỗi khoa Hồi sức cấp cứu phải luôn có sự đánh giá liên tục về dữ liệu vi khuẩn để giúp cho các bác sĩ lâm sàng điều trị kháng sinh thích hợp cho các bệnh nhân viêm phổi liên quan thở máy. Nhằm tăng cường hiệu quả và chất lượng điều trị, bên cạnh việc thúc đẩy nghiên cứu áp dụng các biện pháp tiến bộ cải thiện tình trạng bệnh lý nền, làm 2 sao để hạn chế tỉ lệ viêm phổi mắc phải ở những bệnh nhân thở máy đang trở thành vấn đề mang tính toàn cầu, nó thu hút sự quan tâm đặc biệt của ngành y tế trong nước cũng như trên thế giới. Có nhiều nghiên cứu đã ra đời và theo đó là nhiều biện pháp đã được áp dụng, nhờ đó tỉ lệ viêm phổi ở bệnh nhân đặt nội khí quản thở máy đã được cải thiện ở một số khu vực, quốc gia. Trong số đó, có nhiều biện pháp đã trở thành thường quy tại các bệnh phòng như: rửa tay với dung dịch sát khuẩn, mang găng vô trùng trước và sau khi chăm sóc bệnh nhân, cho bệnh nhân nằm đầu cao trong quá trình thở máy, sử dụng phin lọc ẩm…Tuy vậy kết quả cũng chỉ đạt được ở mức độ hạn chế. Từ đầu những năm 1990, một số tác giả Mỹ đã áp dụng phương pháp hút dịch từ khoang hạ thanh môn ứ đọng trên bóng chèn ống nội khí quản của bệnh nhân thông qua sử dụng ống nội khí quản Hi - Lo evac (có bộ phận hút dịch hạ thanh môn) trong quá trình thở máy nhằm hạn chế nguồn vi khuẩn cơ hội, làm giảm tỉ lệ VPLQTM. Thời gian gần đây, kỹ thuật này đã được áp dụng ở nhiều khoa Hồi sức cấp cứu trên thế giới. Đây là kỹ thuật có nhiều lợi điểm, tuy vậy vẫn có một số ý kiến không thống nhất về hiệu quả, đặc biệt vai trò dự phòng viêm phổi muộn [10],[11],[12],[13],[14]. Tại Việt Nam, các khoa Hồi sức cấp cứu đã áp dụng một số biện pháp để dự phòng viêm phổi liên quan thở máy như: cho bệnh nhân nằm đầu cao, đặt nội khí quản đường mũi, sử dụng phin lọc ẩm…. nhưng chưa có một cơ sở nào áp dụng kỹ thuật hút dịch liên tục với ống Hi - Lo evac để ngăn ngừa biến chứng viêm phổi cho bệnh nhân thở máy. Tại khoa Cấp cứu và khoa Hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai, hàng ngày phải tiếp nhận một lượng lớn bệnh nhân nặng cần thông khí nhân tạo, trong số ấy không ít bệnh nhân không có tổn thương phổi từ trước mà chỉ sau thời gian được đặt ống nội khí quản và thở máy thì biểu hiện viêm phổi mới xuất hiện làm nặng thêm bệnh nền. Do vậy, việc áp dụng biện pháp hiệu quả nhằm dự phòng 3 ngay từ đầu là hết sức cần thiết để hạn chế tối đa biến chứng viêm phổi cho bệnh nhân cần đặt ống nội khí quản thở máy, là vấn đề có tính thực tiễn và cấp thiết cho thực hành lâm sàng. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu căn nguyên gây viêm phổi liên quan thở máy và hiệu quả dự phòng biến chứng này bằng phương pháp hút dịch liên tục hạ thanh môn” với mục tiêu: 1. Xác định căn nguyên vi khuẩn gây viêm phổi ở bệnh nhân thở máy 2. Đánh giá hiệu quả của phương pháp hút dịch liên tục hạ thanh môn để dự phòng viêm phổi ở bệnh nhân thở máy
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan