Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lị...

Tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch nội địa trường hợp suối khoáng nóng bình châu, tỉnh bà rịa vũng tàu

.PDF
112
1
130

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA - VŨNG TÀU --------------------------- ĐỖ THỊ THÙY LINH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN CỦA KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA: TRƯỜNG HỢP SUỐI KHOÁNG NÓNG BÌNH CHÂU, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ Bà Rịa - Vũng Tàu, tháng 09 năm 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA - VŨNG TÀU --------------------------- ĐỖ THỊ THÙY LINH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN CỦA KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA: TRƯỜNG HỢP SUỐI KHOÁNG NÓNG BÌNH CHÂU, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số ngành: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ ĐỨC LOAN Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 00 năm 2022 i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Đỗ Thị Thùy Linh, tôi xin cam đoan rằng tôi đã thực hiện luận văn này dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Đức Loan. Các nội dung tham khảo, trình bày trong luận văn đều được trích dẫn đầy đủ theo đúng quy định. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung thực và chưa từng được công bố ở các nghiên cứu khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày tháng năm 2022 Người thực hiện luận văn Đỗ Thị Thùy Linh ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn, góp ý nhiệt tình của quý thầy, cô tại Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu. Đầu tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Nguyễn Thị Đức Loan người đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm trong quá trình thực hiện lực văn để giúp tác giả có thể hoàn thành bài luận văn này với kết quả tốt nhất. Tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu trường, quý Thầy Cô Viện Đào tạo Sau Đại học, quý thầy cô giảng viên đã tận tâm, tổ chức, giảng dạy, truyền đạt những kiến thức tốt nhất cho tác giả trong quá trình học tập tại Trường. Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ về mặt tinh thần và vật chất trong suốt quá trình học tập. Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày tháng năm 2022 Người thực hiện luận văn Đỗ Thị Thùy Linh iii TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu này thực hiện tìm hiểu về những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch nội địa: Trường hợp Suối khoáng nóng Bình Châu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố và đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm giúp phát triển hoạt động du lịch tại Suối khoáng nóng Bình Châu. Dựa trên lý thuyết hành vi dự định TPB (Ajzen, 1991) kết hợp cùng các nghiên cứu trước đây trong và ngoài nước, nghiên cứu đề xuất 06 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến của du khách nội địa bao gồm: 1. Thái độ về môi trường sinh thái; 2. Ảnh hưởng xã hội, 3. Nhận thức khả năng du lịch, 4. Chi phí hợp lý, 5. An ninh - an toàn, 6. Cơ sở hạ tầng. Nghiên cứu được thực hiện qua 02 giai đoạn: Giai đoạn nghiên cứu định tính và giai đoạn nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính thực hiện thảo luận nhóm với 10 chuyên gia nhằm điều chỉnh mô hình, thang đo, bảng câu hỏi khảo sát. Nghiên cứu định lượng chính thức với mẫu gồm 239 du khách Việt Nam đến du lịch Suối khoáng nóng Bình Châu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Sau khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo và phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan, các biến quan sát được đưa vào phân tích hồi quy. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, có 6/6 yếu tố đều có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn Suối khoáng nóng Bình Châu của khách du lịch nội địa. Ảnh hưởng quan trọng nhất đến quyết định lựa chọn của du khách nội địa là Chi phí hợp lý, theo sau đó là Cơ sở hạ tầng, An ninh - an toàn, Ảnh hưởng xã hội, Nhận thức khả năng du lịch và cuối cùng là Thái độ về môi trường sinh thái. Kết quả kiểm định chấp nhận 6/6 giả thuyết. Ngoài ra, không có sự khác biệt về quyết định lựa chọn du lịch của du khách giữa các nhóm nhân khẩu. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố làm cơ sở hàm ý cho nhà quản trị có các cách tiếp cận du khách và điều chỉnh hoạt động phù hợp để phát triển ngành du lịch sinh thái tại Bà Rịa - Vũng Tàu nói chung và khu du lịch Suối khoáng nóng Bình Châu nói riêng. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................ii TÓM TẮT ..............................................................................................................iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................viii DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... x CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................ 1 1.1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 3 1.2.1. Mục tiêu chung .............................................................................................. 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 4 1.5. Phương pháp nghiên cứu tổng quát ................................................................... 4 1.5.1. Phương pháp nghiên cứu định tính ................................................................. 4 1.5.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng .............................................................. 5 1.6. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................. 5 1.7. Kết cấu đề tài .................................................................................................... 5 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .......................................................................................... 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ....................... 7 2.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................... 7 2.1.1. Du lịch sinh thái............................................................................................. 7 2.1.2. Cơ sở lý thuyết về hành vi ............................................................................. 9 2.2. Lược khảo các nghiên cứu liên quan ............................................................... 12 2.2.1. Nghiên cứu nước ngoài ................................................................................ 12 2.2.2. Nghiên cứu trong nước ................................................................................ 14 2.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất............................................................................ 17 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 22 v CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 23 3.1. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................... 23 3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 24 3.2.1. Nghiên cứu định tính ................................................................................... 24 3.2.2. Nghiên cứu định lượng ................................................................................ 25 3.3. Xây dựng thang đo ......................................................................................... 25 3.4. Phương pháp thu nhập và xử lý thông tin ........................................................ 29 3.4.1. Phương pháp chọn mẫu ................................................................................ 29 3.4.2. Kích thước mẫu ........................................................................................... 29 3.4.3. Phương pháp thu thập dữ liệu ...................................................................... 30 3.4.4. Phương pháp xử lý thông tin ........................................................................ 30 3.5. Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ.............................................................. 32 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 34 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ............................... 35 4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ..................................................................... 35 4.1.1. Giới thiệu về Khu du lịch sinh thái Suối khoáng nóng Bình Châu ................ 35 4.1.2. Thống kê mẫu nghiên cứu ............................................................................ 39 4.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo........................................................................... 41 4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA .................................................................... 43 4.3.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA biến độc lập ............................................. 43 4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc ......................................... 45 4.4. Phân tích tương quan ...................................................................................... 46 4.5. Phân tích hồi quy tuyến tính ........................................................................... 47 4.5.1. Đánh giá sự phù hợp mô hình hồi quy.......................................................... 48 4.5.2. Kiểm định sự phù hợp mô hình .................................................................... 48 4.5.3. Kết quả hồi quy ........................................................................................... 49 4.5.4. Kiểm tra sự vi phạm các giả định của mô hình hồi qui ................................. 49 4.5.5. Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm đặc điểm nhân khẩu đối với quyết định lựa chọn Suối khoáng nóng Bình Châu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu của du khách nội địa ................................................................................................................... 52 vi 4.6. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu .............................................................. 56 4.7. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố và thảo luận kết quả................................... 59 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ........................................................................................ 62 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ĐỀ XUẤT ........................ 63 5.1. Kết luận chung................................................................................................ 63 5.2. Hàm ý quản trị đề xuất .................................................................................... 64 5.2.1. Hàm ý về chi phí hợp lý ............................................................................... 64 5.2.2. Hàm ý về cơ sở hạ tầng ................................................................................ 65 5.2.3. Hàm ý về an ninh - an toàn .......................................................................... 66 5.2.4. Hàm ý về ảnh hưởng xã hội ......................................................................... 68 5.2.5. Hàm ý về nhận thức khả năng du lịch .......................................................... 69 5.2.6. Hàm ý về thái độ về môi trường sinh thái..................................................... 70 5.3. Các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................... 71 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ........................................................................................ 71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 73 vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 1 2 ANOVA EFA 3 KMO Analysis of Variance Phân tích phương sai Exploratory Factor Phân tích nhân tố khám phá Analysis Kaiser-Mayer-Olkin 4 Sig. Observed significance level Mức ý nghĩa quan sát 5 SPSS 6 VIF Statistical Package for the Phần mềm thống kê cho khoa Social Sciences học xã hội Variance inflation factor Hệ số nhân tố phóng đại phương sai viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Thang đo “Thái độ về môi trường sinh thái” .......................................... 26 Bảng 3.2: Thang đo “Ảnh hưởng xã hội” ............................................................... 26 Bảng 3.3: Nhận thức khả năng du lịch ................................................................... 27 Bảng 3.4: Thang đo “Chi phí hợp lý” .................................................................... 27 Bảng 3.5: Thang đo “An ninh - An toàn” ............................................................... 28 Bảng 3.6: Thang đo “Cơ sở hạ tầng” ..................................................................... 28 Bảng 3.7: Thang đo “Quyết định lựa chọn điểm đến du lịch” ................................ 29 Bảng 3.8: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo sơ bộ bằng Cronbach’s Alpha ...... 32 Bảng 4.1: Thống kê mẫu nghiên cứu ..................................................................... 40 Bảng 4.2: Kết quả đánh giá độ tin cậy các thang đo ............................................... 41 Bảng 4.3: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett các biến độc lập ............................ 43 Bảng 4.4: Ma trận xoay nhân tố các biến độc lập ................................................... 44 Bảng 4.5: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett biến phụ thuộc .............................. 45 Bảng 4.6: Ma trận xoay nhân tố biến phụ thuộc ..................................................... 46 Bảng 4.7: Ma trận hệ số tương quan ...................................................................... 46 Bảng 4.8: Mức độ giải thích mô hình ..................................................................... 48 Bảng 4.9: ANOVA ................................................................................................ 48 Bảng 4.10: Kết quả hồi quy đa biến ....................................................................... 49 Bảng 4.11: Kiểm định sự khác biệt về giới tính trong quyết định lựa chọn Suối khoáng nóng Bình Châu ........................................................................................ 53 Bảng 4.12: Kiểm định sự khác biệt về tình trạng hôn nhân trong quyết định lựa chọn Suối khoáng nóng Bình Châu ................................................................................ 54 Bảng 4.13: Kiểm định sự khác biệt về độ tuổi trong quyết định lựa chọn Suối khoáng nóng Bình Châu ........................................................................................ 55 Bảng 4.14: Kiểm định sự khác biệt về thu nhập trong quyết định lựa chọn Suối khoáng nóng Bình Châu ........................................................................................ 56 Bảng 4.15: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết ................................................ 58 Bảng 4.16: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ....................................................... 59 Bảng 5.1: Thống kê trung bình yếu tố Chi phí hợp lý ............................................ 64 ix Bảng 5.2: Thống kê trung bình yếu tố Cơ sở hạ tầng ............................................. 65 Bảng 5.3: Thống kê trung bình yếu tố An ninh – an toàn ....................................... 67 Bảng 5.4: Thống kê trung bình yếu tố Ảnh hưởng xã hội ....................................... 68 Bảng 5.5: Thống kê trung bình yếu tố Nhận thức khả năng du lịch ........................ 69 Bảng 5.6: Thống kê trung bình yếu tố Thái độ về môi trường sinh thái .................. 70 x DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Mô hình thuyết hành động hợp lý (TRA) ............................................... 10 Hình 2.2: Mô hình thuyết hành vi dự định (TPB) ................................................... 11 Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu của Prapannetivuth và Arttachariya (2008) ............ 13 Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu của Perera (2011)................................................... 13 Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu của Hultman và cộng sự (2015) ............................. 14 Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Quyết Thắng và Lê Hữu Ảnh (2012) .. 15 Hình 2.7: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt và cộng sự (2018) ..... 16 Hình 2.8: Mô hình nghiên cứu của Phạm Hồng Hải (2019) ................................... 16 Hình 2.9: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Bình (2020) ................................. 17 Hình 2.10: Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................. 18 Hình 4.1: Đồ thị phân tán phần dư chuẩn hóa ........................................................ 50 Hình 4.2: Biểu đồ tần số của các phần dư chuẩn hóa ............................................. 51 Hình 4.3: Biểu đồ tần số P-P plot của phần dư chuẩn hóa ...................................... 52 Hình 4.4: Kết quả nghiên cứu ................................................................................ 62 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, du lịch sinh thái tuy mới chỉ xuất hiện trong thời gian gần đây nhưng trong bối cảnh vấn đề bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu là đề tài đang được quan tâm hàng đầu trên toàn cầu, do lẽ đó du lịch sinh thái lại càng được các quốc gia chú ý phát triển và mở rộng phạm vi. Nó dần trở thành một công cụ hiệu quả giúp các nhà chức trách nâng cao ý thức của không chỉ mỗi cá nhân mà còn của toàn cộng đồng về tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường và hệ sinh thái có ý nghĩa sống còn trong sự phát triển của loài người. Du lịch sinh thái không đơn thuần là một lựa chọn du lịch của các du khách muốn nghỉ dưỡng, tham quan mà còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học và văn hóa điạ phương, sự phát triển du lịch sinh thái còn mang lại những lợi ích kinh tế to lớn, tạo cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập người dân địa phương. Ngoài ra du lịch sinh thái góp phần vào việc nâng cao ý thức, giáo dục môi trường, gìn giữ văn hóa dân tộc… (Lê Văn Minh, 2014). Việt Nam có vị trí nằm ở vành đai khí hậu nhiệt đới, trải dài trên 15 độ vĩ tuyến cùng với địa hình chủ yếu là đồi núi và cao nguyên, ngoài ra Việt Nam còn vô số đảo lớn nhỏ cùng có hơn 3.000km bờ biển. Từ đó, Việt Nam được các chuyên gia nhân xét, đánh giá là quốc gia có nhiều cảnh quan đặc sắc và các hệ sinh thái điển hình. Tính đa dạng sinh học được đánh giá là cao so với nhiều quốc gia trên thế giới. Cụ thể, Việt Nam có trên 550 loài động vật và 2.000 loài thực vật đã được đăng ký, trong đó có nhiều loài đặc hữu quý hiếm ghi trong sách đỏ của thế giới. Đó chính là những tiềm năng tài nguyên phong phú và to lớn tạo nên sự thuận lợi phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được nhiều người biết đến là một địa phương được rất nhiều sự ưu đãi của thiên nhiên về điều khí hậu, cảnh quan môi trường phù hợp cho phát triển nhiều loại hình du lịch trong đó có du lịch sinh thái. Đặc biệt, Bà Rịa Vũng Tàu nổi tiếng với người dân Việt Nam mọi miền và bạn bè quốc tế với nguồn 2 nước khoáng duy nhất ở vùng Đông Nam Bộ đó là Suối khoáng nóng Bình Châu “nồi nước sôi diệu kỳ” chứa nhiều công dụng chữa bệnh kì diệu mà hiếm nơi nào có được. Với nhiều đặc đãi thiên nhiên ban tặng, cùng lợi thế tọa lạc trên vùng đất địa linh miền Đông Nam bộ, lại được bao bọc bởi khu rừng cấm Bình Châu Phước Bửu - là khu rừng nguyên sinh ven biển duy nhất còn lại tương đối nguyên vẹn của Việt Nam, Suối khoáng nóng Bình Châu hội tụ đầy đủ các yếu tố cho phát triển du lịch sinh thái với sự kết hợp độc đáo giữa không gian của rừng và cái gió của biển, là thiên đường nghỉ dưỡng tốt nhất cho sức khỏe con người. Khu du lịch Suối khoáng nóng Bình Châu đã được công nhận là một trung tâm du lịch của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu mang tầm cỡ khu vực và quốc tế, trong những năm qua đã góp phần rất lớn đưa ngành công nghiệp không khói tỉnh nhà nói riêng và của Việt Nam nói chung không ngừng phát triển. Hằng năm khu du lịch suối khoáng nóng Bình Châu chào đón hơn 250.000 lượt khách. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 xảy ra trên toàn thế giới đã ảnh hưởng rất lớn tới lượng cầu khách du lịch tới đây, số lượt khách giảm mạnh chỉ còn 1/2 so với trước đây. Nhất là lượng khách Nga, nguyên nhân do đồng Rúp của Nga mất giá so với Đô la Mỹ (chiến tranh Nga - Ukraina) đã làm giá tour thêm đắt đỏ, số người Nga đi du lịch nước ngoài sụt giảm khiến số lượng khách Nga đặt chỗ trong thời gian qua giảm mạnh... Ngoài ra, một số nguyên nhân khác khiến lượng khách sụt giảm như sự hạ tầng giao thông xuống cấp, thiếu hụt nguồn lao động, sự cạnh tranh của các khu du lịch mới được đầu tư lớn… Lượng cầu thấp đặc biệt với khách nước ngoài, thực trạng trước mắt đặt ra buộc công ty phải có những chiến lược kinh doanh mới, vạch rõ thị trường khách mục tiêu, định hướng hoạt động phục vụ trong thời gian sắp tới. Muốn như vậy, các nhà quản lý cần phải thực sự hiểu rõ quá trình nhận thức và thực hiện hành vi của du khách tham gia du lịch sinh thái. Đây là vấn đề quan trọng của đối tượng được xem là “thượng đế” với các nhà khai thác du lịch. Vì lý do đó, đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch nội địa: Trường hợp Suối khoáng nóng Bình Châu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” 3 được lựa chọn nghiên cứu. Với đề tài này, hy vọng kết quả tìm được sẽ giúp xác định và đo lường mối quan hệ giữa yếu tố tác động và hành vi mua sản phẩm du lịch sinh thái. Từ đó, gợi ý một số hàm ý quản trị cho ban quản lý, chủ đầu tư khu du lịch Suối khoáng nóng Bình Châu và các cơ quan chức năng có các biện pháp nhằm gia tăng, khuyến khích khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng tại đây. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu tổng quát là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch nội địa: Trường hợp Suối khoáng nóng Bình Châu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, từ đó đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm giúp phát triển hoạt động du lịch tại đây. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Từ đó, mục tiêu cụ thể của nghiên cứu này như sau: - Mục tiêu 1: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch nội địa: Trường hợp Suối khoáng nóng Bình Châu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. - Mục tiêu 2: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch nội địa: Trường hợp Suối khoáng nóng Bình Châu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. - Mục tiêu 3: Đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm giúp phát triển hoạt động du lịch tại Suối khoáng nóng Bình Châu. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đề tài tập trung trả lời các câu hỏi sau đây: Câu hỏi 1: Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch nội địa: Trường hợp Suối khoáng nóng Bình Châu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu? 4 Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch nội địa: Trường hợp Suối khoáng nóng Bình Châu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu như thế nào? Câu hỏi 3: Những hàm ý quản trị nào nhằm giúp phát triển hoạt động du lịch tại Suối khoáng nóng Bình Châu? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến Suối khoáng nóng Bình Châu của du khách nội địa. - Phạm vi nghiên cứu: Về không gian, phạm vi nghiên cứu được áp dụng tại khu du lịch Suối khoáng nóng Bình Châu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Về thời gian, nghiên cứu được thực hiện từ tháng 01/2022 đến tháng 07/2022. - Đối tượng khảo sát: Đối tượng khảo sát của nghiên cứu định tính bằng phỏng vấn thảo luận nhóm là 10 cá nhân có chuyên môn và có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực quản lý hoặc giảng dạy du lịch tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đối tượng khảo sát của nghiên cứu định lượng là các khách du lịch nội địa đến du lịch tại khu du lịch Suối khoáng nóng Bình Châu. 1.5. Phương pháp nghiên cứu tổng quát 1.5.1. Phương pháp nghiên cứu định tính Phỏng vấn thảo luận nhóm: Sử dụng phương pháp phỏng vấn với các chuyên gia bằng dàn bài thảo luận chuẩn bị trước. Nội dung phỏng vấn dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến quyết dịnh lựa chọn điểm đến du lịch Suối khoáng nóng Bình Châu của du khách nội địa, là cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu và bảng câu hỏi khảo sát. 5 1.5.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng Khảo sát trực tiếp du khách nội địa tại Suối khoáng nóng Bình Châu bằng bảng câu hỏi, đồng thời sử dụng bảng câu hỏi trực tiếp để thu thập thông tin. Các số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 20.0 nhằm đánh giá độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính bội để xác định các yếu tố thực sự ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch nội địa: Trường hợp Suối khoáng nóng Bình Châu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và mức độ ảnh hưởng thông qua độ lớn hệ số hồi quy chuẩn hóa của từng yếu tố trong mô hình hồi quy tuyến tính. 1.6. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu đã kế thừa từ một số nghiên cứu trước đây liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu. Từ đó tác giả đề xuất và xây dựng mô hình nghiên cứu với các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến Suối khoáng nóng Bình Châu của khách du lịch nội địa. Nghiên cứu này góp phần vào hệ thống thang đo đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến ý định hành vi du lịch sinh thái của du khách. - Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu đưa ra một số ý nghĩa thiết thực cho nhiều đối tượng khác nhau. Có thể là có ý nghĩa với những người nghiên cứu trong ngành tiếp thị du khách, từ kết quả nghiên cứu có thể đưa ra những chính sách tiếp thị, chính sách khách hàng, hay chăm sóc khách hàng một cách hiệu quả hơn. Cũng có thể có ý nghĩa đối với những người nghiên cứu về hành vi tiêu dùng của khách hàng trong lĩnh vực du lịch. Các công ty lữ hành phối hợp cùng ban quản lý khu du lịch có thể vận dụng để xây dựng các chương trình, tour du lịch linh hoạt phù hợp với nhiều nhu cầu khác nhau của khách du lịch. 1.7. Kết cấu đề tài Kết cấu của đề tài thiết kế gồm 05 chương như sau: Chương 1: Giới thiệu tổng quan nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu 6 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kế t quả nghiên cứu và bàn luận Chương 5: Kế t luâ ̣n và hàm ý quản trị đề xuất TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Chương đầu tiên giới thiệu các nội dung đề tài bao gồm lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu và kết cấu đề tài. Chương 2 sẽ trình bày cơ sở lý luận, các nghiên cứu đã thực hiê ̣n trong và ngoài nước có liên quan. Từ đây, đề tài đề xuất mô hình lý thuyết các yế u tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến Suối khoáng nóng Bình Châu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu của khách du lịch nội địa và xây dựng các giả thuyết nghiên cứu tương ứng. 7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Du lịch sinh thái 2.1.1.1. Định nghĩa du lịch sinh thái Theo Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Thế giới: “Du lịch sinh thái là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trường tại các điểm tự nhiên không bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên và các đặc điểm văn hóa đã tồn tại trong quá khứ hoặc đang hiện diện, qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn chế những tác động tiêu cực do khách tham quan gây ra và tạo ra lợi ích cho những người dân địa phương tham gia tích cực” (Ceballos – Lascurian, 1996). Tại hội thảo “Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam” tháng 9 năm 1999 đưa ra định nghĩa về du lịch sinh thái: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có sự đóng góp cho nổ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”. (Phạm Trung Lương, 2002). Luật Du lịch ra đời năm 2005 đã tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý và phát triển Du lịch tại Việt Nam nói chung và hình thức du lịch sinh thái nói riêng. Trong đó đã xác định: Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững. Trong Luật Du lịch 2017, định nghĩa này được bổ sung thành “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi trường”. Điều đó nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa của giáo dục về môi trường ngày càng được đề cao trong bối cảnh hiện nay. Cho đến nay, khái niệm du lịch sinh thái vẫn còn được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau, với những tên gọi khác nhau. Để thống nhất trong cách hiểu về du lịch sinh thái, đảm bảo tính nhất quán của vấn đề nghiên cứu, tác giả sử dụng định nghĩa 8 du lịch sinh thái trong Luật Du lịch 2017 có tính khái quát và cập nhật nhất xuyên suốt đề tài nghiên cứu này. Dựa vào những điểm chung trong cách định nghĩa du lịch sinh thái của các nhà nghiên cứu, tổ chức quốc tế và của Việt Nam, có thể khái quát các đặc trưng của du lịch sinh thái gồm: - Dựa vào cảnh quan thiên nhiên. - Phát huy bản sắc văn hóa với sự tham gia tích cực của cộng đồng bản địa. - Có trách nhiệm đóng góp vào nỗ lực bảo tồn thiên nhiên, hạn chế mức thấp nhất tác động xấu đến môi trường tự nhiên và văn hóa-xã hội. - Có các hoạt động giáo dục về bảo vệ môi trường. 2.1.1.2. Đặc điểm du lịch sinh thái Theo ấn phẩm của UNWTO (2002), du lịch sinh thái có đặc điểm như sau: Thứ nhất, tất cả các hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên trong đó động lực chính của du khách là tham quan và đề cao thiên nhiên cũng như các nền văn hóa truyền thống phổ biến tại đó. Thứ hai, du lịch sinh thái bao gồm việc giáo dục và giải thích. Thứ ba, thông thường, nhưng không phải luôn luôn đó là hình thức này tổ chức theo các nhóm nhỏ, do địa phương tự kinh doanh. Các tổ chức nước ngoài thuộc nhiều loại hình khác nhau cũng có thể thành lập, tổ chức và/ hoặc bán các tour du lịch dành cho nhóm nhỏ. Thứ tư, du lịch sinh thái giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và văn hóa xã hội. Thứ năm, du lịch sinh thái giúp hỗ trợ bảo vệ các vùng tự nhiên: - Tạo ra lợi ích kinh tế cho các cộng đồng địa phương, các tổ chức và các cơ quan quản lý khu vực tự nhiên với mục đích bảo tồn. - Cung cấp cơ hội việc làm và thu nhập cho cộng đồng địa phương.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan