Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình chế biến giò lụa chay từ váng đậu....

Tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình chế biến giò lụa chay từ váng đậu.

.PDF
88
681
145

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- ĐỖ THỊ NHUNG Tên đề tài: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUY TRÌNH CHẾ BIẾN GIÒ LỤA CHAY TỪ VÁNG ĐẬU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo Chuyên ngành Lớp Khoa Khóa học : Chính quy : Công Nghệ Thực Phẩm : 43-CNTP : CNSH &CNTP : 2011-2015 Giảng viên hƣớng dẫn: Th.S Nguyễn Văn Bình Thái Nguyên, 2015 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu nhà trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, các phòng ban liên quan, Ban chủ nhiệm khoa CNSH & CNTP, cùng toàn thể các thầy cô giáo khoa CNSH & CNTP đã giảng dạy, hướng dẫn để em có kiến thức như hôm nay Trong suốt thời gian thực tập tại phòng thí nghiệm khoa CNSH & CNTP, em đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo bộ môn để hoàn thành tốt khóa luận này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới Ths. Nguyễn Văn Bình – Giảng viên khoa CNSH & CNTP - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, người đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực hiện bài khóa của mình. Ngoài ra trong quá trình thực hiện khóa luận em còn nhận được rất nhiều sự động viên giúp đỡ từ phía gia đình, người thân và tập thể các bạn trong lớp. Em xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ đó Thái Nguyên, ngày.....tháng......năm 2015 Sinh viên Đỗ Thị Nhung Danh mục các bảng Bảng 2.1 : Thành phần hóa học của đậu nành .................................................... 5 Bảng 2.2 : Thành phần hóa học trong các thành phần của hạt đậu nành ........... 6 Bảng 2.3 : Thành phần dinh dưỡng trong 100g hạt đậu nành ............................. 7 Bảng 2.4: Thành phần các acid amin trong protein đậu tương ........................... 8 Bảng 2.5: Thành phần glucid trong đậu tương ................................................... 8 Bảng 2.6: Thành phần carbohydrat trong đậu nành ............................................ 9 Bảng 2.7 Thành phần chất khoáng trong đậu nành ............................................ 9 Bảng 2.8: Thành phần vitamin trong đậu nành .................................................. 10 Bảng 2.9 : Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới từ năm 2001 đến 2005 ............................................................................................................................ 16 Bảng 2.10: Tình hình sản xuất đậu tương của 4 nước đứng đầu trên thế giới trong những năm từ 2003-2005 .......................................................................... 17 Bảng 2.11:Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam trong những năm từ 20012005 .................................................................................................................... 18 Bảng 2.12 : Thành phần dinh dưỡng của giò lụa ............................................... 20 Bảng 3.1: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian làm mềm nguyên liệu đến chất lượng cảm quan của nguyên liệu và cấu trúc sản phẩm. .................................... 34 Bảng 3.2: Nghiên cứu lựa chọn kích thước nguyên liệu thích hợp ảnh hưởng đến chất lượng cảm quan của sản phẩm. .................................................................. 35 Bảng 3.3: Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ muối bổ sung đến chất lượng cảm quan sản phẩm .................................................................................................... 35 Bảng 3.4: Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ đường bổ sung đến chất lượng cảm quan sản phẩm .................................................................................................... 35 Bảng 3.5: Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ dầu thực vật bổ sung đến chất lượng cảm quan sản phẩm ............................................................................................ 35 Bảng 3.6: Nghiên cứu xác định thời gian thích hợp cho công đoạn hấp ảnh hưởng đến chất lượng cảm quan của sản phẩm ................................................. 36 Bảng 3.7. Bảng cho điểm thị hiếu theo thang Hedonic ..................................... 42 Bảng 3.8. Bảng hệ số trọng lượng ...................................................................... 42 Bảng 3.9.Bảng thang diểm đánh giá chất lượng cho sản phẩm ......................... 43 Bảng 4.1: Thành phần dinh dưỡng của váng đậu............................................... 45 Bảng 4.2: Kết quả đánh giá cảm quan của nguyên liệu ..................................... 46 Bảng 4.3: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian làm mềm nguyên liệu ảnh hưởng đến cấu trúc sản phẩm giò lụa chay ................................................. 46 Bảng 4.4: Kết quả ảnh hưởng của kích thước nguyên liệu đến chất lượng cảm quan .................................................................................................................... 48 Bảng 4.5: Kết quả nghiên cứu lựa chọn kích thước nguyên liệu thích hợp ảnh hưởng đến chất lượng cảm quan của sản phẩm. ................................................ 48 Bảng 4.6: Kết quả ảnh hưởng của tỉ lệ muối bổ sung đến chất lượng cảm quan ............................................................................................................................ 50 Bảng 4.7: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ muối bổ sung ảnh hưởng đến chất lượng cảm quan sản phẩm .......................................................................... 50 Bảng 4.8: Kết quả ảnh hưởng của tỉ lệ đường bổ sung đến chất lượng cảm quan ............................................................................................................................ 52 Bảng 4.9: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ đường bổ sung đến chất lượng cảm quan sản phẩm ............................................................................................ 52 Bảng 4.10: Kết quả ảnh hưởng của tỉ lệ dầu ăn bổ sung đến chất lượng cảm quan ................................................................................................................... 54 Bảng 4.11: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ dầu thực vật bổ sung đến chất lượng cảm quan sản phẩm .......................................................................... 54 Bảng 4.12.Kết quả ảnh hưởng của thời gian hấp đến chất lượng cảm quan..... 56 Bảng 4.13: Kết quả nghiên cứu xác định thời gian thích hợp cho công đoạn hấp ảnh hưởng đến chất lượng cảm quan của sản phẩm .......................................... 57 Bảng 4.14: Thành phần dinh dưỡng của sản phẩm. ........................................... 58 Bảng 4.15: Chi phí sản xuất ra 700 gram giò lụa chay thành phẩm .................. 63 Danh mục chữ viết tắt và ký hiệu Từ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt CT Công thức Dd Dung dịch HSTL Hệ số trọng lƣợng NL Nguyên liệu FAO Tổ Chức Lƣơng Thực Và Nông Nghiệp Liên Hiệp Quốc MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1.Đặt vấn đề..................................................................................................... 1 1.2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 1 ............................................................................................................................. 1.3. Yêu cầu nghiên cứu ..................................................................................... 2 1.4. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 2 1.4.1. Ý nghĩa khoa học...................................................................................... 2 1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn............................................................................. 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học nghiên cứu đề tài ............................................................... 3 2.1.1. Tổng quan về đậu tương........................................................................... 3 2.1.1.1. Giới thiệu chung về đậu tương .............................................................. 3 2.1.1.2. Phân loại đậu tương............................................................................... 4 2.1.1.3. Hình thái và cấu trúc hạt đậu tương ...................................................... 4 2.1.1.4. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng hạt đậu tương .................... 5 2.1.1.5. Thành phần thảo dược trong đậu tương ............................................... 10 2.1.1.6.Các dạng sản phẩm chế biến từ đậu tương............................................ 13 2.1.1.7. Tình hình sản xuất và tiêu thụ đậu tương trên thế giới và Việt Nam .. 16 2.1.2. Giò lụa ..................................................................................................... 19 2.1.2.1. Khái niệm ............................................................................................. 19 2.1.2.2.Thành phần hóa học trong sản phẩm giò lụa ........................................ 20 2.2.Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước. ................................................ 20 2.2.1.Tình hình nghiên cứu trên thế giới. .......................................................... 20 2.2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương ở Việt Nam ...................... 23 2.2.3. Một số quy trình làm từ đậu tương ......................................................... 30 2.2.3.1. Miso ...................................................................................................... 30 2.2.3.2. Natto .................................................................................................... 31 PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 32 3.1.1.Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 32 3.1.2.Dụng cụ, hóa chất ..................................................................................... 32 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ................................................................. 33 3.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 32 3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ..................................... 33 3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ................................................................ 33 3.4.2. Phương pháp xác định chỉ tiêu hóa lý ..................................................... 36 3.4.2.1. Phương pháp xác định độ ẩm ............................................................... 36 3.4.2.2. Phương pháp xác định hàm lượng đường bằng phương pháp Bertrand ........................................................................................................................... 37 3.4.2.3. Xác định protein tổng số bằng phương pháp kjeldahl. ........................ 38 3.4.2.4. Xác định lipit bằng phương pháp Soxlhet............................................ 39 3.4.2.5. Xác định chất tro theo phương pháp tro sulfat ..................................... 40 3.4.3. Phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm .......................................... 41 3.4.4. Phương pháp sử lý số liệu ....................................................................... 43 3.7. Sơ đồ sản xuất giò lụa chay dự kiến........................................................... 43 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng của nguyên liệu ...................... 45 4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian làm mềm nguyên liệu ảnh hưởng đến cấu trúc sản phẩm giò lụa chay ....................................................... 45 4.3. Kết quả nghiên cứu lựa chọn kích thước nguyên liệu thích hợp ảnh hưởng đến chất lượng cảm quan của sản phẩm. ........................................................... 47 4.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ muối bổ sung đến chất lượng cảm quan sản phẩm ................................................................................................... 50 4.5. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ đường bổ sung đến chất lượng cảm quan sản phẩm ................................................................................................... 52 4.6. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ dầu thực vật bổ sung đến chất lượng cảm quan sản phẩm ........................................................................................... 53 4.7. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian hấp đến chất lượng sản phẩm. ........................................................................................................................... 56 4.8. Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng của sản phẩm đạt được ........... 58 4.9. Xây dựng quy trình chế biến giò lụa chay từ váng đậu ............................. 59 4.9.1.Sơ đồ quy trình ......................................................................................... 59 4.9.2. Thuyết minh quy trình ............................................................................. 61 4.10.Tính chi phí sản xuất ................................................................................. 62 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận ...................................................................................................... 64 5.2. Kiến nghị .................................................................................................... 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Đậu nành là loại thực phẩm ngon, dễ tiêu hóa và chứa rất nhiều isoflavones. Nhiều người biết rằng, đậu nành có chứa nhiều protein nhưng lại rất ít người biết isoflavones mới là thành phần chính của đậu nành.[4] Thực phẩm làm từ đậu nành có chứa loại chất béo có lợi. Đó là những chất béo không bão hòa có tác dụng giảm nguy cơ bệnh tim. Bên cạnh đó, trong protein đậu nành còn có chất xơ và chúng có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.[4] Với nguồn đạm thực vật cao, đậu nành là thực phẩm được ưa chuộng của những người ăn chay. Từ đậu nành, những chế phẩm quen thuộc như chao, đậu hủ, tương hột, chả lụa chay... là nguồn nguyên liệu vô cùng phong phú cho thực đơn chay, có thể chế biến thành rất nhiều món chay ngon.[6] Váng đậu là một sản phẩm làm từ đậu nành. Trong quá trình nấu đậu, một lớp đậu mỏng chứa đạm và chất béo sẽ hình thành trên bề mặt nồi sữa đậu. Người ta sẽ vớt lớp màng mỏng này và phơi khô để thành váng đậu.[3] Giò lụa chay có vị ngon ngọt từ các loại gia vị kết hợp cùng vị bùi bùi của váng đậu, lại ít béo, dễ làm. Do vậy, để góp phần vào đa dạng sản phẩm giò lụa chay và tận dụng nguồn protein từ đậu nành nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt cho sức khỏe người tiêu dùng vì vậy đề tài đề xuất : “ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình chế biến giò lụa chay từ váng đậu” giúp tạo ra một sản phẩm mới ngon hơn. 1.2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng quy trình chế biến giò lụa chay từ váng đậu. 1.3. Yêu cầu nghiên cứu 2 - Xác định được thành phần dinh dưỡng của nguyên liệu váng đậu khô. - Xác định được ảnh hưởng của thời gian làm mềm nguyên liệu đến cấu trúc sản phẩm giò lụa chay. - Lựa chọn được kích thước nguyên liệu thích hợp ảnh hưởng đến chất lượng cảm quan của sản phẩm. - Xác định được tỉ lệ muối bổ sung ảnh hưởng đến chất lượng cảm quan sản phẩm. - Xác định được tỉ lệ đường bổ sung ảnh hưởng đến chất lượng cảm quan sản phẩm - Xác định được tỉ lệ dầu ăn bổ sung ảnh hưởng đến chất lượng cảm quan sản phẩm. - Xác định được thời gian hấp ảnh hưởng đến chất lượng cảm quan của sản phẩm giò lụa chay. - Xác định được thành phần dinh dưỡng của sản phẩm giò lụa chay. 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung cơ sở khoa học trong việc mở rộng chế biến các sản phẩm chay từ váng đậu ngoài thị trường để tạo ra sản phẩm an toàn và tốt cho sức khỏe con người. 1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Tạo ra một sản phẩm giò lụa chay mới trên thị trường, tạo ra một sản phẩm thơm ngon, an toàn vệ sinh thực phẩm. 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học nghiên cứu đề tài 2.1.1. Tổng quan về đậu nành 2.1.1.1. Giới thiệu chung về đậu nành Đậu nành là loại cây họ đậu Fabaceae, có tên khoa học Glycine max, có hàm lượng protein cao. Đậu nành là cây thân thảo. Thân cây mảnh, cao từ 0,8 m đến 0,9 m, có lông cành hướng lên phía trên. Thân cây đa số mọc đứng, một số ít thuộc loại nửa đứng. Lá mọc cách, có ba lá chét hình trái xoan, mũi lá gần nhọn không đều ở gốc. Hoa có màu trắng hay tím xếp thành chùm ở nách cành. Quả thông, hình lưỡi liềm, gân bị ép, trên quả có nhiều lông mềm màu vàng, thắt lại giữa các hạt. Trọng lượng 100 hạt biến động từ 5 đến 35 g. Đậu nành được trồng khá phổ biến, được sử dụng để chế biến thức ăn cho người và gia xúc. Các sản phẩm thường gặp từ đậu nành là dầu đậu nành, đậu phụ, tương, nước tương, sữa đậu nành, protein từ đậu nành. Dựa vào sự đa dạng về hình thái của hạt, Fukuda (1933) và nhiều nhà khoa học đã thống nhất rằng cây đậu nành có nguồn gốc từ vùng Mãn Châu (Trung Quốc) xuất phát từ một loại đậu nành dại, thân mảnh, dạng dây leo, có tên khoa học là Glycile Soja Sieb và Zucc. Từ Trung Quốc đậu nành được lan truyền dần ra khắp thế giới. Theo các nhà nghiên cứu Nhật Bản vào khoảng 200 năm trước công nguyên, đậu nành được đưa vào Triều Tiên và sau đó phát triển sang Nhật đến giữa thế kỷ 17 đậu nành được nhà thực vật học người Đức Engellbert Caempler đưa về Châu Âu và đến năm 1954 đậu nành mới được du nhập vào Hoa Kỳ. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, đậu nành phát triển mạnh ở Mỹ, Brazin và Canada. Ở nước ta đậu nành có lịch sử phát triển lâu đời nhưng trải qua thời gian dài cây đậu nành vẫn chiếm một vị trí rất khiêm tốn trong nền sản xuất của nông nghiệp Việt Nam. 4 Đậu nành được trồng lấy hạt, là loại cây thực phẩm quan trọng sau lúa mì, lúa nước và ngô. Đậu nành được trồng nhiều nhất ở Châu Mỹ trên 70%, tiếp đến là - 3 - Châu Á. Ở nước ta hiện nay có 6 vùng sản xuất đậu nành: vùng Đông Nam Bộ 26,2%, miền núi Bắc Bộ 24,7%, đồng bằng Sông Hồng 17,5%, đồng bằng Sông Cửu Long 12,4%, hai vùng còn lại trồng đậu nành với tỷ lệ thấp hơn là đồng bằng ven biển miền Trung và Tây Nguyên (Ngô Thế Dân và cs, 1999) .[10] 2.1.1.2. Phân loại đậu nành Chi Glycine từng được Carl Linnaeus đưa ra năm 1737 trong ấn bản đầu tiên của quyển Genera Plantarum.Từ glycine có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp - glykys (ngọt) và có thể đề cập đến chất ngọt của củ ăn được sản xuất ở Bắc Mỹ có dạng cây đậu thân leo, Glycine apios, nay là Apios americana. Đậu nành được trồng được xuất hiện đầu tiên trong quyển Species Plantarum của Linnaeus, với tên gọi Phaseolus max L. Việc kết hợp Glycine max (L.) Merr., theo đề nghị của Merrill năm 1917, đã trở thành tên gọi chính thức được công nhận của loài này.[11] Chi Glycine Willd. được chia thành 2 phân chi Glycine và Soja. Phân chi Soja (Moench) F.J. Herm. bao gồm cây đậu tương được trồng trọt Glycine max (L.) Merr, và cây đậu dại Glycine soja Sieb& Zucc. Cả hai loài đều là các loài cây hàng năm. Glycine soja là tổ tiên hoang dại của Glycine max, và chúng mọc hoang ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, và Nga. Phân chi Glycine bao gồm ít nhất 25 loài cây dại lâu năm, ví dụ như Glycine canescens F.J. Herm. và G. tomentella Hayata, cả hai được tìm thấy ở Úc và Papua New Guinea.[11] Cũng giống như các loài cây trồng khác có thời gian thuần hóa lâu dài, mối quan hệ giữa các loài đậu nành hiện đại và các loài mọc hoang có thể không còn dấu vết ở bất kỳ mức độ chắc chắn nào. 5 2.1.1.3. Hình thái và cấu trúc hạt đậu nành Hạt đậu nành có nhiều hình dạng như: tròn, dẹp,…và màu sắc khác nhau như hạt màu vàng, đỏ, xanh lục, nâu đen,….Trong đó đậu nành có màu vàng là loại tốt nhất nên được trồng và sử dụng nhiều nhất (Theo Ngô Thế Dân và cs, 1999)[10] Hạt đậu nành có 3 bộ phận: vỏ hạt, phôi, tử diệp. + Vỏ hạt: chiếm 8% trọng lượng hạt. + Phôi: chiếm 2%. + Tử diệp: chiếm 90%. - Tùy theo kích thước hạt thường chia làm 3 loại: to, trung bình và nhỏ. Loại to thường tỉ lệ vỏ thấp chỉ khoảng 6%, loại nhỏ tỉ lệ vỏ chiếm 9,5%. + To là loại 1000 hạt nặng 300g trở lên. + Trung bình là loại 1000 hạt nặng 150 – 300g. + Nhỏ là loại 1000 hạt nặng dưới 150g. Bảo quản hạt đậu nành: hạt đậu nành phải phơi thật khô, cất giữ ở trong điều kiện khô ráo và độ ẩm của không khí càng thấp càng tốt.[10] 2.1.1.4. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng hạt đậu nành a) Thành phần hóa học Đậu nành là một loại hạt giàu protein, glucid, lipid, muối khoáng và vitamin. Do đó trong công nghiệp thực phẩm, đậu nành được xem là một nguyên liệu quan trọng để sản xuất dầu thực vật và các sản phẩm lên men. Bảng 2.1 : Thành phần hóa học của đậu nành (theo Kitrigin, 1981) Thành phần hóa học Giá trị Độ ẩm 8-10% Protein 35-45% Lipid 15-20% 6 Hydratecarbon 15-16% Cellulose 4-6% Vitamin A 710 UI Vitamin B1 300 UI Vitamin B2 90 UI Vitamin C 11 UI Muối khoáng 4,6% Bảng 2.2 : Thành phần hóa học trong các thành phần của hạt đậu nành (theo Kitrigin, 1981) Thành phần Lipid % hạt Protein % Hydrate (Nx6,25) cacbon % Tro % Tử diệp 23 43 29 5 Phôi 11 41,1 43 4,4 Vỏ hạt 1 8,8 86 4,3 Thành phần hóa học của đậu nành thay đổi tùy loại đậu, thời tiết, đất đai, điều kiện trồng trọt. Có loại chứa hàm lượng protein lớn hơn 50%, lipid lớn hơn 22%. b) Giá trị dinh dưỡng Đậu nành được nhiều nhà khoa học xem như là chìa khóa để giải quyết nạn thiếu protein trong dinh dưỡng của con người. Theo Đỗ Tất Lợi, đậu nành còn được dùng để chữa bệnh tiểu đường, suy nhược thần kinh, suy nhược dinh dưỡng [3] Chất lượng đậu nành của nước ta tương đối tốt, protein khoảng 38– 40%, trọng lượng 1000 hạt: 90–120g, hạt vàng hoặc xanh, rốn hạt nâu hoặc 7 đen. Một số giống mới chọn gần đây có cải thiện hơn về chất lượng: hạt vàng, tròn, rốn trắng, ít nứt, trọng lượng 1000 hạt: 180–270g protein 43–47%. Bảng 2.3 : Thành phần dinh dưỡng trong 100g hạt đậu nành (theo Sinha Sk, 1979) Loại Calorie Protein (g) Lipid (g) Glucid (g) Xơ (g) Tro (g) 436 40,8 17,9 35,8 6,0 5,3 444 39,0 19,6 35,5 4,7 5,5 439 38,0 17,1 40,3 4,9 4,6 hạt Hạt xanh Hạt trắng Hạt vàng Đậu nành có nhiều màu sắc khác nhau, trong đó đậu nành có màu vàng là tốt nhất nên được trồng và sử dụng nhiều. * Protein và thành phần acid amin Hàm lượng protein tổng dao động trong hạt đậu nành từ 29,6–50,5%, trung bình là 36–40%. Các nhóm protein đơn giản (% so với tổng số protein): albumin (6–8%), globulin (25–34%), glutelin (13–14%), prolamin chiếm lượng nhỏ không đáng kể. Về giá trị protein, đậu nành đứng hàng đầu về đạm nguồn gốc thực vật và không những về hàm lượng protein cao mà cả về chất lượng protein. Protein đậu nành dễ tan trong nước và chứa nhiều acid amin không thay thế như lysin, tryptophan. Trừ methionin và cystein hơi thấp còn các acid amin khác của đậu nành có thành phần giống thịt[11] 8 Bảng 2.4: Thành phần các acid amin trong protein đậu nành (theo Sinha Sk, 1979) Loại acid amin Phần trăm% Isoleucine 1,1 Leucine 7,7 Lysine 5,9 Methionine 1,6 Cystein 1,3 Phenylalanine 5,0 Threonine 4,3 Tryptophane 1,3 Valine 5,4 Histidin 2,6 * Glucid Glucid trong thành phần của đậu nành chiếm khoảng 35%, phần lớn là cellulose, hemicellulose, và một lượng nhỏ lignin. Bảng 2.5: Thành phần glucid trong đậu nành (theo Sinha Sk, 1979) Thành phần Tinh bột Cellulose Hemicellulose Stachiose Raffinose Hàm lƣợng% 1,5 4,0 15,4 3,8 1,1 * Lipid Chất béo trong đậu tương dao động từ 13,5–24%, trung bình 18%. Chất béo đặc trưng chứa khoảng 6,4–15,1% acid béo no (acid stearic, acid acid archidonic) và 80–93,6% acid béo không no (acid enoleic acid linolenic, acid linolenic, acid oleic). Trong dầu đậu nành còn chứa một lượng nhỏ phosphatid, đặc biệt nhiều lecinthin có tác dụng làm cơ thể trẻ lâu, sung sức, tăng trí nhớ, tái sinh mô, cứng xương, tăng sức đề kháng.[11] 9 * Carbohydrates Glucid trong đậu nành khoảng 22–35,5%, trong đó 1–3% tinh bột. Carbohydrates được chia làm 2 loại: loại tan trong nước chiếm khoảng 10% và loại không tan trong nước.[11] Bảng 2.6: Thành phần carbohydrat trong đậu nành (theo Sinha Sk, 1979) Loại Phần trăm % Cellulose 4,0 Hemicellulose 15,4 Stachyose 3,8 Rafinose 1,1 Saccharose 5,0 Các loại đường khác 5,1 * Chất tro Chất tro trong đậu nành từ 4,5–6,8%. Nếu tính theo phần trăm chất khô toàn hạt thì thành phần tro như sau : * Chất khoáng và vitamin Thành phần chất khoáng chiếm khoảng 5% phần trăm trọng lượng khô của hạt đậu nành. Trong đó đáng chú ý nhất là canxi, photpho, mangan, kẽm và sắt. Trong thành phần đậu nành cũng có nhiều loại vitamin như B1, B2, viatmin E,…[11] Bảng 2.7 Thành phần chất khoáng trong đậu nành (theo Sinha Sk, 1979) Loại Phần trăm % P 2 O5 0,6–2,18% K2 O 1,91–2,64% 10 CaO 0,23–0,63% MgO 0,22–0,55% SO3 0,41–0,44% Na2O 0,38% Cl 0,025% Chất khác 1,17% Bảng 2.8: Thành phần vitamin trong đậu nành (theo Sinha Sk, 1979) Vitamin Hàm lƣợng (mg/kg) Vitamin Hàm lƣợng (mg/kg) Thiamin 11–17,5 Inociton 1,9 Riboflavin 3,4–3,6 Vitamin A 0,18–2,43 Niacin 21,4–23 VitaminE 1,4 Pyrydin 7,1–12 Vitamin K 1,9 Biotin 0,8 Vitamin B1 0,54 Acid.patothentic 13–21,5 Vitamin B2 0,29 Acid.folic 2300 Vitamin PP 2,3 Một số enzyme trong đậu nành:  Urease: chống lại sự hấp thụ các chất đạm qua hàng ruột do đó không nên ăn đậu nành sống.  Lipase: thủy phân glyceric tạo thành glycerin và acid béo.  Phospholipase: thủy phân ester của acid acetic.  Amylase: thủy phân tinh bột, b-amylase có trong đậu nành với số lượng khá lớn.  Lipoxygenase: xúc tác phản ứng chuyển H2 trong acid béo.[4] 2.1.1.5. Thành phần thảo dược trong đậu nành 11 Những thành phần thảo dược trong đậu tương gồm có: protease inhibitor, phytate, phytosterol, phenolic acid, lecithin, omega 3 fatty acidvà isoflavone (phytoestrogen). * Chất ức chế trypsin (Trypsin inhibitor) Các chất ức chế trypsin trong đậu nành gồm 2 loại: + Kunitz trypsin inhibitor: có khả năng ức chế trypsin. + Bowman-Birk (BB) inhibitor: có khả năng ức chế trypsin và chymotrypsin. Các chất ức chế trypsin dễ dàng được phá huỷ khi xử lý nhiệt vì vậy cần phải gia nhiệt đậu nành trước khi sử dụng nhằm duy trì các chất dinh dưỡng của protein đậu nành. Các nghiên cứu y học chứng minh rằng Bowman-Birk (BB) inhibitor có khả năng chống lại các tác nhân gây ung thư * Phytate Phytate là một hợp chất gồm có chất khoáng phosphorus và inositol, là muối canxi, magie, kali với inositol hexaphosphoric acid. Hàm lượng phytate dao động trong khoảng 1,0 - 1,5%, nó có khả năng ngăn cản tiến trình gây nên bệnh ung thư kết tràng và ung thư vú. Ngoài ra nó còn có khả năng loại bỏ những chất dễ làm ung thư và phục hồi những tế bào đã bị hư hại. Phytate làm giảm sự hấp thu khoáng sắt, nó có hoạt tính giống như chất antioxydant.[2] * Phytosterol Phytosterol trong hạt đậu nành chiếm khoảng 0,3 - 0,6 mg/g. Có 3 loại phytosterol chính trong đậu nành gồm: Campesterol, β-sitosterol và stigmasterol. Sự Hydro hoá sterol tạo thành stanol. Cấu trúc của sterol và stanol có cùng cấu trúc với cholesterol. Và stanol chiếm khoảng 2% trong tổng số phytosterol của đậu nành.[2] 12 Phytosterol có khả năng kiểm soát lượng cholesterol trong máu nên có thể ngăn ngừa được các bệnh về tim, ngoài ra nó cũng có thể làm giảm thiểu sự phát triển các bướu ung thư kết tràng và chống lại ung thư da. * Phenolic acid Là một dược chất hóa học có tác dụng chống oxy hóa và phòng ngừa các nhiễm sắc thể ADN khỏi bị tấn công bởi các tế bào ung thư .[2] * Lecithin Lecithin hay còn gọi là phosphatidyl choline chiếm 0,5 - 1,5%. Lecithin là một nguồn quan trọng của choline. Lecithin có vai trò quyết định trong việc kích thích sự biến dưỡng ở khắp các tế bào cơ thể. Lecithin giúp gia tăng trí nhớ , làm vững chắc các tuyến, tái tạo các mô tế bào cơ thể, cải thiện hệ thống tuần hoàn, bổ xương và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, phục hồi năng lượng đã mất. Trong thành phần đạm của đậu tương có chứa 3% lecithin, bằng với lượng lecithin có trong lòng đỏ trứng gà.[2] * Omega-3 fatty acid Các acid béo thuộc nhóm omega-3 có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trí não, nó tham gia vào hoạt động của các cơ quan trọng cơ thể, tham gia vào sự phát triển của mô và tế bào, tham gia vào quá trình trao đổi chất béo, làm giảm lượng lipoprotein LDL có hại và tăng l ượng lipoprotein HDL có lợi cho cơ thể.[2] * Isoflavone Isoflavone là một hợp chất có cấu trúc và sự vận hành tương tự như chất kích thích tố nữ. Vì thế nó được gọi là estrogen thảo mộc hay phytoestrogen. [2] Hiện nay các nhà khoa học đã tìm thấy ba chất genistein, daidzein và glycitein trong isoflavone đậu nành mà genistein là tâm điểm nghiên cứu.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan