Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu các bài tập bổ trợ kỹ thuật chân trong bơi ếch cho sinh viên khoa thủ...

Tài liệu Nghiên cứu các bài tập bổ trợ kỹ thuật chân trong bơi ếch cho sinh viên khoa thủy sản học kỳ i năm 2013 - 2014

.PDF
60
782
121

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ BỘ MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT ---------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tên đề tài: NGHIÊN CỨU CÁC BÀI TẬP BỔ TRỢ KỸ THUẬT CHÂN TRONG BƠI ẾCH CHO SINH VIÊN “KHOA THỦY SẢN” HỌC KỲ I NĂM 2013 - 2014 Cán bộ hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: NGUYỄN HOÀNG KHOA DƯƠNG ANH TUẤN Mã số SV: 9107209 Lớp : TD 1037A1 CẦN THƠ - 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ BỘ MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT ---------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tên đề tài: NGHIÊN CỨU CÁC BÀI TẬP BỔ TRỢ KỸ THUẬT CHÂN TRONG BƠI ẾCH CHO SINH VIÊN “KHOA THỦY SẢN” HỌC KỲ I NĂM 2013 - 2014 Cán bộ hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: NGUYỄN HOÀNG KHOA DƯƠNG ANH TUẤN Mã số SV: 9107209 Lớp : TD 1037A1 Cán bộ phản biện Học hàm, học vị, họ và tên cán bộ phản biện Luận văn được bảo vệ tại: Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp ...…………….….. Bộ môn Giáo dục thể chất, Trường Đại học Cần Thơ vào ngày .... tháng ..... năm …. Mã số đề tài: Có thể tìm hiểu luận văn tại: • Thư viện Bộ môn Giáo dục thể chất, Trường Đại học Cần Thơ • Website: http://dpe.ctu.edu.vn LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DƯƠNG ANH TUẤN Lời Cam Đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác. Nếu không đúng như đã nêu trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài của mình. Ngày ….Tháng ….Năm …. Sinh viên thực hiện Dương Anh Tuấn GVHD: NGUYỄN HOÀNG KHOA Trang i LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DƯƠNG ANH TUẤN MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .....................................................................................3 1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .........................3 1.1. SƠ LƯỢC VỀ MÔN BƠI LỘI ......................................................................3 1.1.1. Vài nét về lịch sử môn bơi lội .....................................................................3 1.1.1.1. Sự hình thành, phát triển môn bơi lội thế giới .........................................3 1.1.1.2. Lịch sử phát triển môn bơi lội ở Việt Nam ..............................................4 1.1.2. Đặc điểm môn bơi lội .....................................................................................7 1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM ......................................................................................8 1.2.1. Khái niệm kỹ thuật thể thao ...........................................................................8 1.2.2. Khái niệm về kỹ thuật bơi ếch: ......................................................................9 1.2.3. Khái niệm Bài tập thể chất: ..........................................................................10 1.2.4. Khái niệm về hệ thống (bài tập): ..................................................................11 1.2.5. Khái niệm bài tập bổ trợ chuyên môn (BTBT chuyên môn): ......................11 2. NHIỆM VỤ VÀ VAI TRÒ CỦA BÀI TẬP BỔ TRỢ: ....................................13 3. ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT KIỂU BƠI ẾCH: .....................................................13 3.1. Vị trí thân người (thân người nằm sấp ngang trên mặt nước và tạo với mặt nước) 1 góc bơi khoảng 3 - 50. ...............................................................................13 3.2. Đặc điểm kỹ thuật động tác chân. ...................................................................14 4. QUY LUẬT HÌNH THÀNH KỸ NĂNG TRONG BƠI ẾCH. ........................14 4.1. Giai đoạn nắm động tác sơ bộ. ........................................................................14 4.2. Giai đoạn cải tiến và nâng cao kỹ thuật động tác. ..........................................15 4.3. Giai đoạn củng cố và tự động hoá động tác. ...................................................15 5. CÁC QUY LUẬT BIẾN ĐỔI HOẠT ĐỘNG CHỨC NĂNG SINH LÝ CỦA CƠ THỂ TRONG QUÁ TRÌNH DẠY BƠI NÓI CHUNG VÀ BƠI ẾCH NÓI RIÊNG ......................................................................................................................16 5.1. Quy luật biến đổi năng lực hoạt động chức năng sinh lý của cơ thể ..............16 5.2. Quy luật thích ứng của chức năng cơ thể. .......................................................17 GVHD: NGUYỄN HOÀNG KHOA Trang ii LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DƯƠNG ANH TUẤN 5.3. Các quy luật mang tính phát triển cơ thể và chuyển đổi kỹ năng của sinh viên ........................................................................................................................19 6. CÁC YẾU TỐ CHI PHỐI HIỆU QUẢ BÀI TẬP BỔ TRỢ CHÂN TRONG BƠI ẾCH. .................................................................................................................19 6.1. Tính khoa học, hợp lý của nội dung các bài tập. ............................................19 6.2. Phương tiện dụng cụ sử dụng trong bài tập bổ trợ. .........................................20 6.3. Sự sắp xếp trình tự các bài tập hợp lý. ............................................................20 7. XU THẾ PHÁT TRIỂN VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP BỔ TRỢ CHÂN TRONG BƠI ẾCH .....................................................................................20 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU.......................22 1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ....................................................................22 1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu: .................................................22 1.2. Phương pháp phỏng vấn toạ đàm: ..................................................................22 1.3. Phương pháp quan sát sư phạm: ....................................................................22 1.4. Phương pháp sử dụng test: .............................................................................23 1.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:..............................................................24 1.6. Phương pháp toán học thống kê .....................................................................24 2.TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ..................................................................................25 2.1. Thời gian nghiên cứu .....................................................................................25 2.2. Đối tượng nghiên cứu: ....................................................................................25 2.3.Địa điểm nghiên cứu: .......................................................................................25 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .................................26 1. THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ CHI PHỐI HIỆU QUẢ CÁC BÀI TẬP BỔ TRỢ CHÂN TRONG BƠI ẾCH CHO SINH VIÊN KHOA THỦY SẢN CỦA TRƯỜNG ĐHCT NĂM HỌC 2013 – 2014: ......................................................26 1.1. Mục tiêu yêu cầu môn học và phân phối các bài tập cho sinh viên khoa Thủy Sản .............................................................................................................26 1.2. Thực trạng phân phối thời gian và tiến trình các động tác kỹ thụât kiểu bơi chân ếch cho sinh viên khoa Thủy Sản ...............................................................27 GVHD: NGUYỄN HOÀNG KHOA Trang iii LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DƯƠNG ANH TUẤN 1.3. Thực trạng kết quả học tập của lớp học nhóm bơi lội khác trong môn bơi lội của sinh viên khoa Thủy Sản trường ĐHCT: ....................................................30 1.4. Thực trạng so sánh kết quả học tập cuối kỳ của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng: ...........................................................................................................31 1.5. Lựa chọn các bài tập bổ trợ chân trong bơi ếch cho sinh viên khoa Thủy Sản của trường ĐHCT: .......................................................................................32 1.6. Sắp xếp hệ thống và lượng vận động bài tập bổ trợ chân trong bơi ếch cho sinh viên khoa Thủy Sản của trường ĐHCT.......................................................34 1.7. Hội thảo đánh giá tính hợp lý của nội dung và xếp sắp hệ thống đối với các bài tập được lựa chọn. .........................................................................................41 1.8. Đánh giá hiệu quả các bài tập bổ trợ chân trong bơi ếch cho sinh viên khoa Thủy Sản của trường ĐHCT ...............................................................................42 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................43 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................44 GVHD: NGUYỄN HOÀNG KHOA Trang iv LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DƯƠNG ANH TUẤN DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Quá trình hồi phục của người tập TDTT .................................................18 Biểu đồ 2: Kết quả kiểm tra giữa kỳ của sinh viên khoa Thủy Sản ..........................28 Biểu đồ 3: Kết quả học tập kiểm tra cuối kỳ bơi chân ếch cho sinh viên khoa Thủy Sản ( nhóm thực nghiệm) ..........................................................................................30 Biểu đồ 4: Kết quả học tập kiểm tra cuối kỳ bơi chân ếch (nhóm đối chứng) ......... 31 GVHD: NGUYỄN HOÀNG KHOA Trang v LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DƯƠNG ANH TUẤN DANH MỤC BIỂU BẢNG Bảng 1.1. Phân phối thời gian tập luyện các phần kỹ thuật bơi ếch cho sinh viên khoa Thủy Sản của trường ĐHCT .........................................................................27 Bảng 1.2 Kết quả kiểm tra giữa kỳ của sinh viên khoa Thủy Sản .........................28 Bảng 1.3 Kết quả học tập kiểm tra cuối kỳ bơi chân ếch cho sinh viên khoa Thủy Sản ( nhóm thực nghiệm): ......................................................................................29 Bảng 1.4 Kết quả học tập kiểm tra cuối kỳ bơi chân ếch ( nhóm đối chứng)........32 Bảng 1.5 Kết quả phỏng vấn xác định căn cứ lựa chọn bài tập bổ trợ chân trong bơi ếch cho sinh viên khoa Thủy Sản của trường ĐHCT ......................................33 GVHD: NGUYỄN HOÀNG KHOA Trang vi LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DƯƠNG ANH TUẤN DANH MỤC VIẾT TẮT THỂ DỤC THỂ THAO: TDTT ĐẠI HỌC CẦN THƠ: ĐHCT BÀI TẬP BỔ TRỢ: BTBT GIÁO DỤC THỂ CHẤT: GDTC VẬN ĐỘNG VIÊN: VĐV ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG: ĐBSCL GVHD: NGUYỄN HOÀNG KHOA Trang vii LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DƯƠNG ANH TUẤN Lời Cảm Tạ Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã không ít khó khăn về tài liệu cũng như mặt thời gian. Nhưng nhờ sợ giúp đỡ tận tình của quý thầy cô trong Bộ môn Giáo dục thể chất -Trường Đại Học Cần Thơ, đặt biệt là sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Hoàng Khoa đã giúp tôi hoàn thành đề tài này. Cám ơn tập thể Khoa Thủy Sản đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài này. Cám ơn các bạn trong Khoa Thủy Sản đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Do những điều kiện hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để đề tài này ngày càng hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. Ngày ….Tháng ….Năm …. Sinh viên thực hiện Dương Anh Tuấn GVHD: NGUYỄN HOÀNG KHOA Trang viii LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DƯƠNG ANH TUẤN BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP • Họ và tên người nhận xét: .. ......................................... Học vị ................................... • Chuyên ngành: ............................................................................................................ • Nhiệm vụ trong Hội đồng: .......................................................................................... • Cơ quan công tác: Cán bộ hướng dẫn • Tên sinh viên: .......................................................... MSSV ....................................... • Lớp: ..... ...................................................................................................................... • Tên đề tài: . ................................................................................................................. • Cơ sở đào tạo: ............................................................................................................. NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 2. Hình thức trình bày: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 5. Nội dung và kết quả đạt được (Theo mục tiêu nghiên cứu) ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 6. Các nhận xét khác: .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... 7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…) ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Cần Thơ, ngày ….. tháng …. Năm 201… NGƯỜI NHẬN XÉT GVHD: NGUYỄN HOÀNG KHOA Trang ix LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DƯƠNG ANH TUẤN BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP • Họ và tên người nhận xét: ............................................. Học vị: .................................. • Chuyên ngành: .............................................................................................................. • Nhiệm vụ trong Hội đồng: Cán bộ phản biện • Cơ quan công tác: ......................................................................................................... • Tên sinh viên: ...................................................MSSV: ............................................... • Lớp: ............................................................................................................................... • Tên đề tài: ..................................................................................................................... • Cơ sở đào tạo: ............................................................................................................... NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... 2.Hình thức trình bày: .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... 5. Nội dung và kết quả đạt được (Theo mục tiêu nghiên cứu) .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... 6. Các nhận xét khác: .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... 7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…) .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... Cần Thơ, ngày ….. tháng …. Năm 201… NGƯỜI NHẬN XÉT GVHD: NGUYỄN HOÀNG KHOA Trang x LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DƯƠNG ANH TUẤN PHẦN MỞ ĐẦU Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của TDTT trong công cuộc xây dựng đổi mới đất nước, sự nghiệp TDTT được Đảng và Nhà nước đặt biệt quan tâm. Bên cạnh việc đầu tư cho môn thể thao mũi nhọn đạt thành tích cao trong các cuộc thi đấu khu vực và thế giới là khôi phục và phát triển rộng rãi các môn thể thao trong đó môn bơi lội hướng tới một nền TDTT đại chúng toàn diện. Bơi lội là một môn thể thao dưới nước, do tác động của sự vận động toàn thân, đặc biệt là đạp chân, quạt tay trong nước mà con người có thể chuyển động vượt được quảng đường dưới nước với tốc độ khác nhau. Bơi lội được ra đời trong quá trình lao động sản xuất và chống lại thiên tai, địch họa của loài người. Nó luôn có mối quan hệ chặt chẽ với sự sinh tồn, sản xuất và sự hoạt của loài người, phát triển và đổi mới cùng với sự hình thành và phát triển của xã hội loài người. Môn bơi lội có nội dung rất rộng. Hiện nay bơi lội trong các cuộc thi đấu ở Đại hội Olympic và giải vô địch bơi lội thế giới: bơi thể thao, nhảy cầu, bóng nước và bơi nghệ thuật. Bốn phần này trên thực tế đã sớm trở thành bốn môn thi đấu độc lập. Hình thức bơi trong môn bơi lội rất đa dạng, phong phú. Các hình thức bơi lội lưu truyền trong dân gian: bơi tô tô, bơi chải, bơi đứng, bơi nghiêng và một số cách bơi không có luật lệ khác. Do kỹ thuật của các kiểu bơi trên không hợp lí, tạo ra tốc độ chậm lại tổn sức nên trong thi đấu bơi dân dân đã bị thải loại. Qua thực tế quá trình quan sát và tìm hiểu các lớp học môn bơi lội cho thấy, việc học tập và thực hiện kỹ thuật chân trong bơi ếch của sinh viên Khoa Thủy Sản còn nhiều hạn chế và chất lượng không đồng đều. Mà nguyên nhân chính là các bài tập bổ trợ chuyên môn chưa được sử dụng một cách đầy đủ, hệ thống và việc sử dụng chúng chưa được hợp lý. GVHD: NGUYỄN HOÀNG KHOA Trang 1 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DƯƠNG ANH TUẤN Xuất phát từ những yêu cầu nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: NGHIÊN CỨU CÁC BÀI TẬP BỔ TRỢ KỸ THUẬT CHÂN TRONG BƠI ẾCH CHO SINH VIÊN“KHOA THỦY SẢN” HỌC KỲ I NĂM 2013 - 2014 là việc cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Bộ môn GDTC nói chung và của môn bơi lội nói riêng. Vì vậy, khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi xác định mục đích nghiên cứu là: *Mục đích nghiên cứu: Thông qua việc nghiên cứu, đề tài xây dựng được hệ thống bổ trợ chuyên môn, phục vụ trong giảng dạy kỹ thuật chân trong bơi ếch cho sinh viên “Khoa Thủy Sản”. Giúp cho Sinh viên nhanh chóng tiếp thu và thực hiện chính xác kỹ thuật chân trong bơi ếch, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và tập luyện môn bơi lội. *Nhiệm vụ nghiên cứu: Để giải quyết mục đích nghiên cứu, đề tài tiến hành giải quyết 3 nhiệm vụ sau: 1. Nhiệm vụ 1: Xây dựng các bài tập bổ trợ kỹ thuật chân trong bơi ếch cho sinh viên “Khoa Thủy Sản” học kỳ I năm(2013 – 2014 ), của trường Đại học Cần Thơ. 2. Nhiệm vụ 2: Đánh giá, thực trạng và sử dụng các bài tập bổ trợ kỹ thuật chân trong bơi ếch cho sinh viên “Khoa Thủy Sản”. 3. Nhiệm vụ 3: Đánh giá kết quả ứng dụng hệ thống bài tập bổ trợ trong kỹ thuật chân ếch * Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống bài tập bổ trợ chuyên môn trong giảng dạy kỹ thuật chân trong bơi ếch cho sinh viên “Khoa Thủy Sản” của trường Đại học Cần Thơ. Khách thể của đối tượng nghiên cứu là 15 sinh viên nam khoa “Thủy Sản” của trường ĐHCT. GVHD: NGUYỄN HOÀNG KHOA Trang 2 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DƯƠNG ANH TUẤN CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. SƠ LƯỢC VỀ MÔN BƠI LỘI 1.1.1. Vài nét về lịch sử môn bơi lội 1.1.1.1. Sự hình thành, phát triển môn bơi lội thế giới Lịch sử phát triển môn bơi lội gắn liền với lịch sử phát triển của xã hội loài người. Do quá trình lao động sản xuất và đấu tranh sinh tồn, con người dần dần tạo được những thói quen vận động đơn giản như leo, trèo. Chạy, nhảy, ném, bơi, lặn… Biển, sông, hồ, ao, lạch, suối. Cũng được quen thuộc dần với cuộc sống của họ. Từ đó mà phát sinh môn bơi lội, cũng từ đó bơi lội gắn liền với cuộc sống của con người và thực sự cần thiết cho sự sinh tồn của họ. Do vậy, bơi lội có lịch sử lâu đời và trở thành môn thể thao thi đấu sớm hơn nhiều hơn môn thể thao khác. Qua các tài liệu đã công bố, ta thấy nhiều nhà khoa học và đã dựa vào những cứ liệu lịch sử như: Tư liệu khỏa cổ học Tư liệu lịch sử Địa vật lý… Đồng thời với duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các nhà khoa học đã đưa ra các cứ liệu khỏa cổ học như: các bình gốm, sứ, các bức tranh tạc trên đá ở ngôi mộ cổ… đã chạm chỗ hình người bơi, lặn dưới nước. Những duy vật khỏa cổ này được tìm thấy ở Hy Lạp, La Mã và Ai Cập. Các nhà khỏa cổ cũng đã xác định niên đại các báo vật đó có cách đây khoảng 5000 năm và hiện đang được lưu giữ tại Viện bảo tàng Luân Đôn (Anh) và ở Tua (Pháp). Từ những di vật trên, các nhà nghiên cứu khẳng định: bơi lội đã hình thành cùng thời, hoặc sớm hơn với sự xuất hiện các bức chạm trổ trên đá, đồ gốm sứ… Bơi lội ra đời khoảng 5000 năm. GVHD: NGUYỄN HOÀNG KHOA Trang 3 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DƯƠNG ANH TUẤN 1.1.1.2. Lịch sử phát triển môn bơi lội ở Việt Nam Đến nay vẫn chưa có được các chứng cứ để khẳng định niên đại ra đời môn Bơi lội ở Việt Nam. Tuy nhiên, theo các tư liệu cho thấy: phong trào bơi lội Việt Nam có bề dày lịch sử trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước và xây dựng truyền thống thượng võ dân tộc. Năm 938 trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đại thắng quân Nam Hán, tướng giặc Hoàng Thao phải chết đuối. Tháng 3 năm Mậu tí (1288) cũng trên dòng sông lịch sử này. Trần Hưng Đạo phá tan quân Nguyên, Yết Kiêu dùng tài bơi lội bắt sống tướng giặc mang về. Thời Lê Lợi đánh quân Minh, danh tướng Trịnh Khả, Bùi Vị đã từng đội cỏ đánh đắm thuyền địch và biết bao những chiến công oanh liệt khác của ông cha ta trên những dòng sông lịch sử của đất nước anh hùng mà trong đó bơi lội đã góp một phần đáng kể. Đến năm 1928 khi khánh thành bể bơi Thủ Đức – Gia Định các võ quan Hải quân Pháp tiến hành thi đấu bơi, một số người Việt Nam quan sát học được cách bơi cận đại của người Pháp, đồng thời truyền bá cho những người yêu thích bơi lội ở Bắc, Trung và Nam. Với óc sáng tạo và tính cần cù trong tập luyện, trong thời gian từ năm1928 –1945 hầu hết các kĩ lục bơi của Đông Dương do người Pháp nắm giữ đã bị các vận động viên Việt Nam đoạt trở lại Trong những năm kháng chiến chống Pháp, bơi thể thao hầu như không được phát triển mà tập trung vào bơi thực dụng phục vụ sản xuất và chiến đấu. Năm 1958, Hội bơi lội Việt Nam được thành lập. Đến năm 1962 hầu hết các kỉ lục Đông dương cũ đã bị phá. Năm 1966 (Đại hội Thể dục thể thao các nước mới trỗi dậy), đoàn Bơi lội Việt Nam đã giành được một huy chương vàng, ba huy chương bạc, ba huy chương đồng ở Đại hội tiểu GANEFO châu Á. Năm 1980, lần đầu tiên, đoàn bơi lội Việt Nam đi tham dự Đại hội Olympic lần thứ 22 tổ chức tại Maxcơva, đã đánh dấu thời kì hội nhập của bơi thể thao Việt Nam với phong trào bơi thể thao thế giới. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự nghiệp xây dựng nền thể dục thể thao nhân dân, khoa học và tiên tiến, phong trào bơi lội quần chúng và thể thao nước ta có nhiều thành tựu mới. GVHD: NGUYỄN HOÀNG KHOA Trang 4 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DƯƠNG ANH TUẤN Hiện nay rất nhiều người lớn và trẻ em tham gia tập luyện bơi lội để rèn luyện sức khoẻ, nhiều bể bơi mới được xây dựng, nhiều trung tâm huấn luyện được thành lập. Do vậy, đến năm 2001, các kỉ lục Bơi quốc gia được nâng cao. Tấm huy chương vàng đầu tiên ở SEA games XXIII (2005) tổ chức ở Philipin đã đánh dấu sự khởi sắc của Bơi lội Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn chung thành tích của bơi lội Việt Nam còn khoảng cách khá xa so với khu vực. Bởi vậy, chúng ta cần phải phấn đấu rút ngắn được khoảng cách đó. Trong lịch sử phát triển môn Bơi lội ở Việt Nam cũng cần phải ghi nhận sự đóng góp của phong trào bơi lội ngành Giáo dục và Đào tạo. Trong suốt quá trình phát triển của môn bơi lội nước ta, bơi lội được phát triển rộng rãi trong học sinh sinh viên. Phong trào bơi lội trong học sinh, sinh viên chẳng những đã góp phần giáo dục con người phát triển toàn diện mà còn góp phần nâng cao thành tích thể thao thành tích cao. Trong những đóng góp đó, phải kể đến thành tích Đội tuyển Bơi của Bộ Giáo dục và Đào tạo, một đơn vịđã nhiều lần giành được thứ hạng cao trong các giải bơi toàn quốc. Trong những năm gần đây, Bộ Giáo Dục và Đào tạo đã tổ chức thường xuyên các giải Bơi cho học sinh phổ thông và sinh viên Đại học. Các cuộc thi đấu đã tạo nên một hoạt động văn hoá lành mạnh, một phong trào rèn luyện bơi lội sôi nổi trong học sinh, sinh viên, góp phần nâng cao thể chất và chất lượng học tập trong nhà trường. *Sự phát triển môn bơi lội ở Việt Nam trong thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ ( 1945- 1975): *Thời kỳ chống Pháp: Tháng 8/ 1945 Cách mạng Tháng 8 thành công, trước tình hình chồng chất khó khăn, Bác Hồ vẫn quan tâm tới công tác TDTT nói chung, trong đó có bơi lội. Ngày 27 tháng 3 năm 1946 Bác ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục. Nhà TDTT đã phát động phong trào tập luyện TDTT trong cả nước, trong đó có phong trào tập luyện bơi lội. Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, bơi lội đã được duy trì và phát triển trong dân quân du kích và các đội quân chủ lực, các đội dân công hỏa tuyến GVHD: NGUYỄN HOÀNG KHOA Trang 5 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DƯƠNG ANH TUẤN Các chiến công của các chiến sĩ sông Lô, của Nguyễn Quang Vinh đánh đắm tàu giặc trên sông Đáy, các chiến sĩ của lực lượng chủ lực sư 312,307 và 320 đã dùng tài bơi lội để đánh sân bay Cát Bi Hải Phòng và các đồn bóp địch trên cả nước. Có thể nói bơi lội trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp đã được các chiến sĩ và nhân dân ta coi như một loại vũ khí quan trọng góp phần làm nên chiến thắng đánh đuổi giặc Pháp giải phóng đất nước. *Thời kỳ chống Mỹ: Hiệp định Giơnevơ năm 1954 đã lập lại hòa bình ở Đông Dương, nhưng đất nước ta lại bị chia cắt làm đôi. Năm 1958 Nhà nước đã quyết định thành lập Ủy ban TDTT, đồng thời cử một số cán bộ đi học lám ngắn hạn ở Trung Quốc. Năm 1959 cùng với việc cử học sinh đi học Đại học TDTT ở đầu tiên Trung Quốc thì trường Trung cấp TDTT cũng được thành lập đào tạo cán bộ TDTT cho đất nước. *Từ năm 1975 đến nay: Phong trào bơi lội quần chúng Sau khi đất nước thống nhất, Đảng, Chính phủ ta cho phép mở thêm 1 trường Đại học ở phía Nam và trường Trung cấp ở Đà Nẵng. Các Ty, Sở TDTT cũng có các trường năng khiếu. Các trường Phổ thông va Trung học, Đại học đưa môn bơi lội vào học chính khóa. Từ những năm 1988 trở lại đây nền kinh tế thị trường đã bắt đầu phát huy tác dụng, nhất là các tỉnh phía Nam như TP. Hồ Chí Minh, Long An… đã nhanh chóng đẩy mạnh hoạt động bơi lội quần chúng. Còn các tỉnh phía Bắc, do đổi mới cơ chế TDTT có nơi còn quá chậm hoặc trình độ kinh tế thấp… phong trào bơi lội súc kém rõ rệt như Hà Nam Ninh, Hải Hưng, Thái Bình, Hà Tây, Hà Bắc… Từ năm 1993 đến nay, phong trào bơi lội ở Việt Nam đã có nhiều khởi sắc, cả nước ta đã có hàng chục bể bơi được xây dựng ở các tỉnh như Thanh Hóa, Quảng Nam, Đà Nẵng, Hà Nội, Tây Ninh, Nam Định, Thái Bình, Vĩnh Phú… GVHD: NGUYỄN HOÀNG KHOA Trang 6 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DƯƠNG ANH TUẤN Nhìn tổng thể phong trào bơi lội quần chúng trong những năm gần đây trên phạm vi cả nước vẫn chưa được phát triển mạnh mẽ. Tuy vậy chúng ta vẫn tin tưởng rằng dân tộc ta có truyền thống thượng võ, với khối óc thông minh và với điều kiện địa lý vô cùng thuận lợi cho bơi lội phát triển. Với một đất nước như vậy bơi lội nhất định sẽ được phát triển mạnh mẽ. 1.1.2. Đặc điểm môn bơi lội Một trong những yếu tố quyết định đến thành tích của vận động viên đó là kĩ thuật. Con người có khả năng thực hiện mọi động tác khác nhau. Cấu trúc động tác đó đầu tiên phụ thuộc vào nhiệm vụ mà con người nhằm giải quyết, cấu trúc động tác không những là hình thức bên ngoài của động tác như phương hướng và tốc độ động tác của các thành phần khác nhau của cơ thể, sự phối hợp các động tác chân, tay, mình đầu v.v… mà còn bao gồm các quá trình căng thẳng và thả lỏng cơ bắp, sự thay đổi các mức độ dùng sức, thứ tự và tính chất các qúa trình diễn biến phức tạp trong các cơ quan nội tạng, đảm bảo cho việc thực hiện các động tác; sự xuất hiện và mất đi của các quá trình hưng phấn trong hệ thần kinh trung ương cũng như tính chất các quá trình biến đổi sinh hoá trong các cơ quan của cơ thể v.v… Khi quan sát bơi lội, ta thấy rằng không phải mọi người điều thực hiện động tác như nhau mà mỗi người thực hiện theo kiểu riêng của mình. Chẳng hạn một số người khi bơi tay rút khỏi mặt nước, số khác hoàn toàn không rút tay khỏi mặt nước khi làm động tác chuẩn bị, hoặc một số người vị trí đầu quá cao, số khác đầu hoàn toàn chìm trong nước v.v… Nói chung để đạt được mục đích đã định, người ta có thể sự dụng các động tác khác nhau. Sự tổng hợp những kiểu, những cách với những tính chất cấu trúc đặt biệt của nó gọi là kĩ thuật bơi. Cũng như khi quan sát hai người bơi ta thấy, một người thực hiện động tác chân, tay rất tích cực nhưng cơ thể tiến về trước rất chậm, ngược lại người khác thực hiện động tác chân tay rất nhẹ nhàng, thoái mái mà tốc độ tiến rất nhanh. Kết luận về kĩ thuật, ta có thể nói là người bơi sau có kĩ thuật tốt hơn người bơi trước. Do đó có thể định nghĩa về kĩ thuật bơi một cách đơn giản và dễ hiểu là: Kĩ thuật là GVHD: NGUYỄN HOÀNG KHOA Trang 7 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DƯƠNG ANH TUẤN “cách” hợp lí nhất để thực hiện động tác có hiệu quả nhất và tiết kiệm được nhiều sức nhất. Bất cứ kiểu bơi nào, trong mức độ nào cũng phải đảm bảo thực hiện nhiệm vụ đưa cơ thể tiến về phía trước. Song để thực hiện được nhiệm vụ đó, sốthời gian và năng lượng tiêu hao sẽ khác nhau và phụ thuộc vào từng kiểu bơi. Muốn phân biệt và đánh giá kĩ thuật tốt hay xấu, chúng ta phải dựa vào tính chất cụ thể trong kĩ thuật bơi. Đồng thời trong quá trình tập luyện để nâng cao thành tích, chúng ta phải luôn luôn tiếp thu một cách có suy nghĩ các kĩ thuật tiến tiến, cho nên chúng ta phải có nhận thức đúng đắn và sâu sắc về những đặc điểm cơ bản của kĩ thuật. Cơ sở để có nhận thức đúng đắn về những đặc điểm cơ bản của kĩ thuật là: - Đặc điểm về giải phẫu, cấu trúc hình thể. - Đặc điểm về sinh lí: trạng thái, chức năng của các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể. - Đặc điểm vật lí: tính chất cơ học trong động tác. Để đạt được thành tích cao trong bơi lội, bên cạnh việc nâng cao trình độ huấn luyện còn phải thường xuyên hoàn thiện kĩ thuật bơi, cho nên kĩ thuật có ý nghĩa đặt biệt quan trọng. 1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 1.2.1. Khái niệm kỹ thuật thể thao Theo các nhà khoa học TDTT trong và ngoài nước Nôvicốp, Mátvêép (Nga), Lý Văn Tĩnh ( Trung Quốc), Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (Việt Nam)… thì khái niệm về kỹ thuật thể thao có thể được hiểu là: “Cách thức giải quyết nhiệm vụ vận động hợp lý và có hiệ quả cao nhất, trong đó có những cách thức giải quyết nhiệm vụ vận động chính là cách thức sắp xếp tổ chức và thực hiện hệ thống các động tác để giải quyết nhiệm vụ vận động”. Cũng theo các nhà khoa học trên thì trong TDTT bất kỳ hoạt động vận động nào cũng được xác định nhiệm vụ vận đông tức là một mục đích nào đó mà hoạt động phải đạt được. Ví dụ, quạt tay trong bơi lội phải tạo ra được sức kéo sức đẩy lớn giúp cho cơ thể lao nhanh ra trước… Trong hoạt động TDTT bấtcứ 1 hành vi vận động nào đó thông thường gồm hàng loạt các vận động nhỏ(gọi là cử động) GVHD: NGUYỄN HOÀNG KHOA Trang 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng