Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nông - Lâm - Ngư Nông nghiệp Nghiên cứu biện pháp tỉa cành và sử dụng thuốc hóa học để giảm thiểu ảnh hưởng c...

Tài liệu Nghiên cứu biện pháp tỉa cành và sử dụng thuốc hóa học để giảm thiểu ảnh hưởng của nấm ceratocystis sp. gây bệnh chết héo trên keo tai tượng tại tỉnh thái nguyên

.PDF
47
290
139

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------------------------------ ĐINH VĂN TẸO Tên đề tài: NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP TỈA CÀNH VÀ SỬ DỤNG THUỐC HÓA HỌC ĐỂ GIẢM THIỂU ẢNH HƢỞNG CỦA NẤM CERATOCYSTIS SP. GÂY BỆNH CHẾT HÉO TRÊN KEO TAI TƢỢNG TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm nghiệp Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2012 – 2016 Thái Nguyên, năm 2016 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------------------------------ ĐINH VĂN TẸO Tên đề tài: NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP TỈA CÀNH VÀ SỬ DỤNG THUỐC HÓA HỌC ĐỂ GIẢM THIỂU ẢNH HƢỞNG CỦA NẤM CERATOCYSTIS SP. GÂY BỆNH CHẾT HÉO TRÊN KEO TAI TƢỢNG TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm nghiệp Lớp : K44 – LN Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2012 – 2016 Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Đàm Văn Vinh Thái Nguyên, năm 2016 i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là nhiệm vụ quan trọng của sinh viên trước khi ra trường. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp và giáo viên hướng dẫn cũng như cơ sở tiếp nhận thực tập. Em tiến hành thực hiện đề “Nghiên cứu biện pháp tỉa cành và sử dụng thuốc hóa học để giảm thiểu ảnh hưởng của nấm Ceratocystis sp. gây bệnh chết héo trên Keo tai tượng tại tỉnh Thái nguyên”. Để hoàn thành đề tài này em xin trân thành cảm ơn: Quý thầy cô giáo trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, khoa Lâm Nghiệp, ban giám hiệu nhà trường đá tận tình dảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian hoàn thành khóa học. Gia đình cô, chú, bác, người dân tại huyện Đồng Hỷ đã tạo điều kiện thuận lợi về vật chất địa bàn thực tập cho em trong suốt quá trình thực tập. Đặc biệt tôi xin trân trọng cảm ơn sâu sắc tới giảng viên thầy TS Đàm Văn Vinh giảng viên khoa Lâm nghiệp trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Do thời gian có hạn và trình độ chuyên môn còn hạn chế, bản thân mới bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, nên đề tài không thiếu được những thiếu sót. Kính mong quý thầy, cô giáo quan tâm góp ý để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2016 Sinh viên Đinh văn Tẹo ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Bảng phân cấp mức độ bị bệnh ...................................................... 24 Bảng 3.2. Điều tra tình hình bệnh trước và sau khi tưới thuốc háo học ......... 25 Bảng 4.1. Tỷ lệ bị bệnh giữa các công thức tỉa cành ở rừng Keo tuổi 1 ........ 29 Bảng 4.2. Tỷ lệ bị bệnh giữa các công thức tỉa cành ở rừng Keo tuổi 2. ....... 30 Bảng 4.3. Kết quả điều tra tình hình bệnh cây trước và sau khi tưới thuốc hóa học ................................................................................................... 32 Bảng 4.4. Tỷ lệ bệnh và mức độ bệnh trước và sau khi tưới thuốc hóa học giữa các công thức .......................................................................... 33 iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1 Cây bị chết héo ................................................................................. 27 Hình 4.2 Vết đen trên thân cây........................................................................ 27 Hình 4.3 Nấm bệnh thường xâm nhập vào cây qua vết cắt tỉa cành............... 27 Hình 4.4 Nấm phát triển trong thân cây làm gỗ biến màu .............................. 27 Hình 4.5 Tỉa cắt cành sát thân ......................................................................... 28 Hình 4.6 Tỉa cắt cành cách thân 5cm .............................................................. 28 Hình 4.7 Tỉa cắt cành cách than 10cm ............................................................ 28 Hình 4.8 Tỉa cắt cành cách thân 15cm ............................................................ 28 Hình 4.9. Công thức thuốc hóa học ............................................................. 31 Hình 4.10. Cây keo bị nhiễm bệnh nặng ......................................................... 31 Hình 4.11 biểu đồ tỷ lệ bệnh trước và sau ki tưới thuốc hóa học giữa các công thức................................................................................................ 33 Hình 4.12. biểu đồ thể hiện mức độ bệnh trước và sau ki tưới thuốc hóa học giữa các công thức ........................................................................ 34 iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT OTC : Ô tiêu chuẩn CT : Công thức STT : Số thứ tự C0 : cấp bệnh 0 C1 : Cấp bệnh 1 C2 : Cấp bệnh 2 C3 : Cấp bệnh 3 C4 : Cấp bện 4 TKT : Trước khi tưới SKT : Sau khi tưới v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................ ii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. iv MỤC LỤC ......................................................................................................... v PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 3 1.3. Ý nghĩa việc thực hiện đề tài...................................................................... 3 1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài .................................................................... 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 4 2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 4 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và quốc tế ............................................. 6 2.2.1.Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................... 6 2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................ 12 2.2.3 Thông tin chung về Keo tai tượng ......................................................... 16 2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu ................................................................ 18 PHẦN 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 21 3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 21 3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 21 3.3. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 21 3.4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 21 3.4.1. Phân lập và mô tả đặc điểm hình thái của nấm bệnh ............................ 21 vi 3.4.2. Nghiên cứu, áp dụng biện pháp tỉa cành,theo quy trình của Austrailia trên cây Keo tai tượng tại Thái Nguyên. ........................................................ 21 3.4.3. Nghiên cứu khảo nghiệm một số loại thuốc phòng trừ bệnh chết héo trên cây Keo tai tượng do nấm ceratocystis sp.gây ra .................................... 21 3.5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 21 3.5.1.Phân lập và mô tả đặc điểm hình thái của nấm bệnh ............................. 21 3.5.2. Nghiên cứu biện pháp tỉa cành có ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm gây bệnh .......................................................................................................... 23 3.5.3. Nghiên cứu hiệu lực của một số loại thuốc phòng trừ bệnh chết héo cây keo do nấm ceratocystis sp.............................................................................. 23 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 26 4.1. Triệu chứng và đặc điểm nhận biết của bệnh ...................................... 26 4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng biện pháp tỉa cành đến sự phát triển của nấm ceratocystis sp. gây bệnh chết héo ở cây Keo tai tượng. ................................ 28 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 36 5.1. KẾT LUẬN .............................................................................................. 36 5.2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Keo là loại cây trồng chính trong công tác trồng rừng hiện nay. Sản phẩm rừng trồng Keo là nguồn cung gỗ nguyên liệu chủ lực cho các nhà máy chế biến gỗ dăm, bột giấy, đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ, bao bì... phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu có giá trị cao. Trong quá trình sinh trưởng, phát triển của rừng còn góp phần quan trọng trong việc cải tạo đất, nâng cao độ phì, giữ ẩm, tạo độ xốp, phòng hộ bảo vệ đất, bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan... Tuy nhiên, cây Keo cũng như các loài cây trồng khác trong suốt qua trình sinh trưởng, phát triển rất dễ bị sâu bệnh gây hại, trong đó bệnh chết héo keo do nấm Ceratocsystis sp. gây rất nguy hiểm mới được các nhà khoa học - Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam mới phát hiện trong những năm gần đây. Ceratocystis sp. là những loài nấm gây hại nguy hiểm cho nhiều loài cây, là nguyên nhân gây nên bệnh thối rễ, gốc, loét thân cành và gây thối quả trên nhiều loài cây trồng nhiệt đới. Đặc biệt là loài Ceratocystis fimbriata gây chết hàng loạt bạch đàn ở cộng hòa Công Gô và Brasil; cây Cà phê (Coffea sp.) ở Colombia và Venezuela. Đây cũng chính là loài gây bệnh trên cây Xoài ở Brasil và là một trong những bệnh nguy hiểm nhất trong ngành nông nghiệp và cây trồng ở Nam Mỹ. Ở Indonesia Ceratocystis sp. lần đầu tiên được ghi nhận khi Ceratocystis fimbriata (còn có tên là Rostrella cofeae) được công bố năm 1900 trên cây Cà phê (Coffea arabica) ở đảo Java. Sau đó nhiều loài Ceratocystis sp. đã được tìm thấy trên nhiều cây chủ khác nhau trên nhiều hòn đảo ở Indonesia. Gần đây nhất là phát hiện 5 loài nấm 2 Ceratocystis sp. mới gây hại trên Keo tai tượng ở Indonexia đó là các loài C. inquinans, C. sumatrana, C. microbasis, C. manginecans và C. acaciivora. (Phan Thanh Hòa và cs, 2010) [3]. 2 Ở Nước ta với điều kiện khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho nhiều loài nấm phát triển đặc biệt là Ceratocystis sp. đã bắt đầu xuất hiện trên cây Keo tại một số nơi như Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Tuyên Quang và Quảng Ninh, Thái Nguyên. (Phan Thanh Hòa và cs, 2010) [3]. Bệnh chết héo ở Keo tai tượng do nấm Ceratocystis sp. gây ra ngoài những tác nhân như độ dốc, địa hình lượng mưa thì một phần nguyên nhân là do ảnh hưởng của độ cao gây ra, theo khảo sát sự sinh trưởng và phát triển của nấm ở 7 mức nhiệt độ: 10oC, 15oC, 20oC, 25oC, 30oC, 32oC và 35oC cho kết quả, khoảng nhiệt độ nấm có thể sinh trưởng và phát triển là 15 32 oC. Nhưng nhiệt độ thích hợp nhất cho nấm sinh trưởng và phát triển là 25oC. Cũng các mức độ cao theo khảo sát các yếu tố như không khí, độ ẩm tùy theo từng mức độ cao khác nhau cũng tác động trực tiếp tới điều kiện cho nấm Ceratocystis sp. vì vậy việc tìm hiểu ảnh hưởng của độ cao tới mức độ bị bệnh của nấm Ceratocystis sp. gây ra cho Keo tai tượng là hết sức cần thiết cho việc phòng trừ bệnh Ceratocystis sp. ở Keo. Hiện nay tại Thái nguyên bệnh Keo chết héo do nấm Ceratocystis sp. gây ra là tương đối nghiêm trọng và phổ biến, một số huyện tại Thái nguyên bị bệnh nấm Ceratocystis sp. gây ra như huyện Đồng Hỷ, Đại Từ, Phú Lương, Định Hoá và Võ Nhai. Những cây bị bệnh, gỗ bị biến màu, xì nhựa mủ ở vỏ, toàn bộ những cây bị nhiễm bệnh chỉ sau một thời gian ngắn là chết ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng rừng trồng Keo. Việc nghiên cứu và phát hiện sớm bệnh ở một số vùng trồng Keo trọng điểm nước ta là rất quan trọng nhằm lập kế hoạch phòng trừ bệnh dịch phát triển và lan rộng giảm nguy cơ thiệt hại kinh tế và môi trường. Nhằm góp phần giải quyết những tồn tại trên tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu biện pháp tỉa cành và sử dụng thuốc hóa học để giảm thiểu ảnh hưởng của nấm Ceratocystis sp. gây bệnh chết héo trên Keo tai tượng tại tỉnh Thái nguyên” 3 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định được phương pháp tỉa cành phù hợp đối với cây Keo tai tượng tại Thái Nguyên để hạn chế bệnh chết héo do nấm Ceratocystis sp. gây ra. - Xác định được loại thuốc hóa học có hiệu quả nhất phòng trừ bệnh chết héo do nấm ceratocystis sp. gây ra trên Keo tai tượng. 1.3. Ý nghĩa việc thực hiện đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài Giúp cho sinh viên củng cố lại những kiến thức lý thuyết đã được học, đồng thời làm quen với thực tế, tích lũy học hỏi kinh nghiệm. Biết cách thu thập số liệu và sử lý số liệu trên phần mềm, nâng cao kiến thức về bệnh hại cây trồng Việc nghiên cứu đề tài là cơ sở để đề xuất biện pháp phòng trừ bệnh nấm Ceratocystis sp. gây hại cho Keo tai tượng nói riêng và rừng trồng nói chung. Góp phần hoàn thiện quy trình chăm sóc quản lý rừng trồng Keo tai tượng nói riêng và rừng trồng nói chung ở Việt Nam. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Thông qua kết quả nghiên cứu sẽ tổng kết đánh giá được những khó khăn, tồn tại khi phát triển vùng trồng Keo, thiếu sự quản lý của các cơ quan chức năng, chế độ chăm sóc vườn không đầy đủ. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho quá trình phát triển rừng trồng bền vững hiện nay và sau này. Kết quả của đề tài sẽ là một trong những cơ sở cho các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên môn xây dựng, mở rộng quy mô cải tạo rừng rồng và áp dụng các biện pháp quản lý rừng trồng hiệu quả. Góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị của gỗ Keo tại Thái Nguyên. Ổn định được vùng sản xuất rừng trồng Keo tăng thu nhập cho nông dân nông dân trồng Keo, cải thiện đời sống và góp phần xóa đói giảm nghèo cho bà con dân tộc ở vùng trồng Keo tai tượng. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học Keo (Acacia) là một chi thực vật thuộc họ Đậu (Legumisosae), họ phụ Trinh nữ (Mimosoideae). Theo đánh giá hiện nay trên toàn thế giới chi keo Acacia có khoảng 1200 loài (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2003) [7], trong đó Keo tai tượng (Acacia mangium), Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) và Keo lai (A. mangium x A. auriculiformis) được gây trồng chủ yếu ở Việt Nam. Diện tích trồng Keo tính đến nay theo số liệu tổng hợp từ các công văn của 42 tỉnh trên cả nước là hơn 990 nghìn ha, dẫn đầu về diện tích trong các loại cây được chọn trong trồng rừng. Keo là loài cây được ưu tiên lựa chọn bởi nhiều đặc tính vượt trội như sinh trưởng nhanh, biên độ sinh thái rộng, cải thiện được tính chất của đất...Đặc biệt gỗ Keo rất phù hợp cho sản xuất nguyên liệu giấy, ván nhân tạo, sử dụng trong xây dựng, đóng đồ mộc mỹ nghệ, hàng hóa xuất khẩu.... Ở nước ta Keo được trồng ở hầu hết các tỉnh từ Miền Bắc, Miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ với mục đích chủ yếu làm nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất giấy. Tuy nhiên gần đây tại một số vùng trồng Keo trọng điểm trên đã xuất hiện những cây Keo bị chết héo từ trên ngọn xuống hay còn gọi là hiện tượng cây chết ngược, bệnh rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Các mẫu bệnh đã được phòng Bảo vệ rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp giám định nguyên nhân là do loài nấm Ceratocystis sp. gây ra. Nấm Ceratocystis sp. là nấm gây bệnh nguy hiểm cho nhiều loài cây gỗ, có phân bố toàn thế giới nhưng gây hại nặng ở các nước nhiệt đới. Loài nấm này được xác định là một mối đe dọa mới cho rừng trồng các loài Keo ở Châu Á và Úc (Phạm Quang Thu và cs, 2011) [10]. Hiện nay nấm Ceratocystis sp. đã 5 bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam, cây gây bệnh chủ yếu và 5 đa số của loài bệnh này cây Nhãn, Ca cao… Tuy nhiên theo điều tra vào những năm gần đây. Loại nấm Ceratocystis sp. đã bắt đầu gây hại cho các loài cây rừng trồng, trong dó có cây Keo lai đã xuất hiện với triệu chứng héo lá, loét thân, nấm làm gỗ bị biến màu và cuối cùng cây chết. (Hội Nông dân Việt nam, 2011) [2]. Bệnh nấm Ceratocystis sp. là bệnh mới xuất hiện nên cần tìm ra những biện pháp có hiệu quả, có lợi về mặt kinh tế nhằm hạn chế tác hại của bệnh, bảo vệ cây, làm cho cây sinh trưởng, phát triển cho năng suất và phẩm chất tốt. Trên những cơ sở nêu trên cần thúc đẩy công tác điều tra bệnh, phòng tránh bệnh gây hại lây lan và nghiên cứu biện pháp tiêu diệt nhằm tránh gây tổn thất về sản xuất Lâm nghiệp, đảm bảo ngành Lâm nghiệp giữ được mức ổn định trong mọi trường hợp. Ở rừng trồng đối với bệnh hại thân cành không phổ biến như bệnh hại lá do cỏ cây dày và tế bào gỗ cứng nhưng bệnh này rất nguy hiểm vì nó làm cho các cây còn non, cây trưởng thành sau khi bị bệnh sẽ có thể chết khô bệnh không biểu hiện rõ như bệnh hại lá và một mặt chúng có thời gian ủ bệnh lâu (từ 1 - 2 tháng đến 1 - 2 năm) mặt khác do tính chất phức tạp của vật gây bệnh dẫn đến. Bệnh hại thân cành do nhiều vật gây bệnh tạo nên và phương thức lây lan của bệnh hại thân cành cũng khác nhau: bệnh do nấm, vi khuẩn thường lây lan nhờ gió, mưa, côn trùng; bệnh do virus, mycoplasma lại nhờ côn trùng chích hút, cây kí sinh nhờ chim ăn vặt… (Trần văn Mão, 1997) [5]. Trong lĩnh vực trồng rừng keo sản xuất thì chế độ chăm sóc đầu tư là hết sức quan trọng, việc sử dụng các biện pháp tỉa cành đúng sẽ tạo điều kiện thuận lợi về chế độ dinh dưỡng, ánh sáng để cây sinh trưởng phát triển khoẻ mạnh phát huy hết tiềm năng về năng suất. Các yếu tố như thời tiết khí hậu, chế độ chăm sóc, tuổi cây... có tác động rất lớn tới sự phát sinh, gây hại của nấm ceratocystis sp. gây bệnh chết 6 héo đối với cây trồng nói chung và cây Keo tai tượng nói riêng. Từ thực tế phát sinh, diễn biến gay hại của nấm bệnh cần phải điều tra đưa ra biện pháp phòng trừ đúng, kịp thời để đảm bảo an toàn cho con người và môi trường. 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc và quốc tế 2.2.1.Tình hình nghiên cứu trên thế giới 2.2.1.1. Nghiên cứu về gây trồng Keo tai tượng Tổng số trên dưới 1200 loài, chi Keo Acacia là một chi thực vật quan trọng đối với đời sống xã hội của nhiều nước (Boland, 1989; Boland et al., 1984; Pedley, 1987). Theo các ghi chép của Trung tâm giống cây rừng Austraylia (dẫn từ Maslin và McDonald, 1996) thì các loài Keo Acacia của 6 Austraylia đã được gây trồng ở trên 70 nước với diện tích khoảng 1.750.000 ha vào thời điểm đó. Nhiều loài trong số đó đã đáp ứng được các yêu cầu về sử dụng cho các mục tiêu công nghiệp, xã hội và môi trường. Các loài có tiếng về cung cấp nguyên liệu gỗ và bột giấy là Keo lá tràm (A. auriculiformis), Keo lá liềm (A. crassicarpa), Keo tai tượng (A. mangium), Keo đa thân (A. aulacocarpa) v.v. còn các loài khác như A. colei, A .tumida lại có tiềm năng cung cấp gỗ củi, chống gió và hạt làm thức ăn cho người ở một số vùng Giống lai giữa Keo tai tượng và Keo lá chàm được MesrsHerbum và Shim ghi chép vào đầu năm 1992 thuộc bang Sha – Malaysia, năm 1987 mới được Pedkey xác định là giống lai. Nghiên cứu năm 1987 của Rufelds đã thấy rằng tại miền bắc Sabah. Các tác giả này cũng cho thấy phẩm chất gỗ của Keo lai tốt hơn Keo tai tượng. Năm 1988-1990 Benergee R. (Ấn Độ) đã xem xét nghiên cứu vùng trồng Keo lá tràm ở Kalyani Nadia và đã phát hiện nấm bồ hóng Oidium sp. gây hại trên cây non từ 1-15 tuổi. Florece E.J và đồng nghiệp ở viện Nghiên cứu Lâm nghiệp Kerela Ấn Độ đã phát hiện ra bệnh phấn hồng do nấm Corticium salmonicolor gây hại trên vùng trồng A. auricuformis bang Kerela, tỷ lệ cây 7 chết khoảng 10%. Ganapathy N. và các đồng nghiệp ở trung tâm nghiên cứu quốc gia cây họ đậu ở Vamban Ấn Độ, phát hiện sự rụng lá nghiêm trọng của cây non Acacia spp. trồng tại vùng đất khô hạn và vùng đất đỏ đá ong (pH = 5,5 - 6,0) tại Tamilladu do bọ vòi voi Mylloceros sp. gây ra ở 4 loại A. auriculiformis, A. mangium, A. crassicarpa và A. holosericea. Meshram P. và đồng nghiệp ở viện cây rừng Madhya Pradesh Ấn Độ nghiên cứu về sâu và bệnh gây thiệt hại cho cây A. auriculiformis vườn ươm. Lucgo J.N. thuộc phòng môi trường và tài nguyên thành phố Cebu, Philippin đã phát hiện thấy một số bệnh trên (A. Mangium). Trong thời gian 1995 - 1996, các cuộc điều tra các bệnh của bốn loài keo được thực hiện ở miền bắc Austraylia và một số nước Đông Nam Á, được 7 hỗ trợ kinh phí Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Quốc Tế Austraylia (ACIAR) và Trung tâm Lâm nghiệp Quốc Tế (CIFOR). Các cuộc điều tra bởi nhà bệnh lý học rừng được thực hiện trong các khu vực bản địa, thử nghiệm tại các đồn điền công nghiệp và Lâm nghiệp xã hội của cây keo nhiệt đới ở Úc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Thái Lan...Các mục tiêu để đánh giá tiềm năng của nấm gây bệnh như hạn chế các yếu tố tác động tới sự tăng trưởng và tăng năng suất của cây, và để so sánh tầm quan trọng tương đối của các tác nhân gây bệnh nấm. Kết quả này được công bố trong một hội thảo được tổ chức tại Subanjeriji ở Sumatra năm 1996 (Old et al. 1997), cung cấp một chuẩn mực của kiến thức hiện tại của các bệnh lý rừng trồng keo ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á (Roger L. 1952, 1954) [12]. Keo tai tượng mọc tự nhiên ở Đông Bắc Austraylia tại các vùng Queensland, Jarđin – Claudie River, Ayton – Nam Ingham. Ngoài ra còn thấy xuất hiện ở phía Đông của Inđônêxia và phía Tây Papua Niu Ghinê. Toạ độ địa lý từ 1o - 19o vĩ Nam và 125o22′-146o17„ kinh Đông, ở độ cao dưới 800m so với mực nước biển [1]. 8 Chi Keo (Acacia) có khoảng 1.200 loài phân bố tự nhiên ở khắp các châu lục. Song tập trung nhiều và phát triển tốt ở Châu Phi và Châu Úc. Riêngở Austraylia có tới 850 loài, trong đó có hàng trăm loài có kiểu lá giả như Keo tai tượng. Trong vài ba thập kỉ gần đây ở vùng nhiệt đới Châu Á, đặc biệt là vùng Đông Nam Á, các loài Keo nhập từ Austraylia đã đóng một vai trò rấtquan trọng trong các chương trình trồng rừng, trong đó nổi bật là Keo lá tràm và Keo tai tượng (Acacia mangium) [2]. Chi Keo là một chi của một số loài cây thân bụi và thân gỗ có nguồn gốc tại đại lục cổ Gondwana, thuộc về phân họ Trinh nữ (Mimosoideae) thuộc họ Đậu (Fabaceae), lần đầu tiên được Linnaeus miêu tả năm 1773 tại châu Phi. Keo tai tượng là loài cây mọc nhanh có biên độ sinh thái khá rộng. Keo tai tượng rất kén đất đòi hỏi đất phải tốt và sâu ẩm. Là cây họ đậu nên Keo tai tượng không chỉ là cây kinh tế mà còn là cây che phủ cải tạo đất và cải thiện điều kiện môi trường, ngày nay loài cây này đang được mở rộng ở nhiều nước, điển hình như Indonesia, Malayxia, Philippin, Thái Lan, Ấn 6 độ,Nigiêria, Tanzania, Băng-la-đét, Trung quốc, Mỹ. Ngay cả Papua Niu Ghine,nơi có Keo tai tượng phân bố tự nhiên ở phía Đông và phía Nam cũng đã tiến hành dẫn giống lên phía Bắc để phủ xanh đất trống đồi trọc, cải tạo đất thoái hóa sau nương rẫy [1]. Ở Indonesia Keo tai tượng cũng được trồng từ những năm 1940. Ở Thái Lan, Keo tai tượng đã được đưa vào trồng từ năm 1935, nhưng mãi đến năm1964 trở lại đây mới được phát triển mạnh. Năm 1961, Tại Trung Quốc Keo tai tượng được trồng và phát triển mạnh ở 4 tỉnh miền Nam, được xác định Keo tai tượng là một trong 3 loài Keo thích hợp với điều kiện sinh thái ở tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam và đảo Hải Nam. Trung Quốc đã nhập khoảng 50 loài từ Austrayliavào trồng thử nghiệm, song chỉ có một số loài có triển vọng và được gây trồng trên diện rộng, trong đó có Keo tai tượng [1]. 9 2.2.1.2. Nghiên cứu về bệnh hại keo Theo Roger L (1954) đã nghiên cứu một số bệnh hại trên cây Keo. Cây Keo khô héo làm lá rụng và tàn lụi từ trên xuống dưới (chết ngược) do loài nấm hại lá Glomerella Cingulata (Giai đoạn vô tính là Collectotrichum gloeosporioides) đó là nguyên nhân chủ yếu của sự thiệt hại với loài Keo tai tượng (Acacia mangium) trong vườn giống ở Papua New Guinea (Roger L, 1954) [12]. Tại Malaysia theo nghiên cứu của Lee (1993) loài nấm này còn gây hại với các loài Keo khác. Năm 1961 - 1968 John Boyce, nhà bệnh cây rừng người Mỹ đã mô tả một số bệnh cây rừng, trong đó có bệnh hại Keo (John Boyce, 1961) [14]. Năm 1953, Roger đã nghiên cứu một số bệnh hại trên cây Bạch đàn và keo. GF. Brown, (1968) cũng đề cập đến một số bệnh hại keo (Đào Hồng Thuận, 2008) [8]. Trong thực tế có một số nấm bệnh đã được phân lập từ một số loài Keo. Đó là nấm Glomerella cingulata gây bệnh đốm lá ở A. Simsii, nấm Uromycladium robinsonii gây bệnh gỉ sắt ở lá giả loài A. Melanoxylon, nấm Oidium sp. Có trên các loài A. mangium và A. auriculiformis ở Trung Quốc nhưng loài A. confusa địa phương lại không bị bệnh. Nhiều nhà nghiên cứu của Ấn Độ, Malaysia, Philipin, Trung Quốc cũng công bố nhiều loại bệnh hại Keo. Tại hội nghị lần thứ III nhóm tư vấn phát triển và nghiên cứu các loài Acacia, họp tại Đài Loan cuối tháng 6 năm 1964, nhiều đại biểu kể cả các tổ chức quốc tế như CIFOR cũng đã đề cập đến các vấn đề sâu bệnh hại các loài Keo (Acacia) (Roger L,1953) [12]. Năm 1988 - 1990 Benergee R. (Ấn Độ) đã xem xét nghiên cứu vùng trồng Keo lá tràm ở Kalyani Nadia và đã phát hiện nấm bồ hóng Oidium sp. gây hại trên cây non từ 1- 15 tuổi. Florece E.J và đồng nghiệp ở Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp Kerela Ấn Độ đã phát hiện ra bệnh phấn hồng do nấm Corticium salmonicolor gây hại trên vùng trồng A. auricuformis bang 10 Kerela, tỷ cây chết khoảng 10%. Ganapathy N. và các đồng nghiệp ở trung tâm nghiên cứu quốc gia cây họ đậu ở Vamban Ấn Độ, phát hiện sự rụng lá nghiêm trọng của cây non Acacia spp. trồng tại vùng đất khô hạn và vùng đất đỏ đá ong (pH = 5,5 - 6,0) tại Tamilladu do bọ vòi voi Mylloceros sp. gây ra ở 4 loại A. auriculiformis, A. mangium, A. crassicarpa và A. holosericea. Meshram P. và đồng nghiệp ở viện cây rừng Madhya Pradesh Ấn Độ nghiên cứu về sâu và bệnh gây thiệt hại cho cây A. auriculiformis vườn ươm. Lucgo J.N. thuộc phòng môi trường và tài nguyên thành phố Cebu, Philippin đã phát hiện thấy một số bệnh trên A. mangium. Trong thực tế có một số nấm bệnh đã 8 được phân lập từ một số loài Keo. Đó là nấm Glomerella cingulata gây bệnh đốm lá ở A. Simsii; nấm Uromycladium robinsonii gây bệnh rỉ sắt ở lá giả loài A. melanoxylon; nấm Oidium sp. có trên các loài A. mangium và A. auriculiformis ở Trung Quốc nhưng loài A. confusa (Đài Loan) địa phương lại không bị bệnh (Đào Hồng Thuận, 2008) [8]. Năm 1961 - 1968 John Boyce, nhà bệnh cây rừng người Mỹ đã mô tả một số bệnh cây rừng, trong đó có bệnh hại keo. Năm 1953 Roger đã nghiên cứu một số bệnh hại trên cây bạch đàn và keo. GF. Brown (người Anh, 1968) cũng đề cập đến một số bệnh hại Keo. Trong thực tế có một số nấm bệnh đã được phân lập từ một số loài keo. Đó là nấm Glomerella cingulata gây bệnh đốm lá ở A. simsii; nấm Uromycladium robinsonii gây bệnh gỉ sắt ở lá giả loài A. melanoxylon; nấm Oidium sp. Có trên các loài A. mangium và A. auriculiformis ở Trung Quốc nhưng loài A. confusa địa phương lại không bị bệnh. Các nghiên cứu về các loại bệnh ở Keo Acacia cũng được tập hợp khá đầy đủ trong cuốn sách “Cẩm nang bệnh Keo nhiệt đới Austraylia ở , Đông Nam Á và Ấn Độ”bản tiếng anh có tên là “AManual of Diseases of Tropical Acacias in Australia, South-east Asia and india”. Cuốn sách đã đề cập đến 11 các bệnh khá quen thuộc đã từng gặp ở nước ta như bệnh phấn trắng, bệnh đốm lá, bệnh phán hồng và rỗng ruột. (Phan Thanh Hòa và cs, 2010) [3] 2.2.1.3. Nghiên cứu về nấm Ceratocystis sp. Những nghiên cứu về các loài nấm thuộc chi Ceratocystis sp. gây bệnh cho cây trồng được nhiều nước quan tâm. Ceratocystis fimbriata gây chết hàng loạt Bạch Đàn ở Cộng hòa Công gô và Braxin; cây Cà Phê (Coffea sp.) ở Colombia và Venezuela. Đây cũng chính là loài gây bệnh trên cây Xoài ở Braxin và là một trong những bệnh nguy hiểm nhất cho cây trồng ở Nam Mỹ. Ở Indonesia Ceratocystis sp. lần đầu tiên được ghi nhận với tên là Ceratocystis fimbriata (còn có tên là Rostrella cofeae Zimm) được công bố năm 1900 trên cây Cà phê (Coffea arabica L.) ở đảo Java (Zimmerman, 1900). Nấm Ceratocystis sp. được xác định là một mối đe dọa mới cho rừng trồng keo ở Châu Á và Úc (Kile, G.A., 1993) [13]. Gần đây nhất, Tarigan và cộng sự (2011) đã phát hiện ba loài nấm Ceratocystis sp. mới gây hại trên Keo tai tượng ở Indonexia đó là các loài Ceratocystis inquinans, C. sumatrana và C. microbasis. (Phan Thanh Hòa và cs, 2010) [3]. Ở Indonexia Ceratocystis spp. lần đầu tiên được ghi nhận với tên là Ceratocystis fimbriata (còn có tên là Rostrella cofeae Zimm) được công bố năm 1900 trên cây Cà phê (Coffea arabica L.) ở đảo Java (Zimmerman, 1900). Nấm Ceratocystis được xác định là một mối đe dọa mới cho rừng trồng keo ở Châu Á và Úc (Wingield et al. 2009). Gần đây nhất, Tarigan và cộng sự (2011) đã phát hiện ba loài nấm Ceratocystis mới gây hại trên Keo tai tượng ở Indonexia đó là các loài Ceratocystis inquinans, C. sumatrana và C. Microbasis. Năm 2011 Tarigan et al. đã phát hiện thêm hai loài nấm mới gây bệnh cho Keo tai tượng ở Indonesia và đặt tên là Ceratocystis manginecans và C. Acaciivora. Trong một nghiên cứu khác các tác giả đã phát hiện thêm hai loài nấm mới gây bệnh 12 cho Keo tai tượng ở Indonesia và đặt tên là Ceratocystis manginecans và C. acaciivora. 2.2.1.4. Nghiên cứu về biện pháp phòng trừ bệnh - Trên Thế Giới chưa có một loại thuốc đặc trị cụ thể nào để tiêu diệt bệnh nấm Ceratocystis sp. trên cây Keo tai tượng mà người ta chỉ sử dụng một số loại thuốc gây ức chế cho sự phát triển phát sinh cảu bệnh như Benomyl 50 WP, Bavistin 50 FL, có hiệu quả ức chế sự phát triển của nấm Ceratocystis sp. cao nhất. Các loại thuốc khác chỉ có hiệu quả ức chế sự phát triển của nấm ở những nồng độ cao như: Tung Super 300 EC (nồng độ 1,0 ppm; 2,5 ppm và 5,0 ppm), Bonanza 100 SL, Anvil 5 SC và Score 250 EC ở nồng độ 2,5 ppm; 5,0 ppm. Thuốc Anvil 5 SC ở nồng độ 0,1 ppm có tác dụng ức chế thấp nhất. (Phạm Quang Thu và cs, 2011) [10]. 2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 2.2.2.1. Nghiên cứu về gây trồng Keo tai tượng Nghiên cứu loài Keo tai tượng được bắt đầu từ năm 1980. (C, 2013) [1]. Một số xuất sứ của 4 loài Keo đã được đưa vào trồng thử nghiệm ở nước ta, cho thấy tiềm năng sinh trưởng đáng khích lệ ở hai đại điểm Ba Vì (Hà Nội) và Hóa Thượng (Thái Nguyên). Keo tai tượng sinh trưởng khá nhất cả về chiều cao và đường kính. Cuối năm 1980 loài Keo tai tượng đã trở thành loài Keo được ưa chuộng nhất nước ta, vì bên cạnh sinh trưởng nó còn có khả năng duy trì độ phì của đất, chống xói mòn. Năm 1990 một bộ xuất xứ Keo tai tượng được Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Bộ thực hiện tại Song Mây, song xuất xứ có nhiều thay đổi, thậm chí ngược nhau ở hai địa điểm. Năm 1991 qua khảo nghiệm xuất xứ bao gồm Innis Reghion, Cardwell, Derideri, Bloom field - Ayton, Pascoe rive, Pongaki đồng bộ tại Đá Chông và La Ngà cho thấy. Sau 54 tháng tuổi ở Đá Chuông và
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan