Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu bệnh virus ấu trùng túi hại ong mật ở một số tỉnh miền bắc việt nam v...

Tài liệu Nghiên cứu bệnh virus ấu trùng túi hại ong mật ở một số tỉnh miền bắc việt nam và biện pháp phòng trị

.PDF
90
336
59

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ------------------ ðỖ HUY TRÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH VIRUS ẤU TRÙNG TÚI HẠI ONG MẬT Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN BẮC VIỆT NAM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT Mã số: 60.62.10 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. HÀ QUANG HÙNG TS. PHẠM HỒNG THÁI HÀ NỘI - 2011 LỜI CAM ðOAN Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tôi xin cam ñoan rằng mọi sự giúp ñỡ trong việc thực hiện luận văn này ñã ñược cám ơn và thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc. TÁC GIẢ LUẬN VĂN ðỗ Huy Trình Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp ......... i LỜI CẢM ƠN ðể hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực học hỏi của bản thân tôi ñã nhận ñược sự giúp ñỡ tận tình của các thầy cô giáo, gia ñình, bạn bè và ñồng nghiệp. Trước hết tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Hà Quang Hùng và TS. Phạm Hồng Thái ñã dành nhiều thời gian và công sức chỉ dẫn, giúp ñỡ và ñộng viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện ñề tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo bộ môn Côn trùng – Khoa nông học và Thầy cô giáo Viện ñào tạo sau ñại học - Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã giúp ñỡ tạo ñiều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện ñề tài. Tôi xin cảm ơn sự giúp ñỡ của lãnh ñạo ñịa phương và các chủ trại ong, các gia ñình nuôi ong tại Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La và Hải Dương ñã tạo mọi ñiều kiện về thời gian và ñịa ñiểm cho tôi thực hiện ñề tài. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia ñình, bạn bè và ñồng nghiệp ñã ñộng viên, giúp ñỡ tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp. Hà Nội, ngày 25 tháng04 năm 2011 TÁC GIẢ LUẬN VĂN ðỗ Huy Trình Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp ......... ii MỤC LỤC Lời cam ñoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục chữ viết tắt v Danh mục bảng biểu vi Danh mục các hình viii 1 MỞ ðẦU 1 1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1 1.2 Mục ñích, yêu cầu 3 1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 5 2.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 16 3 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 19 3.1 Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu 19 3.2 Nội dung nghiên cứu 19 3.3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 19 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25 4.1 Diễn biến tình hình bệnh virus ấu trùng túi trên ong Apis mellifera tại Sơn La, Hòa Bình và Apis cerana tại Hà nội Hải Dương trong năm 2010-2011 4.1.1 Diễn biến tình hình bệnh virus ấu trùng túi trên ñàn ong Apis mellifera trong năm 2010-2011 tại Sơn La và Hòa Bình 4.1.2 25 25 Diễn biến tình hình bệnh virus ấu trùng túi trên ñàn ong Apis cerana trong năm 2010-2011 tại Hà Nội và Hải Dương Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp ......... 27 iii 4.1.3 So sánh tỉ lệ ñàn bệnh virus ấu trùng túi trên ong Apis mellifera tại Sơn La, Hòa Bình và trên ong Apis cerana tại Hà Nội, Hải Dương trong năm 2010-2011 4.2 Khả năng lây nhiễm và ảnh hưởng của bệnh virus ấu trùng túi ñến một số ñặc ñiểm sinh học của ong Apis mellifera và Apis cerana 4.2.1 32 Khả năng lây nhiễm bệnh virus ấu trùng túi trên các ñàn ong Apis mellifera và Apis cerana 4.2.2 30 32 Ảnh hưởng của bệnh virus ấu trùng túi ñến một số ñặc ñiểm sinh học của ong Apis cerana và Apis mellifera 35 4.3 Thử nghiệm một số biện pháp phòng và trị bệnh virus ấu trùng túi 38 4.3.1 Ảnh hưởng của một số loại chế phẩm hóa học ñến các ñặc ñiểm sinh học của ong mật 38 4.3.2 Thử nghiệm phòng bệnh virus ấu trùng túi bằng chế phẩm hóa học 45 4.3.3 Thử nghiệm ñiều trị bệnh virus ấu trùng túi bằng kỹ thuật sinh học 48 4.3.4 Thử nghiệm ñiều trị bệnh virus ấu trùng túi bằng chế phẩm hóa học 54 5 KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 59 5.1 Kết luận 59 5.2 ðề nghị 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp ......... 61 iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT SBV Sacbrood virus – Bệnh virus ấu trùng túi Bcom B-complex Nano Nano bạc VitaC Vitamin C Pro White protein Bcom-Nano B-complex kết hợp với Nano bạc Bcom-Pro B-complex kết hợp với White protein Nano-VitaC Nano bạc kết hợp Vitamin C Pro-VitaC White protein kết hợp Vitamin C CT Công thức ðC ðối chứng Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp ......... v DANH MỤC BẢNG BIỂU STT 4.1 Tên bảng Trang Diễn biến tỉ lệ ñàn bệnh và mức ñộ bệnh virus ấu trùng túi trên ñàn ong Apis mellifera trong năm 2010-2011 tại Sơn La và Hòa Bình 4.2 Diễn biến tỉ lệ ñàn bệnh và mức ñộ bệnh virus ấu trùng túi trên ñàn ong Apis cerana trong năm 2010-2011 tại Hà Nội và Hải Dương 4.3 26 28 Diễn biến tỉ lệ ñàn bệnh virus ấu trùng túi trên ong Apis mellifera tại Sơn La, Hòa Bình và Apis cerana tại Hà nội Hải Dương trong năm 2010-2011 4.4 Số ñàn bệnh và tỉ lệ ấu trùng bệnh ở các ñàn ong Apis mellifera và Apis cerana sau lây nhiễm bệnh virus ấu trùng túi 4.5 46 Tỉ lệ ấu trùng bệnh của ñàn ong Apis cerana sau khi cho ăn chế phẩm hóa học phòng bệnh 4.12 44 Tỉ lệ ấu trùng bệnh của ñàn ong Apis mellifera sau khi cho ăn chế phẩm hóa học phòng bệnh 4.11 43 Tỉ lệ dọn vệ sinh sau 16h của ñàn ong Apis mellifera và Apis cerana sau khi sử dụng các chế phẩm hóa học 4.10 41 Sức ñẻ trứng của ñàn ong Apis mellifera và Apis cerana sau khi sử dụng các chế phẩm hóa học 4.9 40 Thế ñàn của ñàn Apis mellifera và Apis cerana sau khi sử dụng các chế phẩm hóa học 4.8 35 Tỉ lệ chết ấu trùng của ñàn ong Apis mellifera và Apis cerana sau khi sử dụng các chế phẩm hóa học 4.7 33 Thế ñàn, số lượng nhộng và tỉ lệ dọn vệ sinh của ñàn ong trước và sau khi có bệnh virus ấu trùng túi 4.6 31 47 Tỉ lệ ấu trùng bệnh virus ấu trùng túi của ñàn ong Apis mellifera sau ñiều trị bằng biện pháp kỹ thuật sinh học Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp ......... 49 vi 4.13 Tỉ lệ ấu trùng bệnh virus ấu trùng túi của ñàn ong Apis cerana sau ñiều trị bằng biện pháp kỹ thuật sinh học 4.14 Sức ñẻ trứng của ñàn ong Apis mellifera sau ñiều trị bằng biện pháp kỹ thuật sinh học 4.15 53 Tỉ lệ ấu trùng bệnh và hiệu quả ñiều trị bệnh virus ấu trùng túi trên ñàn ong Apis mellifera sau ñiều trị bằng chế phẩm hóa học 4.17 52 Sức ñẻ trứng của ñàn ong Apis cerana sau ñiều trị bằng biện pháp kỹ thuật sinh học 4.16 50 55 Tỉ lệ ấu trùng bệnh virus ấu trùng túi của ñàn ong Apis cerana sau ñiều trị bằng chế phẩm hóa học Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp ......... 57 vii DANH MỤC CÁC HÌNH STT 4.1 Tên hình Trang Diễn biến tỉ lệ ñàn bệnh và mức ñộ bệnh virus ấu trùng túi trên ñàn ong Apis mellifera trong năm 2010-2011 tại Sơn La và Hòa Bình 4.2 Diễn biến tỉ lệ ñàn bệnh và mức ñộ bệnh virus ấu trùng túi trên ñàn ong Apis cerana trong năm 2010-2011 tại Hà Nội và Hải Dương 4.3 27 29 Diễn biến tỉ lệ ñàn bệnh virus ấu trùng túi trên ong Apis mellifera tại Sơn La, Hòa Bình và Apis cerana tại Hà nội Hải Dương trong năm 2010-2011 4.4 Tỉ lệ ấu trùng bệnh virus ấu trùng túi của ñàn ong Apis mellifera và Apis cerana sau khi lây bệnh 4.5 37 Tỉ lệ dọn vệ sinh của ñàn ong Apis mellifera và Apis cerana trước và sau khi có bệnh virus ấu trùng túi 4.8 37 Số lượng nhộng của ñàn ong Apis mellifera và Apis cerana trước và sau khi có bệnh virus ấu trùng túi 4.7 33 Thế ñàn của ñàn ong Apis mellifera và Apis cerana trước và sau khi có bệnh virus ấu trùng túi 4.6 32 38 Tỉ lệ chết ấu trùng của ñàn ong Apis mellifera và Apis cerana sau khi sử dụng các chế phẩm hóa học 40 4.9 Thế ñàn của ñàn ong mật sau khi sử dụng các chế phẩm hóa học 42 4.10 Sức ñẻ trứng của ñàn ong Apis mellifera và Apis cerana sau khi sử dụng các chế phẩm hóa học 4.11 Tỉ lệ dọn vệ sinh sau 16h của ñàn ong Apis mellifera và Apis cerana sau khi sử dụng các chế phẩm hóa học 4.12 43 45 Tỉ lệ ấu trùng bệnh của ñàn ong Apis mellifera sau khi cho ăn chế phẩm hóa học phòng bệnh 46 Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp ......... viii 4.13 Tỉ lệ ấu trùng bệnh của ñàn ong Apis cerana sau khi cho ăn chế phẩm hóa học phòng bệnh 4.14 Tỉ lệ ấu trùng bệnh virus ấu trùng túi của ñàn ong Apis mellifera sau ñiều trị bằng biện pháp kỹ thuật sinh học 4.15 53 Tỉ lệ ấu trùng bệnh virus ấu trùng túi của ñàn ong Apis mellifera sau ñiều trị bằng chế phẩm hóa học 4.19 52 Sức ñẻ trứng của ñàn ong Apis cerana sau ñiều trị bằng biện pháp kỹ thuật sinh học 4.18 50 Sức ñẻ trứng của ñàn ong Apis mellifera sau ñiều trị bằng biện pháp kỹ thuật sinh học 4.17 49 Tỉ lệ ấu trùng bệnh virus ấu trùng túi của ñàn ong Apis cerana sau ñiều trị bằng biện pháp kỹ thuật sinh học 4.16 48 55 Tỉ lệ ấu trùng bệnh virus ấu trùng túi của ñàn ong Apis cerana sau ñiều trị bằng chế phẩm hóa học Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp ......... 57 ix 1. MỞ ðẦU 1.1 Tính cấp thiết của ñề tài Nghề nuôi ong cung cấp cho con người các sản phẩm có giá trị cao như mật ong, phấn hoa, sữa chúa, keo ong, nọc ong ... Mật ong, phấn hoa là sản phẩm chính thu từ ong mật, nó không những có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng cho con người (1kg mật ong cho 3150 kcal) mà còn là phương thuốc quí chữa bệnh. Sáp ong, keo ong, nọc ong cũng là sản phẩm có giá trị dùng ñể chữa bệnh và là nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp (Nguyễn Văn Long và cộng sự, 2005). Ong mật làm tăng năng suất, phẩm chất cây trồng thông qua việc thụ phấn. Có khoảng trên 60% cây nông nghiệp cần ong thụ phấn. Năng suất của các cây ăn quả có ong thụ phấn có thể tăng từ 20 – 30% (Nguyễn Văn Long và cộng sự, 2005). Nghề nuôi ong tận dụng ñược sức lao ñộng, tạo thêm việc làm cho người lao ñộng. Hiện nay, nghề nuôi ong ñang ñược phát triển rộng rãi ở các nước trên thế giới như ở Mỹ, Ý, ðức... Nuôi ong cần ít vốn ñầu tư, không cần nhiều ñất ñai, nhà xưởng mà hiệu quả kinh tế thu ñược cao hơn rất nhiều...Trên thế giới ước tính có khoảng 60.000.000 ñàn ñược quản lý bởi 6.500.000 người nuôi ong, ở châu Âu 15.000.000 ñàn và 700.000 người nuôi ong, ở Ý 1.200.000 ñàn và 75.000 người nuôi ong (Cirone, 2008). Những năm gần ñây, tình hình sâu bệnh hại ong diễn biến rất phức tạp, gây nên tình trạng báo ñộng về sự “Sụp ñổ ñàn ong không rõ nguyên nhânColony Collapse Disorder - CCD” ở tất cả các châu lục (Neumann & Carreck, 2010), trong ñó có ñóng góp không nhỏ của virus gây bệnh trên ong. Các thiệt hại lên ñến 1 tỷ euro/ năm, trong ñó Mỹ là 20 triệu, EU là 500 triệu, Ý là 40 triệu, Trung Quốc là 70 triệu euro/năm. Thiệt hại từ 30-50% giá trị sản phẩm Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp ......... 1 ong, trong ñó 50% số tổn thất có biểu hiện triệu chứng (Cirone, 2008). Hàng loạt các hội nghị, hội thảo ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế ñã ñược tổ chức ñể bàn về vấn ñề CCD nhằm tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Theo các báo cáo, thiệt hại trung bình hàng năm ở Mỹ 30%, Châu Âu 18%53%, Trung ðông 10-85%, Nhật Bản 25%... (Neumann, 2009; Neumann & Carreck, 2010). Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt ñới gió mùa, khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, thảm thực vật phong phú ña dạng. ðó là ñiều kiện rất tốt ñể phát triển nghề nuôi ong mật, nhưng cũng là ñiều kiện thuận lợi cho các bệnh ong phát triển (Phùng Hữu Chính, 2008) . Nghề nuôi ong của nước ta có từ lâu ñời, từ năm 1964 nhờ áp dụng phương pháp nuôi ong hiện ñại bằng thùng cải tiến nên số lượng ñàn ong và năng suất mật ngày càng tăng. ðến nay, nghề nuôi ong càng phát triển mạnh từ Bắc tới Nam, nhưng ở miền Bắc tập trung chủ yếu là Sơn La, Hòa Bình, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên và Bắc Giang (Phùng Hữu Chính và Phạm Thị Huyền, 2004). Khi nuôi ong di chuyển phát triển mạnh thì sự bùng phát và lây lan bệnh dịch cũng rất cao. Bệnh virus ấu trùng túi (Sacbrood virus – SBV) xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1974 trên ñàn ong nội Apis cerana và ñến nay vẫn còn gây hại nghiêm trọng. Từ năm 2006 ñến nay, bệnh còn bùng phát mạnh ở các ñàn ong ngoại Apis mellifera trên phạm vi cả nước (Phùng Hữu Chính, 2008). Bệnh virus ấu trùng túi gây tổn thương ñáng kể về số lượng ñàn ong của người nuôi ong. Khi mắc bệnh nặng, ñàn ong có thể bốc bay sớm hơn so với các bệnh khác. Nguyên nhân gây bệnh là do virus nên không một loại thuốc kháng sinh nào có thể ñiều trị ñược nên ñược coi là bệnh nguy hiểm nhất trong nghề nuôi ong (Phùng Hữu Chính và Vũ Văn Luyện, 1999). Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp ......... 2 Bệnh này cũng là ñối tượng thuộc diện phải kiểm dịch trong danh mục ñối tượng kiểm dịch ñộng vật, sản phẩm ñộng vật theo Quyết ñịnh số 45/2005/Qð-BNN ngày 25/07/2005 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Vì vậy, nghiên cứu, theo dõi tình hình bệnh, khả năng lây nhiễm của bệnh ñể từ ñó ñưa ra các biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả, không sử dụng thuốc kháng sinh là rất cần thiết của ngành ong trong giai ñoạn hiện nay. Xuất phát từ những vấn ñề nêu trên, nhằm góp phần thúc ñẩy nghề nuôi ong mật phát triển, giảm thiểu rủi ro, nâng cao năng suất và phẩm chất sản phẩm, chúng tôi tiến hành thực hiện ñề tài “Nghiên cứu bệnh virus ấu trùng túi hại ong mật ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam và biện pháp phòng trị”. 1.2 Mục ñích, yêu cầu 1.2.1 Mục ñích Trên cơ sở nghiên cứu tình hình phát sinh, khả năng lây nhiễm của bệnh virus ấu trùng túi trên ong mật (Apis cerana và Apis mellifera) ñề xuất một số biện pháp phòng và trị bệnh có hiệu quả. 1.2.2 Yêu cầu - ðiều tra và ñánh giá tình hình dịch bệnh virus ấu trùng túi trên các ñàn ong mật (Apis cerana và Apis mellifera) nuôi tại một số tỉnh ở miền Bắc Việt Nam - Nghiên cứu khả năng lây nhiễm của virus ấu trùng túi trên các ñàn ong (Apis cerana và Apis mellifera). - Nghiên cứu, thử nghiệm một số biện pháp phòng và trị bệnh virus ấu trùng túi trên ong mật. Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp ......... 3 1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 ðối tượng Ong mật Apis mellifera và Apis cerana, bệnh virus ấu trùng túi 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu - Dịch học của bệnh virus ấu trùng túi: tình hình phát sinh phát triển bệnh, lây nhiễm bệnh, tác hại của bệnh - Biện pháp phòng trị bệnh virus ấu trùng túi. Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp ......... 4 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 2.1.1 Những vấn ñề chung về bệnh virus ấu trùng túi * Nguyên nhân Bệnh virus ấu trùng túi (Sacbrood virus - SBV) ñược nghiên cứu ñầu tiên bởi White ở Mỹ vào năm 1917 (dẫn theo Aubert et al., 2008). ðây là bệnh truyền nhiễm do virus có tên khoa học là Morator aetotulas Holmes gây ra. Ban ñầu, virus này ñược xếp vào họ Picornaviridae, ñến năm 2002 ñược ICTV (International Committee on Taxonomy of Viruses) xếp vào ñơn vị phân loại mới là chi Iflavirus thuộc siêu họ Picornavirus-like (Christian et al., 2002; Aubert et al., 2008). Ở khu vực Châu Á, theo các tài liệu ñã công bố thì SBV có 3 chủng phổ biến, trong ñó 1 chủng trên Apis mellifera và 2 chủng trên Apis cerana là CSBV (Chinese-Sacbrood virus) và TSBV (Thai-Sacbrood virus). ðiểm phân biệt các chủng virus ấu trùng túi: SBV trên Apis mellifera là ổn ñịnh và lơ lửng trong ñệm pha loãng, trong khi TSBV trên Apis cerana là không ổn ñịnh và kết tủa khi ly tâm ở tốc ñộ thấp (Ball, 1999). Có thể tóm tắt ñặc ñiểm của SBV như sau (Olivier & Ribière, 2006) *Virus Bộ gen (Genome): ARN sợi ñơn dương, gồm 8 832 nucleotit Khối lượng: 8,8 kb ðường kính: dài 28-30 nm Vỏ capsid: tương tự các nhóm virus Picorna-like Protein: gồm VP1, VP2 và VP3 có trọng lượng 26, 28, 31 kDa Mật ñộ nổi trong CsCl (g/cm 3) ở pH 7-9 là 1.33-1.35, ở E260/E280 : 1,67 Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp ......... 5 (TSBV: trong dung môi hữu cơ ether, chloroform là 1,35 g/ml ) Hệ số lắng trong ñơn vị diện tích (S20W): 157-160 (TSBV 1605) Hình thái: Ổn ñịnh ở pH 5 ñến pH 7, không ổn ñịnh ở pH < 5 *ARN Hệ số lắng (sedimentation coefficient in S units): Trong 0,1 M-NaCl, pH 7: 35 Trong 6% formaldehyde: 15 ñến 16 Hiệu lực của RNase: 0,01 µg/ml 0,1 M-NaCl: thuỷ phân (TSBV: dễ suy thoái) Thành phần của Bazơ nitơ (%): A 32,1 C 17,9 G 19,1 U 30,9 * Tác hại Virus ấu trùng túi có phân bố rộng, có ở các ñàn ong Apis mellifera trên mọi lục ñịa. Sau khi bệnh này ñược tìm thấy ở Mỹ, những năm tiếp theo hàng loạt các quốc gia cũng ñã ñược phát hiện: Canada, Australia, ðan Mạch, Anh, Thụy ðiển, Pháp, Liên Xô cũ, Ai Cập, New Zealand, New Guinea, Trung Quốc, ... có thể nói gần như tất cả các nước trên khắp thế giới có nuôi ong mật ñã tìm thấy virus này (Aubert et al., 2008). Trong những năm gần ñây bằng kỹ thuật hiện ñại, các nhà khoa học ñã xác ñịnh ñược tỉ lệ nhiễm SBV khá lớn trên các ñàn ong, tốc ñộ lây lan rất nhanh và một số nơi ñã gây ảnh hưởng nghiêm trọng ñến ñàn ong (Topley et al., 2005; Gauthier et al., 2007; Haddad et al., 2008; Kim et al., 2008; Rana & Rana, 2008; Liu et al., 2010). Tỉ lệ nhiễm bệnh ñược xác ñịnh bằng kỹ thuật RT-PCR ở một số quốc gia như sau: Pháp 86% (Tentcheva et al., 2004), ðức 37,8% (Janke & Rosenkranz, 2009), Cộng hòa Moldova 54% (Toderas & Gauthier, 2008), Jordan 8% (Haddad et al., 2008), Áo 49% (Berényi et al., 2006, Derakhshifar et al., 2009), ðan Mạch 81,3% (Nielsen et al., 2008). Ở khu vực châu Á, bệnh virus ấu trùng túi có lẽ là bệnh do virus phổ Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp ......... 6 biến nhất trên ong mật và gây tổn thất rất lớn cho nghề nuôi ong (FAO, 2006). Theo R.S. Rana và R. Rana (2008), bệnh ñã ảnh hưởng từ 0,39% ñến 5,20% sức khoẻ của các ñàn ong. Tại Trung Quốc bệnh ñược ñánh giá là rất nguy hại có thể dẫn ñến mất 30% ñến 90% các ñàn ong trong các vụ mật. Theo Liu và cộng sự (2010), bệnh ñã gây ra một mối ñe dọa nghiêm trọng cho ong mật Apis cerana và có xu hướng làm suy giảm ñàn ong và thậm chí sụp ñổ toàn bộ cả trại ong. Bệnh này hầu hết là có hại cho ấu trùng ong, nhưng cũng có thể ảnh hưởng ñến sức khỏe và hành vi ong trưởng thành. Sau khi nhiễm bệnh, mặc dù bệnh không rõ ràng, nhưng ong non có thể thay ñổi hành vi, chẳng hạn như bắt ñầu tìm kiếm thức ăn sớm hơn nhiều so với bình thường, ngừng ăn phấn hoa, chấm dứt nuôi và chăm sóc ấu trùng ... Những hành vi ñó dẫn ñến thiếu hụt dinh dưỡng và sự mất cân bằng dinh dưỡng (thiếu protein và các chất bổ sung quan trọng khác). Vì vậy, ong thợ nhiễm bệnh giảm khả năng trao ñổi chất, rút ngắn tuổi thọ, giảm sức ñề kháng, dễ bị nhiễm trùng thứ cấp, tiêu thụ ít phấn hoa, ñầu lão hóa và chết (Aubert et al., 2008). * Triệu chứng bệnh Nhìn chung các virus ong mật gây bệnh thường không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng nên rất khó chẩn ñoán và phát hiện. Tuy nhiên, trong thực tế là bệnh SBV có thể ñược chẩn ñoán ñáng tin cậy nhờ vào các triệu chứng ñặc biệt và cụ thể về màu sắc và hình dạng ở ấu trùng, nhất là ở giai ñoạn tiền nhộng - ấu trùng tuổi lớn (Ball, 1999). Bình thường ấu trùng ong mật chuyển thành con nhộng sau 4 ngày kể từ khi ñã ñược vít nắp bởi các ong thợ. Khi bị bệnh, ấu trùng không chuyển thành con nhộng sau 4 ngày vít nắp, chúng vẫn kéo dài cơ thể dọc theo chiều lưng trong các tổ (khác biệt với bệnh thối ấu trùng Châu Âu là phần lớn cơ thể xoắn lại tại một vị trí xác ñịnh trên cơ thể). Ấu trùng bệnh hình thành chất Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp ......... 7 lỏng tích lũy giữa cơ thể và dưới da của nó, sau ñó tạo thành túi, vì vậy ñặt tên là bệnh ấu trùng túi. Các ấu trùng bình thường có màu trắng ngà nhưng khi bị bệnh thì phần trước của ấu trùng, bao gồm ñầu và ngực, là phần ñầu tiên thay ñổi màu. Màu ấu trùng thay ñổi từ màu trắng sáng ñến vàng nhạt. Ở giai ñoạn này, ñó là những dấu hiệu ñặc biệt nhất. Sau khi chết một vài ngày, ấu trùng sẽ trở thành màu nâu sẫm và cuối cùng là màu ñen. Khi chuyển sang màu nâu ấu trùng bắt ñầu khô dần khô trong 10-15 ngày nếu không ñược loại bỏ, lớp vỏ hình thành các nếp nhăn. Sau khi chết vài ngày thì khô dẹt có dạng vảy hình chiếc thuyền mắc kẹt ở ñáy tổ, có liên kết lỏng lẻo với lỗ tổ nên có thể dễ dàng gắp bỏ và chúng và trở nên giòn theo thời gian. Nếu gắp bỏ ấu trùng bệnh từ tổ của chúng có thể dễ dàng nhận thấy rằng lớp vỏ của chúng là khá dai tạo thành túi và bên trong của túi có chất màu trắng ñục hoặc màu vàng, có khi cả ấu trùng giống như túi nước, có thể chảy nước (Ball, 1999; FAO, 2006; Trend, 2007). Một triệu chứng nữa có thể dễ dàng nhận thấy là khi bị bệnh thì ñàn ong thưa quân, bánh tổ có một số vít nắp trũng xuống, có một hoặc vài lỗ thủng như kim châm do ong thợ cắn nắp tổ ñể lộ ra ấu trùng chết, ấu trùng bị bệnh nhô ñầu nhọn lên khỏi lỗ tổ và nghiêng về một bên thành tổ tạo thành một “móc ấu trùng” (nên bệnh này con ñược gọi là bệnh nhọn ñầu). Ấu trùng bệnh chết không có mùi, khác với bệnh thối ấu trùng Châu Âu là có mùi chua (Trend, 2007). *Tồn tại và khả năng lây nhiễm Virus tồn tại trong ấu trùng, nhộng, ong trưởng thành (Ball, 1999), tinh trùng của ong ñực và trong trứng của ong chúa (Chen et al., 2006b). Ngoài ra, virus còn ñược phát hiện trong nguồn thức ăn của ong ở mật ong, phấn hoa và sữa ong chúa của ñàn bị bệnh (Shen et al., 2005). Khả năng gây nhiễm của virus gây bệnh ấu trùng túi rất lớn. Theo Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp ......... 8 Borchert (1966) một ấu trùng chết có thể lây nhiễm cho 1 triệu ấu trùng và có thể làm chết 3000 ấu trùng lành trong vòng hơn một tuần. Theo Bailey (1981) chất lỏng trong ấu trùng chết bởi bệnh ấu trùng túi có chứa 1mg virus có thể gây nhiễm cho toàn bộ ấu trùng ong thợ của 1000 ñàn khoẻ. Thực nghiệm lây nhiễm SBV lên ấu trùng cho thấy lên ñến 90% ấu trùng ñã chết với các triệu chứng ñiển hình (dẫn theo Aubert et al., 2008). Cũng giống như các virus khác ở ong, SBV có thể vẫn trong trạng thái tiềm ẩn trong các cá thể và có thể lây lan trong quần thể ong ở mức nhiễm trùng thấp. ðàn ong có thể chịu ñựng ñược lượng virus rất cao mà không biểu hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh. Virus tồn tại và nhân lên trong ký chủ, nếu ñiều kiện thích hợp thì có thể phát sinh, phát triển thành dịch (Gauthier et al., 2007). ðặc biệt, SBV có thể lây nhiễm ñồng thời với các virus khác. Trong các mẫu ong nghiên cứu tại Massachusetts, tỉ lệ xuất hiện ñồng thời SBV và BQCV là 4,2%, SBV và DWV là 1%; ñồng thời SBV, BQCV và DWV là 11.8% (Welch et al., 2009). * Con ñường lây nhiễm Virus tồn tại trong nhiều nguồn khác nhau nên có thể ñược lan truyền qua nhiều con ñường. Trong ñàn ong, nói chung có 2 con ñường truyền virus bệnh ong là truyền ngang và truyền dọc. Truyền ngang là truyền giữa các cá thể ong trong cùng một thế hệ và truyền dọc là truyền từ mẹ sang con (Chen et al., 2006a) Theo Bailey (1969), bệnh không lây lan giữa ong trưởng thành nhưng các báo cáo mới ñây chỉ ra rằng những con ong thợ như là vectơ truyền bệnh chính. Virus tích luỹ trong tuyến hàm (hypopharyngeal) của ong thợ và truyền qua thức ăn ñến ấu trùng hoặc ñến các ong trưởng thành khác (ong chúa, ong ñực và các ong thợ khác) thông qua hoạt ñộng nuôi dưỡng, chăm sóc của Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp ......... 9 chúng (dẫn theo Shen et al., 2005). Ong ñực và ong chúa trưởng thành bị nhiễm virus thông qua thức ăn hoặc bị nhiễm ngay từ khi còn là ấu trùng và có thể lây truyền qua ñường sinh sản (Chen et al., 2006a) SBV còn có thể ñược lan truyền nhờ các vectơ như Varroa (Tentcheva et al., 2004), Bọ cánh cứng nhỏ (Aethina tumida) (Eyer et al., 2009). Sự lây lan chéo của virus có thể là do chính những người nuôi ong. Những dụng cụ bảo hộ, dụng cụ làm ong nếu không ñược vệ sinh sạch sẽ cũng có thể là tác nhân lây bệnh. Nhập ong, viện cầu từ ñàn này ñến ñàn khác, nước uống bị ô nhiễm, thiết bị nuôi ong bị ô nhiễm và gió cũng có thể truyền virus. Mật ong chính là nơi chứa các SBV lí tưởng nhất và có thể lây truyền trong phạm vi rộng. Sự lây lan của ấu trùng túi từ ñàn này ñến ñàn khác còn là do việc trao ñổi các thiết bị nhiễm hay do các con ong ñi cướp mật (Trend, 2007). * Phát sinh phát triển bệnh Bệnh xuất hiện phụ thuộc vào ñiều kiện bên trong và bên ngoài các ñàn ong. ðàn ong với số lượng quân ít thì dễ bị nhiễm virus vì chúng không thể thực hiện ñược tất cả các vai trò trong việc duy trì cuộc sống tốt của ñàn (Teixeira et al., 2008; Kozak et al., 2010). Quá trình lây nhiễm phụ thuộc vào khả năng tự vệ của ñàn ong và khả năng lấy mật của ñàn ong, trong ñó hành vi lấy mật như là một tác nhân chính truyền nhiễm các chất pha loãng có hiệu lực (Harriet et al., 2003). ðiều kiện khí hậu khác nhau thì khả năng phát sinh, phát triển bệnh cũng khác nhau. Bệnh thường bùng phát vào các mùa ấm, ñộ ẩm cao và giảm vào mùa lạnh. Với ong ngoại, dịch bệnh xảy ra phổ biến nhất là vào mùa xuân và ñầu mùa hè hoặc khi nguồn thức ăn có hạn. Nguyên nhân có thể xác ñịnh là khi ñó lượng ong non trong ñàn giảm, mất cân bằng trong phân công công việc trong ñàn, khả năng chăm sóc ấu trùng kém (Bailey & Ball, 1991). Trường ðại học nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp ......... 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan