Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu bào chế thuốc tiêm Gingko Biloba...

Tài liệu Nghiên cứu bào chế thuốc tiêm Gingko Biloba

.PDF
94
496
145

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI VŨ AN PHƢỢNG NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ THUỐC TIÊM GINKGO BILOBA LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC HÀ NỘI 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI VŨ AN PHƢỢNG NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ THUỐC TIÊM GINKGO BILOBA LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC CHUYÊN NGHÀNH: CÔNG NGHỆ DƯỢC PHẨM & BÀO CHẾ MÃ SỐ : 60720402 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Trần Linh HÀ NỘI 2013 LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Nguyễn Trần Linh – người thầy trực tiếp hướng dẫn, người đã dành nhiều thời gian chỉ bảo và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Văn Long, các thầy cô giáo, các kỹ thuật viên Bộ môn Bào chế, các bạn và các em sinh viên đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Đình Luyện, các thầy cô giáo, các kỹ thuật viên Bộ môn Công nghiệp dược đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty TNHH MTV Dược Khoatrường Đại học Dược Hà Nội, toàn thể anh chị em phòng Nghiên cứu phát triển và các bạn đồng nghiệp trong công ty đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng sau đại học cùng các thầy cô, các cán bộ nhân viên trường Đại học Dược Hà Nội – những người đã dạy bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với người thân trong gia đình, bạn bè, những người luôn dành cho tôi sự quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ tận tình. Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2013 Học viên Vũ An Phượng MỤC LỤC DANH MỤC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN 2 1.1. Đại cương về thuốc tiêm và độ ổn định của thuốc tiêm 2 1.1.1. Định nghĩa 2 1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ ổn định của thuốc tiêm 2 1.2. Đại cương về cao Ginkgo biloba 5 1.2.1. Nguồn gốc 5 1.2.2. Thành phần 6 1.2.3. Tác dụng dược lý 9 1.2.4. Công dụng/ chỉ định 11 1.2.5. Tác dụng không mong muốn và độc tính 12 1.2.6. Phương pháp định lượng 1 số thành phần cao Ginkgo biloba 12 1.2.7. Một số dạng bào chế chứa cao Ginkgo biloba 14 1.3. Độ ổn định của cao Ginkgo biloba trong thuốc tiêm ginkgo biloba 15 1.3.1. Thành phần flavonoid 16 1.3.2. Thành phần terpenoid 16 1.3.3. Thành phần khác 16 1.4. Một số phương pháp làm tăng độ ổn định của thuốc tiêm ginkgo biloba 16 1.4.1. Phương pháp hạn chế sự thủy phân 17 1.4.2. Phương pháp hạn chế sự oxy hóa 18 1.5. Công trình nghiên cứu đã công bố về ginkgo biloba 20 1.5.1. Nghiên cứu trong nước 20 1.5.2. Nghiên cứu nước ngoài 20 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 2.1. Nguyên vật liệu 26 2.2. Phương tiện, thiết bị nghiên cứu 27 2.3. Nội dung nghiên cứu 27 2.4. Phương pháp nghiên cứu 28 2.4.1. Phương pháp bào chế thuốc tiêm ginkgo biloba 28 2.4.2 Phương pháp đánh giá chất lượng thuốc tiêm ginkgo biloba 28 2.4.3. Phương pháp khảo sát độ tan của ginkgo biloba 30 2.4.4. Phương pháp khảo sát các yếu tố ảnh hưởng trong xây dựng công thức và phương pháp khảo sát các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình bào chế thuốc tiêm ginkgo biloba 30 2.4.5. Phương pháp thiết kế công thức 31 2.4.6. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu 32 2.4.7. Phương pháp nghiên cứu độ ổn định và dự đoán tuổi thọ của dung dịch thuốc tiêm Ginkgo biloba 32 Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ 34 3.1. Thẩm định phương pháp định lượng thuốc tiêm Ginkgo biloba 34 3.1.1. Khảo sát tính tương thích của hệ thống sắc ký 34 3.1.2. Thẩm định quy trình định lượng 34 3.2. Sơ bộ đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến độ ổn định của thuốc tiêm ginkgo biloba 38 3.2.1. Ảnh hưởng của hệ dung môi 38 3.2.2. Ảnh hưởng của pH và loại đệm 43 3.2.3. Ảnh hưởng của chất chống oxy hóa 45 3.2.4. Ảnh hưởng của các loại đường 46 3.3. Tối ưu hóa công thức thuốc tiêm ginkgo biloba 47 3.3.1. Thiết kế thí nghiệm 47 3.3.2. Tiến hành thí nghiệm 49 3.3.3. Ảnh hưởng của các biến đầu vào đến các biến đầu ra 50 3.3.4. Lựa chọn công thức tối ưu 56 3.4. Ảnh hưởng của các yếu tố khác đến độ ổn định của thuốc tiêm ginkgo biloba. 57 3.4.1. Ảnh hưởng của bao bì 57 3.4.2. Ảnh hưởng của sục khí nitrogen 58 3.4.3. Ảnh hưởng của chất bảo quản alcol benzylic 58 3.4.4. Ảnh hưởng của phương pháp tiệt khuẩn 59 3.5. Dự thảo qui trình và tiêu chuẩn thành phẩm thuốc tiêm ginkgo biloba 61 3.5.1. Dự thảo qui trình pha chế thuốc tiêm ginkgo biloba 62 3.5.2. Dự thảo tiêu chuẩn kiểm nghiệm 62 3.6. Theo dõi độ ổn định của thuốc tiêm pha theo công thức tối ưu 65 3.7. Dự đoán tuổi thọ của thuốc tiêm ginkgo biloba 66 Chƣơng 4. BÀN LUẬN 67 4.1. Về phương pháp định lượng 67 4.2. Về xây dựng công thức bào chế tiêm thuốc tiêm ginkgo biloba 67 4.3. Về dự thảo tiêu chuẩn thành phẩm thuốc tiêm ginkgo biloba và theo dõi độ ổn định của thuốc 69 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70 KẾT LUẬN 70 KIẾN NGHỊ 71 TÀI LIỆU THAO KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT EGb 761 : Ginkgo biloba extract (Cao bạch quả) HPLC : High performace liquid chromatography (Sắc ký lỏng hiệu năng cao) PG : Propylen glycol PEG : Polyethylen glycol Rongalite : Natri formaldehyd sulfoxylat DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Tên bảng, biểu Trang Bảng 1.1 Thành phần của lá ginkgo biloba 6 Bảng 1.2 Giới hạn định lượng các thành phần trong cao Ginkgo biloba 12 Bảng 1.3 Một số chế phẩm chứa cao Ginkgo biloba 14 Bảng 2.4 Các nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình thực nghiệm. 26 Bảng 3.5 Kết quả kiểm tra tính thích hợp của hệ thống sắc ký 34 Bảng 3.6 Kết quả kiểm tra tính đặc hiệu của hệ thống sắc ký 34 Bảng 3.7 Mối tương quan giữa nồng độ quercetin và Spic 36 Bảng 3.8 Bảng kết quả kiểm tra độ lặp lại của phương pháp. 37 Bảng 3.9 Bảng kết quả kiểm tra độ đúng của phương pháp 38 Bảng 3.10 Khảo sát độ tan của cao ginkgo biloba 39 Bảng 3.11 Khảo sát độ tan của cao ginkgo biloba trong dung môi 40 Bảng 3.12 Khảo sát độ tan của cao ginkgo biloba trong hệ dung môi 42 Bảng 3.13 Ảnh hưởng của giá trị pH 43 Bảng 3.14 Ảnh hưởng của loại đệm 44 Bảng 3.15 Ảnh hưởng của chất chống oxy hóa 45 Bảng 3.16 Ảnh hưởng của các loại đường 46 Bảng 3.17 Bảng ký hiệu và mức cần đạt được của các biến đầu ra. 48 Bảng 3.18 Bảng ký hiệu và yêu cầu của các biến đầu vào 48 Bảng 3.19 Kết quả thực nghiệm giá trị các biến đầu ra 50 Bảng 3.20 Kết quả luyện mạng neuron nhân tạo 51 Bảng 3.21 Ảnh hưởng của biến độc lập đến biến phụ thuộc 51 Bảng 3.22 Giá trị tối ưu cho các biến đầu vào trong xây dựng công thức thuốc tiêm ginkgo biloba 56 Bảng 3.23 Ảnh hưởng của bao bì 57 Bảng 3.24 Ảnh hưởng của sục khí nitrogen 58 Bảng 3.25 Ảnh hưởng của phương pháp tiệt khuẩn 59 Bảng 3.26 Kết quả kiểm tra độ vô khuẩn 60 Bảng 3.27 Kết quả theo dõi độ ổn định của thuốc tiêm ginkgo biloba 66 Bảng 3.28 Phương trình hồi qui tuyến tính biểu diễn mối quan hệ giữa hàm lượng flavonoid glycosid còn lại (C) và thời gian bảo quản (t) của mẫu 67 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Tên hình vẽ, đồ thị Trang Hình 1.1 Công thức cấu tạo một số flavonoid chính trong cao ginkgo biloba 7 Hình 1.2 Công thức cấu tạo các terpenoid trong cao Ginkgo biloba 8 Hình 3.3 Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa nồng độ quercetin và Spic 36 Hình 3.4 Mặt đáp của ΔpH theo nồng độ natri metabisulfit và pH (Y1, X1, X4) khi natri edetat là 0,03% và sorbitol là 12,5%. 52 Hình 3.5 Mặt đáp của hàm lượng flavonoid glycosid còn lại theo nồng độ dinatri edetat và pH (Y2, X1, X2) khi dinatri metabisulfit là 0,2% và sorbitol là 12,5% 52 Hình 3.6 Mặt đáp của hàm lượng flavonoid glycosid còn lại theo nồng độ natri metabisulfit , pH (Y2, X1, X4)khi natri edetat là 0,03% và sorbitol là 12,5%. 53 Hình 3.7 Mặt đáp của hàm lượng flavonoid glycosid còn lại theo nồng độ natri metabisulfit và dinatri edetat (Y2, X2, X4) khi pH=6,75 và sorbitol là 12,5% 54 Hình 3.8 Mặt đáp của hàm lượng flavonoid glycosid còn lại còn lại theo nồng độ sorbitol, pH (Y2, X1, X3) khi dinatri edetat là 0,03% và natri metabisulfit là 0,2% 55 Hình 3.9 Sơ đồ quá trình pha chế thuốc tiêm ginkgo biloba dự thảo 62 ĐẶT VẤN ĐỀ Những năm gần đây, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, xu hướng dùng thuốc có nguồn gốc từ dược liệu ngày càng tăng, nguyên nhân là còn rất nhiều hợp chất và hỗn hợp các chất thiên nhiên có tác dụng chữa bệnh tốt mà các nhà khoa học chưa thể tổng hợp để bào chế thành dạng tây y. Cao bạch quả (ginkgo biloba extract – EGb 761) là hỗn hợp các chất thiên nhiên, được chiết xuất từ lá cây ginkgo biloba, đã được tiêu chuẩn hóa và đưa vào dược điển Anh, Mỹ, Trung Quốc để sử dụng giống như nguyên liệu hóa dược khác. Từ năm 1965, sau khi EGb 761 – chiết xuất từ lá ginkgo biloba thành công, thì cao ginkgo biloba cũng dần được chứng minh là có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu [61], điều hòa trương lực mạch máu [58], phân hủy các gốc tự do bảo vệ tế bào não [30] và cải thiện sự tập trung ở các cá nhân khỏe mạnh [39], [45], đồng thời cao ginkgo biloba trở thành nguyên liệu bào chế nhiều dược phẩm dạng viên [22]. Đến năm 2002, nghiên cứu của Anna Rita Bilia về dược động học cho thấy các chế phẩm chứa cao ginkgo biloba dùng qua đường uống (dạng viên) có sinh khả dụng thấp [10], đây là lý do ra đời thuốc tiêm ginkgo biloba trên thế giới. Hiện nay, Việt Nam đang sử dụng thuốc tiêm ginkgo biloba nhập khẩu chủ yếu từ Hàn Quốc, trong nước đã có hai cơ sở đăng ký sản xuất thuốc tiêm này nhưng thực tế gặp khó khăn về công thức bào chế. Vì vậy, chúng tôi chọn thực hiện đề tài “Nghiên cứu bào chế thuốc tiêm Ginkgo biloba” với các mục tiêu sau: 1. Xây dựng và tối ưu hóa công thức thuốc tiêm ginkgo biloba chứa 17,5 mg cao ginkgo biloba / 5 ml. 2. Dự thảo tiêu chuẩn chất lượng và theo dõi độ ổn định của chế phẩm thuốc tiêm ginkgo biloba pha theo công thức tối ưu. 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN 1.1. Đại cƣơng về thuốc tiêm và độ ổn định của thuốc tiêm 1.1.1. Định nghĩa Thuốc tiêm là những chế phẩm vô khuẩn, có thể ở dạng lỏng (dung dịch, hỗn dịch, nhũ tương) hoặc dạng bột được đóng cùng với một ống chất lỏng thích hợp dùng để pha thuốc thành dung dịch hay hỗn dịch ngay trước khi tiêm, để tiêm vào cơ thể theo những đường tiêm khác nhau [1]. Độ ổn định của thuốc là khả năng của thuốc được bảo quản trong điều kiện xác định giữ được các đặc tính vốn có về vật lý, hóa học, vi sinh, tác dụng dược lý và độc tính trong giới hạn quy định của tiêu chuẩn chất lượng thuốc [2]. Độ ổn định của thuốc tiêm phụ thuộc vào các yếu tố: tiêu chuẩn nguyên liệu, thành phần công thức, đồ bao gói, quy trình bào chế và điều kiện bảo quản. 1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ ổn định của thuốc tiêm Độ ổn định của thuốc tiêm phụ thuộc nhiều yếu tố bao gồm các yếu tố vật lý, hóa học và sinh học. Nói riêng về yếu tố sinh học: sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc trong chế phẩm có thể làm cho thuốc không đạt các chỉ tiêu về độ vô khuẩn, nội độc tố, đồng thời làm phân hủy dược chất, làm mất đi hình thức cảm quan của thuốc, do đó làm giảm tác dụng và tăng độc tính của thuốc. Do vậy, trong quá trình xây dựng công thức thuốc tiêm cần lưu ý các chất bảo quản thuốc cũng như các yếu tố qui trình bào chế đảm bảo độ ổn định vi sinh (độ vô khuẩn và nội độc tố) trong chế phẩm thuốc tiêm. Ảnh hưởng của yếu tố vật lý, hóa học được mô tả như sau: 2 Điều kiện bảo quản: - Nhiệt độ. - Độ ẩm. - Ánh sáng. Độ ổn định vật lý, hóa học của thuốc tiêm. Kỹ thuật bào chế: - Sục khí nitrogen. - Phương pháp tiệt khuẩn. CT thuốc: - Bản chất dược chất. - Dung môi, pH. - Các chất khác. - Bao bì. 1.1.2.1. Yếu tố thuộc về công thức thuốc  Bản chất của dược chất Dược chất là thành phần cơ bản trong công thức bào chế, có tác dụng dược lý, quyết định tác dụng điều trị hay phòng bệnh của chế phẩm. Do tính chất đặc thù của dạng thuốc tiêm là đưa trực tiếp dược chất vào mô, bỏ qua hàng rào bảo vệ tự nhiên của cơ thể nên dược chất dùng pha thuốc tiêm phải đạt tinh khiết cao về mặt vật lý, hóa học và sinh học, đạt tiêu chuẩn dược điển quy định dùng cho pha thuốc tiêm [1]. Các dược chất khác nhau có tính chất lý hóa học khác nhau, độ bền vững cũng khác nhau. Do đó tùy từng dược chất cần phải nghiên cứu xây dựng các công thức và kỹ thuật bào chế đảm bảo độ ổn định, an toàn và hiệu lực điều trị.  Ảnh hưởng của dung môi Dung môi thường được sử dụng để pha thuốc tiêm là nước cất pha tiêm.Tuy nhiên, trong môi trường nước nhiều dược chất dễ bị thủy phân hoặc có độ tan hạn chế, vì vậy người ta thường phối hợp vào công thức các dung môi đồng tan với nước như propylen glycol (PG), glycerin, ethanol, polyethylen glycol 300 (PEG 300), PEG 400... Tùy từng dược chất mà lựa chọn dung môi và tỷ lệ phối hợp cho công thức thuốc tiêm để đảm bảo chế phẩm an toàn, ổn định và sinh khả dụng cao.  pH dung dịch, loại hệ đệm và nồng độ hệ đệm 3 pH của dung dịch, loại hệ đệm và nồng độ hệ đệm có thể làm tăng các phản ứng phân hủy, ảnh hưởng đến độ tan, độ ổn định của dược chất và sinh khả dụng của thuốc. Các loại hệ đệm có thể sử dụng trong thuốc tiêm citric/citrat, acetic/acetat, đệm phosphat, đệm glutamat ... Lưu ý không sử dụng đệm boric/borat cho thuốc tiêm vì acid boric có thể gây vỡ hồng cầu. Hệ đệm giúp duy trì ổn định khoảng pH cho dung dịch, giảm nguy cơ gây tủa dược chất sau khi tiêm vào cơ thể. Nồng độ đệm được sử dụng là nồng độ đệm thấp nhất có tác dụng duy trì đệm mà cơ thể có thể có thể dụng nạp được. Thường sử dụng ở nồng độ 10 mM.  Ảnh hưởng của các tá dược Tùy thuộc từng dược chất cần nghiên cứu sử dụng các tá dược thích hợp (chất chống oxy hóa, chất hiệp đồng chống oxy hóa, chất bảo quản…) để đảm bảo độ ổn định của chế phẩm. Các chất chống oxy hóa: được dùng để bảo vệ dược chất và các thành phần trong chế phẩm khỏi quá trình oxy hóa – khử. Dựa vào cơ chế tác dụng, chất chống oxy hóa cho thuốc tiêm nước được chia 3 nhóm [1]: - Các chất sinh SO2 gồm muối natri sulfit, natri bisulfit, natri metabisulfit. - Các chất khử như acid ascorbic, cystein, natri formaldehyd sulfoxylat (Rongalite). - Các chất tạo phức chelat gồm dẫn chất và muối của acid ethylendiamin tetra acetic, thường sử dụng nhất là dinatri edetat (có thể kết hợp với natri metabisulfit). Các chất sát khuẩn: giúp đảm bảo độ vô khuẩn của thuốc tiêm trong suốt quá trình bảo quản, sử dụng. Các chất sát khuẩn thường dùng là alcol benzylic, thimerosal, các paraben ... [1].  Ảnh hưởng của bao bì 4 Bao bì đựng thuốc tiêm luôn tiếp xúc trực tiếp với dược chất, trong quá trình bảo quản, các thành phần từ bề mặt bao bì có thể khuếch tán vào thuốc, tương tác với các thành phần có trong thuốc làm ảnh hưởng đến độ ổn định của thuốc. Bao bì thuốc tiêm bao gồm ống tiêm bằng thủy tinh, chai lọ bằng thủy tinh có nút cao su, túi và chai bằng chất dẻo, bơm tiêm ... Bao bì thuốc tiêm phải đạt tiêu chuẩn chất lượng, không hấp phụ hay nhả tạp chất vào trong thuốc tiêm, bền vững trong quá trình tiệt khuẩn ở nhiệt độ và áp suất cao. Những dược chất dễ bị phân hủy do tác động của ánh sáng cần sử dụng bao bì tránh sáng hoặc bao bì thứ cấp như hộp carton để bảo quản [1], [66]. 1.1.2.2. Yếu tố thuộc kỹ thuật bào chế Một số yếu tố thuộc kỹ thuật bào chế ảnh hưởng đến độ ổn định của thuốc tiêm bao gồm: điều kiện pha chế kín hay hở, nhiệt độ và thời gian pha, trình tự pha, sự sục khí trơ, đuổi oxy ra khỏi dung môi, các thông số của quá trình tiệt khuẩn. Để hạn chế phản ứng phân hủy dược chất cần tiến hành pha chế nhanh, hạn chế tiếp xúc với không khí, bào chế kín, hòa tan tá dược trước rồi mới hòa tan dược chất, đóng và hàn ống trong bầu khí trơ. Phương pháp tiệt khuẩn cũng ảnh hưởng lớn đến độ ổn định của thuốc tiêm. Tiệt khuẩn với nhiệt độ và thời gian thích hợp giúp hạn chế sự phân hủy của thuốc đồng thời vẫn đảm bảo tiêu diệt các vi sinh vật, duy trì độ vô khuẩn cho thuốc tiêm. Một số dược chất không bền nhiệt có thể tiệt khuẩn bằng cách lọc qua màng lọc 0,2 µm, đóng và hàn ống sau khi lọc trong điều kiện vô trùng [1], [66]. 1.1.2.3. Yếu tố về điều kiện bảo quản Các yếu tố nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm… trong quá trình bảo quản có thể xúc tác cho phản ứng phân hủy dược chất, vì vậy các chế phẩm cần được nghiên cứu điều kiện bảo quản thích hợp để đảm bảo độ ổn định trong suốt thời gian bảo quản thuốc [2]. 1.2. Đại cƣơng về cao Ginkgo biloba 1.2.1. Nguồn gốc 5 Cây bạch quả có tên khoa học là Ginkgo biloba L., là loài cây thân gỗ duy nhất còn sinh tồn trong họ Ginkgoaceae, lớp Ginkgoatae. Cây Bạch quả có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản, hiện nay được trồng ở nhiều nước châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ và New Zealand [10]. Cao ginkgo biloba được chiết xuất từ lá cây bạch quả, có thành phần flavonoid, terpenoid, các acid hữu cơ, polyprenol và các chất khác như đường, steroid… [22]. Cách chiết xuất: lá cây bạch quả còn xanh (trồng theo tiêu chuẩn GAP - thực hành nông nghiệp tốt) thu hái vào tháng 7-9 được sấy khô, phân tích đạt tiêu chuẩn (giới hạn kim loại nặng, giới hạn chất bảo vệ thực vật, aflatoxin, hàm lượng các thành phần,…) được chiết xuất với dung môi hữu cơ (aceton, alkan có 1-3 carbon, alcol…) hoặc hỗn hợp dung môi hữu cơ với nước (hỗn hợp aceton-nước) [10]. Dịch chiết thu được đem tinh chế qua nhiều giai đoạn (lắng, lọc, chiết nhiều lần với các dung môi hữu cơ: n-butanol, n-hexan, methylethylaceton,…, cho dịch chiết chạy qua cột sắc kí – chất nhồi cột là polyvinyl pyrolidon hoặc polyamid) để loại tạp chất, mục đích chính là loại acid ginkgolic – thành phần gây tác dụng không mong muốn cho cao ginkgo biloba. Dịch chiết cuối cùng được đem bốc hơi dung môi dưới áp suất giảm ở nhiệt độ 60800C, thu được cao ginkgo biloba [10]. Cao ginkgo biloba có màu vàng nâu hoặc nâu đen, dễ hút ẩm, được bảo quản trong bao bì kín ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng [64]. 1.2.2. Thành phần Cao ginkgo biloba chứa nhiều nhóm hoạt chất được trình bày trong bảng sau: Bảng 1.1.Thành phần của lá ginkgo biloba Thành phần Các hoạt chất chính Terpenoid Diterpen: ginkgolid A, B, C, J, M Sesquiterpen: bilobalid Flavonoid (flavon, flavonol glycosid, aglycon) Kaempferol, quercetin, isorhamnetin, rutin, luteolin, delphidenon, myricetin 6 Biflavonoid Sciadopitysin, ginkgetin, isoginkgetin, amentoflavon, bilobetin, 5’-methoxybilobetin Acid hữu cơ Acid benzoic, acid ginkgolic và dẫn chất Polyprenol di-trans-poly-cis-ictadecaprenol Steroid, 2-hexenal, cardanol, đường, catechin, proanthocyanidin, phenol, acid aliphatic, rhamnose Trong đó có hai nhóm hoạt chất chính quyết định tác dụng dược lý của cao là Các chất khác flavonoid và terpenoid, và một nhóm gây ra tác dụng không mong muốn là các acid ginkgolic [9], [19], [20] 1.2.2.1. Flavonoid Flavonoid glycosid chiếm khoảng 24% trong cao ginkgo biloba chuẩn hóa, gồm các phân nhóm [13]:  Flavon: luteolin, 2-hydroxyluteolin, tricetin,…  Flavonol: kaempferol, quercetin, isorhamnetin và flavonol glycosid (rutin, quercetin…)  Flavan-3-ol  Proanthocyanidin  Biflavon (ametiflavon, ginkgetin, isoginkgetin, bilobetin…) R2 Flavonol R1 R2 Isorhamnetin H OCH3 Kaempferol H H Quercetin H OH Quercitrin Rhamnose OH Rutin Rutinose OH OH HO O OR1 OH O 7 Hình 1.1. Công thức cấu tạo một số flavonoid chính trong caoginkgo biloba Các glycosid của kaempferol, quercetin, isorhamnetin với đường glucose và rhamnose chiếm tỉ lệ lớn phần lớn tổng hàm lượng flavonoid. Ginkgo flavonoid có hoạt tính chống oxy hóa, dập tắt gốc tự do và ức chế sự tạo thành các lipid peroxyd, do đó có tác dụng bảo vệ màng tế bào và các mô tránh khỏi hàng loạt các tổn hại gây ra bởi các gốc tự do [30]. 1.2.2.2. Terpenoid Terpenoid chiếm khoảng 6% trong cao ginkgo biloba chuẩn hóa, gồm các ginkgolid hay terpen trilacton - hoạt chất diterpen 20 carbon có khung cấu trúc đặc biệt chỉ tìm thấy ở cao ginkgo biloba [10]. Một số nhà nghiên cứu đã tìm thấy 5 ginkgolid A, B, C, J, M và bilobalid, một số sesquiterpen 15 carbon có cấu trúc tương tự 5 ginkgolid trên nên cũng được xếp vào nhóm này. Ginkgolid có tác dụng ức chế tác nhân hoạt hóa tiểu cầu (PAF - platelet activating factor) vì vậy cao ginkgo biloba có hiệu quả lâm sàng trong điều trị các bệnh liên quan đến PAF như: hen, suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi, rối loạn tim mạch… và các bệnh rối loạn hệ tuần hoàn khác. Trong các ginkgolid, ginkgolid B là hoạt chất có hoạt tính dược lý mạnh nhất [61]. Ginkgolid R1 R2 R3 A OH H H B OH OH H C OH OH OH J OH H OH M H OH OH Hình 1.2: Công thức cấu tạo các terpenoid trong cao ginkgo biloba 8 1.2.2.3. Acid ginkgolic Các acid ginkgolic là thành phần chủ yếu gây nên tác dụng không mong muốn của cao bạch quả [10], [54]. Vì vậy, trong cao ginkgo biloba chuẩn hóa, thành phần này được kiểm soát dưới 5 ppm theo tiêu chuẩn dược điển Mỹ USP 36, dược điển Anh BP 2014 và 10 ppm theo tiêu chuẩn dược điển Trung Quốc CP 2010. COOH HO Acid Ginkgolic R1 R2 1 C17H27 OH 2 C15H29 H 3 C17H31 H R1 R2 Hình 1.3. Công thức cấu tạo các acid ginkgolic trong cao ginkgo biloba 1.2.3. Tác dụng dược lý Tác dụng của cao ginkgo biloba là tổng hợp tác dụng của các thành phần trong cao, bao gồm 5 tác dụng chính như sau:  Tác dụng phân hủy các gốc tự do: nhiều công trình nghiên cứu cho thấy cao ginkgo biloba có hoạt tính chống oxy hóa rất hiệu quả trong việc phân hủy các gốc superoxid và gốc hydroxyl, ức chế tạo lipid peroxid do vậy bảo vệ màng tế bào tránh khỏi hàng loạt những tổn hại gây ra bởi gốc tự do [6],[8], [28], [47], [48], [52], [51], [53]. Tác dụng này có ý nghĩa đặc biệt đối với tế bào não – tế bào chứa thành phần lipid với tỷ lệ cao [30].  Tác dụng cải thiện tuần hoàn máu: cao ginkgo biloba làm tăng lưu lượng máu đến não, tăng cung cấp chất dinh dưỡng và oxy đến các cơ quan, rút ngắn chu kỳ tuần hoàn do làm giảm độ nhớt của máu, tăng độ đàn hồi của hồng cầu và bạch cầu, do đó làm giảm triệu chứng lạnh chi, giúp nhanh lành vết loét [38], [41], [42], [50], [61],[62], [63]. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng