Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu bào chế gel tra mắt chứa piroxicam nano 0,3%...

Tài liệu Nghiên cứu bào chế gel tra mắt chứa piroxicam nano 0,3%

.PDF
59
303
131

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI ============ ĐỖ THỊ NGỌC BÍCH NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ GEL TRA MẮT CHỨA PIROXICAM NANO 0,3% KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Thị Mai Anh Nơi thực hiện: Bộ môn Bào chế HÀ NỘI - 2015 LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới: TS. Nguyễn Thị Mai Anh DS. Đào Minh Huy Là người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Em cũng chân thành cảm ơn: Các thày cô trong Ban giám hiệu, phòng Đào tạo cùng toàn thể các thày cô các bộ môn và cán bộ các phòng ban trường Đại học Dược Hà Nội đã tận tình dạy dỗ em trong những năm tháng học tập tại trường. Các thày cô và kỹ thuật viên bộ môn Bào chế, bộ môn Công nghiệp Dược, bộ môn Vật lý – Hóa lý trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khóa luận này. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu khoa học. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2015 Sinh viên Đỗ Thị Ngọc Bích. MỤC LỤC Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt. Danh mục các bảng và đồ thị. Đặt vấn đề.......................................................................................................................1 PHẦN 1: TỔNG QUAN. ............................................................................................. 2 1.1. Một số biện pháp làm tăng sinh khả dụng của thuốc tác dụng tại chỗ ở mắt. .. 2 1.1.1. Đặc điểm sinh lí của mắt ảnh hưởng đến sinh khả dụng của thuốc. ............. 2 1.1.2. Các biện pháp tăng sinh khả dụng thuốc tác dụng tại chỗ ở mắt. ................. 2 1.2. Piroxicam. ............................................................................................................. 8 1.2.1. Công thức hóa học. ......................................................................................... 8 1.2.2. Tính chất. ........................................................................................................ 8 1.2.3. Định tính. ......................................................................................................... 9 1.2.4. Định lượng....................................................................................................... 9 1.2.5. Tác dụng, chỉ định. ......................................................................................... 9 1.2.6. Các dạng bào chế có trên thị trường. ............................................................. 9 1.3. Một số nghiên cứu về Piroxicam nano. ............................................................. 10 PHẦN 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ............................. 15 2.1. Nguyên liệu và thiết bị. ....................................................................................... 15 2.1.1. Nguyên liệu. ................................................................................................... 15 2.1.2. Thiết bị. .......................................................................................................... 16 2.2. Nội dung nghiên cứu. ......................................................................................... 16 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu. .................................................................................. 16 2.3.1. Nghiên cứu xây dựng công thức gel tra mắt chứa piroxicam nano 0,3%.... 16 2.3.2. Đánh giá một số tính chất của gel piroxicam nano 0,3%. ............................ 22 PHẦN 3: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM. .................................................................... 25 3.1. Bào chế gel piroxicam nano 0,3%...................................................................... 25 3.1.1. Bào chế hỗn dịch piroxicam nano. ................................................................ 25 3.1.2. Đánh giá hỗn dịch nano Px. .......................................................................... 25 3.1.3. Nghiên cứu lựa chọn tá dược tạo gel. ........................................................... 28 3.1.4. Nghiên cứu lựa chọn chất ổn định và nồng độ sử dụng. ............................... 32 3.1.5. Nghiên cứu lựa chọn chất giữ ẩm. ................................................................ 35 3.1.6. Nghiên cứu lựa chọn chất bảo quản. ............................................................ 36 3.1.7. Nghiên cứu lựa chọn chất tăng thấm qua giác mạc. ..................................... 37 3.2. Đánh giá một số tính chất của gel chứa piroxicam nano 0,3%. ...................... 38 3.2.1. pH gel. ........................................................................................................... 39 3.2.2. Độ nhớt. ......................................................................................................... 39 3.2.3. Hàm lượng dược chất. ................................................................................... 39 3.2.4. Khả năng giải phóng dược chất qua giác mạc thỏ. ...................................... 40 PHẦN 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ........................................................................ 42 4.1. Kết luận. .............................................................................................................. 42 4.2. Đề xuất. ............................................................................................................... 42 Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt AUC : Diện tích dưới đường cong. CMC : Carboxymethyl cellulose. DĐVN IV : Dược điển Việt Nam IV. EDTA : Etylen diamin tetra acetic acid. HEC : Hydroethyl cellulose. HPLC : High performance liquid chromatography. (Sắc ký lỏng hiệu năng cao). HPMC : Hydropropyl methylcellulose. kl/kl : khối lượng/khối lượng. kl/tt : khối lượng/ thể tích. KTTP : Kích thước tiểu phân. NMNT : Nước mắt nhân tạo. NSAIDs : Thuốc chống viêm phi steroid. PdI : Phân bố kích thước tiểu phân. PEG : Polyethylen glycol. PG : Propylen glycol. PVA : Alcol polyvinic. Px : Piroxicam. SEM : TEM : Kính hiển vi điện tử quét. Kính hiển vi điện tử truyền qua Danh mục các bảng và hình vẽ. Bảng Tên Trang 2.1 Nguyên liệu sử dụng trong quá trình thực nghiệm. 15 3.1 Kích thước tiểu phân và phân bố kích thước piroxicam nano 25 (n = 5). 3.2 Mật độ quang của dãy dung dịch chuẩn. 26 3.3 Hàm lượng dược chất trong 20 ml hỗn dịch nano piroxicam 27 (n = 3). 3.4 Hiệu suất quá trình tạo hỗn dịch nano piroxicam (n = 3). 27 3.5 Độ nhớt của một số gel. 28 3.6 Kích thước và phân bố kích thước tiểu phân piroxicam trong 29 các gel. 3.7 3.8 Lượng piroxicam thấm qua màng thẩm tích của các mẫu gel ngay sau khi bào chế (µg). Lượng piroxicam thấm qua màng thẩm tích của các mẫu gel sau 30 32 45 ngày bào chế (µg). 3.9 KTTP piroxicam trong gel có chất ổn định với nồng độ 2%. 33 3.10 KTTP piroxicam trong gel có chất ổn định với nồng độ < 2%. 35 3.11 KTTP piroxicam trong gel có chất giữ ẩm. 36 3.12 KTTP piroxicam trong gel có bổ sung chất bảo quản. 37 3.13 KTTP piroxicam trong gel có thêm EDTA. 38 3.14 Công thức thành phần gel chứa piroxicam nano 0,3%. 38 3.15 Độ nhớt gel chứa piroxicam nano 0,3%. 39 3.16 Hàm lượng piroxicam trong gel (n = 3). 39 3.17 Lượng piroxicam (µg) thấm qua giác mạc thỏ. 40 Hình vẽ, sơ đồ 2.1 3.1 3.2 3.3 3.4 Tên Trang Quy trình bào chế gel chứa nano piroxicam 20 Đường chuẩn biểu thị mối tương quan giữa nồng độ piroxicam trong methanol và mật độ quang. Lượng piroxicam thấm qua màng thẩm tích theo thời gian của các mẫu gel ngay sau khi bào chế. Lượng piroxicam thấm qua màng thẩm tích theo thời gian của các mẫu gel sau 45 ngày bào chế. Lượng piroxicam thấm qua giác mạc thỏ 26 31 32 41 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bào chế thuốc nhãn khoa, các chế phẩm quy ước thường có sinh khả dụng thấp do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: khả năng thấm hạn chế của giác mạc, phản xạ chớp mắt, tăng tiết nước mắt làm rửa trôi và pha loãng thuốc. Từ giữa thế kỉ 20, công nghệ nano ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong trong nền công nghệ dược phẩm, tạo ra nhiều dạng thuốc mới với ưu điểm vượt trội. Đặc biệt đối với các thuốc tác dụng tại chỗ ở mắt, công nghệ nano được coi là giải pháp hiệu quả giúp cải thiện đáng kể sinh khả dụng của thuốc do nhiều đặc tính riêng của tiểu phân nano. Piroxicam là một dược chất thuộc nhóm NSAIDs, điều trị chống viêm rất tốt trên mắt nhưng do độ tan thấp và dễ bị rửa trôi ở mắt nên sinh khả dụng kém. Một số nghiên cứu trên thế giới và trong nước đã công bố rằng hệ tiểu phân nano tinh thể có nhiều ưu điểm về bào chế, khả năng hòa tan và tính thấm nhưng dễ bị rửa trôi hơn một số dạng tiểu phân khác như nano polyme, nano lipid rắn, nano liposome. Vì vậy với mong muốn làm tăng sinh khả dụng của piroxicam chúng tôi thực hiện đề tài “ Nghiên cứu bào chế gel tra mắt chứa piroxicam nano 0,3%” với các mục tiêu: 1. Nghiên cứu xây dựng công thức gel tra mắt chứa 0,3% piroxicam nano tinh thể. 2. Đánh giá một số tính chất của gel tra mắt chứa 0,3% piroxicam nano tinh thể. 2 PHẦN 1: TỔNG QUAN. 1.1. Một số biện pháp làm tăng sinh khả dụng của thuốc tác dụng tại chỗ ở mắt. 1.1.1. Đặc điểm sinh lí của mắt ảnh hưởng đến sinh khả dụng của thuốc. Sinh khả dụng của thuốc nhỏ mắt quy ước thường rất thấp, dưới 5% chủ yếu do các đặc điểm sinh lí sau của mắt  Cấu tạo của giác mạc: giác mạc cấu tạo gồm 3 lớp, trong đó lớp biểu mô bên ngoài có cấu trúc chặt chẽ, liên kết giữa các lớp tế bào bởi ion Ca2+ và chỉ cho các dược chất thân lipid đi qua. Lớp đệm nằm giữa có hàm lượng nước cao chỉ cho các dược chất thân nước đi qua. Cấu tạo của giác mạc, đặc biệt là cấu tạo lớp biểu mô đã tạo thành một hàng rào sinh lí ngăn cản hấp thu dược chất qua giác mạc [6], [30].  Hoạt động sinh lí của mắt: quá trình tiết nước mắt làm giảm nồng độ thuốc trước giác mạc, cùng với việc chớp mắt sẽ đẩy thuốc tràn ra khỏi mắt làm mất một phần lớn dược chất, hoặc đẩy thuốc thoát qua ống mũi – lệ, xuống dạ dày. Ngoài ra còn do liên kết giữa thuốc với protein của nước mắt khiến thuốc không thấm qua được giác mạc và dễ dàng bị rửa trôi khi nước mắt được tiết ra liên tục, do các enzyme có trong màng nước mắt gây phân hủy dược chất [6], [30].  Hấp thu qua kết mạc vào vòng tuần hoàn chung: khác với giác mạc, kết mạc có cấu tạo mạch máu phong phú và có tính thấm cao với nhiều loại dược chất. Hấp thu qua kết mạc sẽ đưa thuốc vào vòng tuần hoàn chung, làm giảm nồng độ thuốc gây tác dụng tại chỗ [6], [30]. 1.1.2. Các biện pháp tăng sinh khả dụng thuốc tác dụng tại chỗ ở mắt. 1.1.2.1. Tăng thấm thuốc qua giác mạc. Các biện pháp có thể áp dụng để tăng thấm thuốc qua giác mạc bao gồm: - Sử dụng các nhóm tá dược có khả năng tăng thấm như: các chất tạo phức chelat với ion Ca2+, chất diện hoạt, acid béo, dẫn chất của acid béo. - Điều chỉnh tỉ lệ ion hóa. 3 - Tạo tiền thuốc, tạo phức. - Áp dụng liệu pháp ion. - Bào chế dược chất có cấu trúc siêu vi tiểu phân với những đặc tính bề mặt giúp dược chất thấm sâu. Trong các biện pháp nêu trên, hiện nay, hướng nghiên cứu các hệ tiểu phân nano đang là xu hướng có nhiều triển vọng ứng dụng cho các thuốc có tác dụng tại chỗ ở mắt. Hệ tiểu phân nano gồm: nano tinh thể, nano polymer, nano lipid, liposome, dendrimer, nano nhũ tương. Các hệ này hoặc duy trì được nồng độ bão hòa xung quanh các tiểu phân, duy trì chênh lệch gradient nồng độ nên tăng khuếch tán dược chất qua màng hoặc có cấu trúc tương tự như màng sinh học, vừa thân nước vừa thân dầu nên có khả năng thấm sâu qua giác mạc.  Rajesh Katara và cộng sự nghiên cứu bào chế hỗn dịch nano aceclofenac bằng phương pháp kết tinh sử dụng Eudragit RL 100. Các tác giả tiến hành đánh giá khả năng thấm qua giác mạc mắt dê đã bóc tách của dược chất với thiết bị là bình khuếch tán Franz. Kết quả cho thấy lượng dược chất thấm qua giác mạc từ hỗn dịch nano cao gấp hai lần so với dung dịch aceclofenac cùng nồng độ [26].  Chetoni và cộng sự nghiên cứu bào chế liposome cation chứa acyclovir điều trị tại chỗ ở mắt. Kết quả thu được liposome có KTTP khoảng 370 nm, 23% dược chất được đưa vào trong liposome. Đánh giá sinh khả dụng của hệ liposome in vivo trên thỏ thông qua định lượng dược chất trong thủy dịch, so sánh với thuốc mỡ tra mắt trên thị trường có hàm lượng dược chất lớn hơn gấp 8 lần. Kết quả cho thấy sau 90 phút, nồng độ dược chất trong thủy dịch của mẫu liposome lớn hơn gấp nhiều lần so với thuốc mỡ tra mắt [21].  Li Gan và cộng sự nghiên cứu bào chế thuốc nhỏ mắt chứa tinh thể lỏng nano dexamethason (DEX cubosom). Kết quả thu được tinh thể lỏng nano có KTTP 214 ± 41,1 nm. So sánh DEX cubosom với dung dịch dexamethason – natri phosphat (DEX – NaP) cùng nồng độ về sinh khả dụng in vivo và in vitro. Thí nghiệm được tiến hành với giác mạc thỏ bóc tách trên bình khuếch tán Franz và 4 trên thỏ sống. Kết quả thử nghiệm in vitro cho thấy trong thời gian đầu, lượng DEX thấm qua giác mạc của cả hai mẫu tuyến tính với thời gian. Hệ số thấm của dược chất ở mẫu cubosom là 2,16 10-6 cm/s, lớn hơn mẫu dung dịch gấp 4,5 lần. Kết quả thử nghiệm in vivo cho thấy AUC0-240 phút của mẫu cubosom lớn hơn dung dịch DEX – NaP gần 2 lần [23]. 1.1.2.2. Tăng thời gian lưu thuốc trước giác mạc. a. Với dung dịch nhỏ mắt.  Tăng bám dính niêm mạc mắt. Độ nhớt tăng sẽ hạn chế rửa trôi, hòa loãng dược chất, thoát dược chất qua đường mũi - lệ do chớp mắt và hoạt động của tuyến nước mắt. Thường tăng độ nhớt tới khoảng 12-15 cp, độ nhớt lớn hơn sẽ gây phản xạ chớp mắt và tăng tiết nước mắt làm rửa trôi dược chất. Các tá dược tăng độ nhớt thường dùng thuộc nhóm dẫn chất cellulose, nhóm acrylat, carbomer, hyaluronan, chitosan…[15], [27], [29].  Giảm kích ứng mắt. Giảm kích ứng mắt sẽ giảm hoạt động tăng tiết nước mắt, chớp mắt do phản xạ nên có thể tăng thời gian lưu tại mắt của dược chất. Các biện pháp: điều chỉnh pH, áp suất thẩm thấu, giảm nồng độ hay không dùng các hóa chất có khả năng gây kích ứng mắt [6]. b. Chuyển sang các dạng bào chế khác.  Bào chế dưới dạng nhũ tương hay hỗn dịch.  Bào chế dưới dạng hệ điều trị đặt tại mắt.  Bào chế dược chất với cấu trúc siêu vi tiểu phân, bề mặt tiểu phân có khả năng kết dính đặc hiệu với niêm mạc. Hệ mang thuốc nano với cấu trúc nano cầu, nano nang có thể kéo dài thời gian lưu trước giác mạc và duy trì giải phóng thuốc kéo dài [32], [34]. 5 - Liposome có cấu trúc màng lipid kép tương tự như cấu trúc lớp màng sinh học, dễ dàng liên kết trong thời gian dài với niêm mạc mắt. Đặc biệt, những liposome có lớp vỏ mang điện tích dương có khả năng tạo liên kết tĩnh điện với các ion tích điện âm trong lớp mucin của niêm mạc, kéo dài thời gian lưu thuốc [32], [34]. - Tiểu phân nano polymer được bào chế sử dụng các polymer có đặc tính kết dính niêm mạc như chitosan, carbomer… có thể tăng đáng kể thời gian lưu trước giác mạc [32], [34]. o Yuan và cộng sự nghiên cứu bào chế thuốc tra mắt chứa cyclosporin bằng phương pháp: gắn chitosan với cholesterol bằng các liên kết cộng hóa trị đạt mức 1,7 – 4,7 nhóm cholesterol với mỗi 100 cấu trúc anhydroglucosamin. Cho các phân tử đó tự kết tụ tạo các tiểu phân nano có kích thước khoảng 200 nm. Cyclosporin được đưa vào các tiểu phân nano với hiệu suất 6,2%. Đánh giá sinh khả dụng in vitro cho thấy thuốc duy trì giải phóng trong suốt hơn 48 giờ và 71% các tiểu phân dược chất vẫn có mặt trên bề mặt mắt sau 112 phút tính từ thời điểm nhỏ mắt [39]. o Amirte và cộng sự nghiên cứu sự phụ thuộc vào kích thước và điện tích của các tiểu phân nano khi tiêm sau kết mạc mắt. Thí nghiệm được tiến hành trên chuột, kết quả cho thấy các tiểu phân nano lớn hơn 200 nm có khả năng tồn tại gần như toàn bộ tại vị trí tiêm trong ít nhất 2 tháng. Trong khi đó các tiểu phân nano 20 nm bị mất nhanh chóng và chỉ 8% liều tiêm còn duy trì được sau 7 ngày [16]. o Xiang-Gen Wu và cộng sự nghiên cứu bào chế hỗn dịch nano mycophenolat mofetil (MMF) dùng cho nhãn khoa. Kết quả thu được hỗn dịch nano với KTTP 492 nm, PdI 0,114, thế Zeta -29,6 ± 4,62 mV. Hỗn dịch nano được đánh giá khả năng bám dính niêm mạc mắt in vivo trên thỏ, so sánh với hỗn dịch quy ước MMF cùng nồng độ. Thỏ được nhỏ 50 µl mỗi loại hỗn dịch vào cả hai mắt, sau các khoảng thời gian khác nhau dùng bông phẫu thuật lau bề mặt mắt thỏ. Định lượng MNF trong bông bằng phương pháp HPLC. Bông 6 sau khi lau mắt thỏ được ngâm trong 1ml pha động trong 1 giờ, ly tâm 14000 vòng/ phút lấy dịch. Đánh giá khả năng bám dính thuốc trên bề mặt niêm mạc mắt dựa vào lượng MNF trong dịch ly tâm. Kết quả cho thấy sau các khoảng thời gian khác nhau, lượng MMF lưu giữ trước giác mạc của hỗn dịch nano lớn hơn so với hỗn dịch quy ước đáng kể (hơn 7 lần ở 15 phút đầu và hơn 5 lần ở các thời gian sau). Đặc biệt khi bào chế hỗn dịch nano MNF chitosan, thế Zeta đạt +45 ± 5,38 mV, lượng MMF lưu giữ trước giác mạc tăng hơn nữa, so với hỗn dịch quy ước lớn hơn khoảng 10 lần [38]. o Pignatello R và cộng sự nghiên cứu bào chế hệ Ibuprofen nano kiểm soát giải phóng dùng cho nhãn khoa sử dụng Eudragit RS 100 bằng phương pháp nhũ hóa, khuếch tán dung môi. Kết quả đánh giá sinh khả dụng in vivo trên thỏ cho thấy so với dung dịch cùng nồng độ, Ibuprofen dạng nano đạt nồng độ ở thủy dịch cao hơn đáng kể, giải phóng dược chất được duy trì trong thời gian dài, thời gian lưu giữ thuốc trước giác mạc cũng lớn hơn đáng kể [31]. o Bochot và cộng sự nghiên cứu và phát triển thuốc tiêm tại mắt chứa liposome mang oligonucleotid. Màng lipid được gắn với polyethylen glycol bằng liên kết cộng hóa trị, hiệu suất nạp thuốc là 17,7%, kích thước liposome thu được có đường kính 150 nm. Hệ mang thuốc được tiêm vào mắt thỏ và so sánh với dung dịch oligonucleotid cùng nồng độ. Sau 14 ngày định lượng lại lượng thuốc trong mắt thỏ, kết quả cho thấy liposome mang thuốc duy trì được 28,2% liều tiêm trong khi dung dịch thuốc được tiêm vào mắt thỏ chỉ còn 2,9% sau 14 ngày [17]. o Bucolo và các cộng sự đã nghiên cứu và bào chế thuốc nhỏ mắt tại chỗ chứa cloricromen được mang trong các tiểu phân nano polymer Eudragit RL 100 với thế Zeta +27,3 mV, kích thước 80 nm. Khi đánh giá sinh khả dụng in vivo trên thỏ và thử nghiệm in vitro với giác mạc thỏ bóc tách, kết quả cho thấy hệ mang thuốc nano có khả năng duy trì giải phóng trong thời gian dài với AUC gấp đôi so với dung dịch cloricromen cùng nồng độ [19]. 7  Bào chế dưới dạng bán rắn mỡ, kem, gel có cấu trúc dung dịch, hỗn dịch hay nhũ tương đảm bảo vừa giải phóng tốt dược chất vừa duy trì tác dụng kéo dài. Dạng bán rắn như gel và thuốc mỡ tra mắt có độ nhớt rất cao, lưu giữ thuốc tại mắt trong thời gian dài. Gel tra mắt ít gây cảm giác khó chịu, nhờn và mờ mắt như thuốc mỡ. Ngoài ra dạng gel hóa tại chỗ đang được nghiên cứu và sử dụng nhiều gần đây với đặc điểm thể chất lỏng sẽ chuyển dạng gel do điều kiện sinh lí ở mắt [29]. Một số tá dược tạo gel thường dùng: o Các dẫn chất cellulose: methyl cellulose (MC), hydroethyl cellulose (HEC), carboxymethyl cellulose (CMC), hydropropyl methyl cellulose (HPMC)… Ưu điểm: khá bền vững, có thể tiệt khuẩn ở nhiệt độ cao mà không thay đổi thể chất, có thể điều chỉnh pH bằng các dung dịch đệm, khoảng độ nhớt rộng (400- 15000 mPas), ít gây kích ứng mắt. Đặc biệt, gel HPMC có độ trong tốt nên được sử dụng nhiều trong các chế phẩm dùng cho nhãn khoa. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh khả năng kết dính niêm mạc mắt của nhóm dẫn chất cellulose, làm tăng đáng kể thời gian lưu trước giác mạc. Nhược điểm: rất dễ bị nhiễm khuẩn. Dẫn chất cellulose cũng có thể tạo phức với paraben, giảm hoạt tính kháng khuẩn của một số chất như natri sulphadimidin, nitrofurazon, oxyquinolein sulfat…[5], [29]. o Nhóm carbomer. Ưu điểm: độ đàn hồi cao, thể chất gel trong, đẹp, đặc biệt là khả năng kết dính niêm mạc rất tốt. Điều này được giải thích do ngoài khả năng tạo liên kết về mặt vật lí, gel carbomer còn có các nhóm COO- có khả năng tạo liên kết hydro với lớp mucin của niêm mạc mắt. Carbomer thường được sử dụng với nồng độ thấp làm tăng độ nhớt của dung dịch nhỏ mắt hay sử dụng trong nước mắt nhân tạo. Do ở nồng độ cao gây kích ứng mắt nên carbomer thường được phối hợp với các dẫn xuất cellulose như MC, CMC hay HPMC [5], [27], [29]. 8 o Nhóm chitosan. Nhóm chitosan là một polyme cation có khả năng tự phân hủy sinh học, kết dính cao với niêm mạc mắt. Thường được sử dụng để tăng độ nhớt, tăng kết dính niêm mạc. Tuy nhiên, chitosan không được dùng ở nồng độ cao do gây kích ứng mắt, thường phối hợp chitosan với nhóm dẫn chất cellulose như HEC. Gel chitosan không tiệt khuẩn được ở nhiệt độ cao [27], [29]. 1.2 . Piroxicam. 1.2.1. Công thức hóa học. Công thức hóa học: C15H13N3O4S. Khối lượng phân tử: 331,4. Tên khoa học: 4 - hydroxyl - 2 - methyl - N - (pyridin-2-yl) - 2H - 1,2 benzothiazin - 3 - carboxamid - 1,1 – dioxid [3], [18], [33]. Xác định: piroxicam chứa C15H13N3O4S từ 97% đến 103% [33]. 1.2.2. Tính chất.  Tính chất vật lý. Đặc tính: bột kết tinh, màu trắng hoặc vàng nhạt, vị đắng, không mùi. Độ tan: rất ít tan trong nước (0,015 mg/ml), dung dịch acid (0,023 mg/ml ở pH 2,0) và hầu hết dung môi hữu cơ, tan ít trong alcohol và dung dịch kiềm (1,03 mg/ml ở pH 7,5), tan trong dicloromethan [3], [18], [33]. 9 Dạng thù hình: có bốn dạng thù hình với nhiệt độ nóng chảy tương ứng là: I (201,6 0C), II (195,5 0C), III (178,4 0C), IV (164,1 0C). Dạng thù hình II không bền dễ chuyển thành dạng I [37].  Tính chất hóa học. Tính acid base: tính acid yếu (pKa = 6,3), pKa1 = 1,86 và pKa2 = 5,46 [3], [24]. 1.2.3. Định tính. Phương pháp định tính: so sánh phổ UV, IR với phổ UV, IR của chất chuẩn [3], [18], [33]. 1.2.4. Định lƣợng.  Piroxicam nguyên liệu: hòa tan trong hỗn hợp đồng thể tích anhydrid acetic và acid acetic, chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1M.  Viên nén piroxicam: định lượng bằng quang phổ tử ngoại.  Viên nang piroxicam: định lượng bằng phương pháp sắc ký lỏng [3], [18], [33]. 1.2.5. Tác dụng, chỉ định.  Tác dụng: piroxicam là thuốc chống viêm phi steroid (NSAIDs), có tác dụng chống viêm, giảm đau, hạ sốt, chống kết tập tiểu cầu. Piroxicam thuộc nhóm oxicam, tác dụng hạ sốt kém, nhưng tác dụng chống viêm mạnh hơn nên chủ yếu dùng giảm đau và chống viêm [4], [11].  Chỉ định: Piroxicam dùng trong một số bệnh đòi hỏi chống viêm kèm giảm đau. - Viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, thoái hóa khớp. - Viêm cột sống dính khớp, bệnh cơ xương cấp, chấn thương trong thể thao. - Thống kinh và đau sau phẫu thuật. - Bệnh Gút cấp [4]. 1.2.6. Các dạng bào chế có trên thị trƣờng. Một số chế phẩm chứa piroxicam: - Thuốc tiêm 20 mg/ml (chế phẩm Felden IM, Pirox IM, Kecam…). 10 - Viên nang, viên nén 10 mg, 20 mg (chế phẩm Felden, Ciprox DT, Pirox 10, Pirox 20,…). - Thuốc đạn 20 mg (chế phẩm Felden, Oximezin, Zitumex,…). - Bôi ngoài da: gel 0,5% (chế phẩm Felden, Zerospam, Flodenu,…) [7], [10]. 1.3. Một số nghiên cứu về Piroxicam nano.  Francesco Lai và cộng sự nghiên cứu bào chế Px nano tinh thể đưa vào viên nén rã trong miệng bằng phương pháp đông khô. Px nano tinh thể được bào chế bằng phương pháp đồng nhất hóa ở áp suất cao với chất ổn định là poloxamer 188, KTTP thu được: 414,3 ± 21,1 nm, PdI 0,4 ± 0,02, thế Zeta: 18,1 ± 0,4 mV. Với mục đích làm tăng độ tan, độ rã của viên nén chứa Px nano trong khoang miệng, Px nano tinh thể được đông khô lần lượt cùng với các tá dược gletin, crosscaramellose, gôm xanthan. Quá trình đông khô gần như không ảnh hưởng tới kích thước tiểu phân. Tiến hành thử nghiệm độ tan cho thấy, viên nén chứa tinh thể nano có độ tan lớn gấp 3 đến 6 lần so với viên nén chứa Px thô trong suốt thời gian thử. Trong 3 loại tá dược, crosscamellose cho độ tan lớn nhất, gấp 2 lần viên nén sử dụng gôm xanthan [28].  Khosro Adibkia và cộng sự nghiên cứu bào chế, đánh giá đặc tính lí hóa và khả năng giảm viêm mống mắt do nội độc tố của Px nano. Hệ tiểu phân được bào chế bằng phương pháp nhũ hóa bay hơi dung môi sử dụng Eudragit RS 100, tách loại dung môi bằng li tâm và đông khô. Tiểu phân nano thu được có hình cầu, bề mặt mịn, kích thước 230 - 250 nm, thế Zeta 35 ± 2,6 mV. Phổ phân tích nhiệt, phổ nhiễu xạ tia X và phổ FT-IR cho thấy tỉ lệ tinh thể Px giảm trong khi tỉ lệ vô định hình tăng, không có liên kết về mặt hóa học giữa polymer và dược chất. Đánh giá khả năng giảm viêm mống mắt thông qua thử nghiệm in vivo trên mắt thỏ dựa trên tỉ số Hogan và định lượng bạch cầu trong thủy dịch. Kết quả cho thấy Px nano có khả năng giảm viêm cao đáng kể và tốt hơn hẳn so với hỗn dịch micro [14]. 11  Nguyễn Thị Mai Anh và cộng sự nghiên cứu bào chế hỗn dịch nano Px bằng phương pháp kết tinh. Kết quả: tạo ra hỗn dịch nano với các tiểu phân có cấu trúc tinh thể, KTTP trung bình 300 nm, thế Zeta -8, 12 mV, độ tan tăng 1,9 lần so với Px nguyên liệu ban đầu [1].  Trong các nghiên cứu khác, Nguyễn Thị Mai Anh và cộng sự nghiên cứu bào chế hỗn dịch nhỏ mắt chứa polymer nano piroxicam sử dụng tá dược Eudragit RS 100. Tác giả tiến hành đánh giá sinh khả dụng in vivo trên thỏ đánh giá sinh khả dụng của chế phẩm, so sánh với hỗn dịch quy ước và dung dịch cùng nồng độ. Thực nghiệm in vivo tiến hành: nhỏ cùng lượng mỗi loại chế phẩm lên mắt thỏ, định lượng dược chất trong thủy dịch sau các khoảng thời gian khác nhau, từ đó tính AUC. Kết quả: polymer nano có KTTP trung bình 347,2 ± 17,7 nm (PDI = 0,156 ± 0,028). Thử nghiệm in vivo đánh giá sinh khả dụng cho thấy, hỗn dịch polymer nano có AUC1 – 180 phút cao gấp 1,8 lần so với dung dịch và cao gấp 2,5 lần so với hỗn dịch quy ước cùng nồng độ. AUC dự đoán (AUC0 - ∞) của hỗn dịch polymer nano cao gấp 2,1 lần so với dung dịch và 2,9 lần so với hỗn dịch quy ước [2].  Nguyễn Thị Ngọc nghiên cứu bào chế và đánh giá khả năng thấm dược chất qua giác mạc thỏ của hỗn dịch nhỏ mắt chứa piroxicam nano 0,5%. Hệ tiểu phân được chế tạo bằng phương pháp nhũ hóa, bốc hơi dung môi với tá dược Eudragit RS 100. KTTP piroxicam trong khoảng 300 – 500 nm. Khả năng thấm dược chất qua giác mạc thỏ phụ thuộc vào bản chất tiểu phân, KTTP, nồng độ dược chất, tá dược tăng độ nhớt và chất diện hoạt sử dụng: tinh thể nano có khả năng thấm qua giác mạc tốt nhất, KTTP càng nhỏ, khả năng thấm càng cao, nồng độ dược chất trong hỗn dịch thích hợp là 0,5%, HPMC là chất tăng độ nhớt tốt nhất, chất diện hoạt phù hợp là Tween 80 [9].  Muthanna F. và cộng sự nghiên cứu độ ổn định của kem Px nano được bào chế với phương pháp dùng lực phân tán. Tá dược: sử dụng các ester dầu cọ là pha nội, đệm phosphat là pha ngoại, Tween 80 và Span 20 có vai trò nhũ hóa. Px nano được bào chế với đệm phosphat pH 7,4 có KTTP 132,39 ± 1,69 12 nm, ổn định hơn khi dùng đệm pH 4 và pH 6. Kem chứa Px nano được theo dõi trong 3 tháng ở 3 nhiệt độ 4, 25, 40 oC. Kết quả cho thấy kích thước tiểu phân, pH, độ dẫn điện, độ nhớt và nồng độ Px thay đổi không đáng kể [13].  Trong một nghiên cứu khác, Muthanna F. và cộng sự nghiên cứu đánh giá giải phóng thuốc in vitro và tác dụng chống viêm, giảm đau của kem chứa Px nano trên. Kết quả thử nghiệm in vitro đánh giá khả năng thấm qua da chuột của dược chất cho thấy so với gel cùng nồng độ, kem chứa Px nano có hệ số thấm và tốc độ khuếch tán dược chất qua da đều cao hơn 3 lần. So với gel Px trên thị trường, kem Px nano có tác dụng giảm đau, chống viêm cao hơn hẳn (thí nghiệm được thực hiện in vivo trên chuột thông qua so sánh ngưỡng chịu đau và khả năng giảm phù chân chuột) [12].  Bhavna Dhawan và cộng sự nghiên cứu bào chế emugel nano bằng phương pháp nhũ hóa. Pha dầu, chất nhũ hóa, pha nước lần lượt là acid oleic, tween 80 và nước cất. Nhũ tương nano thu được có cấu trúc D/N, hình cầu với kích thước các tiểu phân < 200 nm, PdI 0,164, thế Zeta -55,8 mV. Sau khi bào chế, nhũ tương được phối hợp với gel carbopol 934 (0,5 % kl/kl), khuấy trộn để tạo emugel nano đồng nhất. Gel có độ nhớt, pH, khả năng lan rộng thích hợp. Thử nghiệm in vitro đánh giá khả năng thấm qua da chuột của dược chất sử dụng bình khuếch tán Franz. Kết quả cho thấy emugel nano có lượng Px thấm qua da cao và bị ảnh hưởng bởi hàm lượng các thành phần trong công thức tạo nhũ tương. Khi giảm nồng độ chất diện hoạt và tăng acid oleic lượng Px thấm qua da tăng. Tiến hành thử nghiệm in vitro so sánh khả năng thấm dược chất qua da chuột giữa các mẫu: emugel nano Px, nhũ tương nano Px, gel Px thô, dung dịch Px và chế phẩm trên thị trường. Kết quả cho thấy tốc độ thấm dược chất qua da của emugel nano cao nhất. Lượng Px tích lũy trong da của mẫu emugel nano thấp nhất cho thấy tỉ lệ thuốc thấm qua da là lớn nhất [22].  Nursyamsyila Mat Hadzi và cộng sự nghiên cứu bào chế nhũ tương nano Px sử dụng ester của acid béo bằng phương pháp nhũ hóa ở năng lượng cao. Các 13 ester: oleyl stearat, oleyl laurat, oleyl oleat lần lượt được sử dụng làm pha dầu. Chất nhũ hóa là hỗn hợp của Pluronic F68 và Span 20. Gôm xanthan được sử dụng với vai trò chất ổn định. Kết quả, cả 3 loại ester đều cho nhũ tương nano có KTTP < 200 nm. Để đánh giá độ ổn định của nhũ tương nano, tác giả ly tâm nhũ tương ở 14000 vòng /phút trong thời gian 5 phút sau đó quan sát đánh giá thể chất. Kết quả cho thấy không có sự kết tủa hay tách pha ở tất cả các mẫu nhũ tương nano. Tiếp tục theo dõi trong 3 tháng ở các nhiệt độ 3, 25, 45 oC, nhũ tương nano Px vẫn ổn định về mặt vật lí [25].  Vinod Kumar Verma và cộng sự nghiên cứu bào chế nano lipid rắn (SLN) chứa Px bằng phương pháp nhũ hóa, khuếch tán dung môi trong hệ dung môi bão hòa. Lipid sử dụng là tripamitil lipid, chất ổn định là polyvinyl alcohol và dung môi là ethylacetate. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ lipid đến kích thước tiểu phân cho thấy khi tăng nồng độ lipid, kích thước tiểu phân tăng, đặc biệt khi nồng độ cao hơn 15%. Hệ tiểu phân thu được có kích thước trong khoảng 355 – 441 nm với khoảng phân bố hẹp, thế Zeta từ -28 đến -30 mV. Hình ảnh chụp SEM và TEM cho thấy các tiểu phân có hình cầu, bề mặt nhẵn, hiệu suất nạp dược chất khoảng 85%. Thử nghiệm in vitro đánh giá khả năng thấm dược chất qua màng thẩm tích sử dụng bình khuếch tán Franz cho thấy quá trình giải phóng dược chất có hai giai đoạn. Trong 6 giờ đầu, thuốc giải phóng nhanh với lượng lớn, sau đó duy trì giải phóng trong suốt hơn 24 giờ [36].  Trong một nghiên cứu khác, Vinod Kumar Verma và cộng sự đã sử dụng nano lipid rắn (SLN) piroxicam bào chế theo phương pháp nói trên để bào chế hydrogel bôi da và đánh giá tính thấm của dược chất qua da. Tá dược tạo gel là carbopol 934 với hàm lượng dược chất trong gel là 20% kl/kl. Đánh giá khả năng thấm dược chất qua da sử dụng bình khuếch tán Franz tiến hành trong 24 giờ. Kết quả cho thấy phần lớn Px tập trung trong lớp da. Tỉ lệ Px trong lớp da tăng theo thời gian, theo tính toán tốc độ thấm đạt 0,0938 ± 0,012 g/cm2/giờ. Hình ảnh quét kính hiển vi laser đồng tâm sau khi bôi thuốc
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan