Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu áp dụng chứng chỉ rừng trong quản lý rừng bền vững ở Việt Nam...

Tài liệu Nghiên cứu áp dụng chứng chỉ rừng trong quản lý rừng bền vững ở Việt Nam

.PDF
122
280
104

Mô tả:

Mục lục Lời cảm ơn ...................................................................................................................... i Mục lục .......................................................................................................................... ii Danh mục bảng biểu ...................................................................................................... iv Danh mục hình: ............................................................................................................. iv Danh mục phụ lục ......................................................................................................... iv Danh mục các từ viết tắt ................................................................................................. v Lời mở đầu ..................................................................................................................... 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................ 2 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CHỨNG CHỈ RỪNG ............................................................................................................................ 4 1.1 Sơ lƣợc quan điểm về QLRBV & CCR .................................................................... 4 1.2 Chứng chỉ rừng (CCR) – Khái niệm và Cơ chế hoạt động ......................................... 8 1.2.1 Hội đồng quản trị rừng (FSC) và Vai trò ................................................................ 8 1.2.2 CCR - Cơ chế hoạt động ........................................................................................ 9 1.3 CCR và sự phát triển ............................................................................................... 12 1.3.1 Thế giới ................................................................................................................ 12 1.3.2 Trong nƣớc ...........................................................................................................16 1.4 Thảo luận vấn đề nghiên cứu .................................................................................. 18 CHƢƠNG 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG & PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................27 2.1. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 27 2.1.1 Mục tiêu tổng quát ................................................................................................27 2.1.2 Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................27 2.2. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu 27 2.2.1 Đối tƣợng nghiên cứu ...........................................................................................27 2.2.2 Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................28 2.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 28 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................... 28 2.4.1 Phƣơng pháp luận ................................................................................................28 ii 2.4.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................... 29 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 35 3.1 Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng tại Việt Nam ........................................ 35 3.1.1 Ý nghĩa của QLRBV và CCR .............................................................................. . 35 3.1.2 Cơ sở của chứng chỉ rừng .....................................................................................43 3.1.3 Triển vọng và thách thức ......................................................................................47 3.1.3.1 Những triển vọng trong QLRBV và CCR. ......................................................... 47 3.1.3.2 Khó khăn và thách thức trong quản lý rừng bền vững ........................................ 52 3.1.3.3 Những khó khăn đối với các đơn vị thực hiện CCR .............................................. 55 3.2 Những yếu tố ảnh hƣởng đến QLRBV và CCR tại Việt Nam ...................................64 3.2.1 Xu hƣớng thế giới, khu vực ..................................................................................64 3.2.2 Tác động thị trƣờng ..............................................................................................70 3.2.2.1 Ảnh hƣởng của ngƣời mua tới QLRBV, CCR và sản xuất lâm sản Việt Nam ............... 70 3.2.2.2 Vai trò của ngành công nghiệp chế biến gỗ trong QLRBV ở Việt Nam ..................... 73 3.2.3 Hành lang pháp lý cho QLRBV & CCR của Việt Nam .........................................76 3.3 Quan điểm của các bên liên quan .............................................................................79 3.3.1 Quan điểm của các doanh nghiệp chế biến gỗ về Chứng chỉ gỗ ở Việt nam ..........79 3.3.2 Ngành chế biến gỗ trong việc quản lý bảo vệ rừng ở Việt Nam .............................80 3.3.3 Ý kiến của chuyên gia về xã hội và quyền của ngƣời bản địa ................................81 CHƢƠNG 4 ĐỀ XUẤT................................................................................................ 84 4.1 Giải pháp về chính sách ........................................................................................... 84 4.2 Giải pháp về kỹ thuật ...............................................................................................88 4.3 Giải pháp về tài chính ..............................................................................................93 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 95 Tài liệu tham khảo .........................................................................................................97 Tài liệu tiếng Việt ........................................................................................................... 97 Tài liệu tiếng Anh ................................................................................................................. 98 iii Danh mục bảng biểu Bảng 2.1 Danh sách các cuộc họp......................................................................... 30 Bảng 2.2 Điều tra thực địa .................................................................................... 31 Bảng 2.3 Họp chuyên gia...................................................................................... 32 Bảng 2.4 Chƣng cầu ý kiến trực tiếp ...................................................................... 33 Bảng 3. 1 Diện tích rừng đƣợc cấp chứng chỉ (1997, 2006) ...................................... 48 Bảng 3. 2 So sánh các chức – tính năng giữa các loại rừng ...................................... 51 Bảng 3. 3 Hệ số thể hiện đến quản lý rừng ............................................................ 61 Bảng 3. 4 Các cơ sở sản xuất các lâm sản và công suất ......................................... 74 Bảng 3. 5 Dự đoán nhu cầu sử dụng sản phẩm gỗ (đơn vị 1000 m3) ..................... 75 Danh mục hình: Hình 3.1 Diện tích rừng đƣợc chứng chỉ theo vùng (1997 & 2007) ....................... 49 Hình 3.2 Sự phát triển Chứng chỉ rừng trên toàn cầu (ha) ..................................... 64 Danh mục phụ lục Phụ lục 1: Các văn bản pháp luật liên quan tới quản lý bảo vệ rừng từ 1945 đến nay ............................................................................................................................ 107 Phụ lục 2: Danh sách các đơn vị chứng chỉ đƣợc FSC ủy nhiệm ......................... 115 iv Danh mục các từ viết tắt 1 Bộ NN & PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD) 2 CCR Chứng chỉ rừng 3 C&I Tiêu chí và chỉ số 4 CDM Cơ chế phát chiển sạch 5 CoC Chuối hành trình sản phẩm 6 FAO Tổ chức nông lƣơng thế giới 7 FLEG Quản lý thực thi luật lâm nghiệp 8 FSC Hội đồng quản trị rừng thế giới 9 ISO Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế 10 ITTA Thỏa thuận Gỗ Nhiệt Đới Quốc tế 11 ITTO Tổ chức Gỗ Nhiệt đới Quốc tề 12 LT Lâm trƣờng (nay đổi tên thành công ty lâm nghiệp) 13 LTQD / (SFE) Lâm trƣờng quốc doanh 14 NGO Tổ chức phi chính phủ 15 OECD Tổ chức Hợp tác Phát triển kinh tế 16 PRA Phƣơng pháp đánh giá nhanh nông thôn 17 QLRBV/ (SFM) Quản lý rừng bền vững 18 REDD Giảm thiểu phát thải do ngăn chặn mất & suy thoái rừng 19 RT Rừng trồng 20 RTN Rừng tự nhiên 21 SLIMF Quản lý rừng cƣờng độ thấp và quy mô nhỏ 22 WWF Quỹ bảo vệ thiên nhiên quốc tế v Lời mở đầu Việt Nam đã có định hƣớng rõ ràng về quản lý rừng bền vững đƣợc thể hiện trong Luật Bảo vệ và phát triển rừng và Chiến lƣợc lâm nghiệp quốc gia nhƣng chƣa xây dựng đƣợc khuôn khổ chính sách quản lý rừng bền vững chung cho tất cả các loại rừng hiện có, đặc biệt cho rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng trồng. Ngoài các chính sách của Nhà nƣớc nêu trên, quản lý rừng bền vững hiện nay đang đƣợc thúc đẩy bởi một công cụ thị trƣờng đó là chứng chỉ rừng. Trong Chiến lƣợc phát triển lâm nghiệp đã xác định nhiệm vụ cho ngành lâm nghiệp là: sử dụng bền vững 8,4 triệu ha rừng sản xuất (phấn đấu có đƣợc 30% diện tích có chứng chỉ rừng), 5,6 triệu ha rừng phòng hộ và 2,16 triệu ha rừng đặc dụng (Chiến lƣợc lâm nghiêp 2006-2020)[14]. Nhƣng đến nay vẫn chƣa xác định đƣợc diện tích lâm phận ổn định quốc gia nêu trên để có kế hoạch quản lý rừng bền vững. Trên thế giới và khu vực nhiều nƣớc đã khá thành công trong việc cấp chứng chỉ rừng nên đã góp phần đáng kể trong việc quản lý rừng bền vững song ở Việt Nam hiện nay khái niệm Chứng chỉ rừng đang còn là rất mới mẻ với tất cả cán bộ, ngƣời dân hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp. Ngƣợc lại, do sự năng động của các doanh nghiệp chế biến sản xuất lâm sản tƣ nhân, số lƣợng các xƣởng chế biến phát triển mạnh mẽ về cả số lƣợng, máy móc thiết bị, hiệu quả và rất nhiều trong số đó đã có chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm (Chứng chỉ chứng minh họ có khả năng truy suất nguồn gốc lâm sản đƣợc sử dụng). Áp lực của thị trƣờng lên ngành chế biến gỗ Việt Nam - đứng thứ 2 trong khu vực - đòi hỏi các sản phẩm có trách nhiệm với môi trƣờng và từ sự khan hiếm nguồn nguyên liệu gỗ có chứng chỉ (đƣợc quản lý bền vững) lại là cơ hội đảm bảo đầu ra và tăng giá trị lâm sản cho các chủ rừng Việt Nam. Tuy Việt Nam đã có những chính sách hỗ trợ cho việc quản lý rừng bền vững nhƣng những chính sách này cũng còn tồn tại nhiều bất cập và chƣa có giá trị thực tế giúp các đơn vị lâm nghiệp xúc tiến việc cấp chứng chỉ rừng. Vì vậy, việc nghiên cứu áp dụng chứng chỉ rừng trong quản lý rừng bền vững ở Việt Nam trong đó nghiên cứu, phân tích tình hình thực tế, xây dựng và bổ sung để hoàn thiện chính sách và các quy định về tài chính, kĩ thuật liên quan đến QLRBV và CCR là yêu cầu cấp bách hiện nay và chỉ có nhƣ thế thì chủ trƣơng quản lí rừng bền vững trong sản xuất kinh doanh lâm nghiệp mới trở thành hiện thực. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Theo “State of the World Forests 2007” thì đến năm 2005, diện tích của toàn thế giới kể cả rừng tự nhiên và rừng trồng là 3.952 triệu ha, tỉ lệ che phủ tƣơng ứng là 30,3%. Tính riêng trong giai đoạn 2000-2005, ở các nƣớc trên toàn thế giới đã có hơn 7,3 triệu ha rừng bị mất(FAO, 2007) [16]. Thực tế đã chứng tỏ rằng, nếu chỉ bằng các biện pháp nhƣ: luật pháp, chƣơng trình, công ƣớc…thì không thể bảo vệ đƣợc diện tích rừng tự nhiên của nhân loại nhất là rừng nhiệt đới, tập trung chủ yếu ở các nƣớc đang phát triển. Kể từ năm 1997, chính phủ Việt Nam đã bắt đầu cải cách các chính sách quốc gia về rừng nhằm giữ các khu rừng tự nhiên cuối cùng còn lại. Kết quả là việc khai thác gỗ trong rừng tự nhiên (RTN) đã giảm 80% và đƣợc gọi là chƣơng trình “Đóng cửa RTN”, đó là từ 1996 về trƣớc chặt 1,500 triệu m3 / năm, trong 4 năm giảm dần xuống 0,300 triệu m3, giữ sản lƣợng đó từ năm 2000 cho đến hết năm 2010 (Nguyễn Ngọc Lung, 2001). [3] Dù đã có hạn chế về khối lƣợng khai thác, chất lƣợng rừng của Việt Nam vẫn đang bị suy giảm, các loại động thực vật quí hiếm vẫn còn bị khai thác, buôn bán và đe dọa. Để phù hợp với chính sách “Đổi mới” và để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc cũng đảm bảo sự tồn tại và phát triển của một ngành kinh tế, Việt Nam cần đảm bảo các chính sách hƣớng dẫn quản lý và khai thác rừng phù hợp về mặt môi trƣờng cho các lâm trƣờng còn đang hoạt động. Một trong những biện pháp quan trọng hiện nay đƣợc cộng đồng quốc tế cũng nhƣ nhiều nƣớc đặc biệt quân tâm đó là cùng với những giải pháp truyền thống đã và đang đƣợc thực hiện, cần phải có giải pháp thiết lập quản lý rừng bền vững (QLRBV) và chứng chỉ rừng (CCR). Việt Nam đã tiếp cận với việc QLRBV và CCR từ những năm 1998 với hàng loạt các hoạt động QLRBV tại các lâm trƣờng và các tổ chức lâm nghiệp song số lƣợng các lâm trƣờng và tổ chức lâm nghiệp đủ tiêu chuẩn và đạt chứng chỉ rừng vô cùng hạn chế. Đối lập với hiện tƣợng này, ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu lâm sản của Việt Nam trong những năm qua đạt đƣợc những thành công đáng kể. 2 Số lƣợng các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu lâm sản đạt chứng chỉ chuỗi hành trình (CoC) lên đến 162 tháng 12, 2008 (FSC Website) [21]. Mặc dù CCR vùa có thể tăng khả năng tiếp cận thị trƣờng, vừa đem lại các lợi ích về mặt môi trƣờng và xã hội cho nƣớc sản xuất và xuất khẩu, CCR cũng đòi hỏi cần có những khung chính sách có tính hỗ trợ từ ở tất cả các cấp từ địa phƣơng đến trung ƣơng cũng nhƣ cộng đồng quốc tế để có thể thực tế hóa các tính năng của nó. Quá trình đƣa chứng chỉ rừng (CCR) vào quản lý rừng bền vững tại Việt Nam cần đƣợc xem xét đánh giá lại một cách toàn diện và đúc rút những kinh nghiệm áp dụng CCR để CCR thực sự là một công cụ quản lý rừng bền vững hiệu quả. 3 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CHỨNG CHỈ RỪNG 1.1 Sơ lƣợc quan điểm về QLRBV & CCR Từ những năm 70 đã bắt đầu có rất nhiều sự lo lắng sâu sắc về tốc độ xuống cấp và mất rừng nhiệt đới do hậu quả của quá trình cơ khí hóa, hiện đại hóa giao thông cũng nhƣ sự bùng nổ dân số và phát triển kinh tế. Vào những năm 1990, mỗi năm trên thế giới mất khoảng 16.1 triệu ha rừng (FAO, 2001) [19]. Quan điểm về Quản lý rừng bền vững (QLRBV) đƣợc hình thành do tình trạng mất rừng ở khắp nơi trên thế giới diễn ra ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là rừng nhiệt đới tại các nƣớc đang phát triển. Quan điểm QLRBV xuất phát trên cơ sở lý luận về phát triển bền vững. Bắc Âu là nơi có lịch sử sử dụng rừng cho mục đích công nghiệp lâu đời nhất; đây cũng là nời đầu tiên áp dụng quản lý rừng tốt đến luân kỳ thứ 2 và thứ 3. Phần lớn rừng ở đây đƣợc quản lý theo nguyên tắc sản lƣợng bền vững và nó đƣợc áp dụng và tuân thủ sớm nhất. Trong đó Thụy Điển là nƣơc mà ngành lâm nghiệp trải qua các giai đoạn từ khai thác gỗ (những năm 1850) đến khai thác đại trà (1900) sau đó chuyển sang khai thác có lựa chọn theo quan điểm QLRBV (giữa thế kỷ 20) và tiến tới Quản lý rừng đa mục tiêu (từ năm 1990). Song Đức lại à nƣớc đầu tiên ở Châu Âu sử dụng thuật ngữ “bền vững” trong lâm nghiệp. Vào những năm đầu của thập kỷ 18, rừng châu Âu gần nhƣ bị tàn phá hoàn toàn do bị khai thác mạnh mẽ và thiếu kiểm soát trong nhiều thập niên. Năm 1713 nhà lâm nghiệp Carlowitz sử dụng thuật ngữ “bền vững” để chỉ lƣợng gỗ lấy ra khỏi rừng không đƣợc vƣợt quá lƣợng gỗ mà rừng có thể tăng trƣởng trong cùng một khoảng thời gian tƣơng ứng (Hans Carl Von Carlowitz, 1713) [17]. Năm 1804, một nhà lâm nghiệp ngƣời Đức khác là Hartig đã đề cập đến quan điểm sản lƣợng bền vững là sản lƣợng khai thác gỗ qua các thế hệ không nên vƣợt quá lƣợng tăng trƣởng. Ý tƣởng này là xƣơng sống cho nền lâm nghiệp hiện đại ở châu Âu và Bắc Mỹ. Trong mối liên quan đến sản lƣợng gỗ bền vững còn có những giá trị khác của rừng, nó đóng vai trò quan trọng nếu xét 4 trên quan điểm quản lý rừng bền vững, đó là giá trị sinh thái, xã hội, văn hóa và tinh thần (Paavilainen, E. 1994) [18]. Đến giữa thế kỷ 19, giáo sƣ Kark Garye đã nhận thấy tác động tiêu cực của việc quản lý điều chế rừng theo phƣơng thức “chặt trắng rừng đều tuổi” trên cả 2 khía cạnh kinh tế và môi trƣờng. Tiếp theo ý tƣởng về “rừng ổn định”, năm 1923 Moller đã có những nhận định trƣớc về mô hình quản lý rừng “hòa hợp với thiên nhiên”. Mặc dù những nhận định và ý tƣởng đó phải mất nhiều thời gian mới đƣợc thừa nhận, nhƣng những quan điểm sử dụng rừng đó thực sự đóng vai trò nhƣ nguyên tắc cơ bản nhất trong QLRBV ngày nay. Dựa trên quan điểm đó, chúng ta có những quan điểm khác nhau trong QLRBV, chẳng hạn nhƣ “gần gũi với thiên nhiên”, “hài hòa với thiên nhiên”, “tƣơng hợp với thiên nhiên”, “sử dụng rừng trên quan điểm hệ sinh thái” (IGES, Sustainable Asia 2005 & Beyond) [24]. Hội nghị về môi trƣờng và phát triển do Liên hợp quốc tổ chức tại Rio De Janeiro, Brazil năm 1992 đã thông qua chƣơng trình nghị sự 21. Theo đó các quốc gia cam kết thực hiện việc phát triển bền vững và tăng cƣờng hợp tác quốc tế. Hội nghị cũng đã dành sự quan tâm đặc biệt đến tài nguyên rừng và phân tích nguyên nhân, hành động tàn phá rừng diễn ra khắp nơi, gây quan ngại trên phạm vi toàn thế giới. Hội nghị cũng đƣa ra “những nguyên tắc quản lý rừng” giúp các quốc gia có sự nhìn nhận, đánh giá sắc bén hơn về hiện trạng rừng toàn cầu, và nó cũng củng cố quan điểm quản lý rừng tốt hơn. Có thể nói do loài ngƣời đứng trƣớc hiểm hoạ tồn vong do thay đổi khí hậu toàn cầu nên QLRBV và phát triển rừng trở thành giải pháp vừa hữu hiệu vừa bền vững, đƣợc mọi tổ chức quốc tế và quốc gia đặc biệt quan tâm, từ đó nẩy sinh các hoạt động rộng rãi toàn cầu liên quan nhƣ FLEG, REDD, CDM trong trồng rừng. Khái niệm phát triển bền vững hay khả năng bền vững đƣợc đƣa ra những năm 1980 trong “Chiến lƣợc Bảo tồn Thế giới” nhằm đáp lại nhận thức và những mối lo ngại ngày càng tăng về sự suy kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên và sự xuống cấp của môi trƣờng toàn cầu. Nó đƣợc lặp lại và nói rõ hơn trong cuốn sách “Quan tâm đến Trái Đất – Một chiến lƣợc cho sự sống Bền vững”. Khái niệm này 5 đƣợc phổ biến bởi cuốn sách “Tƣơng Lai chung của chúng ta” xuất bản năm 1987. Cuốn sách này định nghĩa phát triển bền vững là “Sự phát triển đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không gây hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng những nhu cầu của chính mình”. Vào năm 1986, khi Thỏa thuận Gỗ Nhiệt Đới Quốc tế (ITTA) có hiệu lực, vấn đề quan tâm không chỉ là việc sản xuất và buôn bán gỗ mà còn là chất lƣợng quản lý tài nguyên rừng – vấn đề cốt lõi của việc sản xuất và buôn bán gỗ. Theo đó, vào năm 1987, Tổ chức Gỗ Nhiệt đới Quốc tề (ITTO) đƣợc thành lập trong khuôn khổ ITTA, đã tiến hành khảo sát việc quản lý rừng nhiệt đới tại các nƣớc thành viên mà trọng tâm là những vùng rừng đƣợc quản lý cho mục tiêu sản xuất gỗ. Kết quả khảo sát (1988) đã đƣa ra kết luận mang tính báo động là chỉ có một tỷ lệ nhỏ rừng nhiệt đới của thế giới được quản lý bền vững, mặc dù điều kiện thực hiện QLRBV có ở nhiều nơi. Thời gian sau đó, ITTO đã tập trung giải quyết các vấn đề nêu trên với nhiều dự án đƣợc thực hiện ở hiện trƣờng, hàng loạt các chính sách, hƣớng dẫn đƣợc xuất bản: các cuốn “Hƣớng dẫn Quản lý bền vững Rừng nguyên sinh nhiệt đới” (1990), “Tiêu chuẩn Xác định Mức độ Quản lý Bền vững Rừng Nhiệt đới” (1992), “Hƣớng dẫn Thiết lập và Quản lý Bền vững Rừng trồng nhiệt đới” (1993). Tổ chức này cũng thông qua một chiến lƣợc cho tới năm 2000 nhằm tiến tới đạt đƣợc quản lý bền vững rừng nhiệt đới và buôn bán gỗ nhiệt đới thu hoạch từ những khu rừng đƣợc quản lý bền vững đƣợc gọi là Mục tiêu năm 2000. Đồng thời đã đƣa ra khái niệm về quản lý rừng bền vững (SFM) mà hiện nay đƣợc sự đồng tình và áp dụng của nhiều tổ chức, cá nhân (ITTO webpage) [26]. "Quản lý rừng bền vững là quá trình quản lý đất rừng cố định để đạt được một hoặc niều mục tiêu được xác định rõ ràng của công tác quản lý trong vấn đề sản xuất liên tục các lâm phẩm và dịch vụ rừng mà không làm giảm đi đáng kể những giá trị vốn có và khả năng sản xuất sau này của rừng và không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực thái quá đến môi trường vật chất và xã hội”. Tại các hội nghị quốc tế về rừng: Năm 1993, tại Hội nghị các Bộ trƣởng về bảo vệ rừng châu Âu diễn ra tại Helsinki, ngƣời ta nhấn mạnh rằng quản lý rừng bền vững nghĩa là nuôi dưỡng và sử dụng rừng sao cho rừng vẫn có khả năng tái 6 sinh, phát triển được giá trị kinh tế, duy trì được các chức năng sinh thái, xã hội ở phạm vi toàn cầu, quốc gia và cấp địa phương mà không phá vỡ hệ sinh thái. Các nƣớc châu Phi và Á tiếp cận với quan điểm QLRBV muộn hơn các nƣớc ở châu Âu và Mỹ. Đầu những năm 90, tiếp nhận quan điểm QLRBV của các nƣơc phát triển đi trƣớc trong việc quản lý và sử dung rừng tại các nƣớc trong khu vực châu Á. Trong thảo luận các vấn đề về rừng, QLRBV luôn là đề tài đƣợc thảo luận sôi nổi và cân nhắc thận trọng trong việc đƣa ra các đinh nghĩa, tiêu chuẩn và chỉ tiêu thực hiện. Tuy nhiên, ở châu Á có rất nhiều kiểu rừng khác nhau do dải trên các vùng khí hậu khác nhau, nên không thể đƣa ra một tiêu chuẩn, chỉ tiêu chung cho toàn vùng nhƣ các khu vực khác trên thế giới. Hợp tác về lâm nghiệp trong khối ASEAN những năm vừa qua tập trung chủ yếu vào quá trình QLRBV, từ đó một diện tích tuy còn hạn chế nhƣng đã đƣợc cấp chứng chỉ đầu tiên tại Malaysia, Indonesia, Phillipin năm 2001, 2002. Động lực kích thích các chủ rừng phấn đấu đạt đƣợc chứng chỉ rừng là để thâm nhập vào thị trƣờng quốc tế, những thị trƣờng đòi hỏi khắt khe về nguồn gốc và tính hợp pháp của gỗ nguyên liệu và để nhằm thu lợi nhuận cao hơn so với gỗ không có chứng chỉ. Có thể coi chứng chỉ rừng là chứng chỉ ISO 9000, ISO 14000 nhƣng đặc thù cho các doanh nghiệp quản lý kinh doanh rừng, sản xuất gỗ và lâm sản. Chính vì vậy tổ chức cấp chứng chỉ phải là các tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận quốc tế mới đảm bảo tính khách quan, công bằng và các tổ chức cấp chứng chỉ phải dựa trên bộ tiêu chuẩn có đủ các tiêu chí quản lý rừng bền vững tƣơng đƣơng với nhau ở mọi vùng cả về kinh tế, môi trƣờng và xã hội. Nhân loại đứng trƣớc thảm họa suy thoái môi trƣờng trên toàn cầu trong thập niên cuối cùng của thế kỷ XX, nên đã đề ra nhiều phƣơng pháp bảo vệ và phục hồi môi trƣờng, trong đó có phong trào QLRBV và CCR. CCR là sáng kiến của cộng đồng quốc tế do những ngƣời chế biến, tiêu thụ gỗ cam kết chỉ sử dụng và lƣu thông trên thị trƣờng những sản phẩm gỗ đƣợc khai thác hợp pháp và từ những khu rừng đƣợc quản lý bền vững. Muốn vậy, chứng chỉ rừng và chứng chỉ gỗ đƣợc áp dụng 7 nhƣ một công cụ hữu hiệu buộc chủ rừng đảm bảo QLRBV về cả phạm trù: kinh tế, môi trƣờng và xã hội. Do ban đầu xuất hiện tình trạng lẫn lộn tràn lan và những bất đồng xung quanh việc cấp chứng chỉ rừng. Với sự phát triển nhanh chóng các hoạt động quản lý bền vững mà không có tổ chức liên chính phủ hoặc đƣợc Quốc tế công nhận nào xác tính tuân thủ, Hội đồng Quản trị Rừng (FSC) đã đƣợc thành lập nhƣ một tổ chức Quốc tế để ủy quyền cho các cơ quan cấp chứng chỉ (certification bodies) nhằm đảm bảo giá trị pháp lý và tính khách quan cho sự xác nhận của họ (Phụ lục 2: Danh sách các cơ quan cấp chứng chỉ đƣợc FSC ủy quyền) . 1.2 Chứng chỉ rừng (CCR) – Khái niệm và Cơ chế hoạt động 1.2.1 Hội đồng quản trị rừng (FSC) và Vai trò Hội đồng quản trị rừng (FSC) FSC là tổ chức NGO, độc lập, có uy tín nhất trên thế giới về chứng chỉ rừng, đƣợc đông đảo các tổ chức môi trƣờng, kinh tế và xã hội công nhận, đƣợc cả ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng tín nhiệm, là tổ chức chỉ rừng quốc tế lớn nhất , đƣợc thành lập năm 1993 tại Đại hội các sáng lập viện ở Toronto, Canada. Tổ chức này khi thành lập có 178 hội viên từ 37 nƣớc, gồm các chuyên gia về môi trƣờng, kinh tế và xã hội. FSC đã đề ra 10 nguyên tắc về quản lý rừng bền vững để làm căn cứ đánh giá thẩm định chứng chỉ rừng, mỗi nguyên tắc gồm nhiều tiêu chí chí tiết. Thực ra FSC không trực tiếp thực hiện chứng chỉ rừng mà ủy quyền cho những Đơn vị cấp chứng chỉ thực hiện. Đến nay đã có 18 tổ chức đƣợc uỷ quyền cấp chứng chỉ nhƣ Smartwood thuộc Liên minh Rừng mƣa Mỹ, Woodmark thuộc Hội thổ nhƣỡng Anh , SGS QUALIFOR Nam Phi , GFA Tera Đức , SCS Mỹ v.v.. Thụy Điển hang năm có mở lớp đào tạo quốc tế về chứng chỉ rừng để giúp các nƣớc đào tạo nguồn lực cho các quốc gia có nhu cầu thành lập tổ chức sáng kiến quốc gia (National Initiative) hay FSC quốc gia để thực hiện quá trình QLRBV. Việt Nam đã thành lâp tổ chức này từ tháng 2 năm 1998 và gọi tên là Tổ công tác quốc gia (Việt Nam NWG). 8 Vai trò của FSC Mục tiêu của FSC là thúc đẩy việc quản lý rừng trên thế giới một cách hợp lý về mặt môi trƣờng, có ích về mặt xã hội và có thể thực hiện đƣợc về mặt kinh tế. Để thực hiện mục tiêu của mình, FSC sẽ: - Đẩy mạnh việc áp dụng những Nguyên tắc và Tiêu chí về Quản lý/Quản trị Rừng đối với tất cả các loại rừng trên toàn thế giới thông qua một chƣơng trình ủy nhiệm tình nguyện cho các cơ quan cấp chứng chỉ. - Tiến hành các hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc tăng cƣờng quản lý rừng. - Hƣớng dẫn và giúp đỡ về lĩnh vực quản lý rừng cho các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan quản lý rừng và các cơ quan lập pháp. FSC sẽ khuyến khích và hỗ trợ các sáng kiến quốc gia và khu vực nhằm phi tập trung công việc và thúc đẩy sự tham gia của địa phƣơng. Có thể thành lập các dạng cơ sở của FSC sau đây: - Ngƣời liên hệ với FSC - Nhóm làm việc FSC - Ban tƣ vấn FSC - Văn phòng FSC Quốc gia/Khu vực (FSC website/ history)[21] Vấn đề cấp chứng chỉ rừng nhƣ là một biện pháp để đảm bảo quản lý rừng bền vững và hợp lý về mặt môi trƣờng. Vì FSC đã chứng minh đƣợc tính khách quan và tính thực tế của mình, có lẽ tổ chức này đƣa ra cách tốt nhất để thực hiện việc thực hiện quản lý rừng bền vững hoặc cho thấy những thành tựu của hoạt động này. Do đó, tổ chức này xứng đang và nên đƣợc ủng hộ. 1.2.2 CCR - Cơ chế hoạt động Tiêu chuẩn & tiêu chí (C & I) - Cơ sở đánh giá chứng chỉ Các nƣớc đã thể hiện những nỗ lực thể hiện chính sách, luật pháp và hành động quan tâm đến QLRBV thông qua tiến trình xây dựng những tiêu chí và chỉ tiêu để cụ thể hóa hoạt động QLRBV và quản lý, giám sát những hoạt động này. Mối quan hệ giữa chứng chỉ và các tiến trình liên chính phủ nhằm xây dựng các tiêu 9 chí và chỉ thị (C&I) cho quản lý rừng bền vững có tính bổ sung, hỗ trợ. Những sáng kiến nhƣ: Tiến trình liên Âu tại Châu Âu, Tiến trình Tarapota tại Mỹ Latinh, Tiến trình Montreal tại những nƣớc vùng ôn và hàn đới nhằm mục tiêu cải thiện chất lƣợng thông tin cấp quốc gia và hiện trạng rừng. Chứng chỉ rừng hoàn toàn khác vì nó có tính chuẩn mực chứ không mang tính miêu tả và hoạt động ở cấp quản lý với vai trò là một khuyến khích thị trƣờng. Tuy nhiên, ở đây có sự bổ xung tƣơng hỗ là vì các số liệu có đƣợc từ các tiến trình C&I có thể giúp xây dựng các tiêu chuẩn chứng chỉ và ngƣợc lại thông tin về các khu rừng đã đƣợc cấp chứng chỉ có thể sử dụng trong các tiến trình C&I. Tại châu Âu, có 32 quốc gia tham gia tiến trình Pan European “Helsinki” vào năm 1994. Tiến trình này đã xây dựng các tiêu chuẩn và chỉ tiêu theo nguyên tắc quản lý rừng bền vững ở Châu Âu Kết quả có 6 tiêu chí và 20 chí số (C & I) định lƣợng đƣợc xác định (FAO, 2001) [22]. Tổ chức Gỗ Nhiệt đới Quốc tế (ITTO) có 52 quốc gia, trong đó 33 nƣớc sản xuất gỗ nhiệt đới và 27 quốc gia tiêu thụ (ITTO member page) [23]. Trong những năm 90, ITTO đã đi tiên phong trong việc xây dựng tiêu chuẩn để đo lƣờng quản lý rừng nhiệt đới bền vững và đã xác định đƣợc 7 tiêu chí và 27 chỉ số, tập trung trƣớc hết vào cơ sở pháp luật và thể chế quản lý rừng bền vững và chủ yếu là cho đối tƣợng rừng khai thác gỗ, chƣa có cho rừng đa mục tiêu (1992). Sau đó, bảng C & I này đƣợc điều chỉnh lần 2 lần vào năm 1998 và lần 3 vào năm 2005. (ITTO at work/ Criteria & Indicatior) [24]. Trung tâm lâm nghiệp quốc tế CIFOR cũng đƣa ra 1 bộ tiêu chuẩn QLRBV với 8 tiêu chí, trong khi đó tiến trình Montréal đƣợc nhiều nƣớc ôn đới lại đề xuất bộ tiêu chuẩn 7 tiêu chí ra đời lần đầu vào tháng 2 năm 1995 tại Santiago, Chile và đã đƣợc sửa đối lần 3 vào tháng 12 năm 2007 (Website về Tiến trình Montreal) [25]. Cũng trong thời gian đó các nƣớc vùng Amazon cũng bắt đầu xây dựng các tiêu chuẩn và chỉ tiêu phát triển bền vững rừng Amazon. Năm 1995, tại Tarapoto, Peru cũng đã tổ chức hội thảo và đề xuất 7 tiêu chí với 52 chỉ số chuẩn với 47 chỉ tiêu cho đề cƣơng Tarapoto. 10 Tƣơng tự nhƣ vậy, FAO năm 1995 và tổ chức Môi trƣờng Liên hiệp quốc đã hỗ trợ các nƣớc châu Phi và vùng Cận Đông tổ chức hội thảo tại Nairobi, Kenya và đƣa ra 7 tiêu chí với 47 chỉ số cho vùng rừng khô hạn châu Phi và 7 tiêu chí, 65 chỉ số cho vùng Cận Đông. Năm 1997, tổ chức FAO và Môi trƣờng và Phát triển Trung Mỹ cũng họp đề xây dựng tiêu chuẩn và chỉ tiêu cho các nƣớc thành viên. Kết quả là có 8 tiêu chí và 52 chỉ số cho cấp quốc gia và 4 tiêu chí cùng 40 chỉ số cho cấp vùng. (FAO, 2001) [22] Tùy thuộc vào điều kiện của mỗi nƣớc, các nƣớc xây dựng tiêu chuẩn quốc gia (national standard) về quản lý rừng bền vững trên cơ sở thảo luận và nhất trí giữa các tổ chức môi trƣờng, kinh tế và xã hội, phù hợp với những công ƣớc quốc tế về môi trƣờng và đa học sinh học nhƣ UNCED, CITES, CBD, TFAP, thỏa ƣớc liên chính phủ Helsinki 1993, có thể dựa trên những nguyên tắc (principles) QLBV của FSC và ITTO. Tiêu chuẩn phải bao gồm các tiêu chí (criteria) cụ thể về môi trƣờng, kinh tế và xã hội phù hợp với đối tƣợng đƣợc chứng chỉ (rừng tự nhiên hay rừng trồng) và với điều kiện của từng vùng sinh thái hoặc trên phạm vi cả nƣớc. Tài liệu “Hƣớng dẫn của ITTO về quản lý bền vững rừng tự nhiên nhiệt đới”(ITTO, 1992) [26] gồm những quy định thuộc 3 mục lớn là: Chính sách và pháp luật; Quản lý rừng và Những vấn đề kinh tế xã hội và tài chính, với tổng cộng 41 “nguyên tắc” cụ thể, trong mỗi nguyên tắc lại có các “hoạt động có thể” quy định những công việc cần tuân thủ nguyên tắc đó. Tài liệu “Những nguyên tắc và những tiêu chí quản lý rừng” của FSC gồm 10 nguyên tắc, áp dụng cho tất cả các loại rừng tự nhiên, kể cả rừng sản xuất gỗ cũng nhƣ sản xuất các sản phẩm khác. Các nguyên tắc và tiêu chí phải bao gồm mọi khía cạnh của quản lý kinh doanh rừng nhƣ tuân thủ chính sách, pháp luât, quyền và trách nhiệm sử dụng đất, quyền của các cộng đồng địa phƣơng, phân phối lợi nhuận, khuyến khích đa dạng hóa sản phẩm, chống ô nhiễm môi trƣờng, kiểm tra đánh giá, chăm sóc bảo vệ rừng…Các chủ rừng không nhất thiết phải đạt tất cả các tiêu chuẩn của FSC một cách nghiêm ngặt, mực độ dao động tùy thuộc vào tổ chức thực hiện chứng chỉ, nhƣng phải đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc quan trọng nhất. 11 Tóm lại, sự khác nhau về số lƣợng các tiêu chi của các bộ tiêu chuẩn QLRBV nhƣ 6, 7, 8, hay 10 nguyên tắc của FSC cũng vẫ chứa ba nội dung nhƣ nhau là kinh tế, môi trƣờng và xã hội. 1.3 CCR và sự phát triển 1.3.1 Thế giới Chứng chỉ rừng có thể đƣợc xem xét từ nhiều khía cạnh, thƣờng thì CCR đƣợc coi là một công cụ của chính sách, đồng thời đó cũng là một quá trình giúp cho công tác quản lý rƣng đƣợc tốt hơn. Trong cả hai trƣờng hợp chứng chỉ rừng có hai mục tiêu: cải thiện thực tiễn quản lý rừng và tạo ra những thuận lợi về mặt thị trƣờng cho ngƣời sản xuất và các sản phẩm đƣợc chứng chỉ. Việc sử dụng các công cụ kinh tế để bảo vệ môi trƣờng đƣợc các chuyên gia kinh tế và các tổ chức nhƣ: Tổ chức Hợp tác Phát triển kinh tế (OECD) và ngân hàng Thế giới khuyến khích trong gần hai thập kỉ qua. Trong một đánh giá mới đây, OECD đã coi chứng chỉ là một “khuyến khích kinh tế gián tiếp” với định nghĩa nhƣ là: Bất kì một cơ chế nào tạo ra hoặc cải thiện các tín hiệu thị trường và giá cả đối với tài nguyên sinh học đều khuyến khích bảo tồn và sự dụng bền vững tính đa dạng sinh học. Năm 1991, Tổ chức Gỗ nhiệt đới Thế giới (ITTO) có một báo cáo đánh giá về các khuyến khích kinh tế trong quản lý rừng bền vững, trong đó kết luận cần khích lệ việc áp dụng các biện pháp này. Cũng trong năm đó, ngân hàng Thế giới đƣa ra một tài liệu về chính sách ngành lâm nghiệp trong đó ủng hộ chứng chỉ rừng. Vì nhiều lý do khác nhau, ITTO đã không tiếp tục nghiên cứu theo dõi những kiến nghị này, và dần dần các tổ chức phi chính phủ và các bên quan tâm khác đã nắm vai trò lãnh đạo trong chứng chỉ rừng với việc thành lập Hội đồng quản trị Rừng (FSC) vào năm 1993. Tại Đức, Chính phủ thông báo chỉ mua gỗ và có nguồn gốc hợp pháp trên cơ sở quản lý rừng bền vững. Hệ thống cấp chứng chỉ PEFC đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ chứng minh tính hợp pháp của sản phẩm gỗ. Chính phủ liên bang xây dựng bộ quy chế nhằm chống lại việc khai thác gỗ bất hợp pháp và khẳng định để ngăn 12 chặn sự suy thoái của rừng thì áp dụng phƣơng pháp QLRBV là việc cần thiết và bắt buộc. Tại Bắc Âu bắt đầu từ những năm đầu 1990, vấn đề cấp chứng chỉ rừng đã trở thành công cụ chính để thúc đẩy việc phát triển và kinh doanh lâm nghiệp hợp pháp. Xây dựng hệ thống cấp chứng chỉ rừng đƣợc thực hiện riêng biệt tại Phần Lan và Thụy Điển. Kết quả tạo ra hai hệ thống cấp chứng chỉ khác nhau tại hai nƣớc. Phƣơng phƣớng tiếp cận chính của hai nƣơc nhƣ sau: Tại Phần Lan, lâm nghiệp đƣợc quản lý ở quy mô nhỏ, cấp hộ gia đình là chính. Ở Phần Lan có khoảng 440 nghìn chủ sở hữu rừng tƣ nhân nhỏ, cung cấp khoảng 80% tổng số gỗ tròn công nghiệp cho đất nƣớc. Về quy mô sở hữu, khoảng 63% sở hữu có diện tích nhỏ hơn 20 ha. Việc cấp chứng chỉ ở Phần Lan đƣợc thực hiện theo hình thức tự nguyện. Các chủ rừng có thể làm đơn xin cấp chứng chỉ với tƣ cách cá nhân hoặc theo nhóm. Việc thanh tra sẽ đƣợc thực hiện hàng năm, áp dụng cho chủ rừng đƣợc chọn lựa bất kỳ. Kết quả kiểm tra sẽ do cơ quan độc lập thẩm định. Hệ thống cấp chứng chỉ rừng của Phần Lan có 37 tiêu chuẩn. Ở Thụy Điển, Hội đồng Quản trị Rừng (FSC) thành lập một nhóm xây dựng bộ chứng chỉ rừng năm 1996. Thành phần của nhóm bao gồm đại diện các doanh nghiệp lâm nghiệp, chính quyền, các viện nghiên cứu, và các tổ chức phi chính phủ. Đến năm 1998, nội dung cơ bản đã đƣợc hoàn thành trên cơ sở thảo luận với các chủ rừng nhỏ không tham gia trong hệ thống do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hệ thống chứng chỉ rừng ở Thụy Điển đƣợc đánh giá là nghiêm khắc nhất trong các hệ thống cấp chứng chỉ đang ứng dụng hiện hành. Thực chất nó đƣợc xây dựng nhằm mục tiêu bảo tồn thiên nhiên trong cả các khu rừng sản xuất. Vì vậy, những chủ rừng lớn và các cơ quan chính phủ phải lồng ghép những quy định bắt buộc đó vào các văn bản hƣớng dẫn tác nghiệp. Ở Thụy Điển, các tiêu chuẩn cấp chứng chỉ rừng của Hội đồng Quản trị rừng là điều kiện bắt buộc phải thực hiện. Kết quả là sản lƣợng rừng đã tăng lên đáng kể. Hiệp hội liên minh các chủ rừng lúc đầu tích cực tham gia đàm phán về hệ thống tiêu chuẩn của Hội đồng quản trị rừng (FSC). Tuy nhiên, nhiều tiêu chuẩn 13 trong hệ thống không đƣợc họa đồng tình, và hệ thống cấp chứng chỉ của Thụy Điển đã bị chỉ trích dữ dội. Nguyên nhân chủ yếu là vi hệ thống tiêu chuẩn của FSC không phù hợp với tất cả các loại chủ rừng, đặc biệt là những chủ rừng nhỏ hoặc cấp hộ gia đình. Hội đồng FSC cũng đề nghị có thể cấp chứng chỉ cho một nhóm các chủ rừng nhỏ nhƣng Hiệp hội liên minh chủ rừng không thông qua trong đàm phán. Họ cho rằng không thể cấp chứng chỉ cho hàng ngàn chủ rừng nhỏ khi các hoạt động buôn bán lâm sản của họ diễn ra ở khắp nơi vì vậy, khó có thể truy tìm nguồn gốc nguyên liệu gỗ đƣợc sử dụng dể sản xuất ra lâm sản. Các chủ rừng giữ quan điểm cho rằng hệ thống cấp chứng chỉ phải đƣợc hài hòa cấp quốc tế và là quy tắc tƣơng đối tƣơng đồng với tiêu chuẩn của các nƣớc khác. Nhìn chung, bộ tiêu chuẩn FSC đã gây thiệt hại kinh tế đối với khôi chủ rừng tƣ nhân. Theo ƣớc tính của FSC, khi áp dụng bộ tiêu chẩn đó, có khoảng 14% diện tích rừng sản xuất sẽ bị dừng khai thác để dành cho mục tiêu bảo tồn. Thậm chí ở miền Nam Thụy Điển, tỷ lệ đó còn cao hơn; từ 15-20%. Tại Bắc Mỹ - Canada: Cananda chính thức cam kết QLRBV bằng việc xây dựng và phê duyệt Chiến lƣợc lâm nghiệp quốc gia và quản lý bền vững vào năm 1992 có tên “Cam Kết Canada”. Canada đã trở thành quốc gia đầu tiên cam kết phấn đấu tiến tới QLRBV ở cấp quốc gia. Hiện nay Canada có diện tích rừng trên 20 triệu Ha đã đƣợc cấp chứng chỉ quản lý bền vững lớn nhất thế giới Tại châu Á: Để thúc đẩy QLRBV các nƣớc châu Á đã và đang sử dụng phối hợp các biện pháp sau: (i) Trồng rừng công nghiệp với các loài cây mọc nhanh (ii) Cấp chứng chỉ rừng: chứng chỉ rừng đƣợc khẳng định là “công cụ quan trọng và là cộng cụ chính sách mạnh mẽ nhất” trong quản lý rừng. (iii) Tiến tới quản lý rừng dựa vào cộng đồng (iv)Lập khu bảo vệ kết hợp bảo tồn đa dạng sinh học với các hoạt động sinh kế (v) Biện pháp kiểm soát thƣơng mại trong QLRBV Đi sau các nƣớc phát triển về vấn đề QLRBV và CCR song khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng cũng đã đạt đƣợc những kết quả nhất định: tham gia vào các 14 cuộc họp thƣợng định Trái đất 1992, làm thành viên của Tổ chức ITTO, xây dựng các bảng tiêu chuẩn quốc gia dựa trên những nguyên tắc và tiêu chí của FSC và đã có một số cánh rừng tự nhiên và rừng trồng đƣợc chứng nhận QLRBV. Tuy nhiên, thành tựu của các nƣớc châu Á – Thái Bình Dƣơng còn bị hạn chế rất nhiều do một số khó khăn gặp phải trong QLRBV & CCR: khả năng tự đứng vững sau khi hết những hỗ trợ bên ngoài; khó khăn trực tiếp liên quan đến đất đai; nạn khai thác và buôn bán gỗ bất hợp pháp vẫn là vấn đề lớn ảnh hƣởng đến sự thành công trong QLRBV; vấn đề về chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng tự nhiên và rừng trồng; chi phí cho QLRBV và CCR..v.v. Trên thực tế đến hết 2008 đã có gần 1000 tổ chức lâm nghiệp (nhà nƣớc và tƣ nhân) thuộc 81 quốc gia trên thế giới, với diện tích rừng gần 99 triệu hecta đạt tiêu chuẩn và có chứng chỉ rừng (FSC/FM)1, hơn 11.847 đơn vị có chứng chỉ (FSC/CoC)2 cho chuỗi hành trình sản phẩm (CoC)3. Thực tế này chứng minh sự phổ biến và tuân thủ của các đơn vị đối với bộ tiêu chuẩn FSC; đồng thời cũng cho thấy sự tin nhiệm của cộng đồng thế giới với bộ tiêu chận và tổ chức chứng nhận này. Chứng chỉ rừng đƣơng nhiên không thể thay thể những biện pháp quản lý bảo vệ rừng truyền thống nhƣ chính sách, pháp luật, công ƣớc, chƣơng trình hay kế hoạch hành động…cũng không phải là một biện pháp vạn năng cho mọi tình huống. Tuy nhiên, trong những điều kiện thích hợp, chứng chỉ rừng là một công cụ rất hiệu quả để khuyến khích áp dụng quản lý rừng bền vững và thu hút các tầng lớp xã hội vào quá trình bảo vệ rừng 1 FSC/FM: là chứng chỉ do một tổ chức chứng nhận cấp cho một đơn vị quản lý rừng cho việc quản lý rừng bền vững dựa trên Bộ tiêu chuẩn và tiếu chí của Hội đồng Quản trị Rừng (FSC). 2 FSC/CoC : là chứng chỉ do một Tổ chức chứng nhận cấp cho một Đơn vị chế biến lâm sản cho việc hệ thống quản lý và kiểm soát nguồn gốc của lâm sản dựa trên Bộ tiêu chuẩn và tiếu chí của Hội đồng Quản trị Rừng (FSC). 3 CoC là từ viết tắt tiếng Anh của Chain of Custody dịch là Chuỗi hành trình sản phẩm: là lộ trình liên tục của nguyên liệu gỗ từ rừng qua quá trình biến đổi thành sản phẩm tới ngƣời tiêu dung, bao gồm tất cả các công đoạn chế biến và phân phối sản phẩm. Chứng chỉ CoC đảm bảo kiểm soát đƣợc các sản phẩm có nguồn gốc từ gỗ đƣợc cấp chứng chỉ FSC. 15 1.3.2 Trong nƣớc Việt Nam hội nhập và nằm trong xu thế chung của thế giới và khu vực: có chung các động cơ nhƣng có những đặc thù, nội lực và trở ngại riêng. Để hiểu thêm sự tiếp cận của ngành lâm nghiệp Việt Nam với QLRBV và CCR cũng nhƣ hiệu ứng của CCR trong QLRBV, “việc nghiên cứu áp dụng chứng chỉ rừng nhƣ một công cụ để quản lý rừng bền vững” là thực sự cần thiết ở cả cấp độ nhà nƣớc, vĩ mô và ở cả cấp độ vi mô trong các đơn vị sản xuất lâm nghiệp trong bối cảnh kinh tế thị trƣờng năng động và phát triển không ngừng với những tác động đa chiều của nền kinh tế trong nƣớc và thế giới nhằm nâng cao hiệu quả của công cụ/ phƣơng pháp này. Việt nam tham gia quá trình thực hiện QLRBV và CCR từ năm 1998 tới nay, tuy mới có duy nhất một khu rừng trồng của công ty QPFL taii Qui Nhon đƣợc cấp chứng chỉ; nhƣng đƣợc sự hƣởng ứng của các cấp quản lý chính quyền, sự hăng hái tự nguyện của chủ rừng, tiến trình QLRBV đã đạt đƣợc một số tiến bộ đáng kể, đặc biệt là tại các vùng khai thác gỗ, chế biến xuất khẩu tại Tp HCM (Bình Dƣờng), Đà Nẵng, Bình Định. Song, nhiều trở ngại đặc thù của Việt Nam cũng xuất hiện, đó là quá trình chuyển đổi các chủ rừng quản lý theo cơ chế bao cấp nhà nƣớc nhƣ một đơn vị sự nghiệp lâm nghiệp sang hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo pháp luật. Trƣớc đây, đơn vị quản lý rừng đều thuộc nhà nƣớc, gọi là Lâm trƣờng quốc doanh, nay đổi tên là Công ty lâm nghiệp , và đƣợc thành lập theo kết cấu hành chính với đa chức năng tại các vùng miền núi, dân tộc ít ngƣời, dân trí thấp, hạ tầng cơ sở chƣa mở mang. Ngoài việc quản lý rừng, khai thác gỗ còn đƣợc cấp kinh phí cho việc giữ dìn an ninh, vận động nhân dân thực hiện mọi chính sách xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục, khuyến nông, khuyến lâm, xây dựng làng bản và Cơ sở hạ tầng. Các chính sách tổ chức quản lý đều do Nhà nƣớc chỉ đạo với cơ chế “xin-cho”; mà chính sách này lại thay đổi quá nhiều, quá nhanh, từ một doanh nghiệp LN đựoc “kinh doanh toàn diện, lợi dụng tổng hợp trƣớc 1980, chuyển sang chỉ đƣợc trồng rừng, bảo vệ rừng, bán cây đứng cho các doanh nghiệp khai thác vận chuyển và tách hoạt 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan