Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nông - Lâm - Ngư Nông nghiệp Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón qua lá và bao quả đến năng suất và chất lượng ...

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón qua lá và bao quả đến năng suất và chất lượng bưởi đại minh, yên bình, yên bái

.PDF
105
237
73

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------------------------- LÃ TUẤN HƯNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN QUA LÁ VÀ BAO QUẢ ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG BƯỞI ĐẠI MINH, YÊN BÌNH, YÊN BÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Thái Nguyên -2016 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------------------------- LÃ TUẤN HƯNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN QUA LÁ VÀ BAO QUẢ ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG BƯỞI ĐẠI MINH, YÊN BÌNH, YÊN BÁI Ngành: Khoa học cây trồng Mã số ngành: 60.62.01.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đào Thanh Vân Thái Nguyên -2016 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan tất cả các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn, trước phòng quản lý sau đại học và nhà trường về các thông tin, số liệu trong đề tài. Tác giả ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của Thày giáo hướng dẫn, bạn bè đồng nghiệp và cơ quan chủ quản. Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy giáo PGS. TS. Đào Thanh Vân - Phó trưởng phòng đào tạo - Trường Đại học Nông Lâm, với cương vị người hướng dẫn khoa học đã tận tâm hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn các thày cô giáo trong Phòng Đào tạo, khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm, những người đã truyền thụ cho tôi những kiến thức và phương pháp nghiên cứu quý báu trong suốt thời gian tôi học tập tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo cơ quan, bạn bè đồng nghiệp đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài. Và cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè những người luôn quan tâm cổ vũ, động viên cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu vừa qua. Do thời gian còn hạn chế, bản luận văn này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học cùng bạn bè để luận văn này được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Lã Tuấn Hưng iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ...................................................................... 3 2.1. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 3 2.2. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................... 3 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3 3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 4 Chương 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU.................................. 5 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 5 1.2. Nguồn gốc và phân bố của cây bưởi .......................................................... 7 1.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước ..................................... 8 1.3.1. Tổng quan tình hình sản xuất, tiêu thụ bưởi trên thế giới....................... 8 1.3.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ bưởi ở Việt Nam ...................................... 10 1.4. Những nghiên cứu nâng cao năng suất, phẩm chất cây có múi và cây bưởi liên quan đến phạm vi đề tài......................................................... 12 1.4.1. Nghiên cứu về dinh dưỡng cây có múi và cây bưởi trên thế giới ......... 12 1.4.2. Nghiên cứu về dinh dưỡng cây có múi và cây bưởi ở Việt Nam ......... 15 1.4.3. Nghiên cứu về sử dụng phân bón lá và chất điều hòa sinh trưởng ....... 16 1.4.4. Các nghiên cứu về biện pháp bao quả đối với bưởi .............................. 24 1.4.5. Nghiên cứu về phòng trừ sâu, bệnh hại trên cây có múi và cây bưởi ... 27 1.5. Một số kết luận rút ra từ tổng quan tài liệu .............................................. 28 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 30 iv 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 30 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 30 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 30 2.2. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................. 30 2.2.1. Phân bón qua lá ..................................................................................... 30 2.2.2 Túi bao quả ............................................................................................. 31 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 31 2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 31 2.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 32 Công thức thí nghiệm ...................................................................................... 32 2.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 34 2.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 36 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 37 3.1. Đánh giá hiện trạng sản xuất bưởi tại xã Đại Minh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái .......................................................................................... 37 3.1.1. Điều kiện trồng trọt cây bưởi tại xã Đại Minh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái .......................................................................................... 37 3.1.2. Tình hình sản xuất cây ăn quả và cây bưởi tại huyện Yên Bình3 .......... 7 3.1.3. Tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc ............. 46 3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá và bao quả đến năng suất bưởi Đại Minh, Yên Bình, Yên Bái .............................................. 47 3.2.1. Ảnh hưởng của phân bón lá và bao quả đến động thái rụng quả của bưởi Đại Minh, tại huyện Yên Bình, Yên Bái ...................................... 47 3.2.2. Ảnh hưởng của phân bón lá và bao quả đến động thái tăng trưởng của quả bưởi Đại Minh, tại huyện Yên Bình, Yên Bái......................... 50 3.2.3. Ảnh hưởng của phân bón lá và bao quả đến một số chỉ tiêu của quả bưởi Đại Minh, tại Yên Bình, Yên Bái. ................................................ 54 3.2.4. Ảnh hưởng của phân bón lá và bao quả đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất bưởi Đại Minh, Yên Bình, Yên Bái ..................... 58 v 3.2.6. Ảnh hưởng của các công thức phun phân bón lá và bao quả đến tình hình sâu hại trên cây bưởi Đại Minh ............................................. 66 3.2.7. Ảnh hưởng của phân bón lá và bao quả đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất bưởi Đại Minh ........................................................................ 68 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 71 1. Kết luận ....................................................................................................... 71 2. Đề nghị ........................................................................................................ 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 72 vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BQ : Bao quả BVTV : Bảo vệ thực vật CAQ : Cây ăn quả CC : Chiều cao CT : Công thức ĐK : Đường kính FAO : Food and Agricultural Organization of the United National KTST : Kích thích sinh trưởng PB : Phân bón PBQL : Phân bón qua lá PTNT : Phát triển nông thôn TB : Trung bình TBKT : Tiến bộ kỹ thuật TG : Thời gian TT : Thứ tự UBND : Ủy ban nhân dân vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi ở các châu lục trên thế giới năm 2014 ...................................................................................... 9 Bảng 1.2: Thang chuẩn bón phân cho cây có múi dựa vào phân tích lá......... 14 Bảng 1.3. Một số loại túi bao quả dùng trong nông nghiệp ........................... 26 Bảng 3.1: Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hoá tính đất trồng bưởi ............. 38 Bảng 3.2: Diện tích, cấp độ tuổi cây bưởi tại xã Đại Minh, huyện Yên Bình, Yên Bái năm 2016 ................................................................... 39 Bảng 3.3: Cơ cấu các giống cây ăn quả có múi hiện đang được trồng tại huyện Yên Bình, Yên Bái.................................................................. 41 Bảng 3.4: Số hộ, tỷ lệ hộ áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc bưởi tại xã Đại Minh, huyện Yên Bình, Yên Bái ...................................... 46 Bảng 3.6. Ảnh hưởng của phân bón lá và bao quả đến động thái tăng trưởng đường kính quả của bưởi Đại Minh, tại huyện Yên Bình, Yên Bái .............................................................................................. 51 Bảng 3.7. Ảnh hưởng của phân bón lá và bao quả đến động thái tăng trưởng chiều cao quả của bưởi Đại Minh, huyện Yên Bình, Yên Bái ............. 53 Bảng 3.8. Ảnh hưởng của phân bón lá và bao quả đến một số chỉ tiêu của quả bưởi Đại Minh huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái .......................... 56 Bảng 3.9. Ảnh hưởng của việc phun phân bón lá và bao quả đến yếu tố cấu thành năng suất và năng suất bưởi Đại Minh, huyện Yên Bình, Yên Bái .................................................................................... 60 Bảng 3.10. Ảnh hưởng của việc phun phân bón lá và bao quả đến chất lượng quả khi thu hoạch .................................................................... 63 Bảng 3.11. Ảnh hưởng của phun phân bón lá và bao quả đến tình trạng vỏ quả, mẫu mã quả bưởi Đại Minh, Yên Bình, Yên Bái ................. 65 Bảng 3.12. Ảnh hưởng của các công thức phân bón lá và bao quả đến mức độ sâu hại bưởi Đại Minh, tại Yên Bình, Yên Bái. ................... 67 Bảng 3.13. Hoạch toán hiệu quả sử dụng phân bón lá và bao quả cho bưởi Đại Minh, huyện Yên Bình, Yên Bái........................................ 69 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cây bưởi (Citrus grandis L. Osbeck) là loại cây ăn quả rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Quả bưởi tươi dễ vận chuyển, bảo quản được nhiều ngày mà vẫn giữ nguyên hương vị, phẩm chất. Bưởi được nhiều người ưa chuộng vì không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn có giá trị dinh dưỡng rất tốt với hàm lượng đường từ 8 - 10 mg, gluxit 7,3 mg, caroten 0,02 mg trong 100 gam phần ăn được. Ngoài ra còn có rất nhiều các vitamin, các khoáng chất ở dạng vi lượng rất cần thiết cho cơ thể con người. Ngoài dùng ăn tươi, bưởi còn được chế biến thành nhiều sản phẩm có giá trị như nước quả, mứt,... Trong công nghiệp chế biến, vỏ, hạt dùng chế biến tinh dầu, bã tép để sản xuất péctin có tác dụng bồi bổ cơ thể. Đặc biệt bưởi còn được sử dụng trong việc chữa các bệnh về tim mạch, đường ruột cũng như chống ung thư (Trần Thế Tục,1995) [27], (Trần Như Ý và cs, 2000) [32]. Bưởi Đại Minh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái là giống bản địa, có lịch sử trồng trọt ở làng Khả Lĩnh xã Đại Minh từ cách đây khoảng hơn 200 năm (theo lời kể của các cụ già làng Khả Lĩnh xã Đại Minh). Bưởi Đại Minh được nhiều người tiêu dùng bởi có nhiều đặc điểm quý như: ngọt mát, dóc tép, mọng nước, mẫu quả đẹp, có hương thơm đặc trưng. Bởi vậy, bưởi Đại Minh đã trở thành giống cây ăn quả nổi tiếng của huyện Yên Bình. Diện tích giống bưởi Đại Minh hiện nay khoảng trên 350 ha, được trồng phổ biến tại 24 xã và 2 thị trấn của huyện Yên Bình; trong đó tập trung chủ yếu ở 2 xã Đại Minh, Hán Đà huyện Yên Bình, được nhân dân trồng trên các loại đất đồi thấp và đất soi bãi ven sông Chảy. Yên Bình là huyện miền núi nằm ở phía Đông Nam tỉnh Yên Bái, có tổng diện tích đất tự nhiên là: 77.234,61 ha chiếm 11,2% diện tích toàn tỉnh Yên Bái; trong đó diện tích đất nông nghiệp có 55.057,66 ha chiếm 71,31% tổng 2 diện tích tự nhiên. Hiện nay, toàn huyện Yên Bình có 1.120 ha cây ăn quả, trong đó có trên 350 ha bưởi Đại Minh, tập trung tại 2 xã Đại Minh và Hán Đà là 212,65 ha, còn lại được trồng rải rác ở hầu hết các xã, thị trấn trong huyện. Năng suất bưởi bình quân của toàn huyện năm 2015 đạt 86 tạ/ha (cao nhất trong các huyện, thị của tỉnh Yên Bái), trong đó năng suất bưởi tại xã Đại Minh năm 2015 đạt 170 tạ/ha . Mặc dù có được những kết quả như trên, nhưng trong thực tế việc phát triển sản xuất bưởi Đại Minh vẫn chưa thực sự tương xứng với lợi thế và tiềm năng của vùng, do phần lớn người dân vẫn còn canh tác theo phương pháp quảng canh, bón phân, chăm sóc chưa đảm bảo quy trình kỹ thuật, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cho bưởi Đại Minh vẫn còn nhiều hạn chế, dẫn đến năng suất và chất lượng của các vườn bưởi còn thấp và không đồng đều. Một trong những nguyên nhân chủ yếu có thể là do người trồng bưởi bón phân không cân đối, sử dụng phân bón không đúng kỹ thuật; bón thiếu hụt nguồn dinh dưỡng, đặc biệt là sự thiếu hụt các nguyên tố vi lượng; hoặc cũng có thể do phòng trừ sâu bệnh, hại chủ yếu là dùng thuốc hóa học và dùng một cách tràn lan và tuy đã dùng đúng thuốc nhưng phun chưa đảm bảo nồng độ, liều lượng dẫn đến tỷ lệ quả bị sâu bệnh hại trên cây vẫn cao, tỷ lệ quả bị dám nhiều, làm giảm mẫu mã và chất lượng quả; đồng thời việc sử dụng thuốc hóa học để diệt trừ sâu, bệnh đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người và ô nhiễm môi trường sinh thái. Bên cạnh đó, do chất lượng bưởi Đại Minh không đồng đều, ngoài những nguyên nhân trên còn có thể do đặc điểm di truyền về tuổi cây có ảnh hưởng đến chất lượng quả khiến nhiều nhà khoa học phải dày công nghiên cứu để làm sao khách hàng mua bưởi Đại Minh ở các quán bên đường có thể lựa chọn được bưởi Đại Minh chính hãng chất lượng tốt, không để quả kém chất lượng bán ra thị trường làm ảnh hưởng không nhỏ đến tên tuổi bưởi Đại 3 Minh làm giảm giá trị của sản phẩm. Bởi vậy việc áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật tiến tiến để thâm canh bưởi Đại Minh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hình ảnh, giá trị thu nhập của người dân trồng bưởi ở xã Đại Minh là nhu cầu cấp bách của địa phương. Xuất phát từ những nhu cầu thực tế đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón qua lá và bao quả đến năng suất và chất lượng bưởi Đại Minh, Yên Bình, Yên Bái”. 2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 2.1. Mục tiêu của đề tài Xác định được phân bón lá và vật liệu bao quả thích hợp để nâng cao năng suất, chất lượng bưởi Đại Minh tại Yên Bình, Yên Bái. 2.2. Yêu cầu của đề tài - Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá và bao quả đến năng suất bưởi Đại Minh, huyện Yên Bình, Yên Bái. - Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá và bao quả đến chất lượng giống bưởi Đại Minh, huyện Yên Bình - Yên Bái. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là một tài liệu khoa học về làm cơ sở cho việc xây dựng quy trình thâm canh giống bưởi Đại Minh, huyện Yên Bình nói riêng và tỉnh Yên Bái nói chung. Kết quả của đề tài có thể xác định được khả năng thích nghi, bổ sung được một số dinh dưỡng qua lá và biện pháp bao quả nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cho sản xuất bưởi Đại Minh tại huyện Yên Bình. Là cơ sở khoa học cho định hướng phát triển giống bưởi Đại Minh trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Những kết quả của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà vườn, nhà khoa học nông nghiệp nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây bưởi. 4 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đề xuất quy trình kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng của giống bưởi Đại Minh trong thời gian tới, góp phần giải quyết vấn đề bức xúc của thực tiễn sản xuất giống bưởi Đại Minh tại Yên Bình - Yên Bái. - Bổ sung nguồn tư liệu khoa học làm cơ sở xây dựng định hướng quy hoạch, nghiên cứu phát triển giống bưởi Đại Minh của các nhà quản lý, các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh Yên Bái. 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài Bưởi (Citrus grandis L. Osbeck) là một trong những loài cây ăn quả có múi được trồng khá phổ biến ở nước ta cũng như các nước vùng châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Philippin vv... Ngoài ăn tươi, quả bưởi còn có thể chế biến thành nhiều mặt hàng có giá trị như nước bưởi, mứt, chè ... Vỏ quả, hoa, lá dùng để tinh chế dầu trong công nghiệp thực phẩm và mỹ phẩm. Việc tăng năng suất, chất lượng bưởi phụ thuộc rất lớn vào các biện pháp kỹ thuật, đặc biệt là bón phân. Sử dụng phân bón là một trong bốn yếu tố quan trọng hàng đầu trong thâm canh sản xuất nông nghiệp. Bón phân qua lá được sử dụng để bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây trồng một cách kịp thời các nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng. Phân bón lá có tác dụng làm tăng năng suất, tăng cường khả năng kháng sâu bệnh cho cây, tính chống hạn và cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm. Phân bón lá còn giúp cho cây nhanh chóng phục hồi sau trồng, hoặc sau khi trải qua cá hiện tượng thời tiết bất thuận như nóng nắng, lạnh, khô hạn, úng ngập … Cũng như các cây trồng khác, cây bưởi chịu tác động nhiều từ dinh dưỡng, thiếu dinh dưỡng quả bị biến dạng, kém phẩm chất và giảm năng suất thương phẩm. Cây bưởi cũng khá mẫn cảm với việc thừa dinh dưỡng có sẵn trong đất hoặc từ phân bón, nguồn nước tưới, đặc biệt là dư thừa clo, natri, bo, mangan, có thể làm tổn thương cây. 6 Vai trò các chất dinh dưỡng cơ bản : Nitơ (đạm) : là nguyên tố có ảnh hưởng lớn nhất trong sản xuất bưởi, cây bưởi cần nhiều nitơ hơn so với chất dinh dưỡng khác. Nitơ là một thành phần của chất diệp lục, kết hợp với chức năng quan trọng trong cây như tăng trưởng, phát triển bộ lá, hình thành hoa, đậu, phát triển và chất lượng quả. Đủ Nitơ cây sinh trưởng khỏe, sung sức, quả nhiều, phát triển cân đối. Thiếu nitơ mất màu xanh của lá cây, lá cây tái nhợt, nhỏ. Lá già rụng vào đầu mùa, rìa lá mỏng, cành cây bị chết. Thừa nitơ làm giảm chất lượng quả và rút ngắn thời gian bảo quản. Quả lớn nhanh và phồng, tăng thời gian quả xanh, quả chín chậm. Vỏ quả dày lên và thô, tép khô, tăng thời gian chuyển màu của dịch quả. Dư thừa nitơ thúc đẩy sự tươi tốt của cây nhưng dễ mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh. Phốt pho (lân): thực hiện nhiều chức năng quan trọng trong cây như quang hợp, hoạt động enzym, trong sự hình thành và vận chuyển đường. Quan trọng nhất là phát triển bộ rễ, hình thành hoa và phát triển và tăng chất lượng quả Kali (K) : có vai trò quan trọng trong sự hình thành và hoạt động của protein, chất béo, carbohydrate và chất diệp lục, duy trì sự cân bằng muối và nước trong tế bào. Giúp tăng chất lượng và khả năng đậu quả, hạn chế chồi non lúc ra hoa, khả năng hút nước và hô hấp của cây. Canxi (Ca): Giúp thân, cành cứng rắn tránh gãy đổ, tăng pH đất và diệt trùng, trái chắc bảo quản dài. Các triệu chứng của thiếu canxi hiếm thấy trong vườn cây có múi. Có nhiều nghiên cứu chỉ ra nhu cầu canxi của cây có múi gần như nhu cầu nitơ. Ở vùng đất chua biểu hiện thiếu canxi lá vàng, rụng sớm, cành non dễ bị khô. Magiê (Mg): Giúp lá xanh tốt, gốc ghép dễ tróc. Thiếu hụt magiê thường gặp trong đất chua. Thiếu maggiê thể hiện sự khác biệt ở đỉnh của các lá già, lá có màu vàng thau hình chữ V ngược. 7 Ngoài ra, sử dụng túi bao quả đã và đang được sử dụng nhiều trên các loại cây ăn quả như ổi, xoài… đã hạn chế được sâu bệnh hại, giảm sử dụng thuốc BVTV do đó làm nâng cao chất lượng, mẫu mã quả. Việc sử dụng phân bón lá kết hợp với bao quả trên bưởi sẽ làm giảm đáng kể việc sử dụng thuốc BVTV, do túi bao quả ngăn không cho sâu bệnh phá hại, nhất là ruồi đục quả, làm cho sản phẩm có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Do vậy, để có được những sản phẩm có năng suất cao, và chất lượng tốt Việt Nam cũng cần phải có những nghiên cứu về sử dụng phân bón lá, túi bao quả để lựa chọn được phân bón lá, loại túi bao quả phù hợp với điều kiện canh tác của Việt Nam. 1.2. Nguồn gốc và phân bố của cây bưởi Cây bưởi có tên khoa học là Citrus grandis (L). Osbeck. Trong hệ thống phân loại, bưởi thuộc họ cam (Rutaceae), họ phụ Aurantioideae, chi Citrus, cChi phụ: Eucitrus, loài grandis (Đỗ Đình Ca và các cs, 2008) [2] ; Đoàn Văn Lư và cs, 2002) [11]. Bưởi có nguồn gốc từ Malaysia và quần đảo Ấn Độ và được phân bố rộng tới quần đảo Fiji, châu Âu và cả các nước vùng Địa Trung Hải (Đỗ Đình Ca, và cs, 2005) [1], Lý Gia Cầu (1993) [3]. Có một loài khác gọi là bưởi chùm (C. paradisi), có thể là biến dị hoặc một dạng lai của chúng. Bưởi chùm chủ yếu được sản xuất ở các nước thuộc châu Mỹ, vùng Địa Trung Hải, Úc và châu Phi, các nước châu Á rất ít trồng loài bưởi này. Cây bưởi có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới. Theo tác giả Robert, (1967) [44] bưởi là cây bản xứ của Malaysia và quần đảo Polynesia, sau đó được di 8 thực sang Ấn Độ, phía nam Trung Quốc và các nước châu Âu, Mỹ. Tác giả Giucovki cho rằng nguồn gốc của bưởi có thể là quần đảo Laxongdơ, tuy nhiên để có tài liệu chắc chắn cần nghiên cứu các thực vật họ Rutacea, nhất là họ phụ Aurantioidea ở vùng núi Hymalaya miền Tây Trung Quốc và các vùng núi thuộc bán đảo Đông Dương (dẫn theo Bùi Huy Đáp, 1960) [6]. Tác giả Chawalit Niyomdham, 1992 [34] cũng cho rằng bưởi có nguồn gốc ở Malaysia, sau đó lan sang Indonesia, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Địa Trung Hải và Mỹ,... vùng sản xuất chính ở các nước Phương Đông (Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam,...). Tuy nhiên, tác giả Bretschneider (1898), lại cho rằng bưởi có nguồn gốc từ Trung Quốc vì cây bưởi đã được đề cập trong các tài liệu của Trung Quốc từ thế kỷ 24 đến thế kỷ 8 trước công nguyên (Rajput and Sriharibabu, 1985) [42]. Cùng quan điểm trên, các tác giả Vũ Công Hậu (1996) [9]; Tôn Thất Trình (1995) [24] cũng cho rằng bưởi có nguồn gốc từ Trung Quốc. Như vậy, nguồn gốc của bưởi cho đến nay chưa được thống nhất. Bưởi có thể có nguồn gốc từ Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ,... Hiện này bưởi được trồng nhiều với mục đích thương mại ở các nước châu Á như: Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philipines, Ấn Độ và Việt Nam. 1.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước 1.3.1. Tổng quan tình hình sản xuất, tiêu thụ bưởi trên thế giới Theo số liệu thống kê của FAO (2016) [60], hàng năm trên thế giới sản xuất khoảng 5,5 - 6,5 triệu tấn bưởi cả 2 loại bưởi chùm (Citrus paradisi) và bưởi (Citrus grandis) chiếm 5,4 - 5,6 % tổng sản lượng cây có múi, trong đó chủ yếu là bưởi chùm (chiếm 2,8 - 3,5 triệu tấn) còn lại bưởi chiếm một lượng khá 9 khiêm tốn khoảng 1,2 - 1,5 triệu tấn. Sản xuất bưởi chùm chủ yếu tập trung ở các nước châu Mỹ, châu Âu dùng cho chế biến nước quả. Bưởi chủ yếu được sản xuất ở các nước thuộc châu Á, tập trung nhiều ở một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines, Thái Lan, Bangladesh,... được sử dụng để ăn tươi là chủ yếu. Diện tích cho thu hoạch, năng suất và sản lượng bưởi ở các châu lục trên thế giới năm 2014 được thể hiện ở bảng số liệu sau: Bảng 1.1: Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi ở các châu lục trên thế giới năm 2014 1 Thế giới Diện tích thu hoạch (ha) 253.971 2 Châu Phi 38.876 168,942 656.781 3 Châu Mỹ 94.972 226,252 2.148.765 4 Châu Á 116.914 315,549 3.689.213 5 Châu Âu 2.363 246,114 58.164 6 Châu Đại Dương 822 145,985 12.000 TT Quốc gia Năng suất (tạ/ha) 258,507 Sản lượng (tấn) 6.565.351 (Nguồn: FAOSTAT, 2016)[60] Qua bảng 1.1 cho thấy: về diện tích trồng bưởi của 5 châu lục trong năm 2014 thì châu Á là châu lục có diện tích trồng bưởi lớn nhất với 116.914 ha (chiếm 46 % tổng diện tích của toàn thế giới). Đứng thứ 2 là châu Mỹ, tiếp đến là châu Phi, châu Âu và vùng có diện tích nhỏ nhất là châu là châu Đại Dương với với 822 ha (chiếm 0,32 % tổng diện tích bưởi của toàn thế giới). Về năng suất, châu Á là châu lục có năng suất cao nhất với 315,549 tạ/ha, sau đó châu Âu, châu Mỹ, châu Phi và vùng có năng suất thấp nhất là châu Đại Dương với năng suất 145,985 tạ/ha (2013). Châu Á cũng là châu lục có sản lượng cao nhất với 3.689,213 nghìn tấn (năm 2013) chiếm 56,2% tổng sản 10 lượng của thế giới. Sau đó đến châu Mỹ, châu Phi, châu Âu và vùng có sản lượng thấp nhất là châu Đại Dương với 12 nghìn tấn chỉ chiếm 0,2% sản lượng bưởi của thế giới. Vùng châu Á được khẳng định là quê hương sản xuất bưởi, hầu hết các nước châu Á đều sản xuất bưởi với quy mô khác nhau (nơi thì hình thành vùng chuyên canh, nơi thì sản xuất tự do…). Cây bưởi được trồng nhiều ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Philippinnes, Việt Nam… 1.3.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ bưởi ở Việt Nam Ở nước ta nhóm cây ăn quả có múi nói chung, bưởi nói riêng được coi là một trong 4 loại các cây ăn quả chủ lực. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2015) [21], đến năm 2014 cả nước có 776,2 nghìn ha cây ăn quả, trong đó diện tích cam quýt là 56,6 nghìn ha, diện tích bưởi, bòng là 35,2 nghìn ha. Tập đoàn bưởi ở nước ta rất đa dạng, được trồng ở hầu khắp các tỉnh, đặc biệt đã hình thành những vùng bưởi lớn với những giống đặc trưng mang tính đặc sản địa phương, như: - Bưởi Phúc Trạch: Nguồn gốc ở xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Hiện nay được trồng ở hầu hết 28 xã trong huyện và các vùng phụ cận. Quả hình cầu hơi dẹt, vỏ quả màu vàng xanh, khối lượng trung bình từ 11,2 kg, tỷ lệ phần ăn được 60- 65%, số lượng hạt từ 50- 80 hạt, màu sắc thịt quả và tép múi phớt hồng, vách múi giòn dễ tách rời, thịt quả mịn, đồng nhất, vị ngọt hơi chua, độ brix từ 12- 14. Thời gian thu hoạch vào tháng 9. - Bưởi Năm Roi: trồng nhiều trên đất phù sa ven sông Hậu ở huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Hậu Giang. Theo Viện Quy hoạch thiết kế Nông nghiệp - Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, đến năm 2014 diện tích trồng bưởi Năm Roi ở đồng bằng sông Cửu Long là 13.000 ha, sản lượng 150.000 tấn. Không những tiêu thụ trong nước bưởi Năm Roi còn được xuất 11 khẩu đi một số nước. Doanh nghiệp Hoàng Gia đã đăng ký độc quyền kinh doanh thương hiệu bưởi Năm Roi Hoàng Gia và lập trang riêng nhằm quảng bá cho loại quả đặc sản này. - Bưởi Da Xanh: có nguồn gốc từ ấp Thanh Sơn, xã Thanh Tân, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, hiện được trồng nhiều nhất tại xã Mỹ Thạnh An, thị xã Bến Tre. Toàn tỉnh Bến Tre hiện tại có 2.940 ha, dự kiến đạt 4.000 ha vào năm 2010. Ngoài tiêu thụ nội địa bưởi Da Xanh được xuất khẩu sang một số nước như Mỹ, Thái Lan. - Bưởi đường Lá Cam: trồng nhiều ở huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai, hiện nay ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cũng phát triển trồng nhiều giống bưởi này. Thời vụ thu hoạch bắt đầu từ tháng 9 dương lịch, sản phẩm chủ yếu tiêu thụ nội địa. - Bưởi Lông Cổ Cò: là giống bưởi đặc sản của huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang. Hiện nay, diện tích bưởi Lông Cổ Cò vào khoảng 1.700 ha, sản phẩm chủ yếu dùng tiêu thụ nội địa. - Bưởi Thanh Trà: là một trong những đặc sản của tỉnh Thừa Thiên Huế, đã trở thành biểu trưng của văn hoá ẩm thực Cố Đô Huế. Diện tích bưởi Thanh Trà ước khoảng 1.114 ha, phân bố chủ yếu tại các huyện Hương Trà, Phong Điền, Hương Thủy và thành phố Huế. Trong quy hoạch của tỉnh, diện tích bưởi Thanh Trà tiếp tục được mở rộng, tiến tới ổn định ở mức 1.400 ha. - Bưởi Đoan Hùng: trồng tập chung chủ yếu ở các xã Chí Đám, Bằng Luân và Cát Lâm của huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ, trên đất phù sa ven sông Lô và sông Chảy. Bưởi Đoan Hùng là bưởi Tộc Sửu, nguồn gốc ở xã Chí Đám với diện tích cây cho quả khoảng trên 700 ha. - Bưởi Diễn: có nguồn gốc từ Đoan Hùng - Phú Thọ, trước đây được trồng nhiều ở xã Phú Diễn, xã Phú Minh huyện Từ Liêm Hà Nội, hiện nay đã được trồng và phát triển tốt tại một số địa phương như: Hà Nội (Đan Phượng,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan