Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu ảnh hưởng của nguyên liệu trồng đến quá trình sinh trưởng, phát triển...

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của nguyên liệu trồng đến quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất của nấm chân dài clitocybe maxima. quèl

.PDF
53
338
146

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC ------  ------ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: Nghiên cứu ảnh hưởng của nguyên liệu trồng đến quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất của nấm chân dài Clitocybe maxima. Quèl Giáo viên hướng dẫn : TS. Đặng Xuân Nghiêm Bộ môn Sinh học phân tử & CNVS Khoa Công nghệ sinh học - Trường ĐHNN HN CNKH. Ngô Xuân Nghiễn Viện Di truyền nông nghiệp Sinh viên thực hiện : Lê Kim Cương Lớp : CNSH - K51 “Khóa luận đệ trình Khoa CNSH, Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội là một phần yêu cầu của trình độ đại học ngành Công nghệ sinh học". HÀ NỘI - 2010 LỜI CẢM ƠN Sau quá trình học tập, nghiên cứu, thực tập tốt nghiệp và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới: Thầy giáo CNKH. Ngô Xuân Nghiễn người thầy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suất thời gian thực hiện đề tài, cũng như trong quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Các cán bộ, công nhân viên của Trung tâm nấm Văn Giang – Viện di truyền Nông Nghiệp đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành đề tài thực tập tốt nghiệp tại trung tâm. Ban chủ nhiệm khoa cùng các thầy cô trong khoa Công nghệ sinh học đã tạo điều kiện và có nhiều ý kiến quý báu giúp tôi xây dựng và hoàn thành đề tài này. Tôi cũng xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã nhiệt tính giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2010 Sinh viên Lê Kim Cương i MỤC LỤC Lời cảm ơn ....................................................................................................................... i Mục lục ........................................................................................................................... ii Danh mục chữ viết tắt .................................................................................................... iv Danh mục bảng ................................................................................................................v Danh mục hình............................................................................................................... vi Danh mục biểu đồ ......................................................................................................... vii Tóm tắt ......................................................................................................................... viii PHẦN I MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..............................................................................3 2.1. Giới thiệu chung về nấm ăn ......................................................................................3 2.1.1. Nấm là một vi sinh ................................................................................................3 2.1.2. Giá trị dinh dưỡng của nấm ăn ..............................................................................4 2.1.3. Giá trị kinh tế của nấm ăn......................................................................................5 2.2. Đặc điểm sinh học của nấm chân dài .......................................................................7 2.2.1. Phân loại nấm chân dài ..........................................................................................7 2.2.2. Điều kiện sinh thái của nấm chân dài ....................................................................7 2.2.3. Đặc điểm hình thái...............................................................................................10 2.3. Nguyên liệu trồng nấm chân dài .............................................................................11 2.3.1. Các nguyên liệu được sử dụng trồng nấm chân dài ............................................11 2.3.2. Quá trình sinh học diễn ra khi ủ nguyên liệu ......................................................12 2.4. Nuôi trồng nấm chân dài tại Việt Nam ...................................................................14 PHẦN III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................17 3.1.Địa điểm và vật liệu nghiên cứu ..............................................................................17 3.1.1. Địa điểm nghiên cứu............................................................................................17 3.1.2. Nguyên liệu..........................................................................................................17 3.1.3. Nấm và giống nấm nghiên cứu ............................................................................17 3.1.4. Vật tư phục vụ thí nghiệm ...................................................................................17 3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................17 ii 3.2.1. Phương pháp tiến hành nghiên cứu .....................................................................17 3.2.2. Bố trí công thức nghiên cứu ................................................................................19 3.2.3. Các chỉ tiêu cần theo dõi và các phương pháp tiến hành theo dõi ......................20 PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..........................................22 4.1. Giai đoạn ươm sợi ..................................................................................................22 4.1.1.Ảnh hưởng của nguyên liệu trồng tới tốc độ lan của hệ sợi nấm chân dài ..........22 4.1.2. Ảnh hưởng của nguyên liệu trồng tới mật độ hệ sợi nấm chân dài .....................25 4.1.3. Ảnh hưởng của nguyên liệu trồng tới tỷ lệ nhiễm nấm mốc ...............................26 4.1.4. Diễn biến điều kiện ngoại cảnh trong quá trình ươm sợi. ...................................29 4.2. Giai đoạn ra quả thể ................................................................................................30 4.2.1. Ảnh hưởng của nguyên liệu trồng tới số lượng quả thể trên mỗi bịch. ...............30 4.2.2. Ảnh hưởng của nguyên liệu trồng tới hình thái quả thể nấm chân dài. ..............31 4.2.3. Ảnh hưởng của nguyên liệu trồng tới năng suất của nấm chân dài.....................35 4.2.4. Ảnh hưởng của nguyên liệu trồng tới màu sắc quả thể .......................................37 4.2.5. Diễn biến điều kiện ngoại cảnh trong giai đoạn ra quả thể .................................37 4.3. Ảnh hưởng của nguyên liệu trồng tới thời gian sinh trưởng của nấm chân dài .....38 4.4. Bước đầu đưa ra quy trình công nghệ trồng nấm chân dài.....................................39 PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................41 5.1. Kết luận...................................................................................................................41 5.2. Kiến nghị ................................................................................................................41 Tài liệu tham khảo iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. CT : Công thức 2. ĐC : Đối chứng 3. NSSH : Năng suất sinh học 4. NSKT : Năng suất kinh tế 5. TB : Trung bình iv DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1. Độ dài hệ sợi được đo 5 ngày/lần ................................................................22 Bảng 4.2. Đánh giá mật độ hệ sợi ở các công thức .......................................................25 Bảng 4.3. Tỷ lệ bịch nhiễm nấm mốc trong quá trình ươm sợ .....................................27 Bảng 4.4. Nhiệt độ và ẩm độ trong 3 đợt nuôi trồng .....................................................29 Bảng 4.5. Số lượng quả thể trên mỗi công thức ............................................................30 Bảng 4.6. Độ dày mũ nấm chân dài ở các công thức ..................................................32 Bảng 4.7. Chiều dài cuống nấm ...................................................................................32 Bảng 4.8. Đường kính mũ nấm ....................................................................................32 Bảng 4.9. Đường kính cuống nấm ................................................................................32 Bảng 4.10. Bảng năng suất nấm qua 3 đợt trồng ..........................................................35 Bảng 4.11. Màu sắc quả thể nấm chân dài ....................................................................37 Bảng 4.12. Nhiệt độ và ẩm độ giai đoạn ra quả thể nấm chân dài ................................37 Bảng 4.13. Thời gian sinh trưởng của nấm chân dài ...................................................38 v DANH MỤC HÌNH Hình 2.1.Nấm chân dài được trồng trong điều kiện nhân tạo .......................................11 Hình 4.1.Bịch nấm sau 10 ngày kể từ khi cấy giống .....................................................23 Hình 4.2. Bịch nấm sau 5 ngày kể từ khi cấy giống ......................................................24 Hình 4.3. Mật độ hệ sợi khi ăn kín bịch ở các công thức so sánh với đối chứng..........26 Hình 4.4. Bịch nấm chân dài bị nhiễm nấm mốc ..........................................................27 Hình 4.5. Quả thể ra ở 5 công thức nghiên cứu .............................................................34 Hình 4.6. Nấm chân dài khi được thu hoạch. ................................................................36 vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1. So sánh tỷ lệ nhiễm nấm mốc trong quá trình ươm sợi. ...........................28 Biểu đồ 4.2. So sánh số lượng quả thể ở mỗi công thức ...............................................30 Biểu đồ 4.3. So sánh kích thước hình thái nấm chân dài ở các công thức khác nhau .......33 Biều đồ 4.4. So sánh năng suất sinh học và năng suất kinh tế nấm chân dài ................35 Biều đồ 4.5. So sánh thời gian sinh trưởng giữa các công thức ....................................39 vii TÓM TẮT Nấm chân dài Clitocybe maxima .Quèl là một loại nấm cao cấp, có giá trị kinh tế mới được nghiên cứu tại Việt Nam. Hiện tại, những nghiên cứu nhằm hoàn thiện quy trình công nghệ trồng nấm chân dài và có thể đưa nấm chân dài ra trồng phổ biến ngoài thực tiễn sản xuất .Đây là một hướng nghiên cứu mới được mở ra cho các nhà trồng nấm Việt Nam. Cũng với mục đích chung như thế khóa luận này là một trong những nghiên cứu cơ bản về nấm chân dài. Khóa luận là kết quả của sự nghiên cứu môi trường nguyên liệu sử dụng để trồng nấm chân dài và theo dõi diễn biến điều kiện ngoại cảnh trong suất quá trình trồng nấm. Để tìm ra thêm nguyên liệu có thể sử dụng để trồng nấm ngoài 2 nguyên liệu cơ bản là bông phế liệu và mùn cưa. Nguyên liệu được sử dụng để nghiên cứu đó là bã phế liệu. Quá trình nuôi trồng nấm chân dài trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 6. Kết quả thu được cho thấy sử dụng bã phế loại để trồng nấm chân dài thì nấm sinh trưởng, phát triển kém và cho năng suất thấp. Nếu sử dụng bã phế loại với lượng vừa phải (chiếm 40% thành phần nguyên liệu) cộng thêm với bông phế loại hay mùn cưa sẽ tạo điều kiện cho nấm chân dài sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất cao. Bên cạnh đó nghiên cứu này còn bổ sung khoảng nhiệt độ và ẩm độ thích hợp cho nấm chân dài phát triển nằm trong khoảng 22-32oC và 85-90%. Dựa vào những kinh nghiệm đúc kết và kiến thức thu được trong quá trình nuôi trồng nấm chân dài tôi xin đưa ra quy trình công nghệ nuôi trồng nấm chân dài. viii PHẦN I MỞ ĐẦU Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, cùng với sự áp dụng nó vào các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp làm cho năng suất lao động đạt hiệu quả cao hơn, mức thu nhập của người lao động được nâng cao. Nhưng bên cạnh đó rất nhiều sản phẩm nông nghiệp (như rau, củ, quả, cá, thịt) có chất lượng thấp do con người quá lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật hoặc do môi trường bị ô nhiễm. Người tiêu dùng đòi hỏi nguồn thực phẩm cung cấp phải đảm bảo ngon sạch sẽ, giàu chất dinh dưỡng, an toàn và con người đã tìm ra nấm ăn đã đáp ứng được nhu cầu đó. Ngành sản xuất nấm ăn đã hình thành và phát triển trên thế giới từ hàng trăm năm nay. Hiện nay người ta đã biết có khoảng 2000 loài nấm ăn được trong đó 80 có loài nấm ngon và được nghiên cứu nuôi trồng nhân tạo. Việc nghiên cứu và sản xuất nấm ăn trên thế giới ngày càng được phát triển mạnh mẽ, nó trở thành một ngành công nghiệp thực thụ. Sản lượng nấm trên toàn thế giới đến năm 2005 đạt được 25 triệu tấn, tốc độ tăng trưởng về sản lượng năm sau cao hơn năm trước 5% (UNECO-2004) Tại sao nấm lại được quan tâm phát triển như vậy? Vì nấm được coi là một loại thực phẩm “tuyệt sạch” (rau sạch, thịt sạch..) có giá trị dinh dưỡng cao; nhiều loại nấm còn là nguyên liệu dược liệu để sản xuất ra các loại thuốc phòng – chữa bệnh nổi tiếng. Nấm là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng. Theo phân tích của các nhà khoa học trong 112 loài nấm ăn có hàm lượng bình quân các chất: Protein 25%, lipit 8%, Gluxit 60% …..Bên cạnh đó nấm cón có giá trị kinh tế cao, ở Việt Nam hiện nay có khoảng trên 150.000 triệu tấn/năm. Kim ngạch xuất khuẩn 60 triệu USD/ năm (Đinh Xuân Linh và cộng sự, 2008). Nấm có thể thay thế các nguồn thực phẩm từ thực vật và động vật, là nguồn thực phẩm sạch cung cấp cho con người. Trồng nấm là hướng phát triển mới trong nông nghiệp hiện đại. Nguồn nguyên liệu trồng nấm có sẵn trong tự nhiên ở trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng là vô cùng phong phú. Người ta cũng xác định có thể sử dụng 1 khoảng 250 loại phế phụ liệu của nông lâm nghiệp để trồng nấm (Trương Quốc Trung, 2008). Nguyên liệu trồng nấm có thể lấy từ phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, từ phế thải của ngành công nghiệp dệt như bông phế loại, mùn cưa..v.v.. Cùng với đó thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng cao. Việc sử dụng các loại nấm làm thực phẩm trong chế biến và thương mại thúc đẩy các nhà trồng nấm là nghiên cứu và trồng các loại nấm có chất lượng cao như sò vua, nấm kim châm, nấm ngọc châm, nấm chân dài, nấm trà tân ...Và như vậy một hướng nghiên cứu mới đã được mở ra cho các nhà trồng nấm ở Việt Nam . Do thực tế kể trên, với sự hướng dẫn của thầy Ngô Xuân Nghiễn cùng tập thể cán bộ công nhân viên của Trung tâm Công nghệ sinh học - Viện Di Truyền Nông Nghiệp, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “Nghiên cứu ảnh hưởng của nguyên liệu trồng đến quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất của nấm chân dài Clitocybe maxima. Quèl”. Mục tiêu nghiên cứu:  Tìm hiểu, đánh giá nguyên liệu thích hợp cho việc nuôi trồng nấm chân dài ;  Đề xuất một số công thức phối trộn nguyên liệu thích hợp cho việc nuôi trồng nấm chân dài.  Đánh giá ảnh hưởng của nguyên liệu trồng tới sinh trưởng và phát triển của nấm chân dài.  Theo dõi quá trình sinh trưởng và phát triển của nấm chân dài đưa ra những cải tiến trong quy trình công nghệ trồng nấm chân dài.  Theo dõi diễn biến điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triến nấm chân dài, từ đó có thể đưa ra nhận định về những điều kiện thích hợp cho nấm chân dài phát triển. 2 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Giới thiệu chung về nấm ăn 2.1.1. Nấm là một vi sinh Trong các vi sinh vật có ích được lợi dụng nhiều nhất gần gũi với con người nhất phải kể đến nấm (Fungi). Nấm là một loài sinh vật nhân thật không có chất diệp lục, dị dưỡng. Trong hệ thống phân loại gần đây sinh vật được xếp thành 5 giới, nấm được xếp vào giới thứ 3, ngang với thực vật và động vật. Tuyệt đại bộ phận nấm được cấu tạo bởi các sợi nấm (hyphae). Sợi nấm có dạng ống, chứa đầy tế bào chất và dịch bào. Sợi nấm có hai loại, một loại không có vách ngăn, nhiều nhân, môt loại có vách ngăn, trên màng vách ngăn có lỗ thông để truyền thông tin và trao đổi chất. Phần lớn chúng có vách tế bào. Vách tế bào của một số nấm bậc thấp có thành phần chủ yếu là xenluloza, của nấm bậc cao lại chứa kitin. Có loài nấm chứa cả hai loại. thành phần vách tế bào rất phức tạp, chúng có thể khác nhau tùy loại nấm, giai đoạn phát triển và điều kiện môi trường. Vách tế bào của một số loài nấm chứa rất nhiều chất trao đổi, làm cho sợi nấm có các màu khác nhau tạo nên thế nấm hoặc quần thể nấm có các màu sắc khác nhau. Sợi nấm có đặc điểm sinh trưởng về phía ngọn, phân nhánh. Sợi nấm trong nhiều năm có thể tiếp xúc với nhau hình thành một khối gọi là thể sợi nấm (mycelium). Thể sợi nấm có thể do phân nhánh mà hình thành kết cấu dạng lưới mắt thường có thể thấy được gọi là bó nấm hình rễ (rhimorphs), hoặc thành hạch nấm (selerotium) hoặc về sau phát dục thành cơ quan chứa bào từ gọi là thể quả (fruit body). Thể quả có nhiều dạng khác nhau: dạng tán, dạng cục, dạng nhiều lỗ, dạng cổ ngựa …Tất cả những kết cấu đó cũng giống như thể sợi nấm có thể tồn tại tạm thời hoặc lâu dài và những sợi nấm cấu tạo nên chúng có thể biểu hiện sự khác nhau ở mức độ phân hóa về kết cấu chức năng. Sự tích lũy các hợp chất trong thể sợi nấm và các chất trao đổi trong các loài nấm rất khác nhau thể hiện tính đa dạng các loài nấm, nhưng sản phẩm tích lũy ban 3 đầu là sản phẩm phân giải hợp chất cacbon, chủ yếu có các axit hữu cơ và các chất khác, đặc biệt là các chất ethanol với axit citric, axit ornithuric, axit fumaric. Đường glucoza lên men thành bã rượu là đặc tính sinh học chung của nhiều loại nấm và nấm men. Loại sản phẩm thứ hai là vật trao đổi, chúng phân bố rộng có tác dụng duy trì sinh trưởng và kết cấu tế bào. Những chất này có được là do tổng hợp các chất cacbon như các axit amin và protein, axit lipoic, polysacharit. Loại sản phẩm thứ ba là vật trao đổi thứ cấp được sản sinh từ vật trao đổi sơ cấp bằng các con đường khác nhau, chúng chỉ có một số chất như carotenoid, sterol, gibberelin, biotin, chất kháng sinh và chất độc của nấm. Ba loại sản phẩm trên khác nhau về hàm lượng và chủng loại tùy theo các loài nấm, môi trường sinh trường và thời kỳ phát triển khác nhau. (Trần Văn Mão, 2000) Nấm ăn là một loại nấm có thể quả lớn cung cấp nguồn thực phẩm cho con người, được nhân dân ta sử dụng từ lâu. Trong tự nhiên có hàng trăm loài, nhưng sản xuất nấm ăn theo quy trình công nghiệp mới chỉ có 20 loài. Hầu hết chúng thuộc ngành phụ nấm đảm và một phần thuộc ngành phụ nấm túi. Chúng thường mọc trên cây khô, cây đổ, gốc chặt, trên mặt đất, lùm cỏ, lá cành mục. Có loài mọc đơn lẻ, có loài mọc thành cụm, thành đám. Có loài mọc trên đất thành từng đám lớn. Đặc biệt là vào mùa hè thu cũng có nhiều đặc trưng hình dạng màu sắc kích thước khác nhau và tạo nên tính đa dạng của nấm. (Cao Ngọc Diệp và cộng sự, 2009) 2.1.2. Giá trị dinh dưỡng của nấm ăn Nấm ăn là một loại thực phẩm cực sạch có vị ngon truyền thống, được cả loài người ưa chuộng, việc phát hiện nấm ăn có khả năng chữa bệnh được bắt đầu từ những năm 470 trước Công Nguyên nhưng mãi đền nhưng năm 1650 môt người nông dân ở ngoại ô Paris (Pháp) mới bắt đầu trồng nấm ăn. Từ đó đến nay, việc trồng nấm ăn từng bước phát triển và con người cũng ngày càng phát hiện ra nhiều giá trị của nấm ăn cả trên phương diện dinh dưỡng và chữa bệnh. Từ đầu những năm 70 thế kỷ 20 đến nay, ngành nấm đã phát triển vượt bậc, tạo nên sự thay đổi về mặt quan điểm trong việc đánh giá môn dinh dưỡng học loài nấm, bước vào những thời đại coi nấm là “thực phẩm bảo vệ sức khỏe” . Các nhà khoa học nước ngoài dự đoán: “thế kỷ 21” loài nấm trở thành “nguồn tài nguyên lương thực mới” của loài người, tạo nên thế chân kiềng 4 với các loài thực phẩm là thực vật và động vật truyền thồng. Nấm ăn là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, trong nấm ăn chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng như: protein, lipit, axit amin, vitamin… phù hợp với quá trình trao đổi chất của con người . Nấm có đặc điểm dinh dưỡng là chứa nhiều đạm ít mỡ, ít calo, nhiều sinh tố và khoáng chất. Người ta coi đạm của nấm ăn, của thực vật, của động vật sẽ là 3 nguồn đạm quan trọng nhất của con người sau này. Theo phân tích của các nhà khoa học, trong 112 loại nấm ăn có hàm lượng trung bình: protein 25%, lipit 8%, gluxit 60%, chất tro 8%. Đặc biệt nấm mỡ có hàm lượng protein cao tới 44%. Giá trị dinh dưỡng của nấm ăn tương đương với các loại rau cao cấp: - Hàm lượng protein ở dạng dễ tiêu chiếm từ 70-90%, còn các loại rau khác thường thấp hơn. Hàm lượng protein phụ thuộc vào nơi nuôi trồng và thời kỳ sinh trưởng của nấm, cách chế biến nấm. - Hàm lượng cacbon hydrat của nấm khá cao, cao hơn cả thịt bò khoai tây và các loại rau khác (hydrocacbon của thịt bò = 0,5/100 gam nấm/100gam nấm tươi) - Nấm chứa ít chất béo, nhưng chứa nhiều chất khoảng như: kali, phospho, mangan, sắt, và canxi hàm lượng vitamin cao đồng thời trong nấm còn chứa một lượng vitamin Bcomex 5,82mg/100gam nấm tươi, vitamin A. Hầu hết các nguyên tố dinh dưỡng trên được con người hấp thụ triệt để. Do vậy nấm ăn được coi là loại thịt sạch. (Trương Quốc Trung, 2008; Đinh Xuân Linh, 2008) 2.1.3. Giá trị kinh tế của nấm ăn Việc trồng nấm hiện nay đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong từng gia đình trồng với diện tích nhỏ hay lớn đều có thể trồng được nấm ăn và bán. Nấu trồng nấm trong nhà và dùng nguyên liệu là rơm rạ thì kê giàn thành 5 tầng thì cứ 1 m2 thì thu được 7-10kg nấm tươi, nếu trồng ở ngoài trời thì 1m2 đất thu được ít nhất là 1kg nấm tươi. Nấm có chu kỳ nuôi trồng ngắn và rất ngắn (nấm rơm 20- 30 ngày, nấm hương, mộc nhĩ 60-75 ngày). Vì vậy khi gặp thời tiết bất thuận hay thị trường biến động người sản xuất có thể dừng lại hoặc chuyển sang hướng canh tác mới. Đây là lợi thế của nghề trồng nấm. 5 Nguyên liệu trồng nấm rẻ tiền (phế liệu nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp) và có rất nhiều ở mọi miền đất nước. Sau khi thu hoạch vụ nấm có thể sử dụng cho chăn nuôi và trồng trọt . Nấm là loại thực phẩm có giá trị xuất khẩu cao : - Nấm rơm, nấm mỡ muối: 1.200-1.300 USD/tấn - Mộc nhĩ khô: 3.500-4.300 USD/tấn - Nấm hương khô: 12.000-13.000 USD/tấn - Nấm sò khô: 6.000-7.000 USD/tấn - Café : 1.911 USD/tấn - Tiêu : 1.842,75 USD/tấn - Gạo trắng hạt dài: 320,25 USD/tấn (Tài liệu của TTKTTM ngoại thương, số 21,5/1996) Trồng nấm không những cải thiện đời sống của nhân dân ta, bổ sung cho khẩu phần ăn hằng ngày, góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho cộng đồng mà còn giải quyết được lao động nhàn rỗi ở các địa phương tạo việc làm và nguồn thu nhập đáng kể trong tình hình lao động hiện nay. Ở các nước đang phát triển, nghề trồng nấm đã có từ rất lâu và hiện nay đã được cơ giới hóa từ khâu đầu đến khâu cuối. Ngay ở các nước Châu Á chung quanh nước ta, nghề trồng nấm phát triển. Hiện nay sản lượng đạt nấm của thể giới khoảng 15 triệu tấn mỗi năm. Điều đáng mừng là các loại nấm hiện phổ biến trên thị trường thế giới: Nấm mỡ, nấm sò, mộc nhĩ, nấm hương, nấm rơm, đều được trồng dễ dàng ở nước ta. Nghề trồng nấm ở nước ta. Nhiều năm qua chưa có cơ hội phát triển, gặp không ít khó khăn. Song năm sáu năm trở lại đây, nghề trồng nấm ở nước ta đang sống lại. Miền Nam trung bình mỗi năm đạt khoảng 50.000 tấn; sản lượng nấm sò, nấm mỡ, nấm hương của các tỉnh miền Bắc cũng cũng đã đạt khoảng 500 tấn mỗi năm. Thái Bình hiện là tỉnh có phong trào trồng nấm lớn nhất miền Bắc. Ngoài ra, miền Bắc cũng có một số tỉnh mới triển khai trồng nấm như; Hưng Yên, Cao Bằng bên cạnh những tỉnh đã có truyền thồng trồng nấm lâu đời như Hà Tây, Hà Nội, Vĩnh Phúc… Hiện nay, trung tâm CNSH Thực vật thuộc Viện Di Truyền Nông Nghiệp đã nghiên cứu và triển khai một hình thức trồng nấm nữa, đặc biệt là cấy nấm vào túi nhỏ, 6 thời gian thu hoạch từ 30-45 ngày với số lượng 0,7kg/túi. Đây là một hình thức trồng nấm thú vị, đặc biệt với người dân đô thị. (Đinh Xuân Linh và cộng sự, 2008) 2.2. Đặc điểm sinh học của nấm chân dài 2.2.1. Phân loại nấm chân dài Theo Underw., (1998) đã phân loại nấm chân dài như sau: - Giới (Kingdom): Fungi - Ngành phụ (Division): Basidiomycota - Subdivision: Agaricomycotina - Lớp (Class): Agaricomycetes - Bộ (Order): Agaricales - Họ (Family): Tricholomataceae - Chi (Genus): Clitocybe - Tên khoa học Clitocybe maxima (Gartn.et Mey: Fr.) Quèl 2.2.2. Điều kiện sinh thái của nấm chân dài Sự sinh trưởng, phát triển của nấm ăn được quyết định bởi đặc tính di truyền, nhưng lại chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường. Cả hai hình thành hệ sinh thái nhất định. Để nâng cao chất lượng và sản lượng nấm ăn, ta cần tìm hiểu quy luật phát triển của chúng. Điều kiện môi trường ảnh hưởng đến nấm ăn bao gồm nhân tố vật lý hóa học, sinh vật. Trong nhân tố lý hóa như điều kiện nhiệt độ, độ ẩm không khí, ánh sáng, hàm lượng dinh dưỡng, trị số pH môi trường rất quan trọng. a) Nhiệt độ Nhiệt độ ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển nấm thường thế hiện 2 mặt: một mặt khi nhiệt độ tăng cao, tốc độ phản ứng sinh hóa nhanh, nên sinh trưởng phát triển tăng nhanh; nhưng tăng đến một giới hạn nào đó nhiệt độ tiếp tục tăng làm cho protein và axit nucleic bị phá hủy, tốc độ sinh trưởng giảm xuống, thậm chí làm cho nấm bị chết. Tốc độ biến đổi đó liên quan với nhiệt độ. Mặt khác nhiệt độ cao có thể làm cho chất dinh dưỡng thể quả chuyển về sợi nấm và làm cho chúng biến dạng. Ngược lại, khi nhiệt độ quá thấp, mặc dù sinh trưởng chậm, tỷ lệ nảy mầm kém, nhưng thể sợi nấm không bị chết. Một số loài nấm ăn muốn hoàn thành chu kỳ phát dục phải thỏa mãn nhu cầu về nhiệt độ. Nói chung nhiệt độ cao sẽ rút ngắn chu kỳ phát triển của 7 nấm ăn. (Trần Văn Mão, 2000) Nhiệt độ sinh trưởng bình thường của nấm chân dài vào khoảng 15-35oC. Nhiệt độ ảnh hưởng trong 2 giai đoạn trong quá trình trồng nấm: ươm sợi và ra quả thể. Đối với nấm chân dài thì nhiệt độ thích hợp cho quá trình ươm sợi 26oC – 28oC và nhiệt độ thích hợp cho quá trình ra quả thể là 23oC – 32oC. Trong quá trình nghiên cứu cũng như quá trình trồng đáp ứng được nhiệt độ thì nấm sẽ phát triển bình thường. (Hexiang, 2004) b) Chất dinh dưỡng Nấm chân dài cũng như những vi sinh vật khác không ngừng cần các chất dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho bản thân (Nguyễn Lân Dũng, 2002; Shoji, 2000). Các chất dinh dưỡng bao gồm: - Các chất cacbon hữu cơ, như xenluloza, hemixenluloza, lignin, tinh bột, peptin, axit hữu cơ, đường đôi và đường đơn. Nếu là đường đa thì phải qua enzyme phân giải mới hấp thụ được. Vì vậy mùn của phải được thêm 1-5% dầu bông, dầu thực vật mới thu được hiệu quả tốt hơn. - Chất chứa N, như protein, ure, muối NH4 và NO3. Protein phải qua enzyme phân giải mới sử dụng được. - Các muối vô cơ, trong giai đoạn sinh trưởng của nấm cần có muối vô cơ, nhưng sinh trưởng chậm, có thể không hình thành quả thể. Các loài nấm khác nhau khả năng lợi dụng muối vô cơ rất khác nhau. Ví dụ nấm hương nuôi trong dung dịch NaNO 3 và KNO3 thì không sinh trưởng, nhưng nuôi trong dung dịch NH4Cl, NH4NO3 và (NH4)2SO4 sợi nấm tăng lên rõ rệt. - Tỷ lệ C/N cũng ảnh hưởng rất lớn đến nấm ăn nói chung giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng, tỷ lệ C/N 20:1 là vừa; giai đoạn sinh trưởng sinh sản phải 30-40:1 là thích hợp. - Các chất khoáng là những chất không thể thiếu trong hoạt động sống của nấm ăn, chúng chiếm 5-10% trọng lượng khô. Các chất cần cho nấm bao gồm P, K, Mg là 3 nguyên tố quan trọng nhất, cần đến 100-500mg/l; các chất Fe, Cu, Mn, Mo, Zn là những nguyên tố vi lượng, chỉ cần 1 ppm. - Các chất kích thích sinh trưởng, một số loài nấm ăn cần một ít vitamin và axit nucleic. Có nhiều trường hợp nếu chất kích thích sinh trưởng chưa đủ, sinh trưởng của 8 sợi nấm sẽ ngững lại, nhưng nếu tăng lên, chúng lại hồi phục sinh trưởng bình thường. Các chất sinh trưởng thường có trong các nguyên liệu cám, mầm lúa mỳ, khoai tây, nấm men; cho nên khi pha chế môi trường nuôi nấm không cần thêm chất kích thích nữa. Nếu khi thêm vitamin không được khử trùng ở nhiệt độ cao, vì trên 120oC chúng bị phân hủy. c) Nước và độ ẩm Nếu nước không đủ, sợi nấm sinh trưởng chậm, nếu quá nhiều thì dễ mọc nấm mốc thể quả bị thối. Các loài nấm ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau. Nói chung hàm lượng nước trong môi trường ở giai đoạn sinh trưởng sợi nấm là 60-70%, độ ẩm không khí trong giai đoạn hình thành thể quả là 85-95%. Giai đoạn hinh thành thể quả là giai đoạn cần tưới nước liên tục để xúc tiến phân hóa thể quả. (Đinh Xuân Linh và cộng sự 2008; Shu- yao, 2009) d) Ánh sáng Nấm chân dài không có chất diệp lục như cây xanh nên không cần ánh sáng liên tục. Lúc hình thành thể quả nấm cũng cần một cường độ và chất lượng ánh sáng khác nhau. Trong thời kỳ sinh trưởng sợi nấm thì không cần ánh sáng. Năng suất và chất lượng của nấm này có một tỷ số thuận với cường độ ánh sáng, nhưng chiếu sáng trực tiếp hay quá mạnh mẽ sẽ ngăn chặn hình thành quả thể. (Nguyễn Lân Dũng, 2002) e) Oxy và CO2 Nấm luôn luôn phải hô hấp, nên không thể thiếu chúng được. Trong không khí có 21% oxy, 0,3% CO2. Khi phân hóa quả thể lượng oxy không lớn lắm, nhưng khi hình thành quả thể lượng oxy phải được tăng lên. Độ nhạy cảm của nấm với CO2 khác nhau rất lớn. (Cao Ngọc Diệp, 2009) Nấm chân dài là loại nấm ưa khí. Không khí trong lành rất cần cho quá trình ươm sợi và hình thành quả thể. (Mahfuz và cộng sự, 2007) f) Trị số pH Nấm chân dài yêu cầu trị số pH trong giai đoạn ươm sợi và ra quả ở pH 5.0-5.5 nguyên liệu trong túi được giữ ở pH 5.1-6.4. Trị số pH ảnh hưởng đến sự nẩy mầm của bào tử. 9 Khi nuôi nấm, sau khi khử trùng môi trường, pH thường giảm xuống nên cần có sự điều chỉnh sau khi khử trùng. Để pH ổn định người ta thường thêm 0,2% K 2PHO4 hoặc KH2PO4 vào trong môi trường dinh dưỡng. Nếu pH thấp có thể thêm CaCO3, không để thấp quá ảnh hưởng đến sinh trưởng của nấm ăn. (Mahfuz và cộng sự, 2007) 2.2.3. Đặc điểm hình thái Nấm chân dài có tên tiếng Anh là Giant Clitocybe, nó được tìm thấy năm 1999, nó được biết đến với cái tên nấm cốc cực lớn, hay ở Trung Quốc người ta còn gọi nó với cái tên nấm bao tử khổng lồ hay nấm cốc. Quả thể của nó trồi lên giống như mũi chông, sau một thời gian phát triển mới phân biệt được phần mũ nấm và cuống nấm. Nấm chân dài là loại một loại nấm lớn có hình dáng giống chiếc ô lộn ngược. Quả thể nấm chân dài gồm 2 phần mũ nấm và cuống nấm. Mũ nấm khi còn nhỏ tròn khi lớn thì xòe rộng ra, kích thước đường kính mũ nấm từ 7-10 cm dầy 0,3-0,6 cm. Trên mặt mũ nấm khi còn nhỏ phủ lớp màu trắng lớn dần lớp này mất đi và mũ nấm có màu nâu hoặc vàng nâu, không có nếp gấp hình thái, mặt dưới của mũ nấm có các phiến nấm mỏng như những con dao rọc giấy màu trắng hồng, đây là nơi bào tử sẽ phóng ra trong giai đoạn trưởng thành của quả thể nấm. Cuống nấm có hình trụ lớn đường kính cuống nấm 2-2,5 cm có chiều dài 17-20 cm và không phân nhánh. Lớp vỏ cuống nấm màu nâu có lông bao phủ. Quả thể nấm mọc đơn lẻ hay mọc thành từng cụm trên thân gỗ mục hay trên đất. Người ta cũng tìm thấy nấm chân dài trong những khu rừng hoặc các thảm cỏ vào năm 1990, nó thường phát triển vào tháng 5-10. Sau đó, người ta đem nuôi cấy mô và đã thành công khi nuôi cấy trên môi trường nhân tạo. Phân tích dữ liệu của Sangming Instiute của Quality Delection, quả thể nấm chân dài có chữa nhiều Axit amin cần thiết cho cơ thể con người và nguyên tố khoáng có lợi cho sức khỏe con người như: Molydenum, Cobalt, Zn, và nguyên tố khác. Trong thành phần Isoleucine và Leucine nằm ờ phần mũ nấm và thành phần Protein cũng giống như loài Lentinula edodes hay Flammulina velutipes. Đây là loại nấm ăn rất có triển vọng phát triển. (Jin, 2004; Mahfuz, 2007; Hexang, 2009) 10 Hình 2.1.Nấm chân dài được trồng trong điều kiện nhân tạo 2.3. Nguyên liệu trồng nấm chân dài 2.3.1. Các nguyên liệu được sử dụng trồng nấm chân dài Nguyên liệu sử dụng để trồng nấm chân dài là bông phế liệu và mùn cưa cùng với đó sử dụng thêm bã phế loại. a) Bông phế liệu Là những sợi bông có kích cỡ nhỏ không được sử dụng để dệt thành sợi và vỏ quả bông đã lấy sợi được loại ra ở các nhà máy dệt may, không dính dầu máy hay chất hóa học độc hại. Bông phế liệu có những đặc điểm: - Là nguyên liệu khá phổ biến và rẻ tiền. - Xenlullo chiếm tỷ lệ cao. - Là nguyên liệu dễ hút ẩm nên trong quá trình hiệu chỉnh ẩm và ủ nguyên liệu phải chú ý. - Bông phế liệu tơi xốp tạo điều kiện thuận lợi cho giống nấm nảy mầm tốt và ăn lan nhanh của hệ sợi nấm. - Bông phế liệu ở dạng sợi lớn, nên nếu không qua quá trình xử lý nguyên liệu thì nấm sẽ khó hấp thụ dinh dưỡng. b) Mùn cưa Là phụ phẩm của ngành lâm nghiệp. Mùn cưa được sử dụng trồng nấm là mùn 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan