Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng, ph...

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng, phát triển giống chè shan kinh doanh tại thuận châu, sơn la

.PDF
77
195
109

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM DƯƠNG THỊ HIỂN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN HỮU CƠ VI SINH ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN GIỐNG CHÈ SHAN KINH DOANH TẠI THUẬN CHÂU, SƠN LA LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG THÁI NGUYÊN - 2016 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM DƯƠNG THỊ HIỂN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN HỮU CƠ VI SINH ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN GIỐNG CHÈ SHAN KINH DOANH TẠI THUẬN CHÂU, SƠN LA Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số ngành: 60.62.01.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Người hướng dẫn khoa học: TS. DƯƠNG TRUNG DŨNG THÁI NGUYÊN - 2016 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn của tôi hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng trong luận văn nào khác. Các số liệu trích dẫn trong quá trình nghiên cứu đều được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả Dương Thị Hiển ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo giảng dạy. Thầy giáo hướng dẫn khoa học, được sự giúp đỡ của các cơ quan, tập thể, cá nhân và nhân dân trong địa bàn thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến: TS. Dương Trung Dũng: Giảng viên Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Khoa sau đại học, Khoa nông học - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sơn La. Trạm khí tượng thủy văn tỉnh Sơn La. Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thuận Châu. Đảng ủy, UBND xã Phỏng Lái, Xã Chiềng Pha. Gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và thực hiện đề tài. Thái Nguyên, tháng 12 năm 2016 Tác giả Dương Thị Hiển iii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................... v DANH MỤC HÌNH ............................................................................................. vi MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................ 2 3. Yêu cầu của đề tài ............................................................................................. 2 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .............................................................................. 4 1.2. Vai trò của phân bón đến năng suất và chất lượng của chè ........................... 6 1.3. Nhu cầu dinh dưỡng và vai trò của các yếu tố dinh dưỡng đối với cây chè ........ 8 1.3.1. Nhu cầu dinh dưỡng .................................................................................... 8 1.3.2. Vai trò của các yếu tố dinh dưỡng .............................................................. 9 1.4. Nghiên cứu về phân hữu cơ vi sinh và bón phân hữu cơ vi sinh cho chè.... 14 1.4.1. Vai trò, thành phần của vi sinh vật............................................................ 14 1.4.2. Nghiên cứu về các chủng vi sinh vật có khả năng phân giải xelluloza .... 16 1.5. Tình hình nghiên cứu phân bón trên thế giới và Việt Nam ......................... 24 1.5.1. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng phân bón trên thế giới ....................... 24 1.5.2. Kết quả nghiên cứu phân hữu cơ vi sinh trong nước ................................ 25 Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 29 2.1. Vật liệu nghiên cứu, thời gian và địa điểm thực hiện .................................. 29 2.1.1. Vật liệu nghiên cứu ................................................................................... 29 2.1.2. Thời gian nghiên cứu ................................................................................ 30 2.1.3. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................. 30 iv 2.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 30 2.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 30 2.3.1. Phương pháp Bố trí thí nghiệm ................................................................. 30 2.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp nghiên cứu:................................... 32 2.4. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................ 35 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 36 3.1. Ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng, phát triển chè shan huyện Thuận Châu ....................................................... 36 3.1.1. Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến chiều cao cây tại hai xã Phỏng lái và Chiềng pha................................................................... 36 3.1.2. Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến độ rộng tán cây tại hai xã Phỏng lái và Chiềng pha.............................................................. 38 3.1.3. Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh đến số lứa hái và thời gian trung bình giữa 2 lứa hái tại hai xã Phỏng lái và Chiềng pha ............. 40 3.2. Ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ vi sinh đến năng suất và yếu tố cấu thành năng suất chè Shan tại huyện Thuận Châu ...................... 42 3.3. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến phẩm cấp, chất lượng nguyên liệu .. 46 3.4. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến sâu, bệnh hại chè shan kinh doanh Thuận Châu ...................................................................................... 51 3.5. Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh đến chỉ tiêu lý tính đất, sinh tính, hóa tính đất.......................................................................................... 55 3.6. Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế ................................................................. 60 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................... 62 1. Kết luận ........................................................................................................... 62 2. Đề nghị ............................................................................................................ 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 64 PHỤ LỤC ........................................................................................................... 67 v DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1. Ảnh hưởng của các công thức phân bón hữu cơ vi sinh đến chiều cao cây ................................................................................. 36 Bảng 3.2. Ảnh hưởng của các công thức phân bón hữu cơ vi sinh đến độ rộng tán cây .............................................................................. 38 Bảng 3.3 Ảnh hưởng của các công thức phân bón hữu cơ vi sinh đến số lứa hái, thời gian trung bình giữa 2 lứa hái................................... 41 Bảng 3.4. Ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ vi sinh đến năng suất và yếu tố cấu thành năng suất chè ......................................... 43 Bảng 3.5. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến một số chỉ tiêu chất lượng nguyên liệu chè ............................................................................. 47 Bảng 3.6. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến tình hình sâu hại chính ..... 52 Bảng 3.7. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến lượng giun đất.......................................................................................... 55 Bảng 3.8. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến một số chỉ tiêu lý tính đất .......................................................................................... 56 Bảng 3.9. Ảnh hưởng của bón phân hữu cơ vi sinh đến một số chỉ tiêu hóa tính đất.................................................................................... 58 Bảng 3.10. Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế của chè shan ở Thuận Châu - Sơn La ......................................................................................... 61 vi DANH MỤC HÌNH Trang Hình 3.1. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ................................................... 37 Hình 3.2. Tốc độ tăng trưởng độ rộng tán ...................................................... 39 Hình 3.3. Số lứa hái, thời gian trung bình lứa hái chè Shan ........................... 41 Hình 3.4. Diễn biến tăng mật độ búp .............................................................. 45 Hình 3.5. Diễn biến tăng khối lượng búp ....................................................... 46 Hình 3.6. Tỷ lệ búp mù xòe qua các lần đo .................................................... 48 Hình 3.7. Hàm lượng tanin ............................................................................. 49 Hình 3.8. Hàm lượng chất tan ......................................................................... 49 Hình 3.9. Hàm lượng đường khử .................................................................... 50 Hình 3.10. Diễn biến bọ trĩ qua các lần theo dõi .................................................. 53 Hình 3.11. Diễn biến rầy xanh gây hại qua các lần theo dõi ............................ 54 Hình 3.12. Diễn biến bọ xít muỗi gây hại ............................................................ 54 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sơn La là một tỉnh miền núi vùng Tây Bắc có diện tích tự nhiên 14.174km2, chiếm 4,27% diện tích cả nước. Sơn La có 12 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố và 11 huyện với 12 dân tộc anh em đang sinh sống. Nằm trên trục quốc lộ 6 Hà Nội - Sơn La - Điện Biên, cách Hà Nội 320 km, Sơn La là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế quan trọng thuộc vùng Tây Bắc. Điều kiện thiên nhiên ưu đãi đã tạo cho Sơn La tiềm năng để phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, đa dạng, trong đó chè đặc sản trên cao nguyên Mộc Châu, Nà Sản, Thuận Châu đã trở thành thương hiệu không chỉ ở trong nước mà cả nước ngoài. Sản lượng chè búp tươi toàn tỉnh đạt 25.722 tấn, tăng bình quân 4,82%/năm. Năng suất bình quân toàn tỉnh 68tạ/ha, trong đó huyện Thuận Châu đạt năng suất bình quân 90tạ/ha, Sản lượng tăng 13,09% đứng thứ 2 sau huyện Phù Yên. Năm 2014 sản lượng thu hoạch đạt 33.138 tấn. Sản phẩm xuất khẩu khoảng 80% còn lại 20% tiêu thụ trong nước. Bên cạch các huyện có diện tích chè chè tăng thì các huyện có tốc độ giảm sản lượng lớn là Mường La, Mai Sơn, Bắc Yên. Nguyên nhân giảm là do một số diện tích chè đã được chuyển đổi sang trồng các cây hàng năm khác, số diện tích còn lại ít được đầu tư chăm sóc chưa có qui trình nghiên cứu kỹ thuật phát triển nên năng suất thấp. Tuy nhiên, tốc độ phát triển chè chưa cao, chưa tận dụng được lợi thế về khí hậu, đất đai và các tiềm năng khác để phát triển cây chè; thu nhập của người trồng chè đã từng bước được cải thiện song vẫn chưa ổn định, không đồng đều giữa các vùng. Chất lượng chè chưa cao, sức cạnh tranh kém. Khi đưa các giống chè vào sản xuất, cần phải nghiên cứu các biện pháp canh tác tổng hợp để khai thác tốt nhất tiềm năng năng suất và chất lượng của giống, trong đó mục tiêu của các 2 biện pháp thâm canh là vừa tăng năng suất, chất lượng đồng thời bảo vệ và cải tạo được đất trồng, thực hiện canh tác bền vững trên đất dốc. Vấn đề đặt ra là cần có giải pháp bảo vệ đất trồng chè hợp lý. Có rất nhiều giải pháp giúp cải thiện môi trường đất, bổ sung dinh dưỡng trong đất như sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh, che phủ bảo vệ đất… Về bón phân: xu thế hiện nay, các nhà khoa học đều cho rằng bón phân cho cây trồng nói chung, cây chè nói riêng đều dựa trên nguyên tắc: “Duy trì độ phì sẵn có trong đất là giải pháp dễ dàng và đỡ tốn kém hơn là khôi phục độ phì của đất do hậu quả của việc bón không hợp lý trong thời gian dài’’(Bùi Huy Hiền) [8]. Đối với đất trồng chè giai đoạn giảm mùn nhiều nhất là 4- 5 năm sau trồng. Do vậy, bón phân hữu cơ vi sinh là một biện pháp tốt để bảo vệ đất trồng chè, vì phân hữu cơ vi sinh làm tăng hàm lượng mùn trong đất, cải thiện tính chất vật lý đất, mùn lại làm tăng cường hoạt động sinh học đất, kích thích sự tăng trưởng của cây trồng. Đem lại cho cây chè đạt hiệu quả kinh tế cao là hết sức cần thiết. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng, phát triển giống chè Shan kinh doanh tại Thuận Châu, Sơn La”. 2. Mục tiêu tổng quát Đánh giá được ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng của chè Shan tại Thuận Châu Sơn La từ đó đưa ra khuyến cáo loại phân tốt nhất áp dụng cho sản xuất. 3. Yêu cầu cụ thể - Đánh giá ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng, hình thái của giống chè Shan. 3 - Đánh giá ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh đến sâu, bệnh hại chè Shan. - Đánh giá ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh đến các yếu tố cấu thành năng suất, chất lượng nguyên liệu chè Shan. - Đánh giá ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh đến sinh tính, lý tính, hóa tính của đất. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài * Cơ sở khoa học biện pháp bón phân Phân hữu cơ vi sinh là một loại phân bón bao gồm nhiều chủng loại vi sinh vật hữu ích như: vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật phân giải lân, phân giải xenluloza, và các chất khó tan, vi sinh vật kích thích quá trình quang hợp,vi sinh vật kháng bệnh… Kết hợp với các sản phẩm hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên như: Than bùn, than bùn thải từ các ao hồ, rác thải trong sinh hoạt, các sản phẩm phụ nông nghiệp… Trong quá trình phân giải tạo mùn và cung cấp các nguyên tố cần thiết cho cây trồng, đồng thời có tác dụng cải thiện độ phì cho đất, bảo vệ môi trường. Việc thử các loại phân hữu cơ vi sinh thay thế phân khoáng cho cây chè là hết sức cần thiết, trong thực tế hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về quy trình sản xuất chè an toàn, chè hữu cơ xong phạm vi ứng dụng ra thực tế còn nhiều khó khăn vì chỉ thực hiện trong phạm vi hẹp, thời gian chuyển đổi ngắn các giải pháp kỹ thuật chưa bộc lộ hết hiệu quả. Sử dụng phân hữu cơ vi sinh thay thế dần dần và tiến tới loại bỏ các loại phân khoáng đối với cây chè, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, không chỉ tác động đến năng suất và chất lượng sản phẩm mà còn cải thiện môi trường, cải thiện độ phì cho đất. Bón phân cho chè kinh doanh là biện pháp kỹ thuật quan trọng nhằm thúc đẩy sinh trưởng của cây chè để tăng năng suất và chất lượng chè. Khi xây dựng quy trình bón phân cho chè căn cứ vào điều kiện đất đai, khí hậu, đặc điểm sinh lý của cây và khả năng cho năng suất của nương chè. Cây chè có khả năng hút chất dinh dưỡng liên tục trong chu kỳ phát dục cá thể của cây. Ngay cả trong điều kiện mùa đông nhiệt độ thấp 5 cây chè tạm ngừng sinh trưởng xong vẫn yêu cầu một lượng dinh dưỡng nhất định, vì thế việc cung cấp dinh dưỡng cho cây chè vẫn tiến hành thường xuyên trong năm 78. Quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và quá trình sinh trưởng sinh thực của cây chè không có giới hạn rõ ràng và là một quá trình mâu thuẫn thống nhất. Vì vậy cần phải bón phân hợp lý điều chỉnh quá trình sinh trưởng, sinh dưỡng đối với cây chè hái búp và điều chỉnh sinh trưởng sinh thực đối với chè thu hoạch quả, giống… Chè là cây có khả năng thích ứng với điều kiện dinh dưỡng rộng, nó có thể sống ở nơi đất màu mỡ cũng có thể sống ở đất cằn cỗi nghèo dinh dưỡng nhưng vẫn cho năng suất nhất định. Tuy nhiên muốn nương chè cho năng suất cao, phẩm chất tốt, nhiệm kỳ kinh tế kéo dài cần bón phân đầy đủ cho chè. Trong búp chè non của cây chè có 4,5%N, 1,5% P2O5, VAF1, 2-2,5% K2O (Eden 1958) mà hàng năm chúng ta hái đi 5 - 15 tấn búp tươi/ha và đốn đi một lượng thân lá đáng kể. Như vậy hàng năm qua hái và đốn ta đã lấy đi từ chè một lượng lớn N, P, K và các chất khoáng khác, hơn nữa hàng năm một lượng dinh dưỡng đáng kể trong đất bị rửa trôi, xói mòn (theo Daraseha thì lượng N bị rửa trôi thường bằng 1/3 lượng N bón vào đất). Do vậy cần bón bổ sung lượng dinh dưỡng đã lấy đi từ cây chè và lượng dinh dưỡng bị rửa trôi để cây chè sinh trưởng phát triển tốt. Trong quá trình chăm sóc thì bón phân là một việc không thể thiếu cho bất kỳ loại cây trồng nào. Mỗi giống chè sẽ thích hợp với mỗi loại phân bón và liều lượng khác nhau. Trên cơ sở đó chúng ta cần xây dựng một chế độ bón phân hợp lý sẽ giúp cho chè sinh trưởng, phát triển tốt đạt năng suất cao, ổn định và chất lượng tốt. 6 1.2. Vai trò của phân bón đến năng suất và chất lượng của chè Năng suất cây trồng là kết quả tổng hợp của tất cả các yếu tố sinh trưởng nội tại bên trong và các yếu tố ngoại cảnh tác động trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển cây trồng. Chè là cây trồng cho sản phẩm thu hoạch là búp và lá non do vậy khi bón các loại phân khoáng vì nhiều lý do như: điều kiện kinh tế, hạn chế về hiểu biết kỹ thuật, dẫn đến mất cân đối thừa hay thiếu nguyên tố nào đó đều ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và phát triển của cây, sâu bệnh phát sinh phát triển nhiều, năng suất chất lượng giảm. Đồng thời với các vùng trồng chè chủ yếu là đồi dốc việc sử dụng các phân khoáng như: Ure, kalyclorua… Với phương pháp bón trên bề mặt thì rất dễ bị rửa trôi, hiệu quả sử dụng phân thấp, gây ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước. Để đạt được tiêu chuẩn chất lượng nông sản, bón phân cân đối cả đa lượng, trung lượng và vi lượng, với mục tiêu đạt hiệu quả kinh tế tối đa trên đơn vị đất, lượng bón phải đủ, nhưng không thừa để tiết kiệm và tránh ô nhiễm môi trường đất, nước và nông sản. Đối với cây chè phân vi sinh có vai trò quan trọng, nó không những cung cấp chất dinh dưỡng trực tiếp cho chè mà còn cải thiện lý tính đất như làm cho đất tơi xốp, có kết cấu viên, làm tăng khả năng thấm và giữ nước của đất, làm tăng sự hoạt động của các hệ vi sinh vật trong đất, làm tăng các thành phần dinh dưỡng: N, P, K và các nguyên tố trung, vi lượng… Nhưng thực trạng hiện nay việc sử dụng phân hữu cơ cho chè còn gặp nhiều khó khăn: do phải cạnh tranh nguồn hữu cơ với các cây trồng khác, đồi chè thường xa nhà, cây chè vào giai đoạn kinh doanh đã khép tán nên việc vận chuyển và bón phân thường gặp khó khăn. Những giải pháp để tăng cường hữu cơ cho chè là làm phân tự chế bằng cách đào hố ủ ngay tại vườn chè, trồng cây xanh, cây họ đậu để lấy thân lá ép xanh cho chè, ép xanh cành, lá già sau khi đốn chè, ngoài ra việc bón phân cho chè phải được chú ý ngay từ khi bón lót trước khi trồng. 7 Sang thập niên 70 các giống mới, năng suất cao đã được gieo trồng trên diện rộng, thay dần các giống cũ lượng đạm ngày càng tăng, giống mới không những cần nhiều đạm mà còn cần một lượng gấp đôi giống cũ, năng suất trước đó tăng sau chúng lại giảm xuống, sự cân bằng dinh dưỡng bị phá vỡ. Lân trở thành yếu tố hạn chế năng suất, trong suốt 2 thập kỷ qua không bón lân thì hiệu của đạm cũng giảm, thậm chí không cho năng suất. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, lĩnh vực nghiên cứu sản xuất phân bón đã có bước phát triển nhảy vọt đặc biệt là công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ vi sinh là sự kết hợp giữa các chất hữu cơ trong tự nhiên và các loại vi sinh có tác dụng cải thiện môi trường cơ giới, lý, hóa, sinh trong đất, phân giải các chất hữu cơ thành mùn, các nguyên tố khó tiêu thành dễ tiêu, tăng cường khả năng cố định đạm… làm cho đất trở nên tơi xốp, phì nhiêu. Các kết quả nghiên cứu cho thấy chất dinh dưỡng được hoàn trả cho đất thấp hơn nhiều so với lượng chất dinh dưỡng mà nông sản và sản phẩm phụ đã lấy đi và không cân đối giữa tỷ lệ N:P2O5:K2O. Để đảm bảo cho một nền nông nghiệp bền vững phải tăng cường sử dụng phân bón trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa phân vô cơ và hữu cơ, sử dụng hợp lý với điều kiện hiện nay. * Hàm lượng N; P2O5; K2O - Hàm lượng N (Đạm): trong chè tập trung ở các bộ phân còn non như: búp và lá non, N tham gia vào sự hình thành các axit amin và protein. Bón đủ N lá chè có màu xanh quang hợp tốt, cây chè sinh trưởng tốt cho nhiều búp, búp to. Thiếu N chồi mọc ít, lá vàng, búp nhỏ, năng suất thấp. nếu quá nhiều hàm lượng tanin và cafein giảm, hàm lượng ancolit tăng, chè có vị đắng. Nguồn cung cấp N cho đất là do quá trình khoáng hóa chất hữu cơ và mùn trong đất, do hoạt động cố định đạm của các loại vi sinh vật đặc biệt là do con người bón vào đất… 8 - Hàm lượng P2O5 (lân): trong búp non của chè có 1,5% P2O5. Lân tham gia vào thành phần cấu tạo của tế bào, trong axit nucleic, lân có vai trò quan trọng trong việc tích lũy năng lượng cho cây, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của cây chè, nâng cao chất lượng chè, làm tăng khả năng chống rét, chống hạn cho chè. Thiếu lân lá chè xanh thẫm, có vết nâu hai bên thân chính, búp nhỏ, năng suất thấp. - Hàm lượng K2O (Kali): kali trong tất cả các bộ phận của cây chè nhất là thân cành và các bộ phận đang sinh trưởng. Nó tham gia vào quá trình trao đổi chất cho cây, làm tăng hoạt động của các men, làm tăng tích lũy gluxit và axit amin, tăng khả năng giữ nước của tế bào, tăng năng suất, chất lượng chè, làm tăng khả năng chống chịu cho chè. Hàm lượng kali trong đất phụ thuốc vào đá mẹ, điều kiện phong hóa đá và hình thành đất, chế độ canh tác và bón phân. Khi thay thế dần phân hóa học bằng phân hữu cơ và phân ủ (Compost) năng suất chè không giảm, chất lượng chè được cải thiện. khi kết hợp 30 tấn phân ủ (Compost) + NPKMg 3: 1,5: 1: 0,3 đã làm tăng cho năng suất chè tăng 15% so với chứng. 1.3. Nhu cầu dinh dưỡng và vai trò của các yếu tố dinh dưỡng đối với cây chè 1.3.1. Nhu cầu dinh dưỡng Cây chè thích hợp trồng trên đất chua vừa đến ít chua, độ dày tầng đất càng sâu thì cây chè sinh trưởng, phát triển càng tốt và tuổi thọ của cây chè càng kéo dài. So với các cây trồng khác thì cây chè có khả năng sống ở những nơi đất cằn cỗi, nghèo kiệt dinh dưỡng mà vẫn cho thu nhập. Tuy nhiên muốn cây chè cho năng suất cao, chất lượng tốt có nhiệm kỳ kinh tế dài thì cần phải bón phân đầy đủ sao cho đất trồng chè cần phải đạt những yêu cầu sau: - pHKCL từ 4,0 - 6,0 9 - Đất có độ phì tốt - Đất sâu, tầng đất từ 60 - 100 cm Độ ẩm cao, lượng mưa hàng năm trên 1.500 mm và phân bố tương đối đều từ tháng 4, tháng 5 đến tháng 10, tháng 11. Mối quan hệ giữa đất đến năng suất, phẩm chất chè rất phức tạp, phẩm chất do nhiều yếu tố quyết định. Điều kiện dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất, phẩm chất chè, do vậy ngoài việc sử dụng nguồn dinh dưỡng sẵn có ở trong đất thì việc bón phân cho chè là một biện pháp có hiệu quả. Phân bón có vai trò quan trọng đối sinh trưởng và năng suất chè. Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước đều cho thấy: Hiệu quả của phân bón cho chè chiếm từ 50 - 60% tổng hiệu quả của các biện pháp nông học đối với năng suất chè. 1.3.2. Vai trò của các yếu tố dinh dưỡng *Dinh dưỡng đạm đối với chè: Đối với cây lấy lá nói chung và cây chè nói riêng thì dinh dưỡng đạm là yếu tố quan trọng có tương quan chặt chẽ đến năng suất, bón đạm thúc đẩy sự phát triển của cây, giúp cho búp, lá phát triển, lá to xanh, quang hợp tốt dẫn đến năng suất, sản lượng chè tăng. Các thí nghiệm tại Trại thí nghiệm chè Phú Hộ cho thấy: Bón đạm làm tăng năng suất từ 2 - 2,5 lần so với đối chứng không bón (Nguyễn Hữu La, 2013) [12]. Về phẩm chất: Các tài liệu Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam đều cho rằng bón N không hợp lý (bón quá nhiều hoặc bón đơn độc) làm giảm phẩm chất chè, đặc biệt là sản xuất chè đen. Bón quá nhiều N làm cho hàm lượng tanin, cafein giảm, protein tăng, hàm lượng ancaloit tăng, chè có vị đắng(Nguyễn Hữu La, 2013) [11]. 10 Theo dõi của Assam thấy rằng hiệu lực của đạm tăng đều đặn theo thời gian, hiệu suất 1 kg đạm của lần 1,2, 3, 4 lần lượt là 2, 4, 6, 8 kg chè khô. Ở Đông Phi cho thấy: Hiệu suất của 1 kg đạm là 4 - 8 kg chè khô, nếu hiệu suất là < 4 kg chè khô/1 kg đạm thì đã xuất hiện một yếu tố nào khác là lân hay kali. Theo M.L.Bziava (1973) liều lượng bón đạm tăng, sản lượng búp sẽ tăng, song để đạt được năng suất 10 tấn/ha thì bón 200 kg N là hiệu quả nhất * Dinh dưỡng kali đối với cây chè Kali có trong tất cả các bộ phận của cây chè nhất là thân, cành và các bộ phận đang sinh trưởng. Nó tham gia vào quá trình trao đổi chất trong cây làm tăng khả năng hoạt động của các men, tăng sự tích lũy gluxit, các axitamin và khả năng giữ nước của tế bào, nâng cao năng suất, chất lượng búp chè, làm tăng khả năng chống bệnh, chịu rét cho chè. Thiếu kali rìa lá có vết nâu, búp nhỏ, lá nhỏ, rụng lá nhiều. Ở những nương chè mới trồng, phân bón kali thường có hiệu quả thấp vì trong đất hàm lượng kali còn cao (khoảng 20 - 25 mg K2O/100g đất) còn đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cây (Nguyễn Hữu La, 2013) [11]. Về chất lượng chè, kali lại ảnh hưởng rất rõ đến chất lượng chè, theo AD.Makharobitze (1948) cho thấy: Phẩm chất trong các công thức được xếp theo thứ tự P, K, N và sau cùng là phân bón. Quy trình bón phân cho chè của Liên hiệp xí nghiệp chè Việt Nam năm 1988 quy định: Năng suất đạt 60 - 100 tạ/ha, bón 80 - 100 kg K2O/ha, năng suất > 100 tạ/ha bón 100 - 120 K2O/ha (Nguyễn Hữu La, 2013) [11]. * Dinh dưỡng lân đối với cây chè Theo Enden (1958), trong búp non của chè có 1,5% P205. Lân tham gia vào thành phần cấu tạo của tế bào, trong axit nucleic, lân có vai trò quan 11 trọng trong việc tích luỹ năng lượng cho cây, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của cây, nâng cao chất lượng chè, làm tăng khả năng chống rét và chống hạn cho chè. Thiếu lân lá chè xanh thẫm và có vết nâu hai bên gân chính, búp nhỏ, năng suất thấp (Nguyễn Hữu La, 2013) [11]. Các tài liệu nghiên cứu của Liên Xô, Việt Nam và nhiều nước khác cho thấy: Bón lân làm tăng năng suất chè rõ rệt, đặc biệt bón lân trên nền N, K. Đất mà thiếu N, K cũng làm giảm hiệu quả của phân lân đối với chè. Điều đáng chú ý là bón lân có hiệu quả phải tương đối dài, thậm chí đến 20 - 25 năm sau. Theo nghiên cứu của F.Hurisa (Liên Xô) thì hiệu quả trực tiếp của 3 năm bón lân và liều lượng 120 - 960 kg/ha trên nền N, K tăng sản lượng búp 5 - 30% so với đối chứng chỉ bón N, K song hiệu quả tăng, sản lượng bình quân 21 năm về sau là 60 - 78% (Nguyễn Hữu La, 2013) [1]. Kết quả sơ bộ thí nghiệm 10 năm bón N,P,K cho chè của trại thí nghiệm chè Phú Hộ cho thấy: Trên cơ sở bón 100 N/ha, 50 P2O5/ha trong từng năm không có chênh lệch đáng kể về năng suất nhưng từ năm thứ 7 trở đi thì bội thu do phân bón là rất rõ rệt và chắc chắn, bình quân 10 năm 1 kg P2O5 làm tăng được 3,5 kg chè búp tươi (Nguyễn Hữu La, 2013) [12]. Kết quả nghiên cứu của Curxanop (1954) và T.C.Migaloblisvili (1966) ở Liên Xô đã khẳng định bón phân lân trên nền N, K làm tăng Catechin trong búp chè có lợi cho chất lượng chè. Trong đất nếu hàm lượng P2O5 là 30 - 32 mg/100g đất thì cây chè sinh trưởng bình thường, nếu là 10 - 12 mg/100g đất thì thiếu lân. Quy trình bón P2O5 của Liên hiệp xí nghiệp chè Việt Nam 1988 quy định 5 năm bón P2O5 1 lần với liều lượng 100 kg/ha bón kết hợp với phân chuồng sau khi đốn, bón sâu khoảng 20 - 30 cm (Nguyễn Hữu La, 2013) [1]. 12 * Phân bón hữu cơ cho chè Đối với chè phân hữu cơ có vai trò rất quan trọng, nó không những cung cấp chất dinh dưỡng trực tiếp cho chè mà còn cải thiện lý tính đất như làm cho đất tơi xốp, có kết cấu viên, làm tăng khả năng thấm và giữ nước của đất, làm tăng sự hoạt động của các hệ vi sinh vật học trong đất, làm tăng các thành phần dinh dưỡng N, P, K và các nguyên tố vi lượng khác trong đất. Tuy vậy việc sử dụng phân hữu cơ cho chè ít được quan tâm, nhất là đối với vùng miền núi do địa hình khó vận chuyển, nguồn phân hữu cơ còn hạn chế, người dân không biết kỹ thuật chế biến phân xanh ủ phân hữu cơ tại chỗ. Bón phân hữu cơ cho chè có hiệu quả và cần thiết nhất là khi cây chè còn nhỏ và khi gieo trồng. Do đó khi gieo trồng chè nhất thiết phải bón đầy đủ lượng phân hữu cơ hoặc trồng xen với các loại cây họ đậu làm tăng lượng chất hữu cơ cho đất. Theo kết quả nghiên cứu của Viện chè Phú Hộ cho thấy việc bón phân hữu cơ kết hợp với vô cơ thì năng suất chè sẽ tăng 30 - 32% so với sử dụng riêng rẽ phân vô cơ (Nguyễn Lân Dũng và cộng sự, 1997) [3]. Theo quy trình bón phân hữu cơ cho chè của Liên hiệp xí nghiệp chè Việt Nam quy định: Đối với chè kinh doanh 3 năm bón một lần với lượng 20 - 30 tấn/ha kết hợp với phân lân (Nguyễn Hữu La, 2013) [11]. Bón phân trả lại cho đất các chất dinh dưỡng mà cây đã lấy đi là rất quan trọng và cần thiết. Muốn bón phân hiệu quả thì phải bón phân đúng nguyên tắc như: Bón theo tuổi và năng suất cây; Bón cân đối các yếu tố N, P, K, bón bổ sung phân trung lượng và vi lượng khi cần thiết; Bón đúng lúc và đúng cách, đúng đối tượng, bón lót đầy đủ, bón thúc kịp thời; tùy theo điều kiện đất đai, khí hậu mà quy định lượng phân, tỷ lệ bón cho thích hợp. • Những kết quả nghiên cứu về bón phân cho chè. Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu và phát triển chè, Viện Khoa học Kỹ thuật “Nông lâm nghiệp miền núi Phía Bắc, cho thấy việc
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng