Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu ảnh hưởng của một số dung môi và chất làm tăng tính thấm tới khả năng...

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số dung môi và chất làm tăng tính thấm tới khả năng giải phóng của Betamethason ra khỏi tá dược Gel

.PDF
49
369
131

Mô tả:

í BỘ Y TÊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC D ư ợ c HÀ NỘI — cg ★ so — NGUYỄN HẢI YẾN NGHIÊN c ú u ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT s ■ ố DUNG MÔI VÀ CHẤT LÀM TĂNG TÍNH THẤM TỚI KHẢ NĂNG GIẢI PHÓNG CỦA BETAMETHASON RA KHỎI TÁ Dược GEL—„■ (KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Dược s ĩ KHÓA Ì002-2007) Người hướng dẫn : PGS. TS. Nguyễn Văn Long DS. Bùi Thị Tuyết Lan Nơi thực hiện :Bộ môn Bào chế Thời gian thực hiện :07/2006 đến 05/2007 HÀ NỘI, THÁNG 05 NĂM 2007 y £ Ờ a Q cA m (M ^ĩvữitiị quá fi'ìttít ít oà II thành Uitód luận nìn/, tài (tã nliận itùtUi Sít ImúHỉỊ dần íịà tịìúp đõ' tận tinh úề moi lUíỊt từ eAít tlỉ ã ụ eâ, ạiíL đinht f)ựn hè. Q ỉíiân dịp, ttừự, lồ i jeùi ĩĩiíoe hài/ ttì lỏttụ Uìnlt trtìtựỊ. v à hìêí úii .ưìit sắe ỉâi: QcV. OlạuụẴn (ỉ)ătt nxs. (Bùi ^7hi rĩlll/èt Jliiu QUiữtttị nụitáỉ thutị ỉtă tận tình ạiúft ỉtđ, Itiíớnụ dẫn tồi ỉrottíỊ quá trình lùm tkựe. Ití/ỉiìêtit oà lioừtt thành liỉióa Luận. YỈÒÌ eũníị xin. eảm tíềi t‘át‘ tíiiìụ eò ụ!át), ỂấỂ Uiị ilntâl oiên tnutíỊ hô ttiêỉi Qiàú eítè, eác thầụ cò tre m ị (Han. giám /lìêíí, ĩtàú tạo eùníỊ toàn thê. eắe. thầự. eồ íịìáfír oán ỉ)õ ieotttị iniìítitỊ đại họe ^Dáđe '3ôà, nôi đã tạc) m ôi điều Uiètt giúp, íttì’tò i itoỉitt thành. Ultóa luận . thời tái dtùt ừứtti ổềi ạìa iĩĩttỉt í)à han hè ỉtã itỏtKỊ úiềtt, quan tâm, ỊỊÌítỊi (Tê’ suốt quá trình hờn tập, oà thưe. hiền, khóa luận nàụ. 3£>à//ót, nạừự /ọ ỉ/uíểtạ. 03 nám. 2007 S in h DÌẾH QIíịắiịịẪh 'Tôải (Ị/ịên MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỂ..................................................................................... 1 PHẦN 1:TỔNG QUAN...................................................................... 2 1.1. Đại cương về betamethason........................................................ 2 1.1.1. Công thức.................................................................................... 2 1.1.2. Tính chất.................................................................................... 2 1.1.3. Độ ổn định.................................................................................. 2 1.1.4. Tác dụng dược lý và cơ chế........................................................ 3 1.1.5. Chỉ định...................................................................................... 3 1.1.6. Một số dạng bào chế................................................................... 3 1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự giải phóng và hấp thu của dược chất dưới dạng thuốc dùng qua da.......................................... 3 1.2.1. Dược chất.................................................................................... 3 1.2.2. Tá dược..................................................................................... 4 1.2.3. Các chất làm tăng hấp thu.......................................................... 5 1.3. Một số kết quả nghiên cứu liên quan tói dạng thuốc dùng qua da chứa corticoid nói chung, betamethason nói riêng............. 9 PHẦN 2: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ..................................... 13 2.1. Nguyên vật liệu và phương pháp thực nghiệm......................... 13 2.1.1. Nguyên vật liệu........................................................................... 13 2.1.2. Phương pháp thực nghiệm.......................................................... 15 2.2. Kết quả thực nghiệm và nhận xét............................................ 22 2.2.1. Quang phổ tử ngoại..................................................................... 22 2.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của dung môi, 1- menthol, acid oleic đến khả năng giải phóng betamethason từ tá dược emugel qua màng cellulose acetat...................................................................................... 23 2.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của dung môi, 1-menthol, acid oleic đến khả năng giải phóng betamethason từ tá dược emugel qua màng polysulíon, da lưng lợn....................................................................... KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT................................................................ TÀI LIỆU THAM KHẢO NHỮNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT AO : Acid oleic BP : Bristish Pharmacopoeia CT : Công thức DĐVN : Dược điển Việt Nam DMA : N,N-Dimethylacetamid DMSO : Dimethylsuíoxid gp Gly : Giải phóng : Glycerin M : 1-menthol PEG : Polyethylen glycol PG : Propylen glycol TEA : Triethanolamin USP : The United States Pharmcopoeia vđ : Vừa đủ ĐẶT VẤN ĐỂ Betamethason là một trong những glucocorticoid có tác dụng chống viêm mạnh được sử dụng nhiều hiện nay với các dạng bào chế: viên nén, thuốc tiêm, thuốc mỡ, gel. Tuy nhiên, betamethason nói riêng và các corticoid nói chung thường gây ra một số tác dụng không mong muốn đối vói đường tiêu hóa như loét dạ dày, tá tràng. Do đó, dạng thuốc dùng qua da vói những ưu điểm nổi trội như: hạn chế tác dụng toàn thân, khu trú tác dụng tại đích, tránh chuyển hóa qua gan lần đầu, đã được nghiên cứu và ứng dụng ngày càng rộng rãi trong điều trị. Mặt khác, betamethason với đặc tính ít tan nên sinh khả dụng qua da thấp. Nhằm mục đích cải thiện sinh khả dụng của chế phẩm, người ta đã nghiên cứu một số biện pháp nhằm làm tăng khả năng giải phóng và hấp thu qua da dưới dạng thuốc mỡ, kem, gel. Nhưng hiện nay các công trình nghiên cứu về dạng gel của betamethason trong nước còn hạn chế. Xuất phát từ yêu cầu thực tế, chúng tôi thực hiện đề tài “ Nghiên cứu ảnh hưởng của một số dung môi và chất làm tăng tính thấm tói khả năng giải phóng của betamethason ra khỏi tá dược gel” với hai mục tiêu: - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số dung môi: propylen glycol, glycerin, polyethylen glycol 400, dimethylsulýoxid và N,N-dimethyỉacetamid. - Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất làm tăng hấp thu: acỉd oleic, l-menthol. Nhằm làm tăng khả năng giải phóng của betamethason ra khỏi tá dược gel. 1 PHẦN 1: TỔNG QUAN 1.1. ĐẠI CƯƠNG VỂ BETAMETHASON 1.1.1. C ô n g th ứ c Công thức cấu tạo Công thức phân tử: C22H29F05 Khối lượng phân tử: 392,5 Tên khoa học: 9a-fluoro-11a, 17a,21-trihydroxy-16(3-methylpregna- l,4-diene-3,20-dione [31]. l ã . 2. T ín h c h ấ t - Betamethason là một chất thuộc nhóm glucocorticgiổrla^dẫn xuất chứa c fluor của perdnisolon, có nhiều dạng: base,Ybetamethason 'diĩ)ropionatJ betani£Ìha&osf acetạí', betamethasonfvầĩẽrat< betamethason^ữtrĩyrat, bet^methason natri phosphãt [1], [32]. Betãĩnethasồn tồn tại ở dạng bột kết tinh màu trắng, hơi trắng ngà. Thực tế không tan trong nước, ít tan trong ethanol, tan nhiều trong cloroíorm và aceton, rất khó tan trong methylen clorid [1], [32]. 1.1.3. - Độ ổ n đ ịn h Tại pH = 8,3, trong môi trường kị khí, betamethason bị phân hủy thành acid 17-deoxy-17-carboxylic và dẫn chất của acid 17-deoxy-20-hydroxy-21carboxylic [32]. 2 - Do độ tan thấp nên betamethason dipropionat ổn định trong hỗn dịch nước ở pH = 4. Dược chất bị phân hủy một phần dưối tác dụng của ánh sáng huỳnh quang [32]. 1.1.4. Tác dụng dược lý và cơ chế Betamethason là một corticosteroid tổng hợp, có tác dụng chống viêm mạnh do ức chế phospholipid A2, ức chế bạch cầu đơn nhân, chống viêm mạnh hơn hydrocortison khoảng 30 lần. Ngoài ra còn có tác dụng chống dị ứng và ức chế miễn dịch do làm giảm số lượng tế bào lympho, ức chế chức năng thực bào, ức chế sản xuất kháng thể... [3] 1.1.5. Chỉ định Điều trị viêm khớp dạng thấp, thấp tim, dị ứng, viêm da và nhiều bệnh khác có đáp ứng với liệu pháp corticoid [3]. 1.1.6. Một số dạng bào chế - Viên nén 0,25mg; 0,5mg; 0,6mg: Belastone, Cedesíamin 0,25mg. Thuốc tiêm 4mg/ml: Betnestol, Diprostene. Kem 0,05%; 0,1%: Diprogenta, Beta c. Thuốc mỡ, gel 0,05%; 0,1%: Betamethasone 0,064%, Metasin-0,1% [3], [7] 1.2. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN s ự GIẢI PHÓNG VÀ HÂP THU DƯỢC CHẤT QUA DA Khả năng giải phóng và hấp thu qua da chịu ảnh hưởng của hai nhóm yếu tố: yếu tố sinh lý và yếu tố dược học. Trong đó, yếu tố dược học có liên quan chủ yếu đến việc thiết kế công thức bào chế, bao gồm một số yếu tố sau: 1.2.1. Dược chất + Đỏ tan: Độ tan của một dược chất quyết định mức độ và tốc độ giải phóng của nó ra khỏi tá dược. Do đó quyết định mức độ và tốc độ hấp thu thuốc qua da [2]. 3 + Hẽ số khuếch tán. pH, hê số phân bố và mức đổ ion hóa: Cợ chế chính của quá trình hấp thu thuốc qua da là khuếch tán thụ động, vì vậy trong đa số trường hợp, hằng số tốc độ của hấp thu thuốc qua da là hàm của hệ số phân bố và hệ số khuếch tán. Trong bào chế, để làm tăng hệ số khuếch tán người ta sử dụng các dung môi trung gian, các tá dược khác nhau và biện pháp thích hợp [2]. + Dẫn chất: Các dẫn chất khác nhau thì khác nhau về tính chất lý hóa, cho nên trong cùng một hệ tá dược, mức độ và tốc độ giải phóng ra khỏi tá dược sẽ khác nhau. Do đó, mức độ và tốc độ hấp thu thuốc qua da cũng khác nhau [2]. + Nồng đố dươc chất: Theo định luật Fick, tốc độ khuếch tán tỷ lệ thuận với chênh lệch nồng độ giữa trên và dưới màng. Trong thực tế, người ta sử dụng nồng độ dược chất khá cao để tạo ra sự chênh lệch lớn về nồng độ [2]. 1.2.2. T á dư ợc: Nhiều công trình nghiên cứu về sinh dược học thuốc hấp thu qua da đã chứng minh rằng: Đặc tính của tá dược có ý nghĩa rất lớn đối với mức độ và tốc độ giải phóng dược chất cũng như mức độ và tốc độ hấp thu dược chất qua da. Tá dược có ảnh hưởng tới quá trình hydrat hóa lớp sừng, nhiệt độ bề mặt da, độ bám dính của thuốc lên da, nhiều trường hợp độ tan, hệ số phân bố, hệ số khuếch tán của dược chất cũng chịu ảnh hưởng của tá dược. Những thuộc tính này làm thay đổi độ tan, hệ số khuếch tán, tốc độ tan của dược chất, do đó trực tiếp ảnh hưởng tới mức độ giải phóng và hấp thu thuốc qua da. M. Attia và cộng sự (2004) nghiên cứu ảnh hưởng của bản chất các tá dược gel khác nhau đến tính thấm của piroxicam qua màng. Kết quả cho thấy: khả năng giải phóng piroxicam từ gel sử dụng các tá dược khác nhau xếp theo thứ tự giảm dần: hydroxypropyl methylcellulose 2,5% > hydroxypropyl cellulose 4 2,5% > natri alginat 7% > methyl cellulose 3% > hydroxyethyl cellulose 1,5% > carbopol 934 1% > natri carboxymethyl cellulose 2% > pluronic F-127 20% > alcol polyvinyl 10% [17]. s. Lee và cộng sự (2007) đã sử dụng phương pháp kích điện trên da chuột nhằm tăng tính thấm của ascobyl palmitat (AsP). AsP được phân tán trong các liposom, liposom này lại nằm trong cốt poloxamer hydrogel (lipogel). Nhận thấy: khi tăng dần điện tích âm của các lipogel, khả năng thấm qua da của AsP tăng lên so với những lipogel trung tính. Như vậy, việc kết hợp các lipogel mang điện tích âm vói sự xuất hiện dòng điện sẽ cải thiện khả năng thấm qua đa của AsP [28]. 1.2.3. C á c c h ấ t là m tă n g h ấ p th u : a. Dung môi: Một số dung môi hữu cơ được sử dụng như chất mang đối với các dược chất khác nhau bởi vì nó có thể mang thuốc qua da vào tới hệ tuần hoàn. Có thể do dung môi làm giảm tính đối kháng của da vì nó hòa tan các lipid trong da, làm thay đổi cấu trúc của các lipoprotein, làm tăng qúa trình hydrat hóa của da. Ngoài ra, dung môi cũng làm tăng độ tan của các dược chất ít tan, do đó làm tăng mức độ, tốc độ giải phóng cũng như mức độ và tốc độ hấp thu. Các dung môi hay dùng hiện nay là: • Nhổm các alkvl methvl sulíòxid: Dimethyl sulíoxid (DMSO), N,N-dimethyl acetamid (DMA), N,N-dimethyl íormamid (DMF), decylmethyl sulíoxid. Những dung môi này háo nước, tác động lên hàng rào của da bằng cách làm trương nở tầng nền tế bào và thay thế nước trong tầng nền, tạo điều kiện cho dược chất dễ thấm qua [2], [6]. o. A. Semkia và cộng sự cho rằng DMSO có khả năng làm tăng tính thấm của thuốc qua màng tế bào, đồng thòi khi sử dụng DMSO chỉ với nồng độ thấp nhưng đã có thể tăng gấp 10 lần tác dụng của thuốc [21]. • Nhổm polvol: Propylen glycol (PG), polyethylen glycol (PEG 300, PEG 400...), gycerol. 5 Các PEG có khả năng hòa tan nhiều dược chất ít tan do đó cải thiện độ tan và tốc độ hòa tan của dược chất cũng như khả năng giải phóng của nhiều dược chất ít tan. Vì vậy PEG được sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật bào chế các dạng thuốc [2], [16]. H. Herai và cộng sự (2007) nghiên cứu ảnh hưởng của monoolein (MO) tới khả năng làm tăng tính thấm qua da của doxorubicin (DXR) cho rằng: khi sử dụng MO với nồng độ từ 0% đến 20% kết hợp vói PG đã làm tăng tốc độ giải phóng qua màng cellulose acetat và qua da tai lợn cạo lông của DXR. Ở nồng độ 5% MO không ảnh hưởng đến khả năng giải phóng DXR nhưng khi kết hợp vói PG đã làm tăng đáng kể khả năng thấm qua da của DXR, đạt cao nhất sau 6 giờ [11]. R. J. Babu và J. K. Pandit đã nghiên cứu ảnh hưởng của PG tói khả năng hấp thu qua da chuột cạo lông của bupranolol, đã đi đến nhận xét: Khi sử dụng PG ở các nồng độ khác nhau (10%, 30%, 50%) đã làm tăng khả năng thấm qua da của bupranolol. PG với nồng độ 10% làm tăng 2,5 lần, ở nồng độ 30% tăng 5 lần tính thấm qua da của bupranolol [23]. Lê Kim Anh nghiên cứu ảnh hưởng của một số dung môi tói khả năng giải phóng và hấp thu qua da của indomethacin đã cho rằng: mức độ và tốc độ giải phóng của indomethacin tương đối khác nhau khi sử dụng các dung môi khác nhau. Khả năng giải phóng của indomethacin có thể sắp xếp như sau: DMSO 20% > PG 20% > hệ PG-EtOH (10:10) « hệ DMSO-EtOH (10:10) s hệ DMFEtOH (10:10) > DMF 20% [4]. Như vậy, bản chất và tỷ lệ dung môi sử dụng trong thành phần tá dược có ảnh hưởng tới thuộc tính của một số dược chất, do đó ảnh hưởng tói mức độ và tốc độ giải phóng ra khỏi tá dược cũng như mức độ, tốc độ hấp thu dược chất qua da. b. Các chất ỉàm tăng hấp thu khác: - Terpen: Terpen là một hợp chất tự nhiên gồm nhiều đơn vị isopren (CgHg) có nhiều trong tinh dầu với hệ số phân bố octanol-nước lớn. Đã có nhiều công trình 6 nghiến cứu cho thấy terpen và tinh dầu có khả năng làm tăng tính thấm qua da của dược chất hấp thu kém. Cơ chế làm tăng hấp thu qua da của các terpen theo thuyết phân bố protein-lipid của Barry là: + Phá vỡ cấu trúc bền vững lớp lipid của lớp sừng. + Tương tác vối protein nội bào. + Cải thiện được sự phân bố dược chất, các chất làm tăng tính thấm khác hoặc dung môi vào lớp sừng [2]. s. Kitagavva và cộng sự nghiên cứu ảnh hưởng của ethanol và 1-menthol tới tác dụng làm tăng tính thấm qua da tai lợn của salicylat trong tá dược thân lipid như IPM đã kết luận rằng: Kết hợp salicylat với các alkylamin để tạo cặp ion salicylat-amin nhằm cải thiện độ tan của salicylat, khi tăng dần nồng độ các alkylamin thì độ tan của sacilylat cũng tăng tương ứng. Sau đó, các tác giả đã kết hợp với 15% ethanol và 1% 1-menthol để cải thiện tính thán qua da của salicylat [27]. s. Narishetty và R. Panchagnula đã chỉ ra rằng 1,8-cineol và 1-menthol khi dùng với tỷ lệ 5% kết hợp vói 66,6% ethanol có tác dụng làm tăng khả năng hấp thu qua da của zidovudin [29]. Một nhóm tác giả của trường Đại học Hamdard Ấn Độ đã nghiên cứu ảnh hưởng của tinh dầu chanh lên tính thấm qua da chuột cạo lông của flurbiprofen và đi đến nhận xét: khi sử dụng hỗn hợp dung môi alcol isopropylic (IPA):PG (7:3) có thêm tinh dầu chanh với các tỷ lệ tương ứng 1; 3 và 5% thì hệ số khuếch tán tăng dần. Như vậy, khi tăng dần tỷ lệ tinh dầu chanh trong công thức nghiên cứu thì khả năng xuyên thấm qua da của flurbiprofen cũng tăng tương ứng [20]. Năm 2006, p. F. Lim và cộng sự đã nghiên cứu khả năng xuyên thấm của các terpen trong PG (limonen, cineol, linalool) đối với haloperidol qua da chuột đi đến kết luận: tính thấm của haloperidol tăng dần theo thứ tự PG < cineol/PG < linalool/PG < limonen/PG, trong đó khả năng xuyên thấm của 7 limonen là cao nhất-tăng 26,5 lần. Cơ chế làm tăng tính thấm là do limonen có khả năng làm tăng độ tan của haloperidol, một phần hấp thu qua lớp sừng và hiêp đồng tác dụng với PG. Nhưng limonen khi kết hợp vào trong gel hữu cơ dibutyllauroyl glutamid GP1/PG thì tính thấm của haloperidol lại giảm xuống do GP1 cản trở khả năng khuếch tán của haloperidol ra khỏi tá dược gel hữu cơ [22]. Các chất làm tăng tính thấm khi kết hợp với tỷ lệ và nồng độ thích hợp cũng sẽ phát huy hiệu quả tác dụng tốt. Nhóm tác giả Nhật Bản (2006) đã nghiên cứu ảnh hưởng của các chất tăng tính thấm qua da chuột cống đối với íormoterol íumarat (FF), đã đưa ra kết luận: khi sử dụng hỗn hợp cineol/Nmethyl-2-pyrolidon (NMP) với nồng độ NMP lần lượt là 0; 50; 90 và 100%, khả năng thấm qua da của FF cao nhất khi nồng độ NMP là 50%. Đồng thời, sử dụng hỗn hợp 1-menthol/NMP và IPM/NMP vói tỷ lệ 60:40 cho khả năng thấm qua da của FF là lốm nhất [13]. - Acid béo: Acid béo đã được sử dụng rộng rãi nhằm làm tăng hấp thu qua da nhất là đối với những dược chất ít thấm qua da như các corticosteroid, chống viêm không steroid (NSAID)... Các acid béo có khả năng làm tăng quá trình hydrat hóa lớp sừng, khiến nó mềm ra và dược chất dễ dàng xuyên qua hàng rào bảo vệ này [2]. Một số acid béo hay được sử dụng là: acid oleic, acid lauric, acid linoleic, acid caprylic... s. Ban-Shabat và cộng sự khi nghiên cứu tác dụng tăng tính thấm qua da lợn cạo lông của hai acid béo (acid linoleic và acid y-linoleic) đối vói calcipotriol đã kết luận rằng: acid linoneic có khả năng thấm qua da tốt hơn acid y-linoleic. Điều này có thể được giải thích là do dạng ester của calcipotriol với acid lionoleic có cấu trúc phân tử ít cồng kềnh, linh động hơn dạng ester của calcipotriol vói acid Ỵ-linoleic [26]. 8 Khi kết hợp với các chất làm tăng hấp thu khác, acid oleic cũng có khả năng làm tăng tính thấm qua da của nhiều dược chất. Năm 2002, Hye Sun Gwak và In Koo Chun đã nghiên cứu ảnh hưởng của các chất làm tăng tính thấm qua da chuột cạo lông của tenoxicam. Khả năng thấm tăng lên khi kết hợp propylen glycol monolaurat (PGML) hoặc propylen glycol monocaprylat (PGMC), thêm 3% PG và acid oleic vào những chất béo này tính thấm qua da của tenoxicam tăng lên đáng kể [10]. Năm 2007, J. Choi và s. Shin đã sử dụng hydroxylpropyl methylcellulose (HPMC) và poloxamer 407 để nghiên cứu bào chế gel pranoproíen với các nồng độ dược chất khác nhau (0,04; 0,08; 0,12; 0,16 và 0,2%) nhằm làm tăng tính thấm qua màng nhân tạo. Nhận thấy, khả năng thấm qua màng đạt cao nhất ở nồng độ 0,16%. Từ đó, nghiên cứu ảnh hưởng của các chất diện hoạt không ion hóa, các acid béo (acid oleic, acid octanoic) thấy rằng acid octanoic vừa làm tăng tính thấm qua da chuột cạo lông, đồng thời làm giảm sưng tấy trên da tói 73% so với gel đối chứng [14]. Tóm lại, các dung môi trơ, các chất làm tăng hấp thu đã cải thiện đáng kể mức độ và tốc độ giải phóng dược chất cũng như mức độ và tốc độ hấp thu qua da của nhiều dược chất ít hấp thu. Tức là làm tăng sinh khả dụng của nhiều dược chất có sinh khả dụng hạn chế khi dùng theo đường hấp thu qua da. Do đó, việc lựa chọn các chất phụ thích hợp cần nghiên cứu kỹ lưỡng nhằm đảm bảo nâng cao tác dụng điều trị của các chế phẩm hấp thu qua da. 13. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN c ú u LIÊN QUAN TỚI DẠNG THUỐC DÙNG QUA DA CHỨA CORTTCOID NÓI CHUNG, BETAMETHASON NÓI RIÊNG Khi nghiên cứu khả năng hấp thu qua da của một số corticoid trong đó có dexamethason acetat (DA) và dexamethason palmitat (DP), Taro Ogiso và cộng sự đã đưa ra nhận xét rằng: khi sử dụng các chất làm tăng hấp thu như DMSO, PG, Azon, sorbitan monooleat, khả năng giải phóng qua da của 2 chất 9 trên tăng lên đáng kể so với khi không sử dụng chất làm tăng hấp thu. Đồng thời, khi nghiên cứu khả năng giải phóng từ dạng gel và thuốc mỡ của DP và DA, các tác giả nhận thấy rằng khả năng giải phóng dược chất từ dạng gel cao hơn 5 lần so với khi giải phóng dược chất từ dạng thuốc mỡ. Ngoài ra các kết quả còn cho thấy, DA có khả năng xuyên thấm qua da tốt hơn so vói DP. Có thể giải thích là do hệ số phân bố octanol/nước của DP cao hơn rất nhiều so với DA, DP thân lipid hơn và được cấu tạo bởi acid béo có mạch dài hơn DA [30]. R. Neubert và cộng sự khi nghiên cứu về cơ chế ảnh hưởng của PG đến khả năng xuyên thấm qua da của các glucocorticoid tác dụng tại chỗ: betamethason 17-valerat (BMV), hydrocortison 17-butyrat (HCB), hydrocortison (HC) đã đi đến nhận xét: BMV thân dầu, tan nhiều hơn trong lipid thì xuyên thấm theo cơ chế nhiệt động kiểm soát, khi đó PG đóng vai trò là đồng dung môi và với PG 40% trong thành phần tá dược gel, tính thấm của BMV là cao nhất. Trái lại, PG ở nồng độ trên 60%, khả năng thấm của BMV lại giảm xuống là do tăng ái lực của BMV đối vói tá dược gel. Hydrocortison thân dầu tan nhiều hơn trong hỗn hợp PG/nước, lượng thuốc hấp thu tăng lên cùng vói việc tăng tỷ lệ PG trong công thức. Popylen glycol đóng vai trò vừa là đồng dung môi vừa là chất làm tăng khả năng xuyên thấm. Trường hợp này là xuyên thấm theo cơ chế vận chuyển kéo. Với HCB, khi tỷ lệ PG dưới 40%, tính thấm dược chất theo cơ chế nhiệt động kiểm soát, còn PG từ 60-80% theo cơ chế vận chuyển kéo [24]. Các tá dược thân dầu cũng có ảnh hưởng tói khả năng xuyên thấm của betamethason 17-benzoat (BMB) qua da. M. Bach và B. c. Lippold cho rằng: tính thấm của BMB qua da tăng lên là do các tá dược thân dầu có khả năng thấm xuyên qua lớp sừng làm thay đổi cấu trúc lớp sừng, từ đó làm tăng độ tan của BMB. Do đó, đối vói những chất có độ tan thấp, để tăng khả năng thấm và hấp thu dược chất qua da cần sử dụng các tá dược có khả năng làm tăng tính thấm đồng thời có tác dụng như một đồng dung môi [18]. Các glucocorticoid như BMV và prednicarbat (PC) khi được phân tán trong các chất mang lipid ở dạng rắn thì khả năng hấp thu qua da được chứng minh 10 qua nghiên cứu của R. Sivaramakrishnan và cộng sự. Các tác giả kết luận rằng khả riăng xuyên thấm qua da của BMV khi phân tán trong chất mang lipid có chứa glyceryl behenat sẽ tăng 4 lần, trong khi đó chất mang có glyceryl palmitostearat chỉ làm tăng khả năng xuyên thấm của BMV lên 2 lần [25]. Jae-Heon Yang và cộng sự (2005) nghiên cứu tác dụng chống viêm của triamcinolon acetat (TA) ở dạng gel bằng cách gây viêm cơ chuột có sử dụng sóng siêu âm. Các tác giả đã đưa ra nhận xét: khi nhận được sóng siêu âm, khả năng hấp thu qua da của TA tăng lên so với nhóm chứng (không nhận được sóng siêu âm). Do đó, TA ở dạng gel khi sử dụng thiết bị nhận sóng siêu âm được xem như là một kỹ thuật mới trong việc hấp thu dược chất qua da, từ đó cải thiện tác dụng chống viêm của TA [15]. Hệ trị liệu qua da là một trong những dạng bào chế cho hiệu quả điều trị cao, trong đó dược chất được hòa tan hoặc phân tán trong cốt polyme và được giải phóng theo chương trình qua một màng bán thấm vào nền dính. B. Mukherjee và cộng sự (2005) đã nghiên cứu khả năng xuyên thấm qua da của dexamethason sử dụng hai hệ trị liệu với hai polyme khác nhau: Povidon (PVP) - Ethylcellulose (EC) và PVP - Eudragit. Kết quả cho thấy khi sử dụng hệ trị liệu PVP-EC (1:5), tốc độ giải phóng dược chất chậm hơn nhưng lại kéo dài tác dụng hơn khi sử dụng hệ trị liệu PVP-Eudragit. Do đó, việc sử dụng PVP-EC là phù hợp cho việc nghiên cứu phát triển hệ trị liệu qua da của dexamethason [8]. Việc điều trị các bệnh về da gặp nhiều khó khăn do nhiều thuốc tác dụng tại chỗ không có khả năng thấm sâu qua lớp sừng trên da, do đó hiệu quả điều trị đạt được không cao. Chính lí do này, M. Fresta và G. Puglisi đã nghiên cứu chế tạo ra liposom lipid da (gồm l,2-dimyristoyl-sn-glycero-3-phosphocholin/ cholesterol / dipalmitoyl-DL-a-phosphatidyl-L-serin) và liposom phospholipid (gồm ceramid / cholesterol / acid palmitic / a-tocoferol và cholesteryl sulfat) có kích thước cỡ lOOnm. Đi đến kết luận rằng: liposom lipid da đóng vai trò là chất mang các corticoid (như hydrocortison, triamcinolon, betamethason), làm 11 tăng khả năng xuyên thấm sâu qua da lên 6 lần so với thuốc mỡ nhóm chứng và 1,3 lần so với liposom phospholipid. Ngoài ra, liposom lipid da còn làm giảm nồng độ thuốc trong máu và trong nước tiểu, giảm 5,1 lần khả năng hấp thu thuốc ở vùng đồi thị so với nhóm chứng. Như vậy có thể coi liposom lipid da là hệ vận chuyển corticoid qua da hiệu quả nhằm làm tăng tác dụng dược lý đồng thời làm giảm những tác dụng không mong muốn của các corticoid [19]. Nhằm cải thiện độ tan của các dược chất ít tan, G. Piel và cộng sự (2006) đã nghiên cứu ảnh hưởng của cyclodextrin (CyD) tói khả năng giải phóng của betamethason (BM) từ tá dược emugel. Khi sử dụng một số dẫn chất CyD khác nhau vói nồng độ từ 0-100 mM, các tác giả nhận thấy: HP- Ỵ-CyD, 2,6dimethyl-P -cyclodextrin (Dimeb) làm tăng độ tan của BM lên đáng kể. Đồng thời, so sánh khả năng giải phóng của BM từ tá dược emugel (carbopol 980) giữa hai nhóm khác nhau: một nhóm BM không kết hợp với CyD, một nhóm BM kết hợp vói CyD và được phân tán trong liposom. Kết quả cho thấy: khả năng giải phóng của BM tăng lên theo thứ tự HP-P-CyD < BM không có CyD < Crysmeb < HP-y-CyD < Rameb . Như vậy, CyD có khả năng tạo phức với các phân tử dược chất, làm tăng độ tan và tốc độ giải phóng của nhiều dược chất ít tan [9]. 12 PHẦN 2: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ 2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THựC NGHIỆM 2.1.1. NGUYÊN VẬT LIỆU a. Nguyên liệu Bảng 2.1: Nguyên liệu, hóa chất dùng cho nghiên cứu STT Tên nguyên lịêụ Nguồn gốc Tiêu chuẩn chất lượng 1 Betamethasoổ dipropionat/ Trung Quốc BP2005 2 Carbopol 934 Pháp USP29 3 Propylen glycol Mỹ ƯSP29 4 Glycerin Trung Quốc BP2005 5 Polyethylen glycol 400 Trung Quốc USP29 6 Triethanolamin Trung Quốc USP 29-NF 14 7 Dimethylsuíoxid Bỉ USP 29-NF 14 8 N,N-Dimethylacetamid Trung Quốc USP 29-NF 14 9 Acid oleic Trung Quốc USP 29-NF 14 10 1-menthol Việt Nam DĐVNIII 11 Ethanol 96° Việt Nam DĐVNIII 12 Nước cất Việt Nam DĐVNIII 13 Màng cellulose acetat 0,45 |am Sartorius Nhà sản xuất 14 Màng polysulfon 0,45 |xm Nhà sản xuất 15 Da lưng lợn Mỹ Viện bỏng Quốc gia Tiêu chuẩn cơ sở b. Phương tiện nghiên cứu - Bình khuếch tán tự chế theo mẫu bình Frank. - Hệ thống đánh giá giải phóng thuốc qua màng (HANSON RESEARCH) - Máy khuấy từ IKA-WERKE, cân phân tích SARTORIUS, cân kỹ thuật. 13 - Máy siêu âm ULTRASONIC LC 60H. - Máy đo quang phổ UV-VIS HITACHI. - Màng polysulíon, màng cellulose acetat có kích thước lỗ xốp 0,45|im, da lưng lợn. - Hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao SPECTRA SYSTEM (THERMO HNIGAN) Hình 2.1: Sơ đồ bình khuếch tán tự chế theo mẫu bình Frank Hình 2.2: Hệ thống đánh giá giải phóng thuốc qua màng (HANSON RESEARCH) 14 2.1.2. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM a. Điều chế gel betamethason 0,064% Điều chế gel betamethason 0,064% theo phương pháp hòa tan. Cân nguyên liệu ------------ Ngâm trương nở carbopol trong nước Hoà tan betamethason, dung môi, chất phụ Tá dươc Dung dịch dươc chất Gel betamethason 0,064% Đóng tuýp nhôm kín, dán nhãn Hình 2.3: Sơ đổ tóm tắt các giai đoạn bào chế gel betamethason 0,064% ❖ Điều chế gel betamethason 0,064% vói tá dược emugel bằng các hệ dung môi khác nhau Điều chế gel betamethason 0,064% với cùng tá dược emugel sử dụng các dung môi khác nhau để hòa tan betamethason nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của dung môi đến khả năng giải phóng dược chất trên in vitro. Các công thức gel nghiên cứu có thành phần như trong bảng 2.2. Mỗi công thức chế lOOg. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan