Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và phân bón đến khả năng sinh trưởng, phát...

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và phân bón đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây kim ngân (lonicera japonica thunb.) tại thanh trì hà nội

.PDF
138
7
82

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ĐỖ THỊ BÉ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG VÀ PHÂN BÓN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÂY KIM NGÂN (LONICERA JAPONICA THUNB.) TẠI THANH TRÌ – HÀ NỘI Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 60 62 01 10 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Ninh Thị Phíp NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tác giả xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Đỗ Thị Bé i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè và người thân. Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Ninh Thị Phíp - Bộ môn Cây công nghiệp và Cây thuốc, Khoa Nông Học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, người đã tận tình hướng dẫn, định hướng và giúp đỡ tôi về chuyên môn trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn Cây công nghiệp và Cây thuốc, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện hướng dẫn giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để tôi thực hiện tốt đề tài này. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ths. Phạm Thị Thu Thủy cùng toàn bộ cán bộ công nhân viên thuộc Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc – Viện Dược liệu đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi bố trí thí nghiệm, thực hiện đề tài nghiên cứu, cung cấp tư liệu khách quan và nói lên những suy nghĩ của mình để giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình người thân, anh em, bạn bè những người luôn ủng hộ, động viên tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, công tác và thực hiện luận văn. Luận văn này khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô, đồng nghiệp và bạn đọc. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Đỗ Thị Bé ii MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục .......................................................................................................................... iii Danh mục bảng ................................................................................................................ vi Danh mục hình ............................................................................................................... viii Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix Thesis abstract................................................................................................................... x Phần 1. Mở đầu .............................................................................................................. 1 1.1. Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 2 1.4. Ý nghĩa khoa hoc và thực tiễn của đề tài ........................................................... 2 1.4.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................................... 2 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................ 3 Phần 2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu .................................................................... 4 2.1. Nguồn gốc, phân loại và đặc điểm thực vật của cây kim ngân .......................... 4 2.1.1. Nguồn gốc và vị trí phân loại............................................................................. 4 2.1.2. Đặc điểm thực vật học của cây kim ngân .......................................................... 7 2.2. Yêu cầu sinh thái của cây kim ngân .................................................................. 9 2.2.1. Ánh sáng ............................................................................................................ 9 2.2.2. Nhiệt độ.............................................................................................................. 9 2.2.3. Ẩm độ .............................................................................................................. 10 2.2.4. Yêu cầu đất đai, dinh dưỡng ............................................................................ 10 2.3. Thành phần hóa học ......................................................................................... 10 2.4. Giá trị của cây kim ngân .................................................................................. 12 2.4.1. Giá trị kinh tế ................................................................................................... 12 2.4.2. Tác dụng sinh học và giá trị sử dụng ............................................................... 12 2.5. Quy trình kỹ thuật trồng cây kim ngân ............................................................ 15 2.5.1. Giống ............................................................................................................... 15 2.5.2. Chăm sóc.......................................................................................................... 15 2.6. Các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước................................................... 16 2.6.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước .................................................................... 16 iii 2.6.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .................................................................... 18 2.7. Những nghiên cứu về mật độ trồng ................................................................ 19 2.7.1. Cơ sở khoa học của xác định mật độ trồng hợp lý .......................................... 19 2.7.2. Những nghiên cứu về mật độ trồng hợp lý cho cây trồng ............................... 19 2.7.3. Một số nghiên cứu xác định mật độ trồng đối với cây dựơc liệu. ................... 20 2.8. Những nghiên cứu về bón phân cho cây trồng ................................................ 22 2.8.1. Cơ sở khoa học của bón phân .......................................................................... 22 2.8.2. Cơ sở khoa học của việc sử dụng dinh dưỡng qua lá ...................................... 24 2.8.3. Một số nghiên cứu và sử dụng phân bón lá trên thế giới và Việt Nam ........... 27 Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ......................................................... 32 3.1. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................ 32 3.2. Thời gian nghiên cứu ....................................................................................... 32 3.3. Vật liệu nghiên cứu .......................................................................................... 32 3.4. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 33 3.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 33 3.5.1. Bố trí thí nghiệm .............................................................................................. 33 3.5.2. Các chỉ tiêu theo dõi ........................................................................................ 36 3.5.3. Xử lý số liệu ..................................................................................................... 37 Phần 4. Kết quả và thảo luận...................................................................................... 38 4.1. Đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng và công thức phân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây kim ngân ........................................... 38 4.1.1. Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân bón đến các giai đoạn sinh trưởng kim ngân .......................................................................................................... 38 4.1.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của kim ngân ........................................ 39 4.1.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng phân bón đến động thái ra lá kim ngân.................................................................................................................. 42 4.1.4. Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân bón đến ộng thái tăng trưởng đường kính thân của kim ngân......................................................................... 44 4.1.5. Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân bón tới động thái phân cành của cây kim ngân .................................................................................................... 46 4.1.6. Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân bón đến chỉ số SPAD ......................... 48 4.1.7. Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân bón tới diện tích lá và chỉ số diện tích lá (LAI) kim ngân. .................................................................................... 50 4.1.8. Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân bón tới khối lượng chất khô kim ngân. ................................................................................................................. 52 iv 4.1.9. Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân bón tới khả năng chống chịu của cây kim ngân .................................................................................................... 54 4.1.10. Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân bón đến năng suất kim ngân ............... 55 4.1.11. Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân bón đến hiệu quả kinh tế cây kim ngân .................................................................................................................. 57 4.1.12. Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng phân bón đến lượng Loganin của cây kim ngân .................................................................................................... 58 4.2. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của bổ sung một số loại phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển và năng suất kim ngân ................................................. 59 4.2.1. Ảnh hưởng của bổ sung một số loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều cao cây kim ngân ........................................................................ 59 4.2.2. Ảnh hưởng của bổ sung một số loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng số lá của cây kim ngân ......................................................................... 60 4.2.3. Ảnh hưởng của bổ sung một số loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng đường kính thân của kim ngân ............................................................. 61 4.2.4. Ảnh hưởng của bổ sung một số loại phân bón lá tới động thái phân cành của cây kim ngân ............................................................................................. 62 4.2.5. Ảnh hưởng bổ sung một số loại phân bón lá đến chỉ số SPAD ....................... 63 4.2.6. Ảnh hưởng của bổ sung một số loại phân bón lá tới khối lượng chất khô kim ngân .......................................................................................................... 64 4.2.7. Ảnh hưởng của bổ sung một số loại phân bón lá tới khả năng chống chịu của cây kim ngân ............................................................................................. 65 4.2.8. Ảnh hưởng của bổ sung một số loại phân bón lá tới năng suất của cây kim ngân .......................................................................................................... 66 4.2.9. Ảnh hưởng của bổ sung một số loại phân bón lá tới hàm lượng Loganin của cây kim ngân ............................................................................................. 67 4.2.10. Ảnh hưởng của bổ sung một số loại phân bón lá đến hiệu quả kinh tế của cây kim ngân .................................................................................................... 68 Phần 5. Kết luận và kiến nghị ..................................................................................... 69 5.1. Kết luận ............................................................................................................ 69 5.2. Kiến nghị.......................................................................................................... 70 Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 71 Phụ lục ......................................................................................................................... 77 v DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1. Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân bón đến các giai đoạn sinh trưởng kim ngân .......................................................................................... 38 Bảng 4.2. Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân bón tới động thái tăng trưởng chiều cao cây kim ngân ............................................................................... 40 Bảng 4.3. Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân bón tới động thái ra lá của cây kim ngân ...................................................................................................... 43 Bảng 4.4. Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân bón tới đường kính thân của cây kim ngân ............................................................................................... 45 Bảng 4.5. Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân bón tới phân cành của cây kim ngân ............................................................................................................. 47 Bảng 4.6. Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân bón tới chỉ số SPAD của cây kim ngân ...................................................................................................... 49 Bảng 4.7. Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân bón tới diện tích lá/cây và chỉ số diện tích lá (LAI) kim ngân .................................................................... 51 Bảng 4.8. Ảnh hưởng tương tác giữa mật độ và lượng phân bón đến khối lượng chất khô kim ngân ....................................................................................... 53 Bảng 4.9. Ảnh hưởng tương tác giữa mật độ và lượng phân bón đến khả năng chống chịu sâu bệnh hại cây kim ngân ........................................................ 54 Bảng 4.10. Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân bón đến năng suất thân lá kim ngân ............................................................................................................. 56 Bảng 4.11. Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân bón đến hiệu quả kinh tế cây kim ngân ...................................................................................................... 57 Bảng 4.12. Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân bón đến lượng Loganin của cây kim ngân ...................................................................................................... 58 Bảng 4.13. Ảnh hưởng của bổ sung một số loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều cao cây kim ngân.................................................................... 59 Bảng 4.14. Ảnh hưởng của bổ sung một số loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng số lá cây kim ngân ........................................................................... 60 Bảng 4.15. Ảnh hưởng của bổ sung một số loại phân bón lá tới đường kính thân của cây kim ngân ......................................................................................... 62 vi Bảng 4.16. Ảnh hưởng của bổ sung một số loại phân bón lá đến động thái phân cành của kim ngân ....................................................................................... 63 Bảng 4.17. Ảnh hưởng của bổ sung một số loại phân bón lá tới chỉ số SPAD kim ngân ............................................................................................................. 64 Bảng 4.18. Ảnh hưởng của bổ sung một số loại phân bón lá đến khối lượng chất khô của cây kim ngân .................................................................................. 65 Bảng 4.19. Ảnh hưởng của bổ sung một số loại phân bón lá đến khả năng chống chịu sâu bệnh hại của cây kim ngân ............................................................ 65 Bảng 4.20. Ảnh hưởng của bổ sung một số loại phân bón lá đến năng suất thân lá của cây kim ngân ......................................................................................... 66 Bảng 4.21. Ảnh hưởng của bổ sung một số loại phân bón lá đến lượng Loganin của cây kim ngân ......................................................................................... 67 Bảng 4.22. Hiệu quả kinh tế khi bổ sung một số loại phân bón lá cây kim ngân ......... 68 vii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Cấu trúc hóa học của một số hợp chất chính trong dược liệu kim ngân hoa và kim ngân cuộng (Nguyễn Thành Công, 2015) ................................. 11 Hình 4.1. Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây kim ngân ................................................................................ 41 Hình 4.2. Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân bón đến động thái ra lá của cây kim ngân....................................................................................................... 44 Hình 4.3. Cây kim ngân giai đoạn 60 ngày sau trồng .................................................. 46 Hình 4.4. Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân bón đến động thái phân cành của cây kim ngân ......................................................................................... 48 Hình 4.5. Ảnh hưởng của mật độ và lượng phân bón đến năng suất kim ngân .......... 57 Hình 4.6. Ảnh hưởng của bổ sung một số loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều cao cây kim ngân .................................................................... 59 Hình 4.7. Ảnh hưởng của bổ sung một số loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng số lá cây kim ngân ............................................................................ 61 Hình 4.8. Ảnh hưởng của bổ sung một số loại phân bón lá đến động thái phân cành của cây kim ngân ................................................................................. 63 Hình 4.9. Ảnh hưởng của bổ sung một số loại phân bón lá đến năng suất của cây kim ngân ................................................................................................ 67 viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Đỗ Thị Bé Tên luận văn: “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và phân bón đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây kim ngân (Lonicera japonica Thunb.) tại Thanh Trì – Hà Nội.” Ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 60 62 01 10 Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu xác định mật độ trồng, công thức bón phân NPK và loại phân bón qua lá phù hợp cho cây kim ngân cho năng suất, chất lượng dược liệu và hiệu quả kinh tế cao. Phương pháp nghiên cứu - Bố trí thí nghiệm: Đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng và công thức phân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây kim ngân theo phương pháp thí nghiệm đồng ruộng kiểu ô lớn ô nhỏ (Split – plot). - Bố trí thí nghiệm: Đánh giá ảnh hưởng của bổ sung một số loại phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây kim ngân theo phương pháp thí nghiệm đồng ruộng chuẩn RCB. - Xử lý số liệu theo chương trình IRRISTAT 5.0, Microsoft Excel để tính các tham số thống kê cơ bản và tính sai số thí nghiệm. Kết quả chính và kết luận - Trên đất Thanh Trì trồng kim ngân với mật độ 27.800 cây/ha (khoảng cách cây x hàng 60x60 cm, 1 cây/hố trồng) và mức phân bón: Nền + 80 kg N/ha + 60 kg P2O5/ha + 80 kg K2O/ha) đã thể hiện khả năng sinh trưởng phát triển của cây khá, cho năng suất cao, chất lượng tốt, hiệu quả kinh tế cao, đề nghị tiếp tục nghiên cứu để phát triển trong sản xuất. - Khuyến cáo: trong quá trình chăm sóc nên bổ sung thêm phân bón lá Black Earth Organo Liquid Hume cho cây để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. ix THESIS ABSTRACT Master candidate: Do Thi Be Thesis title: “The research effect of planting and fertilizer density on the growth, development and productivity of the honeysuckle (Lonicera japonica Thunb.) in Thanh Tri - Ha Noi”. Major:Crop Science Code: 60 62 01.10 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research Objectives: Research on determined density of planting, NPK fertilizer formula and the suitable foliar fertilizer for honeysuckle for productivity, quality of medicine and high economic efficiency. Materials and Methods: Experimental design: Evaluate the effect of planting density and fertilizer formula on the growth, development and yield of hippopotami using the Split-plot field method. Experimental design: Evaluate the effect of supplementation of some foliar fertilizers on the growth, development and yield of hippopotamus by RCB field trials. Data processing under the IRRISTAT 5.0 program, Microsoft Excel to calculate the basic statistical parameters and experimental error. Main findings and conclusions: On Thanh Tri soil, planted with a density of 27,800 trees / ha (60 x 60 cm per tree rows / plant) and fertilizer level: + 80 kg N / ha + 60 kg P2O5 / ha + 80 kg K2O / ha) has demonstrated the ability to grow and grow well, high productivity, good quality, high economic efficiency, suggested to continue research to develop in production. Recommendation: During the care should add black foliage Organo Liquid Hume leaves for the tree to achieve higher economic efficiency. x PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trên thế giới cũng như ở Việt Nam những năm gần đây sự bùng nổ dân số, công nghiệp hóa ồ ạt làm cho môi trường sống của chúng ta trở nên suy thoái nghiêm trọng kèm theo đó là dịch bệnh phát triển. Biến đổi khí hậu đang là một vấn đề được cả thế giới quan tâm trong đó Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai. Chính vì vậy trong sản xuất nông nghiệp nhiều loài cây trồng cũ dần được thay thế bằng những cây trồng mới có khả năng thích nghi cao với những điều kiện bất thuận của môi trường. Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên rất đa dạng và phong phú, có nhiều loài động – thực vật có thể làm thuốc, có nền y học cổ truyền phát triển lâu đời, người dân có kinh nghiệm chế biến và sử dụng cây thuốc, động vật để làm thuốc chữa bệnh theo phương pháp cổ truyền một cách hiệu quả. Để nâng cao giá trị sử dụng, chủ động nguồn động – thực vật thuốc, các nhà khoa học đã và đang tập trung nghiên cứu khả năng nuôi trồng trong điều kiện nhân tạo, từng bước chứng minh công dụng của thuốc bằng khoa học hiện đại để giúp cho việc khai thác, sử dụng bền vững và hiệu quả hơn. Trong số những loài cây đang được đưa vào các mô hình sản xuất nông nghiệp thì cây kim ngân được đánh giá cao về giá trị chữa bệnh và hiệu quả kinh tế mà nó đem lại. Cây kim ngân hoa có tên khoa học là Lonicera japonica Thunb. Thuộc họ Cơm cháy Caprifoliaceae. Kim ngân là cây leo bằng thân quấn, cành non có lớp lông bao phủ. Kim ngân được thu hái làm thuốc là chủ yếu. Sản phẩm thu hái là thân lá hoặc hoa tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Theo tài liệu, kinh nghiệm nhân dân cũng như trên thực tế, kim ngân thường được dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác chữa mụn nhọt, mày đay, lở ngứa ban sởi, tả, lỵ, ho do phế nhiệt, ứng dụng điều trị thấp khớp, viêm mũi dị ứng hạ sốt, làm dễ tiêu, lợi tiểu. Ngoài ra kim ngân còn có tác dụng cải thiện chuyển hoá chất béo trong bệnh tăng lipid máu, sau khi uống thuốc các ester trong huyết thanh giảm. Nước cất nụ hoa kim ngân (kim ngân hoa lệ) được dùng tiêm để điều trị bệnh nhiễm khuẩn. Vị thuốc kim ngân có mặt trong rất nhiều bài thuốc dân gian và Y học cổ truyền, có thể kể đến một số bài thuốc cổ như: Ngân kiều tán, Ngũ vị tiêu độc 1 ẩm, Tiên phương hoạt mệnh ẩm (Đỗ Tất Lợi, 2004). Y học hiện đại cũng đã có nhiều nghiên cứu chứng minh các tác dụng của kim ngân trên mô hình in vitro và in vivo như: tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa, kháng virus (Lê Thị Diễm Hồng, 2002; Đỗ Tất Lợi, 2004; Eun et al., 2010; Xiaofei et al., 2011). Tuy nhiên, để phát triển bền vững cây thuốc quý cần phải nghiên cứu một cách bài bản về đặc tính nông sinh học, đặc biệt các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất và chất lượng dược liệu, trong đó kỹ thuật sử dụng phân bón và mật độ trồng là rất quan trọng. Hiện nay, các nghiên cứu tại Việt Nam chỉ mới tập trung chú trọng vào tác dụng chữa bệnh, kĩ thuật trồng, công nghệ chế biến mà ít có công trình nào nghiên cứu sự sinh trưởng, phát triển và sinh khối thu được của cây kim ngân. Vì vậy, để có đánh giá đầy đủ về khả năng sinh trưởng - phát triển, khả năng thích ứng của cây trong điều kiện nhân tạo và xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và phân bón đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây kim ngân (Lonicera japonica Thunb.) tại Thanh Trì – Hà Nội”. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Nghiên cứu đề tài nhằm xác định mật độ trồng, công thức bón phân NPK và bổ sung loại phân bón qua lá phù hợp góp phần xây dựng quy trình trồng cây kim ngân trong sản xuất cho năng suất, chất lượng dược liệu và hiệu quả kinh tế cao. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: cây kim ngân. Thời gian nghiên cứu: 7/2016 – 9/2017. Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội. 1.4. Ý NGHĨA KHOA HOC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.4.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp dẫn liệu khoa học về đánh giá khả năng chịu thâm canh của cây kim ngân. Bên cạnh đó, có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo góp phần bổ sung cho quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây kim ngân. 2 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn Việc xác định được mật độ trồng, lượng phân bón thích hợp đối với cây kim ngân sẽ góp phần tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất thâm canh cây kim ngân. 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CỦA CÂY KIM NGÂN 2.1.1. Nguồn gốc và vị trí phân loại 2.1.1.1. Nguồn gốc Cây kim ngân (Lonicera japonica Thunb.) có nguồn gốc ở vùng Đông Á, phân bố ở Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên (Viện Dược Liệu, 2004). Ở Trung Quốc, kim ngân đã được trồng và sử dụng làm thuốc từ lâu. Ngày nay, kim ngân đã được trồng rộng rãi trên toàn thế giới và được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Ở Việt Nam hiện nay kim ngân được trồng khá phổ biến, ở cả thành thị và nông thôn, vừa được dùng làm cảnh, vừa được dùng làm thuốc. 2.1.1.2. Vị trí phân loại Theo hệ thống phân loại của APG II (USA) năm 2003, kim ngân có tên khoa học là Lonicera japonica Thunb., thuộc giới thực vật (Plantae), ngành hạt kín (Magnoliophyta), lớp hai lá mầm (Magnoliopsida), bộ Tục đoạn (Dipsacales), họ Kim ngân (Caprifoliaceae), chi Kim ngân (Lonicera). Trong họ Kim ngân có 220 loài, 5 chi. Trong chi Kim ngân có 180 loài trong đó có 5 loài chính hay gặp và sử dụng đó là kim ngân hoa (Lonicera japonica Thunb.), kim ngân lông (Lonicera cambodiana Pierre.), kim ngân rừng (Lonicera confusa D.C.) và Lonicera dasystyla Rehd., Lonicera macrantha D.C. (Lê Trần Đức, 1987). Hiện nay tất cả các loài kim ngân đều có tác dụng làm thuốc và làm cảnh, ở Việt Nam thấy chủ yếu dùng 3 loài đó là kim ngân hoa, kim ngân lông, kim ngân rừng. Tuy nhiên, ở miền Trung thì dùng chủ yếu là kim ngân hoa, còn miền Bắc thì dùng chủ yếu là kim ngân lông. 2.1.1.3. Tính đa dạng các loài trong chi Lonicera L. ở ViệtNam Có 10 loài kim ngân đã được xác định tìm thấy ở Việt Nam bao gồm: Kim ngân trung bộ (Lonicera annamensis Fukuoka); kim ngân nhọn (Lonicera acuminata Wall. in Roxb.); kim ngân rừng (Lonicera bournei Hemsl.); kim ngân lông (Lonicera cambodiana Pierre ex Danguy); kim ngân lẫn, kim ngân núi (Lonicera confusa DC.), kim ngân dại, kim ngân vòi nhám (Lonicera dasystyla Rehd.); kim ngân, nhẫn đông (Lonicera japonica Thunb.); kim ngân quả to, kim 4 ngân Hildebrandia (Lonicera hildebrandia Coll. et Hemsl.); kim ngân mốc (Lonicera hypoglauca Miq.); kim ngân hoa to, kim ngân lông (Lonicera macrantha (D. Don) Spreng.) (Võ Văn Chi, 2012; Phạm Hoàng Hộ, 1999; Đỗ Tất Lợi, 2004). a. Kim ngân trung bộ (Lonicera annamensis Fukuoka) Bụi leo cao 5-6 m. Lá mọc đối; phiến xoan tròn dài đến tròn dài, to 4-8 × 24 cm, gốc cắt ngang hay hơi lõm, ngọn có mũi, gân phụ 3-5 cặp, không lông; cuống 5-7 mm. Cụm hoa ở nách lá; cuống 4-17 mm, không lông, tím tím, lá bắc có lông; đài có 5 thùy cao 2 mm có lông, tràng hoa dài 7-7,5 cm, không lông ở mặt ngoài, môi dài 2 cm; bầu không lông, 3 ô, cao 2-2,5 mm (Phạm Hoàng Hộ, 1999). b. Kim ngân nhọn (Lonicera acuminata Wall. inRoxb.) Dây leo, thân và lá có lông màu nâu. Lá có phiến bầu dục, gốc tròn hay hình tim, ngọn có mũi, gân lồi ở mặt dưới; cuống 5-7 mm. Cụm hoa ngắn ở ngọn nhánh; hoa vàng có sọc đỏ hay cam; tràng hoa có ống, có 5 thùy đứng, thon, mặt ngoài có lông, dài 2,5 cm; nhị 5. Quả mọng (Võ Văn Chi, 1999; Phạm Hoàng Hộ, 1999). c. Kim ngân rừng (Lonicera bourneiHemsl.) Cây nhỡ, leo, hình trụ, có lông ngắn màu hơi vàng. Lá có phiến hình trái xoan - ngọn giáo, dài 2-7 cm, rộng 2-3,5 cm, tròn ở gốc, nhọn ở đầu, màu lục, nhẵn bóng ở mặt trên, nhạt hơn ở mặt dưới, gân và mép lá có lông. Cụm hoa xim ở ngọn các nhánh. Hoa màu vàng, ống mảnh và dài; 5 cánh hoa mà 2 cái hợp thành một môi (Võ Văn Chi, 1999). d. Kim ngân lông (Lonicera cambodiana Pierre exDanguy) Cây dây leo bằng thân quấn, nhiều khi cao tới 9m. Cành có nhiều lông xù xì gồm lông đơn, cứng, hơi xám và lông tuyến có hình trái xoan, phiến lá dài 5-12 cm, rộng 3-6 cm, tròn hay gần hình tim ở gốc, nhọn ở đầu; mép nguyên, hơi cuộn xuống phía dưới, nhẵn ở mặt trên, có lông xù xì ở mặt dưới, nhất là trên các gân. Cụm hoa xim hai hoa ở nách các lá gần ngọn, có lông xù xì (Võ Văn Chi, 2012). e. Kim ngân lẫn, kim ngân núi (Lonicera confusa DC.) Cây leo 2-4 m. Cành có lông hơi xám. Lá có lông, phiến lá hình trái xoan, dài 4-6 cm, rộng 1,5-3 cm, tròn hay gần hình tim ở gốc, nhọn hay gần nhọn ở đầu, nhẵn ở mặt trên, có lông mặt dưới. Cụm hoa xim hai hoa ở nách các lá ở 5 ngọn. Hoa dài 1,6-2 cm, lúc đầu trắng sau chuyển sang màu vàng. Ra hoa tháng 6-9, quả tháng 10-11 (Võ Văn Chi, 2012). f. Kim ngân dại, kim ngân vòi nhám (Lonicera dasystylaRehd.) Cây leo bằng thân quấn. Các nhánh non có lông rồi nhẵn, mầu nâu đỏ. Lá mọc đối, có phiến mỏng, hình trái xoan - ngọn giáo dài 2-8 cm, rộng 1-4 cm, tròn hay hình tim ở gốc, nhọn thành mũi ở đầu, mặt trên nhẵn, mặt dưới nhạt và hơi có lông mịn, với 3-4 cặp gân phụ; cuống lá hơi hẹp có rãnh ở trên, dài 2-8 cm. Hoa trắng, thành xim 2 hoa ở nách các lá ở ngọn, cuống có lông. Quả đơn, nhẵn, hình cầu, đường kính 8 mm. Ra hoa vào tháng 4 (Võ Văn Chi, 2012). g. Kim ngân (Lonicera japonica Thunb.) Cây dây leo thân cuốn. Cành non có lông mịn, thân già xoắn. Lá nguyên, mọc đối. Phiến lá hình trứng, dài 4-7 cm, rộng 2-4 cm, cả hai mặt lá đều có lông mịn. Hoa mọc từng đôi một ở các nách lá gần ngọn. Khi mới nở, cánh hoa mầu trắng, sau chuyển sang vàng nhạt, mùi thơm nhẹ. 5 cánh hoa dính liền nhau thành ống ở phía dưới, miệng ống có 2 môi. 5 nhị thò ra ngoài cánh hoa. Bầu dưới. Quả hình trứng, dài chừng 5mm, màu đen. Mùa hoa tháng 3-4, quả tháng 6-8. Cây mọc phổ biến ở các tỉnh miền Bắc, ngoài ra còn được trồng ở một số nơi (Đỗ Huy Bích và cs., 2004; Võ Văn Chi, 2012; Phạm Hoàng Hộ, 1999; Đỗ Tất Lợi, 2004). h. Kim ngân quả to, kim ngân Hildebrandia (Lonicer hildebrandia Coll.et Hemsl.) Dây leo, to; thân dài đến 20-25 m, nhánh không lông. Lá có phiến hình bầu dục, to vào 10 × 4 cm, tù hai đầu, dày, không lông, gân phụ 6-7 cặp, nâu vàng láng, đến đen lúc khô; cuống 2 cm. Cụm hoa 2 hoa; cuống chung dài 6-8 mm, không lông; lá đài nhỏ; tràng to, màu vàng hay da cam, có ống dài 3,5- 4 cm, môi dưới to gần bằng môi trên, môi trên 2,5-3 cm; nhị 5, ngắn hơn tràng, bầu 3 ô, không lông. Quả hình trái xoan, cao 2,5 cm (Võ Văn Chi, 1999; Phạm Hoàng Hộ, 1999). i. Kim ngân lá mốc, kim ngân mặt dưới mốc (Lonicera hypoglauca Miq.) Dây leo khá mảnh. Thân non, cuống, mặt dưới lá có lông mịn dày vàng. Lá có phiến hình trái xoan, dài 3-10 cm, rộng 2,5-3,5 cm; gốc tròn hay hơi lõm, chóp lá tù, mặt dưới mốc, có lông mịn, gân ở gốc 3-4; cuống 1 cm. Cụm hoa xim 2 hoa dài 3,5-4,5 cm; mầu trắng rồi vàng; bầu và lá dài có lông mịn. Tràng có 6 lông dài ở mặt ngoài, ống tràng 2,5 cm, môi dài 1,5 cm, môi dưới hẹp. Quả dài 78 mm, màu đen (Võ Văn Chi, 2012). k. Kim ngân hoa to (Lonicera macrantha (D. Don) Spreng) Dây leo quấn to. Nhánh có lông cứng vàng. Lá có phiến bầu dục, dài 4-11 cm, rộng 3-4,5 cm, có lông. Cụm hoa ở nách lá, dạng xim co, có cuống, mang 23 hoa. Hoa to, màu vàng. Đài có 5 răng cưa nhỏ. Tràng cao 5-6 cm, môi trên có thùy, môi dưới 1. Bầu 3 ô. Quả mọng to 7-8 mm, màu đen. Ra hoa tháng 3 (Võ Văn Chi, 2012). 2.1.2. Đặc điểm thực vật học của cây kim ngân 2.1.2.1. Rễ Rễ là cơ quan sinh dưỡng dưới mặt đất, có nhiệm vụ hút nước, muối khoáng cung cấp cho cây. Rễ bám vào đất giúp cho cây ổn định. Tuỳ theo hình thức nhân giống mà rễ kim ngân có thể là rễ cọc hay là rễ chùm. Nếu nhân giống bằng hạt thì bộ rễ là rễ cọc, còn nếu nhân giống bằng giâm hom hoặc đánh tỉa chồi thì bộ rễ là rễ chùm. Thân kim ngân ở đốt hay ở giữa lóng đều có khả năng hình thành rễ bất định, vì vậy kim ngân là loại cây rất dễ nhân giống từ thể sinh dưỡng. Rễ kim ngân phát triển rất mạnh vừa có khả năng ăn rộng và ăn sâu nên kim ngân có khả năng chịu hạn tốt, vì vậy nên khi trồng nên đào hố rộng và sâu để thuận lợi cho bộ rễ phát triển sau này. Sự sinh trưởng của rễ và phần thân, lá, hoa cây kim ngân có mối tương quan rất chặt chẽ, vừa có tác dụng tương hỗ thúc đẩy, vừa hạn chế nhau; chỉ khi nào bộ rễ phát triển mạnh thì thân lá mới phát triển mạnh và cho hoa chất lượng cao. Trong điều kiện khí hậu thích hợp, nếu thấy phần trên mặt đất phát triển không bình thường thì phần lớn là do rễ sinh trưởng kém. Ngược lại nếu diện tích lá quá nhỏ hoặc quá ít cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của rễ. 2.1.2.2. Thân * Sự phát triển của thân dưới mặt đất Phần lớn kim ngân được trồng bằng hom giâm nên phần dưới mặt đất cũng là một phần thân (Đỗ Huy Bích và cs., 2004). Khi cây phát triển phần thân dưới mặt đất mọc ra những nhánh bên. Từ một mắt có thể mọc ra từ 2-7 nhánh. Các nhánh này có nguồn gốc từ mầm nách, và có xu thế hướng thiên rất mạnh. Lúc đầu thân có màu tím đỏ và có lông. Sau khi vươn ra khỏi đất thì hình thành 7 lá. Các mầm phát triển lúc cây mẹ sinh trưởng mạnh (thường là cùng nách với cây mẹ) thì sinh trưởng chậm, các chồi ra sau thì sinh trưởng rất mạnh và lấn át cả cây mẹ, các chồi này dùng để nhân giống bằng cách tách chồi rất tốt. * Đặc điểm hình thái của thân trên mặt đất Kim ngân là loại cây dây leo quấn, sống nhiều năm, thân có thể dài tới 10 m, thân cây rỗng ở giữa, khi non có màu tím đỏ, lúc già có màu xanh và có vết nứt sinh trưởng, thân có nhiều lông hoặc ít lông tuỳ giống, lông có hai loại đó là lông thường và lông tiết, khi cây già thì lớp lông này bị rụng đi (Nguyễn Tiến Bân và cs., 2005). Mức độ phân cành, độ mềm cứng của cành phụ thuộc rất lớn vào giống, tuổi sinh lý của cây và chiều cao cây. Trong các loài thì kim ngân lông có khả năng phân cành mạnh nhất, còn kim ngân hoa khả năng phân cành yếu hơn. Cây có tuổi sinh lý lớn thì khả năng phân cành mạnh hơn những cây non. Cây cao khả năng phân cành mạnh hơn cây thấp, thông thường đối với giống kim ngân hoa cây cao khoảng 1,1-1,4 m mới bắt đầu phân cành, còn kim ngân lông thì thấp hơn khoảng từ 0,4-0,9 m đã phân cành. Thông thường mỗi nách lá ra 1 cành. Tuy nhiên, mức độ sinh trưởng mạnh hay yếu của cành sau khi hình thành phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của thân chính, các mầm khác của cây, điều kiện ngoại cảnh và nó tuân theo quy luật ra nhánh cấp 2 như thân chính. Thân kim ngân được chia thành nhiều đốt, trên các đốt mang một cặp lá, giữa các đốt là lóng có độ dài ngắn khác nhau tuỳ thuộc vào giống và thời điểm sinh trưởng. Giống kim ngân hoa có đốt dài hơn so với kim ngân lông. Lóng phát triển vào mùa thu, mùa đông và mùa xuân thì dài hơn so với lóng phát triển vào mùa hè. 2.1.2.3. Lá Lá kim ngân là lá đơn mọc đối hoặc mọc vòng, phiến lá hình xoan bầu dục, đuôi lá nhọn hoặc hơi nhọn, mùa đông lá không rụng nên có tên gọi là cây nhẫn đông (chịu đựng được mùa đông), cuống lá dài 4-8 mm, có lông mềm, ngắn, mọc dày; mép lá có lông tơ, mặt trên màu xanh thẫm, mặt dưới màu xanh nhạt, lúc non hai măt đều có lông tơ ngắn, lúc già chỉ gân lá mới có lông. Lá có 1 đôi lá bao hình trứng hoặc hình bầu dục, hai mặt cũng có lông tơ ngắn (Trần Văn Ơn, 2004; Kawai et al., 1988). Trong thực tế, đặc điểm này không hoàn toàn như vậy, chỉ thấy lá của cây kim ngân lông là giữ được những đặc điểm này, còn cây kim ngân hoa ngoài 8 dạng lá trên còn có lá chia thuỳ và xẻ thuỳ, ngoài mọc đối còn có dạng mọc cách, lá khi còn non có màu hơi tím đỏ, khi già mới có màu xanh, tuy nhiên gân lá vẫn có màu đỏ tím. Hơn nữa, lông của kim ngân hoa chỉ thấy một lượng rất ít ở mặt dưới, còn mặt trên hầu như không có. 2.1.2.4. Hoa, quả, hạt * Hoa Hoa mọc thành cụm ở nách các lá tận cùng, cuống có lông, dài 6-22 mm; lá bắc giống các lá con hình mũi mác, có cuống dài 15-25 mm; lá bắc con tròn, dài 1,5 mm, lông thưa ở mép; đài có 5 phiến hình mũi mác, mảnh, dài 1-1,5 mm, đôi khi không bằng nhau, có lông; tràng màu trắng sau chuyển màu vàng có lông mịn và lông tuyến ở ngoài, thơm, ống tràng dài 18-20 mm, môi dài 15-18 mm, tràng chia thành hai môi đối xứng và uốn cong ra ngoài, môi trên khá rộng, chia thành 4 thuỳ bằng nhau, môi dưới nhỏ không chia; 5 nhị thò ra ngoài, đính ở họng tràng; chỉ nhị nhẵn, bao phấn hình mũi mác đính lưng, bầu nhẵn và là loại bầu hạ (Nguyễn Tiến Bân và cs., 2005; Tào Duy Cần và Trần Sĩ Viên, 2007; Kawai et al., 1988). * Quả, hạt Quả mọng, hình cầu nhỏ, màu đen, nhẵn bóng, mỗi quả chứa từ 4-7 hạt, hạt nhỏ, 1 kg hạt có khoảng 15 vạn hạt với độ tinh sạch là 70% (Nguyễn Tiến Bân và cs., 2005). Hạt thu về được cất giữ để làm giống. 2.2. YÊU CẦU SINH THÁI CỦA CÂY KIM NGÂN 2.2.1. Ánh sáng Ánh sáng ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng của kim ngân vì nó ảnh hưởng tới quá trình quang hợp tạo chất khô cho cây. Kim ngân là ưa sáng (Viện dược liệu, 2004), có phổ thích nghi với ánh áng khá rộng, tuy nhiên nó không chịu được điều kiện ánh sáng trực xạ quá mạnh. Vì vậy trong quá trình trồng, chúng ta cần phải chú ý không để cây bị rợp bóng quá và bị nắng chiếu trực tiếp mạnh quá. Nên trồng cây để cho kim ngân leo, vừa che bớt ánh sáng quá mạnh vào mùa hè. 2.2.2. Nhiệt độ Cây kim ngân là cây có nguồn gốc ôn đới nên thích hợp với nhiệt độ mát mẻ, nó có thể chịu được nhiệt độ xuống thấp trong băng tuyết (nên được gọi là cây nhẫn đông), mùa rét không rụng (Ngô Văn Thu, 2011). Vì vậy mùa đông ở 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất