Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn, thức ăn, mật độ ương đến sinh trưởng và tỷ lệ s...

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn, thức ăn, mật độ ương đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá dìa công siganus guttatus (bloch, 1787) giai đoạn từ 2 4 cm

.PDF
76
312
136

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ------------ TRƢƠNG QUANG TUẤN NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA ĐỘ MẶN, THỨC ĂN, MẬT ĐỘ ƢƠNG ĐẾN SINH TRƢỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ DÌA CÔNG Siganus guttatus (Bloch, 1787) GIAI ĐOẠN TỪ 2 - 4 CM LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP Khánh Hòa – Năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ------------ TRƢƠNG QUANG TUẤN NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA ĐỘ MẶN, THỨC ĂN, MẬT ĐỘ ƢƠNG ĐẾN SINH TRƢỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ DÌA CÔNG Siganus guttatus (Bloch, 1787) GIAI ĐOẠN TỪ 2 - 4 CM LUẬN VĂN THẠC SỸ Ngành: Nuôi trồng thuỷ sản Mã số:60 62 03 01 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LỤC MINH DIỆP CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA SAU ĐẠI HỌC Khánh Hòa – Năm 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các kết quả thu đƣợc trong luận văn này là một phần thành quả nghiên cứu của dự án“Nghiên cứu các thông số kỹ thuật, xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá dìa Siganus guttatus (Bloch, 1787)” của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa. Tôi là một thành viên thực hiện dự án và đƣợc sự đồng ý của Thầy Chủ nhiệm Dự án cho phép sử dụng các số liệu cho luận văn của mình. Các kết quả, số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. HỌC VIÊN TRƢƠNG QUANG TUẤN LỜI CÁM ƠN Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học Nha Trang, Phòng Đào tạo Đại học – Sau Đại học, Ban Chủ nhiệm Khoa Nuôi trồng Thuỷ sản, cùng toàn thể quý thầy cô tận tình giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập tại nhà trƣờng. Xin chân thành cảm ơn thầy giáo hƣớng dẫn của tôi là TS. Lục Minh Diệp, ngƣời đã động viên, định hƣớng, dìu dắt tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn. Xin gửi đến thầy chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu các thông số kỹ thuật, xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá dìa Siganus guttatus (Bloch, 1787)”, thầy Th.s Phan Văn Út lòng biết ơn sâu sắc về sự quan tâm tận tình, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập để hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn sự động viên khích lệ của các thầy trong khoa Nuôi trồng Thủy sản, trƣờng Đại học Nha Trang ; cám ơn sự hỗ trợ tích cực của các anh em công nhân trong trại sản xuất giống cá biển Cát Lợi đã hỗ trợ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu. Cuối cùng xin cảm ơn gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................ 1 LỜI CÁM ƠN ...................................................................................................................... 4 MỤC LỤC ........................................................................................................................... 5 DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................................. 9 DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................................. 10 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... 11 MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 12 CHƢƠNG 1. TỔNG LUẬN.............................................................................................. 14 1.1. Hiện trạng sản xuất giống cá biển .......................................................................... 14 1.1.1. Hiện trạng sản xuất giống cá biển trên thế giới ............................................... 14 1.1.2. Hiện trạng sản xuất giống cá biển ở Việt Nam ............................................... 15 1.2. Một số đặc điểm sinh học của cá dìa ...................................................................... 16 1.2.1. Phân bố ............................................................................................................ 16 1.2.2. Phân loại .......................................................................................................... 16 1.2.3. Hình thái .......................................................................................................... 17 1.2.4. Sinh thái ........................................................................................................... 18 1.2.5. Dinh dƣỡng ...................................................................................................... 18 1.2.6. Sinh sản ........................................................................................................... 19 1.3. Một số thành tựu nghiên cứu ở cá dìa công Siganus guttatus (Bloch, 1787)......... 21 1.3.1. Trên thế giới .................................................................................................... 21 1.3.2. Ở Việt Nam...................................................................................................... 22 CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................... 24 2.1. Thời gian, địa điểm và đối tƣợng nghiên cứu ........................................................ 24 2.1.1. Thời gian và địa điểm ...................................................................................... 24 2.1.2. Đối tƣợng nghiên cứu: Cá dìa công Siganus guttatus (Bloch, 1787) giai đoạn cá giống từ 2 – 4 cm. ................................................................................................. 24 2.3. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu ............................................................................. 24 2.4. Phƣơng pháp tiến hành các nghiên cứu .................................................................. 25 2.4.1. Nghiên cứu ảnh hƣởng của thức ăn đến sinh trƣởng và tỷ lệ sống của cá dìa công Siganus guttatus (Bloch, 1787) giai đoạn từ 2 - 4 cm (thí nghiệm 1). ............. 25 2.4.1.1. Điều kiện thí nghiệm ................................................................................ 25 2.4.1.2. Bố trí thí nghiệm ....................................................................................... 26 2.4.1.3. Chăm sóc và quản lý................................................................................. 26 2.4.1.4. Thu mẫu, xác định các thông số về sinh trƣởng và tỷ lệ sống ................. 26 2.4.2. Nghiên cứu ảnh hƣởng của khẩu phần ăn đến sinh trƣởng và tỷ lệ sống của cá dìa công Siganus guttatus (Bloch, 1787) giai đoạn từ 2 - 4 cm (thí nghiệm 2) ........ 26 2.4.2.1. Điều kiện thí nghiệm: ............................................................................... 27 2.4.2.2. Bố trí thí nghiệm ....................................................................................... 27 2.4.2.3. Chăm sóc và quản lý................................................................................. 27 2.4.2.4. Thu mẫu, xác định các thông số về sinh trƣởng và tỷ lệ sống: ................ 27 2.4.3. Nghiên cứu ảnh hƣởng của mật độ ƣơng đến sinh trƣởng và tỷ lệ sống của cá dìa công Siganus guttatus (Bloch, 1787) giai đoạn từ 2 - 4 cm (thí nghiệm 3). ....... 27 2.4.3.1. Điều kiện thí nghiệm: ............................................................................... 27 2.4.3.2. Bố trí thí nghiệm ....................................................................................... 28 2.4.3.3. Chăm sóc và quản lý: ............................................................................... 28 2.4.3.4. Thu mẫu, xác định các thông số về sinh trƣởng và tỷ lệ sống: ................ 28 2.4.4. Nghiên cứu ảnh hƣởng của độ mặn đến sinh trƣởng và tỷ lệ sống của cá dìa công Siganus guttatus (Bloch, 1787) giai đoạn từ 2 - 4 cm (thí nghiệm 4). ............. 28 2.4.4.1. Điều kiện thí nghiệm: ............................................................................... 28 2.4.4.2. Bố trí thí nghiệm ....................................................................................... 28 2.4.4.3. Chăm sóc và quản lý................................................................................. 28 2.4.4.4. Thu mẫu, xác định các thông số về sinh trƣởng và tỷ lệ sống: ................ 29 2.5. Phƣơng pháp xác định các thông số ....................................................................... 29 2.5.1. Xác định các yếu tố môi trƣờng ...................................................................... 29 2.5.2. Xác định sinh trƣởng và tỷ lệ sống .................................................................. 29 2.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu ...................................................................................... 30 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................... 31 3.1. Nghiên cứu ảnh hƣởng của thức ăn đến sinh trƣởng và tỷ lệ sống của cá dìa công Siganus guttatus (Bloch, 1787) giai đoạn từ 2 - 4 cm (thí nghiệm 1). .......................... 31 3.1.1. Các yếu tố môi trƣờng trong thí nghiệm nghiên cứu các loại thức ăn. ........... 31 3.1.2. Sự sinh trƣởng và tỷ lệ sống của cá dìa công Siganus guttatus (Bloch, 1787) giai đoạn từ 2 - 4 cm trong thí nghiệm các loại thức ăn. ........................................... 31 3.1.2.1. Tỷ lệ sống ................................................................................................. 31 3.1.2.2. Sinh trƣởng ............................................................................................... 33 3.2. Nghiên cứu ảnh hƣởng của khẩu phần ăn đến sinh trƣởng và tỷ lệ sống của cá dìa công Siganus guttatus (Bloch, 1787) giai đoạn từ 2 - 4 cm (thí nghiệm 2). ................. 39 3.2.1. Các yếu tố môi trƣờng trong thí nghiệm nghiên cứu khẩu phần ăn. ............... 39 3.2.2. Sự sinh trƣởng và tỷ lệ sống của cá dìa công Siganus guttatus (Bloch, 1787) giai đoạn từ 2 - 4 cm trong thí nghiệm khẩu phần ăn. ............................................... 39 3.2.2.1. Tỷ lệ sống ................................................................................................. 39 3.2.2.2. Sinh trƣởng ............................................................................................... 40 Bảng 3.5: Sinh trƣởng của cá dìa công ở thí nghiệm các khẩu phần ăn ............... 42 3.3. Nghiên cứu ảnh hƣởng của mật độ ƣơng đến sinh trƣởng và tỷ lệ sống của cá dìa công Siganus guttatus (Bloch, 1787) giai đoạn từ 2 - 4 cm (thí nghiệm 3). ................. 46 3.3.1. Các yếu tố môi trƣờng trong thí nghiệm nghiên cứu mật độ ƣơng. ................ 46 3.3.2. Sự sinh trƣởng và tỷ lệ sống của cá dìa công Siganus guttatus (Bloch, 1787) giai đoạn từ 2 - 4 cm trong thí nghiệm mật độ ƣơng. ................................................ 46 3.3.2.1. Tỷ lệ sống ................................................................................................. 46 3.3.2.2. Sinh trƣởng ............................................................................................... 47 3.4. Nghiên cứu ảnh hƣởng của độ mặn đến sinh trƣởng và tỷ lệ sống của cá dìa công Siganus guttatus (Bloch, 1787) giai đoạn từ 2 - 4 cm (thí nghiệm 4). .......................... 51 3.4.1. Các yếu tố môi trƣờng trong thí nghiệm nghiên cứu độ mặn. ........................ 51 3.4.2. Sự sinh trƣởng và tỷ lệ sống của cá dìa công Siganus guttatus (Bloch, 1787) giai đoạn từ 2 - 4 cm trong thí nghiệm độ mặn. ........................................................ 51 3.4.2.1. Tỷ lệ sống ................................................................................................. 51 3.4.2.2. Sinh trƣởng ............................................................................................... 52 CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN ......................................................... 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 58 PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 66 DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng Trang DANH MỤC CÁC HÌNH Tên hình Trang DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ADG TL (average daily growth length) Tốc độ sinh trƣởng chiều dài trung bình ngày ADG W (average daily growth weight) Tốc độ sinh trƣởng khối lƣợng trung bình ngày BS V8-900 + TZ 002 BW (body weight) khối lƣợng thân CV (Coefficient of Variantion ) Hệ số phân đàn NN-PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nghiệm thức 2 của thí nghiệm 3 NT3.2 Độ lệch chuẩn SD SGRTL (specific growth rate length) Tốc độ sinh trƣởng chiều dài đặc trƣng SGRW (specific growth rate weight) Tốc độ sinh trƣởng khối lƣợng đặc trƣng TL (total length) Chiều dài toàn thân MỞ ĐẦU Ở Việt Nam, nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nuôi hải sản đƣợc xem là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nƣớc. Hiện nay đang rất đƣợc quan tâm với xu hƣớng phát triển ra biển với những loài hải sản có giá trị kinh tế cao, trong đó có cá biển. Và để đẩy mạnh chƣơng trình nuôi trồng hải sản, Bộ NN-PTNT đã nhìn nhận lại và vừa phê duyệt quy hoạch phát triển nuôi cá biển ở Việt Nam đến năm 2015 và định hƣớng đến năm 2020. Theo đó mục tiêu đặt ra đến năm 2015, sản lƣợng cá biển đạt khoảng 160.000 tấn, và năm 2020 sản lƣợng đạt từ 200.000 – 260.000 tấn [1]. Trong đó cá dìa công Siganus guttatus (Bloch, 1787) là đối tƣợng nuôi có giá trị cao, có thể thích nghi tốt với điều kiện nuôi ở nƣớc ta bởi nó loài rộng nhiệt, rộng muối : biên độ dao động muối từ 5-37 ‰. Thức ăn của cá dìa là thực vật thuỷ sinh, mùn bã hữu cơ…và cả thức ăn tổng hợp nên rất tốt cho việc nuôi ghép và giúp cải thiện chất lƣợng nƣớc trong ao nuôi. Ở nƣớc ta, cá dìa công Siganus guttatus (Bloch, 1787) đƣợc biết đến từ những thập niên 90, và những hiểu biết về chúng còn rất hạn chế. Năm 2005, Trung tâm Khuyến ngƣ Thừa Thiên Huế đã thực hiện dự án “Tiếp nhận công nghệ sản xuất giống cá dìa công Siganus guttatus (Bloch, 1787)”. Đơn vị chuyển giao là Trung tâm phát triển nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC). Các mô hình nuôi thử nghiệm nhƣ : thâm canh, quảng canh, kết hợp giữa tôm sú với râu câu, chắn sáo, nuôi bằng lồng…[15]; tuy nhiên việc tạo ra một lƣợng lớn cá giống từ 4 cm trở lên để đáp ứng nhu cầu nuôi thƣơng phẩm còn nhiều điểm hạn chế. Hạn chế không chỉ từ khâu sản xuất giống và ngay cả cá giống vớt ngoài tự nhiên với kích thƣớc khoảng 2 cm về ƣơng đến 4 cm cũng cho tỷ lệ sống không quá 30%. Trong điều kiện nuôi, quá trình ƣơng cá dìa giống từ 2 cm đến 4 cm gặp nhiều khó khăn bởi đây là giai đoạn cá chuyển từ thức ăn tự nhiên sang thức ăn tổng hợp, chế biến. Thêm vào đó là những thất thoát do sự thay đổi của thời tiết khí hậu cho nên nguồn giống cá dìa công Siganus guttatus (Bloch, 1787) đã thiếu nay càng thiếu, con giống cung cấp chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu nuôi thƣơng phẩm. Ngƣời dân canh tác sản xuất theo các phƣơng pháp truyền thống, sử dụng các điều kiện tự nhiên sẵn có để ƣơng cá dìa giống mà chƣa có thực nghiệm nào cụ thể, chi tiết về loại thức ăn nào, độ mặn là bao nhiêu, mật độ ƣơng thế nào là phù hợp cho giai đoạn cá giống từ 2 – 4 cm. Từ thực tiễn trên, nhằm góp phần nâng cao tỷ lệ sống, đáp ứng tốt hơn nhu cầu nuôi ngày một cao của ngƣời dân, đề tài “ Nghiên cứu ảnh hƣởng của độ mặn, thức ăn, mật độ ƣơng đến sinh trƣởng và tỷ lệ sống của cá dìa công Siganus guttatus (Bloch, 1787) giai đoạn từ 2 – 4 cm ”đƣợc tiến hành. Đây là một phần của đề tài “Nghiên cứu các thông số kỹ thuật, xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá dìa Siganus guttatus (Bloch, 1787)” do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa đã triển khai thực hiện. Mục tiêu của đề tài: Xác định loại thức ăn, khẩu phần ăn, mật độ ƣơng, độ mặn phù hợp cho cá dìa công Siganus guttatus (Bloch, 1787) giai đoạn từ 2 cm đến 4 cm đạt sinh trƣởng và tỷ lệ sống tốt nhất. Các nội dung nghiên cứu Nghiên cứu ảnh hƣởng của các loại thức ăn đến sinh trƣởng và tỷ lệ sống của cá dìa công giai đoạn từ 2 cm đến 4 cm. Nghiên cứu ảnh hƣởng của khẩu phần ăn đến sinh trƣởng và tỷ lệ sống của cá dìa công giai đoạn từ 2 cm đến 4 cm. Nghiên cứu ảnh hƣởng của mật độ ƣơng đến sinh trƣởng và tỷ lệ sống của cá dìa công giai đoạn từ 2 cm đến 4 cm. Nghiên cứu ảnh hƣởng của độ mặn đến sinh trƣởng và tỷ lệ sống của cá dìa công giai đoạn từ 2 cm đến 4 cm. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học: Cung cấp thông tin về thức ăn, khẩu phần ăn, mật độ ƣơng, độ mặn của cá dìa công Siganus guttatus (Bloch, 1787) giai đoạn từ 2 cm đến 4 cm. Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần nâng cao tỷ lệ sống cá dìa công Siganus guttatus (Bloch, 1787) giai đoạn từ 2 cm đến 4 cm nhằm đáp ứng nhu cầu nuôi ngày càng cao của ngƣời dân. CHƢƠNG 1. TỔNG LUẬN 1.1. Hiện trạng sản xuất giống cá biển 1.1.1. Hiện trạng sản xuất giống cá biển trên thế giới Hình thành từ việc thu vớt cá biển về ƣơng nuôi, nghề sản xuất giống cá biển hình thành từ rất sớm nhƣng nó chỉ thực sự phát triển vào những năm 1980 khi một số loài đƣợc sản xuất giống ở quy mô thƣơng mại. Hiện nay trên thế giới có khá nhiều loài cá biển đƣợc nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo thành công nhƣng bên cạnh đó một số khác cũng đang đƣợc nghiên cứu. Hằng năm một số lƣợng lớn giống các loại cá biển đƣợc khai thác từ tự nhiên [32]. Nghề sản xuất giống cá biển ra đời lúc đầu tập trung ở một số khu vực nhƣ: Châu Á có Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Đông Nam Á; Châu Âu có Bắc Âu, Mỹ và Nam Mỹ…sau đó lan rộng ra ở các nƣớc trong khu vực có vùng biển, hải đảo. Đến hiện nay sản lƣợng cá biển nuôi ngày càng tăng, quy mô nuôi ngày càng mở rộng không chỉ dừng lại ở các bè, ao đìa nƣớc mặn…mà còn mở rộng nuôi ở vùng nƣớc lợ. Nói về nuôi biển phải kể đến Trung Quốc, Nhật Bản là những nƣớc có truyền thống nuôi lâu đời. Cuối những năm 1950, Trung Quốc đã sinh sản thành công các loài thuộc họ cá đối, hoàn thiện kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo ở qui mô thƣơng mại loài cá đối Liza haematocheila vào những năm 1970, sản xuất giống thành công các loài cá bơn Nhật (Paralichthys olivaceus), cá tráp đen (Sparus macrocephalus), cá đù (Pseudosciaena crocea) vào những năm 1980. Hiện nay, các loài cá biển thuộc họ cá đù (Sciaenidae) đang đƣợc sản xuất giống nhân tạo chủ yếu ở Trung Quốc, tiếp theo là các loài cá thuộc các họ cá tráp(Sparidae), họ cá sạo (Pomadasyidae), họ cá mú (Serranidae), họ cá bơn vĩ (Paralichthyidae) và họ cá hồng (Lutjanidae) [44]. Nhật Bản thì lại đang dẫn đầu về số lƣợng loài cá biển đƣợc sản xuất giống nhân tạo trên thế giới và đa số con giống đƣợc thả ra biển để tái tạo nguồn lợi tự nhiên [33]. Đài Loan đã sản xuất giống nhân tạo thành công cá đối mục (Mugil cephalus) vào trƣớc những năm 1960, cá măng biển sinh sản nhân tạo thành công năm 1983. Việc sản xuất giống cá biển ở qui mô thƣơng mại bắt đầu ở Đài Loan từ những năm 1980 và hiện các trại sản xuất giống cá biển ở Đài Loan là nơi sẵn sàng cung cấp giống cá biển các loại và chuyể giao công nghệ sản xuất giống các loài cá biển cho các nƣớc ở khu vực Đông Nam Á [55]. Tại Đông Nam Á, các loài cá biển đã sinh sản thành công và ƣơng nuôi ở các trại sản xuất giống bao gồm: cá chẽm, cá dìa (Siganus), cá măng biển, cá mú cọp, cá mú chấm nâu, cá mú chuột, cá hồng bạc (Lutjanus argentimaculatus), cá giò, cá chim vây vàng (Trachinotus blochii)…[33]. Ở Châu Âu, sản xuất giống cá chẽm Châu Âu (Dicentrarchus labrax) và cá tráp vàng (Sparus aurata) phát triển ở qui mô thƣơng mại từ cuối những năm 1980, đến nay số lƣợng giống sản xuất ra hằng năm của hai loài này vẫn chiếm chủ yếu. Ngoài ra còn có các loài nhƣ: cá turbot (Scophthalmus maximus), halibut (Hippoglossus hippoglossus)…[65]. Tại Mỹ, đến 2001, có ít nhất 20 loài cá biển đƣợc nghiên cứu phát triển công nghệ sản xuất giống nhân tạo với mức độ khác nhau; trong đó, 8 loài đƣợc sản xuất giống nhằm mục đích thƣơng mại là: cá đối mục, cá nhụ Thái Bình Dƣơng (Polydactylus sexfilis), cá hồng Mỹ, cá măng biển, cá bơn mùa hè (Paralichthys dentatus), cá nục heo cờ (Coryphaena hippurus), cá hồng Mutton (Lutjanus analis) và cá chim Florida (Trachinotus carolinus) [54]. 1.1.2. Hiện trạng sản xuất giống cá biển ở Việt Nam Nghề sản xuất giống cá biển ở Việt Nam bắt đầu khá là muộn so với các nƣớc trên thế giới. Ngay những năm cuối thập niên 90, những nghiên cứu về sản xuất giống một số đối tƣợng cá biển mới đƣợc quan tâm và chỉ ở một số nơi nhƣ Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Viện Nghiên cứu Hải sản, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Trƣờng Đại học Nha Trang. Do đây là giai đoạn thịnh vƣợng của con tôm biển nên hầu hết các đầu tƣ thu hút vào con tôm, cho nên thời giai này nghề nuôi cá biển phát triển khá là chậm. Một số nghiên cứu nhƣ: nuôi và sản xuất giống nhân tạo cá song (Epinephelus spp) ở miền Bắc Việt Nam [2], nuôi cá đù đỏ, sản xuất giống cá tráp vây vàng (Mylio latus) [13], [14], đề tài nghiên cứu và xây dựng qui trình công nghệ sản xuất giống nhân tạo cá mú mỡ (Epinephelus tauvina), cá giò, cá chẽm, cá tráp vây vàng, xây dựng qui trình công nghệ nuôi thƣơng phẩm cá giò, cá song [3], công nghệ nuôi vỗ cá bố mẹ và cho sinh sản nhân tạo cá chẽm [11]. Năm 2003, có các báo cáo về kết quả nghiên cứu sản xuất giống cá mú chấm nâu và báo cáo hoàn thiện qui trình sản xuất giống cá giò [16]. Trƣớc năm 2003, nghề sản xuất giống cá biển ở nƣớc ta còn nhỏ lẻ, chƣa đạt đến tầm quy mô thƣơng mại. Nguồn giống chủ yếu vẫn khai thác từ tự nhiên và từ các nƣớc lân cận nhƣ Đài Loan, Trung Quốc…Đến khi con cá chẽm đã có thịt file thì nhu cầu nuôi tăng cao, do đó sản xuất giống cá chẽm chiếm một vị thế quan trọng mà mở đầu là từ những thành công trong sản xuất giống nhân tạo cá chẽm của Nguyễn Duy Hoan và CTV (2000), và Nguyễn Trọng Nho và CTV (2002), với thành công trong sản xuất giống cá chẽm mõm nhọn Psammoperca waigiensis [9],[10]. Bắt đầu từ năm 2009 – 2010 đánh dấu sự thất bại của con tôm hùm và một thời gian khá lâu sau mới dần phục hồi thì nghề nuôi cá biển lại có dịp để phát triển nhanh chóng. Một số đối tƣợng cá biển đƣợc quan tâm nhƣ cá mú, cá bớp, cá chẽm, cá hồng bạc…kéo theo cơ hội cho nghề sản xuất các đối tƣợng này cùng nhau phát triển. 1.2. Một số đặc điểm sinh học của cá dìa 1.2.1. Phân bố Cá dìa (Siganus spp) phân bố rất rộng ở vùng Ấn Ðộ - Thái Bình Dƣơng, từ vùng biển phía Đông châu Phi tới Polynesia; phía Nam Nhật Bản tới bắc Australia [25], và đông Địa Trung Hải [36]. Loài cá dìa công Siganus guttatus (Bloch, 1787) phân bố ở Đông Ấn Độ Dƣơng Tây Thái Bình Dƣơng: Quần đảo Andaman, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Australia, Indonesia (bao gồm cả Irian Jaya), Việt Nam, Ryukyu (Nhật Bản), miền Nam và miền Đông Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, và Palau. Ở Việt Nam có các vùng ven biển từ vịnh Bắc Bộ đến vịnh Thái Lan [75]. 1.2.2. Phân loại Họ cá dìa có 2 giống: Lo và Siganus (Teuthis) với khoảng 26 loài, trong đó 15 loài sống thành đàn, còn lại sống thành cặp và cƣ ngụ ở rạn san hô [77]. Việc xác định các loài cá dìa rất khó vì có ít điểm khác nhau giữa hai loài. Các mô tả hiện có về sự khác nhau giữa các loài chủ yếu dựa vào màu sắc của cá còn sống [75], [25]. Nhƣng màu sắc của cá cũng thay đổi phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng cá còn sống hay dã chết cũng nhƣ phƣơng pháp bảo quản [25], [34][62]. Ngành: Chordata Lớp: Actinopterygii Bộ: Perciformes Họ: Siganidae Giống: Siganus Loài: Siganus guttatus (Bloch, 1787) Siganus guttatus (Bloch, 1787) có tên tiếng Anh là Golden Rabbitfish. Tên tiếng Việt là cá dìa công, hay cá dìa bông… Hình 1.1. Cá dìa công Siganus guttatus (Bloch, 1787) Đặc điểm phân loại của cá dìa công Siganus guttatus (Bloch, 1787) là trên thân có nhiều chấm màu vàng nâu đều đặn, gần gốc của tia vây lƣng có một chấm to màu vàng, lƣng xanh thẫm, bụng trắng bạc [12]. Do sự tƣơng đồng về giải phẩu học, Starks (1907) đã đặt Siganidae và Acanthuridae thuộc Squamipinnes. Ông đã dựa vào nghiên cứu bộ xƣơng của Siganus fuscescens, trên cơ sở đó ông đã đề nghị Siganidae ngang họ với Acanthuridae thuộc Acathuroidae [69]. Trƣớc đây giống cá dìa đƣợc biết với tên Teuthis. Days (1978) cùng nhóm đã nghiên cứu ở Ấn Độ Dƣơng cũng đã dùng Teuthidae thay cho Acanthuridae [29]. Nhƣng Woodland (1972, 1973) đã đề xuất hợp lý dành riêng cho họ cá dìa là Siganidae và đƣợc dùng cho đến nay. 1.2.3. Hình thái Cá dìa có hình dạng cơ thể dẹp bên, cao, miệng giống miệng thỏ. Có 13 tia gai cứng ở lƣng, 7 gai cứng ở hậu môn, 2 vây cứng ở bụng. Vảy nhỏ, dính sát da vì thế nên có nhận xét sai lầm là cá dìa không có vảy. Màu sắc xanh ô liu đến nâu tuỳ vào loài [25], [59]. Cá dìa công Siganus guttatus (Bloch, 1787) có vây lƣng: 13 tia vây cứng, 10 tia vây mềm; vây hậu môn: 7 tia vây cứng, 9 tia vây mềm; vây bụng: 2 tia vây cứng, 3 tia vây mềm; vây ngực có 15 tia vây mềm. Thân cũng cao, dẹp bên, miệng giống miệng thỏ, thân có chấm vàng nâu phủ khắp, và đặc biệt là chấm vàng to ở phía cuống đuôi. Xƣơng nắp mang chắc khỏe. Phía trƣớc lỗ mũi có vành rất thấp, hơi mở rộng ở sau. Gai rất chắc, có tuyến độc [75]. 1.2.4. Sinh thái Có thể chia cá dìa thành hai nhóm dựa vào các đặc điểm đặc trƣng về màu sắc và môi trƣờng sống. Một nhóm bao gồm các loài sống thành cặp, có màu sắc sặc sỡ, sống cƣ ngụ ở các rạn san hô. Những loài này thƣờng nhạy cảm với các thay đổi của các yếu tố lý, hoá; thƣờng thì có tính hung dữ, hiếu chiến với các loài khác, điển hình là loài Siganus corallinus. Nhóm khác bao gồm các loài kết đàn, tuỳ từng giai đoạn và ở những môi trƣờng sống khác nhau. Chúng hay di chuyển đƣờng dài và thƣờng có màu xám hoặc màu xám xỉn. Những loài này có thể chống chịu tốt với sự thay đổi về độ mặn và nhiệt độ. Hiện nay cá dìa là thực phẩm quan trọng và đang là đối tƣợng của nhiều nghiên cứu nuôi biển, điển hình là loài cá dìa Siganus argenteus và Siganus canaliculatus [77]. Siganus guttatus (Bloch, 1787) là loại di cƣ, cá bột và cá con sống quanh quẩn ở vùng đầm phá cửa sông, vịnh nông; khi trƣởng thành chúng bơi ra biển và tìm các ghềnh đá , bãi san hô , quanh bờ đá của hải đảo để định cƣ. Không giống nhƣ các loại cùng họ chúng hoạt động và kiếm mồi vào ban đêm [75], [28], [18]. 1.2.5. Dinh dƣỡng + Giai đoạn ấu trùng Giai đoạn này cá dựa vào dinh dƣỡng từ noãn hoàng và giọt dầu là chủ yếu. Ấu trùng Siganus guttatus bắt đầu mở miệng sau 36 giờ từ khi trứng nở, và sau 72 giờ thì noãn hoàng tiêu biến [24]. Với thức ăn là Branchionus (dòng siêu nhỏ với kích thƣớc nhở hơn 90 μm) với mật độ 10-20 con/mL sẽ nâng cao tỷ lệ sống của ấu trùng [47]. Ở giai đoạn ấu trùng thì chúng không ăn tảo. Theo Soh & Lam (1973), ấu trùng Siganus oarmin không ăn tảo và chúng sẽ chết vì đói [67]. Còn theo May et al., (1974), thì Nauplius của copepod là thức ăn nhỏ hơn Branchionus nên thích hợp hơn cho giai đoạn ấu trùng của cá dìa [58]. + Giai đoạn Juvenile đến trƣởng thành Trong giai đoạn ấu trùng thì cá dìa ăn động vật phù du thì đến giai đoạn Juvenile, thức ăn chủ yếu là các thực vật biển, ngay cả tảo cũng không tìm thấy trong đƣờng ruột của chúng [70], [38]. Chúng sống thành đàn, kiếm mồi cả ngày lẫn đêm với tập tính rỉa mồi ở các thảm thực vật biển [72]. Giai đoạn trƣởng thành tính ăn của chúng vẫn không khác giai đoạn Juvenile, nhƣng có xu hƣớng ăn những loại thức ăn có kích cỡ lớn hơn nhƣ các loài rong biển, cỏ biển. Trong điều kiện nuôi nhốt, chúng còn có thể sử dụng đƣợc các loài thức ăn công nghiệp và chế biến nhƣng hiệu quả kém hơn hẳn những loại thức ăn có nguồn gốc từ các loại thực vật biển. Ismael (1976), chỉ ra rằng Siganus virgatus sẽ tăng trƣởng tốt hơn khi ăn Sargassum sp thay vì các loại thức ăn bột viên [46]. 1.2.6. Sinh sản + Giới tính Với cá dìa thì rất khó để phân biệt giới tính dựa vào mắt thƣờng, trừ mùa sinh sản. Điền hình với Siganus canaliculatus có thể phân biệt dựa vào một số đặc điểm sau: con đực thƣờng nhỏ hơn con cái; bụng con cái đầy đặn, rõ ràng; còn bụng con đực thì vuốt có tinh dịch trắng, con cái trứng màu cam; lỗ sinh dục con cái lớn hơn; và con cái thƣờng ít hoạt động hơn con đực [56]. Cá cái Cá đực Hình 1.2. Cá dìa công cái và đực Theo Helfman (1968), cho rằng ở Siganus canaliculatus thì sự tƣơng quan về độ dày và độ dài không minh chứng đƣợc cho sự sai khác về giới tính tuy con đực có phần thon dài hơn [41]. + Sự thành thục Tỷ lệ thành thục của cá dìa khác nhau ở các loài khác nhau. Một số loài cá dìa có thể thành thục sớm trong điều kiện nuôi nhốt khi môi trƣờng thuận lợi và thức ăn đầy đủ [49]. Tỷ lệ thành thục còn bị ảnh hƣởng bởi các điều kiện môi trƣờng, nếu tăng nhiệt độ và kéo dài thời gian chiếu sáng thì sẽ thúc đẩy quá trình thành thục. Ở loài cá dìa công Siganus guttatus, chất lƣợng thức ăn và khẩu phần ăn là yếu tố quan trọng để cá thành thục có tốt hay không. Thức ăn công nghiệp chứa 43% protein và bổ sung thêm lecithin, dầu gan cá tuyết có thể giúp cá thành thục tốt và có thể tham gia sinh sản quanh năm [81]. Kích thƣớc thành thục của cá dìa thƣờng dao động từ 12 – 31 cm tuỳ loài. Siganus canaliculatus thành thục sớm hơn so với những loài khác, và trong nuôi nhốt thì con đực thành thục sớm hơn con cái; con đực thì với chiều dai chuẩn là 10,6 cm còn con cái là 11,6 cm [50], [71], [73]. Dựa vào các tiêu bản mô học của cá dìa công Siganus guttatus (Bloch, 1787) thì con đực thành thục lần đầu tiên trong 10 tháng, với chiều dài toàn thân là 19cm và con cái thành thục lần đầu tiên trong 12 tháng, với chiều dài tƣơng ứng là 21,5 cm [47]. Ở mỗi loài khác nhau thì khối lƣợng thành thục cũng khác nhau. Theo Tacon et al (1989), cho rằng kích thƣớc thành thục nhỏ nhất với cá cái là 30 g (chiều dài toàn thân là 14,3 cm) và với cá đực là 18,3 g (chiều dài toàn thân là 11,7 cm) [71]. Soletchnik (1984), theo dõi tỷ lệ thành thục của cá dìa công Siganus guttatus (Bloch, 1787) trong điều kiện nuôi nhốt: con đực thành thục lần đầu với kích cỡ 200 g (24 cm) và con cái là 260 g (2022 cm) [68]. Theo Lê Văn Dân, Lê Đức Ngoan (2006), đã nghiên cứu cá dìa công Siganus guttatus (Bloch, 1787) tại vùng đầm phá Thừa Thiên Huế thì cho rằng kích cỡ thành thục của cá cái là 386 g (26,1 cm), còn cá đực là 318 g (25,2 cm) [6]. + Sức sinh sản Sức sinh sản của cá dìa còn phụ thuộc vào hệ số thành thục (GSI – Gonado Somatic Index). Với Siganus guttatus với khối lƣợng 400 g, GSI=13,8% thì sức sinh sản tuyệt đối là 0,8 triệu trứng; còn với khối lƣợng 520 g, GSI=12,6% thì sức sinh sản tuyệt đối là 1,2 triệu trứng [68].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất